Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ THU HƢƠNG
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
QUA “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên – Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ THU HƢƠNG
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH QUA “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH
Thái Nguyên – Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả
hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4, năm 2013
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Hƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh
Bá Đĩnh - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp
ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến
vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Hƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: HAI XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9
1.1. Hai xu hướng đổi mới của tiểu thuyết 9
1.1.1. Xu hướng “hiện đại hóa” triệt để 11
1.1.2. Xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống…………………… 20
1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh 27
1.2.1. Quá trình sáng tác 27
1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 34
1.2.3. Vài nét về hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Đội gạo lên chùa 36
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA 38
2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết 38
2.2. Các kiểu nhân vật trong Đội gạo lên chùa 41
2.2.1 Nhân vật hành động “tuỳ duyên” 41
2.2.2. Nhân vật tư tưởng 48
2.2.3. Nhân vật bản năng 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.4. Các nhân vật khác 54
2.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật 56
2.3.1. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua miêu tả ngoại hình 56
2.3.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua miêu tả nội tâm 60
2.3.3. Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật 65
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ TỰ SỰ 72
3.1. Nghệ thuật kết cấu 72
3.1.1. Mở đầu và kết thúc tiểu thuyết Đội gạo lên chùa 72
3.1.2. Tổ chức kết cấu cốt truyện 74
3.2. Nghệ thuật tự sự 81
3.2.1. Điểm nhìn tự sự 81
3.2.2 Vị thế và ngôn ngữ người kể chuyện………………………………….83
3.2.3. Các yếu tố kì ảo, ẩn dụ, tượng trưng 88
KẾT LUẬN 93
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt
Nam đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm song cũng đầy hào hùng. Trong
quá trình sinh tồn, việc giữ gìn bản sắc văn hoá người Việt luôn được quan
tâm. Do đó, mảng đề tài viết về lịch sử - văn hoá luôn thu hút sự quan tâm,
chú ý của các nhà văn và độc giả.
Trong khoảng thời gian từ 1945 đến thời kỳ Đổi mới, văn học ưu tiên
cho các vấn đề thời sự nên tiểu thuyết lịch sử ít được chú trọng. Sau Đại hội
Đảng VI (1986) với tinh thần đổi mới “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng
sự thật, nói rõ sự thật” văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh
về văn xuôi. Trong đó, tiểu thuyết lịch sử không còn bị bó buộc, chi phối bởi
nhiệm vụ chính trị mà được tự do sáng tác. Vì thế, tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn này gặt hái được nhiều thành công với nhiều cây bút tên tuổi như Hoàng
Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh,…. Các tác giả tiểu thuyết lịch
sử thời kỳ Đổi mới đã có nhiều thể nghiệm, cách tân nhằm đem lại sự chuyển
biến mới mẻ, sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết. Việc tìm hiểu tiểu
thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng là đề tài thời sự và được sự
quan tâm sát sao của giới nghiên cứu văn học nước nhà.
1.2. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ cuộc kháng chiến chống Mỹ
nhưng phải sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI mới được biết đến như một cây
bút tiểu thuyết hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết gia “lão
thành” này đã lần lượt “trình làng” bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hoá đồ sộ:
Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội Gạo lên chùa (2011).
Về tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh quan niệm “Lịch sử là cái
kho tàng chứa đựng những mơ ước ẩn ngầm của cái vô thức tập thể của cộng
đồng dân tộc. Viết về lịch sử ta có thể tìm hiểu dân tộc ta sâu hơn. Văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Việt cũng là vấn đề nằm trong dòng ấy, nhất là văn hoá làng xã” (“Chúng ta là
những người nhà quê”, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 16-7-2006). Do đó, Đội gạo
lên chùa tiếp tục mạch tự sự văn hoá - lịch sử trong Hồ quý Ly và Mẫu thượng
ngàn. Tác phẩm viết về ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo trong đời sống
người dân nông nghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam
gần như trải dài suốt thế kỷ XX, từ công cuộc xây dựng và khai hoá của thực
dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp, đến cải cách ruộng đất, kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, những ngày đầu thống nhất đất nước Đội gạo lên
chùa vừa ra đời đã nhận được sự đánh giá cao của giới nghiên cứu phê bình,
báo chí và sự đón nhận nồng nhiệt của nhiều độc giả yêu văn học. Sự thành
công của tác phẩm được ghi nhận bằng các giải thưởng cao nhất của Hội nhà
văn Việt Nam 2011, Hội nhà văn Hà Nội 2011. Và chỉ sau khi “xuất xưởng”
hai tháng, nhà xuất bản Phụ Nữ đã chuẩn bị tái bản để đáp ứng đòi hỏi của
độc giả.
1.3. Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc khi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
gần 80 tuổi, đã cho ta thấy được bút lực dồi dào, khả năng sáng tạo đáng kính
nể của nhà văn. Ngay sau khi xuất bản, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã thu
hút được sự quan tâm chú ý của xã hội và trở thành một trong những tác phẩm
thành công nhất của thể loại tiểu thuyết đương đại. Làm nên thành công của
Đội gạo lên chùa không chỉ có nội dung tư tưởng mà còn có cả những yếu tố
hình thức nghệ thuật đặc sắc để truyền tải những tư tưởng đó. Sẽ thật thiếu sót
khi chúng ta chỉ quan tâm tới nội dung mà quên mất những sáng tạo, đóng
góp của tác giả về mặt nghệ thuật. Do đó, tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm Đội gạo lên chùa là một công việc cần
thiết, giúp ta nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện. Qua đó cũng chỉ ra được
tài năng của nhà văn, những đóng góp quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh
cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vài nét về tác giả
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, bút danh là Đào Nguyễn, quê gốc
ở làng Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Năm 1953 vào bộ đội sau đó ông làm
việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội rồi Báo Thiếu niên Tiền Phong. Nguyễn
Xuân Khánh là một cây bút khá đa dạng, ông sáng tác truyện ngắn, kịch, tiểu
thuyết và dịch thuật, trong đó có thể kể đến:
- Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 1962),
- Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng, 1990),
- Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Nhi đồng, Hà Nội, 2002),
- Mưa quê (Nxb Nhi đồng, Hà Nội, 2003).
- Hồ Quý Ly (tiểu thuyết), 2000. Tác phẩm này nhận được một loạt các
giải thưởng: Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết (1998 - 2000) của Hội nhà văn
Việt Nam; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2001; Giải thưởng Mai vàng
của Báo Người lao động, 2001; Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội, 2002.
- Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết), 2006. Giải thưởng Hội nhà văn Hà
Nội, 2006; Giải thưởng văn Doanh nhân, 2007.
- Đội gạo lên chùa (tiểu thuyết), 2011. Giải thưởng Hội nhà văn Việt
Nam, 2011; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011.
- Và nhiều tác phẩm dịch.
Nguyễn Xuân Khánh tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm
của nhà văn thực sự là những viên ngọc quý của thể loại tiểu thuyết lịch sử
nói riêng và của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung.
2. 2. Các bài viết có liên quan tới tác phẩm Đội gạo lên chùa
Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh đã ở cái tuổi “ xưa nay hiếm”, sự thành công của tác phẩm một lần nữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
đã góp phần khẳng định tên tuổi và tài năng của ông trong nền tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại. Tác phẩm vừa ra mắt đã thành sự kiện:
- Ngày 20 tháng 6 năm 2011 Hội nhà văn Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ
Nữ tổ chức giới thiệu và tọa đàm tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh. Nổi bật trong cuộc tọa đàm này là một số ý kiến sau:
+ Nhà văn Hoàng Quốc Hải một người tâm huyết với loại tiểu thuyết
lịch sử đã nêu những điều tâm đắc của mình về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
của tác giả Nguyễn Xuân Khánh: “Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất
của văn hoá Việt, đó là Mẫu thượng ngàn - hiện tượng văn hoá thuần Việt; và
giờ đây là đạo Phật - hiện tượng văn hoá du nhập nhưng đã được Việt hoá.
Đội gạo lên chùa cũng là lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp
đẽ của văn hoá Việt đang bị phá huỷ, đang dần biến mất”[21].
+ Nhà nghiên cứu trẻ Phạm Xuân Thạch nhìn nhận ở một góc độ khác -
góc độ hình thức thể loại đã chỉ ra sự độc đáo của Đội gạo lên chùa trong
tương quan sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại. Đó là “Nguyễn Xuân Khánh
là một trường hợp độc đáo khi mọi sự thể nghiệm, đột phá về hình thức đã trở
nên bão hoà thì ông lại trở về với dạng sơ khai của tiểu thuyết: tiểu thuyết
truyền thống”[21].
Không chỉ nhìn nhận nhận ở hình thức thể loại, Phạm Xuân Thạch còn
chỉ ra rằng, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về các
giá trị văn hoá, tinh thần của người Việt trong sự vận động của lịch sử. Đó là
“Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh giống như một “kẻ cạnh tranh” của sử
học, nó buộc chúng ta phải nhìn hiện thực lịch sử với một con mắt phức tạp
hơn. Nó buộc ta phải suy tư về những nền móng của sự tồn tại bền bỉ của làng
xã ở đồng bằng Bắc Bộ, những cơ chế tự điều tiết về mặt tinh thần và về cả
những gì đã bị những sự vận động của lịch sử tàn phá…”(trang bìa 4 - Tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
+ Ngoài ra, cũng trong cuộc toạ đàm này, ý kiến của Nguyễn Xuân
Khánh khi nhìn nhận “đứa con‟‟của mình sau bốn năm miệt mài viết đã góp
phần giúp độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của tác phẩm: „„Tôi Đội gạo
lên chùa bằng tất cả vốn sống của cuộc đời mình, bằng tất cả sự trải nghiệm
79 năm của đời mình. Có những chi tiết đời giúp tôi nhặt được: năm 1977 tôi
bị nghi ung thư, nằm viện, có sư ông nằm cùng phòng. Sư lại có chú tiểu theo
chăm sóc, chú tiểu nguyên là bộ đội, đi lính về thì vào chùa. Tôi rỉ rả tâm sự
cùng sư cụ và chú tiểu, và tiểu thuyết là sự thu nhặt, gắn kết, đúc rút, tỉa
gọt…từ tất cả”[21].
Ngoài các ý kiến đóng góp trong cuộc tọa đàm, còn có ý kiến của nhiều
cây bút trong các bài báo, các cuốn sách khác. Trong đó có thể kể đến:
- Bài viết của tác giả Mai Anh Tuấn “Tiểu thuyết như một tham khảo
phật giáo” đã đưa ra nhận định: Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
“là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề đã tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và bởi thế,
liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp nhận thuộc chốn
cửa thiền”. Cũng trong bài viết này tác giả đã chỉ ra thể loại của tác phẩm:
“Vẫn miệt mài với lối viết tiểu thuyết trường thiên, Đội gạo lên chùa ngót
một ngàn trang có lẽ không quá xa lạ với cây bút từng tạo điều tương tự với
hai tiểu thuyết trước đó. Nhưng vẫn đầy bất ngờ với thời tiểu thuyết ngắn mà
văn đàn thì tranh nhau hoài nghi đại tự sự. Đội gạo lên chùa ở khía cạnh này,
lại trở thành tham khảo thể loại trường thiên tiểu thuyết và chắc rằng, chưa dễ
đã mất đi vị thế cho những nỗ lực phục hưng dung lượng tiểu thuyết của một
nhóm người, chí ít là cao tuổi”[66].
- Nhà thơ Hoàng Việt Hằng trong bài viết Thong thả kiếp người đội
gạo lên chùa đưa ra nhận định:“Từng nổi tiếng với Hồ Quý Ly và Mẫu thượng
ngàn, tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh lại mang đến cho làng văn một
cuốn sách tầm cỡ. Đội gạo lên chùa giản dị và lôi cuốn”[25]. Đồng thời tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
giả bài viết cũng chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ trong Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đều là “điển hình của chịu thương,
chịu khó, sống vì gia đình, quê hương”[25].
- Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương với Nguyễn Xuân Khánh và tiểu
thuyết văn hóa - lịch sử đã khẳng định Đội gạo lên chùa sáng tác theo “mạch
tự sự văn hoá - lịch sử”[14]. Và Đội gạo lên chùa “Phải chăng đấy cũng là
một kiến giải của nhà văn về dân tộc, tương lai dân tộc?”[14].
- Với bài viết Người đưa lịch sử vào tiểu thuyết, tác giả Vĩnh Hưng
cũng đã đề cập đến nghệ thuật của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, đó là: “viết
theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật”[29].
Như vậy, qua các bài viết và các công trình nghiên cứu các nhà nghiên
cứu, phê bình đều khẳng định sự thành công của Đội gạo lên chùa và tài năng
của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khi tiếp tục đề tài văn hoá - lịch sử. Tuy
nhiên có thể nhận thấy chưa có một bài viết hay một công trình nghiên cứu
chuyên sâu, tổng quát về Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội
gạo lên chùa. Vì thế, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ và có ý
nghĩa chờ đợi sự khám phá của người nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Trước tiên luận văn giới thuyết về các xu hướng tiểu thuyết Việt Nam
đương đại và sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Phần chính của luận văn tiến hành khảo sát, phân tích đặc sắc nghệ thuật
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm Đội gạo lên chùa về: nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu và tự sự.
Ngoài ra luận văn cố gắng đi vào tìm hiểu sâu hơn kiến thức lý luận
về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết, nghệ thuật kết cấu và tự sự
tiểu thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa. Tức là chỉ ra những nét đặc sắc trong lối
viết, lối dựng tiểu thuyết của nhà văn ở tất cả các bình diện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (Nguyễn
Xuân Khánh). Những tác phẩm khác của Nguyễn Xuân Khánh, luận văn chỉ
sử dụng để đối chiếu, tham khảo, củng cố thêm nhận định của mình về nghệ
thuật tiểu thuyết của ông qua tác phẩm Đội gạo lên chùa. Đồng thời khảo sát
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh chúng tôi cũng đặt nó trong tương quan
với các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích theo thể loại.
- Phương pháp phân tích hệ thống các thủ pháp biểu hiện.
- Phương pháp so sánh đối chiếu và khái quát tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Thông qua đề tài, luận văn muốn khẳng định vai trò không thể thay
thế được của thể loại tiểu thuyết truyền thống trong việc thể hiện nội dung văn
hoá - lịch sử mà tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã truyền tải.
6.2. Luận văn đưa ra cái nhìn chuyên sâu và tổng quan về nghệ thuật
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa về: xây dựng nhân vật,
nghệ thuật kết cấu và tự sự .
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận văn được triển
khai thành ba chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Chương 1: Hai xu hướng tiểu thuyết Việt Nam đương đại và sáng tác
của Nguyễn Xuân Khánh.
- Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đội gạo
lên chùa.
- Chương 3: Nghệ thuật kết cấu và tự sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
HAI XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Hai xu hƣớng đổi mới của tiểu thuyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định “Đối với
đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn”. Có thể nói, đổi mới là là yếu tố
duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng là khát
khao, nguyện vọng của toàn dân tộc khi đất nước vừa trải qua những năm
tháng chiến tranh ác liệt. Đời sống sau hoà bình với những khó khăn, bề bộn
đòi hỏi các nhà văn phải sáng tác được những tác phẩm phản ánh được hơi
thở của thời đại. Với tinh thần “cởi trói”, “dân chủ” mà Đảng khuyến khích,
các nhà văn không còn bị gò bó theo những quy phạm, khuôn khổ của giai
đoạn trước nữa mà được thoả sức sáng tạo, thể nghiệm. Các nhà văn luôn trăn
trở, chủ động tìm cho mình một hướng đi mới thích hợp với sự vận động của
xã hội - thời đại và xu hướng vận động của bản thân văn học. Và điều cốt yếu
của cuộc đổi mới này chính là việc đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách
làm, làm cho đúng và phù hợp với quy luật khách quan. Trên cơ sở lý luận và
thực tiễn Giáo sư Phan Cự Đệ đưa ra quan niệm mới về đổi mới tư duy: “Đổi
mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công
việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc… Trong quá trình
đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ,
khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI ”[16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nói: “Ai cũng đổi mới
nhưng đổi mới thật sự là gì? Theo tôi đổi mới là nghĩ đúng, làm đúng quy luật
khách quan, là tôn trọng tinh thần khoa học”[48].
Cùng nhìn nhận về vấn đề đổi mới tư duy, trong cuộc toạ đàm “Văn
học đổi mới và phát triển”, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường đã nhận
định:„„Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái
nhìn và cái tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không là
cái gì nếu không có cái nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không
có được một cái tâm trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức
trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân
mình. Không có những cái đó thì không có đổi mới ‟‟[67, tr.49-50].
Dưới ánh sáng của đại hội Đảng lần thứ VI, văn học Việt Nam sau thời
kỳ Đổi mới (1986) đang dần chuyển mình và có những thành tựu đáng ghi
nhận. Đời sống văn học đổi mới một cách toàn diện: Với nhà văn có sự thay
đổi sâu sắc về quan niệm nghệ thuật, hiện thực về con người; Với tác phẩm có
sự thay đổi về chủ đề, cảm hứng sáng tác, các thủ pháp nhệ thuật; Với độc giả
là sự thay đổi về thị hiếu thẩm mĩ. Cùng với sự vận động chung của nền văn
học, thể loại tiểu thuyết cũng đã và đang nỗ lực “đổi mới” để phù hợp với
phản ánh hiện thực, phù hợp với sự phát triển của văn học và thị hiếu của
người đọc. Bởi tiểu thuyết là “thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển
và cũng chưa định hình. Những hiện tượng cấu thành thể loại này cũng đang
hoạt động trước mặt chúng ta. Thể loại tiểu thuyết ra đời dưới ánh sáng thanh
thiên bạch nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại tiểu thuyết này chưa hề rắn lại
và chúng ta chưa hề dự đoán được khả năng uyển chuyển của nó”[46]. Hơn
nữa trong sáng tạo nghệ thuật việc sáng tạo, không lặp lại là quy luật phát
triển của văn học nghệ thuật. Điều đó cũng đã được khẳng định trong hội nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
“Đổi mới tư duy tiểu thuyết”: đổi mới tư duy là điều cần kíp để có được
những tiểu thuyết có giá trị thực sự trong bối cảnh văn hoá hiện nay.
Sự đổi mới văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan: khách quan là môi trường xã hội, thị hiếu độc giả; chủ quan là sự thay
đổi của thế hệ nhà văn sau Đổi mới, bên cạnh các nhà văn lão thành, các nhà
văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, đã xuất hiện thế hệ nhà văn hậu
chiến, nhà văn thời Đổi mới. Sự thay đổi này khiến cho trong văn học xuất
hiện hai xu hướng tìm tòi, sáng tạo tiểu thuyết. Thứ nhất là xu hướng “hiện
đại hoá” triệt để và thứ hai là xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống.
1.1.1. Xu hƣớng “hiện đại hóa” triệt để
Đổi mới không chỉ là đòi hỏi của đời sống văn học, của độc giả mà còn
mục đích sáng tạo các nhà văn. Các nhà văn luôn trăn trở phải viết như thế
nào để tự đổi mới chính mình và khác với những nhà văn khác. Vì thế xu
hướng “hiện đại hoá triệt để” chính là xu hướng mà người viết tiểu thuyết
mong muốn vượt qua sự “tồn dư ngoan cố của lối viết cũ”( Roland Barthes).
Sau thời kỳ Đổi mới, người ta đã quan niệm tiểu thuyết truyền thống
(kết cấu tuyến tính) đã xưa rồi, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Các nhà văn, nhất là những cây bút trẻ đã thể nghiệm những kỹ thuật tự sự
mới nhằm cách tân thể loại tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết Việt Nam hoà nhập
với tiểu thuyết hiện đại thế giới. Những cách tân, đổi mới tiểu thuyết theo xu
hướng “hiện đại hoá triệt để” dựa trên sự đổi mới quan niệm tiểu thuyết, vận
dụng những kỹ thuật tự sự hiện đại phương Tây, chủ yếu về lối viết và những
thủ pháp nghệ thuật của văn học hiện sinh, văn học phi lý….Tuy nhiên không
đơn thuần là việc sao chép máy móc, các cây bút tiểu thuyết Việt Nam đương
đại đã tiếp thu, học tập có chọn lọc. Những cách tân tiểu thuyết Việt Nam
theo xu hướng “hiện đại hoá” thể hiện ở những khía cạnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Trước hết đó là đổi mới quan niệm về tiểu thuyết theo tinh thần dân
chủ, các nhà tiểu thuyết thoả sức với những đề tài của cuộc sống bởi tiểu
thuyết lúc này đã được giải phóng khỏi nhiệm vụ phản ánh hiện thực một
cách chính xác, đầy đủ. Sự phản ánh hiện thực không còn là cái nhìn đơn
giản, xuôi chiều như thời kỳ trước nữa mà được nhìn nhận từ nhiều góc độ
khác nhau. Mọi ngõ ngách về đời sống con người đều được đào xới, mọi góc
khuất trong tâm hồn con người đều được khai thác một cách triệt để.
Về hình thức, chúng ta có thể nhận diện những tiểu thuyết viết theo xu
hướng “hiện đại hoá” triệt để ở một số dấu hiệu sau:
- Về dung lượng: thường ngắn.
- Cốt truyện: tiểu thuyết được viết một cách tự nhiên, không bị ràng
buộc bởi thi pháp truyền thống, có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt
truyện có sự “phân rã”, lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép của mảng tâm trạng,
mảng cốt truyện không theo trình tự thời gian mà đảo ngược theo dụng ý của
tác giả tạo nên những hiện thực đứt gãy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu
thuyết, tạo ra kiểu “truyện lồng trong truyện”. Ở đó, những sự kiện, tình
huống, những biến cố như không có quan hệ với nhau nhưng lại liên đới gần
nhau. Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn,
sắp đặt, lắp ghép…
- Tiểu thuyết đương đại khước từ truyền thống với sự đề cao tính chất
“Trò chơi”: chơi ngôn từ, chơi kết cấu, chơi nhân vật, chơi lịch sử… với
những sắp đặt, dán ghép, nhảy cóc, dòng ý thức, xen cài lồng ghép, vật hoá,
số hoá, nhiều kết thúc, phá vỡ mạch truyền thống. Cuộc chơi kết cấu dẫn đến
sự pha trộn giữa các thể loại, có nhiều văn bản khác nhau trong một tác phẩm:
tiểu thuyết đan xen kịch, tiểu thuyết - nhật kí, tiểu thuyết - thư, tiểu thuyết -
phóng sự, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, tiểu thuyết đan xen thơ, ca dao, truyền
thuyết, huyền thoại…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Nhân vật tiểu thuyết là kiểu nhân vật phức hợp, đa bình diện. Đó là
những nhân vật có tính cách và tâm lý phức tạp; kiểu nhân vật phi trung tâm,
vênh lệch giữa vai tính cách và vai hình tượng, không có nhân vật lý tưởng.
Khá phổ biến là kiểu nhân vật dị biệt, kì ảo, bản năng, người điên, kẻ lạc loài,
có khi chỉ là cái bóng mờ ảo,
- Ngôn ngữ đa thanh, mang tính đối thoại, kết hợp nhiều kênh ngôn
ngữ, có xu hướng làm nhòa ranh giới giữa tính tinh tuyển và thông tục. Trong
tác phẩm có sự kết hợp nhiều giọng điệu: giọng điệu trữ tình, giọng điệu triết
lý, giọng điệu hoài nghi, chất vấn, giọng điệu đối thoại, giọng điệu giễu nhại
và giọng vô âm sắc
- Về nghệ thuật trần thuật, tiểu thuyết đương đại quay lưng lại với vai
trò toàn tri của người kể chuyện ngôi ba, trần thuật theo ngôi thứ nhất chiếm
ưu thế. Trong tác phẩm có nhiều điểm nhìn trần thuật, có sự dịch chuyển điểm
nhìn trần thuật, sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật.
- Về thủ pháp nghệ thuật, trong tiểu thuyết đương đại nhà văn sử dụng
các thủ pháp huyền thoại, kì ảo. Nó cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế
giới, vừa tạo ra sự lạ hoá để thu hút người đọc. Trong nhiều tiểu thuyết, bút
pháp huyền thoại có khả năng tạo nên những hình tượng mang tính ẩn dụ cao
và các hình tượng ẩn dụ này tồn hiện như một kí hiệu nghệ thuật đa nghĩa
giàu chất tượng trưng. Ngoài ra các nhà tiểu thuyết con sử dụng bút pháp
tượng trưng, giễu nhại…
Để làm rõ loại tiểu thuyết với lối viết “hiện đại”, chúng tôi xin lược qua
một số ví dụ tiêu biểu:
1.1.1.1. Nguyễn Bình Phƣơng
Nguyễn Bình Phương tâm niệm: không có sự sáng tạo nhà văn sẽ tự
tiêu diệt mình. Do đó, nhà văn đã vượt qua những ràng buộc của truyền thống,
nỗ lực đổi mới, cách tân tiểu thuyết với một loạt các tác phẩm: Vào cõi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
(1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn
(2000), Thoạt kì thủy (2004), Ngồi (2006). Tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương ám ảnh người đọc bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của
nhà văn vào cuộc đời, sự đổ vỡ của trật tự gia đình và xã hội, sự đánh mất bản
ngã, sự băng hoại về đạo đức, sự khốc liệt, đau đớn, bơ vơ, tình trạng bất an
của con người. Vì thế, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường có cốt truyện
phân mảnh, lối kết cấu song hành xoắn vặn. Trong Vào cõi gồm hai mạch
truyện: mạch chuyện của Tuấn với cõi thực và cõi mơ và mạch chuyện của
chị em Vang, Vọng với cõi quê và cõi phố, cõi thế và cõi chết. Hay trong
Những đứa trẻ chết già với mạch cõi âm (Câu chuyện về mấy hồn ma trở về
làng trong các Vô thanh) và cõi trần (câu chuyện về hai gia đình ông Trường
hấp và ông Trinh gắn với bí mật kho báu mà cả hai gia đình đều quyết giành
lấy). Trong Thoạt kì thủy có cấu trúc ba phần: A- Tiểu sử (của 18 nhân vật
được đánh số thứ tự từ 1 đến 18 sắp xếp không theo một tiêu chí cụ thể nào.
Phần này chưa có sự thống nhất giữa tiêu đề và nội dung triển khai, nhà văn
không tập trung vào tiểu sử mà chỉ miêu tả ngoại hình, thói quen của các nhân
vật); B- Chuyện (gồm hai câu chuyện được đan lồng vào nhau: câu chuyện về
con cú bị bắn rụng trên sông Cái từ lúc 11 giờ 15, bay lên lúc 12 giờ và câu
chuyện ở một làng nhỏ ven sông chủ yếu xoay quanh nhân vật tên Tính, bị
mọi người coi là điên); C - Phụ chú (gồm một tác phẩm của ông Phùng tên là
Và cỏ và mười một giấc mơ của Tính và Hiền).
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhân vật thường có tính cách,
tâm lý phức tạp. Đó là những con người luôn sống với thế giới tâm linh, nhiều
dằn vặt, đau khổ. Nhiều kiểu nhân vật có tính dị biệt, bản năng,…. Trong
Ngồi các nhân vật chính đều bị xoá tên, hoặc bị làm mờ hay làm cho bị vắng
mặt. Đó là Khẩn, Minh, Thuý, Trương, Kim đều bị xoá tên đi bằng kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
bàn phím. Nhân vật dị biệt như: Tính bị coi là điên hay nhân vật con Cú trong
Thoạt kì thủy …
Nguyễn Bình Phương sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật.
Chẳng hạn trong Thoạt kì thủy bao gồm điểm nhìn bên trong là cõi vô thức
của Tính và điểm nhìn bên ngoài chính là câu chuyện về cuộc đời Tính và
những người dân xóm Sọ. Đặc biệt Nguyễn Bình Phương có lúc đã trao điểm
nhìn trần thuật cho các nhân vật khiếm khuyết về tâm lý do bị những ám ảnh
lạ thường và các nhân vật kỳ ảo: những bào thai trong Người đi vắng, những
người điên trong Thoạt kì thuỷ, cô gái trong Trí nhớ suy tàn với những ám ảnh
về Tuấn, Vũ, những góc phố Hà Nội…Với sự dịch chuyển điểm nhìn giúp
cho ý nghĩa của tác phẩm trở nên phong phú hơn, dân chủ hơn.
Thủ pháp huyền thoại, kỳ ảo được Nguyễn Bình Phương sử dụng một
cách triệt để. Trong Vào cõi ta thấy xuất hiện cõi thực và cõi mơ, cõi ảo. Ở cõi
ảo là những giấc mơ nhân vật Tuấn, cảnh đáng thương của chị em Vang,
Vọng. Cõi thực bị chi phối bởi cõi ảo, để quên đi những việc đã làm Tuấn tìm
về với tình yêu đã mất thủa nào, nhân vật “Hắn” luôn sống trong ám ảnh kẻ
ăn cắp vô tình hắn giết sẽ quay lại báo thù. Vang thì cam chịu, buông xuôi
tất cả, Vọng cuối cùng phải trở về quê. Trong Những đứa trẻ chết già có
nhiều yếu tố kì ảo đan cài với hiện thực giữa cõi sống và cõi chết, quá khứ
và hiện tại. Không gian hiện tại là vùng đất sống linh dị và quái gở với
những điềm báo, mộng mị. Cõi âm là hình ảnh chiếc xe trâu lao vào hư ảo,
những người ngồi trên xe đối đáp trong hồi ức, liên tưởng. Với thủ pháp
huyền thoại hoá giúp nhà văn khám phá những tầng chìm của hiện thực cuộc
sống, xã hội mà còn đi sâu miêu tả, phản ánh đời sống nội tâm, thế giới tâm
linh của con người.
Trong tiểu thuyết cúa mình, Nguyễn Bình Phương đã xóa nhòa ranh
giới giữa các thể loại, đan xen các thể loại khác vào tiểu thuyết, mang đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
một hình thức cấu trúc tiểu thuyết mới. Sự hòa nhập của các thể loại đã mang
lại cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương những cách tân độc đáo về cấu trúc
để tái hiện một cách sinh động, đa dạng cuộc sống: Vào cõi, Những đứa trẻ
chết già (tiểu thuyết lồng tiểu thuyết), Người đi vắng (tiểu thuyết - huyền -
sử), Trí nhớ suy tàn (tiểu thuyết - thơ), Thoạt kì thuỷ (Tiểu thuyết - điện
ảnh), Ngồi ( tiểu thuyết - âm nhạc).
Như vậy, với sự đổi mới trong cách viết Nguyễn Bình Phương đã khẳng
định được tài năng cũng như những đóng góp của nhà văn trong quá trình
hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết.
1.1.1.2. Nguyễn Việt Hà
Trong không khí chung của thời kỳ đổi mới, Nguyễn Việt Hà cũng là một
trong số những người mạnh dạn cách tân thể loại tiểu thuyết. Với Cơ hội của
chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã được các nhà phê bình đánh
giá cao trong nỗ lực làm mới thể loại tiểu thuyết.
Chúng ta bắt gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà một thế giới hỗn
loạn, hoang mang, sự tha hoá của con người với những đổ vỡ giá trị truyền
thống và con người “chơi cùng cái hỗn loạn ấy”. Qua đó nhà văn cho người
đọc thấy được sự bế tắc, bất lực, thiếu niềm tin và hoài nghi về cuộc sống.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có sự đan xen, phức hợp nhiều thể
loại khác nhau trong tiểu thuyết. Ở tiểu thuyết Cơ hội của chúa có sự xuất
hiện của các thể loại: kịch (Vở kịch nhiều màn ở chương năm), nhật ký (của
Thuỷ, Nhã, Tâm, Hoàng); truyện ngắn (2 truyện ngắn của Hoàng); nghị luận
(những vấn đề của đời sống); thư (Thuỷ viết cho Bình, Thuỷ viết cho Nhã…).
Nhà văn còn đưa vào tác phẩm của mình kiểu kết cấu nhân vật trong nhân vật,
truyện lồng trong truyện. Khải huyền muộn có kết cấu song trùng của hai câu
chuyện: một câu chuyện được hư cấu cùng với quá trình hư cấu của chính câu
chuyện đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Điểm đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là các nhân vật
đều có thể thay nhà văn trong việc kể chuyện. Vì thế, điểm nhìn trần thuật
linh hoạt với nhiều trường nhìn, nhân vật có thể tự kể chuyện của mình, kể về
cái nhìn của mình với những nhân vật khác. Trong Cơ hội của Chúa ngoài lời
người kể chuyện còn có những lời tự thuật dưới hình thức nhật ký, độc thoại
nội tâm của Hoàng, Tâm, Nhã, Thuỷ. Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” với
nhiều điểm nhìn khác nhau của nhân vật “lập thân”, “ lập nghiệp”. Các nhân
vật Tâm, Thuỷ, Bình với trường nhìn đẳng lập với nhau đã có những nhận xét
khá toàn diện về Hoàng. Nhân vật Tâm cho rằng Hoàng là người thông thái,
đáng kính nhưng không hợp thời. Thuỷ nhìn thấy ở Hoàng là con người sống
tạm bợ, “dựa dẫm”, nghiện ngập và ích kỷ. Còn Bình lại cho rằng Hoàng là gã
lưu manh, kẻ đã “quen hàng chục đàn bà rồi”. Với điểm nhìn tự trị, Hoàng
nhận thấy mình “là kẻ bạc nhược không neo đứng bất cứ chỗ nào”. Còn trong
Khải huyền muộn điểm nhìn trần thuật cũng luôn có sự thay đổi: gồm người
trần thuật và Bạch cùng các nhân vật của anh là Vũ, Cẩm, My.
Viết về hiện thực hỗn mang cho nên nhân vật trong tác phẩm của
Nguyễn Việt Hà không phải là những con người mang lý tưởng mà là những
con người lạc lõng, thiếu hội nhập với cuộc sống thực tại (Hoàng trong Cơ hội
của Chúa); Là kiểu nhân vật tha hoá, chạy theo danh lợi, bất chấp thủ đoạn
(Lâm, Trần Bình, Sáng trong Cơ hội của Chúa; Vũ trong Khải huyền muộn).
Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà với lối kết cấu truyện của nhiều truyện,
tính liên văn bản, lối trần thuật phi trung tâm, thủ pháp nhại, tự nhại… đã biến
tiểu thuyết thành cuộc chơi ngôn từ với nhiều thử nghiệm của nghệ thuật.
1.1.1.3. Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh quan niệm viết văn là một nghề cao quý và mỗi người
phải đi và tạo ra con đường đi của riêng mình, nếu ai cũng giống ai thì điều đó
thật vô nghĩa. Do đó trong sự đổi mới của văn học, Tạ Duy Anh xuất hiện như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
một hiện tượng nổi bật và là một cây bút sung sức với những thể nghiệm táo
bạo trong sáng tác văn chương.
Với khát vọng đem lại luồng gió mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương
đại, Tạ Duy Anh đã tiếp nhận văn học phương Tây để xây dựng cho tiểu
thuyết của mình hướng đi riêng. Trong những tác phẩm của mình, Tạ Duy
Anh không ngần ngại viết về cái xấu xa, thói lừa lọc, bỉ ổi, đê tiện… của
người đời để hướng con người tới sự hoàn mỹ. Nhà văn đã cho ra đời những
tác phẩm tâm huyết gây được sự chú ý: Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật
(1999), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008). Tạ Duy Anh đã
có những cách tân táo bạo, cốt truyện là sự lồng ghép, đan chéo của các câu
chuyện. Trong Thiên thần sám hối cốt truyện là mảnh ghép của nhiều câu
chuyện. Đó là câu chuyện của bào thai còn trong bụng mẹ kể về ba ngày trước
khi nó chào đời với hàng loạt những chuyện mà nó nghe được khi mẹ nó giúp
đỡ các sản phụ khác. Là câu chuyện một cô gái bị gã sở khanh lừa có thai, cô
đi vào bệnh viện phá bỏ cái thai như trút một gánh nặng. Chuyện một người
đàn bà nông dân đẻ toàn con gái bị người chồng nghiện rượu đánh đập, bỏ ra
thành phố trở thành vợ chung của bốn người đàn ông, mang thai mà không
biết là con ai…. Qua những mảnh ghép đó Tạ Duy Anh đã cho người đọc
thấy được hiện thực xã hội với sự tha hoá, xuống cấp của con người. Trong
tiểu thuyết Lão khổ các chương đều được đặt tên và dường như mỗi chương là
một sự hoàn kết các sự kiện vì thế người đọc có thể đọc chương nào trong tác
phẩm đều được. Hay trong Giã biệt bóng tối có nhiều câu chuyện được móc
ngoặc vào nhau trên sườn câu chuyện là một chú bé mồ côi tên Thượng. Còn
trong Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh đã có những cố gắng tạo thể nghiệm tính
liên văn bản: tác giả trích dẫn nguyên văn lời tự thú trong cuốn sổ của tiến sĩ
N, nhật ký của Bân, lá thư của Thảo Miên, đặc biệt là trong đó còn có bốn câu
chuyện tích, …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Cách tân về điểm nhìn trần thuật là điều ta dễ nhận thấy trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh. Trong Giã biệt bóng tối luôn có sự di chuyển điểm
nhìn từ nhân vật chính sang nhân vật phụ, tất cả các ngôi kể đều ở ngôi thứ
nhất. Trong tác phẩm nhà văn đã sử dụng tới tám điểm nhìn: điểm nhìn của
nhân vật chính - Thượng, lời người dẫn chuyện, lời người kể chuyện, lời nhân
vật xưng Tao, lời tự truyện của một cô cave, lời của nhà thiết kế, lời kể của
Bính, lời người tường thuật và lời người biên tập. Với việc sử dụng linh hoạt
nhiều điểm nhìn, tác phẩm hấp dẫn hơn với sự đa dạng trong cách kể và hiện
thực được nhìn nhận một cách khách quan.
Ngoài ra Tạ Duy Anh còn sử dụng nhiều yếu tố huyền thoại (Nhân vật
bào thai kể chuyện trong Thiên thần sám hối), sử dụng giọng giễu nhại (Giã biệt
bóng tối). Với mong muốn đi sâu vào hiện thực cuộc sống, tiểu thuyết của Tạ
Duy Anh đã khẳng định một xu hướng tất yếu trong tiến trình văn học Việt Nam
hiện đại “Tiếp thu lối viết hiện đại của tiểu thuyết phương Tây đã là một thực tế
lịch sử của quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc từ đầu thế kỷ 20”[69].
Như vậy có thể thấy, đổi mới tiểu thuyết theo xu hướng hiện đại hoá
thực tế cũng là xu thế tất yếu của văn học Việt Nam đương đại nói chung và
tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Các cây bút tiểu thuyết với khát vọng đổi mới
thể loại đã có những dấn thân đầy táo bạo. Sự cách tân đó có thể một số người
chưa chấp nhận nhưng đó là kết quả của những tháng ngày “lao tâm khổ tứ”
của các nhà văn tâm huyết. Và những cách tân đó đã đem lại nguồn sinh khí
mới cho nền tiểu thuyết đương đại của chúng ta. Trong sự phát triển của nền
văn học Việt Nam những nỗ lực, đóng góp của Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương…đáng ghi nhận và trân trọng. Lối viết của họ khác hẳn
với lối viết tiểu thuyết của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường,
Nguyễn Xuân Khánh.