Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐỖ CÔNG BA
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI TRÊN MẶT
ĐẤT CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KHE RỖ, BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐỖ CÔNG BA
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI TRÊN MẶT
ĐẤT CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KHE RỖ, BẮC GIANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hữu Thƣ
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.
Đỗ Hữu
Thư, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, cùng với đề tài “Đánh giá sinh khối và khả năng tích luỹ
Cacbon của các quần xã thực vật trong hệ sinh thái rừng kín thường xanh
trên núi đất tại Trạm đa dạng sinh học Mê linh Vĩnh Phúc và vùng phụ
cận. Mã số VAST04.07/13-14 do TS. Đỗ Hữu Thư làm chủ nhiệm ” đã giúp
tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân Huyện Sơn Động,
Uỷ ban nhân dân xã An Lạc, cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ đã chỉ
bảo và cung cấp những tài liệu quan trọng.
Qua đây
tôi xin gửi lời cám ơn
chân thành tới Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, toàn thể quý Thầy Cô trong
khoa Sinh, trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị và
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013.
Học viên thực hiện
Đỗ Công Ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Đỗ Công Ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục bảng iv
Danh mục hình v
Từ viết tắt vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Điều tra ngoài thực địa 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 39
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG 43
3.1. Điều kiện tự nhiên 43
3.1.1. Vị trí địa lý 43
3.1.2. Khí hậu thủy văn 44
3.1.3. Địa hình địa thế 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 45
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 45
3.2.2. Kế cấu hạ tầng 49
3.3. Tài nguyên thiên nhiên 49
3.3.1. Tài nguyên đất 49
3.3.2. Tài nguyên rừng 50
3.3.3. Tài nguyên khoáng sản 51
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
4.1. Cấu trúc quần xã rừng 52
4.1.1. Chỉ số tầm quan trọng IVI loài trong quần hợp cây gỗ 52
4.1.2. Chỉ số đa dạng sinh học loài 57
4.1.3. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện 58
4.1.4. Sự phân bố loài theo nhóm đường kính 60
4.1.5. Sự phân bố số cây theo nhóm đường kính 62
4.1.6. Phân bố số cây theo cấp chiều cao 65
4.1.7. Phân bố số loài theo cấp chiều cao 68
4.2. Sinh khối trên mặt đất các quần xã rừng 70
4.2.1. Xây dựng mối tương quan và phương trình hồi quy giữa sinh khối
trên mặt đất với các bộ phận của cây gỗ 71
4.2.2. Sinh khối tươi trên mặt đất của một số quần xã thực vật đặc trưng 75
4.2.3. Sinh khối khô của các quần xã thực vật 82
4.2.4. Xác lập tương quan giữa sinh khối khô so với sinh khối tươi, sinh
khối của các bộ phận cây và tổng sinh khối 87
4.2.5. Lập bảng tra sinh khối cây cá thể trong lâm phần 88
4.3. Hàm lượng các bon 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 - Tổng số loài và loài ưu thế sinh thái ở TTV thứ sinh phục hồi TN
sau NR và sau KTK 53
Bảng 4.2 - Kết quả Importance Value Index của các loài cây gỗ có IVI > 5%
trong hai trạng thái 53
Bảng 4.3 - Chỉ số đa dạng Shannon của các tầng cây gỗ 57
Bảng 4.4 - Phân bố loài cây theo cấp đường kính của 2 trạng thái TTV thứ
sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 61
Bảng 4.5 - Phân bố số cây theo cấp đường kính của 2 trạng thái TTV thứ sinh
phục hồi tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 63
Bảng 4.6 - Phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh
phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 66
Bảng 4.7 - Phân bố loài cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh
phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 69
Bảng 4.8.1 - Tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi trên mặt đất của các
trạng thái TTV (n =45) 72
Bảng 4.8.2 - Tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô trên mặt đất của các
trạng thái TTV (n = 45) 73
Bảng 4.9 - Các phương trình nghiên cứu sự tương quan sinh khối tươi trên
mặt đất của thân, cành và lá với DHB và H của cây gỗ 74
Bảng 4.10 - Kết cấu sinh khối (SK) tươi trên mặt đất của các trạng thái thảm
thực vật 76
Bảng 4.11 - Sinh khối khô của các bộ phận cây và quần xã 82
Bảng 4.12 - Phương trình tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi 88
Bảng 4.13 - Phương trình lập biểu sinh khối tươi đối với cây gỗ 89
Bảng 4.14 - Lượng carbon tích lũy trong các quần xã thực vật 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 - Phân bố loài theo nhóm tần số giữa 2 tầng cây sau Nương rẫy 58
Hình 4.2 - Phân bố loài theo nhóm tần số giữa 2 tầng cây sau Khai thác kiệt 59
Hình 4.3 - Đồ thị phân bố số loài theo cấp đường kính của 2 trạng thái TTV
thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 62
Hình 4.4 - Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính của 2 trạng thái TTV
thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 64
Hình 4.5 - Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ
sinh phục hồi tự nhiên tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 67
Hình 4.6 - Đồ thị phân bố loài cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV
thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 69
Hình 4.8 - Biểu đồ sinh khối tươi của cây gỗ và các quần xã TV đặc trưng. . 77
Hình 4.9 - Biểu đồ phân bố sinh khối tươi các bộ phận cây trong các quần xã TV . 78
Hình 4.10.1 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi với đường kính
ngang ngực (DBH) của cây gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, 80
Bắc Giang 80
Hình 4.10-2 . Sự thay đổi tỉ lệ (%) sinh khối tươi (kg) của các bộ phận cây gỗ
với sự thay đổi cấp đường kình DBH 80
Hình 4.10.3 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi của bộ phận cây với
chiều cao cây (H) của cây gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 81
Hình 4.11 - Biểu đồ phân bố sinh khối khô của các bộ phận cây và của
quần xã TV 83
Hình 4.12 - Tỷ lệ (%) sinh khối khô của các bộ phận cây gỗ trong các trạng
thái TTV 84
Hình 4.13.1 - Tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận với đường kính 84
ngang ngực (DBH) của cây gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang . 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
Hình 4.13.2 - Tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận với chiều cao (H)
của cây gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang 85
Hình 4.13.3 - Tỷ lệ (%) SK khô của bộ phận cây gỗ thay đổi khi cấp DHB
thay đổi 85
Hình 4.14.1 - Sự tương quan giữa SK thân khô với SK thân tươi của các
trạng thái TTV 87
Hình 4.14.2 - Sự tương quan giữa SK cành khô với SK cành tươi của các trạng
thái TTV 87
Hình 4.14.3 - Sự tương quan giữa SK lá khô với SK lá tươi của các trạng thái TTV 88
Hình 4.14.4 - Sự tương quan giữa tổng SK khô với tổng SK tươi của các
trạng thái TTV 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
TỪ VIẾT TẮT
CDM: Cơ chế phát triển sạch.
CN-TTCN: Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp.
DBH: Đường kính ngang ngực.
DMVN: Dệt may Việt Nam.
ĐHĐB: Đại hội đảng bộ.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý.
IVI: Chỉ số tầm quan trọng.
KT: Kinh tế.
KTK: Khai thác kiệt.
NPP: Năng suất sơ cấp.
NR: Nương rẫy.
OTC: Ô tiêu chuẩn.
QPAN: Quốc phòng an ninh.
TN: Tự nhiên.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TTATXH: Trật tự an toàn xã hội.
TTV: Thảm thực vật.
UBND: Ủy ban nhân dân.
VH: Văn hóa.
XH: Xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu cấu trúc và sinh khối quần xã thực vật và là cơ sở khoa học
để lập kế hoạch quản lý như phục hồi, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững hệ
sinh thái rừng. Trên thế giới đã có nhiều nhà sinh thái nghiên cứu trong lĩnh
vực này: Richards (1933-1934), Baur (1962), Odum (1971), Weidelt (1968),
Brun (1969), Lamprecht (1969), Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng
nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ
tiêu định lượng mới cho phân tích cấu trúc rừng tự nhiên (Graefe 1981,
Plonczak 1989, Kammesheidt 1994, Schaefer 1997, Muuss 1997). Ở Việt
Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về cấu trúc rừng: Trần Ngũ Phương
(1963), Thái Văn Trừng (1978), Vũ Đình Phương (1985 – 1988), Các
nghiên cứu về sinh khối rừng ở nước ta còn rất ít và tập trung vào rừng trồng
của các loài cây ngoại nhập mọc nhanh là chủ yếu (Hà Văn Tuế, 1993).
Trạng thái hiện thời của mỗi thảm thực vật là kết quả tương tác của các
nhóm yếu tố phát sinh, đó là: khí hậu thủy văn, đá mẹ thổ nhưỡng, địa hình,
khu hệ thực vật, tác động của con người. Khi không có tác động của con
người hoặc tác động của con người nhỏ đến mức có thể bỏ qua, chúng ta có
thảm thực vật nguyên sinh. Tuy nhiên do mật độ dân số cao và tính đa dạng
của các hoạt động sống của con người nên cho đến nay ở nước ta không còn
thảm thực vật nguyên sinh nữa. Tác động của con người đã làm thay đổi thảm
thực vật tự nhiên và tùy theo mức độ tác động này chúng ta có những thảm
thực vật thứ sinh khác nhau.
Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ nằm trong địa phận xã An Lạc, Huyện
Sơn Động, cách thành phố Bắc Giang 80 km về phía đông bắc. Tổng diện tích
tự nhiên là 7153 ha, nằm trong ba lưu vực Khe Rỗ, Khe Đin và Khe Nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Vàng. Khu vực này có độ cao tăng dần từ đông bắc đến tây nam, với đỉnh cao
nhất là 650m. Phía đông bắc có các dãy núi dốc thoải, phía tây nam có địa
hình cao, dốc lớn, chia cắt phức tạp, với nhiều vách đá dựng đứng. Do vậy,
thảm thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ rất đa dạng. Kết quả các
đề tài nghiên cứu của Phòng Sinh thái thực vật, đã cho thấy Khu bảo tồn thiên
nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang có 4 loại thảm thực vật chính, đó là: thảm thực vật
thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự
nhiên sau khai thác kiệt, thảm cây bụi và thảm cỏ. Trong các thảm rừng kín và
rừng thưa của khu bảo tồn có một số quần xã thực vật chính như sau:
- Quần xã rừng kín cây lá rộng hỗn loài.
- Quần xã rừng thưa cây lá rộng hỗn loài.
- Quần xã rừng kín ưu hợp Giang và Nứa.
Với tính đa dạng cao như vậy, thảm thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên
Khe Rỗ rất phù hợp cho việc nghiên cứu cấu trúc và sinh khối của các quần
xã thực vật khác nhau.
Từ những điều kiện thực tế và nhu cầu khoa học trên đây chúng
tôi chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt
đất của một số quần xã thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ ,
Bắc Giang ”.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2013 tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Khe Rỗ, (Bắc Giang).
- Do điều kiện có hạn nên đề tài chưa nghiên cứu được sinh khối trên
mặt đất của tất cả các quần xã thực vật ở các trạng thái thảm thực vật khác
nhau, cũng như sinh khối dưới mặt đất của tất cả các trạng thái TTV ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu Chỉ số tầm quan trọng IVI loài trong quần hợp cây gỗ.
- Nghiên cứu Chỉ số đa dạng sinh học loài.
- Nghiên cứu Phân bố loài và số cây theo nhóm đường kính và cấp chiều cao.
- Nghiên cứu xây dựng mối tương quan và phương trình hồi quy giữa
sinh khối trên mặt đất với các bộ phận của cây gỗ.
- Nghiên cứu sinh khối tươi và sinh khối khô trên mặt đất của một số
quần xã thực vật điển hình.
- Nghiên cứu xác lập tương quan giữa sinh khối khô so với sinh khối
tươi, sinh khối của các bộ phận cây và tổng sinh khối.
- Nghiên cứu lập bảng tra sinh khối cây cá thể trong lâm phần.
- Nghiên cứu hàm lượng carbon.
4. Đóng góp mới của luận văn.
- Đưa ra được những đánh giá về chỉ số tầm quan trọng IVI, chỉ số đa
dạng sinh học trong quần hợp cây gỗ của Khu bảo tồn.
- Bước đầu xác định được phân bố loài và số cây theo nhóm đường
kính và cấp chiều cao ở Khu bảo tồn.
- Xây dựng mối tương quan và lập được phương trình hồi quy giữa sinh
khối trên mặt đất với các bộ phận của cây gỗ, giữa sinh khối khô so với sinh
khối tươi, giữa sinh khối của các bộ phận cây và tổng sinh khối.
Những đóng góp trên chính là cơ sở khoa học để lập kế hoạch quản lý
như phục hồi, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về cầu trúc rừng
Có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã
được Richards P.W (1965)[12], Baur. G (1976)[2], Odum (1971)[13] tiến
hành. Đó là những công trình nghiên cứu cơ sở rất quan trọng và hệ thống
giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cấu trúc của rừng, đặc biệt là về cấu trúc hình
thái và ngoại mạo. Các nghiên cứu này đã đưa ra các quan điểm, khái niệm và
mô tả định tính về tổ thành loài, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Richards P.W (1956)[12] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa
nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường
có nhiều tầng (thông thường nhất là có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng
cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài
cây thân cỏ còn có nhiều loài dây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều
thực vật phụ sinh bám trên thân cây, cành cây
- Về vấn đề mô tả hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W. Risa (1933 - 1934) đề
xướng và sử dụng đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp hiệu quả để
nghiên cứu cấu trúc rừng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chỉ
minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề
bên nhau và đưa một hình tượng về không gian 3 chiều của rừng.
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng. Ông
chia cây rừng trong lâm phần ra thành 5 cấp khác nhau dựa vào khả năng
sinh trưởng, kích thước và chất lượng cây. Phân cấp của Kraft đã phản ánh
được tình hình phân hóa cây rừng, ưu điểm của hệ thống phân cấp này là
tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với
rừng thuần loài.
Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D
i
) là quy luật cấu trúc cơ
bản và quan trọng nhất của lâm phần. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu mô tả quy
luật này, có thể dẫn ra một số tác giả với các công trình nghiên cứu sau đây.
Naslund (1936, 1973), Moiseev (1972) đã sử dụng hàm Charlier, Strub
(1972), Burkhart (1974) sử dụng hàm Beta, Bliss, và Reinker (1964) sử dụng
hàm Logarit chuẩn Việc sử dụng hàm này hay hàm khác để biểu thị quy luật
cấu trúc là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, cũng như các loài cây
sinh trưởng khác nhau và số liệu đo đạc ngoài thực tế. Do đường kính cây
rừng không ngừng tăng lên theo tuổi, nên phân bố đường kính của lâm phần
cũng không ngừng thay đổi theo tuổi.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng, nhiều tác giả đã chỉ ra
rằng sản lượng cây rừng phụ thuộc vào sinh trưởng của chiều cao (H) và
đường kính thân cây (D) theo tuổi, giữa sinh trưởng và tăng trưởng, năng suất
có liên quan chặt chẽ với nhau. Năm 1982, M.G.R. Cannell đã biên soạn
cuốn: “Sinh khối và tài liệu năng suất sơ cấp cây rừng thế giới - World Forest
Biomass and Primary Production Data” đã tập hợp 600 công trình nghiên
cứu về sinh khối khô thân, cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của
hơn 1200 lâm phần tại 46 nước trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Bên cạnh nghiên cứu qui luật phân bố số cây theo cấp đường kính,
một số quy luật khác cũng được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa
học như quy luật phân bố số cây theo chiều cao, tương quan Hvn/D
1,3
,
tương quan Dt/D
1,3
,
- Về vấn đề cấu trúc phân bố số cây theo đƣờng kính
Để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường kính thân cây hầu hết
các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm các phương trình toán học dưới nhiều
dạng phân bố xác suất khác nhau như Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull,
Diachenco… Qua nghiên cứu thấy được là phân bố N/D
1,3
ban đầu thường có
dạng lệch trái, phạm vi phân bố hẹp, đường cong phân bố nhọn và thường
được mô tả bằng phân bố Weibull.
- Về nghiên cứu quy luật tƣơng quan giữa chiều cao với đƣờng
kính thân cây
Tovstolesse, D.I (1930) đã lấy cấp đất làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ
Hvn/D
1,3
, Krauter, G (1958) nghiên cứu tương quan Hvn/D
1,3
dựa trên cơ sở
cấp đất và cấp tuổi. Để xác lập mối quan hệ Hvn/D
1,3
nhiều tác giả đã đề xuất
sử dụng các dạng phương trình toán học khác nhau nhưng phổ biến nhất là
dạng phương trình đường thẳng: D
T
= a + b.D
1.3
- Về mối quan hệ giữa đƣờng kính tán với đƣờng kính ngang ngực
Từ các công trình nghiên cứu khác nhau, nhiều tác giả như: Zieger
(1928), Cromer.O.A.N (1948), Miller.J (1953)… đã đi đến kết luận là giữa
đường kính tán và đường kính ngang ngực có mối quan hệ mật thiết, phổ biến
nhất là dạng phương trình đường thẳng.
- Nghiên cứu về ảnh hƣởng của mật độ đến sản lƣợng rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Evans.J (1992), đã bố trí 4 công thức mật độ trồng rừng khác nhau
(2985, 1680, 1075, 750 cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua New
Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng trữ lượng cây gỗ đứng
của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi nghiên cứu về Thông (P.
caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác
nhau (2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng cũng đã thu được kết
quả tương tự. Năm 1990, Wenk đã đề nghị xác định mật độ tối ưu trên cơ sở
tăng trưởng lâm phần.
1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá năng
suất của lâm phần và tính toán số liệu về hấp thụ cacbon, khả năng và động
thái quá trình hấp thụ carbon của rừng. Chính vì vậy, điều tra sinh khối cũng
là điều tra hấp thụ carbon của rừng (Ritson and Sochacki, 2003). Sản lượng
sinh khối của rừng là kết quả khác nhau của chu trình sản xuất thông qua
quang hợp với chu trình tiêu thụ thông qua hô hấp và thu hoạch. Cho nên,
sinh khối còn là một trong những thước đo để đánh gía sự thay đổi cấu trúc
rừng.
Từ năm 1840 trở về trước, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã đi
sâu vào lĩnh vực sinh lý thực vật, đặc biệt là nghiên cứu quá trình quang hợp
để tạo nên các sản phẩm hữu cơ từ nước, không khí và năng lượng ánh sáng
mặt trời.
Sang thế kỷ XIX nhờ áp dụng các thành tựu khoa học như hoá phân
tích, hoá thực vật và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong
thiên nhiên, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu mới đáng kể.
Riley (1944); Steemann (1954); Fleming (1957) đã tổng kết quá trình nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cứu và phát triển sinh khối rừng trong các công trình nghiên cứu của mình.
Đến năm 1964, Lieth đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ
năng suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế
“International Biology Program” (1964) và chương trình Con người và Sinh
quyển “Man And Biosphere” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu
sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tượng
đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Theo IPCC (2001) bể carbon của các hệ sinh thái rừng nội địa là sinh
khối bao gồm sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, lượng rơi và vật
thể chết. Trong đó, sinh khối trên mặt đất là tổng sinh khối trên mặt đất của
thân, cành, chồi, quả và hạt.
Trong những năm gần đây, có nhiều phương pháp xác định sinh khối
trên mặt đất cho một lâm phần: phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của
rừng, phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường, phương pháp dựa
trên điều tra thể tích, phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ, phương pháp
dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Nhìn
chung, tất cả các phương pháp nghiên cứu định lượng trên đều dựa vào mối
tương quan giữa sinh khối cây với các nhân tố điều tra cơ bản thông qua các
phương trình tuyến tính hồi quy như đường kính ngang ngực, chiều cao cây,
giúp cho việc dự đoán sinh khối được nhanh hơn và dễ thực hiện hơn.
Sinh khối dưới mặt đất của lâm phần là trọng lượng phần rễ sống của
cây. Rễ cây chiếm một phần quan trọng trong tổng sinh khối lâm phần. Theo
Cairn et al (1997), sinh khối của rễ cây trong rừng dao động từ khoảng 3
tấn/ha đến 206 tấn/ha, tùy theo loại rừng. Tuy nhiên, điều tra để xác định tổng
lượng rễ cây dưới mặt đất là công việc khó khăn, đòi hỏi phải tốn nhiều thời
gian, công sức. Phân bố của rễ trong đất phụ thuộc vào loài cây và đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đất. Tổng kết 250 công trình nghiên cứu về sinh khối rễ trên toàn thế giới,
(Jackson et al., 1996) nhận thấy hầu hết sinh khối của rễ tập trung ở tầng đất
mặt 2m, đa số trong số này tập trung trên lớp đất mặt. Nghiên cứu 11 kiểu
rừng trồng ở Australia, Snowdon nhận thấy 86-100% sinh khối rễ nằm trên
lớp đất mặt 1m (Snowdon, 2000). Theo Canadell (1996), độ sâu tầng rễ tối đa
tìm thấy là 2 ± 0.2m cho đất canh tác nông nghiệp, 9.5±2.4m cho sa mạc,
3.7±0.5m cho đất đồng cỏ và savan nhiệt đới, 5.2±0.8m đất cây bụi và rừng
(Canadell et al., 1996). Độ sâu lấy mẫu rễ để xác định sinh khối dưới mặt đất
của rừng được kiến nghị sử dụng độ sâu 1m (tính từ mặt đất). Mức này cũng
được chấp nhận trong nhiều qui trình điều tra carbon và động thái carbon dưới
mặt đất (IPCC, 2003)[10].
Phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối được mô tả bởi
Shurrman và Geodewaaen (1971), Moore (1973), Gadow và Hui (1999),
Oliveira và cộng sự (2000), Voronoi (2001), Mc Kenzie và cộng sự (2001).
Có nhiều phương pháp ước tính sinh khối cho cây bụi và cây tầng dưới
trong hệ sinh thái rừng (Catchpole và Wheeler, 1992). Các phương pháp bao
gồm:
- Lấy mẫu toàn bộ cây (quadrats).
- Phương pháp kẻ theo đường.
- Phương pháp mục trắc.
- Phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương quan.
Tuy nhiên, việc xác định đầy đủ sinh khối rừng không dễ dàng, đặc biệt
là sinh khối của hệ rễ trong đất rừng nên việc làm sáng tỏ vấn đề trên đòi hỏi
nhiều nỗ lực hơn nữa mới đưa ra được những dẫn liệu mang tính thực tế và có
sức thuyết phục cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.1.1.3. Năng suất lượng rơi, sự phân hủy của lượng rơi và lượng
carbon trả về cho đất rừng
- Năng suất lƣợng rơi.
Là thành phần quan trọng nhất của năng suất sơ cấp phần trên mặt
đất (Olson, 1963; Clark và cs, 2001b); Kira và cộng sự (1964) khi nghiên
cứu thảm thực vật rừng mưa ở Khao Chong, Thái lan đã xác định năng suất
sơ cấp thuần (NPP) của hệ sinh thái rừng đạt 2860 g/m
2
/năm và năng suất
lượng rơi hàng năm đạt 2330 g/m
2
/năm (hay 23,3 tấn/ha/năm), trong đó
lượng lá rơi chiếm 51%. John D. M. (1973) nghiên cứu sự tích luỹ và quá
trình phân giải vật rơi rụng của rừng ẩm nửa rụng lá thuộc vùng nhiệt đới
phía Tây Châu Phi (Ghana). Kết quả cho thấy lượng rơi tập trung lớn nhất
từ tháng 1 đến đầu tháng 3. Năng suất đạt 966 g/m
2
/năm (hay 9,66
tấn/ha/năm), trong đó lá rơi chiếm đến 77%. Ogawa (1978) nghiên cứu
năng suất lượng rơi và vòng tuần hoàn Carbon ở rừng khu vực Pasoh,
Malaysia. Kết quả cho thấy năng suất lượng rơi hàng năm đạt 10,6
tấn/ha/năm. Cole và Rapp (1981) đã tính toán mức độ trung bình của năng
suất lượng rơi ở 32 khu rừng, bao gồm rừng phương Bắc, rừng lá kim ôn
đới, rừng rụng lá và một khu rừng thuộc Địa Trung Hải, đạt khoảng 4,4
tấn/ha/năm. Cũng trong thời gian đó Proctor (1984) đã có những thống kê
đối với rừng nhiệt đới ở vùng Sarawak, Malayxia, năng suất lượng rơi dao
động từ 8,8 - 12,0 tấn/ha/năm tuỳ theo từng kiểu rừng.
Để xác định năng suất lượng rơi, có nhiều phương pháp khác nhau,
nhưng nhìn chung đều phải dùng đến bẫy lượng rơi. Ricardo và cộng sự
(2003) đã chỉ ra với 5 bẫy lượng rơi đủ để ước tính năng suất lượng rơi và sự
thay đổi của nó. Các nghiên cứu trên các khu vực khác nhau có thể tính toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
cỡ mẫu tối thiểu, mà nó phụ thuộc vào tổng diện tích lấy mẫu và sự thay đổi
về thời gian và không gian trong năng suất lượng rơi.
- Phân giải
Là quá trình chất hữu cơ bị phân cắt cơ lý và chuyển đổi thành các chất
hóa học đơn giản, kết quả tạo ra khí carbon dioxide, nước và giải phóng năng
lượng. Ngay khi vật rơi rụng (lượng rơi) tiếp xúc với mặt đất thì quá trình
phân giải đã diễn ra, nó giải phóng ra những chất dinh dưỡng cơ bản thiết yếu.
Quá trình này rất quan trọng cho việc điều hoà vòng tuần hoàn carbon và dinh
dưỡng (Swift và cs., 1979; Waring và Schlesinger, 1985). Nhu cầu hàng năm
của phần lớn các hệ sinh thái rừng là tái sử dụng các chất dinh dưỡng được
giải phóng từ sự phân giải vật chất hữu cơ (Waring và Schlesinger, 1985).
Tốc độ của quá trình khoáng hoá Nitơ có mối liên quan chặt chẽ với cường độ
hấp thu Nitơ và hàm lượng Nitơ có trong vật rơi rụng (Attiwill và Adams,
1993). Các nguồn cung cấp Photpho từ bên ngoài thường nhỏ hơn so với hàm
lượng có sẵn ở trong sinh khối thực vật và sự cung cấp Photpho từ đất thậm
chí còn mất một khoảng thời gian tương đối dài. Vì vậy sự tận dụng có hiệu
quả lượng Photpho có sẵn trong lượng rơi là vô cùng quan trọng (Attiwill và
Adams, 1993; Newman, 1995).
Phương pháp mạng lưới nội tại (In-situ nets) là phương pháp đánh giá
cường độ phân giải dựa trên lượng thảm mục và năng suất lượng rơi được
nhiều tác giả sử dụng hơn so với phương pháp túi lưới vì đây là phương
pháp đơn giản, dễ áp dụng và ít tốn kém. Tuy độ chính xác không cao nhưng
nó đảm bảo cho việc tính toán ở cấp độ vĩ mô đặc trưng cho toàn bộ quần xã
và các kiểu thảm thực vật.
Swift và cộng sự (1979) đã chỉ ra ba nhóm nhân tố quyết định cường độ
phân giải lượng rơi: môi trường tự nhiên (P), chất lượng của nguồn lượng rơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
(Q) và quần xã sinh vật phân giải (O). Ba nhóm nhân tố này có ảnh hưởng lẫn
nhau và quyết định cường độ phân giải thảm mục; nhóm nhân tố P và Q có
ảnh hưởng gián tiếp thông qua tác động của chúng lên các quần xã sinh vật
phân giải (Heal và cs., 1997). Quá trình phân giải có vai trò rất quan trọng
trong việc quyết định cấu trúc của đất và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong
đất (Waring và Schleisinger, 1985). Bằng cách trao đổi tác động lẫn nhau
giữa sinh vật phân giải và quần xã thực vật đã ảnh hưởng tới việc tạo nên cấu
trúc và những đặc điểm của nhau. Trong đó nhóm những vi khuẩn, nấm và
những quần xã động vật không xương sống là những nhân tố trực tiếp tham
gia phân giải đóng vai trò rất quan trọng.
Các chất dinh dưỡng được giải phóng trong quá trình phân giải đóng
một vai trò quan trọng trong tuần hoàn dinh dưỡng, dòng năng lượng và năng
suất sơ cấp, thứ cấp và năng suất phân giải. Nấm và vi khuẩn là nhóm phân
giải chính, chịu trách nhiệm phân giải 90% của tất cả sinh khối thực vật, tạo
nên chất nền và giải phóng chất dinh dưỡng khoáng (Swift và cs., 1979). Cả
hai loại nấm và vi khuẩn dễ dàng phân giải cellulose. Tuy nhiên, lignin bền
vững hơn và có thể bị phân giải dần dần bởi một nhóm nấm nhất định
(Conesa và cs., 2002)
Paul và Clark (1989) đã chỉ ra rằng vi khuẩn trong đất có tính chuyên
hóa đối với các quá trình biến đổi các chất hữu cơ nhất định trong tuần hoàn
các nguyên tố. Ví dụ, trong tuần hoàn N, rất nhiều vi khuẩn có liên quan trong
quá trình amoni hóa, nhưng các biến đổi N khác được thực hiện bởi các nhóm
phân loại hẹp của vi sinh vật. Ví dụ như quá trình nitrat hóa dị dưỡng, một
phần được thực hiện bởi Arthrobacter và Actinomycetes. Một số chi khác có
vai trò trong biến đổi NO
2
(Mycobacterium, Clostridium) và khử nitơ
(Pseudomonas, Bacillus, Thiobacillus) (Payne, 1981).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Tích lũy
Là tỷ lệ thay đổi về trọng lượng của một số phần của hệ sinh thái như là
kết quả của năng suất và phân giải. Sự tích lũy vật rơi rụng/lượng rơi đã được
mô tả và kiểm chứng dựa trên cơ sở của mô hình toán học đơn giản Olson
(1963).
- Cƣờng độ phân giải thảm mục
Bản chất của mối quan hệ giữa quá trình phân giải và lượng rơi
(Litterfall) là một vấn đề rất đáng được nghiên cứu đánh giá. Một đòi hỏi đối
với thực vật để đạt hiệu suất sử dụng dinh dưỡng lớn đó là mất ít hơn các chất
dinh dưỡng thông qua lượng rơi (Vitousek, 1982) cũng như đòi hỏi phải giảm
lượng dinh dưỡng có trong lượng rơi. Tuy nhiên, cường độ phân giải bị giới
hạn bởi tỷ lệ C so với chất dinh dưỡng (Swift và cs., 1979; Anderson và
Swift, 1983; Heal và cs., 1997) giảm lượng dinh dưỡng bị mất trong lượng rơi
là nguyên nhân làm cho cường độ phân giải thấp hơn, hơn thế nữa nó còn làm
giới hạn lượng dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Để quá trình phân giải cung cấp
các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho thực vật, vậy thì một yêu cầu đặt ra là lượng
dinh dưỡng phải đủ lớn đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của quần xã vi sinh vật:
không có cách nào khác chính thực vật phải thoả mãn nhu cầu này của quần
xã vi sinh vật (Swift và cs., 1979).
Một phương pháp được sử dụng rộng rãi để đánh giá cường độ phân
giải trong rừng đó là hệ số quay vòng thảm mục (k), được Olson (1963) đưa
ra. Anderson và Swift (1983) đã so sánh hệ số k ở những kiểu rừng, ở những
vùng khác nhau và cho thấy rằng hệ số k lớn nhất ở vùng nhiệt đới thường
cao hơn hệ số k lớn nhất ở vùng ôn đới. Tuy nhiên có sự trùng lặp đáng kể,
phạm vi dao động của hệ số k ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 1,1 - 3,3
năm
-1
và ở khu vực ôn đới nằm trong khoảng 0,4 - 1,4 năm
-1
. Sự dao động lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
về cường độ phân giải ở vùng nhiệt đới cũng phù hợp sự dao động của lượng
rơi và mức độ đa dạng loài. Điều này được củng cố thêm bởi sự dao động về
khí hậu, điều kiện đất đai ở những phạm vi không gian khác nhau, những yếu
tố chi phối hoàn toàn các quá trình sinh học rừng.
Baker và cộng sự (2001) đã nghiên cứu quá trình phân giải lá và động
thái dinh dưỡng dưới tán bốn loại rừng ở Đông Nam nước Mỹ: (1) rừng Sồi
hỗn giao vùng trung tâm Arkansas; (2) Rừng hỗn giao hai loài Liquidambar
styraciflua và Quercus falcata var. pagodaefolia vùng trung tâm Louisiana;
(3) rừng Nyssa sylvatica var. biflora và (4) rừng Quercus laurifolia thuộc
Đông Nam vùng Nam Carolina. Các yếu tố: độ ẩm đất, chế độ nước và chất
lượng nguồn lượng rơi (C:N, C:P, N:P, lignin:N) được sử dụng làm chỉ tiêu
để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới quá trình phân giải lá. Phương pháp túi
lưới (litterbag) được sử dụng trong nghiên cứu. Sau 100 tuần tỷ lệ lá còn tồn
dư là 33, 18, 8, 5% so với khối lượng lá ban đầu tương ứng với các trạng thái
(1), (4), (3) và (2). Theo các tác giả thì chế độ nước là nhân tố có ảnh hưởng
lớn đến cường độ phân giải, qua thí nghiệm kiểm chứng các tác giả cho rằng
cùng điều kiện thổ nhưỡng thì yếu tố chất lượng vật rơi rụng có ảnh hưởng tới
cường độ phân giải.
1.1.1.4. Khả năng lưu trữ và hấp thụ carbon của thảm thực vật rừng
Carbon trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường tập trung ở bốn bộ
phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất
rừng. Việc xác định lượng carbon trong rừng thường được thực hiện thông
qua xác định sinh khối. Mặt khác, carbon được tích lũy trong sinh khối trên
mặt đất là bể carbon lớn nhất và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc phá rừng và
suy thoái rừng vì vậy việc xác định sinh khối trên mặt đất là một trong những
bước quan trọng trong việc đánh giá khả năng hấp thụ carbon của bất kỳ một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
hệ sinh thái rừng. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bằng
các phương pháp khác nhau về khả năng hấp thụ carbon của nhiều loại rừng
(tự nhiên và rừng trồng) (Post et al 1999, Brown and Masera 2003, Pearson et
al 2005a, IPCC (2002) vì đây là cơ sở quan trọng để xác định tổng giá trị của
rừng, từ đó khẳng định vị trí và đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát
triển kinh tế toàn cầu.
- Carbon trong thảm thực vật, lƣợng rơi
Lượng carbon tích lũy bởi rừng chiếm 47% tổng lượng carbon trên trái
đất nên việc chuyển đổi rừng thành các mục đích sử dụng khác nhau có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến chu trình carbon trên hành tinh. Sản xuất lâm nghiệp và
sử dụng đất nông nghiệp là nguồn phát thải khí gây hiệu ứng khí do các hoạt
động của con người gây ra. Rừng là kho dự trữ carbon quan trọng: 283Gt
carbon chứa trong sinh khối sống, 38Gt trong gỗ chết và 317Gt trong đất và
thảm mục. Tổng trữ lượng carbon của rừng năm 2005 khoảng 638Gt. Tổng
lượng carbon hấp thụ trên bề mặt trái đất khoảng 2.4 Gt/năm, phần lớn trong
số đó hấp thụ bởi rừng. Ước tính lượng CO2 phát thải do mất rừng trong thập
niên 90 khoảng 5.8Gt/năm, chiếm khoảng 20% lượng CO2 tổng lượng phát
thải hang năm (IPPC, 2007).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbon trung bình trong sinh khối
phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới châu Á là 185 tấn/ha và biến động từ 25-
300 tấn/ha. Rừng nhiệt đới Đông Nam Á có lượng sinh khối trên mặt đất từ
50-430 tấn/ha (tương đương với 25-125 tấn carbon/ha) và lượng sinh khối và
carbon của rừng Châu Á bị giảm khoảng 22-67% sau khai thác.
Các nhà khoa học Úc đã phân chia carbon thành 4 loại: carbon xanh là
khối carbon được lưu trữ trong các khu rừng tự nhiên, carbon nâu được tìm
thấy ở trong các khu rừng trồng công nghiệp hay các vườn ươm, carbon xám