Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.47 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
Tên đề tài:
GVHD:
GVHD:




TS. Bùi Văn Mưa
TS. Bùi Văn Mưa
Lớp:
Lớp:




CHKT K21 – Đêm 5
CHKT K21 – Đêm 5
Nhóm:
Nhóm:


04
04
HVTH:
HVTH:


Lưu Thị Thuỳ Dương


Lưu Thị Thuỳ Dương
– STT 36
– STT 36
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
- 
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA
1.1. Khái quát sự hình thành của phái pháp gia Trang 1
1.2. Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia Trang 1
1.2.1. Những tư tưởng trước Hàn Phi Trang 1
Phái Trọng Thuật Trang 2
Phái Trọng Thế Trang 2
Phái Trọng Pháp Trang 3
1.2.2 Tưởng của Hàn Phi Trang 3
Phép « Pháp, thuật, thế » Trang 3
Chính danh và thực Trang 5
Triết lý vô vi của Pháp gia Trang 6
Thưởng phạt nghiêm minh Trang 6
Tính ác Trang 7
2. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia Trang 8
2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia Trang 9
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
Pháp luật là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên hệ thống kiến trúc

thượng tầng phản ánh diện mạo, bản sắc văn hóa của một quốc gia. Pháp trị (cai trị
bằng pháp luật) đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử Trung Hoa và có ảnh hưởng to lớn
đến các nước Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngày nay, trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa pháp quyền ở Việt Nam, chúng ta đã kế thừa và vận dụng
thuyết « Pháp trị » của Pháp gia đồng thời khắc phục những khuyết điểm nhằm kiện
toàn hệ thống pháp luật. Pháp gia xuât hiện trong thời Chiến Quốc - một thời đại đặc
biệt chẳng những trong lịch sử Trung Hoa mà cả trong lịch sử nhân loại. Đọc lịch sử
thế giới thời thượng cổ và trung cổ, không thấy một dân tộc nào có một chương sử như
vậy: đất đai rộng chia làm thành nhiều nước nhỏ, dân đông mà loạn lạc liên miên, nhà
nào cũng chỉ nghĩ cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, thống nhất quốc gia bằng cách này
hay cách khác. Chính trong điều kiện lịch sử đó làm nảy sinh một loạt các trường phái
triết học, một cảnh "trăm hoa đua nở", trong hai ngàn năm sau không hề tái hiện nữa.
Trong đó, thuyết Pháp trị đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp thống nhất về chính
trị của xã hội Trung Hoa và sự phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc.
Trường phái Pháp gia chủ trương pháp trị (rule by law) tức là dùng pháp luật hà khắc
để trị nước. Đề tài đi vào tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của phái Pháp và nêu bật lên
những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia. Nguồn tư liệu để viết đề tài
này là những quyển sách giá trị cung cấp nhiều thông tin và trích dẫn như Lịch sử Triết
học Phương Đông của GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Trung Quốc của
Phùng Hữu Lan, Hàn Phi Tử của Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Đại cương về lịch sử
Triết học TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên). Vậy thì, do đâu mà Pháp gia có vai trò lịch sử
to lớn như vậy và mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch
sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay?
Để trả lời câu hỏi trên ta đi vào tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của trường phái
triết học Pháp gia.
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
1.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA :
1.1. Khái quát hòan cảnh lịch sử với sự hình thành của phái pháp gia :

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc trải qua những biến động
lịch sử lớn lao. Thực chất của biến động ấy là bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệ
đang suy tàn sang hình thái xã hội phong kiến tập quyền ở Trung Quốc. Cuối thời
Xuân thu sang đầu Chiến quốc, xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng ngày
càng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chu suy vong, các chư hầu cùng nổi
lên tranh giành bá chủ. chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên. « Thấy xã hội từ trên
xuống dưới đầy trộm cướp như vậy, bọn quý tộc sa sút, bất bình, muốn trở lại thời
Xuân Thu, ổn định hơn, nhưng bất lực; hạng thư sinh thì chỉ thở dài, giảng nhân nghĩa;
còn hạng võ dũng thì chỉ biết dùng thanh gươm để rửa nhục cho kẻ bị oan ức, bênh
vực kẻ bị áp bức, thành bọn thích khách mà người ta gọi là hiệp sỹ. Họ tiếc thời cũ,
muốn trở lại thời Xuân Thu, một phần vì thời đó ổn định hơn, tôn trọng nhiều giá trị
tinh thần (nhân nghĩa ) hơn, một phần cũng vì muốn khôi phục lại địa vị cũ của họ.
Nhưng họ lại bất lực; giòng lịch sử chỉ chảy xuôi chứ không chảy ngược. »(4,31)
Trong thời đại “ Bách gia chư tử” ấy, có những khuynh hướng mà tư tưởng
nhiều khi đối lập nhau. Khác với Khổng Tử, Mặc Tử mượn đời xưa để phê phán đời
nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi cho rằng, mọi suy
nghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đất
nước bởi ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn. Đứng trước hoàn cảnh xã
hội như vậy, Hàn Phi chủ trương dùng pháp luật để cai trị đất nước vì bản chất con
người là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luật
để uốn nắn tính xấu của con người; theo ông quản lý xã hội là vị Pháp chứ không vị
Đức.
1.2.Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia :
1.2.1Những tư tưởng trước Hàn Phi :
Quản Trọng ( thế kỷ VI TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân bình dân, được coi là
người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Chủ trương
của Quản Trọng là "lời bàn luận không cao xa mà dễ thi hành (luận ti nhi dị hành),
4
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương

2012
nghĩa là ông có óc thực tế, không bàn chuyện viễn vông, tránh những lý thuyết cao
siêu (như Mặc tử, Lão, Trang sau này).
Tử Sản sinh sau Quản Trọng một trăm năm, cầm quyền nước Trịnh từ -554 đến khi
chết -523 (hay -522). Ông là người đầu tiên cho đúc "hình thư", nghĩa là cho đúc
những cái đỉnh để ghi lại hình pháp. Tử Sản chưa phải chủ trương pháp trị, nhưng cũng
đã làm cho pháp luật có tính cách khách quan hơn trước, nhà cầm quyền không thể tự
ý giải thích theo quyền lợi của mình nữa. Quản Trọng và Tử Sản là những người đặt
nền móng đầu tiên, là những tư tưởng manh nha cho tư tưởng pháp trị sau này, hai ông
đều tôn trọng đạo đức, vẫn còn tư cách của Nho gia. Thân Bất Hại là người cho chính
trị ly khai đạo đức, nên có người cho rằng chính ông mới thực là thủy tổ của Pháp gia.
Pháp gia có ba phái chính, phái trọng thuật là Thân Bất Hại, phái trọng thế là Thận
Đáo, phái thứ ba trọng pháp là Thương Ưởng.
−Phái Trọng Thuật :
Thân Bất Hại - Sinh năm -401, mất năm -337 ("-" trước Tây lịch). Ông chú trọng nhất
đến "thuật", tức phương tiện, mưu mô để đạt được mục đích và theo thuyết hình danh
(danh phải đúng với thực). “Thuật là căn cứ theo tài năng mà giao cho chức quan, theo
cái danh mà trách cứ cái thực (tức là nói sao thì phải làm đúng như vậy, hoặc giữ chức
vụ nào thì phải làm đúng nhiệm vụ); nắm quyền sinh sát (cho sống hay bắt bề tôi chết)
trong tay”. Trong thiên XXXIV - Ngoại trừ thuyết hữu thượng, Hàn còn dẫn một đoạn
của Thân, đại ý khuyên bậc vua chúa phải có cái thuật "bí hiểm” đừng để lộ ra cho bề
dưới biết sự sáng suốt hay không sáng suốt, sự hiểu biết hay không hiểu biết, sự yêu
hay ghét của mình; nếu không kẻ dưới đề phòng, tìm cách gạt, nhử mình.
−Phái Trọng Thế :
Thận Đáo sinh vào khoảng -370, mất vào khoảng -290. Thận Đáo đề cao sức mạnh và
tác dụng của quyền thế, địa vị. Theo ông "Con phi long cưỡi mây (mà bay lên trời),
con đằng xà (một loài rắn như rồng, không có chân) chế ngự sương mù mà lượn trong
đó. Mây tan, sương tạnh rồi thì hai con đó cũng chỉ như con giun, con kiến vì mất chỗ
dựa. Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền (thế) nhẹ, (địa) vị thấp; kẻ bất
5

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
tiếu mà phục được người hiền là vì quyền trọng, vị cao. Nghiêu hồi còn là dân thường
thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ.
Do đó tôi biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được, mà bậc hiền, trí không đủ
cho ta hâm mộ.”(4,135). Vì trọng "thế" nên Thận Đáo chủ trương tập quyền, cấm
không được lập bè đảng, địa vị và quyền lợi của vợ lớn bé, con cả con thứ phải rõ
ràng, đại thần không được lấn vua, phải bỏ ý riêng mà chỉ theo luật.
−Phái Trọng Pháp :
Thương Ưởng (? -338 tr. CN) Ông là người nước Vệ (vì vậy còn gọi là Vệ
Ưởng). Sau nhận dịp qua vua Tần Hiếu công cầu hiền, Vệ Ưởng qua Tần.
Chủ trương của ông là: - Pháp luật phải rất nghiêm, ban bố khắp trong nước, và
từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; pháp đã định rồi thì
không ai được bàn ra bàn vào nữa, không được "dùng lời khéo mà làm hại pháp",
nghĩa là làm sai ý nghĩa của pháp để tìm lợi cho mình. Tội dù nhẹ cũng phạt rất nặng,
để cho dân sợ, mà sau khỏi phải dùng hình phạt. Về việc thưởng, ông cho rằng làm
điều thiện là bổn phận của dân, không đáng thưởng; nhưng ông lại trọng thưởng bọn
cáo gian. Ông trọng nông khuyến khích khẩn hoang. Nhờ vậy mà nước Tần nhanh
chóng hùng mạnh, lần lượt thôn tính sáu nước Tề, Sở, Hàn Yên, Triệu, Ngụy trong cục
diện thất hùng thời chiến quốc.
1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi :
Tư tưởng về pháp trị được phát triển tới đỉnh cao bởi nhà tư tưởng và nhà chính
trị lỗi lạc Hàn Phi. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về « pháp », « thế », « thuật » của
ba nhóm trên thành một học thuyết có tính hệ thống trên nền tảng học thuyết về đạo
của lão giáo, tư tưởng về chính danh, định phận của nho gia.
• Phép « Pháp, thuật, thế »
Theo Hàn Phi, pháp trị là tổng hợp giữa « pháp », « thế », « thuật ». Trong phép trị
nước « pháp », « thế », « thuật » tương quan, liên hệ mật thiết với nhau. "Pháp" là nội
dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương

tiện tạo nên sức mạnh, còn "thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung
chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương.
6
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
Tuân tử trọng lễ tức là trọng pháp theo cái nghĩa rộng, trọng những nghi thức cần
thiết để duy trì trật tự xã hội ; Hàn Phi trọng pháp là trọng luật hình, cũng là để kéo xã
hội từ cảnh hỗn loạn về cảnh bình trị. Hàn Phi coi « pháp » là một trong những công
cụ quan trọng nhất của bậc quân chủ, nên bàn về pháp rất cặn kẽ. Trong Thiên Nạm
Tam, ông viết : « Những công cụ quan trọng của vị nhân chủ, ngoài pháp với thuật ra
có gì khác. Pháp là biện chép trong đồ thư, bày ra ở quan phủ, ban bố ở trong dân
gian ; còn thuật là giấu ở trong lòng(…). Pháp thì không gì bằng rõ, mà thuật thì đừng
nên cho hiện ra »(4,1264). Cái gọi là “mệnh lệnh ban bố rõ ràng nơi cửa công” khác
xa so với cách cai trị bởi ý muốn chủ quan của các cá nhân quý tộc nắm quyền đương
thời. Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật để tránh
phạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọi người, chứ không phải là cái
bẫy để hại dân. Các điều luật minh bạch là phương thức phòng bị tích cực, chứ không
phải là một thủ đoạn chế tài tiêu cực. Đồng thời, nó cũng chính là “hiến lệnh” – một
công cụ - để vua cai trị thần dân. Trong thiên hạ, nhất là thời chiến quốc người hiền
nếu có cũng rất ít. Còn hạng người bất thiện thì rất nhiều. Trị nước là trị dân khắp
nước, chứ không phải chỉ trị số ít người hiền bằng giáo dục đạo đức. Cho nên trị nước
theo Hàn Phi không chăm chú vào điều nhân đức, mà phải coi luật pháp, thưởng phạt
là công cụ quan trọng nhất, dân dù đông bao nhiêu cũng trị được.
Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổn
định và công bằng. Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào
pháp luật. Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã
hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu
mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Từ chỗ cho rằng, “Không có
nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những người

thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật
yếu thì nước yếu”(4,404). Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ so với đương thời.
Muốn thi hành pháp lệnh phải có “thế”. “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người
cầm đầu chính thể. Địa vị đó của kẻ trị vì là độc tôn, mọi người phải tuân theo, gọi là
“tôn quân quyền”. “Thế” trong phép trị nước theo Hàn Phi quan trọng đến mức có thể
7
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
thay thế cho vai trò của bậc hiền nhân. “Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị nhân, mà địa
vị quyền thế lại đủ đóng vai trò bậc hiền vậy”(4,849-Nạn thế). Thế được Hàn Phi ví
như nỏ yếu nhờ gió kích mà tên bay xa. Do vậy thế và pháp trong pháp trị không tách
rời nhau. Trong việc trị dân, địa vị, quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đức
không quan trọng.
.Nhưng làm thế nào vua có thể điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minh
pháp luật đã hạn, bởi quyền thế và địa vị của mình? Pháp gia cho rằng vua phải sử
dụng công cụ đế vương là “thuật”.
Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúng pháp luật,
như vậy là nước trị. Công việc trị nước của vua phải thông qua bộ máy cai trị, là quan
lại. Hàn Phi cho rằng cái lợi của vua và bề tôi khác nhau, mà bản tính con người nói
chung là tư lợi nên bọn thần đều mang ít nhiều lòng phản nghịch. Như vậy vua trực
tiếp trị quan lại chứ không trị dân. Để trị được tầng lớp quan lại, đa phần là những kẻ
hơn người hoặc tài năng hoặc sứ mạnh hoặc thế lực… bắt buộc bậc minh chủ phải có
thuật. Tư tưởng của Pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối pháp trị. "Thuật"
trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người,
dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật được thực hiện và
nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Theo Hàn Phi, “Thuật” có hai khía cạnh: Kỹ
thuật, là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại; Tâm thuật tức mưu mô để
chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra "Vua bỏ yêu, bỏ ghét đi thì chân tướng
của bề tôi sẽ hiện, mà vua sẽ không bị che lấp" (4,876-Nhị bính)

• Chính danh và thực :
Hàn Phi không nói đến « Chính danh » mà chỉ nói đến « Hình danh » hay là « Thực
danh ». Thực theo pháp gia là người giữ những chức vụ trong chính quyền hay bổn
phận của mọi người công dân trong xã hội. Còn “danh” là những chức vị về những
nhiệm vụ ấy. Danh và hình hay thực phải hợp nhau. Nếu pháp luật là danh thì sự việc
là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp nhau. Nếu quan vị là danh thì chức
vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì danh và hình không hợp nhau. Hàn Phi
cho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan trong nhất trong việc trị quan lại, nếu
8
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ hay ngưởi dở, người giỏi kẻ gian, khó
thưởng phạt đúng được, như vậy khó mà trị được. « Bề tôi trình bày một kiến nghị,
vua theo kiến nghị đó mà giao việc cho, rồi tùy việc mà xét kết quả. Kết quả phù hợp
với việc, việc phù hợp với lời nói thì thưởng; trái lại, kết quả không phù hợp với việc,
việc không phù hợp với lời nói thì phạt.»(4,875-Nhị bính).
• Triết lý vô vi của Pháp gia :
Vô vi của Hàn khác vô vi của Lão, của Khổng: Lão vô vi được là nhờ theo tự
nhiên, theo đạo, không can thiệp vào đời sống của dân; Khổng vô vi được là nhờ có
đức khéo cảm hoá dân, dùng lễ, nhạc, ít dùng hình pháp. Hàn chỉ dùng hình pháp để
trị dân, dùng thuật bắt dân cáo gian, « lấy danh trách thực » từ dân đến quan, trong xã
hôi mọi người đều nhất nhất tự nhận rõ bổn phận mà thi hành thì vua không cần phải
làm gì cả, chẳng khác nào « vô vi nhi trị » Cái lý đương nhiên của nhà trị vì thiên hạ
là thống trị thiên hạ. Do đấy mà nhiệm vụ của y là không tự ý làm việc gì, là giao cho
người khác làm thay mình. Nói một cách khác thì pháp luật để thống trị là dùng thiên
hạ nhờ thái độ vô vi. “Vật có chỗ thích nghi, tài có chỗ dùng. Mọi người đều có việc
thích nghi thì trên dưới đều vô vi”(4,676)
Trong thiên Hữu độ, Hàn viết: “Làm vua mà đích thân xem xét các quan thì
không đủ thời gian mà cũng không đủ sức. Vả lại bề trên dùng mắt thì kẻ dưới tô

điểm bề ngoài, người trên dùng tai thì kẻ dưới sửa giọng nói, người trên dùng trí óc để
đoán xét thì kẻ dưới khéo nói, nói nhiều. Tiên vương cho ba cái đó (mắt, tai, trí óc) là
không đủ nên không ỷ vào tài năng của mình mà theo pháp độ, xét kĩ việc thưởng
phạt »(4,886). Cho nên bảo: “Ta không dựa vào đâu mà biết người (tức bề tôi) được,
chỉ có vô vi là có thể dò xét được họ thôi”.» (4,679)
• Thưởng phạt nghiêm minh :
Việc thưởng phạt nghiêm minh cũng là một công cụ quan trọng của nhà vua
trong thuật trị nước. Trọng thưởng và nghiêm phạt được xem như là hai tay của nhà
vua, hay hai cái cán của thuật cầm quyền: nó biểu hiện cái thế và là phương cách hữu
hiệu vì nó đánh vào tâm lý hám lợi, tránh hại của con người. Nội dung chủ yếu của
“pháp” có thể quy về 2 khái niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt” và ông gọi đó là hai
đòn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền. “Thưởng mà hậu thì điều mình muốn
9
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
cho dân làm, dân mới mau mắn mà làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấm
đoán, dân mới mau mắn mà tránh…thưởng hậu không phải chỉ để thưởng công, mà
còn để khuyến khích dân chúng nữa, phạt mà nặng không phải chỉ là phạt một kẻ gian
mà còn để ngăn kẻ bậy trong nước”(5,346).
• Tính ác :
Hàn Phi cho rằng con người sinh ra là ích kỷ, vị lợi, thích điều lợi và tránh điều
hại vì thế người ta luôn chỉ lo mưu lợi cho riêng mình. Hàn Phi không phủ nhận hoàn
toàn khả năng giáo hóa của Nho gia, vẫn dẫn ra những nhà nho có tư cách tốt như
Tăng Sâm, Sử Ngư, nhưng số hiền nhân đó hiếm có giống như cây tên tự nó đã thẳng
sẵn, hoặc như khúc cây tự nó tròn sẵn, cả trăm đời cũng không có được một, cả ngàn
đời cũng không có được một. Vì chỉ là thiểu số nên Hàn coi như họ không tồn tại bởi
« Phép nước không thể mất, mà số dân cần trị không phải chỉ có một người. Cho nên
bậc vua chúa biết dùng thuật không tùy theo cái thiện ngẫu nhiên mà chỉ thi hành đạo
tất nhiên,(…)dùng chính sách thích hợp với đại chúng, bỏ chính sách thích hợp với

một ít người »(4,793).
. .Hàn Phi quan niệm nền tảng quan hệ con người là tư lợi : « Thầy lang khéo mút
vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải là vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng
xe mong cho nhiều người giàu sang, còn thợ đóng quan tài thì mong cho nhiều người
chết yểu, không phải là thợ đóng xe có lòng nhân mà thợ đóng quan tài tàn nhẫn, chỉ
vì người ta không giàu sang thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài không
bán được. Thợ đóng quan tài không phải là ghét người, nhưng người ta chết thì chú ta
mới có lợi” (4,963-Bị nội).
. Theo ông, tình nghĩa chỉ tồn tại do dây chuyền của ân huệ liên tiếp. Bản tính con
người độc ác đến nỗi khi thấy trước mắt một tư lợi nào lớn hơn, tức thì sợi dây
chuyền đó sẽ bị cắt luôn.
2. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ:
2.1Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia:
Tư tưởng chính trị của Pháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi có nhiều yếu tố
tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử. Lịch sử Trung Quốc đã từng
kiểm nghiệm vai trò các học thuyết "Đức trị ", "Vô vi trị ", "Kiêm ái " Song chúng
10
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc. Vào lúc tưởng chừng bế tắc
đó, học thuyết pháp trị đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiến
lược chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư
tưởng góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sự
chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế, đánh
dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thủy
Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc
và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung
Quốc. “Các vua nhà Hán theo khuôn nhà Tần mà tiến hóa trong khoảng thời gian bốn
thế kỷ. Trong thời đại nhà Hán, các chính trị gia Tiêu Hà, Tào Tham đều công nhận tư

tưởng và phương pháp của Pháp gia để thống trị đất nước . Cuối nhà Hán, Gia Cát
Lượng cũng từng áp dụng pháp gia và đã thu lượm được nhiều kết quả. Điều đó cho
thấy lý thuyết của pháp gia rất vững chắc và thực tế. Cho tới nay, tinh thần của nó vẫn
còn thích hợp.”(2,332)
Mục đích chính của Hàn Phi là “khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ
đông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được
trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn
cho nhau”(4,984-Gian kiếp thí thần).Vì mục đích đó, cho nên, pháp trị hay pháp trở
thành tiêu chuẩn khách quan để đánh giá, phân định phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai
của hành vi và là tiêu chuẩn để phân định danh phận. Pháp là cơ sở để mọi người biết
rõ bổn phận trách nhiệm, là khuôn phép để khen – chê, thưởng – phạt. Sự hiện diện
của pháp luật sẽ giúp nhân tâm, vạn sự quy về một mối. Lấy pháp làm chuẩn nên pháp
là cái gốc của thiên hạ. Bởi vậy, từ mục đích, tính chất…đến ý nghĩa tư tưởng pháp trị
của Hàn Phi tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời, ngày nay vẫn được
đánh giá rất cao bởi tính thực tiễn và có thể áp dụng để xây dựng nhà nước. Học thuyết
pháp trị của Pháp gia với sự kết hợp giữa pháp, thuật, thế không chỉ đơn thuần là
phương pháp trị nước; ngày nay nó còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác như
trong quản trị kinh doanh.
11
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
Hàn Phi đưa ra lý luận tham nghiệm, cho rằng bất cứ sự vật, hiện tượng cũng
như quan điểm nào cũng cần phải kinh qua hoạt động thực tế và thí nghiệm khách
quan mới có thể đánh giá thật chính xác. Hàn Phi từ rất sớm đã có tư tưởng duy vật
tiến bộ: trọng thực tế, chống thái độ thủ cựu trong phương pháp trị nước.
Trong xã hội ngày nay, trong bất kỳ quốc gia nào, pháp luật là một bộ phận
không thể thiếu nhằm duy trì lợi ích, công bằng, sự ổn định, trật tự của con người trong
xã hội.
2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia:

• “Pháp gia không tìm thấy một khởi điểm chính xác, đúng đắn về quyền lập
pháp. Pháp gia cũng công nhận rằng nhà vua lập ra pháp luật, cùng thiết lập pháp luật
để tự trị lấy mình, đặt ra kiểu mẫu mực thước để tự mình noi theo. Rằng nếu nhà cầm
quyền bỏ pháp luật để hành động theo ý muốn thì đúng là lúc hỗn loạn. Nhưng còn
vấn đề lập pháp từ đâu sinh ra, lấy cái gì làm nên cơ sở thì pháp gia cũng trả lời là tự
nhà cầm quyền, do nơi vua chúa”(2,333). Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi vẫn thiếu
một tinh thần pháp luật tối thượng. Pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân,
nhưng lại dưới một người (nhà vua). Vua là người vượt lên trên pháp luật vì mọi
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay vua.
• Các biện pháp chế tài cũng thường tuyệt đối hoá mặt trừng trị mà chưa nhìn
thấy một chức năng không kém phần quan trọng của pháp luật là giáo dục. con người
phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người. Sự thất bại của đế chế nhà Tần
cũng chỉ ra một hạn chế của Hàn Phi: quá thiên về hình pháp hà khắc. Quá chú trọng
đến hình phạt, học thuyết của Hán Phi được Tư Mã Thiên nhận xét” khắc bạc, ít ân
đức”
• Do xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị nên nội hàm của khái niệm công
bằng theo Hàn Phi còn phiến diện và khác xa so với hiện nay bởi đó mới chỉ là quy
định công bằng trong phục tùng nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội, (còn công
bằng về quyền lợi chưa được đề cập đến). Do vậy mà pháp luật chỉ được chú trọng
đến quyền lợi của Nhà nước mà xem nhẹ quyền lợi của người dân. Người dân không
được bàn cãi pháp luật. Các nhà pháp gia nói:”Không thể dùng tri thức của dân được,
12
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-
Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương
2012
tri thức của chúng là tri thức con nít… đứa con nít không biết chịu đựng đau khổ nhỏ
để thu lượm lấy cái lợi lớn.”(2,336). Thiên Hiển học, Hàn viết: "Bọn không biết trị
nước ngày nay nhất định bảo: "Cần được lòng dân". Nếu được lòng dân là nước được
trị thì còn cần dùng gì đến Y Doãn, Quản Trọng nữa, cứ nghe lời dân là đủ rồi. Cho
nên ( ) làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thể theo chính

sách đó trị nước được"(4,415).
Hàn Phi đã bỏ qua vai trò to lớn của nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử,
đây là hạn chế của thời đại.
• Tư tưởng của Hàn Phi còn có nhược điểm là vẫn chưa xét đầy đủ nhu cầu con
người. Hàn Phi xem động cơ hành động của con người chỉ bao gồm lòng hiếu lợi và
hiếu danh. “Pháp gia luôn so sánh luật pháp với cái cân, những đồ đo lường. Với
pháp luật, người ta đo lường con người, cũng như người ta đo vải lụa với cací thước,
người ta cân nặng nhẹ với cái cân. Nhưng lụa vải, vật nặng nhẹ đều là những vật vô
tri vô giác, không sinh hóa. Còn con người là vật sinh hóa, có ý chí tự do, luôn luôn
biến hóa, cách tân. Muốn dùng một tiêu chuẩn khách quan để thẩm định hành vi của
con người thì thật là một vấn đề không thể giải quyết được.” (2,333). Pháp gia đồng
nhât con người với máy móc , nhưng Pháp gia không nghĩ đến một điều là nhân tính
khác vật tính.
13
KẾT LUẬN
Pháp gia xuất hiện vào giữa thời đại Chiến Quốc và trở nên cực thịnh vào cuối thời đại
ấy. Dựa vào quan niệm của đạo gia về nhân sinh và hấp thụ những tư tưởng đại cương
của nho gia cùng tư tưởng chính danh xác thực của Mặc gia, Pháp gia thật là một lý
thuyết chính trị có hệ thống. Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiều
hạn chế do lịch sử, do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp trị của Tư tưởng triết
học Pháp gia là tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ và góp phần thúc đẩy lịch sử phát triển.
Với việc đề cao sự trọng yếu của pháp luật, sự kết hợp giữa pháp, thuật, thế trong phép
trị nước, thưởng phạt nghiêm minh, thuật vô vi của nhà cầm quyền là những công cụ
giúp nhà cầm quyền quản lý tốt xã hôi trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, loạn lạc
nhiều thế kỷ. Khi mà « nhân trị » của Khổng Tử không thể giúp Trung Hoa thống nhất
đất nước thì hoc thuyết Pháp trị » của Pháp gia và Hàn Phi đã trở thành vũ khí tinh
thần, giúp nhà Tần thống nhất đất nước,thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập
quyền, chấm dứt cục diện phân tranh. Những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai trò
tích cực trong lịch sử Trung Quốc. Chế độ quản lý đất nước dựa trên pháp luật được
thiết lập trên toàn thế giới và ở đâu cũng vậy, pháp luật được bảo vệ bởi hình pháp. Để

cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết của Hàn có lợi hiển nhiên;
nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cần thiết nữa mà còn có hại vì có nhiều
khuyết điểm; dùng uy quá nhiều, không hợp tình, coi con người như loài vật; quá trọng
nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương. Tư Mã Thiên bảo: “Hàn Tử… chú trọng
tới thực tế (thiết sự tình) phân biệt rõ phải trái, nhưng lòng quá cứng như đá (uy nhiều
mà ít ân)”(4,697). Loai bỏ được tính hà khắc, để dân có thể giám sát nhà cầm quyền,
vai trò của nhân dân được phát huy thì bài thuốc pháp trị thích hợp với tất cả quốc
gia.Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng
ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao
pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, pháp luật phải được thi hành
triệt để, nghiêm minh đồng thời luôn chú ý đến những quyền con người trong thời đại
mới để nhà nước đó thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÁT TRIỂN PHÁI PHÁP GIA QUA CÁC ĐẠI DIỆN
TIÊU BIỂU
QUẢN TRỌNG TỬ SẢN
LÝ KHÔI
NGÔ KHỞI
THÂN BẤT
HẠI(Trọng thuật)
THẬN ĐÁO(Trọng
thế)
THƯƠNG ƯỞNG
(Trọng pháp)
HÀN
PHI(tổng kết
và hoàn thiện
tư tưởng
pháp trị)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Năm 2009;
2. GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Phương Đông, Nhà xuất bản Từ
Điển Bách Khoa, Năm 2006;
3. Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Năm 2006;
4. Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản: Văn Hóa, Năm 1994
(ebook-font chữ nhỏ nhất)
5.Doãn Chính(Chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia
Hà Nội 1997
6. TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết Học – Phần I: Đại cương về lịch sử Triết
học, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh, Lưu hành nội bộ,
Năm 2011;
7. Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp gia và
vai trò của nó trong lịch sử, Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
học Đà Nẵng, Số 3 (26), Năm 2008;
8. Võ Thiện Điển, Hàn Phi Tử - Và Sự Thống Nhất Trung Quốc Cổ Đại, NXB
Văn hoá Thông tin, Năm 2010
9. />han-phi-tu-%E2%80%9Cxay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-can-phai-co-trang-thai-
phap-tri-tot-va-nha-cam-quyen-tri-tue%E2%80%9D.html

×