Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.48 KB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Hơn hai ngàn năm trước, trong khi châu Âu còn nằm trong bóng tối của sự
man rợ, Hy Lạp đang mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của mình thì
Trung Hoa đã là một xã hội tổ chức tương đối có kỷ cương với nếp sinh hoạt văn
hóa cao nhất từ trước tới nay. Đó là nhận định được nhiều học giả phương Tây
cùng chia sẻ.
Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công
nguyên. Trong tình trạng triền miên loạn lạc của Trung Hoa, xuất hiện nhiều triết
gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Vượt lên trên các
triết gia ấy, Lão Tử — cùng Khổng Tử — là hai nhân vật nổi bật nhất. Với cuốn
Đạo Đức Kinh, Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra một quan niệm về
vũ trụ. Những lời trong cuốn sách nhỏ ấy của ông thấm sâu vào dân tộc Trung
Hoa, làm cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử
vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.
Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự
xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến
thành một tôn giáo thần bí. Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Lão
Tử ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn
triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống
thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Đạo gia, những giá trị
và hạn chế của nó” làm đề tài nghiên cứu.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng triết học Đạo gia mà điển hình là
Đức Lão Tử và Trang Tử, những giá trị và hạn chế trong trường phái triết học
Đạo gia.
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của
Đạo giáo, phân tích quan niệm biện chứng về thế giới của Đạo giáo cũng như
thuyết vô vi.


III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp tổng hợp các phương pháp
của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử , đặc biệt là logic
và phân tích, tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn để thực hiện đề tài. Trong quá
trình nghiên cứu trình bày đề tài, có sự tham khảo những công trình nghiên cứu
của các tác giả có liên quan đến đề tài.
IV. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, tham khảo về tư tưởng nhân sinh quan triết học về Đạo giáo.
V. Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Đạo giáo.
Chương II: Tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia
Phần C: Kết luận.
B.NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia
I. Xuất xứ Đạo giáo
Đạo giáo (tiếng Trung: 道教), Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn
giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn
gốc lịch sử được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức
2
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay
Đạo gia (道家).
Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song
với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và
ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung
Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà

hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn
hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam Á lân
cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật
và địa lí.
II. Những tư tưởng triết học của Đạo gia.
1. Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử
Tiểu sử đức Lão Tử
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên ( 145-86 trước CN), phần Liệt truyện, thiên 63 Lão
Tử là người nước Sở, xóm Khúc Nhân, làng Lệ,huyện Khổ, tỉnh Hồ Nam bây
giờ. Ngài họ Lý tên Nhĩ (tai) tự Bá Dương, thụy (tên sau khi chết) là Đam ( tai
dài) làm quan giữ chức Thủ tàng thất, tức coi kho sách dưới thời nhà Châu tức
vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch.
Thân thế Đức Lão Tử tìm thấy trong sử sách chỉ có rất ít thông tin cùng với
tác phẩm Đạo Đức Kinh còn lưu truyền đến ngày nay.
1.1 Lý luận về Đạo và Đức.
1.1.1 Đạo.
Ý nghĩa chữ Đạo giữ một vai trò trọng tâm trong toàn bộ hệ thống triết học
Lão Giáo. Đức Lão Tử cho rằng Đạo là bản nguyên của vũ trụ, phi cảm tính, phi
3
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
ngôn ngữ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung
của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới
Ngài dạy:“Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật.
Vạn vật phụ âm nhi bão dương , xung khí dĩ vi hòa.” Chương 42, Đạo Đức Kinh
(ĐĐK).
Như vậy Đạo là cái có trước Trời Đất, muôn loài vạn vật đều sinh ra từ Đạo
nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Lão Tử
đã viết: “Có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không vừa

lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi,
là mẹ cả thiên hạ” (Chương 25, ĐĐK).
1.1.2 Đức.
Đức là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là
cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái
lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
1.1.3 Mối tương quan giữa Đạo và Đức
Chương 51,ĐĐK Ngài Viết: “Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng,
nuôi lớn tới thành thục, che chở vạn vật(…)” ;
Đạo sinh ra vạn vật, thì Đức bao bọc dưỡng nuôi vạn vật. Đức là biểu hiện
của Đạo nơi sự vật, là hình của Đạo. Vậy, Đạo là cái mà nhờ đó mà mọi vật được
sinh ra và Đức là cái mọi vật được định hình và đặt tên để trở thành nó mà phân
biệt với cái khác.
Đạo là dương, Đức là âm. Thầy có giải thích: “Đạo Đức phải đi cặp nhau.
Đạo là dương, Đức là âm. Âm dương phải tương cảm tương ứng, điều hòa mới
thành đặng.”.
Cũng như Ơn Trên có dạy:“Đạo là thuyền, Đức là nước, nước có thì thuyền
mới trẩy sang. ”.
4
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Đức là hành động vô vi, tức hành vi của vô ngã, của chơn thể, của bản tánh.
Đó là hành động tự nhiên theo Thiên tánh như hoa nở, mây bay… Nở, bay là đức
của hoa, của mây.
Tóm lại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái
đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý
thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp
địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính
khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu
không có đạo, không ai không theo đạo…
Như vậy, quan niệm về đạo của trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ

khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét
trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
1.2 Quan niệm biện chứng về thế giới
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của đạo; thông qua đức mà
đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái
hữu sinh ra vạn vật Vạn vật mất đi là quay về với đạo.
Toàn thể vũ trụ, theo Lão Tử, bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là : luật
quân bình và luật phản phục. Luật quân bình là giữ cho vận động được thăng
bằng không để cho cái gì thái quá, thiên lệch hay bất cập. Cái gì khuyết sẽ được
tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì vơi dễ được bồi đắp cho đầy, cái gì cũ
thì sẽ đổi mới lại. Đó là Đạo tự nhiên.
Theo Lão Tử, trong quá trình vận động, biến đổi, khuynh hướng tất yếu của
vạn vật là trở về trong Đạo, trở về với tĩnh lặng, hư không theo luật "phản phục".
Lão Tử gọi luật đó là "trở lại cái động của Đạo".
Mọi sự vật biến động, biến đổi, theo Lão Tử có nguồn gốc từ trong bản thân
sự vật. Mỗi vật đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập, vừa tương hoà, vừa
xung khắc, vừa đối lập lại vừa liên hệ, ràng buộc bao hàm lẫn nhau và không thể
5
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
thiếu được nhau. Lão Tử viết : "Trong vạn vật, không vật nào mà không cõng
âm, bồng dương, nhân chỗ xung nhau mà hoà vào nhau".
Theo ông một sự vật trong một chu kì phát triển đến cực điểm, chúng sẽ
chuyển thành mặt đối lập với chính nó. Vì thế mà "Gió to không thể thổi suốt
buổi mai, mưa lớn không mưa suốt ngày", "Hoạ là tựa của phúc, phúc là chỗ náu
của hoạ"
1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
1.3.1 Thuyết vô vi của Lão Tử
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không giả tạo, không
gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính
tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới

nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
Đối lập với vô vi là hữu vi. Hữu vi là sống và hành động không theo lẽ tự
nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can thiệp vào đất trời.
Nói về "Đạo vô vi" Lão Tử viết : "Đạo là cái luật tự nhiên, không cần tranh
mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật theo về, lờ
mờ mà hay mưu tính". (Chương 42, Đạo đức kinh)
1.3.2 Về đường lối trị nước an dân.
Trị nước bằng vô vi, Lão Tử kêu gọi đưa xã hội và cuộc sống con người trở
về với trạng thái tự nhiên, nguyên thuỷ, chất phác, không ham muốn, dục vọng,
không thể chế, pháp luật, không ràng buộc bởi truyền thống đạo đức, không tri
thức văn hoá, kĩ thuật, thánh nhân "không làm gì mà không làm". Theo bản tính
tự nhiên, mọi người tự làm những việc mà mỗi con người cần phải làm một cách
tự nhiên.
Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp vào đời thường;
nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo,
khéo léo. Ông cho rằng đây là giải pháp an bang tế thế. Bởi vì “vô vi thì không gì
6
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
không làm Thường dùng vô vi mà được thiên hạ. Hữu dự thì không đủ lấy thiên
hạ” (Chương 48, Đạo đức kinh).
Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phát, mơ ước cô
lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo (tự nhiên). Xã hội lý tưởng
đối với ông là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi, có gươm
giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành… Ông viết : "Chiến
tranh là việc chẳng lành, không phải việc của quân tử. Nếu bắt buộc phải dùng
binh thì phải điềm đạm. Nếu thắng cũng đừng cho là hay. Đắc thắng mà cho là
hay tức là kẻ thích giết người, cuộc chiến tranh phải xử bằng tang lễ". Dân hai
nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn,
cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng… nhưng đến già, đến chết ho
không bao giờ qua lại thăm nhau.

2. Trang Tử và Nam hoa kinh
II.1Tiểu sử Trang Tử
Trang Tử tên thật là Chu, cùng thời với Mạnh Tử
1
, tức sống giữa thời Chiến
Quốc, cuối đời sống ẩn dật tại núi Nam Hoa. Sự tích truyền lại về đời sống của
Trang Tử cũng thật mơ hồ.
1
/>Tư tưởng ông chịu ảnh hưởng của Đức Lão Tử, được thể hiện qua tác phẩm
của ông là “Trang Tử” hay còn có tên là Nam Hoa Kinh gồm 52 thiên mà Tư Mã
Thiên đã luận: “ Sách ông viết có hơn 10 vạn chữ, đại để đều là ngụ ngôn… văn
ông khéo viết, lời lẽ thứ lớp, chỉ việc tả tình để bài bác bọn Nho Nặc.Tuy đương
thời, những bậc túc học, cũng không sao cãi để tự gỡ lấy mình cho nổi. Lời văn
của ông thì phóng túng mênh mông, cầu lấy sự thích ý mình mà thôi. Cho nên từ
các bậc Vương, Công đều không ai biết nổi ông là người thế nào”.
7
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
II.2Tư tưởng triết học của Trang Tử
II.2.1Quan điểm biện chứng về thới giới của Trang Tử
Trang Tử đã xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng quan điểm biện chứng mà nổi bật
là sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới. Ông cho rằng mọi sự vật có
liên hệ khăng khít với nhau, luôn chuyển hoá, thay thế lẫn nhau.
"Vạn vật không đồng nhau, thế thì cái gì khiến nó liên lạc được với nhau ?"
và "người cùng tạo vật hoà hợp làm một rồi thì đi đâu chẳng phải là mình ?"
Vạn vật, con người đều vận động, biến hoá theo quy luật tự nhiên, quy luật
này như một vòng tròn lưu chuyển vô cùng tận dưới sự tác động của Đạo.
II.2.2 Thuyết vô vi của Trang Tử
Mục đích của triết học Trang Tử là cứu đời, cứu người nên ông cho rằng quan
trọng không phải là sự triết lí suông về Đạo, mà là thực hành bản thân cuộc sống
theo Đạo. Những vấn đề nhân sinh nằm ngay trong các vấn đề bản thể luận và

nhận thức luận, chúng hoà lẫn vào nhau. Cốt lõi tư tưởng về nhân sinh ở Trang
Tử là học thuyết vô vi.
Khái niệm "vô vi" ở Trang Tử cũng có ba nội dung chính:
- Sống, tồn tại theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không cần phải có sự
tham gia có tính chất xã hội vào nó.
- Thuận theo lẽ tự nhiên mà làm, hành động như thế là "Làm mà không phải
mình làm", vì làm đó không còn bị ràng buộc bởi ý chí, mục đích của con người
nữa, cũng giống như nóng và sáng là tính tự nhiên của lửa nó vốn như thế, ta
không thể cưỡng ép nó không được nóng và sáng.
- Làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng, sống và hành động theo bản
tính tự nhiên của chúng.
Quan điểm "vô vi" được biểu hiện cụ thể trong các vấn đề sống, chết, tự do
bình đẳng, hạnh phúc tuyệt đối.
8
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Theo Trang Tử, Đạo chỉ là cái sống, đây là năng lực sống không có sanh, tử;
sanh và tử là những hình thức biến hoá mà thôi. Về mặt hình thức thì sanh, tử
luôn biến hoá thay thế nhau, còn sống thì chỉ là một khâu thay đổi trong sự biến
hoá của vũ trụ, nó vượt qua giới hạn của sự sống, chết thông thường, nó đạt tới
sự giao hoà của vạn vật, nó thực sự chưa bao giờ chết, bởi chưa bao giờ sống.
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của trường phái Đạo
gia
I. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
1. Quan niệm niệm biện chứng về thế giới
Trong triết học của Lão Tử, phép biện chứng chất phát: thống nhất, đấu tranh
và chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự vận động của vạn vật theo quy luật quân
bình và quy luật phản phục.
Tuy phép biện chứng của Lão Tử tuy còn ở trình độ ngây thơ, chất phác,
mang tính trực quan cảm tính, song ông đã trình bày nhiều tư tưởng hết sức cô
đọng, nhưng sâu sắc về vận động, về quy luật, về mâu thuẫn.

Như vậy, trong tư tưởng về phép biện chứng, có thể nói về căn bản, Lão Tử
đã vạch ra được quy luật, con đường vận động, biến đổi của vạn vật trong thế
giới khách quan. Theo ông, nguồn gốc của sự vận động, biến đổi ấy của vũ trụ,
vạn vật là sự liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong chính các
sự vật. Đây là thành quả đặc sắc nhất trong triết học của Lão Tử, biểu hiện năng
lực quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc sảo của ông đối với sự vật khách quan.
Chính nhờ luật quân bình mà vạn vật tồn tại, biến đổi không ngừng theo một
trật tự tự nhiên, nhất định. Luật quân bình chống lại những gì thái quá trái với sự
điều hoà của tự nhiên. Để chống lại những gì thái quá, nó thường lấy nhu thắng
cương, nhược thắng cường : "Nhón gót lên thì không đứng vững. Xoạc chân ra
thì không bước được. Tự xem là sáng thì không sáng. Tự xem là phải thì không
chói".
9
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Trang Tử đã xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng quan điểm biện chứng mà nổi bật
là sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới.
2. Những giá trị quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
2.1 Thuyết vô vi
Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm
gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng LÀM MÀ NHƯ KHÔNG LÀM, NHƯ
THẾ CÓ ĐẶNG KHÔNG. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển
nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm
lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước.
Từ quan điểm vô vi, Lão Tử rút ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống
của con người, đó là những đức tính : từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan
dung, trí túc và kiến vi, làm bạn với thiên nhiên , không hủy hoại , làm xáo trộn
trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa. Họ luôn giữ được đồng nhất với đạo, họ
hoà mình vào khoảng không. Họ biết dành cho người khác chỗ mà không làm
mất chỗ của mình. Họ biết giảm ánh sáng của mình để có thể làm mất chỗ của
mình vào bóng tối của kẻ khác.

Tư tưởng của Lão Tử chủ nghĩa "vô vi" là rất sâu sắc và độc đáo. Với trình độ
tư duy lí luận cao, những quan điểm ấy của Lão Tử đã đóng góp đáng kể vào sự
phát triển tư tưởng triết học phương Đông. Trong cái "lờ mờ", "hỗn độn" và gợi
mở, Lão Tử đã làm cho người đời sau kinh ngạc, thán phục trước sức mạnh của
tư duy trừu tượng.
Triết lý sống vô vi và các chuẩn mực ứng xử như giảm thiểu dục vọng, tránh
cực đoan thái quá, luôn khiêm nhu, không nóng nảy hiếu thắng, không ganh
đua, mà Lão Tử đề xuất là những giá trị nhân bản lung linh khiến cho con
người hướng thiện nên có một số ảnh hưởng rất sâu sắc trong văn hóa Trung
Quốc và một sức hấp dẫn lớn với đời sống tinh thần nhân loại.
10
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Tư tưởng nhân sinh căn bản trong Nam hoa kinh của Trang Tử là vô vi - mẫu
mực sống của các bậc thánh nhân - đứng ở chỗ khôn lường mà chơi ở miền
không có. Vô vi hành động theo lẽ tự nhiên nhi nhiên, vô tư, hồn nhiên như trẻ
thơ "giữ tâm điềm đạm, khí điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên mà không theo ý riêng
của mình" (Ứng đế vương). Cũng giống như Vô vi của Lão Tử là "vô vi nhi vô
bất vi" nhưng mới hơn ở Trang Tử là không thái quá và biết phá bỏ những gì cản
trở cho sự phát triển tự nhiên của vạn vật, làm cho mọi vật đều được tự do, bình
đẳng sống theo đúng bản tính, sở thích tự nhiên của nó.
2.2 Về đường lối trị nước an dân
Giải thích nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội và nhận thấy sự tha hóa
của con người.
Quan điểm "vô vi" của Lão Tử xét cho cùng là những vấn đề đạo đức, nhân
sinh và chính trị xã hội. Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ
nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm "vô vi" của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc
nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người, phương pháp trị nước của vua
chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là chỗ tập trung giá trị hệ thống
triết học của ông.
2.3 Tương quan giữa Lão Tử và Trang Tử về vô vi

Lão tử đã muốn cứu thế nên vô vi, nghĩa là vẫn hành động nhưng hành động
theo tự nhiên, Trang Tử muốn trở về với bản căn mà vô vi, nghĩa là muốn tu
dưỡng để đạt tới mức vô tri, vô kỷ, không cảm xúc và hoàn toàn siêu thóat.
Vì chủ trương vô vi mà Lão Tử trọng những đức khiêm nhu, tồn tĩnh, vô dục,
còn Trang Tử thì đề cao sự bình đẳng “tề vật”, sự tự do hòan tòan “tiêu dao”. Sự
đồng hóa với vũ trụ vạn vật.
“Lão Tử chủ trương không thiên vị, không vị ngã, mà để cái thân ra ngòai xã
hội. Đến Trang Tử thì vượt thóat tất cả, cho sinh tử ngang nhau, họa phúc cũng
như nhau, cho mình với thiên địa vạn vật là nhất thể.
11
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Vậy tư tưởng của Lão Tử siêu việt hơn tư tưởng của Dương Chu, tư tưởng
của Trang Tử lại vượt tư tưởng của Lão Tử, nhưng đều chủ trương bảo tòan sinh
mệnh của mình. Đó là chỗ nhất quán của Đạo gia”.
Tóm lại, cũng giống như Vô vi của Lão Tử là "vô vi nhi vô bất vi" nhưng mới
hơn ở Trang Tử là không thái quá và biết phá bỏ những gì cản trở cho sự phát
triển tự nhiên của vạn vật, làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống theo
đúng bản tính, sở thích tự nhiên của nó.
II. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
1. Quan niệm niệm biện chứng về thế giới
Phép biện chứng của Lão Tử mang tính máy móc đơn giản. Vạn vật chỉ vận
động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái
mới, nghĩa là không có sự phát triển. Lão Tử đã đem tự nhiên đối lập với văn
minh và đối lập với sự phát triển tiến hóa của xã hội loài người để từ đó muốn
xóa bỏ văn minh, muốn giữ xã hội ở trạng thái nguyên thủy.
Theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hoá của các mặt đối lập không theo hướng
phát triển, xuất hiện cái mới mà theo vòng tuần hoàn của luật "phản phục". Hơn
nữa Lão Tử không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh của các mặt
đối lập mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, cái vô vi, cái điều hoà để tạo thành sự
chuyển hoá. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập ở Lão Tử, chính là sự điều hoà

theo luật quân bình.
Có thể thấy rõ là khi bàn về bản chất tự nhiên tư tưởng của Lão Tử căn bản
chứa đứng những hạt nhân biện chứng nhưng khi bàn về xã hội, khi ông chủ
trương đưa con người quay về thời nguyên thủy và coi đó là thời kỳ lý tưởng của
xã hội loài người thì tư tưởng của ông thể hiện sự phi biện chứng và thực tế hiển
nhiên là đã không thể thực hiện được.
Tư tưởng biện chứng của Lão Tử tuy đã vẽ nên đúng đắn bức tranh sinh động
của hiện thực, nhưng về căn bản nó vẫn mang tính chất tự phát, ngây thơ, dựa
trên những kinh nghiệm có tính trực quan cảm tính và chủ yếu là mô tả sự biến
12
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
chuyển của sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Nó
chưa có cơ sở để vạch ra sự hạn chế bị quy định bởi tính chất thời đại lịch sử mà
còn do sự hạn chế bởi trình độ nhận thức còn thấp kém ở Trung Quốc thời bấy
giờ.
Trong học thuyết về quy luật vận động của vạn vật, Lão Tử chỉ mới thấy các
mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng nương tựa nhau một cách hình thức, giản
đơn. Lão Tử quan niệm sự chuyển hóa của các mặt đối lập chỉ là sự thay thế,
chuyển đổi vị trí cho nhau một cách tuần tự, kế tiếp, phản phục, quân bình,
không có sự đấu tranh phủ định, bài trừ, thâm nhập vào nhau một cách biện
chứng. Do vậy, sự vận động, biến đổi của sự vật hiện tượng không có bước nhảy
vọt, không có sự thay đổi về chất, mà chỉ là quá trình lập đi lập lại, có tính chất
tuần hoàn buồn tẻ.
Phép biện chứng của Trang Tử mang tính chất tự phát, nó không phải là một
hệ thống mà chỉ là những yếu tố tản mạn rời rạc. Nó chỉ dừng lại ở mặt hình
thức, còn nội dung thì lại mang tính chất nguỵ biện, chủ nghĩa chiết trung. Những
đặc điểm này đã dẫn đến tính thần bí, huyền hoặc trong tư tưởng của ông.
Trang Tử đã bỏ quên "Các mặt đối lập" trong bản thân sự vật như là nguồn
gốc, động lực của mọi sự vận động. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa phép
biện chứng của Trang Tử với phép biện chứng của Lão Tử. Xoá nhoà mọi mâu

thuẫn, đồng nhất hoàn toàn các mặt đối lập, Trang Tử đã bỏ mất cái sinh động
đầy sức sống của phép biện chứng, không đạt tới được cái cốt tử của phép biện
chứng, nên Trang Tử có khuynh hướng đi từ phép biện chứng đến chủ nghĩa
chiết trung, nguỵ biện khi ông viết : "Phải cũng là một lẽ vô cùng, trái cũng là
một lẽ vô cùng cho nên nói rằng không có gì bằng lấy ánh sáng".
2. Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
Lão Tử mặc dù được đời sau tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, vẫn không
thoát khỏi sự hạn chế, bởi điều kiện lịch sử khi giải quyết những vấn đề về bản
thể luận, nhận thức luận hay phép biện chứng.
13
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Không nhận thấy nguyên nhân sự tha hóa của con người khi xã hội chuyển từ
giai đoạn nguyên thủy sang giai đoạn có tư hữu. Sự tha hóa đó là do sự ra đời của
tư hữu và phân hóa giai cấp và lại càng không thể hiểu rằng dù đau đớn như vậy
nhưng đó vẫn là con đường phát triển tất yếu của xã hội loài người.
Triết lý sống vô vi và các chuẩn mực ứng xử như giảm thiểu dục vọng, tránh
cực đoan thái quá, luôn khiêm nhu, không nóng nảy hiếu thắng, không ganh
đua, mà Lão Tử đề xuất không phải lúc nào cũng đắc dụng trong các xã hội có
giai cấp tiếp theo
Có thể thấy rằng, quan điểm triết học của Trang Tử đã thể hiện tư tưởng và
địa vị giai cấp của tầng lớp quý tộc sa sút trong thời kỳ loạn lạc. Hoài nghi hiện
thực, yếm thế nhưng phóng nhiệm; trở về với tự nhiên, trở về với đạo như một
sức mạnh thiên nhiên huyền bí.
C. KẾT LUẬN
Trong lịch sử Trung Quốc, tác dụng của tư tưởng Đạo gia không chỉ dừng lại
ở bề ngoài của đời sống kinh tế, chính trị trong xã hội. Phương pháp nhận thức
của Lão Trang còn gây ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa tư tưởng truyền thống
Trung Quốc về hai mặt triết học và nghệ thuật. Nho tông đời Hán là Đổng Trọng
Thư, người sáng lập nên Nho học mới lấy "tam cương ngũ thường" làm hạt nhân
đã giành địa vị độc tôn cho Nho học, Mà "đạo" là cái đứng cao hơn "tam cương

ngũ thường", trở thành cái khung triết học nâng đỡ cương thường của Nho gia.
Sự hưng khởi của lí học thời Tống Minh đã giành được địa vị tư tưởng chính
thống trong thời kì sau của xã hội phong kiến Trung Quốc. Mà lí học cũng lấy tư
14
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
tưởng đạo gia làm thủ đoạn để luận chứng. Có thể nói, Nho gia sở dĩ giành được
địa vị thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm, được
toàn bộ giai cấp thống trị phong kiến tiếp thu, là nhờ mượn phương pháp tư
tưởng của Đạo gia làm cơ sở triết học của mình, khiến cho cương thường danh
giáo của nho học không ngừng được phong phú và hoàn thiện, ngày càng thêm
hệ thống hoá, triết lí hoá.
Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, Đạo gia theo đuổi sự tự nhiên vô vi, thoát khỏi
sự nô dịch của ngoại vật, giành tự do tuyệt đối về tinh thần. So với Nho gia, nó
có sự tìm hiểu sâu sắc hơn về đặc trưng của thẩm mĩ và nghệ thuật. Nhận thức
của đời sau về những quy luật đặc thù của thẩm mĩ và sáng tạo nghệ thuật, tuyệt
đại bộ phận đều xuất phát từ mĩ học của Đạo gia. Đặc điểm chú trọng đến trực
giác, đến ý cảnh, khí vận, nhấn mạnh đến chủ thể cá tính của người sáng tác,
nhấn mạnh đến tưởng tượng, thể ngộ trong nghệ thuật cổ đại Trung Quốc cũng
phần lớn do tư tưởng Đạo gia mà có. Đặc điểm đó, đến thời Nguỵ - Tấn, phát
triển thành lí luận lấy lời, ý, hình tượng làm hạt nhân, trở thành nguyên tắc thẩm
mĩ của nghệ thuật cổ đại Trung Quốc. Có thể nói, không tìm hiểu tư tưởng mĩ
học của Đạo gia, thì không thể thực sự hiểu được những bí hiểm trong ý cảnh của
nghệ thuật cổ điển Trung Quốc.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I.Sự cần thiết của đề tài 1
II.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
III.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
IV.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 2
V.Kết cấu đề tài. 2

B.NỘI DUNG 2
Chương 1: Tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia
2
I.Xuất xứ Đạo giáo 2
II.Những tư tưởng triết học của Đạo gia. 3
1.Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử 3
15
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
Tiểu sử đức Lão Tử 3
1.1Lý luận về Đạo và Đức. 3
1.1.1Đạo. 3
1.1.2Đức. 4
1.1.3Mối tương quan giữa Đạo và Đức 4
1.2Quan niệm biện chứng về thế giới 5
1.3Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 6
1.3.1Thuyết vô vi của Lão Tử 6
1.3.2Về đường lối trị nước an dân. 6
2.Trang Tử và Nam hoa kinh 7
II.1Tiểu sử Trang Tử 7
II.2Tư tưởng triết học của Trang Tử 8
II.2.1Quan điểm biện chứng về thới giới của Trang Tử 8
II.2.2Thuyết vô vi của Trang Tử 8
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của trường phái Đạo gia
9
I.Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 9
1.Quan niệm niệm biện chứng về thế giới 9
2.Những giá trị quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 10
2.1 Thuyết vô vi 10
2.2 Về đường lối trị nước an dân 11
2.3 Tương quan giữa Lão Tử và Trang Tử về vô vi 11

II.Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 12
1.Quan niệm niệm biện chứng về thế giới 12
2.Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 13
C. KẾT LUẬN 14
Tài liệu tham khảo chính 16
Tài liệu tham khảo chính
1. TS. Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết học (Phần I), Trường Đại Học Kinh
Tế TPHCM, Lưu hành nội bộ, năm 2011
2. GS, TS. Nguyễn Ngọc Long – GS, TS. Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Triết
học Mác – Lê Nin (dùng trong các trường đại học và cao đẳng), NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006
3. Nguyễn Hiến Lê (dịch và chú giải), Lão Tử “Đạo đức kinh”, NXB Văn
hóa thong tin, Hà Nội, 2006
16
Tư tưởng triết học của Đạo gia, giá trị và hạn chế
4. Thu Giang – Nguyễn Duy Cần (dịch và chú giải), Lão Tử “Đạo đức kinh”,
NXB Văn học, 1991
5. />6. />7. />8. />17

×