Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.43 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
GVHD : TS BÙI VĂN MƯA
SVTH : PHAN KIM CƯƠNG – STT: 21
LỚP : Cao học Đêm 5 – Khóa 21
TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2012
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA


1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia
2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
2.1Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.1.1Lý luận về đạo và đức
2.1.2Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
2.1.3Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
a. Thuyết vô vi
b. Về đường lối trị nước an dân
2.2Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
1.1 Tư tưởng Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện


chứng khi giải quyết vấn đề
1.2 Tư tưởng Đạo gia giải thích nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã
hội và nhận thấy sự tha hóa của con người
1.3 Tư tưởng Đạo gia đề ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống
của con người
2. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
2.1Phép biện chứng của Lão Tử mang tính máy móc
2.2 Tư tưởng của Đạo gia chủ trương đưa xã hội quay về thời kỳ xã hội
nguyên thủy
2.3 Tư tưởng của Đạo gia không nhận thấy nguyên nhân sự tha hóa của
con người
2.4 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội của Trang Tử mang tính duy
tâm tiêu cực
KẾT LUẬN
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU

hời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài khoảng năm 722 đến năm 481 trước
công nguyên. Trong tình trạng triền miên bạo loạn của Trung Hoa, xuất
hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử.
Vượt lên trên các triết gia ấy, Lão Tử - cùng Khổng Tử - là hai nhân vật nổi bật
nhất.
T
Với cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra
quan niệm về vũ trụ. Đạo Đức Kinh được khai triển bởi các danh gia tự xem là
môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần biến thành một
tôn giáo. Quan niệm vô vi của Lão Tử tuy còn có những hạn chế nhưng cũng đã
góp phần làm cho xã hội ngày nay tốt đẹp hơn. Lão Tử ngày càng có mặt trong

phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới
các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa xã hội bị
cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ.
Tiểu luận triết học này dựa trên cơ sở tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của
triết học Đạo gia, ý kiến phân tích của các Triết gia trên các báo, tạp chí chuyên
ngành. Do hạn chế về nguồn thông tin và kiến thức chuyên ngành nên tiểu luận
này một phần dựa trên thực tế cảm nhận của người thực hiện về các tư tưởng của
Đạo gia. Từ đó, người thực hiện có thể nhận thấy được những giá trị tinh túy và
những hạn chế của tư tưởng Đạo gia.
1
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia:
Trường phái Đạo gia xuất hiện vào Thời Xuân Thu (khoảng 722 – 481
trước Công nguyên) còn gọi là thời Đông Chu.
Về kinh tế: đây là thời kỳ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất
ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tác động mạnh đến hình
thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội.
Về chính trị: đây là thời kỳ tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ, đẩy
xã hội Trung hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh liên miên, xã hội chuyển biến
từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.
Về tư tưởng triết học: triết học tư duy trực giác; nhấn mạnh tinh thần
nhân văn; tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức; nhấn mạnh sự hài hòa, thống
nhất giữa các mặt đối lập.
Sự biến chuyển sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ
điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra
những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ
“Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua

tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên
các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó có Đạo gia.
Đạo gia được Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN), còn gọi là Lão Đam, tên
Lỹ Nhĩ, người nước Sở, có thời gian làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ấp, sáng
lập ra và sau đó Trang Tử (369-286 TCN) người nước Tống phát triển thêm vào
thời Chiến quốc.
Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh
và bộ Nam hoa kinh. Đạo đức kinh có khoảng 5000 từ do Lão Tử biên soạn, nó
gồm hai thiên nói về Đạo và Đức. Nam hoa Kinh gồm các bài do Trang Tử và
2
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
một số người theo phái Đạo gia viết Những tư tưởng triết học cơ bản của trường
phái Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức, và là cơ sở để
Lão Tử xây dựng thuyết vô vi.
2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
Những tư tưởng chính của Đạo gia được thể hiện qua các phương diện sau
2.1. Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.1.1 Lý luận về đạo và đức
Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi
ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung
của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đạo được tạm hiểu như là
cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không
có đặc tính, không có hình thể, là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không
nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được, là cái năng
động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa,
1
Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là
cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, có tên
là mẹ của vạn vật,
Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng

lượng sức sống và sự vận hành của thiên nhiên. Cũng có thể gọi là tự nhiên hoặc
thiên lý. Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành.
Trong cái Đạo của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp
thành cái trụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh, v.v. là những thực thể có
vị trí thích hợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên. Đạo
ấy chỉ được biết bằng trực quan, không bằng lý trí.
Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật,
nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết:
1
TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa. (2003). Giáo trình Đại cương
Lịch sử Triết học, TP.HCM. NXB Tổng hợp TP.HCM.
3
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
có một vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình
độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian Cái hỗn
mang chưa có tên nên tạm gọi là đạo Đạo mà ta có thể gọi được không phải là
đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời
đất, có tên là mẹ của vạn vật
Theo Lão Tử, đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật
nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay
trở về với đạo. Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối
lập), hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật. Lão Tử đếm vài con số
rồi phán như thế và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định nghĩa Đạo, nhưng
Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ.
Tóm lại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi
cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên
lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp
địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách
quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có
đạo, không ai không có đạo

2.1.2 Quan điểm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với
quan niệm về đạo –đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo
là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái hữu sinh ra vạn vật. Mọi hiện hữu đều biến
dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái
ban đầu).
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt
đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông viết: Ai cũng biết đẹp là đẹp
tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể; hai mặt cao thấp
liên hệ với nhau, mới có chênh lệch; và trong vạn vật, không vật nào không cõng
âm, bồng dương. Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát
tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao giảm - trăng tròn rồi khuyết,
4
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
hết mùa đông tới mùa xuân Cùng tắc biến, biến tắc thông ”. Trong cùng một
lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản phục, vũ trụ vận hành với Đạo,
vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau
“có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và
thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo”. Trong vạn
vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh,
chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật trong
vũ trụ. Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này
không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín. Ông nói, họa
là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì cong thì lại thẳng, trũng lại
đầy, cũ thì lại mới
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện
nhân – nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi
trung Vì vậy, để xóa bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội.
Theo Lão tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh

một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay
trở lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để là cho mặt đối lập kia
tự mất đi theo quy luật quy bình (cân bằng nhau).
2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
a. Thuyết vô vi
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về
đạo và lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan
điểm của mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị xã hội. Mặc dù Lão Tử đề
cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm “vô vi”
của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người,
phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là
chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông.
5
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
“Vô vi” là một khái niệm triết học đạo đức của người Trung Hoa cổ đại.
Đó là phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác, không bị cưỡng chế, gò
ép. Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo,
không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ
bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi
thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo thì mới có thể vô vi được.
Đối lập với vô vi là hữu vi. Hữu vi là sống và hành động không theo lẽ tự
nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can thiệp vào đất trời. Lão Tử
phản đối mọi chủ trương hữu vi vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự
nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến
sự xa lánh và làm mất đạo.
Khái niệm “vô vi” ở Lão Tử cũng xuất phát từ ý nghĩa này, nhưng cốt lõi
thực sự của nó là nghệ thuật sống của con người trong sự hoà nhập với tự nhiên,
thuận theo bản tính tự nhiên của con người. “Vô vi” trong “Đạo Đức kinh” có ba
ý nghĩa chính: Một là vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại,
vận động, biến hoá theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của

bản thân chúng, ví dụ như cá, bản tính tự nhiên của nó là lội dưới nước, chim là
bay trên trời. Nghĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, không can thiệp vào quá
trình vận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh,
môi trường. Từ đó Lão Tử phản đối trường phái hữu vi, cho rằng hành vi của họ
chỉ làm xáo trộn trật tự, điều hoà tự nhiên của tạo hoá.
Hai là “Vô vi” còn có nghĩa tự do “tuyệt đối”, không bị ràng buộc bởi bất
cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào. Nếu trong đời sống người ta cố
chạy theo những nhu cầu, ham muốn trái với khả năng, bản tính tự nhiên của
mình thì sẽ đánh mất chính bản thân mình. Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho mắt
mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán. Cưỡi ngựa săn bắn làm
cho phát cuồng, vật khó kiếm khiến cho lòng tà vậy”.
Ba là “Vô vi” còn có nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của
vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội. Lão Tử
6
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
nói “Thiên hạ nhiều kị huý thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới thì nước càng
loạn. Người nhiều tài khéo, vật xảo càng thêm. Pháp lệnh càng tăng, trộm cắp
càng nhiều”. Theo đạo vô vi người ta “có ba của báu hòng nắm giữ và bảo vệ :
một là tự ái, hai là tiết kiệm và ba là không dám đứng trước thiên hạ”.
Từ thuyết vô vi, Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là:
từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, sống theo các chuẩn mực ứng xử
như giảm thiểu dục vọng, tránh cực đoan thái quá, luôn khiêm nhu, không nóng
nảy hiếu thắng, không ganh đua, Họ luôn giữ được đồng nhất với đạo, họ hoà
mình vào khoảng không. Họ biết dành cho người khác chỗ mà không làm mất
chỗ của mình. Họ biết giảm ánh sáng của mình để có thể làm mất chỗ của mình
vào bóng tối của kẻ khác. Họ ngập ngừng như kẻ phải lội qua sông trong mùa
đông, lưỡng lự như kẻ e ngại láng giềng run rẩy như tuyết sắp tan, giản dị như
miếng gỗ chưa đẽo gọt, trống trải như thung lũng và bất dạng như nước đục.
b. Về đường lối trị nước an dân
Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đối lập với

quan điểm của Khổng Tử. Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền
miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy
thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân
khó trị”, “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc
gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp
luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.”. Lão Tử cho rằng hành động hay
nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm
cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế
thế. Ông viết: Chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính
phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa.
Nếu Khổng tử đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc Thánh nhân với các
phẩm chất đạo đức như nhân, lễ, nghĩa, trí ; thì Lão Tử chủ trương bậc Thánh
nhân trị vì thiên hạ bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi. Nếu Khổng Tử chủ trương
xây dựng xã hội đại đồng, thì Lão Tử chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về
7
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả lại cho con người cái bản tính tự
nhiên vốn có của nó. Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất
phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo (tự nhiên).
Quốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà
trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết
nhiều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi.
Trong quốc gia lý tưởng này, người dân sống chất phác, hiền lành, thuần phục
với thiên nhiên; bởi vì hài lòng với cuộc sống thiên nhiên, con người không lìa xa
nơi sinh trưởng, không có lòng tham để tranh giành quyền lợi. Con người không
tranh giành quyền lợi thì thiên hạ không có chiến tranh cho nên quốc gia dẫu có
xe cộ, thuyền bè, binh giáp cũng không dùng đến. Khi người dân có đời sống thái
hòa gần gũi với thiên nhiên thì lãnh tụ quốc gia có thể “giũ áo, chắp tay, không
làm” (vô vi) mà thiên hạ cũng được thái bình.
2.2. Trang tử và sự phát triển Đạo gia

Sang thời Chiến Quốc, Trang tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết
học của Lão Tử thành chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Từ đó, ông xây
dựng quan niệm nhân sinh thoát tục – vị ngã – toàn sinh đầy tính duy tâm, tiêu
cực trong trường phái Đạo gia.
Xuất phát từ quan niệm của Lão Tử coi vạn vật đều do đạo sinh ra, Trang
Tử cho rằng, trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với ta đều là một, mà đã là một
thi cần chi phân biệt cái này với cái kia làm gì. Từ đây, ông cho rằng, đúng - sai,
trên – dưới, sang - hèn, bần – tiện đều là như nhau; mà nếu chúng là như nhau
thì cần loại bỏ chúng ra một bên để tiến vào vương quốc tiêu dao, coi sống chết
bằng nhau, quên vật quên ta, trời đất với ta là một; coi đời là một cuộc giải trí,
một cõi mộng mơ mà khi tĩnh dậy không biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta.
Do thoát tục mà phải sống trong trần tục nên Trang Tử chủ trương, phải
toàn sinh và vị ngã, nghĩa là phải yên theo thời mà ở thuận, vì cái tự nhiên nào
cũng hợp lý cả; không nên “ buộc đầu ngựa, xỏ mũi trâu”, không khen chê phải –
trái, tốt – xấu làm gì, phải lánh nạn để bảo toàn sinh mạng; hay can thẳng mà họ
8
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
không nghe thì ta nên lui chớ cãi , bởi vì, một người quân tử chết vì nghĩa và
một kẻ tiểu nhân chết vì của cải, thì hai cái chết đó như nhau.
Chương II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
Qua các giai đoạn phát triển, Đạo gia đã có những thời kỳ hưng thịnh
cũng như không tránh khỏi những trầm luân, cái khó khăn nhất của Đạo gia là
làm thế nào để tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để tồn tại được nó phải có
những mặt tích cực mà không ai có thể phủ nhận được.
2.5 Tư tưởng Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy
biện chứng khi giải quyết vấn đề
Phép biện chứng của Lão Tử còn ở trình độ ngây thơ, chất phác, mang
tính trực quan cảm tính, song ông đã trình bày nhiều tư tưởng hết sức cô đọng,
nhưng sâu sắc về vận động, về quy luật, về mâu thuẫn. Quan niệm về đạo của

trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy về những
vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
Triết học Lão Tử chú trọng nhận thức về thế giới tự nhiên, về bản thể của
vũ trụ và những quy luật vận động của thế giới quan. Những nhận thức này được
Lão Tử làm cơ sở cho những đề xuất của ông về các vấn đề xã hội và chính trị.
Triết học Lão Tử bắt đầu từ việc tìm hiểu về tự nhiên để nhận thấy con người là
một bộ phận không thể tách rời khỏi tự nhiên và con người ở đây không bắt đầu
được bàn đến trong trục quan hệ con người – xã hội mà lại bắt đầu từ trục con
người – tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong vũ trụ quan của
Lão Từ là: Tự nhiên có trước con người, tồn tại và vận động theo quy luật khách
quan, con người cần phải biết nương theo quy luật của tự nhiên để hành động
hợp theo lẽ tự nhiên.
2
Theo xuất phát điểm đó bằng một trực quan tuệ tính và
minh triết, Lão Tử đã cảm nhận được bản thể thống nhất của vũ trụ thông qua
khái niệm Đạo trong Đạo đức kinh.
2
Lê Hồng Giang (trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM).
(2009). Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học Lão Tử, Tạp chí
Phát triển Kh&CN, Tập 12, Số 01-2009.
9
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
Theo Lão Tử, vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến: luật quân bình
và luật phản phục. Luật quân bình là giữ cho vận động được thăng bằng không để
cho cái gì thái quá, thiên lệch hay bất cập. Cái gì khuyết sẽ được tròn đầy, cái gì
cong sẽ được thẳng, cái gì vơi dễ được bồi đắp cho đầy, cái gì cũ thì sẽ đổi mới
lại. Đó là Đạo tự nhiên. Chính nhờ luật quân bình mà vạn vật tồn tại, biến đổi
không ngừng theo một trật tự tự nhiên, nhất định. Trong quá trình vận động, biến
đổi, khuynh hướng tất yếu của vạn vật là trở về trong Đạo, trở về với tĩnh lặng,
hư không theo luật “phản phục”. Lão Tử gọi luật đó là “trở lại của đạo”.

Đối với triết học của Trang Tử, Trang Tử đã xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng
quan điểm biện chứng mà nổi bật là sự vận động, biến đổi không ngừng của thế
giới. Ông cho rằng mọi sự vật có liên hệ khăng khít với nhau, luôn chuyển hoá,
thay thế lẫn nhau. “Vạn vật không đồng nhau, thế thì cái gì khiến nó liên lạc
được với nhau ?”; “người cùng tạo vật hoà hợp làm một rồi thì đi đâu chẳng phải
là mình ?” Vạn vật, con người đều vận động, biến hoá theo quy luật tự nhiên, quy
luật này như một vòng tròn lưu chuyển vô cùng tận dưới sự tác động của Đạo.
2.6 Tư tưởng Đạo gia giải thích nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của
xã hội và nhận thấy sự tha hóa của con người.
Trong khi các học thuyết khác cùng thời tìm nguyên nhân loạn lạc bất ổn
của xã hội từ các vấn đề xã hội như tại vua không ra vua, không trọng sự giáo
dục bằng lễ nhạc (Khổng) hoặc không biết yêu người khác như yêu bản thân
(Mặc) , Lão Tử thì lại xác định một nguyên nhân khác hẳn. Ông cho rằng xã hội
loạn lạc là vì con người mỗi ngày một xa Đạo, không sống thuận theo Đạo tức
không thuận theo tự nhiên, đánh mất sự chất phác, quá nhiều dục vọng, càng
thông minh càng nhiều dục vọng, càng xảo trá, tranh giành, chém giết nhau.
3
Người lãnh đạo sáng suốt cai trị dân mình bằng cách “làm cho tâm trí họ
trống không và làm cho bụng họ no đầy”. Lão Tử cho rằng, con người ở khắp
mọi nơi đều như nhau thói thường, khi hạnh phúc và khỏe mạnh, họ đối xử với
3
Lê Hồng Giang (trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM).
(2009). Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học Lão Tử, Tạp chí
Phát triển Kh&CN, Tập 12, Số 01-2009.
10
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
nhau bằng thiện chí và lòng trân trọng, nhưng khi rơi vào nghèo đói và bị áp bức,
theo bản năng, họ trở nên hung bạo và vô kỷ luật. Vì lẽ hầu hết các nhà cai trị
luôn để cho thần dân của họ ít hay nhiều ở trong tình trạng thường xuyên nghèo
đói và bức bách, nên họ thấy cần thiết phải áp đặt luật lệ và hình phạt để họ có

thể trị vì lâu dài. Thậm chí để biện minh cho vai trò đặc quyền của mình, họ tự
cho mình là những con người ưu việt về mặt đạo đức. Nhà hiền triết đích thực cai
trị dân chúng “bằng cách dưỡng dục họ nhưng không tuyên bố mình có quyền
lực đối với họ”, và bằng cách loại trừ những nguyên nhân tranh chấp hơn là
trừng phạt khi xảy ra hậu quả: “Nếu chúng ta đừng trọng kẻ hiền tài. Sẽ không
có sự ghen tranh trong dân chúng. Nếu chúng ta thôi đánh giá cao những vật
khó tìm
Sẽ không có trộm cắp nữa…”
Cho nên người lãnh đạo sáng suốt cai trị dân mình bằng cách “làm cho
tâm trí họ trống không và làm cho bụng họ no đầy” để đạt được mục đích là hoàn
toàn tẩy rửa sạch ra khỏi đầu óc những ý nghĩ lan man, để cho sự nhận thức trực
giác về Đạo có thể hiện lên một cách tự phát. Một tâm trí rối bời sẽ làm che
khuất Đạo, trong khi đó một “hư tâm” lại phản chiếu Đạo như một tấm gương.
Do vậy, bậc cai trị khôn ngoan luôn cố gắng giữ cho tâm trí của thần dân mình
càng trống vắng mọi ý tưởng và ham muốn nhân tạo càng tốt, vì chúng chỉ làm
cho con người bối rối, tạo ra những xung đột, làm phân tán sự chú tâm về Đạo.
4

2.7 Tư tưởng Đạo gia đề ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống
của con người
Khái niệm vô vi trong Đạo đức kinh thường được hiểu lầm là không nên
làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà như không làm, và không
làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển
chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có
thể làm lở cả đất đá. Như vậy, vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước.
5
4
Mai Sơn. (2004). Tiểu luận về Đạo đức kinh. Website www.evan.vnexpress.vn.
5
Thích Pháp Như. (2011). Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của đạo Phật.

Diễn đàn Đạo Phật ngày nay
11
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
Hành động hay nhất là không can thiệp đến việc đời, nhưng nếu phải làm thì hãy
làm cái không làm một cách kín đáo (vô vi), phải hiểu đó là phương thức hành
động của con người đã ngộ được Đạo, ngộ được quy luật tự nhiên để không can
thiệp (hữu vi) vào tiến trình phát triển tự sinh tự hóa của tự nhiên.
Lão Tử khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác
chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến
việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái
mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết
đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả.
Từ quan điểm vô vi, Lão Tử rút ra những điểm căn bản trong nghệ thuật
sống của con người, đó là những đức tính: từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan
dung, trí túc và kiến vi. Con người nên sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần
phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản
tính của tự nhiên; từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức.
2. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
2.1Phép biện chứng của Lão Tử mang tính chất máy móc.
Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không
có sự ra đời của cái mới, đều biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản
phục” (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu). Do nhấn mạnh nguyên tắc “bình
quân” và “phản phục” trong biến dịch nên Đạo gia không nhấn mạnh tư tưởng
đấu tranh với tư cách là phương thức giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện sự
phát triển; trái lại, đã đề cao tư tưởng điều hòa mâu thuẫn, coi đó là trạng thái lý
tưởng, chủ trương lấy cái tĩnh, cái vô vi, cái điều hòa để tạo thành sự chuyển hóa.
Bởi vậy triết học Đạo gia không bao hàm tư tưởng về sự phát triển.
6
2.2Tư tưởng của Đạo gia chủ trương đưa xã hội quay về thời kỳ xã hội
nguyên thủy

6
Triết học Trung Hoa cổ, trung đại. Khoa lý luận chính trị - Trường ĐH Mỏ Địa
chất. www.humg.edu.vn
12
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
Lão Tử quá sùng bái tự nhiên, mạt sát sự tiến bộ văn minh, chỉ coi xã hội
thời nguyên thủy là hoàn hảo, muốn hướng xã hội loài người tiến về thời kỳ đó.
Lão Tử đã cho rằng sự phát triển của các yếu tố văn minh làm cho con
người tha hóa nên ông chủ trương hủy bỏ mỹ thuật, nghệ thuật (sản phẩm của
văn minh), tránh xa danh vọng, địa vị tiền của “ Ngũ sắc làm cho người ta mờ
mắt, ngũ âm làm cho người ta ù tai, ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruổi ngựa
săn bắn làm cho người ta mê loạn, vàng bạc châu báu làm cho hành vi con người
đồi bại cho nên thánh nhân cần no bụng mà không cần vui mắt, bỏ cái này (xa xỉ,
đa dục) mà lựa chọn cái kia (chất phác vô dục)”.
Ông chủ trương xây dựng nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi,
có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành Dân hai
nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn,
cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng nhưng đến già, đến chết họ
không bao giờ qua lại thăm nhau.
Lão Tử đã đem tự nhiên đối lập với văn minh và đối lập với sự phát triển
tiến hóa của xã hội loài người để từ đó muốn xóa bỏ văn minh, muốn giữ xã hội
ở trạng thái nguyên thủy. Tuy nhiên ông không biết rằng nếu với tự nhiên sự vận
động phát triển là “ tự hóa” là khách quan thì với xã hội loài người thì sự vận
động phát triển cũng là “tự hóa” và khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn
của con người.
7

2.3Tư tưởng của Đạo gia không nhận thấy nguyên nhân sự tha hóa của
con người
Lão Tử đã đúng khi nói rằng con người của thời kỳ tư hữu đã rời xa sự

chất phác, rời xa sự thánh thiện, đã trở nên hữu dục, tham lam ganh đua, nhưng
ông đã không nhìn ra được nguyên nhân gây ra sự tha hóa đó là do sự ra đời của
7
Lê Hồng Giang (trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM).
(2009). Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học Lão Tử, Tạp chí
Phát triển Kh&CN, Tập 12, Số 01-2009.
13
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
tư hữu và phân hóa giai cấp, không hiểu rằng đó vẫn là con đường phát triển tất
yếu của xã hội loài người.
Sự tha hóa ấy có lẽ sẽ được giải quyết ở một xã hội trở về vòng xoáy
không tư hữu nhưng ở một trình độ rất cao của lực lượng sản xuất. Ở đó văn
minh vẫn được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ để đảm bảo cho sự phát triển cao
của lực lượng sản xuất, và văn minh không thể bị xóa bỏ để quay lại xã hội
nguyên thủy như chủ trương của Lão Tử.
2.4Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội của Trang Tử mang tính duy
tâm tiêu cực
Vũ trụ của Trang Tử biến hóa vô cùng tận. Vạn vật sinh tử như nhau
không khác nhịp tuần hoàn của thiên nhiên nên chúng cũng khác nhau về giá trị
của phẩm tính và lượng tính. Vì tính chất biến hóa và tương đối đó, Trang Tử ôm
lòng hoài nghi cực độ, đi đến tính tuyệt đối trong chủ trương của mình: tuyệt đối
tự do bình đẳng, tuyệt đối tôn trọng cá nhân và tuyệt đối vô vi. Trong trạng thái
tuyệt đối đó, con người không kỳ vọng, không chờ đợi, chỉ sống tiêu dao theo
tháng ngày.
Trong lĩnh vực xã hội, nếu như Lão Tử vô vi nhưng còn nghĩ tới chuyện
nước non, chỉ dừng ở mức không tán thành cách cai trị hữu vi thì Trang Tử vô vi
tới mức phủ định quốc gia, ông căm ghét kẻ thống trị đến cực độ, ông không chỉ
bất hợp tác với họ mà còn nguyền rủa, châm biếm họ là bọn đại đạo. Ông ghét
những vị được gọi là minh quân, các thể chế và các phẩm trật chính trị. Khi vua
Sở mời ra làm quan, ông chỉ nói: “Ta thích làm con rùa sống mà lết cái đuôi

trong bùn, còn hơn làm con rùa thần đã chết cất nơi miếu đường, trong một cái
giỏ có phủ lụa”. Cách sống dững dưng, thoát tục, vị ngã của trường phái Đạo gia
là một phản ứng tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc bấy giờ.
14
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN

ua việc nghiên cứu vể trường phái Đạo gia chúng ta phần nào hiểu thêm
được nguồn gốc ra đời, hệ tư tưởng của Đạo gia và ảnh hưởng của nó đến
xã hội. Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận
những giá trị đạo đức to lớn mà Đạo gia mang lại. Đặc trưng hướng nội của Đạo
gia giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình
để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân
ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy Lão Tử không đúng khi muốn hướng
xã hội loài người quay lại xã hội nguyên thủy nhưng ông lại là người sớm nhận
thấy sự tha hóa về đạo đức của con người khi xã hội chuyển từ giai đoạn nguyên
thủy sang giai đoạn có tư hữu. Mong ước của ông về việc trở lại tính thánh thiện
của đạo đức con người như không tham lam, không tranh giành, không xảo quyệt
của thời kỳ nguyên thủy lại là mong ước muôn thuở về tính nhân bản của nhân
loại.
Q
Tóm lại, những tư tưởng sâu sắc và độc đáo về đạo, về đức, về phép biện
chứng, về vô vi trong hệ thống triết học của Lão Tử đã nâng ông lên vị trí những
nhà triết học hàng đầu trong nên triết học Trung Hoa cổ đại. Chúng là mạch suối
nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nên triết học phương
Đông nói chung và triết học Trung Hoa nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những
ảnh hưởng tích cực, Đạo gia cũng đem lại những tác động tiêu cực. Vì vậy,
chúng ta cần chọn lọc những tiến bộ trong Đạo gia để có sự vận dụng thích hợp.
15
Phan Kim Cương - CHKT.K21.D5 GVHD:TS Bùi Văn Mưa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách
1. TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa. (2003). Giáo trình Đại cương
Lịch sử Triết học, TP.HCM. NXB Tổng hợp TP.HCM.
2. Hàn Sinh Tuyến – Lê Anh Minh. (2008). Tư tưởng Đạo gia. NXB Tam
giáo đồng nguyên.
Báo – Tạp chí
1. Đào Duy Anh. (1989). Nghiên cứu Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo.
Website www. triethoc.edu.vn
2. Lê Hồng Giang (trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-
HCM). (2009). Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học
Lão Tử, Tạp chí Phát triển Kh&CN, Tập 12, Số 01-2009.
3. Mai Sơn. (2004). Tiểu luận về Đạo đức kinh. Website
www.evan.vnexpress.vn.
4. Nguyễn Ước. (2007). Lão Tử. Website www.timsach.com.vn
5. Phan Văn Các. (1999). Đạo của Lão Tử với tư tưởng học thuật Trung
Quốc và phương Đông. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 02-1999.
6. Thích Pháp Như. (2011). Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của đạo
Phật. Diễn đàn Đạo Phật ngày nay.

×