Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.21 KB, 18 trang )

TRƯNG ĐẠI HỌC KINH T TP.HCM
VIỆN ĐO TO SAU ĐI HC
***
TIU LUN TRIT HC
Đ ti 01:
TƯ TƯNG TRIT HC PHT GIO V NHNG GI TR, HN CH
CA TRIT HC PHT GIO
NTH: NGUYỄN ĐỨC BÌNH
STT: 10
Nh"m: 01
L$p: CHKT - K21 – Đ.5
GVHD: TS. BI VĂN MƯA
TP. H( Ch) Minh, 2012
MỤC LỤC
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
A. Mở đầu Trang 1
B. Chương 1 : Những tư tưởng triết học cơ bản của phật giáo.
I. Thế giới quan của triết học phật giáo Trang 2
1. Vô thường, vô ngã Trang 3
2. Duyên khởi Trang 3
3. Duy thức Trang 4
4. Trung đạo Trang 4
II. Về nhân sinh quan Trang 5
1. Tứ diệu đế Trang 5
2. Nhân quả Trang 7
3. Nghiệp báo và luân hồi Trang 8
4. Giải thoát và phương pháp để giải thoát Trang 8
5. Từ bi Trang 9
C. Chương 2 : Những giá trị và hạn chế của Phật giáo.
I. Những giá trị của Phật giáo Trang 10
1. Giá trị giáo dục Trang 10


2. Tính hướng thiện của tư tưởng triết học Phật giáo Trang 10
3. Giá trị hòa bình Trang 11
4. Phật giáo và văn hóa con người Việt Nam Trang 12
II. Những hạn chế của Phật giáo Trang 13
1. Duy vật biện chứng nhưng còn chất phác Trang 13
2. Nhân sinh quan mang tính duy tâm chủ quan thần bí Trang 13
3. Tiếp cận thế giới, con người với cách nhìn bi quan, thương cảm
Trang 14
D. Tổng kết Trang 15
SVTH : Nguyễn Đức Bình 2 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
PHẦN MỞ ĐẦU
rong cuộc sống khi con người ta cảm thấy bế tắc, khó khăn, người ta
thường muốn tìm một chỗ dựa cho bản thân, có thể là bạn bè, gia đình,
hoặc tôn giáo (hay nói cách khác là niềm tin). T
Ở Sài gòn vào các ngày đầu năm, đầu tháng âm lịch, ngày rằm, ngày lễ có rất
nhiều người đi đến chùa dâng hương. Họ đến đó để làm gì ? Thường là để cầu xin
những thứ nằm ngoài khả năng của họ trong cuộc sống, sức khỏe, tiền bạc, quyền
lực, tình cảm… Vậy điều gì khiến con người ta đến chùa để cầu xin những thứ đó
mà không phải là một nơi nào khác. Trong triết lý phật giáo lúc nào cũng đề cao
hướng thiện, giải phóng con người khỏi nhục dục trần gian. Còn con người bây giờ
đa phần tìm đến Phật chỉ để cầu xin những dục vọng của bản thân, hoặc là chạy trốn
hiện thực, chứ không phải là giải phóng bản thân khỏi nhục dục như những triết lý
ban đầu của Phật. Từ một tôn giáo vô thần giờ đây đạo Phật ở Việt nam có xu hướng
thần hóa. Nhưng dù có bị biến đổi theo thời thế, hoàn cảnh, tính ngưỡng bản địa thì
những tinh hoa của triết học Phật giáo vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển tạo nên
những giá trị riêng biệt của Phật giáo trong xã hội ngày nay.
Thông qua những tài liệu chính như : Triết học (phần I) – Bùi Văn Mưa, Phật
học tinh hoa – Nguyễn Huy Cần, Lịch sử triết học – Hà Thiên Sơn,những vài viết
trên các website… từ đó có thể thấy được những tư tưởng triết học, giá trị của Phật

giáo nguyên thủy.
Để nắm bắt được tinh hoa trong triết lý Phật giáo, cũng như giá trị và hạn chế
của Phật giáo đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế trong bài tiểu luận này
chỉ xét những triết lý cơ bản nhất của Phật giáo ở tầm thấp nhất, chủ yếu là trình bày
lại những cái đã có sẵn, ngoài ra do tham khảo nhiều nguồn tài liệu trên các website
nên mức độ chính xác, khách quan của nhiều nhận định còn chưa được kiểm chứng.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 3 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1 :
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO
Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V TCN (có tài liệu cho rằng vào khoảng
năm 544 TCN) Do Siddhartha Gautama sáng lập và truyền bá ở miền Bắc Ấn độ. [6]
Ra đời sau và chịu ảnh hưởng của các trường phái triết học, tôn giáo của Ấn Độ xuất
hiện trước đó như Thánh Kinh Veda, kinh Upanishad, sử hi Ramayana, sử thi
Mahabharata, Hinduism. Nhưng khác với những tôn giáo xuất hiện trước đó ở Ấn
Độ, Phật giáo không coi trọng vật chất, những nghi lễ hiến tế… mà chú trọng vào
con người, dập tắt những dục vọng để giải phóng con người.
Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật và tổ chức, từ thế kỷ V – III TCN, đạo Phật đã triệu
tập ba cuộc đại hội ở nước Magada, từ nửa sau thế kỷ III TCN, đạo Phật truyền bá
sang Xrilanca, Myanma, Thailand… Đầu thế kỷ I TCN, đạo phật triệu tập đại hội ở
4 nước Cusan để thong qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa, còn giáo lý
của đạo phật cũ gọi là Tiểu thừa. Kinh điển của phật giáo có khoảng 5000 quyển
chia thành Tam tạng (Kinh, Luật, Luận). Tam tạng lại chia làm hai loại là Đại thừa
và Tiểu thừa. Ngày nay sự chia rẽ giao lý tiểu thừa và đại thừa đã được Phật giáo
thống nhất ra sức khắc phục, Tư tưởng triết học Phật giáo phát triển mạnh mẽ,
chuyển từ những vấn đề nhân sinh sang những vấn đề bản thể từ những vấn đề đời
sống hiện thực sang những vấn đề siêu hình rất phức tạp. Chúng ta chỉ tìm hiểu tư
tưởng triết học của Đức Phật Thích Ca được thể hiện trong tạng Kinh – cơ sở lý luận
của Phật giáo tiểu thừa.[1.38]
Người ta cho rằng Phật giáo không hẳn là một tôn giáo vì nó không thờ một vị thần

nào cả. Đúng hơn Phật giáo là một hệ thống triết học và những qui tắc đạo đức.
[4.28]
SVTH : Nguyễn Đức Bình 4 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
I. Thế giới quan của triết học phật giáo
Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả
về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác, được
trình bày trong thuyết duyên khởi thông qua phụ trù vô ngã và vô thường.
1. Vô thường, vô ngã :
a. Vô thường : là không có cái gì trường tồn vĩnh cửu cả. Trong thế giới, sự xuất hiện
của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh;
khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi. Điều này cũng có nghĩa là, vạn vật luôn nằm
trong chu trình sinh – trụ - dị - diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô
cùng theo luật nhân quả. Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mới thành
nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi
hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả,
[1, 40]
b. Vô ngã : Là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả . trong thế
giới, vạn vật là con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc, tức vật chất như đất, nước,
lửa, gió và danh tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức mà không có đại ngã hay
tiểu ngã gì cả. [1, 40]
2. Duyên khởi : cũng được gọi là Nhân duyên sinh, và vì bao gồm 12 thành phần nên
cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên – là 12 nguyên nhân tương thuộc gây ra
kiếp luân hồi, nó nằm trong hai đế đầu của Tứ diệu đế (Khổ đế và Tập đế) [2, 146].
Duyên khởi là một trong những tư tưởng, giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo, thể hiện
quan điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ sở triết
học của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả,
không hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát [6]
Duyên khởi cũng là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là
là các pháp đều do nhân duyên mà có. Pháp là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất

và tinh thần, kể cả giáo lý. Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện. Duyên
giúp cho nhân biến thành quả. Phật giáo cho rằng mọi sự vật thiện tượng đều do
nhân đuyên hòa hợp mà thành. vạn pháp vũ trụ đều dựa theo nhân duyên mà sinh
SVTH : Nguyễn Đức Bình 5 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
diệt, kể cả ngoại cảnh mặt vật chất và tâm thức mặt tinh thần, đều do “duyên” mà
sinh ra, tức sự hòa hợp nguyên nhân hoặc điều kiện, duyên đến (“tập”) thì pháp sinh,
duyên đi (“khứ”) thì pháp diệt. Đây là tư tưởng cơ bản của thuyết Duyên Khởi.
Duyên khởi từa tâm mà ra. Tâm là cội nguồn của vạn vật, Từ đây, Phật giáo nguyên
thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới. Quan
niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường. [1, 40]
3. Duy thức : đồng nghĩa với danh từ Duy tâm, nghĩa là "chỉ có thức", các pháp đều
từ Thức mà sinh ra, không có gì nằm ngoài thức. Giáo lí này chủ trương tất cả mọi
sự hiện hữu đều do tâm, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài tâm. Duy
thức là một tư tưởng chủ đạo của Duy thức tông. Các học giả Duy thức giải thích
quy luật và sự liên kết của các giác quan nhờ vào thức ẩn tàng A-lại-da và từ tập hợp
của năm giác quan trước (tiền ngũ thức). Chúng hoạt động, tạo nên chủng tử tương
ưng với chúng, theo quy luật thông thường như hạt giống phát triển thành cây. Mỗi
chúng sinh đều có chỗ chứa những cảm nhận và những chúng sinh giống nhau sẽ tạo
ra những nghiệp thức giống nhau phát xuất từ tàng thức vào cùng một thời gian như
nhau. Giáo lí Duy thức quy gọn các hiện tượng trong 100 pháp thành 5 nhóm: Sắc
pháp, Tâm pháp, Tâm sở hữu pháp, Tâm bất tương ưng hành pháp và,Vô vi pháp.
[7]
4. Trung đạo : Trung Đạo là lập trường căn bản và đặc sắc cơ bản của Phật giáo. Là
con đường chính giữa không lệch về bên nào, vượt trên sự cực đoan, lệch về hai bên
hữu vô (“không”), nhất dị, khổ lạc, yêu ghét.
Trong thực tiễn, Thích Ca Mâu Ni đề xuất “Bát Chính Đạo”, vừa phản đối chủ
nghĩa khoái lạc lại phản đối chủ nghĩa khổ hạnh, đề xướng Trung Đạo Hạnh bất khổ
bất lạc, tức tư duy, lời nói, hành vi, ý chí, đời sống … của con người đều nên vừa
phải, giữ ở mức ở giữa không lệch bên nào.

Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính
đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ.
Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 6 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ, là môn
phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực. Trung đạo ở đây là thái độ
từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có
(hữu) hay không có (vô). Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất
với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ: Không diệt, không sinh, không
đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi .
Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật
sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có
(vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí). Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận
thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng
thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời vì chúng là những trình hiện nên có một thọ
mệnh nhất định. Sự tổng hợp giữa tính Không và thế giới hiện tượng chính là Trung
đạo đích thật theo tông này. [7]
II. Về Nhân Sinh quan .
1. Tứ diệu đế : Là nội dung chủ yếu của phật giáo nguyên thủy, nó mang tính
nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế.
Không tưởng về đời sống xã hội và thần bí về đời sống con người, được thể hiện cô
đọng trong câu nói của Phật Thích Ca : Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ
có một điều, đó là điều khổ vè điệt khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học
thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát. Nhân sinh quan của Phật giáo nguyên
thủy tiếp tục kế thừa những tư tưởng truyền thống được hình thành từ trong thời kì
Veda như tư tưởng nhân quả, nghiệp báo, tái sinh – luân hồi… Tuy nhiên, tư tưởng
nội bật tạo nên cốt lõi của quan điểm nhân sinh quan của phật giáo nguyên thủy là
Tứ diệu dế với bốn bộ phận là khổ đế, tập dế, diệt đế và đạo đức.
a) Khổ đế : là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật thì có 8 nỗi khổ

(bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là : Sinh khổ, lão khổ,
bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chi ly), sở cầu bất đắc khổ
SVTH : Nguyễn Đức Bình 7 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
(muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), Ngũ
uẩn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, thành, thức)[1, 41]
b) Nhân đế : là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con
người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ thì không thoát ra
khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở dĩ có nghiệp là do lòng
ham muốn, tham lam, (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang ). do sự ngu dốt và si
mê, nói ngắn là do Tam độc (Tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải
một cách logic và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên. Trong 12 nguyên nhân
ất thì vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận
gốc sự đau khổ nhân sinh. [1, 41]
c) Diệt đế : là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt
tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm
dứt , tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện Diệt đế bộc lộ tinh
thần lạc quan của phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối,
xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn
. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc
“tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện – mỹ.
[1, 42]
d) Đạo đế : là lý luận về con đườn diệt khổ, giải thoát, Nội dung cơ bản của nó thể hiện
trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn,
đó chính là : chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ
(lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách
chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ
những điều hay lẽ phải), chính định (tập chung tư tưởng vào một điều chính đáng),
Chung quy, Bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…; Nhưng về
thực chất, thực hành bát chính đọa là khắc phục được tam độc bằng cách thực hiện

tam học (giới, định, tuệ). [1, 42]
2. Nhân Quả
SVTH : Nguyễn Đức Bình 8 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
Duyên Khởi nói nhân duyên hòa hợp mà sinh ra “Quả”. Cái có thể sinh kết quả
là Nhân, cái do nguyên nhân mà sinh là kết quả. Nhân Quả tồn tại trong diễn biến
trước sau nối nhau, trong sự hòa hợp liên quan đến nhau. Có nguyên nhân thì tất có
kết quả; có kết quả tất có nguyên nhân. Mọi sự vật đều biến đổi sinh diệt theo phép
Nhân Quả. Luật Nhân Quả là lý luận cơ bản Phật giáo dùng để giải thích mối quan
hệ tương hỗ của mọi sự vật.
Dựa vào phép Duyên Khởi, Phật giáo tiến thêm một bước đưa ra tư tưởng Nhân
Quả Báo Ứng nhằm giải thích mối quan hệ giữa hoạt động thân tâm (thể xác và tinh
thần) của các chúng sinh với kết quả. Về luân lý, nó trình bày thuyết thiện có thiện
báo, ác có ác báo, tức thiện Nhân lạc Quả, ác Nhân khổ Quả, cho ta cơ sở tư tưởng
vững chắc và hữu hiệu để quảng đại tín đồ tu trì đạo đức bỏ ác theo thiện.
Phật giáo cho rằng hoạt động thân tâm của chúng sinh không những đem lại quả
báo cho chính mình mà còn mang lại quả báo cho không gian, môi trường sinh tồn
của sinh mệnh; từ đó lại chia quả báo ra làm hai loại “Chính Báo” và “Y Báo” (“y” :
dựa vào, theo). Chính Báo chỉ chúng sinh, chúng sinh thế gian, Y Báo chỉ nơi chốn
chúng sinh dựa vào, tức quốc thổ thế gian. Phật giáo còn cho rằng bối cảnh thời đại,
môi trường sống, quốc thổ, núi sông đều là quả báo do đa số chúng sinh cùng chiêu
cảm được, gọi là “Cộng Báo”.
Các tư tưởng quả báo này của Phật giáo thể hiện sự hiểu rõ mối quan hệ Duyên
Khởi đối với mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới chủ thể và thế giới khách thể, thế
giới chủ quan và thế giới khách quan, thể hiện sự quan tâm đối với kết quả hoạt
động của các loại chúng sinh, sự quan tâm đối với môi trường tự nhiên, môi trường
sống. [6]
3. Nghiệp báo và luân hồi
a) Thuyết luân hồi: tiếng Sanskrit là Samsara (bánh xe quay tròn. Khi một thể xác sinh
vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác

nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây), cứ như
thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra lý giải căn
nguyên nỗi khổ ở đời con người. Chúng sinh nào chưa được giác ngộ, đều phải luân
SVTH : Nguyễn Đức Bình 9 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
hồi mãi mãi trong bể khổ mỗi chúng ta đều đã trải qua hàng ngàn hàng vạn cuộc đời,
chỉ những người tu hành đắc đạo, được vào cõi Phật mới thoát khỏi luân hồi.
b) Nghiệp báo :
- Nghiệp theo tiếng Sanskrit là Karman, tiếng Pāli là Kamma, là cái do hành động của
ta gây ra.
- Nghiệp báo là sự gánh chịu hậu quả trong cuộc sống hiện tại của con người do hành
vi của kiếp trước gây ra
4. Giải thoát và phương pháp để giải thoát
Phật giáo lấy giải thoát làm lý tưởng cuối cùng cho chúng sinh. Giải thoát là
không có ô nhiễm, không có chấp trước, là được “Đại tự tại”, tức cõi tự do tự tại,
cũng gọi là cõi Niết Bàn. Phật giáo cho rằng chúng sinh có nhiều phiền muộn, như
ba cái độc “tham” (tham dục), “sân” (sân huệ), “si” (ngu si), chúng trở ngại cho sự
thành trưởng thiện căn, làm cho chúng sinh lưu chuyển trong nỗi khổ sinh tử không
bao giờ hết. Giải thoát là thoát ra khỏi nỗi khổ phiền muộn và sự trói buộc của lưu
chuyển sinh tử, được giải phóng, được siêu việt, được tự do, tiến lên cõi lý tưởng.
Phật giáo cao độ coi trọng đạo giải thoát. Phật giáo thời kỳ đầu lấy Bát Chính
Đạo, thời kỳ sau lấy sự lĩnh hội chân lý làm con đường giải thoát. Phật giáo còn đề
xướng “Mọi thứ đều do lòng người tạo ra” cho rằng sự lưu chuyển luân hồi hoặc
giải thoát Niết Bàn của chúng sinh đều quyết định ở lòng người. Giải thoát không
phải là việc của cá nhân, chỉ có tự giác ngộ và người khác cùng giác ngộ thì mới
được giải thoát thật sự.
5. Từ bi
Trên cơ sở tư tưởng Duyên Khởi, Bình Đẳng, Phật giáo cho rằng trong đại hoàn
lưu sinh thái vũ trụ, mọi chúng sinh đều có thể từng là người thân của ta. Ta nên có
tâm thái bình đẳng, tình nghĩa báo ơn, tâm nguyện từ bi để đem lại cho chúng sinh

sự an lạc, trừ bỏ sự đau khổ của chúng sinh. Phật giáo tuyên truyền tư tưởng “Tam
Duyên Từ Bi”, chia đối tượng từ bi làm 3 loại, từ đó quy kết thành 3 lọai từ bi: -
chúng sinh duyên bi; - pháp duyên bi; - vô duyên bi. Trong 3 loại đó, “Vô duyên từ
bi” là loại cao nhất. Từ bi là tư tưởng đặc thù của Phật giáo, nó không hoàn toàn
SVTH : Nguyễn Đức Bình 10 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
giống với nhân ái, bác ái do các giáo phái khác đề xướng. Từ bi không bị hạn chế
bởi đẳng cấp, giai cấp, nó cũng loại trừ tính thiên tư hẹp hòi. [7]
SVTH : Nguyễn Đức Bình 11 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 2 :
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO
I. Những giá trị của phật giáo
1. Giá trị giáo dục
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới, chỉ cần điều này thôi cũng
đã thấy được khả năng truyền bá của phật giáo, từ những trí thức đến nhưng người
nông dân đều có thể tìm đến Phật giáo, tin và đi theo.
Những bài pháp của Đức Phật thường được trình bày chi tiết và tỉ mỉ. Tính rõ
ràng, trong sáng và trình bày có logic đã làm nỗi bật các bài pháp dài của Ngài.Việc
trình bày như vậy đã làm cho người nghe tập trung, dễ hình dung được câu chuyện
và từ đó hướng dẫn người nghe tiến dần từng bước đến ý tưởng Ngài muốn thành
lập.
Ngài phân tích một khái niệm ra thành nhiều thành tố và trình bày tư tưởng dưới
dạng thống kê, nhằm giúp trí nhớ cho người học đồng thời đa dạng hóa các thuật
ngữ dễ nhận diện. Đức Phật thường sử dụng phép so sánh và phép suy diễn một cách
nhuần nhuyễn, được rút ra từ nếp sống hằng ngày của quần chúng, chẳng hạn như
công việc của các tầng lớp người trong xã hội bấy giời như người nông dân, người
dân chài, người chiến sĩ và quan chức Ngài lập đi lập lại những khái niệm quan
trọng và quay lại những khái niệm đó bất cứ khi nào quần chúng có thể chấp nhận.
Sự trình bày những khái niệm như vậy hầu như phát triển đến mức trở thành những

công thức tiêu chuẩn, mẫu mực và sẽ tái diễn bất cứ khi nào khái niệm được đề cập
đến trong cấu trúc biểu đạt tương tự. [8]
2. Tính hướng thiện của tư tưởng triết học phật giáo
Nổi bật lên và bao trùm toàn bộ các lý thuyết của Triết học Phật giáo là tính
thiện. Phật dạy con người phải nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện, phấn đấu vì cái thiện.
Vì thế, những điển tích, những bài học về sự hướng thiện trong Phật giáo rất phong
phú và sâu sắc. Cho tới tận ngày nay những điều răn dạy của Phật vẫn luôn nhận
SVTH : Nguyễn Đức Bình 12 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
được sự ủng hộ của các tầng lớp dân chúng từ những người nghèo khổ cho tới
những kẻ giàu sang phú quý.
3. Giá trị hòa bình
Đức Phật dạy chúng ta: Thế giới do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, là một chỉnh
thể các dạng quan hệ nằm trên sự tương tục nhân quả của thế gian, nương tựa lẫn
nhau. Con người, sự vật đều tuân theo một quy luật nhân quả có tầng thứ nhất định.
Vận mạng của cá thể và vận mạng của toàn thể tương liên chặt chẽ với nhau. Cá thể
không tự mình sinh tồn, không tự mình điều tiết và phát triển, nó là một điểm trong
mạng lưới thế giới trùng trùng vô tận.” Vì vậy, quy luật quan hệ của thế giới là “bứt
dây động rừng”, một khi cái này hưng thịnh thì sẽ kéo theo những cái chung quanh
hưng thịnh và ngược lại.
Vì thế, Phật giáo yêu cầu chúng ta trong quan hệ giữa chúng sanh, xã hội, tự
nhiên, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau, hòa bình cộng xứ; nên tùy duyên đại từ, đồng
thể đại bi; nên thương người như thương mình, không tàn sát lẫn nhau; tôn trọng lẫn
nhau, không nên coi thường nhau; bắt tay hòa khí, phá trừ tự ngã, vứt bỏ tự hiềm,
mang tâm bình đẳng; cùng nhau liễu giải, không tự phong bế; nên “không làm các
điều ác, gắng làm các việc lành”; không vì sự an lạc chỉ cho chính mình, mà luôn
nguyện chúng sanh thoát ly khổ não; nên trang nghiêm quốc độ, lợi lạc hữu tình.
Phật giáo phản đối chiến tranh, đề xướng hòa bình. Bởi lẽ, có chiến tranh là có
sát hại. Phật giáo kịch liệt phản đối sát hại sinh mạng, bao gồm con người và cả
động vật cấp thấp. Cho rằng, chúng sanh đều giống chúng ta vậy, đều ham sống sợ

chết. Vì lẽ đó, lấy lòng ta mà suy ra lòng người để rồi đem đến cho họ lòng từ bi
rộng lớn, lòng thông cảm vô biên. Đại Trí Độ Luận viết: “Trong tất cả các tội, sát
sanh là tội nặng nhất; trong tất cả các công đức, không sát sanh là công đức đứng
đầu; phạm vào giới sát sanh, giết hại các loài động vật, tự mình giết, bảo người khác
giết, vui nhìn người khác giết, giúp người khác giết, cùng đều có tội.” Phật giáo cho
rằng, chiến tranh tuy có chánh tà, nhưng chiến tranh không bao giờ được con người
cổ xúy và khen ngợi. Đức Phật cự tuyệt mọi hình thức của chiến tranh, bởi lẽ, bất
SVTH : Nguyễn Đức Bình 13 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
luận hình thức chiến tranh nào cũng mang lại sự hủy diệt nhân loại, hủy diệt chúng
sanh và hủy diệt địa cầu. Ngài quan niệm, chiến tranh là dẫn đến con đường khổ
nạn. Sẽ không có người chiến thắng, chỉ có kẻ chiến bại. Kẻ được gọi là người chiến
thắng ấy sẽ đắm mình trong kiêu ngạo; kẻ được xem là người chiến bại ấy thì ngập
chìm trong đau khổ. Muốn nhân loại an bình, phải vứt bỏ khái niệm thắng bại, loại
trừ chiến tranh. Phật giáo quan niệm, thắng lợi đến từ lời nói ôn hòa, giải quyết xung
đột nên dùng lời nói từ tốn, dịu dàng mới có thể mang lại kết quả khả quan như ý
muốn. Đức Phật dạy: “Các ngươi dùng lời nói để nói, lấy lưỡi làm vũ khí, xây dựng
nền hòa bình chân chính.” Bản chất của chiến tranh là bạo lực phi lý tánh, đức Phật
khuyên người nắm quyền hành một đất nước phải lấy hòa bình làm nền tảng cho
việc trị quốc an dân Đức Phật không chỉ trực tiếp phản đối chiến tranh mà còn
phản đối việc mua bán chế tạo vũ khí. Vì rằng, càng có nhiều vũ khí, trước tiên sự
đe dọa đến tính mạng càng tăng thêm. Ngài xác định, trí tuệ thanh khiết là vũ khí lợi
hại nhất để vượt qua chiến tranh. Ngài dạy chúng đệ tử nên “Thân hòa đồng trú,
khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa
đồng quân.” Vì rằng, hòa hợp, thanh tịnh, an lạc là ba đức tính lớn của Tăng già. [9]
4. Phật giáo và văn hóa và con người Việt Nam.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, cùng với Nho giáo ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến văn hóa, cuộc sống của con người Việt Nam, và được thể hiện
trong văn học, phong tục tập quán, nghệ thuật, những câu truyện cổ tích…
Từng có thời kì là quốc giáo, nên chỉ cần nhìn vào sự có mặt của chùa, đền ở

khắp mọi nơi trên đất nước là có thể thấy được sự phổ biến của Phật giáo trong đời
sống xã hội của Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, sự đóng góp của Tăng ni phật tử
trong cả nước là rất lớn, cả về vật chất và tinh thần. Điển hình như vụ tự thiêu để
phản đối chiến tranh của hòa thượng Thích Quảng Đức đã tạo tiếng vang lớn tên thế
giới, tạo thêm một làn sóng vào cuộc đấu tranh đòi hòa bình ở Việt Nam của cộng
đồng quốc tế.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 14 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
II. Những hạn chế của phật giáo
1. Duy vật biên chứng nhưng còn chất phác
Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, chứa đựng những tuy duy biện chứng
như Thuyết duyên khởi Tuy nhiên do xuất hiện tại Ấn độ vào thời điểm các tôn
giáo thần hóa đang chiếm thế, nên Phật giáo vẫn mang trong mình nhiều tính huyền
bí, siêu hình. Phật giáo lý giải thế giới theo luật nhân quả, mọi thứ đều có điều bắt
đầu và điểm kết thúc, đều có nguyên nhân và kết quả, đều nằm trong mối liên hệ với
các sự vật hiện tượng khác xung quanh nó. Nhưng Phật giáo lại chú trọng vào sức
mạnh của tâm thức. Do thời kì hình thành và phát triển của Phật giáo khoa học kỹ
thuật chưa phát triển, Duy vật biện chứng chưa có cơ hội khẳng định và phát triển
trong xã hội lúc bấy giờ.
2. Nhân sinh quan mang tính duy tâm chủ quan thần bí.
Chính tính duy tâm thần bí khiến con người ta không hướng vào hiện thực khách
quan, mà vướng vào nghiệp, quả báo, luân hồi, hướng vào thần linh để mong được
phù hộ độ trì, và một khi có tư duy như vậy thì con người phụ thuộc mình vào tính
thần bí của Phật giáo mà không biết dựa vào năng lực của bản thân để thoát ra khổ
đau trong cuộc sống. Phật giáo để ra phương thức giải quyết tất cả những nỗi khổ đó
đều xuất phát từ ý thức, tâm linh, từ sự rèn tập tính tình, từ sự diệt dục. Tức là, xét từ
phía góc độ sống tích cực, đã quay lưng lại với hiện thực và để cho con người tuyệt
giao với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản thân. Đưa con
người vào thế giới của tinh thần, từ đó làm biến mất những khổ đau, dục vọng từ

hiện thực cuộc sống. Đó là cách lựa chọn của Phật giáo.
Trong khi các triết thuyết khác, người ta lại cố gắng tìm cách tích cực hóa mối
quan hệ giữa con người với thế giới, như con người có khả năng cải tạo thế giới theo
những mong muốn của chính mình.
3. Tiếp cận thế giới, con người với cái nhìn bi quan, thương cảm.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 15 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
Bản thân Tứ diệu đế là sự minh chứng rõ nhất cho điều này khi tiền đề đầu tiên
của Tứ diệu đế chính là Khổ đế. Chúng ta sinh ra đời, phải tiếp xúc, chịu đựng cái
thế giới này đã là khổ rồi và Phật giáo là con đường diệt khổ.
Tất nhiên, tiếp cận dưới góc nhìn vô thường, vô ngã của Phật giáo thì tất cả mọi
sự cố chấp, tham luyến của con người đều là nguyên nhân hàng đầu của sự khổ cả.
Song, với góc nhìn của một con người, đang sống và đang tồn tại, đang ăn và hít thở
không khí thì không phải lúc nào cũng cần tới sự tư duy thấu triệt và cực đoan như
thế. Không thể chối cãi rằng chúng ta tồn tại và phấn đấu không đơn thuần vì bản
năng sinh tồn, mà còn vì để cho sự tồn tại của mình, trong dòng chảy vô thường của
sự sống sao cho có ý nghĩa. Chúng ta phấn chấn, hạnh phúc, hồ hởi khi sự tồn tại
của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận về ý nghĩa.
Phật giáo do quan niệm từ bi, bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho sự đấu
tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức. Do Phật giáo chỉ nhìn thấy con người mà
không thấy xã hội, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người thuộc các
giai cấp đối kháng nhau trong xã hội, không thừa nhận sự đấu tranh giữa các giai
cấp trong xã hội. Do đó không thấy được nguyên nhân xã hội đen đến sự khổ đâu
cho con người, không thấy sự cần thiết phải đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 16 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
TỔNG KẾT
Cho dù là Phật giáo nguyên thủy, hay đã bị biến đổi để phù hợp với từng nơi thì
những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với nhân loại là không thể phủ định được,
kể cả về mặt triết học, khoa học, đời sống xã hội tinh thần. Tuy là tôn giáo gần với

khoa học nhất nhưng những giá trị của Phật giáo cũng như các tôn giáo khác chủ
yếu là đời sống tinh thần, làm chỗ dựa cho con người trong cuộc sống, hướng con
người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Về mặt nhân sinh quan, Phật học triết lý về sự giải thoát khỏi bể khổ của cuộc đời
“sinh – bệnh- lão- tử” là một thực tại. Tu luyện tâm linh (cả đạo đức và trí tuệ) và
gỉải thoát là một con đường giải thoát chúng sinh. Đạo Phật và tôn giáo nói chung là
hướng Thiện, là hướng tới từ bi, bác ái cho chúng sinh, dù có khi mang tính siên
nhiên thần thánh có khi mang tính vô thần hoặc thế tục. Đó là tinh thần nhân văn là
cao cả. Tinh thần tôn giáo như vậy là nửa phần hồn của nhân loại. Chính vì vậy, là
ngày nay chúng ta nhận thấy rõ hơn đạo đức tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn tôn giáo
có mặt phù hợp với định hướng nhân văn xã hội chủ nghĩa. Và chủ nghĩa cộng sản
như sự đỉnh cao của loài người thật sự trở về với chính mình hợp nhất phần đời và
phần đạo- nhân gian và thần thánh, Niết bàn hay Thiên đường. Thật là sáng suốt khi
đạo Phận nêu một phương tâm tích hợp mới mà này nay mới có. Phương châm khai
sáng mới của đạo Phật Việt Nam là Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Đó là
một sự phát hiện của tôn giáo trở lại chính mình và vươn tới đỉnh cao mới của văn
minh, tiến bộ, tức một sự nhận chân thông thái và đầy mẫn cảm nhân văn phù hợp
xu thế tiến bộ chủ đạo của thời đại ngày nay.
SVTH : Nguyễn Đức Bình 17 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5
Những tư tưởng triết học , giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo GVHD :Ts.Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] Ts. Bùi Văn Mưa – Triết học (phần I) – NXB Chính trị quốc gia - 2001
2. [2] Nguyễn Duy Cần – Phật Học Tinh Hoa – NXB TP Hồ Chí Minh – 1997
3. [3] Pháp sư Thánh Nghiêm - Thích Tâm Trí dịch - Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ
- Nhà xuất bản Phương Đông – 1997
4. [4] Hà Thiên Sơn – Lịch Sử Triết Học – NXB Trẻ -1998
5. [5] O.O.Rozenberg – Nguyễn Hùng Hậu và Ngô văn Doanh dịch - .Phật giáo
- Những vấn đề triết học. - Trung tâm tư liệu Phật 1990
6. [6] Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) -
7. [7] Các tư tưởng cơ của triết học phật giáo

( />giao) - 02.02.2012
8. [8] Phật giáo và những vấn đề thời đại
( />Giao-va-nhung-van-de-thoi-dai.html) – 02.02.2012
9. [9] Bổn Tánh – Thích Thiện Long Dịch – Phật giáo và hòa bình
( – 10.02.2012
10. [10] Nguyễn Chính Kết – Quan niệm của phật giáo về cái chết, Thuyết luân
hồi ( – 02.02.2012
SVTH : Nguyễn Đức Bình 18 STT 10 – Lớp CHKT K21 Đêm 5

×