Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chính sách tỷ giá và tác động của nó tới hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.31 KB, 40 trang )

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
Đồng tiền là một khái niệm kinh tế phức tạp , tỷ giá hối đoái với
tư cách là quan hệ trao đổi giữa hai đồng tiền lại càng phức tạp hơn .
Đây vốn dĩ là một thế giới bí ẩn , đầy bất trắc , sự vận động của chúng
thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của nhà nước .
Do đó tại bất kì một quốc gia nào tỷ giá được xem là một biến
số kinh tế vĩ mô có vai trò cực kì quan trọng . Nó rất nhạy cảm và sự
thay đổi của nó sẽ gây ra những tác động phức tạp , ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế quốc dân và có khi tới cả chế độ chính trị . Để lấy
ví dụ , chúng ta chắc vẫn chưa thể quên sự khủng hoảng của đồng Pêsô
(Achentina) năm 2001 , gây ra cú sốc trầm trọng tới nền kinh tế của
Achentina .Rồi trong lịch sử có thể kể đến sự lên giá đột biến của đồng
USD năm 1996 …
Tất cả những cuộc khủng hoảng đó đều có nguyên nhân cơ bản
sâu xa là việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái chưa thật sự
hợp lý của chính phủ các quốc gia trong từng thời kỳ .
Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên cả trên phương
diện lý luận và thực tiễn , hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối
đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm xem xét tác động của nó
tới các doanh nghiệp như thế nào trở nên cấp bách . Nghiên cứu đề tài
“ Chính sách tỷ giá và tác động của nó tới hoạt động của các
doanh nghiệp ở Việt Nam’’ cũng không nằm ngoài mục đích đó .
Đề án được cấu trúc thành hai chương lớn , trong đó đề cập tới
những vấn đề sau :
- Chương I : Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách điều
hành tỷ giá hối đoái
- Chương II : Việt Nam với tiến trình cải cách chế độ tỷ giá hối đoái
1
Qua đề tài này chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ hơn một số vấn đề
về tỷ giá hối đoái với mục đích không gì khác là giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam và định hướng điều chỉnh


nó .
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài này xin chân thành gửi tới thầy
Đào Văn Hùng và thầy Đặng Anh Tuấn lòng biết ơn sâu sắc về sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy để chúng tôi có thể hoàn thành được
đề tài này .
Vì tính phức tạp của đề tài lại thêm những hạn chế về kiến thức
và tài liệu tham khảo nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót , vì
vậy rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy và các bạn .
Nhóm sinh viên lớp TC 42C
2
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I\ Tỷ giá hối đoái và các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
1\ tỷ giá hối đoái_các quan điểm:
Về hình thức,tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là đơn vị tiền tệ của một
quốc gia được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài,là hệ số
quy đổi của một đồng tiền này so với một đồng tiền khác, được xác
định bởi mối quan hệ cung – cầu trên thị trường.
Về nội dung, tỷ giá hối đoái là phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu
cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ
tiền tệ (sự vận động của vốn, tín dụng … ) giữa các quốc gia.
Đồng tiền là một khái niệmkinh tế phức tạp, tỷ giá hối đoái với tư cách
là quan hệ trao đổi giữa hai đồng tiền lại càng phức tạp. Mặc dù TGHĐ
có lịch sử lâu dài nhưng cho đến nay vẫn gây ra nhiều tranh luận trên
cả phương diện lý luận và thực tiễn cụ thể là :
+ Quan điểm của C.Mac và các nhà kinh tế Macxit về tỷ giá hối đoái
trực tiếp gần với lý thuyết về giá trị lao động và lý thuyết tiền tệ thế
giới , bởi lẽ sự hình thành tương quan giữa các đồng tiền là một trong
số biểu hiện chức năng của tiền tệ . Theo C.Mac bản thân quan hệ cung

cầu tự nó tuyệt nhiên không giải thích được cái gì , vấn đề là ở chỗ
những yếu tố nào đứng sau nó . Về thực chất TGHĐ là tương quan
giữa nội tệ và ngoại tệ đưỡcác định bởi sức mua của chúng và hangf
3
loạt các yếu tố khác như giai đoạn phát triển của xã hội , tính chất của
thị trường v.v…
+ Nếu như các nhà kinh tế Macxit đặt trọng số của TGHĐ
vào sức mua của đồng tiền , thì các nhà kinh tế thị trường lại đặt trọng
số cho cac yếu tố khác. Theo lý thuyết tổng số sức mua (Ricacdo)
tương quan sức mua được xác định bởi số lượng tiền tệ trong lưu thông
của các nước tương ứng .Keynes bổ sung yếu tố tâm lý và sự vận động
của vốn … Song về mặt cơ bản tư tưởng chủ yếu vẫn không thay đổi
cho tới hôm nay.A.Samuelson khẳng định , bên cạnh các điều kiện
khác không thay đổi , thì sự thay đổi quan hệ tỷ giá tỷ lệ với sự thay
đổi tương quan giữa giá cả trong nước và giá cả nước ngoài.
* Do tính chất phức tạp của tỷ giá hối đoái , cùng với quá trình phát
triển của nó qua các giai đoạn đã xuất hiện nhiều lý thuyết về nó :
+Lý thuyết ngoại tệ được điều chỉnh xuất hiện trong thời kì khủng
hoảng 1929 –1932 .Lý thuyết này dựa trên những lý luận của Keynes ,
đề cao vai trò điều chỉnh của nhà nước , cho rằng có thể điều chỉnh sức
mua của tiền tệ bằng điều chỉnh thông số vàng của tiền tệ , Keynes bảo
vệ hệ số co giảm áp dụng với tiền giấy bởi vàng đã lùi vào quá khứ .
Ông cho rằng , có thể giảm giá trị đồng nội tệ để đạt các mục tiêu tác
động vào giá cả , xuất khẩu , sản xuất , việc làm và cạnh tranh với bên
ngoài .
+ Lý thuyết ngoại tệ chủ chốt , chứng minh sự cần thiết và tất
yếu hình thành các nhóm ngoại tệ chủ yếu , ngoại tệ mạnh và ngoại tệ
yếu và sự cần thiết định hướng chinýh sách ngoại hối của tất cả các
nước TBCN vào USD .
Ngoài ra còn hàng loạt lý thuyết mô hình tiếp cận vấn đề tỷ giá như :

lý thuyết các vùng ngoại tệ tối ưu , lý thuyết tỷ giá danh nghĩa …
4
Nhìn chung , cùng với sự phát triển kinh tế , quan hệ kinh tế quốc tế
, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ , ngoại hối , hệ thống lý thuyết về tiền tệ
nói chung ,tỷ giá nói riêng đã không ngừng hoàn thiện , phát triển
nhằm lý giải những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn .
Để có được cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về TGHĐ , chúng
ta sẽ làm rõ hơn một số khái niệm có liên quan .Thiết nghĩ là cần thiết
vì chúng sẽ gắn bó với nhau hơn trong toàn bộ quá trình nghiên cứu .
*Vấn đề phá giá đồng tiền :
Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc giảm thấp sức mua của
đồng tiền đối với ngoại tệ . Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm của TGHĐ . Đây là điểm giống nhau
giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái . Nhưng không
phải là không có sự khác nhau , điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm
của nhà nước được tiến hành một cách thường xuyên , nhằm mục đích
duy trì sự ổn định của TGHĐ , ổn định sức mua của đồng tiền , kiềm
chế và đẩy lùi lạm phát , góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế – xã hội đã dự kiến .
Thông thường TGHĐ điều chỉnh theo nguyên tắc duy trì biên độ
dao động cho phép tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá hối
đoái được sử dụng làm chuẩn . TGHĐ được điều chỉnh thường là với
mức nhỏ , khong gây ra những biến động lớn cho sự phát triển kinh tế
– xã hội , khác hẳn với giải pháp phá giá đồng tiền là một biện pháp
mạnh , cực đoan , chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết .
Trên thế giới , việc phá giá đồng tiền thường được sử dụng ở
những nước có tiềm lực kinh tế dồi dào , nhưng phải đối đầu với nguy
cơ suy thoái kinh tế , đi đôi với lạm phát kinh tế ngày càng trầm trọng
hoặc cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng . Việc Mỹ tuyên
5

bố phá giá đồng USD vào tháng 12/ 1971 ở mức 7,89% nhằm đối phó
với tình hình sức mua của USD thường xuyên gây khó khăn cho sản
xuất đầu tư , nhờ đó Mỹ đã cải thiện được cán cân ngoại thương .
Phá giá không chỉ bao gồm những nội dung kinh tế đơn thuần
mà bao gồm những nội dung chính trị – xã hội .Vì vậy phá giá đồng
tiền là một bài toán không phải lúc nào cũng vận dụng được và không
phải ai cũng có thể dùng bài toán này để giải quyết những vấn đề kinh
tế gay cấn của đất nước .
Cũng cần phải nhấn mạnh là chúng ta thường hay có sự nhầm
lẫn giữa khái niệm giảm giá đồng tiền và khái niệm phá giá đồng tiền
+ Bên cạnh việc giảm giá sức mua đồng tiền bản tệ là việc nâng giá
sức mua của đồng tiền bản tệ .Việc nâng giá sức mua của bản tệ với
ngoại tệ thường xảy ra trong các trường hợp sau :
-Giá hàng hoá và dịch vụ trong xuất khẩu được xác định thấp so
với giá trên thị trường thế giới .
- Hạn chế xuất khẩu do sức ép của các nước bạn hàng nhằm tạo
thế cân bằng trong thương mại quốc tế .
-Tăng khả năng nhập khẩu và kiềm chế lạm phát
Việc nâng giá đồng bản tệ cũng có thể xuất phát từ tình trạng phải
tiếp nhận các ngoại tệ đang bị mất giá và trở thành một công cụ hữu
hiệu để ngăn ngừa các ngoại tệ đang bị mất giá chạy vào nước
mình .
2\ Các nhân tố tác dộng vào quá trình hình thành tỷ giá .
Trên thực tế , sự hình thành quan hệ tỷ giá là quá trình tác động
của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan … Tuy có những mâu
thuẫn trong phương pháp nghiên cứu , tiếp cận và đánh giá vai trò ,
tính chất , phương thức , cường độ ,tốc độ , tác động của các yếu tố
6
cụ thể song nhìn chung , giữa các nhà kinh tế , các lý thuyết hiện
đại vẫn có sự thống nhất trong việc thừa nhận các yếu tố quan trọng

, trực tiếp cấu thành nội dung và tác động lên quá trình hình thành
tỷ giá hối đoái ,đó là:
- sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước
hữu quan.
- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế trực tiếp ảnh hưởng
đếncung cầu ngoại tệ , thông qua đó tác động lên mức tỷ giá
và kéo theo sự giao động của tỷ giá , lệch khỏi sức mua của
đồng tiền .
- Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước , giữa thị trường tín
dụng nội địa và quốc tế .
Các tính toán theo lý thuyết kinh tế cho thấy khi lãi suất ở Mỹ tăng
1%/ năm thì đòi hỏi lãi suất ở các nước có đồng tiền yếu phải tăng cao
hơn nhiều nhằm đối phó với tình trạng chuyển đổi tài sản sang USD .
Trong khi lãi suất tiền gửi USD ở trong nước thấp hơn so với mặt bằng
lãi suất quốc tế , chính điều này làm cho việc đầu tư tại nước ngoài với
các ngân hàng trở nên vô cùng hấp dẫn .Điều này dẫn tới chiến dịch
chạy đua nâng lãi suất huy động USD cuả ngân hàng khiến cho việc
nắm giữ đồng USD càng trở nên hấp dẫn hơn và tất yếu đồng nội tệ sẽ
giảm giá so với USD .
- Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính , ngoại hối và
xu hướng , nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá
- Hệ số tín nhiệm đối với đồng tiền trên thị trường tài chính trong
nước cà quốc tế .
- Các công thức , công cụ diều chỉnh can thiệp của nhà nước .
7
- Các cú sốc kinh tế , chính trị ,xã hội và các quyết sách lớn của
nhà nước trong lĩnh vực kinh tế , tài chính tiền tệ .
Sự phức tạp của vấn đề tỷ giá trên phương diện nghiên cứu , điều hành
không phải ở việc xem xét , xử lý các yếu tố biệt lập trạng thái tĩnh mà
trong một chỉnh thể thống nhất ở trạng thái động và mối quan hệ qua

lại giữa các quốc gia trong bối cảnh xu hướng quốc tế hoá ,toàn cầu
hoá đời sống kinh tế ngày càng gia tăng và sâu sắc , nhất là trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ . Vì vậy , TGHĐ ở một thời điểm cụ thể chính là
véctơ tổng hợp của nhiều véctơ bộ phận khác .
3\ Phân loại chế độ tỷ giá .
Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống tỷ giá cho thấy có hai
loại chế độ tỷ giá cơ banr như sau :
- Chế độ cố định tỷ giá : những nước áp dụng chế độ tỷ giá này
thường gắn đồng tiền nước mình vào một đồng tiền quốc tế
chủ chốt hoặc vào một rổ các loại đồng tiền ( có thể là rổ đồng
tiền giao dịch chính hoặc hỗn hợp các đồng tiền tiêu chuẩn
như đồng tiền Châu Âu hay quyền rút vốn đặc biệt ).
- Chế độ thả nổi tỷ giá : trong chế độ này , tỷ giá thường có sự
điều chỉnh và linh hoạt . Nếu tỷ giá hoàn toàn do thị trường và
các lực lượng thị trường quyết định , thì nó là dạng thả nổi tự
do . Còn nếu tỷ giá thường xuyên được điều chỉnh trên cơ sở
đánh giá diễn biến của các biến số như tinhf hình dự trữ ,
thanh toán thì đó lad dạng thả nổi có quản lý .
Hiện nay , trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại chế độ TGHĐ
biến tướng từ hai loại hình thức cơ bản này .
8
Trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng , việc
lựa chọn một chế độ ngoại hối phù hợp với bối cảnh quốc tế , điều kiện
cụ thể từng nước và đáp ứng yêu cầu điều chỉnh kinh tế vĩ mô , nhất là
đối với các nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế thực sự là vấn đề
nan giải .
Có nhiếu cơ sở để dùng làm căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá , mà
một trong số đó có cai trò cực kì quan trọng mang tính chất quyết định
đó là : sự can thiệp của nhà nước để điều chỉnh TGHĐ dựa vào những
công cụ gì ?

II\ Lý thuyết can thiệp của nhà nước vào tỷ giá hối đoái .
Ngân hàng trung ương là người thay mặt nhà nước can thiệp và
điều chỉnh thị trường ngoại tệ tỷ giá ngoại hối .NHTƯ đóng vai trò rất
lớn trong lĩnh vực tỷ giá , trên thị trường ngoại hối NHTƯ đóng vai trò
kép : ngân hàng mua và bán ngoại tệ, ngoài ra NHTƯ còn sử dụng
hàng loạt công cụ khác để can thiệp khi cần .
1\ Các loại hình can thiệp của ngân hàng trung ương :
Sự can thiệp của NHTƯ thường tác động có tính chất quyết định và
nhiều khi còn ấn định mức tỷ giá hối đoái . Trước tiên là các loại hình
can thiệp :
+Can thiệp theo trách nhiệm .
Theo lý thuyết khi tỷ giá của một đồng tiền trong hệ thống tỷ giá
cố định đạt tới cận điểm hoặc đỉnh điẻm quy định can thiệp thì cần
phải can thiệp .Điều này áp dụng cho tỷ giá cố định .
+Can thiệp tự do (ngược lại với can thiệp trách nhiệm ).
Có thể xảy ra không chỉ trong hệ thống tỷ giá cố định mà ngay cả
trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi .
9
Xét về mặt kinh nghiệm thông thường NHTƯ phải can thiệp
trước khi sự giao động của tỷ giá hối đoaí đạt tới những điểm cần can
thiệp , nhằm giảm bớt sự căng thẳng của tình hình . Sự can thiệp của
NHTƯ có thể là sự can thiệp hữu hình hay vô hình .
-Là sự can thiệp vô hình khi có sự can thiệp này chỉ có được nếu
những thay đổi khối lượng tiền tệ do ảnh hưởng của can thiệp được
khắc phục bằng những biện pháp của các ngân hàng phát hành khác .
- Là sự can thiệp hữu hình khi khối lượng tiền tệ quốc gia được
thay đổi một cách công khai .
Sựcan thiệp của NHTƯ vào thị trường ngoại hối gây ra hai hiệu ứng
chính sau :
- Thứ nhất tác động trực tiếp đến khối lượng ngoại tệ

- Thứ hai trực tiếp gây ra biến đọng mức lãi suất trong nước
2\Mục đích và khả năng can thiệp của ngân hàng trung ương.
Mục đích can thiệp của NHTƯ là không hoàn toàn giống
nhau , điều nay phụ thuộc vào tình hình , ý đồ , chiến lược cửa mỗi
nước . Có những quốc gia mục đích can thiệp của NHTƯ là nhằm duy
trì một cách đúng đắn các quan hệ thị trường có tổ chức , không đối
phó với các xu hướng bản năng của thị trường . Do đó sự can thiệp là
nhằm duy trì một cách hợp lý các quan hệ thị trường có tổ chức mà
khắc phục những biến động dữ dội của tỷ giá .
Có thể nhận thấy ngay rằng , ngày nay các nước công
nghiệp hoá đang hoạt động trong một cơ chế TGHĐ được thả nổi và
được điều tiết – một hệ thống mà trong đó chính phủ có thể cố gắng
điều hoà sự vận động của TGHĐ mà khong hề giữ chúng một cách
cứng nhắc .
10
Để minh hoạ , xin nêu trường hợp cảu nước Đức 1974 : về
nguyên tắc ngân hàng liên bang chỉ can thiẹp nhằm duy trie một cách
đúng đắn các quan hệ thị trường có tổ chức . Hơn nữa , cần phải tìm
cách tạo thế ổn định tỷ giá danh nghĩa với USĐ với sau những biến
động mạnh trong thời gian dài.
Trong khi đó , một số nước lại đưa ra mục tiêu tạo ra cho được
tỷ giá hối đoái phù hợp , đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế đất nước và giảm đến mức thấp nhất rủi ro thiệt hại trong lĩnh
vực tỷ giá có thể gây ra .
Nhà nước và thị trường là hai lực lượng chủ yếu quyết định sự
vận động của TGHĐ . Bên cạnh việc thừa nhận vai trò quan trọng của
cung – cầu đối với tỷ giá hối đoái , cũng phải thấy khả năng chi phối
rất lứon của ngân hàng nàh nước , khả năng này bắt nguồn từ tính độc
quyền của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại tệ . tuy vậy nếu nhà
nước can thiệp một cách thô bạo vào thị trường thì lại có hại , ngược

lại nếu can thiệp một cách đúng đắn thì thị trường ngoại tệ sẽ ;ành
mạnh .
Khả năng thành công trong can thiệp của nàh nước phụ thuộc
vào nhiều yếu tố , tuy nhiên quan trọng nhất là :
- Phạmvi hoạt động mua bán ngoại tệ .
- Mức độ tác động vào những dự tính về sự biến động tỷ giá
trong tương lai .
- Bên cạnh đó vấn đề quyết định là sẽ sử dụng những công cụ
nào của chính sách tiền tệ .
3\ Hệ thống công cụ can thiệp .
11
Việc áp dụng phương pháp can thiệp nào phụ thuộc vào
nhiều yếu tố (mục đích , thực trạng thị trường …) song trước hết phu
thuộc phần lớn vào chế độ tỷ giá hiện hành đang áp dụng .
+Phương pháp lãi suất chiết khấu .
Đây là phương pháp thường sử dụng để điều chỉnh
TGHĐ trên thị trường . Với phương pháp này , khi TGHĐ đạt đến mức
báo động cần phải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất chiết khấu .
Do lãi suất chiết khấu tăng , kết quả là vay vốn ngắn hạn trên thị
trường thế giới sẽ bị dồn vào để thu lãi cao hơn . Nhờ thế mà sự căng
thẳng về nhu cầu ngoại tệ sẽ bớt đi , làm cho tỷ giá không còn có cơ
hội tăng nữa .
Vào những năm 1971 đến năm 1973 USD rơi vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng , tổng thống Mỹ Nixon đã phải áp dụng những
biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho USD bằng cách tăng lãi suất chiết
khấu lên cao hơn để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế .
Tuy nhiên vấn đề là : lãi suất do quan hệ cung cầu của
vốn vay quyết định . Nó có thể biến động trong phạm vi lợi nhuận binh
quân , và chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt nó có thể vượt quá
tỷ suất lợi nhuaanj bình quân . Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về

ngoại tệ quyết định . quan hệ này bị chi phối chủ yếu bởi tình hình của
cán cân thanh toán . Điều này có nghĩa là các yếu tố để hình thành lãi
suất và tỷ giá không giống nhau , do vậy mà biến động cuả lãi suất
không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá . Vậy cho nên trong
thời kì khủng hoảng USD thời kì 1971 – 1973 mặc dù lãi suất trên thị
trường NewYork cao gấp rưỡi thị trường London nhưng vốn vay ngắn
hạn lại được chuyển tới Tây Đức và Nhật Bản .
+Các nghiệp vụ thị trường hối đoái .
12
Đây là biên pháp trực tiếp tác động vào TGHĐ . Thông qua các
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ , điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong
những biện pháp quan trọng của nhà nước để giữ vững sự ổn định cuat
sức mua đồng tiền quốc gia .
Tuỳ từng quốc gia mà việc lựa chọn quy mô là khác nhau , việc mua
bán ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ
trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chất chủ quan của nhà nước
. Việc lựa chọn các thời điểm cần mua , cần bán ngoại tệ trên thị trường
với tỷ giá nào để đạt được mục tiêu điều chỉnh là những hoạt động có ý
nghĩa quyết định .
Đẻ nắm được một cách đầy đủ tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị
trường , ngày nay , nhiều nước trên thế giới đã và đang tổ chức các thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng – là nơi tốt nhất để khai thác các thông
tin cần thiết cho nghiệp vụ thị trường ngoại hối .
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này , chính phủ thường gặp
phải những phản ứng trái ngược nhau từ phía các doanh nghiệp cũng
như các taàng lớp dân cư khác nhau trong xã hội bắt nguồn từ lợi ích
kinh tế . Mâu thuẫn này thường xảy ra giữa các doanh nghiệp nhập
khẩu và xuất khẩu , giữa những người đang nắm trong tay số lượng lớn
ngoại tệ với những người trong túi chỉ có nội tệ . Giải pháp là mỗi quốc
gia phải có một lượng dự trữ ngoại tệ dư sức để can thiệp vào thị

trường khi cần .
+Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái .
Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định
thậm chí xảy ra những biến động lớn , các nước thường sử dụng quỹ
dự trữ bình ổn hối đoái như là một công cụ để điều chỉnh TGHĐ .
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là :
13
- phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia (Anh , Hà Lan
) . khi ngoại tệ vào nhiều thì sử sụng vốn từ quỹ dự trữ này để
mua nhằm hạn chế mất giá của ngoại tệ . Ngược lại trong
trường hợp vốn chạy ra nước ngoài , quỹ bình ổn hối đoái tung
ngoại tẹ ra bán và tiếp tục mua các trái khoán đã phát hành để
ngăn chặn giá ngoại tệ tăng lên .
- Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái (Pháp , Mỹ
…). Theo phương pháp này khi cán cân thanh toán quốc tế bị
thâm hụt , quỹ dự trữ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu
ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán . Trường hợp khi
ngoại tệ vào nhiều , quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền
quốc gia để mua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá
hối đoái .
Hạn chế của phương pháp này là nó chỉ có tác dụng lớn khi khủng
hoảng về ngoại tệ nghiêm trọng . Hơn nữa việc tạo lập được quỹ bình
ổn hối đoái đòi hỏi các quốc gia phải có một thực lực nhất địnhvề kinh
tế .
III\Chính sách tỷ giá hối đoái – nguyên tắc lựa chọn
Tỷ giá hối đoái là một khâu xung yếu , là cầu nối quan trọng để
một nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới . Có một chính sách
tỷ giá đúng đắn sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế
vĩ mô , thúc đẩy sản xuất phát triển .
1\ Về chính sách tỷ giá tối ư u

Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống tỷ giá cho thấy có hai
loại chế độ tỷ giá cơ bản là chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả
nổi bao gồm thả nổi tự do , và thả nổi có quản lý .
14
Khó có câu trả lời đúng , dứt khoát về việc một nước nhỏ sẽ có lợi
khi áp dụng tỷ giá hối đoái cố định hay linh hoạt . Nói chung sự quản
lý tối ưu TGHĐ phụ thuộc vào các mục tiêu kinh tế của các nàh hoạch
định chính sách , vào nguồn gốc của các cơn sốc đối với nền kinh tế và
vào đặc trưng cơ cấu của nền kinh tế đang xét .
Một kết quả quan trọng của nghiên cứu lý thuyết là nói chung tỷ giá
hối đoái cố định cực đoan lẫn tỷ giá hối đoái hoàn toàn linh hoạt đều
không phải là tối ưu đối với ổn định kinh tế vĩ mô . Thật vậy , một mức
độ tương đối của linh hoạt lại nhiều khả năng thành công hơn trong
việc ổn định nền kinh tế , khi cần phản ứng lại với các cú sốc ngẫu
nhiên . Chính vì vậy nó đã trở thành cơ chế tỷ giá phổ biến nhất ở các
nước đang phát triển . Câu hỏi đặt ra là chấp nhận tới mức độ nào của
sự linh hoạt trong các trường hợp cụ thể .
* Như vậy là loại cơn sốc mà nền kinh tế thị trường phải đối phó trở
thành vấn đề cốt lõi cần xem xét khi định liệu tỷ giá hối đoái cố định
hay điều chỉnh .
- Có quan điểm cho rằng TGHĐ linh hoạt sẽ có tác dụng hơn về
khả năng che chở của điều chỉnh tỷ giá hối đoái trước các cơn
sốc bên ngoài , tức là đứng trước biến động của mặt bằng giá
quốc tế , các giá cả nội địa có thể được ổn định bằng sự điều
chỉnh thích đáng .
Như vậy là khi có cơn sốc từ bên ngoài thì sự linh hoạt trong quản lý
TGHĐ được coi là phù hợp . Còn đối với các cơn sốc nội địa việc áp
dụng chế độ tỷ giá vào sẽ phụ thuộc vào tính chất của cơn sốc,đó là
cơn sốc tiền tệ hay cơn sốc thực tế (xuất phát từ thị trường hàng hoá ).
Khi cơn sốc là tiền tệ thì quan điểm xưa nay là duy trì tỷ giá cố

định sẽ có hiệu lực hơn trong việc ổn định tổng sản phẩm vì cung tiền
15
tệ là một biến nội sinh dưới chế đodọ tỷ giá cố định các đột biến trong
thị trường tiền tệ nội địa đơn giản sẽ được hấp thụ bởi thay đổi của dự
trữ ngoại tệ mà không ảnh hưởng đến điều kiện của cung cầu hàng
hoá .
Đổi lại khi cơn sốc là thực tế thì TGHĐ cần phải được điều chỉnh
để ổn định tổng sản phẩm bằng cách tạo nên (hoặc giảm )cầu bên ngoaì
.
Tóm lại , theo mục tiêu của chính sách nhằm ổn định tổng sản phẩm
trước các cơn sốc tạm thời , TGHĐ càn phải được điều chỉnh khi cơn
lốc xuất phát từ bên ngoài hoặc từ thị trường hàng hoá .
* Mặt khác tính chất , cơ cấu cảu nền kinh tế , ví dụ như mở cửa đối
với thương mại , mức độ tự do giao lưu vốn nước ngoài và độ cứng
nhắc của thị trường lao động , sẽ ảnh hưởng đến tính bảo vệ trung lập
của các chế độ TGHĐ.
Thoạt tiên có thể lập luận rằng nền kinh tế cùng mở cửa thì càng
chứng minh cho sự cần thiết áp dụng tỷ giá cố định , vì tồn tại cái giá
phải trả tiềm tàng cho các giao dịch quốc tế do thường xuyên điều
chỉnh tỷ giá gây nên . Hơn thế nữa , một sự mở cửa như vậy làm cho tỷ
giá cố định có hiệu lực hơn trong việc đẩy một cơn sốc tiền tệ trong
nước ra nước ngoài . Mặt khác thì trong nền kinh tế mở việc điều chỉnh
tỷ giá giúp cho sự ổn định tổng sản phẩmảtước các cơn sốc bên ngoài
và cơn sốc nội địa . Khi mở cửa làm cho nền kinh tế bất ổn hơn trước
các cú sốc bên ngoài thì có thể phải thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hối
đoái .
* Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác xác định chế độ tỷ giá như
mức độ giao lưu vốn , liên kết trực tiếp lãi suất nội địa và lãi suất quốc
tế , ví dụ như xét sự tăng lên của cầu bên ngoài do chính sách tiền tệ
16

×