Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 136 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN PHƯƠNG HOA





TÍNH NỮ VÀ NỮ QUYỀN
TRONG DÂN CA MÔNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN











THÁI NGUYÊN - 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN PHƯƠNG HOA




TÍNH NỮ VÀ NỮ QUYỀN
TRONG DÂN CA MÔNG


Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ HUẾ






THÁI NGUYÊN - 2013


i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ngƣời cam đoan



Nguyễn Phƣơng Hoa
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Huế
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cũng các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Khoa học, Khoa Văn - Xã hội cùng bạn bè
đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp
quan tâm đến luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013
Tác giả



Nguyễn Phƣơng Hoa







2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Mục đích nghiên cứu 8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
8. Bố cục luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
10
1.1. Một vài khái niệm 10
1.1.1. Vấn đề giới 10
1.1.2. Tính nữ và nữ quyền 13
1.2. Vấn đề giới, tính nữ và nữ quyền trong văn học dân gian Việt Nam 17
1.3. Đôi nét về dân ca Mông 21
CHƢƠNG 2: TÍNH NỮ TRONG DÂN CA MÔNG 26
2.1. Tính nữ qua hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông 26
2.1.1. Ngoạ Mông 27
2.1.2. Phẩm chấ Mông 37
2.1.3. Số phậ Mông 47
2.2. Tính nữ qua một số biểu tƣợng trong dân ca Mông 52
2.2.1. Biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Mông - Các loài hoa 54
2.2.2. Biểu tượng cho phẩm chất của phụ nữ Mông - Cây lanh 57
3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.2.3. Biểu tượng cho số phận của phụ nữ Mông - Con ngựa 60

CHƢƠNG 3: NỮ QUYỀN TRONG DÂN CA MÔNG 64
3.1. Quan niệm của xã hội đối với ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông 64
3.1.1. Quan niệm của xã hội với người phụ nữ Mông trước hôn nhân 65
3.1.2. Quan niệm của xã hội với người phụ nữ Mông trong hôn nhân 68
3.2. Ý thức tự ngã của ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông 74
Mông 75
3.2.2. Ý thức tự ngã của người phụ nữ Mông trong hôn nhân 84
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 103
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng khảo sát về bài dân ca xuất hiện hình ảnh diện mạo của người
phụ nữ Mông 103
Bảng 2.2. Bảng khảo sát về bài dân ca xuất hiện hình ảnh trang phục của phụ nữ
Mông 111
Bảng 2.3. Bảng khảo sát một số biểu tượng tính nữ trong dân ca Mông 117
5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Thần thoại Hy Lạp đã kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt
trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm
mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác
tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh

rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhút
nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con
chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh
lẽo của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại,
nặn thành người phụ nữ” [13]. Có thể khẳng định, người phụ nữ là tinh hoa của đất
trời và muôn loài, là nguồn cảm hứng mãnh liệt và dồi dào của văn học, đặc biệt ngay
từ buổi đầu hồng hoang của loài người với bước tiến đầu tiên là văn học dân gian.
Phụ nữ không chỉ xuất hiện mà đã trở thành đối tượng thẩm mĩ của văn chương ở mọi
giai đoạn và thời kỳ, mọi chế độ và giai cấp, chính yếu xuất phát từ cái đẹp, cái tinh
túy kể trên. Mỗi nền văn hóa dân gian, mỗi một thể loại văn học dân gian đều có
những nét đặc trưng riêng, hiển thị sinh động và cụ thể, làm nên nét khu biệt và độc
đáo cho hình tượng người phụ nữ trong cộng đồng các dân tộc. Sự ưu ái ấy tựu trung
xuất phát từ thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền đã tồn tại trong nhà nước nguyên
thủy, để thông qua đó thấy được vai trò và vị trí của người phụ nữ trong đời sống vật
chất cũng như tinh thần, trong gia đình cũng như xã hội.
1.2 Là một trong số nhiều dân dộc có lịch sử phát triển lâu đời trên đất
nước ta, có địa bàn sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, dân tộc
Mông sớm có bản sắc văn hóa riêng và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Vùng
văn hóa đa dạng và độc đáo dẫu không thể làm thành ranh giới như bản đồ hành
chính nhưng người dân bản địa vẫn làm nên sắc thái văn hóa đặc thù, không bị
hòa lẫn hay đồng hóa. Cùng với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đặc biệt là
văn học dân gian là thành tố quan trọng phản ánh, lưu dấu chân thực và đầy đủ
mọi mặt xã hội đồng bào. Người Thái có câu ngạn ngữ nói về sự khác biệt giữa
hai dân tộc:
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

Xá ăn theo lửa
Thái ăn theo nước
Mông ăn theo sương mù

Người Mông treo mình trên những ngọn núi cao, quần tụ với sương mù và
mây trời bát ngát. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, địa bàn cư trú đã bồi
tụ nên những nét đặc biệt ảnh hưởng đến nhận thức, lối nghĩ, lối xử rất riêng,
mang đậm cá tính tộc người h vào văn học dân gian Mông
ca những mảng màu đa dạ . Dân ca Mông vô cùng phong phú và có
thể gọi là tinh hoa của văn học dân gian dân tộc Mông.
1.3 Khi đọc và cảm nhận dân ca Mông, chúng tôi bị hấp dẫn bởi nội dung
phong phú, phong tục tập quán truyền thống đa dạng sinh động
nghệ thuật biểu hiện mộc mạc mà đ triết lý sống sâu xa
ông. khi tiếp cận thể loại văn học dân gian truyền thống của đồng
bào Mông là ở hình tượng người phụ nữ.
những phẩm chất, vẻ đẹp, tính cách đáng
trân trọng số phận phần nhiều là đau thương và
chua chát. Bước qua những rụt rè, e thẹn ban đầu, người phụ nữ Mông trong dân ca
lấp lánh vẻ đẹp nguyên sơ đầy cuốn hút, một vẻ đẹp tiềm ẩn còn nhiều góc tối đang
chờ đợi được khám phá và đam mê.
1.4 Xã hội càng phát triển, con người và đặc biệt là người phụ nữ càng ý thức
được rõ rệt vai trò, vị trí cũng như quyền lợi của mình trong xã hội mà đặc biệt là trước
phái mạnh. Phong trào đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng cho người phụ nữ luôn là
cuộc đấu tranh dai dẳng và lâu dài, đòi hỏi sự kiên định cũng như quyết tâm của toàn xã
hội. Đặc biệt, người phụ nữ Mông - sinh ra và lớn lên trong một xã hội còn nhiều tập tục
cổ hủ lạc hậu, đè nén và áp bức quyền sống, quyền được tự .

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Tính nữ và nữ
quyền trong dân ca Mông để tiếp cận và nghiên cứu làm rõ hình tượng
người phụ nữ Mông, từ đó thấy được một cách toàn bộ đời sống vật chất
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

và tinh thần, số phận và mối quan hệ của họ với xã hội ông. hát

hiện và tôn vinh ý thức tự tôn, tự hào và khả năng vượt thoát của người phụ nữ Mông
trước hiện thực .
2. Lịch sử nghiên cứu
Sự thành công hay thất bại của một đề tài không chỉ phụ thuộc ở chất lượng
mà việc nắm được lịch sử nghiên cứu của vấn đề có ý nghĩa sống còn. Trước tình
hình nghiên cứu văn học dân gian đặc biệt là văn học dân gian các dân tộc thiểu số
đang rất sôi động, nhận được nhiều sự quan tâm ưu ái của các nhà nghiên cứu khiến
cho việc lựa chọn bị hạn chế và thu hẹp hơn. Vì vậy, để khẳng định hướng đi của đề
tài là mới mẻ, riêng rẽ chưa trùng lặp là việc làm vô cùng quan trọng.
2.1. Lịch sử nghiên cứu dân ca Mông
Đã có không ít các bài nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca Mông, tôi xin được
điểm qua những công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Đầu tiên phải kể tới bài viết Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát
căm hờn ngàn đời của phụ nữ Mèo [9] của tác giả Tô Hoài, tác phẩm đã phân tích
khái quát một số nội dung cùng các vấn đề văn hóa, tâm lý của đồng bào. Trong bài
viết, tác giả lưu ý tới phân tích nội dung, vấn đề dịch thuật, truyền thống văn hoá và
tâm lý của người Mông.
Lời giới thiệu của nhà sưu tầm Doãn Thanh trong Dân ca Mèo [35] đã bước
đầu phân loại, đề cập tới nội dung và khẳng định giá trị của dân ca Mông. Sau đó,
trong tập Dân ca Mông [37] được chỉnh lý, bổ sung và sửa đổi năm 1984, Chế Lan
Viên viết lời tựa có tiêu đề Tâm hồn và tiếng hát Mông đã một lần nữa khẳng định rõ
hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca Mông. Dân ca Mông không chỉ là tiếng
hát mà còn chất chứa tâm tư, tình cảm và hồn dân tộc, làm phong phú và đa dạng cho
kho tàng văn học dân gian nước nhà.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn với bài viết Giải mã lễ hội Gầu tào của người H’Mông
[70] từng đánh giá về dân ca Mông: “Dân ca dân gian Mông có sức truyền cảm mạnh
mẽ và được đồng bào yêu thích, vì ở đó, những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng
của con người được thể hiện qua lời ca với những hình ảnh, sự vật, hiện tượng quen
thuộc với đời sống hàng ngày”.
8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Th.S Hoàng Thị Thủy Nét đặc sắc trong dân ca nghi lễ cúng ma
dân tộc H’Mông [42] đã khẳng định: “Dân tộc H’Mông là một dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam có nền văn hoá, văn học dân gian đặc sắc và phong phú.
Đặc biệt dân ca nghi lễ cúng ma H’Mông là tài sản văn hoá phi vật thể quý báu, mang
đậm bản sắc dân tộc. Nó phản ánh nhiều mặt đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán,
tư tưởng, tình cảm, tâm hồn dân tộc H’Mông”. Giá trị của tiểu loại dân ca
Mông được khẳng định và trong
khác như Luận văn Khảo sát dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông [41], Luận án Dân
ca nghi lễ dân tộc Mông (khảo sát phần lời ca) [44], bài viết Quan niệm về vũ trụ và sự
sống - cái chết trong dân ca nghi lễ cúng ma của người H’mông [43].
PGS. TS. Phạm Thu Yến đã ti cận dân ca ở góc độ kết cấu trong bài viết
Đặc điểm kết cấu dân ca H’mông [56]. Bằ khảo sát và so sánh, tác giả đã có
những đánh giá về kết cấu văn bản của dân ca Mông, thấy được nét tương
đồng và dị biệt, có giá trị phương pháp luận cho vi nghiên cứu dân ca
Mông.
Trong Luận văn thạc sĩ Lễ hội Gầu tào và dân ca giao duyên dân tộc Mông
[46], cũng như trong bài viết Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ hội Gầu
tào và dân ca Mông [47] Bùi Xuân Tiệp đã tiếp cận dân ca ở góc độ tiểu loại
và lưu tâm tới biểu tượng, môi trường diễn xướng của dân ca
Mông.
một số công trình nghiên cứu có đề cập tới dân ca Mông như:
- Văn hoá dân tộc H’Mông Hà Giang [29] do Trường Lưu, Hùng Đình Quý
chủ biên.
- Xây dựng đời sống văn hoá vùng cao [32] TS. Trần Hữu Sơn.
- Tang ca của người H’Mông ở Sapa [5] Giàng Seo Gà (Sách do Thuỵ Điển
tài trợ).
- Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông (Luận văn thạc sĩ),
năm 2006 [22] của Th.S Đặng Thị Oanh.

- Tìm hiểu dân ca dân tộc Mông [25] Hoàng Việt Quân.
9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

- “Phân tích tâm lý H’mông tộc từ dân ca”
3/2012 [45] Nguyễn Mạnh Tiến.
- Một số biểu tượng trong dân ca Mông từ góc độ văn hoá [20], đề tài
ờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
Có thể , dân ca Mông đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm
từ các nhà nghiên cứu ,
nay. Nhiề tìm hiểu dân ca nhiều khác
nhau như: nội dung, nghệ thuật, hình thức diễn xướng, biểu tượng trong
dân ca…
dân ca Mông”.
2.2. Công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong dân ca Mông
i Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát
căm hờn ngàn đời của phụ nữ Mèo [9] củ . bước đầu đề
cập tới người phụ nữ trong dân ca Mông thông qua tiếng hát làm dâu, cảnh ngộ
của người phụ nữ những cay đắng, tủi hờn ngàn đời

Trong phần Lời giới thiệu Dân ca Mông [35], nhà sưu tầm Doãn Thanh
đã có một số nhận xét về Tiếng hát làm dâu và phụ nữ Mông: “Tiếng hát làm
dâu, tiếng Mèo gọi là Gầu ua nhéng (Gâux uô nhangs) diễn tả mọi nỗi khổ đau uất ức
của người phụ nữ trong xã hội cũ. Xã hội dân tộc Mèo ngày xưa cũng đầy rẫy những
bất công, địa vị người phụ nữ rất thấp kém. Những nạn tảo hôn, cưỡng hôn, những
cảnh làm dâu bị đầy đoạ như trâu ngựa. Suốt đời người phụ nữ bị buộc chết vào nhà
chồng. Người phụ nữ vô cùng đau khổ, hầu như không có quyền sống. Tình cảm họ bị
chà đạp, thể xác bị dập vùi, họ chỉ còn biết dùng lời hát mà kể lể, thở than cho cảnh
ngộ đau thương oan trái của mình. Họ cũng dùng lời hát để nguyền rủa cái chế độ
bất công khắt khe của xã hội cũ. Tiếng hát làm dâu thể hiện sự đấu tranh chống tập

tục và lễ giáo phong kiến của các nàng dâu Mèo trong xã hội cũ…” [34, tr. 12]. Bằng
vài nét phác thảo, Doãn Thanh đã cho người đọc những hiểu biết cơ bản về số phận
người phụ nữ Mông xưa qua dân ca. Cách họ phản kháng lại chế độ bằng “một nắm
10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6

là độc hoặc một sợi dây thừng”, nhưng vẫn le lói “lòng tin tưởng vào chân lý, thấy
được các nguyện vọng “táo bạo” muốn thoát khỏi mọi quan hệ xã hội hà khắc đương
thời của người phụ nữ Mèo”. Nhà sưu tầm còn khẳng định những phẩm chất đáng
quý của người phụ nữ như “ưa sự thuỷ chung, và khao khát được xây dựng gia đình
với người mình lựa chọn, mình yêu”.
Công trình Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc H’Mông [22] của
Th.S. Đặng Thị Oanh đã chạm tới vấn đề người phụ nữ thông qua biểu tượng lanh.
Trong đó, lanh được coi là biểu tượng cho tâm hồn, tính cách, số phận, vai trò và tầm
quan trọng của phụ nữ. Thông qua biểu tượng lanh, người phụ nữ được khắc hoạ khá
rõ nét với nhiều bình diện.
Công trình Một số biểu tượng trong dân ca Mông từ góc độ văn hoá [20]
Nguyên, nghiên cứu dân ca Mông qua hệ thống biểu tượng và tiêu biểu
là biểu tượng cây lanh, cây khèn và cây nêu. Trong đó, người phụ
nữ Mông được biểu hiện qua biểu tượng cây lanh: “Cây lanh với nhiều
dạng thức khác của nó đã miêu tả đầy đủ và chân thực nhiều phẩm chất cũng như
số phận của người phụ nữ H’Mông. Có lẽ bắt nguồn từ tính chất của cây lanh, gắn
bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào mà đặc biệt là người phụ nữ - người trực
tiếp tác động lên cây lanh để tạo ra thành phẩm” [20, tr. 40].
Trong bài viết Vùng văn hóa Tây Bắc [55], GS.TS. Tô Ngọc Thanh đã có cái
nhìn toàn cảnh về văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc như Thái, Dao đỏ, Mông… Đặc
biệt, giáo sư đã nhận định: “Những nét chung của cả vùng không làm mất đi tính
riêng của văn h dân tộc. Thậm chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể
tìm thấy cách riêng”. đã lấy dẫn chứng câu chuyện bi tình sử quen thuộc
“Một đôi trai gái yêu nhau. Vì lý do nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử

chết” để thấy được tư duy, hành động khác nhau giữa người phụ nữ Thái và
Mông. Từ dẫn chứng trong truyện thơ Thái và dân ca Mông, GS.TS. Tô Ngọc
Thanh đã rút ra kết luận: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất là “chết trữ tình, đầy chất
thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ” không? Và với hai “kiểu
cách chết”, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn và nhân cách văn hóa
11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

mỗi dân tộc không?”. Câu hỏi còn bỏ ngỏ cùng những gợi mở là kim chỉ nam, là
ngọn đèn soi tỏ cho người phụ nữ M
dân ca Mông.
gười phụ nữ Mông trong dân ca đã được nhắc tới một số công tr
bài báo của nhiều tác giả. Tuy nhiên,
Đặc biệt, hướng nghiên cứu với góc nhìn tính nữ và nữ
quyền còn khá mới mẻ ừ những tìm hiểu về lịch
sử nghiên cứu dân ca M ứ ời phụ
nữ trong dân ca Mông, chúng t ột số vấn đề
.
Với lịch sử nghiên cứu còn bỏ ngỏ cùng định hướng nghiên cứu, đề
tài có nhữ mới.
Mông” không bị trùng lặp
cũng như đảm bảo lý luận và thực tiễn. Thêm nữa, việc nghiên cứu văn học từ
quan điểm nữ quyền hiện nay là một hướng đi hiện đại và cấp thiết, đóng góp một
cách nhìn nhận mới về người phụ nữ miền rẻo cao trong những câu hát dân ca đã tồn
tại từ lâu đời.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của là người phụ nữ trong dân ca Mông.
Ngoài ra, tro chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu hình ảnh
người phụ nữ trong dân ca Mông với một số người phụ nữ trong dân ca và
văn học dân gian các dân tộc Việt, Thái… để có được

khách quan hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
tập trung nghiên cứu dự sau:
Dân ca Mèo (Lào Cai), Doãn Thanh (st) (1967), Nxb Văn học, Hà Nội
Dân ca Mèo, Doãn Thanh (st) (1974), Hội văn học nghệ thuật Lào Cai.
Dân ca H’Mông, Doãn Thanh - Hoàng Thao - Chế Lan Viên (1984), Nxb Văn
học, Hà Nội.
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Viện nghiên cứu
văn hoá (2007),Tập 18,19, Nxb Khoa học xã hội.
Dân ca H’Mông Hà Giang, Hùng Đình Quý (2001), tập hai, Sở Văn hoá
thông tin tỉnh Hà Giang.
Dân ca H’Mông Hà Giang, Hùng Đình Quý (2003), tập ba, Sở Văn hoá
thông tin tỉnh Hà Giang.
5. Mục đích nghiên cứu
Người phụ nữ Mông là hình tượng nghệ thuật đặc sắc và độc đáo trong dân ca
Mông. Việc tìm hiểu hình tượng này qua góc độ tính nữ và nữ quyền nhằm hướng tới
những mục đích sau đây:
Thứ nhất, phân tích và chỉ ra được những khía cạnh đại diện cho tính nữ được
thể hiện qua hình tượng người phụ nữ Mông trong dân ca như: ngoại hình, phẩm chất,
số phận.
Thứ hai, tìm hiểu, nghiên cứu về quyề mà người phụ nữ Mông do xã
hội quy định trong dân ca hẳng định làm rõ ý chí mạnh mẽ,
quyết liệt và ý thức dân chủ bình đẳng của phụ nữ trước những áp chế, bất
công mà họ phải gánh chịu.
Việc tìm hiểu người phụ nữ Mông trong dân ca còn nhằm khẳnh định giá trị
thẩm mĩ và văn hóa của hình tượng nghệ thuậ g tiếp cận
thông qua tính nữ và nữ quyền

.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đ ưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu như: khái niệm giới, quan niệm giới về người phụ nữ, khái niệm tính nữ và nữ
quyền, người phụ nữ trong văn học dân gian, những nét khái quát về dân ca Mông.
Từ những lý thuyết nêu trên, phân loại
Mông thấy được người phụ nữ Mông thông qua các
khía cạnh ngoại hình, phẩm chất và số phận. hẳng đị
những giá trị vốn có của người phụ nữ Mông.
13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

Mông trong các quy định và luật tục c
Mông xưa để từ đó thấy họ phản kháng ra sao
và đánh giá một cách toàn diện
về người phụ nữ trong dân ca Mông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiệ , chúng tôi sử dụng phối kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Việc tìm hiểu tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông cần có sự phối kết hợp
kiến thức chuyên môn của nhiều ngành khoa học khác như: xã hội học, văn hoá học,
dân tộc học… Bởi vậy, phương pháp nghiên cứu liên ngành đóng vai trò then chốt, là
chìa khoá cơ hữu để giải mã những thông điệp khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thống kê phân loại
Nhằm có một cái nhìn toàn diện và rõ ràng, theo hệ thống những khía cạnh
khác nhau về người phụ nữ, sử dụng phương pháp thống kê phân loại để
các vấn đề một cách khoa học và cụ thể.
7.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Đây là những không thể thiếu khi nghiên cứu văn họ


8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1.
Chương 2. Tính nữ trong dân ca Mông
Chương 3. Nữ quyền trong dân ca Mông



14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1


1.1. Một vài khái niệm
Vấn đề giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự phát sinh, phát triển của con người
và xã hội, nhưng khoa học về giới lại chỉ được coi là một trong những ngành khoa
học sinh sau đẻ muộn nhất trong các ngành khoa học xã hội. Thật khó tưởng tượng
trong khi nhân loại đang ở thế kỷ XXI, đang hướng tới những chuyển biến to lớn
trong nhận thức và tư duy, chinh phục các khoảng không vũ trụ, đề cao sự bình đẳng,
bác ái, đề cao sức mạnh của nguồn lực con người, thì ở nhiều nơi trên thế giới, bình
đẳng giới vẫn chỉ là một ước mơ xa vời. Phụ nữ vẫn bị bóc lột thậm tệ, bị đày đọa về
thể xác và tâm hồn, bị buôn bán như nô lệ, bị đưa ra làm trò vui cho những kẻ lắm
tiền, nhiều của.
Tiếp cận với vấn đề giới, đặc biệt là vấn đề giới về phụ nữ và nữ quyền - đối
tượng nghiên cứu của xã hội học là sự tiệm cận với khoa học đang phát triển mạnh
mẽ trong những năm gần đây. Đi cùng với sự cố gắng của các nhà xã hội học trong
việc nghiên cứu và biên soạn giáo trình về giới nhằm cổ vũ cho sự bình đẳng cần thiết

là phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ được Đảng và Nhà nước, Trung ương quan
tâm, ủng hộ mạnh mẽ. Đó là sự thuận lợi cho chúng tôi khi đi tìm hiểu về vấn đề vừa
truyền thống lại vừa hiện đại của khoa học xã hội. Tuy nhiên, giữa bộn bề kiến
thức và học thuyết vốn đã phức tạp về giới và nữ quyền, chúng tôi không tham vọng
lĩnh hội toàn bộ nguồn tri thức phong phú, mênh mông về vấn đề giới mà chỉ hi vọng
hiểu biết và áp dụng những điều căn bản nhất làm kim chỉ nam xuyên suốt cho việc
thâm nhập vào đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Mông
Mông.
1.1.1. Vấn đề giới
Vấn đề giới được đặt ra và nghiên cứu bằng cách đặt con người trong mặt sinh
học để từ đó luận giải về hình thái tư duy, về bản chất và quyền lợi của từng giới.
M.L. Andersen từng định nghĩa: “Giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và
15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

những trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi con trai và con gái là
những yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá
trình văn hóa” [40, tr. 40]. Nếu Andersen nhấn mạnh yếu tố văn hóa và hành vi xã
hội thì khái niệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh đến vai trò và quan
hệ xã hội giữa nam và nữ: “Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ
xã hội giữa nam và nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ
và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy các đặc điểm giới rất đa dạng và
có thể thay đổi được” [63]. Chính đặc điểm giới này quy định nhiều mặt, làm nên cái
riêng cho từng giới mà không thể hòa lẫn.
Cần phân biệt hai khái niệm giới tính (sex) và giới (gender). Năm 1968, trong
cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity, Robert
Stoller phân biệt hai khái niệm này: “trong khi giới tính gắn liền với đặc điểm sinh lý,
giới lại là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện
hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ” [69].
Cụ thể hơn trong cuốn giáo trình Xã hội học, Lê Thị Quý đã định nghĩa về giới

tính: “Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ
sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể
thay đổi được” [30, tr. 31]. Ví dụ như: phụ nữ thấy kinh, sinh con và cho con bú còn
nam giới thì không thể. Nam giới có thể sản xuất tinh trùng cần thiết cho quá trình
thụ thai. Tóm lại, giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ.
Trong khi đó, “giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại
học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và
nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới
đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân.
Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể
thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau” [30, tr. 34]. Tóm
lại: Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây
dựng trong xã hội.
Hiểu một cách đơn giản và cụ thể, giới là một khái niệm chỉ mối quan hệ,
hành vi xã hội khu biệt đối với phái nam và nữ. Đúng như tác giả Trần Thị Nhung
16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

đã khẳng định trong Luận văn Thạc sĩ: “giới là sản phẩm của xã hội - văn hóa”
[21, tr. 12].
Giới có biểu hiện đa dạng và phức tạp như chính sự đa dạng và phức tạp của
con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận diện một số biểu hiện
của giới như sau:
* Biểu hiện bằng tính cách và phẩm chất: tính cách và phẩm chất của cả hai
phái nam và nữ được hình thành trong quá trình giáo dục từ gia đình, nhà trường và
xã hội. Từ đó, tính cách và phẩm chất nam và nữ được xã hội thừa nhận hay cảm
nghĩ. Ví dụ:
- Nam tính: gia trưởng, mạnh mẽ, quyết đoán, dũng cảm, nóng nảy…
- Nữ tính: dịu dàng, vị tha, nhẫn nại, cần cù, khiêm nhường…
* Biểu hiện bằng tư tưởng: Mỗi hệ tư tưởng Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật

giáo… lại có những quan niệm, đánh giá về giới khác nhau.
* Biểu hiện bằng phân công lao động: thực tế lịch sử cho thấy, trong xã hội có
sự phân công lao động dựa trên giới và giới tính. Dù có sự bất bình đẳng nhưng ít
được quan tâm và chú ý trong lịch sử. Ví dụ: nam giới làm công việc dễ chịu, hấp dẫn
đòi hỏi trình độ cao, nữ ngược lại. Nam giới do có sức khoẻ, trí tuệ và rảnh rỗi việc
nhà hơn phụ nữ nên thường nhận được các công việc tốt hơn. Phụ nữ yếu hơn, phải
mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái, gia đình nên thường phải nhận các công việc
nặng nhọc, đơn giản, tiền công thấp.
Có thể khẳng định rằng, hơn lúc nào hết, vấn đề giới và bình đẳng giới lại
được quan tâm như hiện nay. Trước xã hội ngày càng văn minh và phát triển, nhân
loại ngày càng tiến bộ và có lối sống khoa học, thì con người đặc biệt là người phụ nữ
có được nhận thức rõ rệt hơn bao giờ hết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình trong xã hội. Việc bị gạt ra khỏi dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và
khả năng nghiên cứu của nhiều nhóm phụ nữ trí thức ở các nước phương Tây, Trong
hoàn cảnh khoa học còn đang là lĩnh vực độc quyền của nam giới, nhiều nhóm phụ
nữ đã bám vào các trường phái lý thuyết của nam giới để trình bày các quan điểm
nhìn nhận vấn đề phụ nữ trong so sánh với nam giới trên những mặt chính trị, kinh tế,
khoa học, văn hoá, gia đình. Từ đó, đi đến việc hình thành và phát triển mạnh mẽ
17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

phong trào nữ quyền nhằm đấu tranh bảo vệ và mở rộng các quyền của phụ nữ, xoá
bỏ chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu.
1.1.2. Tính nữ và nữ quyền
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Xã hội mỗi thời kỳ của
lịch sử lại đánh giá người phụ nữ theo một lăng kính, một thước đo khác. Dù vậy, tựu
trung lại, dù ở hoàn cảnh nào, bị áp bức hay được trân trọng, người phụ nữ vẫn luôn
là hiện thân của vẻ đẹp tâm hồn và hình thể. Nếu đàn ông thiên về hướng ngoại, nhìn
nhận và giải quyết sự việc bằng lý trí thì ngược lại, phái nữ có cái nhìn hướng vào

bên trong, đậm tính chủ quan. Khi tìm hiểu về người phụ nữ theo quan điểm giới, có
lẽ cần xem xét từ hai khía cạnh: tính nữ - bản chất tâm sinh lý và nữ quyền - quyền
hạn của người phụ nữ, để có được diện mạo toàn cảnh.
1.1.2.1. Tính nữ
Tính nữ là không còn là một khái niệm quá xa lạ trong tâm thức người Việt
Nam và các dân tộc khác trên thế giới. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, tính nữ được học giả Jung định nghĩa như sau: “Tính nữ hiện thân cho một
phương diện của vô thức gọi là Anima. Anima là hiện thân cho tất cả những khuynh
hướng tâm lí nữ tính của tâm hồn con người, ví dụ như những tình cảm, những tâm
trạng mơ hồ, những trực giác tiên đoán, tính nhạy cảm về sự phi lí, năng lực tình yêu
cá nhân, tình cảm với thiên nhiên và sau cùng - nhưng không phải là kém hơn - là
những mối quan hệ với vô thức… Anima cũng có thể tượng trưng cho một ảo mộng về
tình yêu, về hạnh phúc về hơi ấm của người mẹ (cái tổ)” [2, tr. 707].
Trong bài viết Những miền mơ tưởng, mẫu tính và nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu
Thượng ngàn [64] của Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Huy cho
rằng khái niệm “nguyên lí tính Mẫu”: “là tất cả những gì to lớn, bao bọc, nương náu,
bảo tồn, nuôi dưỡng, che chở và sưởi ấm cho những gì là bé nhỏ, bất hạnh”.
Còn tác giả Bienlang qua bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp [58]
lại có cách định nghĩa của riêng mình về tính nữ thông qua lời thoại của tác phẩm.
Trước hết, đó là “sự bao dung, lòng vị tha, đức hy sinh của người phụ nữ”, ngoài ra
còn thể hiện ở “tâm hồn nhạy cảm, thái độ nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo”, hay “giàu
18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

lòng thương người, dễ rung động trước những cảnh ngộ éo le của con người”. Tính
nữ còn thể hiện ở “thiên tính làm mẹ” của người phụ nữ, là cái trời phú mà “mỗi
người đàn bà đều có” và thiên tính nữ trở thành hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa nhân
văn Nguyễn Huy Thiệp.
Hầu hết những khái niệm trên còn mang đậm màu sắc triết lí, đi vào chi tiết và
biểu hiện cụ thể khiến người đọc khó lĩnh hội. Theo chúng tôi, tính nữ là một khái

niệm được dùng để biểu thị giới. Khái niệm này mang nội hàm rất rộng, không chỉ
được dùng để chỉ đặc điểm của con người mà còn được dùng cho các sự vật hiện
tượng khác trong tự nhiên có đặc điểm giống hay gần giống với con người hoặc có
quan hệ mật thiết với con người (ở đây là người phụ nữ).
Khi áp dụng tính nữ vào việc tìm hiểu và phân tích tác phẩm thì đối tượng cụ
thể là người phụ nữ. Tính nữ biểu hiện qua ngoại hình, tính cách, tâm lý, phẩm chất,
hành động… của người phụ nữ được phát lộ trên bề mặt văn bản cộng với phông nền
văn hoá của từng quốc gia, dân tộc hoặc cộng đồng người nhất định.
Khái niệm tính nữ có liên quan mật thiết với các khái niệm văn hóa xã hội
khác mà lâu nay chúng ta vẫn quen dùng như: triết lí âm dương, nguyên lí tính mẫu…
Âm dương là khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên vũ trụ. Trong đó,
âm thể hiện cho những thứ yếu đuối, tối tăm, nhỏ bé, thụ động, nữ tính, mềm mại;
dương thể hiện cho sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn… Triết lí
giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương [65]. Khái niệm
âm tính, mẫu tính và tính nữ có những điểm chung nhất định do đều đề cập đến đối
tượng là nữ giới. Tuy nhiên, âm tính mang nghĩa bao quát rất rộng và chưa thực sự cụ
thể. Mẫu tính chỉ nói đến người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, sinh nở, duy trì nòi
giống, chăm lo nuôi dạy con cái cũng như những đặc điểm đi kèm như bao dung, hiền
dịu, hi sinh, hết lòng vì con. Còn tính nữ là khái niệm tập trung đầy đủ những tính
chất thường được mặc định là của phụ nữ như: vẻ đẹp ngoại hình dịu dàng, mềm mại,
tròn đầy, quyến rũ, mỏng manh, yếu ớt; vẻ đẹp tâm hồn dịu dàng, giàu đức hi sinh,
thiên chức làm mẹ, làm vợ, tài quản lí gia đình và cả những đặc điểm khác như tính
cam chịu, tính linh hoạt mềm dẻo… Do vậy khái niệm tính nữ không chỉ là đặc điểm
19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

của người phụ nữ mà còn có thể được gán cho những sự vật hiện tượng khác có một
hoặc nhiều các đặc tính tương tự.
Tuy nhiên, liệu tính nữ và nữ tính có mang nét nghĩa giống nhau như chúng ta
thường sử dụng để diễn đạt hay không? Vấn đề này đến nay chưa có nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm đến. Do đó, chưa có một cách lí giải thống nhất và hợp lí. Theo
quan điểm của chúng tôi, tính nữ và nữ tính đều là danh từ. Tùy theo sự sắp xếp, thay
đổi vị trí của thành tố chính và thành tố phụ mà chúng biểu thị những nét nghĩa khác
nhau. Nữ tính thường được dùng như một danh từ và tính từ, chỉ dùng để nói về con
người, nói về phẩm chất của nữ giới. Ngược lại, tính nữ không chỉ dùng để nói về con
người mà còn được dùng cho các sự vật hiện tượng khác có đặc điểm giống hay gần
giống hoặc có mối quan hệ với con người (ở đây là người phụ nữ).
1.1.2.2. Nữ quyền
Theo học giả Chafetz, lý thuyết nữ quyền trong xã hội học gồm bốn tiêu chuẩn:
- Giới là các mục tiêu trung tâm.
- Giới là một hệ thống liên quan đến các mâu thuẫn xã hội, các điểm không
bình đẳng và áp bức.
- Sự tiếp nhận lý thuyết là mối quan hệ giới có sự thay đổi và sẽ thay đổi.
- Như vậy, có thể dùng “sự thách thức” hoặc thay đổi hoàn cảnh mà trong đó
phụ nữ bị coi là ít giá trị và lạc hậu [30, tr. 146].
Theo quan điểm này thì lý thuyết xã hội học nào có đủ bốn tiêu chuẩn trên là
thuyết nữ quyền. Thuyết nữ quyền này xuất phát trên cơ sở phong trào nữ quyền
phương Tây, không phải các nước xã hội chủ nghĩa, vì mục đích của phong trào phụ
nữ ở các nước này đã gắn với dân tộc và không phải là một phong trào độc lập. Một
số thuyết nữ quyền tiêu biểu là thuyết nữ quyền Tự do, nữ quyền Cấp tiến, nữ quyền
Macxit, nữ quyền Xã hội chủ nghĩa, nữ quyền Phân tâm học, nữ quyền Hiện sinh, nữ
quyền Hậu hiện đại…
Ở Việt Nam, khái niệm quyền cho phụ nữ (women’s right) và nữ quyền
(feminism) được gọi như nhau. Nữ quyền, nói nôm na là quyền của người phụ nữ, là
những việc quy định cho họ được làm và được tham gia. Mỗi quốc gia, dân tộc,
quyền lợi của người phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như truyền thống văn hóa, tôn
20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

giáo, chế độ chính trị… Vô hình chung những luật lệ quy định ấy được bồi tụ theo

thời gian và trở thành lề thói tồn tại lâu đời, khó b thay đổi.
Quyền lợi của người phụ nữ được quy định thành văn đầu tiên trong bộ luật
Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật do vua Lê Thánh Tông ban bố vào năm
1483. Qua hai chương Hộ hôn và Điền sản, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và
vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm.
Như điều 322 có quy định: “Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan
mà trả đồ sính lễ”, nếu “con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị”. Có thể
thấy rõ tư tưởng công bằng, tiến bộ, bảo vệ và cho thấy vai trò to lớn của người phụ
nữ trong sản xuất và cuộc sống.
Tuy nhiên, nữ quyền còn là phong trào tự kêu gọi, thúc giục người phụ nữ đấu
tranh để có được quyền lợi chính đáng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhìn
theo khía cạnh này, vấn đề nữ quyền được nhắc tới và bàn luận đầu tiên vào những
năm đầu thế kỷ 20, trên tờ Đông Cổ Tùng báo và sau đó là Đông Dương tạp chí, hai
tờ báo này đều do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Đầu mục Nhời đàn bà trên hai tờ
báo kể trên đã trở thành diễn đàn, kêu gọi, khuyến khích phụ nữ trở thành đối tượng,
độc giả và tác giả. Và ở đây, Nguyễn Văn Vĩnh núp dưới bút danh Đào Thị Loan đã
phần nào gợi mở vấn đề nữ quyền “biết bao nhiêu lòng nhân ái, biết bao nhiêu bụng
yêu thương Nữ - quyền chúng ta em vẫn hết sức mong mỏi… thế thì chị phải cho
chúng em nói mấy chị, người khôn nói lắm tất cũng có khi nhầm, người ngu nói lắm
tất cũng có điều hay; em sân Trình cửa Khổng và mực lam bút sắt mấy thu đông, hồ
dễ em không biết đạo lý chi, mà phải mượn đến mặt các ông ong bướm hay là mấy
bác đồ cùn để đưa nhời thăm chị hay sao?” [14].
Sự phát triển rầm rộ của các khái niệm nữ quyền là bởi được thúc đẩy từ nhiều
yếu tố như việc mở trường học nữ, báo chí phát triển, phong trào nữ quyền thế giới.
Thế nhưng “bất chấp sự bùng nổ của hai tiếng “nữ quyền” trên nhiều diễn đàn, phụ nữ
Bắc Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội để tự mình giương cao ngọn cờ “nữ quyền” và có thể nói, họ
đã thất bại trong việc tận dụng trào lưu “nữ quyền” để tự thể hiện bản thân và củng cố
vị thế của mình trong xã hội. Mặc dù khái niệm “nữ quyền” trở nên quen thuộc trong
xã hội Bắc Kỳ kể từ giữa những năm 1920, phụ nữ vẫn đứng ngoài trào lưu này” [14].
21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

Cho đến nay, phong trào nữ quyền đã phát triển toàn diện trên mọi mặt lĩnh
vực đời sống, được sự ủng hộ quan tâm của mọi tầng lớp xã hội, được bảo hộ bằng
nhiều quy định của Pháp luật Nhà nước. Cho dù vậy, vấn đề người phụ nữ và bình
đẳng giới vẫn luôn luôn dành được sự quan tâm nhất định, đặc biệt, trong đời sống
văn học.
1.2. Vấn đề giới, tính nữ và nữ quyền trong văn học dân gian Việt Nam
“Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài
trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay” [11, tr.
7]. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nội dung và nghệ thuật,
phản ánh đầy đủ và sinh động đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động
thông qua những câu chuyện, lời ca, tiếng hát…
Nếu như văn học trung đại tái hiện vị thế của người phụ nữ bị bó hẹp trong tư
tưởng Nho giáo bởi giáo lý hà khắc “tam tòng”, “tứ đức” và xác lập vị trí độc tôn của
người đàn ông thì ngược lại, người phụ nữ trong văn học dân gian lại trở thành một
hình tượng nghệ thuật tiêu biểu. Lê Thị Nguyệt trong L Nét đẹp của
người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt đã : “Hình ảnh người phụ
nữ được phản ánh trong các thể loại của văn học dân gian luôn xuất hiện với giá trị,
vẻ đẹp và được tôn vinh. Mặc dù số phận, cuộc đời người phụ nữ được phản ánh
trong các tác phẩm dân gian rất đúng với hiện thực của xã hội cũ, xã hội phong kiến.
Họ vẫn phải chịu nhiều nỗi khổ, bất công, oan trái, nhưng họ được các tác giả dân
gian đồng cảm, đề cao và nhất là họ được nói lên tiếng nói khát vọng tự do, khát
vọng hạnh phúc chính đáng của mình” [17, tr. 17].
Phụ nữ trong kho tàng văn học dân gian, trước hết là người có công khai sinh
ra con người. Truy n Lạc Long Quân và Âu Cơ kể về nguồn gốc ra đời, tập
quán sinh hoạt người Việt, trong đó, Âu Cơ là người mẹ sinh ra bọc trăm trứng, để
rồi, năm mươi người con theo cha, năm mươi theo mẹ, sinh tồn và phát triển. Cùng
với Lạc Long Quân là người có công bảo vệ, xây dựng đất nước, lập nên bờ cõi, thì

người mẹ Âu Cơ có vai trò to lớn là tạo ra giống nòi dân tộc mà đến nay người Việt
Nam vẫn tự hào với gốc tích “con rồng cháu tiên” của mình.
22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18

Thiên tính nữ được thể hiện trong văn học dân gian với đầy đủ góc cạnh và
khuôn hình một cách tự nhiên, dung dị mà gần gũi. Đó là cô Tấm, vừa đẹp người lại
đẹp nết. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chịu nhiều cực khổ và gian truân, nhưng vẻ đẹp ngoại
hình và phẩm chất nhân hậu đã giúp Tấm có được hạnh phúc. Thông qua việc xây
dựng hình tượng nhân vật cô Tấm, tác giả dân gian đã phần nào thiết lập khuôn mẫu,
chuẩn mực cho vẻ đẹp và phẩm chất cho phái nữ. Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, nết na
lại chịu thương chịu khó chăm chỉ trong mọi bề công việc. Với tấm lòng bao dung
nhân hậu và cương quyết, cứng rắn khi cần thiết đã giúp Tấm trở thành biểu tượng
đẹp về người phụ nữ, một kết thúc trọn vẹn và làm thoả mãn định kiến và tâm thức
những con người thời kỳ xa xưa ấy với quan niệm “ác giả ác báo”.
Phụ nữ là biểu tượng cho cái đẹp. Ca dao là kho tàng phong phú và
tiêu biểu trong việc mô tả và ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài của phái đẹp:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương miệng nói lại càng thêm xinh
Chín thương cô ở một nơi
Mười thương con mắt hữu tình với ai. [12, tr. 238]
Hay trong dân ca Mông - hiện lên đầy trữ
tình và say đắm trong mắt chàng trai Mông:
Ta thấy em mặt trắng nõn nà

Đẹp tươi như cành hoa lả lướt bên non…
Ta thấy em mặt trắng mượt mà
Đẹp tươi như cành hoa lả lướt bên núi. [37, tr. 104]
Những bằng chứng về lịch sử, văn hoá, lối sống, tôn giáo của dân tộc Việt
Nam đã phản ánh truyền thống tôn trọng phụ nữ - những người có đóng góp lớn trong
23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×