Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận hệ thống tài chính của mĩ so sánh hệ thống tài chính của mĩ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.06 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Phần A: Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt
nguồn từ hai tiền đề cơ bản:
1/ Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản:
2/ Bản chất của tài chính
3/Các đặc trưng cơ bản của tài chính:
Phần B: Hệ Thống tài chính Mỹ và So Sánh hệ
thống tài chính Mỹ với hệ thống tài chính Việt Nam
Phần (1) Thị trường tài chính Mỹ
I/ Tổng quan về thị trường tài chính
II/ Thị Trường tài chính Mỹ:
a) Thị trường tiền tệ
b) Thị trường vốn
III/ So sánh thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính Việt
Nam
IV/ Lãi suất
a) Những loại lãi suất điều hành chính tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
b) Cơ chế điều hành tại Mỹ
c) So sánh với cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam:
Phần (2) Các chủ thể tài chính Mỹ
I/ Tổng quan về các chủ thể tài chính
II/ Các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ thông qua việc sử
dụng bảng phân loại theo lĩnh vực của Cục Dự Trữ Liên Bang
1) NHÓM NGÀNH PHI TÀI CHÍNH QUỐC NỘI
a) Khu vực nhà nước
b) Doanh nghiệp phi tài chính :
2) KHU VỰC TÀI CHÍNH QUỐC NỘI
a) Tổ chức nhận tiền gửi
b) Ngân hàng cấp vốn
c) Các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi
d) Công ty bảo hiểm


e) Công ty đầu tư
3) NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
III/ So sánh các chủ thể tài chính của Mỹ với Việt Nam
Phần (3) Cơ sở hạ tầng tài chính.
I/Cơ sở hạ tầng tài chính Mỹ
II/ So sánh với cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam
Kết luận
Danh mục các tài liệu tham khảo
Đánh giá hoạt động của các thành viên
Lời mở đầu:
Tài chính là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện
nay với chức năng chủ yếu chu chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu và do
vậy nó sẽ có ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe của nền kinh tế. Do đó việc
tìm hiểu nguồn gốc ra đời cũng như là bản chất và phân tích kĩ càng phạm
trù tài chính là một trong những điều quan trọng mà sinh viên Kinh tế chúng
em cần phải có.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên là PGS TS Bùi Thị Mai Hoài
chúng em đã có những hiểu biết cơ bản và nhất định về phạm trù tài chính
này, bên cạnh đó để gia tăng thêm khả năng tìm hiểu cũng như hiểu một
cách tường tận và sâu sắc hơn về phạm trù này, chúng em xin trình bày
những suy nghĩ của chúng em về Hệ thống tài chính của Mỹ đồng thời so
sánh với hệ thống tài chính ở Việt Nam.
Với việc nghiên cứu hệ thống tài chính của Mỹ, đối chiếu so sánh với
hệ thống tài chính của Việt Nam để tìm ra những điểm giống và khác nhau
của hai nền tài chính sẽ giúp chúng em nhận biết được phương hướng phát
triển của nền tài chính Việt Nam, chính điều này sẽ định hướng cho chúng
em một tầm nhìn mới để phát triển tư duy, sáng tạo đồng thời chúng em sẽ
nhận biết rằng Việt Nam chúng ta đang ở đâu và cần phải làm những gì,
thực hiện những công việc gì cũng như cách vận hành một cách khoa học để
tiến tới một nền tài chính bền vững.

Trong bài phân tích của nhóm em có sử dụng những tài liệu trong và
ngoài nước, chúng em sẽ trích dẫn ở phần cuối của bài phân tích. Phân tích
từ lịch sử hình thành và tổng quan hệ thống tài chính, sau đó phân tích hệ
thống tài chính Mỹ và so sánh với hệ thống tài chính Việt Nam.
Bài phân tích của chúng em chắc chắn không thể tránh được những
sai sót, hi vọng sẽ được cô giúp đỡ, bên cạnh đó chúng em sẽ đảm bảo tính
đúng đắn của những tài liệu chúng em sử dụng. Chúng em xin cảm ơn cô rất
nhiều.
Phần A: Sự ra đời và phát triển của tài chính
bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản:
Để hiểu chính xác về hệ thống tài chính chúng em quay về vấn đề tìm
hiểu về tìm hiểu về những vấn đề chung về tài chính, sự ra đời và phát triển
của tài chính.
1/ Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai
tiền đề cơ bản:
-Sự phát sinh những quan hệ khi nhà nước được thành lập.
Chúng ta có thể hiểu tiền tệ thông qua việc giao dịch hàng hóa mà
xuất hiện, tiền tệ là quy ước chung, đại diện cho một quốc gia. Để duy trì
hoạt động của mình, nhà nước sử dụng quyền lực chính trị quy định sự đóng
góp của cải của các tổ chức, đơn vị kinh tế và của cá nhân dân cư cho Nhà
nước. Như vậy, sự ra đời của Nhà nước đã làm nảy sinh trong xã hội
những quan hệ kinh tế mà trước đó chưa có.
-Sự ra đời của các hình thái giá trị dẫn đến sự ra đời của nền sản
xuất hàng hóa và tiền tệ.
Sự ra đời này chi phối hoàn toàn sự phát
triển của nền sản xuất hàng hóa, nhanh chóng thúc
đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, trao đổi hàng
hóa trở nên tấp nập và hệ thống trao đổi ngày càng
phức tạp hơn. Sự xuất hiện của tiền tệ đã làm nên
cuộc cách mạng từ phân phối bằng hiện vật (phi tài

chính) sang phân phối bằng giá tr ị (phân phối tài
chính).
Khi hàng hóa trao đổi nó gắn liền với sự vận động của tiền tệ, phát
sinh ra thu nhập cho người cung cấp hàng hóa. Trải qua quá trình phân phối,
các khoản thu nhập tạo ra các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế. Sự vận
động liên tục của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa đòi hỏi các quỹ tiền
tệ phải được tạo lập, phân phối và sử dụng. Dần dần, một phần sự vận động
tệ trở nên độc lập với hàng hóa, đó chính là vận động của tiền trong tài
chính. Đây chính là cơ sở tài chính ra đời.
Cùng với sự phát triển của nhà nước và nền sản xuất hàng hóa, tài
chính không ngừng phát triển từ thấp đến cao, biểu hiện là sự phát triển của
các phương thức chu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính
phủ với nhau.
2/ Bản chất của tài chính
Tài chính phản ảnh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau
trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính. ( trích
Giáo trình Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ Chủ biên PGS.TS Sử Đình Thành
và TS Vũ Thị Minh Hằng Chủ biên, xuất bản 2008.)
Quyết định tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính gắn liền với
lợi ích của mỗi chủ thể khi tham gia với chi phí kì vọng là thấp nhất. Lợi ích
và chi phí có khái niệm theo nghĩa rộng và mang tính chuẩn tắc.
Ví dụ: Khi 2 công ty vay ngân hàng với tình trạng, điều kiện công ty
là như nhau, thời gian vay như nhau. Công ty A vay với lãi suất 7%, công ty
B vay với lãi suất là 8%. Việc cho công ty A hay B vay phụ thuộc vào người
quản lý C. C đánh giá A có thái độ tốt hơn nên mức tin cậy cao hơn, có thể
hợp tác lâu dài, cộng thêm A có quen biết với công ty là đối tác lớn D của
Ngân hàng. Nên C quyết định cho A vay.
Vì nguồn tài chính bị giới hạn nhưng nhu cầu phát triển là vô hạn,
hiệu quả kinh tế và chi phí cơ hội luôn là bài toán tối ưu trên cơ sở tối đa hóa
lợi ích và giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt.

Dễ thấy, sự tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn với lợi ích
của hai bên. Là kết quả của quá trình cân đối giữa quy mô nguồn lực tài
chính và nhu cầu thông qua lợi ích được đảm bảo.
Những quan hệ kinh tế trong phân phối: Tài chính bao gồm
những quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành
và sử dụng các quỹ tiền tệ.Các quỹ tiền tệ mang những đặc trưng cơ bản sau:
Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài
chính. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhấtđịnh của nguồn lực tài chính được
dành cho một mục đích nhất định.
Các quỹ tiền tệ vận động thường xuyên và liên tục, luôn
luôn được tạo lập và được sử dụng.
3/Các đặc trưng cơ bản của tài
chính:
- Tài chính là những quan hệ kinh
tế trong phân phối, tài chính phản ánh
quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người với
người trong quá trình phân phối của cải quốc
dân do họ sáng tạo ra.
- Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn
giữa nhu cầu của thị trường, của xã hội,của con người và nguồn lực có
giới hạn để quyết định sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai.
Sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí kì vọng thấp nhất.
- Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được
Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, thực hiện các
nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước

- Tài chính là những quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ, nhưng
tài chính thể hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị.
Phần B: Hệ Thống tài chính Mỹ và So Sánh hệ
thống tài chính Mỹ với hệ thống tài chính Việt Nam

Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm các cơ quan giúp thuận
lợi hóa dòng vốn từ những người có vốn đến những người cần vốn để đầu
tư. Hệ thống tài chính có khả năng giúp chuyển giao vốn hiệu quả hơn bằng
cách giảm thiểu vấn đề bất đối xứng trong thông tin giữa những bên có vốn
và những bên cần vốn (trích The basics of finance by Pamela Peterson
Drake).
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt độn chuyển giao nguồn lực tài
chính giữa các chủ thể ngày càng đa dạng, đan xen lẫn nhau. Việc huy động
vốn để đầu tư của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi trả lời cho các
câu hỏi: Nguồn vốn từ đâu? Ai sẽ góp vốn? Lợi ích và chi phí cho quá trình
góp vốn sẽ là bao nhiêu?. Người góp vốn thì cần những đảm bảo để lợi
nhuận mình thu được được đảm bảo. Chính vì thế, hệ thống tài chính tạo ra
kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người cần vốn. Hay nói cách
khác là giúp bổ sung thông tin để những thông tin mờ nhạt, ngẫn nhiên càng
rõ rang hơn, trở thành những quy luật, thủ tục đơn giản hơn.
Như vậy, hệ thống tài chính hình thành và phát triển dựa trên nhu
cầu hoạt động chuyển giao các nguồn lực tài chính giữa các chủ thể, đồng
thời thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, tăng tốc độ lưu chuyển
tiền tệ.
Cơ cấu hệ thống tài chính gồm 3 thành phần:
(1)Thị trường tài chính (nơi các giao dịch diễn ra)
(2) Các chủ thể tài chính-tham gia kiến tạo thị trường
(3) Cơ sở hạ tầng tài chính.
Phần (1) Thị trường tài chính Mỹ
I/ Tổng quan về thị trường tài chính
-Cơ sơ khách quan cho sự tồn tại của thị trường tài chính:nó là sản
phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị
trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận
giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế.
-Khaí niệm:là tổng hòa các mối quan

hệ cung cầu về vốn,là nơi mua bán những
sản phẩm do các đơn vị tài chính phát
hành.
Từ góc độ quốc gia: chúng ta có thể
chia thị trường tài chính thành thị trường
trong nước và thị trường ngoài nước.
-Cấu trúc thị trường tài chính:
 Thị trường tiền tệ: là nơi công cụ ngắn hạn được mua bán với số
lượng lớn,các công cụ này do nhà nước,các ngân hàng,các công ty lớn phát
hành như thương phiếu,kì phiếu thương mại,tín phiếu kho bạc,….Các công
cụ này có tính thanh khoản cao và rủi ro không thanh toán thấp.
 Thị trường vốn: là nơi các công cụ vốn,công cụ nợ trung và dài hạn do
chính quyền trung ương,chính quyền địa phương,các công ty cổ phần doanh
nghiệp phát hành,được trao đổi mua bán,chuyển nhượng mua bán theo quy
định cuả pháp luật.
Ví dụ:các loại trái phiếu dài hạn và cổ phiếu,…
II: Thị Trường tài chính Mỹ:

Thị trường trong nước và thị trường ngoài nước được quyết định bởi
hai thành phần là thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Thị trường nội địa là nơi các công ty phát hành có trụ sở trong nước
phát hành chứngk hoán và cũng là nơi các nhà đầu tư mua bán chúng.
Ví dụ: Chứng khoán phát hành bởi APPLE- một tập đoàn của Mỹ-
được mua bán tại thị trường nội địa
Thị trường nước ngoài là nơi chứng khoán được các tổ chức không có
trụ sở trong nước bán và giao dịch.
Ví dụ: Từ góc độ Mỹ, chứng khoán cho tập đoàn Toyota Motor buôn
bán trên thị trường ngoại địa.
a) Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là một phần của thị trường chứng khoán bao gồm các

công cụ tài chính có kì hạn là một năm hoặc ít hơn kể từ ngày phát hành.
Thông thường các công cụ thị trường tiền tệ là các công cụ nợ như tín phiếu
kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được.
Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán ngắn hạn đượcp hát hành bởi Mỹ
Thương phiếu là một phiếu hứa trả được phát hành bởi một công ty tín
dụng lớn.
Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động
vốn từ tổ chức và cá nhân khác.
b) Thị trường vốn
Thị trường vốn là một phần của thị trường tài chính nơi các công cụ tài
chính dài hạn được phát hành bởi các công ty và thương nghiệp quốc doanh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã xuất hiện cách đây hơn 200 năm, lịch sử
hình thành từ lâu đời.
Vào ngày 17/5/1792 tại Wall Street, 24 nhà môi giới (broker) và thương
gia (merchant) đã chính thức ký thỏa thuận Buttonwood thành lập thị trường
chứng khoán New York (NYSE). Tại phiên họp các thương gia quyết định
sẽ gặp nhau hàng ngày tại Wall Street để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Và
cho đến bây giờ, chỉ số NYSE vẫn là một trong những chỉ số quan trọng để
đánh giá ttck toàn cầu.
Ngày nay, NYSE, AMEX, NASDAQ và hàng trăm các thị trường chứng
khoán khác đã góp phần quan trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và
toàn cầu.
Chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, kì phiếu, giấy bạc trung gian,
chứng khoán có tài sản đảm bảo.
Thị trường sơ cấp: Là nơi các nhà đầu tư mua bán chứng khoán phát
hành lần đầu tiên, huy động nguồn vốn và hưởng lợi từ việc đầu tư giúp
công ty được đầu tư tăng nguồn vốn tạo ra lợi nhuận.
Thị trường thứ cấp: là nơi các nhà đầu tư mua bán chứng khoán với nhau.
Các nhà phát hành không huy động vốn từ thị trường thứ cấp.
III: So sánh thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính Việt Nam

Mỹ Việt Nam
Về cơ bản cấu trúc thị trường tài chính là giống nhau
Đa dạng, biến động nhiều, ảnh
hưởng toàn cầu nhanh chóng.
Hoạt động chủ yếu trên một vài thị
trường cơ bản, Ít biến động.
Đã có nền móng thị trường tài
chính lâu đời.
Nền móng thị trường tài chính còn
chưa vững chắc.
Thị trường hàng hóa của thế giới,
dẫn đến là thị trường tiền tệ lớn
mạnh của thế giới
Thị trưởng hàng hóa nhỏ nhưng thu
hút lượng vốn đầu tư lớn, thị trường
tiền tệ đang phát triển và có tiềm
năng phát triển lớn
Chứng khoán phát triển mạnh mẽ,
phức tạp, cơ hội và rủi ro cao
(hơn 200 năm)
Chứng khoán chỉ mới phát triển, còn
sơ xài, cơ hội và rủi ro không cao
(khai sinh ngày 11/7/1998)
Thanh khoản bằng thẻ tín dụng và
tiền mặt
Chủ yếu xài tiền mặt
IV Lãi suất:
Lãi suất đóng vai trò quan trọng tác động đến thị trường tài chính nên
chúng em tách ra phân tích riêng nhằm làm rõ sự khác biệt về thị trường
Việt Nam và Hoa kì

a/ Những loại lãi suất điều hành chính tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
1. Lãi suất OMO: là lãi suất mà NHTW đặt ra khi bơm vốn cho các tổ chức
tin dụng trên thị trường mở, được giao dịch qua các hợp đồng Repo giấy tờ
có giá giữa 2 bên là NHTW và các tổ chức tín dụng. Bản chất đây là một
loại lãi suất chính sách do NHTW quy định nhằm tác động gián tiếp đến
lượng tiền lưu thông trong hệ thống.
2. Lãi suất chiết khấu (Tái chiết khấu) : Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn
định khi các tổ chức thiếu hụt vốn tạm thời mang giấy tờ có giá đến chiết
khấu tại cửa sổ chiết khấu của NHTW.
3. Lãi suất Tái cấp vốn: Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn định khi các tổ
chức tín dụng thiếu hụt vốn trầm tọng mà không thể tiếp cận các kênh khác
như liên ngân hàng, cửa sổ chiết khấu, mang hợp đồng tín dụng cho vay
khách hàng đến NHTW xin cấp vốn. Về bản chất đây là loại lãi suất phạt của
NHTW đối với các tổ chức tín dụng mất thanh khoản nhưng không có giấy
tờ có giá.
4. Lãi suất bình quân liên ngân hàng: Đây là loại lãi suất được tính bằng
trung bình lãi suất các khoản cho vay trong thời gian ngắn giữa các ngân
hàng với nhau. Về bản chất đây là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với
nhau và hầu như chỉ dựa trên tín chấp, nó phản ánh khá rõ thanh khoản trong
ngắn hạn của hệ thống ngân hàng.
5. Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Fed funds rate - FFR): Đây là lãi suất mà
FED sử dụng nguồn tiền từ quỹ dự trữ liên bang để cho các trung gian tài
chính nhận tiền gửi vay qua đêm nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy
định. FFR được ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp
định kỳ. Về bản chất FFR không mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất
chỉ là lãi suất mục tiêu để FED thực hiện các nghiệp vụ khác như thị trường
mở để điều tiết nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố.
Sơ lược sự khác nhau về lãi suất của Hoa Kỳ và Việt Nam
b/ Cơ chế điều hành tại Mỹ:
Mỹ dùng lãi suất FFR làm lãi suất sàn, tại sao đây lại là lãi suất sàn vì

lý do đơn giản đây là khi FED cho các trung gian tài chính vay tiền để bù
đắp thiếu hụt dữ trữ bắt buộc, số tiền đố tuy được hoạch toán có vào tài
khoản của trung gian tài chính đi vay nhưng các trung gian tài chính không
được phép rút ra ngay cả khi phá sản, do vậy Fed không sợ bị mất số tiền đó,
còn khi một trung gian tài chính hợp tác vay liên ngân hàng, nó phải cắt tiền
từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại
Fed, lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền với số tiền đó nữa. vì vậy rủi
ro phải gánh chịu của các tổ chức cho vay này cao hơn Fed dẫn đến lãi suất
liên ngân hàng cao hơn lãi suất FFR. Trong khi đó lãi suất chiết khấu được
xác định là lãi suất cao nhất và là lãi suất trần của mô hình, lý do là vì nếu lãi
suất này không phải cao nhất thì các tổ chức tài chính trung gian sẽ đổ xô đi
vay chiết khấu, có 3 mức lãi suất chiết khấu khác nhau áp dụng cho ba loại
cho vay khác nhau là tín dụng chính (Primary Credit), tín dụng mở rộng
(Secondary Credit) và tín dụng thời vụ (Seasonal Credit). Như vậy về cơ chế
thì Fed sẽ sử dụng các công khác như nghiệp vụ thị trường mở để tác động
tới lãi suất liên ngân hàng và làm cho lãi suất này chạy trong vùng từ sàn (lãi
suất chiết khấu) đến trần (lãi suất cơ bản).
Cụ thể:
Lãi suất FFR và Lãi suất chiết khấu của Hoa Kỳ từ 2007-2011 thể
hiện chính sách lãi suất của Fed đối với nền kinh tế trước và sau khi gặp
khủng hoảng.
c/ So sánh với cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam:
Mỹ Việt Nam
+lãi suất FFR làm lãi suất sàn
+lãi suất chiết khấu được xác định
là lãi suất cao nhất và là lãi suất
trần
+Lãi suất tái chiết khấu có mức thấp
nhất và nó là lãi suất sàn
+lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất

cao nhất và là lãi suất trần
sử dụng các công khác như nghiệp
vụ thị trường mở để tác động tới
lãi suất liên ngân hàng và làm cho
lãi suất này chạy trong vùng từ sàn
(lãi suất chiết khấu) đến trần (lãi
Lãi suất liên ngân hàng sẽ được
NHNN điều tiết thông qua các kênh
khác để lãi suất này chạy trong vùng
mục tiêu trần (lãi suất tái cấp vốn) và
sàn (lãi suất chiết khấu)
suất cơ bản).
-Lãi suất cho vay thấp
-Hệ thống lãi suất đa dạng, quản lý
chặt chẽ.
-mang tính nghiệp vụ cao, thay đổi
nhanh theo thị trường
-Lãi suất cho vay cao
-Hệ thống lãi suất bảo thủ nhiều, ít
nâng cấp.
-Vẫn còn dựa vào tùy cơ ứng biến
chưa rõ ràng, chưa nhạy với thị
trường
Cụ thể:
T5/2008 - T7/2009: Tuy rằng đây là thời kỳ mà cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam làm lạm phát trong
nước ở mức cao và lãi suất không ngững leo thang nhưng NHNN có vẻ đã
làm khá tốt nhiệm vụ điều hành lãi suất của mình theo mục tiêu khi các loại
lãi suất chạy khá đúng theo mô hình điều hành, lãi suất liên ngân hàng chạy
trong vùng trần sàn là lãi suất tái cấp vốn và lãi suât chiết khấu, lãi suất cơ

bản cũng được điều chỉnh nhanh nhạy để điều tiết thị trường.
T1/2009 - T9/2010: Cơ chế điều hành chạy khá tốt trong thời gian đầu
từ T1/2009 - T7/2009 những sau đó bị phá vỡ sau khi thanh khoản trên hệ
thống ngân hàng liên tục nóng. Khó tiếp cận với lãi suất thị trường 1 các
ngân hàng tiến tới tới tiếp cận vốn trên thị trường 2 đã làm lãi suất liên ngân
hàng vượt ra khỏi mục tiêu mô hình điều hành. Sau đó từ T3/ 2010 thì tình
trạng này đã ổn định chở lại.
T11/2010 thì tình hình bắt đầu nóng lên, thanh khoản các ngân hàng
bắt đầu thiếu hụt khi lượng vốn huy động từ dân cư bị hạn chế do lãi suất
huy động thấp hơn lạm phát kỳ vọng. Lãi suất liên ngân hàng không những
vượt lên những đỉnh cao mới và bung ra khỏi mô hình mục tiêu của NHNN,
thời gian này lãi suất cơ bản việt nam đồng chính thức bị bỏ rơi khi NHNN
chỉ điều tiết thị trường thông qua 2 lãi suất là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất
tái chiết khấu. Đây là thời kỳ mà các ông lớn đã hưởng lợi nhuận khá cao từ
sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng.
Phần (2) Các chủ thể tài chính Mỹ
I/ Tổng quan về các chủ thể tài chính
Vai trò của thị trường tại chính là rất quan trọng. Tuy nhiên việc phân
bổ nguồn vốn giữa người hoặc pháp nhân có vốn cho người hoặc pháp nhân
cần vốn thường không suôn sẻ. Bởi vì, giữa hai thành phần thường có sự
cách biệt về: địa lý, văn hóa, thủ tục, quyền lợi và chi phí khó có thể thống
nhất. Chính vì vậy, một thực thể tài chính đặc biệt đã xuất hiện như là một
trung gian tài chính, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm thiểu
rủi ro trên thị trường tài chính.
Các chủ thể tài chính bao gồm các thể nhân và pháp nhân tài chính ở
khu vực công và khu vực tư hoạt động theo những nguyên tắc hay cơ chế
nhất định.
Cấu thành nên các chủ thể tài chính tương ướng với từng khu vực
hình thành nên các khâu tài chính như: Tài chính công, Tài chính doanh
nghiệp, định chế tài chính, tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.

II/ Các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ thông qua việc sử
dụng bảng phân loại theo lĩnh vực của Cục Dự Trữ Liên Bang

1/ NHÓM NGÀNH PHI TÀI CHÍNH QUỐC NỘI
c) Khu vực nhà nước

d) Doanh nghiệp phi tài chính :
Hình thành bởi những cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích kiếm lợi. sử
dụng những khoản quỹ mà họ phụ trách, tham gia vào thị trường với tư cách
là nhà đầu tư.
2/ KHU VỰC TÀI CHÍNH QUỐC NỘI
Nền kinh tế Mỹ
Nền kinh tế Mỹ
Nhóm ngành phi
tài chính quốc
nội
Nhóm ngành phi
tài chính quốc
nội
Nhóm ngành tài
chính quốc nội
Nhóm ngành tài
chính quốc nội
Khu vực đối
ngoại
Khu vực đối
ngoại
Khu vực nhà
nước
Khu vực nhà

nước
Doanh nghiệp
phi tài chính
Doanh nghiệp
phi tài chính
Hộ gia đình và
phi lợi nhuận
Hộ gia đình và
phi lợi nhuận
Tổ chức nhận
tiền gửi
Tổ chức nhận
tiền gửi
Tỏ chức tài chính
không nhận tiền
gửi
Tỏ chức tài chính
không nhận tiền
gửi
Công ty bảo
hiểm
Công ty bảo
hiểm
Công ty đầu tư
Công ty đầu tư
Khu vực nhà
nước
Chính quyền
liên bang
Chính quyền

bang và địa
phương
Doanh nghiệp
quốc doanh
Các tổ chức
được nhà
nước đỡ đầu

f) Tổ chức nhận tiền gửi
Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết
kiệm
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính được cổ phần hóa và tham gia
vào việc nhận tiền gửi cũng như cho vay kiếm lời. Một Ngân hàng có thể
được sở hữu bởi một công ty chủ quản ngân hàng (BHC)
g) Ngân hàng cấp vốn
Ngân hàng cấp vốn là tổ chức tài chính có đòn bẩy tài chính mạnh, các
khoản vốn được huy động từ khoản vay như tiền gửi. Có 4 loại tiền gửi mà
ngân hàng phát hành: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm và tài khoản yêu cầu của thị trường tiền tệ.
Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kì hạn (Sec) thường có lãi suất thấp
Tiền gửi có kỳ hạn có ngày đáo hạn cố định và sử dụng cả lãi suất cố
định cũng như thả nổi.
Một ngân hàng không thể đầu tư hết số tiền gửi vì ngân hàng chỉ là trung
gian tài chính, tức là vẫn phải có phần nợ phải thanh toán bất cứ lúc nào.Số
lượng tiền dùng để thanh toán tính trên số lượng tiền huy động để đầu tư gọi
là tỷ lệ dự trữ, bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ tùy ý.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được dặt ra bỏi Hội đồng dự trữ liên bang
Tuy nhiên tỷ lệ dự trữ càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng
càng thấp. Do đó họ điều chỉnh dự trữ tùy ý sao cho thấp nhất có thể, để
thanh toán và đầu tư tạo hiệu quả tối đa.

Do đó xuất hiện thị trường vay vốn liên bang, nơi các ngân hàng thiếu
hụt dự trữ vay vốn của ngân hàng dư dự trữ với lãi suất là tỷ lệ vay vốn liên
bang. Ngân hàng dự trữ liên bang hoạt động như Ngân hàng của các ngân
hàng, là nguồn dự trữ cuối cùng cho các ngân hàng .
h) CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KHÔNG NHẬN TIỀN GỬI
Khu vực tài
chính quốc nội
Tổ chức nhận
tiền gửi
Tổ chức tài
chính không
nhận tiền gửi
Công ty bảo
hiểm
Công ty đầu tư
Các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi là các tổ chức chỉ cho vay tiền
chứ không nhận tiền gửi.Các tổ chức không nhận tiền gửi chỉ quy định ở cấp
độ bang ở Mỹ.
i) CÔNG TY BẢO HIỂM
Các công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là những
người chịu rủi ro hay thu lợi từ việc bảo hiểm rủi ro, hoặc đầu tư vào các
lĩnh vực khác để kiếm lợi nhuận.
Các công ty bảo hiểm còn được xem là các chủ thể chính trong thị trường
tài chính với tư cách là nhà đầu tư.
j) CÔNG TY ĐẦU TƯ
Công ty đầu tư hay công ty quản lí tài sản, quản lý nguồn vốn của cá
nhân, doanh nghiệp cũng như chính quyền bang và địa phương và nhận được
lợi nhuận từ việc được trả phí cho dịch vụ này.
3/ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân, tổ chức tài chính và phi tài chính

mà không cư trú tại Hoa Kỳ.
Các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia vào thị tường tài chính để ổn
định tỉ giá tương đối so với đồng đôla và để mua các công cụ tài chính bằng
nguồn vốn nhàn rỗi.
Thiết chế siêu quốc gia là một thực thể quốc tế được tạo bởi hai hay nhiều
chính quyền trung ương thông qua các điều ước quốc tế: World Bank, ADB,
IADB.
III/ So sánh các chủ thể tài chính của Mỹ với Việt Nam
Mỹ Việt Nam
Các chủ thể tài
chính
Đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu
thông luồng vốn trong nền kinh tế.
Phạm vi hoạt động rộng:được thể hiện trên
mọi lĩnh vực trong đời sống:kinh tế,văn hóa,xã
hội,y tế….
Bao gồm tổ chức chính
phủ, doanh nghiệp tài
chính, tổ chức kinh
doanh phi tài chính, hộ
gia đình và tổ chức phi
lợi nhuận.
Bao gồm Tài chính công,
tài chính doanh nghiệp,
tài chính cá nhân hoặc hộ
gia đình, các định chế tài
chính
Các chủ thể đa dạng và
chuyên môn hóa hơn.
Các chủ thể còn non yếu,

phụ thuộc khuôn mẫu,
hay đan xen vào nhau.
Thị trường mở (chứng Chủ yếu vẫn là cho vay
khoán) đóng một phần
quan trọng trong mối
quan hệ giữa các chủ
thể tài chính và hệ
thống tài chính.
và đầu tư, chứng khoán
tuy có phần quan trọng
nhưng vẫn chưa được
chú trọng.
Tổ chức chính phủ Thực hiện chức năng của nhà nước, một phần
khắc phục thất bại của thị trường mặt khác thực
hiện tái phân phối thu nhập đảm bảo an sinh xã
hội.
Nguồn vốn qua thu thuế.
Đóng vai trò ngân hàng
nhà nước là cục dự trữ
liên bang mỹ(FED),có
nhiều chi nhánh ở các
bang, ứng biến nhanh.
Do nhà nước chỉ đạo
điều khiển, chậm trễ hơn
Nguồn vốn lớn do thuế
cao, chuyên môn hóa
nghiệp vụ cao
Nguồn vốn nhỏ do thuế
thấp, hoạt động nhiều
lĩnh vực

Chiếm tỷ trọng thấp
hơn
Chiếm tỷ trọng cao hơn
Tài chính doanh
nghiệp
Thiều loại hình đa
dạng, chuyên môn hóa,
chiếm tỷ trọng cao
Tài chính doanh nghiệp
là khâu cơ sở của hệ
thống tài chính, chiếm tỷ
trọng thấp
+sự hoạt động có hiệu
quả góp phần thúc đẩy
phát triển hệ thống tài
chính nhanh, song cũng
gây nguy hại cao nếu có
tình trạng bất lợi xảy
ra trên thị trường.
+ sự hoạt động có hiệu
quả của tài chính doanh
nghiệp có tác dụng cũng
cố hệ thống tài chính
quốc gia
Hoạt động trên cơ sở
định lượng và quản trị
rủi ro
Hoạt động trên cơ sở
định tính, định lượng
chưa chính xác.

Các định chế trung
gian
là những định chế thực hiện chức năng cơ bản chu
chuyển nguồn vón từ các chủ thể thừa vốn đến các
chủ thể cần vốn
+ Ngân hàng thương
mại
Ngân hàng thương mại
là công ty kinh doanh
tiền tệ, chuyên cung
Ngân hàng thương mại là
tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà họat động chủ yếu
cấp dịch vụ tài chính và
hoạt động trong ngành
công nghiệp dịch vụ tài
chính.
và thường xuyên là nhận
tiền kí gửi từ khách hàng
với trách nhiệm hoàn trả
và sử dụng số tiền đó để
cho vay, thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh
toán
Hoạt động mạnh mẽ,
nhiều loại hình dịch vụ,
ứng biến nhanh và đối
tượng cho vay là hộ gia
đình hoặc doanh

nghiệp, nhà nước
Hoạt động mạnh hay yếu
tùy tình hình thị trượng,
khả năng thích ứng thị
trường thấp, đối tượng
cho vay chủ yếu là doanh
nghiệp
Hoạt động trên cơ sở
định lượng để quản trị
rủi ro và dự báo
Hoạt động trên cơ sở
định tính để quản trị rủi
ro
+ Công ty bảo hiểm Phát triển đa dạng
nhiều lĩnh vực
Chỉ có một số lĩnh vực
bảo hiểm nhà nước
Công ty bảo hiểm tư
nhân đóng vài trò quan
trọng, chiếm tỷ trọng
cao
Chủ yếu là bảo hiểm nhà
nước, hoạt động ít theo
thị trường.
+ Chứng khoán Là thị trường lớn của
thế giới tập trung số
lượng lớn chứng khoán
toàn cầu
Là thị trường nhỏ, chỉ có
chứng khoán của một vài

công ty
Thị trường sôi nổi, biên
độ giá dao động cao
Thị trường thường ít sôi
nổi, biên độ giá ít dao
động
Đã có lịch sử lâu đời
(hơn 200 năm), là nền
tảng của khoa học trí
tuệ.
Chỉ mới ra đời từ năm
1998, rất nhiều người
đầu tư còn non tay.
ảnh hưởng rất lớn đến
lãi suất và giá cả thị
trường
Có ảnh hưởng nhưng
không quá lớn đến lãi
suât và giá thị trường.
+ Tài chính cá nhân
và hộ gia đình
đặc trưng là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được
sở hữu bởi cá nhân hoặc hộ gia đình
Am hiểu tài chính, hoạt Ít am hiểu về tài chính,
động đầu tư để phát
triển nguồn tài chính.
chủ yếu tham gia thị
trường tài chính dưới
hình thức gửi tiết kiệm
Phần (3) Cơ sở hạ tầng tài chính.

Bao gồm các thành phần:
Hệ thống luật pháp và quản lí nhà nước
Hệ thống thông tin.
Hệ thống giám sát.
Hệ thống thanh toán.
Hệ thống chứng khoán.
Nguồn nhân lực.
I) Cơ sở hạ tầng tài chính Mỹ
Cơ sở hạ tầng giống nhau có điều bên Mỹ phân thành nhiều cấp hơn,
và mỗi bang có quy định riêng, có hệ thống giám sát riêng, nhân lực mỗi
bang là khác nhau, thanh toán chủ yếu qua thẻ.
Trong nền kinh tế thị trường, tốc độ lưu thông hàng hóa dẫn đế n sự
vận động mạnh mẽ của tài chính, cơ sở hạ tầng giống như “phanh hãm” giúp
cho bánh xe tài chính dừng đúng lúc để không bị phá hoại, va đập khi vận
động liên tục, cũng như là “tay ga” tăng tốc cho sự hoạt động của tài chính
ngày càng nhanh hơn, linh hoạt hơn. Nói cách khác, cơ sở hạ tầng góp phần
qaun trọng trong ổn định thị trường tài chính.
Ở Mỹ, cơ sở hạ tầng tài chính một phần giúp nhà nước quản lí thị
trường phát triển theo hướng của mình, một phần lại thả nổi để tạo sự thuận
lợi, nâng cấp công nghệ, giải quyết vấn đề dựa vào nhu cầu, sáng kiến của
những người tham gia thị trường.
a) Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước:
Hệ thống pháp luật tài chính có bề dày lịch sử, đôla vẫn là ngoại tệ mạnh đối
với các nước trên thế giới. Việc điều tiết vĩ mô, các chính sách tài khóa và
tiền tệ tác dụng thúc đẩy tài chính rất mạnh, tuy nhiên dễ gây lạm phát.
Việc quản lý nhà nước thông qua hai cấp bậc là chính phủ và các bang.
b) Hệ thống thông tin:
Công nghệ thông tin và truyền thông là nền
kinh tế tri thức. Thông
tin trên thị trường phản ảnh chính xác, và nhạy bén tạo sự vận động hiệu quả

và an toàn cho nhà đầu tư. Bản tin tài chính xuất hiện thường xuyên.
Phát triển chú trọng kĩ thuật định lượng dự báo thị trường.
Tuy nhiên, vì tính an toàn nên nhiều nhà đầu tư dễ mạo hiểm mà quên
đi yếu tố ngẫu nhiên sai lệch trên thị trường, có thể gây hậu quả nghiêm
trọng.
c) Hệ thống giám sát:
Giám sát dựa vào thông tin định lượng, cập nhật thông qua các hoạt
động thanh toán. Kiểm toán, quản trị rủi ro là một trong những ngành quan
trọng hàng đầu, được trả lương rất cao và được đào tạo chuyên môn, công
nghệ.
Hoạt động giám sát phân cấp và hoạt động xuyên suốt, chủ yếu ở kết
quả đầu ra.
Một sai sót trong quá trình giám sát ảnh hưởng rất lớn đến sai lệch của
dự báo thị trường và thông tin thị trường.
d) Hệ thống thanh toán:
Chủ yếu sử dụng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Hoạt động thanh toán
diễn ra rất nhanh và cập nhật số liệu thông tin cụ thể, thúc đẩy các chủ thể tài
chính tham gia vào thị trường.
e) Hệ thống dịch vụ chứng khoán: hệ thống dịch vụ đa dạng với
những phân tích và thông tin chứng khoán cập nhật kịp lúc, nhanh nhạy, đáp
ứng theo tính sáng tạo của thị trường. Việc mua bán chậm trễ có thể ảnh
hưởng rất lớn đến quyền lợi nhà đầu tư.
f) Nguồn nhân lực: Am hiểu về tài chính, kĩ thuật giao tiếp và thông
tin được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, số lượng nhân lực có trình độ gia
tăng thì đồng nghĩa với nhân lực lao động ít đi, dẫn đến thu nhập giữa người
có trình độ và người lao động ngày càng gần lại.
II/ So sánh với cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam
Mỹ Việt Nam
Hệ thống pháp luật và
quản lý nhà nước

Các chính sách điều tiết
vĩ mô hoạt động hiệu
quả nhanh chóng
Các chính sách điều tiết
thường chỉ hiệu quả
trong dài hạn
Luật chứng khoán lâu
đời, nền tảng vững chắc
Luật chứng khoán mới
ban hành và còn sơ xài.
Quản lý qua thẻ nên
việc định lượng cho
điều tiết và dự đoán vĩ
mô chính xác.
Tiền mặt trên thị trường
nhiều, tình hình chợ đen
làm cho phán đoán dự
báo sai lệch lớn.
Hệ thống thông tin Công nghệ thông tin và
truyền thông phát triển
mạnh mẽ, bản tin tài
chính xuất hiện thường
xuyên.
Công nghệ thông tin chỉ
mới được chú trọng và
đầu tư, mở rộng các dự
án.
Tương đối chính xác,
nhanh nhạy theo thị
trường

Thường sai lệch và cập
nhật không nhạy
Mạo hiểm trên cơ sở
thiếu ít thông tin, khả
năng thành công cao,
giảm lo ngại cho nhà
đầu tư
Việc mão hiểm mang
tính ngẫu nhiên vì thiếu
nhiều thông tin, nên ít
mạo hiểm.
Hệ thống giám sát Xuyên suốt, chú trọng
kết quả
Chỉ giám sát dựa trên kế
hoạch
Thông tin chính xác nên
số liệu giám sát hiệu
quả.
Thông tin sai số cao nên
số liệu giám sát gần như
không nói lên được tình
hình thực tại
Hệ thống thanh toán Chủ yếu qua thẻ Chủ yếu bằng tiền mặt
Nhanh, ít tốn thời gian Chậm, Tốn thời gian
Hệ thống dịch vụ
chứng khoán
Đa dạng Chưa phát triển nhiều
Thông tin thị trường
chứng khoán chính xác,
trao đổi nhanh.

Thông tin trị trường cập
nhật hay bị trì trệ, khiến
việc trao đổi gập nhiều
bất cập.
Nguồn nhân lực Am hiểu tài chính Hiểu biết vừa phải
Nghiệp vụ cao Thường dựa vào kinh
nghiệm
Nhân lực dồi dào, dư
thừa lao động tri thức
về tài chính, thiếu lao
động cơ bản.
Nhân lực dồi dào nhưng
đạt tiêu chuẩn đạt tỷ
trọng thấp
KẾT LUẬN
Qua những khái niệm , thông tin đã phân tích , chúng em phần nào đã
có thể phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống kinh tế của
Mỹ và Việt Nam. Từ đó chúng em có thể hiểu rõ hơn về sự vận hành của
một hệ thống tài chính cũng như những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tài
chính nước nhà. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài lần này còn là sự chuẩn bị
quan trọng về mặt kiến thức và kĩ năng làm việc nhóm cho việc học tập và
nghiên cứu môn tài chính tiền tệ , giúp chúng em có cái nhìn tổng quát hơn
về những vấn đề của môn học, làm tiền đề cho các môn học kinh tế khác
cũng như để áp dụng vào thực tế đời sống.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình nhập môn Tài Chính- Tiền Tệ của TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ TPHCM xuất bản năm 2008.
Gíao trình Kinh Tế Quốc Tế của TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

×