Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

tài liệu hoạt động phát hành chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.61 KB, 29 trang )

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN
Lê Văn Lâm
Nội dung
• Chủ thể phát hành
• Các dạng phát hành chứng khoán
• Các phương thức định giá phát hành
1. Chủ thể phát hành
Tại Việt Nam:
 Chính phủ: trái phiếu
 Chính quyền địa phương: trái phiếu
 Công ty cổ phần: cổ phiếu, trái phiếu
 Công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước: trái
phiếu
Lợi ích và thách thức từ hoạt động phát hành?
1. Chủ thể phát hành
Lợi ích:
 Tăng vốn dài hạn cho công ty
 Điều chỉnh cấu trúc vốn
Thách thức:
 Công bố thông tin
 Chi phí phát hành
 Pha loãng quyền sở hữu (trường hợp cổ phiếu)
chi phí đại diện
1. Chủ thể phát hành
Company
Year of IPO
Amount
Agricultural Bank of China
2010
$


22.1B
Industrial and Commercial
Bank of China
2006
$
21.9B
American International
Assurance
2010
$
20.5B
Visa Inc.
2008
$
19.7B
General Motors
2010
$
18.15B
Facebook
2012
$
16B
2. Các dạng phát hành chứng khoán
 Theo đợt phát hành:
 Phát hành lần đầu
 Phát hành lần tiếp theo
 Theo đối tượng mua bán:
 Phát hành ra công chúng
 Phát hành riêng lẻ

 Theo phương thức phân phối
 Bán lẻ, tự phát hành
 Qua tổ chức đại lý, nhà bảo lãnh
 Qua đấu thầu
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Phát hành riêng lẻ (private placement)
 Là việc chào bán chứng khoán đến một nhóm nhà
đầu tư có chọn lọc, không chào bán một cách rộng
rãi ra công chúng.
 Nhóm nhà đầu tư được lựa chọn: thông thường là
các đối tác chiến lược.
 Số lượng nhà đầu tư tối đa: tùy thuộc vào quy định
luật pháp mỗi nước (Mỹ, Nhật Bản: dưới 200; Hàn
Quốc, Thái Lan, Indonexia: dưới 50;…)
 Giảm thiểu chi phí cho nhà phát hành.
 Duy trì quan hệ với các đối tác chiến lược; với
CBCNV;…
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Tại Việt Nam:
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức
chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu
tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại
chúng hoặc Internet.
(Theo Luật Chứng Khoán sửa đổi, bổ sung)
Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng bao
gồm:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông
qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư;

b) Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ
bị hạn chế tối thiểu một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ
trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựa chọn cho người lao
động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá
nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng
chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo
quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;
c) Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải
cách nhau ít nhất sáu tháng.
(Theo Luật chứng khoán có sửa đổi, bổ sung)
2. Các dạng phát hành chứng khoán
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Phát hành ra công chúng (public offering)
 Là việc chào bán chứng khoán rộng rãi đến công
chúng trong đó tổ chức phát hành phải công bố
bản cáo bạch khi phát hành.
 IPO (Initial public offering): phát hành ra công
chúng lần đầu
Sự kiện công ty "Vereenigde Oost-Indische
Compagnie” (thành lập năm 1602) phát hành cổ
phiếu đầu thế kỷ 17 được xem là đợt IPO đầu tiên!
 SEO (Seasoned equity offering): phát hành ra
công chúng các lần tiếp theo
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Các bên liên quan khi phát hành ra công chúng
 Tổ chức phát hành
 Nhà bảo lãnh: thường là một NHĐT/ nhóm NHĐT
(tại Việt Nam là NHTM và CTCK)
 Cố vấn luật pháp
 Công ty kiểm toán độc lập

 Các tổ chức khác
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Nhà bảo lãnh và các bên tư vấn sẽ tư vấn cho công ty
về các vấn đề sau:
 Cấu trúc của đợt phát hành
 Định giá phát hành
 Thời gian phát hành
 Quảng bá đợt phát hành
 Phân phối chứng khoán
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Vai trò của hoạt động bảo lãnh phát hành
 Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của công
ty phát hành
 Nâng cao khả năng thành công của đợt phát
hành
 Hạn chế và chia sẻ rủi ro
 Tăng thu nhập cho tổ chức bảo lãnh
 Tăng cường uy tín, tên tuổi cho tổ chức bảo lãnh
2. Các dạng phát hành chứng khoán
Các hình thức bảo lãnh phát hành
 Cam kết chắc chắn: tổ chức bảo lãnh phải cam kết
mua toàn bộ số chứng khoán phát hành dưới hình
thức thương lượng (số lượng, giá, phí) hoặc đấu
thầu cạnh tranh.
 Cố gắng tối đa: tổ chức bảo lãnh làm đại lý và cố
gắng bán được nhiều nhất chứng khoán, phần còn
lại sẽ trả lại cho tổ chức phát hành.
 Tối thiểu-tối đa: là hình thức bảo lãnh cố gắng tối đa
theo một lượng thấp nhất và cao nhất mà tổ chức
phát hành mong muốn bán được.

2. Các dạng phát hành chứng khoán
Các hình thức bảo lãnh phát hành
 Tất cả hoặc hủy bỏ: tổ chức phát hành yêu cầu tổ
chức bảo lãnh bán một số lượng nhất định, nếu
không bán được hết sẽ hủy đợt phát hành, tiền mua
trả lại cho nhà đầu tư và nhà bảo lãnh không được
hưởng phí bảo lãnh.
 Dự phòng: áp dụng trong những đợt phát hành bổ
sung, tổ chức bảo lãnh đóng vai trò dự phòng sẵn
sàng mua số chứng khoán còn lại chưa được phân
phối hết và bán ra bên ngoài.
Hiện nay, phương thức bảo lãnh đang được áp dụng tại
Việt Nam là cam kết chắc chắn.
3. Các phương thức định giá phát hành
Cố định giá (Fixed Price Offer)
Nhà phát hành đưa ra giá cổ phần, nếu nhà đầu
tư đồng ý mua với mức giá đó, họ sẽ thực hiện
đăng ký mua. Thông thường, nhà đầu tư sẽ phải
chi trả trước một phần hay tất cả cho số lượng cổ
phần đặt mua.
3. Các phương thức định giá phát hành
Đăng ký ghi sổ (Book building)
 Nhà bảo lãnh thông báo cho các nhà đầu tư tiềm
năng những số liệu ước tính về giá cổ phiếu và số
lượng cổ phiếu dự kiến phát hành.
 Nhà bảo lãn thực hiện chương trình giới thiệu về
doanh nghiệp IPO (roadshow).
 Nhà bảo lãnh xây dựng một danh sách dựa trên
các ghi nhận số lượng cổ phiếu mà mỗi nhà đầu tư
muốn mua tại từng mức giá.

 Giá phát hành sẽ được quyết định bởi nhà bảo
lãnh phát hành và phân phối cổ phần dựa trên thông
tin thu được từ nhà đầu tư.
3. Các phương thức định giá phát hành
Đấu giá/ Đấu thầu (Auctions)
 Nhà phát hành đưa ra một mức giá tối thiểu.
 Các nhà đầu tư tham gia đấu giá đưa ra số
lượng cổ phần và mức giá mà họ bằng lòng chi
trả.
 Giá mà nhà đầu tư chi trả thực sự cho lượng cổ
phiếu đặt mua phụ thuộc vào dạng đấu giá/ đấu
thầu đơn giá (kiểu Hà Lan – Dutch autions) hay
đấu giá/ đấu thầu đa giá.
19
Đấu giá của Cty dệt may Việt Tiến
 Loại cổ phần chào bán: cổ phần phổ thông.
 Số lượng cổ phần chào bán : 4.028.600 cổ phần
 Mệnh giá: 10.000 đồng (Mười ngàn).
 Giá khởi điểm: 20.000 đồng/cổ phần (Hai mươi ngàn đồng)
 Bước giá: 100 đồng (Mười đồng).
 Bước khối lượng: 100 cổ phần (Một trăm)
 Số lượng đăng ký mua tối thiểu, tối đa: tối thiểu là 100 cổ
phần, tối đa đối với cá nhân trong và ngoài nước là
115.000 cổ phần và tối đa đối với tổ chức trong và ngoài
nước là 230.000 cổ phần.
 Số cổ phần đăng ký mua phải là bội số của 100.
 Số lượng nhà đầu tư nước ngoài được phép mua bằng số
cổ phần chào bán
 Mỗi nhà đầu tư được phát một phiếu đấu giá và chỉ được
ghi 02 (Hai mức giá) đặt mua vào Phiếu tham dự đấu giá;

khối lượng đặt mua của mỗi mức giá tối thiểu là 100 cổ
phần và đặt theo bội số của 100; tổng khối lượng đặt mua
của các mức giá đúng bằng số cổ phần đã đăng ký.
3. Các phương thức định giá phát hành
Các trường hợp phiếu đấu giá không hợp lệ:
1. Giá đặt mua thấp hơn giá khởi điểm
2. Đặt không đúng bước khối lượng
3. Đặt không đúng bước giá
4. Đặt mua nhiều hơn hay ít hơn số lượng đăng

5. Phiếu bị tẩy xóa hoặc không có giấy ủy quyền
hợp lệ
Tất cả các trường hợp vi phạm sẽ bị mất tiền cọc
ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN
22:00:08
Khối lượng tối đa NDT được mua:
Số mức giá: 2
TÌNH HÌNH ĐẶT LỆNH
Tổ chức phát hành:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 VND
KL bán đấu giá: 12.500 CP
Mệnh giá: 10.000 VND/CP
KL đăng ký đấu giá: 122.217.200 CP
Giá khởi điểm: 100.000 VND/CP Bước giá: 100 VND
KL tối thiểu: 100 CP Bước KL: 100 CP
SL NĐT đặt lệnh: 4.211 Tổng KL đặt: 36.517.800 CP
Giá đặt cao nhất: 191.000 VND/CP Giá đặt thấp nhất: 100.000 VND/CP
KL đặt cao nhất: 1.400.000 CP KL đặt thấp nhất: 100 CP

Giá trúng dự kiến: 100.000 VND/CP
Mã tài khoản Giá 1 Khối lượng 1 Giá 2 Khối lượng 2
VCBVCB2100399 111.200 1.000 107.200 1.000
VCBISC2100198 103.200 4.000 102.700 3.000
VCBVCB2120077 108.100 1.000 105.200 1.000
VCBVCB2110002 120.200 1.000 110.200 1.000
VCBISC2100185 105.800 500 103.600 500
VCBVCB2100017 100.000 10.000
VCBVCB2100418 109.000 3.000 107.000 3.000
10
3. Các phương thức định giá phát hành
Ví dụ: Khối lượng phát hành 1.000.000 cổ phiếu,
giá khởi điểm 50.000 đồng, bước giá 1.000 đồng
3. Các phương thức định giá phát hành
3. Các phương thức định giá phát hành
 Tại Việt Nam, đấu giá trái phiếu chính phủ còn
được gọi là đấu thầu trái phiếu (tham khảo
thông tư 17/2012/TT-BTC)
 Hình thức:
 Đấu thầu cạnh tranh lãi suất
 Kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không
cạnh tranh lãi suất (tức là cạnh tranh khối
lượng)
3. Các phương thức định giá phát hành
Ví dụ:
KBNN phát hành trái phiếu với nội dung sau:
 Mệnh giá: 100.000 đồng
 Kỳ hạn: 5 năm
 Khối lượng phát hành: 300 tỷ (70% cạnh
tranh LS; 30% không cạnh tranh LS)

 Ngày phát hành: 8.3.2005
 Lãi suất chỉ đạo Bộ tài chính sẽ công bố vào
ngày đấu thầu

×