Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM












TRƢƠNG THỊ THUẬN





VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA THÙY DƢƠNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN







THÁI NGUYÊN - 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







TRƢƠNG THỊ THUẬN





VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA THÙY DƢƠNG



Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu




THÁI NGUYÊN - 2013





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn


Trƣơng Thị Thuận









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tôt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, Quý thầy cô giáo khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Quý thầy cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà văn Thùy Dương đã cung cấp tư

liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn
khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu, cô đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp trường
THPT Hòa Phú, Sở GD&ĐT Tuyên Quang cùng những người thân yêu đã
động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá
học này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả



Trƣơng Thị Thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10

6. Đóng góp của luận văn 11
7. Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC NỮ
VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THÙY DƢƠNG 12
1.1. Những vấn đề chung về giới 12
1.1.1. Khái niệm giới 12
1.1.2. Quá trình nghiên cứu, sáng tác về giới trên thế giới 15
1.1.3. Nghiên cứu về giới trong văn học nữ Việt Nam 17
1.2. Hành trình sáng tác của Thùy Dƣơng 20
1.2.1. Nhà văn Thùy Dương 20
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác: 20
Chƣơng 2. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 24
2.1. Vấn đề giới đƣợc thể hiện qua bi kịch của ngƣời phụ nữ 24
2.1.1. Bi kịch chiến tranh 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.1.2. Bi kịch đời thường 29
2.1.2.1. Bi kịch trong cuộc sống 29
2.1.2.2. Bi kịch trong tình yêu, hôn nhân 34
2.2. Vấn đề giới qua vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ 41
2.2.1. Vẻ đẹp hình thức 41
2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất 45
2.3. Vấn đề giới với khát vọng của ngƣời phụ nữ 49
2.3.1. Khát vọng hạnh phúc 49
2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới 51
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 63

3.1. Nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết của
Thùy Dƣơng 63
3.1.1. Khái niệm nhân vật 63
3.1.2. Các kiểu nhân vật và phương thức biểu hiện nhân vật trong tiểu
thuyết của Thùy Dương 64
3.1.2.1. Nhân vật cô đơn 64
3.1.2.2. Nhân vật tự ý thức 68
3.1.2.3. Nhân vật tâm linh 71
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dƣơng 76
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 76
3.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dương 77
3.2.2.1. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực đời thường 77
3.2.2.2. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình 78
3.2.2.3. Ngôn ngữ mới lạ, hiện đại 82
3.3. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết của Thùy Dƣơng 83
3.3.1. Khái niệm giọng điệu 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.2.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Thùy Dương 85
3.2.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm 85
3.2.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa 86
3.2.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển xã hội loài người từ thời công xã nguyên thủy đến xã
hội hiện đại đã có sự phân chia về giới nam và nữ. Vai trò của nữ giới bị coi
là vai trò lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền. Đặc biệt trong cái nhìn lịch
sử, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Tuy nhiên cuộc chiến đấu
giành lại vị thế đã mất của nữ giới vốn âm ỉ rất lâu trong lịch sử đã dần phát triển
mạnh mẽ với tên gọi là nữ quyền luận (chủ nghĩa nữ quyền - feminism). Phong
trào này xuất phát từ ý thức về bản thân mình của giới nữ, được manh nha vào
thời kỳ khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay.
Sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền đã nhanh chóng ảnh hưởng đến
đời sống xã hội hiện đại nói chung và văn học nói riêng. Với tư cách là một
trường phái phê bình chính trị, xã hội đã phát triển hết sức mạnh mẽ, phê bình
nữ quyền (feministcritisism) được mở rộng, chia thành nhiều nhánh và mang
nhiều sắc thái khác nhau. Cùng với những thay đổi to lớn, âm hưởng nữ
quyền đã ngấm sâu vào văn học, tạo thành một tiếng nói, một bản sắc độc đáo
trong văn học hiện đại và hậu hiện đại. Đặc biệt ở Phương Tây ảnh hưởng của
văn chương phái nữ rất mạnh mẽ, đến mức phê bình văn học nữ quyền đã trở
thành một môn học trong các trường đại học.
Ở các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) có thể nói, tôn ti trật
tự và thái độ trọng nam khinh nữ ảnh hưởng khá rõ trong đời sống xã hội
cũng như nhiều hoạt động tinh thần khác. Trong sáng tạo văn học thì công
việc này được coi là đặc quyền của đàn ông. Những buổi đàm đạo về văn
chương cũng chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau chứ nó không có
chỗ cho nữ giới. Trong văn học Trung đại, về cơ bản người cầm bút vẫn thuộc
về đàn ông, song trong vòng cương tỏa của tư tưởng nam quyền đã bắt đầu
xuất hiện những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Bước sang xã hội hiện đại, khi
dân trí được nâng cao thì cán cân công bằng về giới bắt đầu được thực hiện.
Vai trò của phụ nữ được đề cao với sự ra đời của Hội Phụ nữ Việt Nam. Tuy
nhiên phải đến năm 1986, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ
lực của các cấp ngành đã tạo nên sự bình đẳng giới. Đây là những tiền đề cơ
bản giúp người đàn bà thoát khỏi áp chế của người đàn ông, khiến cho họ có
khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình.
Nhưng quan trọng hơn, ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào ý thức
của đội ngũ người cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học. Sự
hiện diện của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam
là một bước phát triển thực sự của văn học theo khuynh hướng dân chủ hóa.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, ảnh hưởng của văn học nữ quyền
ngày càng lớn trong sáng tác của các nhà văn nữ. Hàng loạt các cây bút nữ
xuất hiện đã khuấy động văn đàn từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước cho
đến nay: Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Vi Thùy
Linh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Di Ly, Phong Điệp,
Bên cạnh các cây bút nữ kể trên là sự góp mặt của Thùy Dương với các
tiểu thuyết: Ngụ cư (2005), Thức giấc (2007), Nhân gian (2009). Các tác phẩm
của Thùy Dương ngay từ khi nhập tịch làng văn đã thu hút được sự chú ý của
độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Có thể nói, Thùy Dương là một trong số ít
các cây bút nữ mà cả ba tiểu thuyết của chị đều đoạt được những giải thưởng
danh giá: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức năm (2002-
2004) Ngụ cư, năm (2008-2010) Thức giấc và đỉnh cao là giải thưởng Hội Nhà
văn Hà Nội năm 2011 với tiểu thuyết Nhân gian. Nét đặc sắc trong tiểu thuyết
Thùy Dương nổi bật ở tính nữ, ở phận người được thể hiện bằng giọng văn trữ
tình sâu lắng, vừa dịu dàng vừa trầm tư, hài hước, thấm đẫm thời cuộc nhân sinh
cùng những trạng thái tâm linh hư ảo. Không khó nhận ra những vấn đề về giới
đậm đặc trong các trang tiểu thuyết của Thùy Dương. Nhưng những khía cạnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
đó vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đặn trong một chuyên
luận khoa học cụ thể. Đó chính là lý do khiến chúng tôi tiếp cận và lựa chọn đề
tài: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lý luận về giới trên thế giới
Ngay từ thế kỷ XIX, trên thế giới đã xuất hiện các công trình nghiên
cứu về vấn đề giới, cụ thể như:
Năm 1929, Virginia Woolf đã cho ra mắt tiểu luận Một căn phòng cho
riêng mình, đây được coi là "sách vỡ lòng" của phê bình nữ quyền.
Năm 1949, Simon de Beauvoir viết cuốn The second sex bàn về giới
nữ như một giới thứ hai. Đây được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền.
Bản "tuyên ngôn nữ quyền" này đưa ra những lý luận triết học về phụ nữ,
luận giải về những đặc tính của nữ giới và tiến đến giải phóng phụ nữ.
Gill Plain và Susan sellers trong quyển Một lịch sử của phê bình văn
học nữ quyền (NXB Đại học Cambridge, 2007) đã tổng kết và xác lập ba giai
đoạn phát triển lý thuyết phê bình nữ quyền.
2.2. Các bài nghiên cứu về văn học nữ trong nước
Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt
Nam trong đó, Phan Khôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai mở. Những
khai mở của ông có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo
khuynh hướng này. Ngay từ số báo đầu tiên, Phan Khôi đã khẳng định ý
nghĩa, vai trò và tiềm năng của nền văn học nữ lưu. Ông cho rằng nguyên
nhân gây nên tình trạng rỗng và lép của văn học nữ trong lịch sử văn chương
Việt Nam quá khứ là họ không được hưởng một nền học vấn như nam giới.
Đây là thiệt thòi lớn nhất của nữ giới. Vì vậy, Phan Khôi đã cổ vũ mạnh mẽ
việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và
tri thức, nghĩa là giải quyết triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực văn hóa nói riêng. Tuy nhiên đóng
góp lớn lao và sâu sắc nhất trong tư tưởng của Phan Khôi đối với văn học nữ
lưu là ông bênh vực mạnh mẽ quyền của phụ nữ, lên án những tội ác của lễ
giáo phong kiến. Xét về phương diện lý luận, có thể thấy rằng Phan Khôi đã
tạo tiền đề cho lý thuyết nữ quyền trong văn học Việt Nam, mặc dù đó chỉ là
những phác họa sơ lược. Loạt bài Về văn học của phụ nữ Việt Nam (Phụ nữ
tân văn, số 1, 2/5/1929), Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân văn, số 2,
9/5/1929), Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kỳ toàn thạnh (Phụ nữ tân
văn, số 3, 16/5/1929), Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ
nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, từ số 5 đến số 18, năm 1929) đã thể hiện tầm
nhìn và tấm lòng của một bậc thức giả thông tuệ.
Bên cạnh Phan Khôi, còn có nhiều cây bút nữ: Manh Manh nữ sĩ, Vân
Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Phan Thị Bạch Vân, Bùi
Thị Út và các gương mặt nam giới khá quen thuộc: Trần Trọng Kim, Phan
Văn Trường, Nguyễn Văn Bá, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội
Châu, Diệp Văn Kỳ Tất cả đều bộc lộ quan điểm và tìm tòi về các vấn đề nữ
quyền nhằm trao đổi và tranh luận với nhau. Có thể thấy rằng, phê bình nữ
quyền Việt Nam thời kỳ này còn ở dạng sơ khai, phác thảo và có tính xã hội
nhiều hơn.
Trên Tạp chí văn học số 6 năm 1996 có bài tường thuật buổi tọa đàm
Phụ nữ và sáng tác văn chương, trong đó có nhiều ý kiến của nhiều nhà phê
bình, các nhà thơ, các cây bút nữ. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định vai trò
của các cây bút nữ, tiềm năng to lớn mà các cây bút nữ có thể đạt được.
Trong lời giới thiệu Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ,
năm 2011, các cây bút nữ thế kỷ XX được đánh giá "Trên những trang viết
của họ ta tiếp nhận được một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng
phong phú hơn những gì ta vẫn quan niệm trong quá khứ" [32].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Nổi bật trong số các bài phê bình nghiên cứu về văn học nữ là các bài
viết của Bích Thu như Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975
qua hệ thống mô típ chủ đề (Tạp chí Văn học, số 4/1995), Những thành tựu
của truyện ngắn sau 1975 (Tạp chí văn học, số 9/1996), Văn xuôi của phái
đẹp (Tạp chí Sông Hương) đã đánh giá cao sáng tác của các nữ nhà văn trẻ.
Bên cạnh đó là Bùi Việt Thắng với bài viết Tản mạn về truyện ngắn
của những cây bút nữ trẻ (Báo văn nghệ, số 43, ngày 23/10/1993) đã khẳng
định sự đóng góp không nhỏ của những cây bút nữ trên thi đàn văn học; đến bài
viết Một giọng nữ trầm trong văn chương, ông cũng cho rằng "văn chương Việt
Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mang gương mặt phụ nữ" [34].
Năm 2008, Hồ Khánh Vân trong luận văn Từ lý thuyết phê bình nữ
quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam
từ 1990 đến nay đã bước đầu giới thiệu một khuynh hướng phê bình và vận
dụng để khảo sát một bộ phận văn học nữ trong nước. Cũng tác giả Hồ Khánh
Vân với bài viết Phê bình văn học nữ quyền cũng khẳng định "nghiên cứu
văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là từ cái nhìn về
giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công tác văn học ở
Việt Nam" [46].
Nguyễn Giáng Hương trong bài Văn học của phái nữ và một vài xu
hướng văn chương nữ quyền Pháp thế kỷ XX đã chỉ ra những đặc điểm của
văn học nữ và một vài xu hướng văn chương nữ quyền ở nước ngoài [17].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại đã chỉ ra đặc điểm của
văn học nữ "sự hiện diện của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền trong
văn học Việt Nam có thể coi là một bước phát triển thực sự của văn học theo
hướng dân chủ hóa"[12].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trong bài Phê bình văn học nữ quyền, nhà văn Lý Lan đã chỉ ra
những thực trạng của phê bình văn học nữ ở nước ta "học thuyết nữ quyền có
ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn nhất đến phê bình văn học, đã làm thay đổi
lớn lao cách đọc văn bản, việc bình giảng văn chương, sự định giá kinh điển
trong nhà trường, ảnh hưởng đến cảm thụ văn học của công chúng và chyển
đổi cả ngành xuất bản" (Báo Tia Sáng, ngày 15-3-2009).
Cùng trong không khí ấy, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
học của các nghiên cứu viên trẻ, nhận diện - lý giải một hiện tượng văn học
nổi bật trong đời sống văn chương những năm gần đây, Viện văn học đã tổ
chức Tọa đàm Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại
(tháng 11 năm 2012). Đến với buổi tọa đàm, Ban tổ chức đã thu hút được gần
30 tham luận, tập trung bàn thảo một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác
văn học nữ đương đại. Các tham luận nhằm hướng tới nội dung như: Vấn đề
nữ quyền cần được đặt ra; Lý thuyết phê bình nữ quyền cần phải là lý thuyết
lịch sử; Từ thập kỷ 90 trở đi, văn xuôi nữ đã thực sự chiếm ưu thế trên văn
đàn; Truyện ngắn nữ đã dần có "thương hiệu"…(Báo Văn nghệ trẻ, số 48,
ngày 25/11/2012).
Ngoài những công trình kể trên còn có khá nhiều những luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn đương
đại như: Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo của Trần Thị Bích Vân,
Đại học Sư phạm Thái Nguyên, bước đầu đã chỉ ra những đặc điểm và âm
hưởng của chủ nghĩa nữ quyền. Hay luận văn Nhân vật nữ trong sáng tác
của ba nhà văn nữ: Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, của Nguyễn
Thị Hoa, Đại học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về
các dạng nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ. Rồi luận văn Vấn đề
giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu, của Bùi Thị Thùy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Luận văn Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y
Ban của Trần Thu Hà, Đại học Sư phạm Thái Nguyên cũng chỉ rõ đặc sắc về
văn học nữ tính thời đương đại. Đến luận văn Thiên tính nữ trong thơ Hồ
Xuân Hương của Trần Thị Lệ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, một lần nữa
khẳng định vai trò của giới nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ. Cùng với
các luận văn trên còn có khá nhiều luận văn tốt nghiệp đại học cũng nghiên
cứu, tìm hiểu về vấn đề này.
2.3. Đánh giá chung về sáng tác của Thùy Dương
Thùy Dương là một cây viết trẻ nhưng tên tuổi của chị được biết đến
nhiều nhất với ba tiểu thuyết Ngụ cư, Thức giấc và Nhân gian. Đọc tiểu
thuyết của Thùy Dương, người đọc nhận ra một thế giới riêng, không thể trộn
lẫn. Đó là thế giới của cuộc đời thực phức tạp xen lẫn với thế giới tâm linh lẩn
khuất, thế giới cõi âm chưa từng biết đến và thế giới của dòng ý thức, của sự
đồng cảm. Thế giới ấy được chị dày công tạo dựng từ đức tin, từ cảm hứng về
những con người, cuộc đời gần gũi quanh chị. Nhận xét về Ngụ cư - tiểu
thuyết được giải B Hội nhà văn Việt Nam năm 2002 - 2005của Thùy Dương,
tác giả Cẩm Thúy cho rằng đây là "bước tiến mới của Thùy Dương". Tác giả
khẳng định giọng văn của Thùy Dương "vẫn nhẹ nhàng, chải chuốt câu chữ,
vẫn bảng lảng tình quê" và nhận định "đã có một bước chuyển, một sự trải
nghiệm già dặn trong cách nhìn và cảm nhận về cuộc đời, về con người của
tác giả" [39]. Nhà thơ Hữu Thỉnh trong báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết
2002-2004 đã nhấn mạnh đến: “Một thành công khác là mảng tiểu thuyết tiếp
cận đời sống ngày nay với sự quan tâm chung về chủ đề đạo đức xã
hội…"Ngụ cư" của Thùy Dương, "Tường thành" của Võ Thị Xuân Hà đề cập
đến cuộc sống đô thị trong đó nhiều giá trị mới đang được hình thành nhưng
cũng ngầm chứa biết bao nhiêu hiểm họa” (Báo Văn Nghệ số 37; 10-9-2005).
Là thành viên trong Ban Giám khảo cuộc thi tiểu thuyết nói trên, nhà phê bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Phong Lê nhận thấy: “Trong "Ngụ cư", Thùy Dương đã làm rõ lên một mảng
sống đô thị, với dấu ấn đặc trưng của nó, khiến ai là dân cư đô thị hôm nay đọc
vào cũng cứ thấy như là chuyện của mình và những người quanh mình” [21].
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “ "Thức giấc" đọc hấp dẫn và
xúc động như một lối kể linh hoạt mà điềm đạm, nhờ một giọng điệu văn
chương gợi được xúc cảm và trầm tưởng, nhờ tính nữ và tính mẫu thấm đẫm
bên trong. Thức giấc sau một cơn mê ngủ. Thức giấc sau một thời lầm lạc.
Thức giấc sau những dối lừa, giả trá. Thức giấc sau những khổ đau. Thức
giấc sau những hạnh phúc. Thức giấc để biết mình còn biết đau, buồn, giận
dữ và yêu thương. Thức giấc để sống như một con người bình thường” [25]
Đó chính là thông điệp mà Thùy Dương muốn gửi đến người đọc trong cuốn
tiểu thuyết thứ hai của chị.
Theo Tô Hoàng - nhà văn TP HCM nhận xét: “Tình yêu non sông xứ sở,
tấm lòng nhân hậu, óc liên tưởng và trí tưởng mãnh liệt đã giúp cho ngòi bút
Thùy Dương viết nên những trang sách chân thực, đầy sức truyền cảm mà
đọc chúng, rất nhiều anh em cựu binh khi biết tôi quen với nữ nhà văn, đã
nhờ tôi chuyển tới chị lòng biết ơn sâu sắc”! Đọc tiểu thuyết Nhân gian của
Thùy Dương, vẫn nhận ra "một thế mạnh rất riêng, một dòng cảm xúc không
phải người viết nào cũng khơi nguồn được, một điều gì như một mảng hiện
thực đầy ám ảnh- dù ngổn ngang, bề bộn trăm điều phải quan tâm trong cuộc
sống hôm nay - nữ nhà văn cũng không thể gạt bỏ sang một bên" [16].
Bên cạnh đó Nhà văn Lê Minh Khuê cũng đánh giá: "Trong khi lối viết
của Y Ban là kể nhiều hơn tả, tỷ lệ chênh lệch giữa động từ và tính từ trong
tác phẩm của chị hẳn phải cao hơn nhiều so với bất cứ tác giả nào khác thì
lối viết của Thùy Dương nghiêng về phía nhẹ nhàng, trữ tình, từ trong giọng
kể đến từng câu văn. Tiểu thuyết "Nhân gian" của chị là câu chuyện đan xen
giữa chiến tranh và thời bình; là những giọng kể luân phiên giữa người sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
và người chết, là những cảm xúc vừa giận hờn, trách móc vừa thông cảm đau
xót với cuộc đi tìm mộ của người em sinh đôi đã hy sinh" [19].
Với Nhân gian cuốn tiểu thuyết thứ ba của Thùy Dương, cũng từ
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong khi thẩm định
những tiểu thuyết vào vòng chung khảo giải thưởng của Hội đã nhận ra trên
những trang viết của nữ tác giả xinh đẹp và tài hoa này: “Văn Thùy Dương
nhẹ nhàng nhưng không nhẹ nhõm, chị gây được cuốn hút cho người đọc qua
sự phối hợp ba giọng kể khéo léo, nghệ thuật. Hòa điệu ba giọng kể là giọng
tác giả - một giọng văn trữ tình chiều sâu” [25].
Những ý kiến, nhận định của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã
phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về sáng tác của Thùy Dương.
Tuy nhiên, các ý kiến còn chung chung, chưa cụ thể và chưa thành hệ thống.
Các ý kiến ấy chưa được tìm hiểu và nghiên cứu cho xứng với những thành
tựu đã đạt được của nhà văn. Sáng tác của chị vẫn còn những khoảng trống để
tiếp cận và khám phá. Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu cụ thể, trọn
vẹn, có hệ thống về giá trị nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật trong tiểu
thuyết của nhà văn nhằm giúp bạn đọc có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và yêu
mến cây bút này hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát những đặc điểm về giới thể hiện trong tiểu
thuyết của nhà văn Thùy Dương, qua đó giúp ta có một cách tiếp cận đối
với dòng văn học nữ nói chung và yếu tố nữ trong sáng tác của Thùy
Dương nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:
- Những vấn đề chung về giới, quá trình nghiên cứu về giới trong văn học trên
thế giới và ở Việt Nam.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Những phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện vấn đề giới trong tiểu
thuyết của Thùy Dương.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 3 cuốn tiểu thuyết đạt giải của nhà
văn Thùy Dương và bước đầu tiếp cận cuốn tiểu thuyết sắp xuất bản, đó là:
Ngụ cư (2005), NXB Hội nhà văn
Thức giấc(2007), NXB Hội nhà văn
Nhân gian(2009), NXB Hội Nhà Văn và Công ty Hà Thế ấn hành
Chân trần (2013)
Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm các tác phẩm của một số nhà văn nữ
khác để có thêm cái nhìn so sánh và tổng quát.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống được vận dụng để xem xét các chi tiết, các vấn
đề, các phương diện của tác phẩm văn học trong tính chỉnh thể của nó. Vận
dụng phương pháp này, người viết sẽ xem xét được sáng tác của Thùy Dương
với những biểu hiện của vấn đề giới một cách hệ thống chứ không phải là
những vấn đề riêng biệt, lẻ tẻ.
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này giúp người viết thấy được những đặc điểm riêng biệt
trong sáng tác của Thùy Dương so với các cây bút nữ Việt Nam đương đại khác.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản,
phân tích trực tiếp những tác phẩm của Thùy Dương, từ đó khái quát, tổng
hợp những kết luận mang ý nghĩa khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
5.4. Phương pháp liên ngành
Nhờ phương pháp này, người viết có thể vận dụng các thành tựu của
các môn khoa học khác như: sinh học, tâm lý học, xã hội học…để kiến giải
một cách thuyết phục những biểu hiện, những ưu thế phái tính thể hiện trong
sáng tác của Thùy Dương .
6. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương trên cả phương
diện nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở đó ghi nhận dấu ấn của Thùy Dương
trong bức tranh chung của văn xuôi nữ giới nói riêng và của văn xuôi đương
đại nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề về giới trong văn học nữ Việt Nam và hành
trình sáng tác của Thùy Dương
Chƣơng 2: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhìn từ
phương diện nội dung
Chƣơng 3: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhìn từ
phương diện nghệ thuật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THÙY DƢƠNG


1.1. Những vấn đề chung về giới
1.1.1. Khái niệm giới
Dưới góc nhìn sinh học, giới tính là thuật ngữ dùng để phân biệt sự
khác biệt về hình thể giữa hai mô hình cấu trúc: giới nam và giới nữ. Giới tính
là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng,
cơ quan sinh sản giống nhau) và không thể thay đổi được (giữa nam và nữ),
do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà:
chúng ta không thể lựa chọn và không dễ thay đổi được điều đó. Tuy nhiên sự
khác biệt về hai giới có thể nhận thấy qua vóc dáng, hình thể, đặc biệt qua các
đặc điểm sinh học bên trong như về nhiễm sắc thể, cơ quan sinh dục và cấu
trúc não bộ.
Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời
sống xã hội. Tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công
việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Căn
cứ vào đặc điểm về mặt sinh học thì cấu trúc não bộ thường được đề cập đến
như một nguyên nhân chủ yếu. Theo các nhà khoa học, não bộ của nam giới
lớn hơn não bộ của nữ giới đến 8%. Mặc dù cấu tạo như vậy song kích thước
này không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của hai giới. Não của nam giới
lớn hơn tương ứng với vóc dáng to lớn của họ. Đặc biệt ở nam giới não trái
thường làm việc tích cực và phát triển hơn, còn ở nữ giới là não phải. Vì vậy,
khả năng phân tích, khái quát vấn đề được xem là điểm mạnh của nam giới.
Còn ở nữ giới với chức năng đảm nhiệm của não phải thì họ lại ghi nhớ được
những việc lẻ tẻ, chi tiết và thiên về cảm xúc. Khi tiếp nhận tín hiệu từ một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đối tượng, đại não nam giới thường chịu tác động một mặt còn nữ giới là hai
mặt. Chính những đặc điểm này khiến nữ giới có thể làm nhiều việc một lúc
còn nam giới thì làm việc tập trung hơn. Vì vậy nam giới thường làm việc ở
những vị trí cần sự khái quát, phân tích, còn phụ nữ ưu tiên với những công

việc tỉ mỉ và khéo léo. Điều này cũng thấy rất rõ trong sáng tác văn học, với
các nhà văn nam thường liên tưởng đến những sáng tác thiên về lý trí, tổng
hợp hiện thực khách quan còn sáng tác của các nhà văn nữ thường có xu
hướng tự truyện, thiên về cái chủ quan, giàu cảm xúc.
Bên cạnh góc nhìn sinh học, giới còn được soi chiếu từ các ngành
khoa học khác. Trong tâm lý học đã hình thành cả một chuyên ngành nghiên
cứu về giới, đó là tâm lý học giới. Tâm lý học về giới khắc phục những quan
điểm phiến diện cho sự thống trị của nam giới là do những điều kiện tự nhiên
quyết định và chỉ ra nguồn gốc của sự khác biệt giới trong xã hội là do hoàn
cảnh gia đình, môi trường sống, điều kiện văn hóa, xã hội…
Xã hội học cũng quan tâm đến vấn về giới, từ đó chỉ ra các nhân tố xã
hội đã tác động đến sự phân chia giới và sự bất bình đẳng giới. Trong xã hội
học, ta tìm thấy những đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về gia đình, xã hội,
phân công lao động xã hội…những yếu tố tác động đến sự phân biệt giữa hai
giới trong xã hội. Từ đây, nguồn gốc của bất bình đẳng giới bắt nguồn từ sự
phân công lao động xã hội. Trong lịch sử, dưới chế độ nguyên thủy, cuộc
sống của con người được tổ chức theo bầy đàn, quan hệ huyết thống giữ vai
trò chi phối hoạt động của tổ chức xã hội này. Do đó người giữ vai trò nuôi
dưỡng, duy trì quan hệ huyết thống trở thành người có địa vị cao nhất. Trong
cuộc sống quần hôn, địa vị đó thuộc về người phụ nữ cùng sự hình thành tổ
chức xã hội mẫu quyền. Tuy nhiên, khi lao động phát triển cần đến sức vóc
của đàn ông, lúc này vai trò của người đàn ông được nâng cao đã chuyển chế
độ xã hội trở thành xã hội phụ quyền. Từ đây, địa vị thống trị của người đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
ông được giữ nguyên cho tới xã hội hiện đại. Việc giữ địa vị độc tôn đã dẫn
đến sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Theo điều tra về thực
trạng bình đẳng giới ở Việt Nam (dẫn theo Sổ tay tuyên truyền luật bình đẳng
giới), tỷ lệ người phụ nữ đứng tên chủ hộ trong gia đình chỉ bằng 1/3, điều đó

đồng nghĩa với việc phụ nữ có rất ít cơ hội để tham gia các hoạt động cộng
đồng. Trong phân công lao động gia đình có tới 65,5% ý kiến khẳng định,
công việc nội trợ và chăm sóc con cái hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm. Người
đàn ông được dành thời gian để lo những việc chính, tham gia công tác xã
hội…Sở dĩ có sự bất bình đẳng này là do việc nam giới luôn được ưu tiên cho
việc học tập cũng như tham gia các hoạt động xã hội.
Như vậy tâm lý học và xã hội học đã chỉ ra rằng sự khác biệt về giới có
nguồn gốc từ những quan niệm, văn hóa, xã hội và môi trường sống. Quan
điểm này được các nhà nữ quyền luận hưởng ứng. Simone de Beauvoir cho
rằng "Người ta không sinh ra là đàn bà, người ta trở thành đàn bà dưới ảnh
hưởng giáo dục phụ quyền chế". Bourdieu cho rằng điều đó cũng đúng cho
đàn ông "Người ta không sinh ra là đàn ông, người ta trở thành đàn ông" và
xuyên qua cả một nền giáo dục, người đàn ông đã đảm được chức năng chế
ngự xã hội. Chức năng chế ngự này còn được thể hiện ở trong lĩnh vực văn
hóa tinh thần mà văn học là một hình thái ý thức xã hội tiêu biểu.
Khi nói về giới trong sáng tác văn học là nói tới một khái niệm không
đồng nhất với văn học nữ quyền. Văn học nữ quyền (chủ nghĩa nữ quyền) "là
suy nghĩ về sự bình đẳng của hai phái trong xã hội và sự phản đối có tổ chức
đối với chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giống phái. Chủ nghĩa nữ quyền
không thừa nhận mẫu văn hóa chia khả năng của con người thành đặc điểm
nam tính và nữ tính và tìm cách xóa bỏ sự bất lợi trong xã hội mà phái nữ
thường gặp". Nói như vậy, văn học nữ quyền được hiểu như một dòng văn
học dấn thân, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và viết lên cũng vì phụ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Còn khi nói về giới trong sáng tác văn học là đề cập đến một vấn đề rộng hơn
vấn đề nữ quyền, đó là sự tương quan giữa giới nam và nữ trong sáng tác văn
chương, những ưu thế của từng giới trong sáng tác. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, lịch sử đã ghi nhận sáng tác của nam giới, còn sáng tác của nữ giới

chưa được xem xét, chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng. Bởi vậy, khi nói
tới vấn đề giới trong văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là chủ yếu nói tới sáng tác của các cây bút nữ trong quá trình tự
khẳng định mình, khẳng định bản sắc riêng của giới mình.
1.1.2. Quá trình nghiên cứu, sáng tác về giới trên thế giới
Trong lịch sử loài người, đã có thời kỳ quyền lực trong xã hội thuộc về
người phụ nữ, đó là thời kỳ xã hội mẫu quyền. Sau đó, bằng sự thay đổi vai
trò của mình trong sản xuất, nam giới đã khẳng định địa vị của mình trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và văn chương không nằm ngoài lĩnh vực
đó. Vốn được coi là công việc cao quý, văn học đã sớm trở thành một đặc
quyền của nam giới. Trong lịch sử văn học, tác giả của những bộ sử thi vĩ đại
thường gắn với huyền thoại về một tác giả nam nào đó. Những tác gia văn học
lớn trong thời kỳ văn học phục hưng, cổ điển…đa phần đều là các tác giả nam.
Các tác giả nữ khi muốn xuất hiện thì thường phải lấy bút danh giả mạo là
nam. Họ đã phải che dấu giới tính của mình để các tác phẩm được xuất hiện
trước độc giả. Như vậy, chỉ có một giới tính duy nhất tồn tại trong văn học, chỉ
có một cách nhìn nhận duy nhất về thế giới khách quan, đó là cái nhìn của nam
giới. Các tác giả nữ phải tự biến mình thành đàn ông, có cách suy nghĩ, nhìn
nhận theo cách của đàn ông. Bởi cái nhìn của nam giới được coi là chân lý.
Dưới sự thống trị của nam giới, nữ giới đã đấu tranh giành lại vị thế đã
mất của mình. Cuộc đấu tranh này nhanh chóng trở thành cao trào dưới thời
chủ nghĩa Khai sáng. Tuy nhiên trong lịch sử, tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện
sớm hơn. Đầu tiên là vào thế kỷ XV bằng tiếng nói phản kháng của Christine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
de Pisan, một nữ khoa học gia người Pháp. Bà đã cảnh báo tình trạng phân
biệt đối xử nam và nữ trong xã hội. Đến thế kỷ XVII, với chủ nghia Khai sáng,
tư tưởng nữ quyền đã phát triển thêm một bước. Người được coi là tổ mẫu
của chủ nghĩa nữ quyền là Mary Wollstonecraft với tác phẩm A vindiccation

or the Right of Women (Một biện minh cho quyền của phụ nữ) ra đời năm
1972. Đây là một trong những công trình đầu tiên của triết học nữ quyền.
Trong đó, Wollstonecraft lập luận rằng phụ nữ nên có một nền giáo dục tương
xứng với vị trí của họ trong xã hội. Phụ nữ là rất cần thiết cho quốc gia bởi vì
họ giáo dục con của họ và họ có thể đồng hành cùng với chồng. Như vậy, phụ
nữ xứng đáng được hưởng các quyền cơ bản như nam giới. Tiếp đến là
Virgina Woolf (1882 - 1991) với tập bút ký Căn phòng riêng (A room of
one's own, 1929), bà được xem là cây bút đầu tiên chạm đến vấn đề nữ quyền
trong văn học. Theo bà, một phụ nữ muốn sáng tác phải có một căn phòng
cho riêng mình và không bị phụ thuộc vào nam giới.
Với quyển sách vĩ đại Giới nữ còn được dịch là Giới thứ hai (The
second sex), xuất bản 1949, thì Simone de Beauvoir (1908 - 1986) đã tiến
hành một cuộc cách mạng lớn: đặt phụ nữ trong tất cả các phương diện: văn
hóa, lịch sử, tôn giáo để phơi bày đời sống của phụ nữ đã bị uốn nắn sao
cho phù hợp với khuôn mẫu mà xã hội nam quyền đặt ra. Bà kết luận rằng vấn
đề bất bình đẳng nam nữ không do tự nhiên quyết định mà là một vấn đề văn
hóa: "Không phải với cơ thể sinh học, mà với cơ thể sinh học gắn chặt với
những điều cấm kị, những luật lệ mà chủ thể ý thức về bản thân và tự hoàn
thiện: chính dựa trên những giá trị mà cá nhân nâng cao phẩm cách" Vì vậy
mà " Người ta sinh ra không phải là phụ nữ mà trở thành phụ nữ" [17].
Đến những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, văn học nữ quyền bắt đầu
khẳng định vị thế của mình. Từ giữa thập niên 1970, những công trình nghiên
cứu mang tính lý luận về giới đã đem lại một định nghĩa cho thuật ngữ phê
bình văn học Nữ quyền. Trên thế giới xuất hiện hàng loạt các tên tuổi lớn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
phê bình văn học nữ quyền như: Mary Jacobus, Rosalind Coward của Anh,
hay Hélène Cixous và Julia Kristéva của Pháp. Lúc này đời sống văn chương
thế giới cũng xôn xao hơn bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tác giả nữ.

Văn học nữ cũng nở rộ bằng tất cả sức sống mãnh liệt và sự sáng tạo của nó.
Điều đáng chú ý là ở giai đoạn này là cuốn sách đạt giải nobel văn học năm 2010
The golden notebook (Máy tính xách tay vàng) của Doris lessing, cuốn sách
được coi là kinh thánh của văn học nữ quyền. Với cuốn sách này, tác giả đã góp
phần vào việc chứng minh sức sáng tạo của phái nữ trong sáng tác văn chương.
Ở các quốc gia phương Đông, văn học nữ quyền phát triển theo một
hướng riêng biệt. Do những đặc trưng về văn hóa, lịch sử…ý thức nữ quyền
trong văn học ở đây chưa cao. Tuy nhiên, sau Đại hội phụ nữ thế giới 1995 tổ
chức ở Bắc Kinh thì văn học nữ ở phương Đông mới có bước chuyển mình
mạnh mẽ. Nhiều tác phẩm lý luận văn học nữ quyền ở phương Tây được dịch
và truyền bá rộng rãi. Phong trào nghiên cứu văn học nữ ngày càng phát triển.
Đặc biệt ở Trung Quốc, vốn đã bị ảnh hưởng tư tưởng nam quyền từ rất lâu
song văn học nữ của họ đã thể hiện sự thức tỉnh về giới tính, ý thức về giá trị
của bản thân. Vì vậy mới xuất hiện hàng loạt những cây bút trẻ như Vệ Tuệ,
Sơn Táp, Cửu Đan, với những tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, với
những điểm nhìn khai thác chỉ có ở phụ nữ. Ở một số quốc gia khác như Việt
Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, những năm gần đây văn học nữ đã đạt được
nhiều thành tựu và là một vấn đề "nóng" được xã hội quan tâm.
1.1.3. Nghiên cứu về giới trong văn học nữ Việt Nam
Là một quốc gia thuộc phương Đông, Việt Nam chịu ảnh hưởng không
nhỏ bởi tư tưởng văn hóa của đạo Nho, nơi mà tư tưởng trọng nam khinh nữ
đã ăn sâu vào gốc rễ và chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, công
cuộc giải phóng phụ nữ, đòi lại sự công bằng cho phụ nữ gặp muôn vàn khó
khăn và phức tạp.Văn chương vốn là một thú vui tao nhã, nơi thể hiện trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
độ học vấn cũng như tài năng của bậc chính nhân quân tử chứ không phải là
lĩnh vực dành cho phụ nữ. Từ văn học dân gian đến văn học Trung đại, địa vị
độc tôn trong sáng tác văn chương luôn là của nam giới. Hình ảnh của những

người phụ nữ dù có xinh đẹp, giỏi giang nhưng thân phận luôn bị phụ thuộc
vào nam giới. Thân phận người phụ nữ với số kiếp đáng thương được trở đi
trở lại trong ca dao, truyện cổ tích hay những tác phẩm lớn như Truyện Kiều,
Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc,…đã cho thấy thân phận bé nhỏ,
lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội. Ở thời kỳ này, vấn đề giới chưa có cơ
hội để xuất hiện dù đã tồn tại một hiện tượng hiếm hoi như Hồ Xuân Hương với
ý thức khẳng định tài năng, chống lại định kiến của xã hội. Hồ Xuân Hương đã
không ngần ngại khi chế giễu đàn ông rồi khẳng định tài năng của mình:
"Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?"
Câu thơ trên cho thấy tác giả khát vọng làm nên một sự nghiệp lớn, khát vọng
muốn thay đổi thân phận, địa vị xã hội để thi thố tài năng, lập nên sự nghiệp
anh hùng. Hồ Xuân Hương đã ý thức được về quyền lợi và khả năng của nữ
giới đặt ra trong sự tương quan so với nam giới. Tác giả ý thức được vậy,
song đây vẫn là một lời chấp nhận đầy chua chát: chỉ có đàn ông mới làm nên
sự nghiệp anh hùng.
Vốn âm ỉ đã lâu, nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, dưới sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của văn học phương Tây, ý thức về giới mới được manh nha ở một
bộ phận sáng tác nữ. Đây được đánh giá là giai đoạn nữ quyền Việt Nam phát
triển tương đối sôi nổi mà tiêu biểu là Phan Khôi và Nguyễn Thị Khiêm. Sự
xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ những năm ba mươi của thế kỷ XX đã
đưa phong trào của nữ quyền Việt Nam trỗi dậy. Các cây bút nữ xuất hiện với
nhiều dáng vẻ, nhiều giọng điệu khác nhau. Họ góp gương mặt mình trong
các lĩnh vực sáng tác thơ ca và tiểu thuyết, nắm bắt nhịp phát triển mới mẻ,

×