Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.5 KB, 111 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––




VŨ THỊ LOAN




ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT






LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM









THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––




VŨ THỊ LOAN




ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG





THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Ngƣời viết luận văn



VŨ THỊ LOAN


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Hà Quang Năng
– người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng
một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ
văn, khoa sau Đại học – Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Viện Ngôn
ngữ, Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa học này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành
của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu
trong luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Ngƣời viết luận văn




VŨ THỊ LOAN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1. Khái quát về thơ 9
1.1.1. Khái niệm về thơ 9
1.1.2. Cấu trúc của thơ 11
1.2. Khái quát về thơ tự do 13
1.2.1. Quan niệm về thơ tự do 13
1.2.2. Phân biệt thơ tự do và thơ văn xuôi 16

1.3. Khái quát về ngôn ngữ thơ 17
1.3.1. Quan niệm về ngôn ngữ thơ 17
1.3.2. Quan niệm về ngôn ngữ thơ tự do 18
1.3.3. Các quan niệm về vần, nhịp, hài thanh 20
1.3.3.1. Vần 20
1.3.3.2. Nhịp 21
1.3.3.3. Thanh điệu 23
Tiểu kết chương 1 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT THỂ HIỆN QUA
BÀI THƠ, KHỔ THƠ, CÂU THƠ 25
2.1. Đặc diểm bài thơ trong thơ tự do của Bằng Việt 25
2.1.1. Kết quả khảo sát thống kê về bài thơ 25
2.1.1.1. Kết quả khảo sát thống kê các bài thơ theo thể thơ 25
2.1.1.2. Kết quả khảo sát thống kê các mô hình bài thơ tự do 28
2.1.2. Đặc điểm bài thơ tự do của Bằng Việt 33
2.1.2.1. Những bài thơ tự do ngắn, mô hình bài thơ đơn giản 33
2.1.2.2. Những bài thơ tự do gồm nhiều khổ, được chia thành các đoạn 34
2.1.2.3. Những bài thơ tự do trải dài mang đậm chất văn xuôi 35
2.1.2.4. Những bài thơ tự do có kết cấu không cân đối 38
2.2. Đặc điểm khổ thơ trong thơ tự do của Bằng Việt 41
2.2.1. Kết quả khảo sát thống kê phân loại khổ thơ 41
2.2.2. Đặc điểm khổ thơ trong thơ tự do của Bằng Việt 43
2.2.2.1. Sử dụng cách phân khổ thơ theo truyền thống 44
2.2.2.2. Sử dụng đan xen các khổ thơ ngắn và các khổ thơ dài 48
2.3. Đặc điểm câu thơ trong thơ tự do của Bằng Việt 52
2.3.1. Kết quả khảo sát, thống kê phân loại câu thơ 52

2.3.2. Nhận xét về đặc điểm câu thơ trong thơ tự do của Bằng Việt 54
2.3.2.1. Đặc điểm câu thơ ngắn 54
2.3.2.2. Đặc điểm câu thơ có độ dài gần như thơ truyền thống 57
2.3.2.3. Đặc điểm câu thơ dài 59
Tiểu kết chương 2 63
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT THỂ HIỆN QUA
VẦN, NHỊP, HÀI THANH 64
3.1. Vần trong thơ tự do của Bằng Việt 64
3.1.1. Kết quả thống kê, phân loại về hiện tượng gieo vần, hiệp vần 65
3.1.1. Nhận xét về hiện tượng gieo vần, hiệp vần trong thơ tự do của Bằng Việt 66
3.1.2.1. Cách gieo vần, hiệp vần rất phong phú 66
3.1.2.2. Thơ không vần chiếm tỉ lệ lớn 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2. Nhịp trong thơ tự do của Bằng Việt 74
3.2.1. Thống kê, phân loại nhịp trong thơ tự do của Bằng Việt 76
3.2.2. Nhận xét về nhịp điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 78
3.2.2.1. Kiểu tổ chức nhịp điệu đối xứng 78
3.2.2.2. Kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp 80
3.2.2.3. Kiểu tổ chức nhịp điệu tự do 83
3.3. Thanh điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 86
3.3.1. Kết quả khảo sát về sự tập trung thanh điệu 88
3.3.2. Nhận xét về thanh điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 89
3.3.3.1. Những câu thơ tập trung thanh bằng 89
3.3.2.2. Những câu thơ tập trung thanh trắc 91
3.3.2.3. Những câu thơ sử dụng thanh điệu kiểu đối lập bằng trắc 94
Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
DANH SÁCH CÁC TẬP THƠ CỦA BẰNG VIỆT ĐƢỢC KHẢO SÁT
TRONG LUẬN VĂN 101




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

STT
Kí hiệu
Diễn giải
1
C
Câu
2
K
Khổ
3
Tr
Trang
4
B
Bằng
5
T
Trắc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC BẢNG

STT
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1
2.1
Thống kê bài thơ (tính theo thể thơ/số chữ) trong
tám tập của Bằng Việt
26
2
2.2
Thống kê các mô hình bài thơ tự do của
Bằng Việt
27
3
2.3
Thống kê phân loại khổ thơ (tính theo số
câu/khổ) trong bài thơ tự do của Bằng Việt
41
4
2.4
Thống kê phân loại câu thơ (tính theo số
chữ/câu) trong bài thơ tự do của Bằng Việt

52
5
3.1
Tỉ lệ các vần được sử dụng trong bài thơ tự do
của Bằng Việt
64
6
3.2
Tỉ lệ gieo vần chân, vần lưng trong các bài thơ
tự do của Bằng Việt
64
7
3.3
Thống kê cách ngắt nhịp trong các bài thơ tự do
của Bằng Việt
75
8
3.4
Thống kê sự tập trung thanh điệu trong bài thơ
tự do của Bằng Việt
87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang

3.1
Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ tập
trung thanh bằng của Bằng Việt
92
3.2
Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ tập
trung thanh trắc của Bằng Việt
92








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trải qua mười thế kỉ văn học Trung Đại, thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu
sắc của luật thơ truyền thống, thơ Đường luật với những quy tắc nghiêm ngặt. Bước
sang đầu thế kỉ XX, với công cuộc hiện đại hoá văn học, thơ Việt Nam thực sự
chuyển mình và phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau, trong đó có khuynh hướng
thơ tự do.
Với ưu thế rõ rệt trong việc mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực, linh hoạt
trong hình thức biểu đạt thế giới nội tâm phong phú của con người và phát huy tối đa
cá tính sáng tạo của nhà thơ, đặc biệt là với ngôn ngữ thơ được cách tân mạnh mẽ,
thơ tự do đã khẳng định được vị trí không thể thay thế được của nó trên thi đàn thơ ca

Việt Nam hiện đại. Khởi phát từ phong trào thơ Mới, phát triển mạnh mẽ trong nền
thơ kháng chiến (1945 - 1975) và từ sau năm 1975, có thể nói thơ tự do giữ địa vị
thống trị thi đàn so với các thể thơ khác.
1.2. Thơ tự do không quy định số lượng câu chữ, vần, điệu, cấu trúc bài thơ biến
đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc, hình thức thơ không bị gò ép như thơ truyền thống
hay thơ Đường luật. Phải chăng vì thế mà rất nhiều nhà thơ đã lựa chọn thơ tự do trên
bước đường sáng tạo thi ca và nhiều tác giả đã thành danh ở thể loại thi ca này?
Nhắc đến thơ tự do Việt Nam, ta không thể không nhắc tới những tên tuổi như
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm,
Hoàng Trung Thông, Lê Đạt, Trần Dần, Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh … Và cũng
sẽ thật thiếu sót khi bàn về thơ tự do Việt Nam hiện đại mà không nói tới “một tiếng
nói mới”,“tiếng thơ không thể trộn lẫn” (Trần Đăng Suyền) nhà thơ Bằng Việt.
1.3. Bằng Việt là một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XX và là đại diện xuất sắc
của phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ. Đây là một trong không nhiều nhà thơ có tác
phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Sáng tác của Bằng Việt đã
chiếm được cảm tình của bao trái tim bạn đọc và nhận được sự đánh giá cao của các
nhà thơ lớp trước, các nhà phê bình, thẩm định văn chương có tên tuổi. Các công
trình nghiên cứu về Bằng Việt đã tìm tòi, đánh giá, ghi nhận những thành tựu trong
sự nghiệp sáng tác của tác giả về nhiều phương diện. Tuy nhiên, đặc điểm, thành tựu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
và những đóng góp ở từng thể loại cụ thể trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt thì
chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Đặc biệt là với thể thơ tự do, mảng thơ giá trị
mang đậm phong cách thơ Bằng Việt cũng là thể loại ghi dấu những đóng góp không
nhỏ của cây bút này.
Lựa chọn thơ tự do của Bằng Việt để khảo sát dưới góc độ phong cách học
chúng tôi không chỉ mong muốn tìm hiểu giá trị của mảng thơ này trong sự nghiệp
sáng tác của Bằng Việt. Đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thông qua

khảo sát và đánh giá chúng tôi còn hướng tới việc chỉ ra những đóng góp của nhà thơ
đối với thể loại thơ tự do trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong
quá trình tự do hoá ngôn ngữ thơ, hiện đại hoá nền thơ trong nền thơ Việt. Những vấn
đề đặt ra ở trên chính là lí do, cũng là mục đích của luận văn khi thực hiện đề tài
“Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về thơ tự do
Xuất hiện chậm hơn so với thế giới, ở nước ta, mãi tới những năm 1932 - 1945
của thế kỷ XX thơ tự do mới được hình thành. Mặc dù vậy, thơ tự do cũng đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến.
Đầu tiên phải kể đến ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh trong công trình
nghiên cứu về phong trào thơ Mới, cuốn “Thi nhân Việt Nam” (Nxb. Văn học, Hà
Nôị,1998). Theo ông “Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ của thơ Mới. Phong trào thơ
Mới trước hết là một cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn
phép xưa” và “Trong các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do,
thơ mười chữ, mười hai chữ …” [62; tr41,42]. Điều đó có nghĩa là thơ tự do đã thực
sự xuất hiện với tư cách là một thể thơ độc lập từ phong trào thơ Mới. Và ngay từ khi
được khai sinh, thơ tự do đã là một thể thức góp phần đổi mới hình thức nghệ thuật
thơ dân tộc, đối chọi lại những khuôn luật cứng nhắc của thơ cổ điển.
Đồng quan điểm với Hoài Thanh về thời điểm khai sinh của thơ tự do từ
phong trào thơ Mới là ý kiến của các tác giả Bằng Giang với bài viết “Từ thơ Mới
đến thơ tự do” (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1996):“Từ thơ Mới, thơ tự do mở đường
nhập hội Tao Đàn” [30]. Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức với chuyên luận “Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam” (Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1971) :“Về hình thức, phong trào thơ Mới đã có những đóng góp
quan trọng vào việc phát triển các thể thơ, nâng cao khả năng biểu hiện của một số

thể thơ. Thể bốn từ, năm từ, bảy từ được sử dụng khá phổ biến. Thể lục bát vẫn tiếp
tục phát triển. Một số bài thơ hợp thể và tự do đã xuất hiện. Hình thức hợp thể và tự
do đó tuy mới xuất hiện nhưng đã gây được sự chú ý ở người đọc” [51].
Không chỉ quan tâm đến sự ra đời của thơ tự do, các nhà nghiên cứu còn đưa
ra các ý kiến bàn luận về đặc điểm của thể loại này. Trong cuốn “Loại thể văn học”
(Nxb. Giáo dục,1972), Hà Minh Đức khẳng định rằng: “Khi nói đến thơ tự do chúng
ta thường muốn nói đến một thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật như
các thể thơ Đường luật, thơ lục bát …” [26]. Cũng trên tinh thần này trong cuốn
“Khảo luận về thơ” (Nxb. Đồng Nai,1994), Lam Giang đánh giá: “Tự do dùng chữ,
tự do đặt câu, tự do gieo vần hay bỏ vần, tự do chọn điệu cũ hay sáng tạo điệu mới,
tự do chọn nghĩa lý hay không cần nghĩa lý …” [29]. Từ quan điểm này, các tác giả
đã đề cập đến thơ tự do ở nhiều khía cạnh khác nhau như: nhịp điệu, cách gieo vần,
các dạng thơ tự do, độ dài ngắn của câu thơ tự do … Trong các công trình nghiên cứu
này, thơ tự do đã được nhận diện hết sức khái quát về phương diện hình thức và
chúng tôi sẽ kế thừa trong việc tìm hiểu về thơ tự do của Bằng Việt.
Khi khái quát “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại” (Báo Văn nghệ, 1994),
Trần Đình Sử đã thống kê tỉ lệ thơ tự do trong các tuyển tập thơ và khẳng định: “Xét
về hình thức bề ngoài, thơ sau cách mạng năm 1945 phát huy hình thức tự do” [25;
196 – 620]. Theo kết quả thống kê sơ bộ của nhà nghiên cứu này, ở tập “Thơ kháng
chiến 1945 - 1954” (Nxb. Tác phẩm mới, năm 1986) có 62/147 bài thơ tự do. Ở tập
“Thơ Việt Nam 1945 - 1985” (Nxb. Văn học, 1985) có 98/213 bài thơ tự do. Tỉ lệ
trung bình gần như ½. Điều đó chứng tỏ rằng, thơ tự do chiếm ưu thế vượt trội hơn
hẳn so với các thể thơ khác. Nó phản ánh xu thế phát triển của thơ Việt Nam hiện đại
là xu thế tự do hoá hình thức thơ, đặc biệt là thể thơ. Như vậy, tự do hoá hình thức
thơ gắn với sự phát triển của thể thơ tự do đã trở thành hướng phát triển của thơ Việt
Nam hiện đại. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu như: Mã Giang Lân, Nguyễn
Xuân Nam, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Long … thừa nhận. Và đây cũng là một điểm
chúng tôi lưu ý khi triển khai đề tài luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về thơ tự do như:
Khương Thị Thu Cúc với luận văn “Sự vận động của thể thơ tự do từ phong trào thơ
Mới đến nay” [9] nhìn nhận vấn đề thơ tự do theo quan điểm văn học sử. Hà Thị
Diễm Hường với luận văn “Khảo sát nhịp điệu trong thơ tự do” [33] nghiên cứu theo
quan điểm phong cách học. Nguyễn Thị Phương Thuỳ với luận án “Nghiên cứu sự tự
do hoá ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỉ XX” [64] lại nhìn nhận các bước tiến
của ngôn ngữ trong thơ theo hướng tự do hoá. Đỗ Thị Khánh Phượng với đề tài
“Khảo sát thể thơ tự do” [57] nghiên cứu về thể thơ tự do dưới góc độ phong cách
học.
Qua nguồn tài liệu đã tiếp cận trên, chúng tôi thấy rằng, thơ tự do đã được tìm
hiểu chủ yếu ở hướng khái quát về thể loại. Hướng nghiên cứu thơ tự do gắn với tác
giả cụ thể chưa được nhiều người quan tâm. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa, phát triển kết
quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu về “Đặc
điểm thơ tự do của Bằng Việt”
2.2. Vài nét về nhà thơ Bằng Việt
Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ
chống Mĩ. Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà thơ Bằng Việt là
người của một thời lịch sử đầy biến động. Bằng Việt, tên thật là Nguyễn Việt Bằng,
sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất,
thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại phường Phú Cát, thành phố Huế. Tri thức, hiểu
văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng tượng, cùng với truyền thống gia đình đã góp
phần làm nên tư chất và phẩm cách thơ Bằng Việt. Tuổi thơ Bằng Việt vang động
những sự kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Giã từ chiếc khăn quàng
đỏ thời niên thiếu, Bằng Việt học xong trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại
học Luật ở Liên Xô. Cũng chính trong thời gian này, việc tiếp xúc với một nền văn
hóa lớn cùng nhiều tên tuổi văn học của thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ đến
phong cách sáng tác và dịch thuật của Bằng Việt. Sau khi tốt nghiệp Khoa Pháp lí,
Trường Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại

Viện Luật học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam). Ba năm sau, năm 1968, tập thơ đầu tay in chung cùng Lưu
Quang Vũ Hương cây - Bếp lửa ra đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Tháng 12 - 1969, Bằng Việt chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1970, Bằng Việt tham gia công tác ở chiến trường Bình - Trị - Thiên với tư cách
là một phóng viên chiến trường và làm việc tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn
Trường Sơn. Năm 1975, Bằng Việt công tác tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Sau
chiến tranh, Bằng Việt làm xuất bản và tạp chí tại Hội Nhà văn Việt Nam, hoạt động
văn học và quản lí hội tại Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội và công tác
chính trị - xã hội trong nhiều đoàn thể quần chúng.
Đồng hành cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nhìn một cách khái quát
có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn. Chặng thứ nhất là những vần thơ thời
chiến tranh (trước 1975) gồm hai tập: Hương cây - Bếp lửa (1968), in chung với Lưu
Quang Vũ) và Những gương mặt, những khoảng trời (1973). Chặng thứ hai là những
vần thơ thời hòa bình (sau 1975) gồm các tập: Đất sau mưa (1977), Khoảng cách
giữa lời (1984), Cát sáng (1985), Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào
gió (2001), Thơ trữ tình (2002), Thơ Bằng Việt 1961 - 2001 (2003), Nheo mắt nhìn
thế giới (2008), Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc (2010). Qua mỗi chặng đường thơ ấy,
ta có thể thấy những biến đổi, phát triển về nội dung và nghệ thuật trong hành trình
sáng tạo nghệ thuật suốt nửa thế kỉ của Bằng Việt. Là một cây bút tiêu biểu của nền
thơ Việt Nam hiện đại, ngay từ những bài thơ đầu tiên khi bước vào làng thơ, Bằng
Việt đã tạo được dấu ấn riêng và đã cuốn hút được một lượng độc giả nhất định. Tài
thơ của Bằng Việt cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm đánh giá của giới phê
bình, nghiên cứu. Thơ Bằng Việt được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi
khoẻ, thở hít không khí mặt trận dữ dội và tự tin, là tư duy thơ theo trí tuệ, tri thức,
từng trải sống, theo một phương pháp tư tưởng biện chứng, thâu tóm được các mặt

trái ngược rất thực của cuộc sống. Chính bởi có hồn thơ ấy, tư duy thơ theo lối ấy mà
thơ Bằng Việt đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng về một phong cách thơ “rất
lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu.
Trong rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học chống Mĩ như: “Những
đóng góp của thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước”, “Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam”,
“Lịch sử văn học Việt Nam” - tập 3, “Văn học Việt Nam trong thời đại mới”, “Nhà
văn và tác phẩm trong nhà trường” đều nhắc tới Bằng Việt với tư cách là cây bút chủ
chốt, có nhiều đóng góp giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Căn cứ vào tình hình nghiên cứu về thơ Bằng Việt, chúng tôi thấy rằng: những
công trình nghiên cứu về Bằng Việt đã chỉ ra và phân tích khá đầy đủ về các mặt tư
tưởng, phong cách, thế giới nghệ thuật cùng những thành tựu cách tân về ngôn ngữ,
hình ảnh … của nhà thơ. Tuy thế, các bài viết, công trình nghiên cứu mới chỉ thiên về
góc độ văn học, thi pháp học. Việc nghiên cứu thơ Bằng Việt từ góc độ ngôn ngữ,
phong cách học vì thế còn khá nhiều khoảng trống. Chúng tôi cũng thấy rằng, chưa
có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về thơ tự do, thể thơ ghi được trọn vẹn
dấu ấn tài năng và những đóng góp độc đáo, có ý nghĩa đột phá của Bằng Việt trong
văn học Việt Nam.
Ở luận văn này, trên cơ sở kế thừa những ý kiến của những người đi trước,
chúng tôi sẽ tập trung khảo sát một cách có hệ thống những bài thơ tự do trong 8 tập
thơ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt theo hướng tìm hiểu về “Đặc
điểm thơ tự do của Bằng Việt”
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này lựa chọn thơ tự do trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt làm
đối tượng nghiên cứu theo quan điểm của phong cách học. Đặc điểm thơ tự do của
Bằng Việt sẽ được khảo sát từ các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ thuộc các thể khác
nhau như 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ… Mảng thơ tự do của Bằng Việt khá rộng vì vậy

luận văn sẽ tập trung khảo sát những bài thơ tự do ở tám tập thơ Hương cây – Bếp lửa
(1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Đất sau mưa (1977), Khoảng
cách giữa lời (1984), Cát sáng (1985), Phía nửa mặt trăng chìm (1995) và Thơ trữ
tình (2002), Ném câu thơ vào gió (2001), Nheo mắt nhìn thế giới (2008),
Từ kết quả khảo sát, luận văn hướng tới việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ
(tổ chức mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời cũng
đặc biệt nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ trong tương quan với thi pháp học ngôn
ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ… từ đó có một cách tiếp cận thơ theo hướng ngôn
ngữ học rõ ràng hơn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của luận văn là khảo sát các yếu tố trong thơ tự do của Bằng
Việt: vần, nhịp, hài thanh, câu thơ, khổ thơ, bài thơ… về tần số xuất hiện, sự phân bố,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
đặc điểm cơ bản trong cách thể hiện. Cùng với việc khảo sát, luận văn sẽ xác định các
khái niệm, tiêu chí nhận diện và miêu tả nhằm xác định các yếu tố trong thơ tự do, từ
đó khái quát những đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm thơ tự do của Bằng
Việt nhằm chỉ ra những nét đặc sắc, sự cách tân về ngôn ngữ thơ, hình thức thơ tự do,
góp phần làm nên phong cách tác giả. Đồng thời luận văn hướng tới khẳng định sự
tiếp thu, phát triển của thơ Bằng Việt nói riêng thơ thời chống Mĩ nói chung trong sự
kế thừa thơ tự do được khởi xướng từ phong trào thơ mới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ kết hợp đồng thời các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: dùng để thống kê số lượng bài thơ (tính
theo thể thơ) và tỉ lệ phần trăm tương ứng rồi phân loại bài thơ. Thống kê số lượng
khổ thơ để tìm hiểu các loại khổ thơ. Thống kê hiện tượng niêm, luật, hiện tượng gieo
vần, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu. Kết quả thống kê được sử dụng để phục vụ

cho việc miêu tả, so sánh, kết luận về câu thơ, khổ thơ, bài thơ theo mục đích chung
mà luận văn đã đề ra.
- Phương pháp miêu tả phân tích: dùng để miêu tả mô hình các bài thơ; miêu tả
về các khổ thơ, câu thơ; miêu tả về vần, nhịp, hài thanh. Miêu tả kết hợp với phân
tích để rút ra những nét đặc sắc của thơ tự do của Bằng Việt nói riêng, thơ tự do thời
chống Mĩ nói chung trong sự kế thừa thơ ca truyền thống cũng như thơ Mới.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: dùng để đối sánh thơ tự do của Bằng Việt
trong tương quan với thơ truyền thống, thơ tự do trong phong trào thơ Mới, thơ tự do
của các nhà thơ cùng thời để làm nổi bật sự kế thừa cùng những cách tân của thơ tự
do Bằng Việt.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: kết quả nghiên cứu của luận văn hướng tới việc rút ra những đặc
điểm cơ bản của thơ tự do và đặc trưng phong cách thơ tự do của Bằng Việt. Đồng
thời góp phần rút ra sự biến đổi ngôn ngữ thơ thời chống Mĩ ở ba cấp độ: bài thơ, khổ
thơ, câu thơ.
- Về thực tiễn: đề tài góp những cứ liệu vào việc nghiên cứu Văn học Việt
Nam, đặc biệt là ở góc độ ngôn ngữ thơ, từ cách tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ (tổ chức mô hình, niêm luật, vần, nhịp,
thanh điệu). Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng trong việc giảng dạy môn
Văn học trong nhà trường, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể thơ tự do.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan
Chương 2: Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thể hiện qua bài thơ, khổ thơ,
câu thơ
Chương 3: Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thể hiện qua vần, nhịp, thanh điệu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ở chương 1, trước hết chúng tôi sẽ trình bày
quan niệm về thơ và thơ tự do. Tiếp đến là phần trình bày khái niệm ngôn ngữ thơ với
các yếu tố vần, nhịp, thanh điệu .
1.1. Khái quát về thơ
1.1.1. Khái niệm về thơ
Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Ra đời từ buổi bình minh của
văn học nghệ thuật, thơ là hiện tượng độc đáo với cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ
đặc biệt của nó. Chính bởi vậy, ngay từ thời cổ đại, đã có rất nhiều học giả quan tâm
bàn luận về những vấn đề thơ ca. Chỉ tìm hiểu riêng về khái niệm thơ đã có thể thu
nhận được hệ thống những quan niệm vô cùng phong phú. Có lẽ vì thế mà ai đó đã
quả quyết rằng, có bao nhiêu bài thơ là có bấy nhiêu định nghĩa về thơ.
Ở thế kỉ IV, TCN, trong cuốn “Nghệ thuật thơ ca” Aristotle quan niệm: thơ
bao gồm sử thi,… và “Tất cả những cái đó, nói chung đều là nghệ thuật mô phỏng”
[2; tr12]. Với quan niệm này, thơ được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ toàn bộ văn học và
tất cả loại hình thơ ca đều là các nghệ thuật mô phỏng.
Bạch Cư Dị (đời nhà Đường - Trung Quốc) cho rằng, “Cái gọi là thơ thì cảm
hoá nhân tâm không gì bằng tình cảm, không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài
ngôn ngữ. Không gì thân thiết bằng âm thanh. Không gì sâu sắc bằng nghĩa lí. Gốc
của thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngôn ngữ. Hoa của thơ là âm thanh. Quả của thơ
là nghĩa lí” [62; tr13, 14]. Đây là lời bàn khá sâu sắc về thơ với tầm quan trọng của
tình cảm cùng vai trò của ngôn ngữ trong thơ.
Ở Việt Nam cũng có nhiều quan niệm thơ của các học giả tên tuổi. Đầu thế kỉ
XVIII, Ngô Thì Nhậm viết: “Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì
sa vào xảo tiếng, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần

hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà suốt cuộc
đời chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là đặc sắc của thơ”
[59; tr74]. Theo học giả này, giá trị của thơ là ở sự giản dị, khi đạt được sự giản dị
thơ sẽ đạt đến sự nhuần nhuyễn, thâm hậu.
Trong sách “Vân Đài ngôn ngữ” Lê Quý Đôn bày tỏ: “Ta thường cho làm thơ
có ba điều chính. Một là tình, hai là cảnh, ba là sự vật (…) còn như thể chế, chí thú,
âm tiết, cách điệu đều là bàn thêm” [59; tr 251].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Cả hai ý kiến bàn về thơ của Ngô Thì Nhậm và Lê Quý Đôn đều chú trọng đến
nội dung phản ánh gắn với chức năng và giá trị của thơ. Đó cũng là quan niệm phổ
biến của người xưa về thơ.
Đến thời kì hiện đại, quan niệm về thơ lại càng đa dạng, phong phú từ nhiều
góc nhìn khác nhau. Chúng ta có thể điểm qua ý kiến tiêu biểu của các nhà thơ, nhà lí
luận phê bình và các nhà ngôn ngữ học.
Đứng từ góc độ cảm hứng sáng tác, các nhà thơ quan niệm “Thơ là hiện thân
cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người”
(Lamactin), “Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu” (Tố Hữu), “Thơ là biểu
hiện cuộc sống một cách cao đẹp” (Sóng Hồng), “Thơ chính là một trong những lĩnh
vực lao động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc (…) Người nghệ sĩ làm
cho cuộc đời đẹp hơn, sâu hơn” (Lê Đạt), “Thơ ca không nên là những tụng ca thời
thượng mà phải đi sâu vào tâm trạng con người. Thơ ca cần phải liên tục đổi mới để
đuổi kịp sự phát triển của đời sống” (Trần Dần), [64; tr15].
Ở lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, các nhà lí luận văn học cho rằng:
“Làm thơ cốt tả tính tình” (Viên Mai), “Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp), “Thơ trước
hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, “Thơ là một thông báo thẩm mĩ, trong đó
kết hợp bốn yếu tố “Ý- tình- hình- nhạc” (Mã Giang Lâm), “Thơ là tình không tách
rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt

bút” (Phạm Quang Trung), [65; tr 63].
Theo hướng thi pháp học, các nhà nghiên cứu quan niệm: “Thơ là cái gì hiện
hữu giữa những dòng chữ” (Ferlinghetti), “Thơ là cách tổ chức ngôn từ hết sức quái
đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính tổ chức
hình thức tổ chức ngôn ngữ này” (Phan Ngọc).
Và đây là quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về thơ. Theo R.Jakosbon thì
“Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh” [36; tr 51 – 58]. Nguyễn Hữu Đạt cho
rằng: “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và
súc tích nhất, với các tính chất ngôn ngữ có vần điệu và các qui luật phối âm của
từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất dưới dạng các
hình tượng nghệ thuật” và “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ
bằng cách lắp ghép các mảng cảm xúc hình tượng có tính bất ngờ, khó dự đoán
trước, ít có độ lặp về mô hình kiến trúc và ít xảy ra hiện tượng biến dạng” [22; tr19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều khái niệm về thơ. Tuỳ theo từng góc nhìn,
từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi người định nghĩa về thơ theo một cách khác nhau.
Người thiên về hình thức lưu ý nhiều đến cách tổ chức ngôn từ, tạo nhịp, sử dụng
vần, thanh điệu … trong thơ. Người thiên về nội dung lại quan tâm nhiều đến ý tình,,
cảm xúc, trí tuệ, tính hiện thực của thơ.
Song, để có cái nhìn toàn diện về thơ, phải đứng trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức. Nghĩa là thơ phải đảm bảo sự tương xứng của cả hình thức và nội
dung, vừa chuyển tải được nội dung tư tưởng vừa tạo được những đặc trưng về hình
thức phân biệt với các thể loại không phải là thơ.
Đứng trên lập trường này, chúng tôi thấy định nghĩa về thơ của Bạch Cư Dị và
Mã Giang Lân về cơ bản là hợp lí. Rõ hơn nữa là quan niệm trong sách “Từ điển
thuật ngữ văn học” (chủ biên Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 1997). Các tác giả này định nghĩa thơ là: “Hình thức sáng tác

văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ
bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [32; tr 154].
Cách hiểu về thơ trong sự tương xứng giữa nội dung và hình thức sẽ là cơ sở
để chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cụ thể hơn liên quan đến đề tài nghiên cứu như
bài thơ, khổ thơ, câu thơ, vần, nhịp, hài thanh …
1.1.2. Cấu trúc của thơ
Là dạng thức ban đầu của văn học, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài,
thơ ca đã hình thành được những hình thức vô cùng phong phú. Tuy nhiên dù phong
phú đến đâu về mặt hình thức thơ vẫn phải đảm bảo về mặt cấu trúc. Cấu trúc của thơ
được tổ chức theo các cấp độ: Bài thơ, khổ thơ, câu thơ. Mỗi bài thơ có thể làm theo
nhiều thể với những qui tắc riêng về số chữ trong câu, khổ, bài, về cách gieo vần; về
niêm luật. Đến bậc khổ thơ cũng phân chia thành nhiều loại: Khổ tứ tuyệt, khổ bát cú,
khổ tự do … tuỳ thuộc vào số câu trong khổ. Ở bậc câu thơ cũng có nhiều kiểu loại
câu thơ khác nhau, tuỳ thuộc vào số chữ và cách tổ chức nhịp điệu trong câu.
Dựa trên các tài liệu tham khảo, chúng tôi sẽ thống nhất các quan niệm về bài
thơ, khổ thơ, câu thơ thuộc cấu trúc thơ để làm cơ sở lựa chọn, khảo sát, xử lí tư liệu
và đánh giá những vấn đề mà luận văn quan tâm.
Trước hết là khái niệm “Bài thơ”. Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên,
Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học, năm 1992), thì “Bài được hiểu là công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
trình sáng tác, biên tập, có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài. Ví dụ: Bài
bình luận. Bài hát. Bài đăng báo” [66; tr 40]. Ta có thể đặt khái niệm bài thơ vào hệ thống
khái niệm về “Bài” như trên khi định nghĩa “Bài thơ” theo nghĩa rộng.
“Bài thơ” theo cách định nghĩa của Lê Lưu Oanh trong cuốn “Văn học và các
loại hình nghệ thuật”, (Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) Theo nghĩa hẹp: “Do
cảm xúc là những phiến loạn tình cảm, một vận động, một hứng khởi của tâm hồn,
mỗi bài thơ là một sự bộc bạch, diễn đạt một niềm vui, một nỗi buồn, một mối suy tư,

nên bài thơ không thể dài mà phải cô đọng, ngắn gọn” [54; tr 48].
Khi nghiên cứu về “Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945” (Nhà
xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, năm 2000), nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cũng nêu
quan niệm về bài thơ bằng cách trích dẫn ý kiến của Côlêricgiơ như sau: Một bài thơ là
“Những ngôn từ sáng giá đứng trong một trật tự hoàn hảo” [42; tr 18].
Từ những quan niệm trên, chúng tôi nhận thức về bài thơ như một công trình
sáng tác có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài mà cô đọng, ngắn gọn.
Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi khảo sát và xử lí tư liệu trong luận văn.
Thơ được tổ chức theo các cấp độ có quan hệ tôn ti tầng bậc với nhau. Dưới
cấp độ bài thơ là “Khổ thơ”.
Theo “Từ điển tiếng Việt”, (…) khổ thơ là: “Đoạn thơ được ngắt ra trong một
bài văn vần - thường để hát hoặc phổ nhạc” {66; tr 506], ví dụ: Bài ca trù thường có
ba khổ; một khổ thơ.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Khổ thơ là sự kết hợp của các câu thơ thành từng
nhóm, thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu. Mỗi khổ thơ được kết
thúc bằng một khoảng nghỉ dài” [32; tr 133, 134].
Các tác giả Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức trong công trình
nghiên cứu “Cơ sở lí luận văn học” lại quan niệm: “Khổ thơ là một số dòng thơ được sắp
xếp thành một đơn vị có qui cách nhất định về vần luật, âm thanh, nhịp điệu. Khổ thơ còn
gọi là đoạn thơ. Thơ lục bát mỗi khổ gồm hai dòng. Khổ thơ thường bốn dòng. Ba dòng,
năm dòng cũng có nhưng ít. Khổ thơ thường có kết cấu rõ rệt, có tính chất liên hoàn,
nhưng có lúc lại lẫn vào kết cấu chung của bài thơ” [6; tr 37, 38].
Từ những quan niệm trên, chúng tôi nhận thức về khổ thơ như sau: Khổ thơ là
một số câu thơ, dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có qui cách nhất định về vần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp. Khổ thơ biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh và

được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài.
Cấp độ nhỏ nhất trong cấu trúc của thơ là “Câu thơ”. Mỗi câu thơ là đơn vị cơ
bản làm nên giá trị của bài thơ.
Có nhiều ý kiến cho rằng câu thơ trùng khớp với dòng thơ. Đó là ý kiến của
nhà nghiên cứu Clatơrôva: “Đa số dòng thơ trùng khớp với câu thơ, là chu kì lặp lại
tạo nên nhịp thơ đủ chia cắt dòng ngữ âm liên tục bằng hai câu, hai nhịp nghỉ và thời gian
của sự phát âm có sự tương ứng” [33; tr 163]. Trong “Văn học và các loại hình nghệ
thuật” (Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006) Tác giả Lê Lưu Oanh cũng quan niệm:
“Câu thơ là dòng thơ, một đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong bài thơ
(…) câu thơ (với cấu trúc và các kiểu tổ chức của nó) bộc lộ một cảm quan về từ ngữ, cách
tổ chức điểm nhìn, thể hiện một giọng điệu …” [54; tr152, 153].
Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, đơn vị câu thơ hoàn toàn khác với đơn vị
dòng. Nếu xem câu thơ như một đơn vị cú pháp đứng ở lập trường này, Nguyễn Bá
Thành trong “Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại” cho rằng: “Rất ít câu thơ
trùng với dòng”.
Trên thực tế ta thấy có những câu thơ giãn thành nhiều dòng, lại có những
dòng thơ chứa nhiều câu. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc khảo sát về nhịp điệu,
thanh điệu, các cách kết hợp từ … chúng tôi quan niệm câu thơ là dòng thơ, là một
đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong một bài thơ (Trừ thơ lục bát).
Mỗi câu thơ được biểu hiện bằng một dòng thơ.
1.2. Khái quát về thơ tự do
1.2.1. Quan niệm về thơ tự do
Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, người ta chia thơ thành nhiều
thể loại khác nhau.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” (…) các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự
do” [32; tr 262]. Đồng quan điểm với các tác giả này trong “Mấy vấn đề giảng dạy
tác phẩm văn học theo loại thể” (Nxb. Giáo dục, năm 1971, tác giả Trần Thanh Đạm
cũng khẳng định: “đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa nay phân chia tổng quát
thành hai loại lớn. Thơ cách luật và thơ tự do” [21; tr 82].

Nếu thơ cách luật được hiểu là những bài thơ làm theo những thể thức nhất định thì
thơ tự do lại “bao gồm các loại thơ không theo một thể thức ổn định, cố định nào cả. Số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
chữ trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn phóng
khoáng, tuỳ theo nội dung của bài thơ và chủ đích của bài thơ” [21].
Cũng bàn về thơ tự do trong sự đối sánh với thơ cách luật, Mã Giang Luân
quan niệm “nói đến thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó. Số chữ
trong một câu thơ không hạn định, có thể từ một đến mười chữ hoặc nhiều hơn. Số
câu trong một khổ cũng không hạn định, có thể là một câu đến mười câu thơ và gieo
vần cũng rất linh động, rất tự do, có khi không có vần, chỉ có nhịp điệu” [40; tr 118].
Nguyễn Xuân Nam cũng cho rằng: “Thơ tự do là một trong ba hình thức của
thơ xét về phương diện tổ chức ngôn ngữ (Thơ cách luật, thơ văn xuôi, thơ tự do).
Không bị giằng buộc vào những quy tắc nhất định nào, như thơ cách luật, mạch thơ
tự do có thể liên tục hoặc chia ra từng khổ. Số dòng trong khổ không nhất định, số
chữ trong từng dòng có thể nhiều ít khác nhau. Cách gieo vần cũng rất linh hoạt.
Không thể, phá thể, biến thể, hợp thể cũng đều là những hình thức khác nhau của thơ
tự do. Chúng cùng phát triển và cùng có sức sống khác nhau” [49; tr186].
Như vậy, trong các quan niệm trên, thơ tự do có thể dễ dàng được nhận diện
về mặt hình thức từ khổ thơ, vần thơ, đặc biệt là niêm luật.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Thơ tự do là thơ phân dòng thành hàng,
thành khổ như những đơn vị nhịp điệu có thể có vần. Mặc dù là thơ phân dòng nhưng
lại không có thể thức nhất định mà có thể là hợp thể, hoặc là phối hợp đan xen các
đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc là hoàn toàn tự do” [32; tr 262]. Nghĩa là
không có một mô hình chung nào cho tất cả các bài thơ, câu thơ tự do. Và chính
những câu thơ không có hính dáng thống nhất, không có niêm luật chặt chẽ đã làm
nên thể loại thơ tự do. Hình thức nghệ thuật của thơ tự do là hình thức được hình
thành trong sự vận động của mạch cảm xúc. Bởi thế mà nhà thơ Chi Lê, một người

nổi tiếng về thơ tự do Pablô Nêruđa (1904-1973) phát biểu rằng “làm gì có ai có
quyền buộc nhà thơ phải viết thơ bằng những câu dài hay ngắn (…) cả trời lẫn quỷ
dữ đều không thể đưa ra một công thức nên viết thơ như thế nào” [37; tr 12].
Từ các quan niệm về thơ tự do trên, ta có thể hiểu rõ khái niệm “tự do” trong
thơ tự do. Đó là sự thoát li trong sáng tác khỏi những gò bó khắt khe của các quy tắc,
luật lệ, của các thể thơ cách luật, thoát li khỏi những quy định, khuôn phép vốn là sự
kiềm chế của các luật thơ xưa. Thơ tự do tạo điều kiện để người viết tự do bộc lộ cảm
xúc, tình cảm, đồng thời mở ra những tìm tòi, sáng tạo vô hạn cho người làm thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Thế nhưng nếu cứ chạy theo cảm xúc triền miên thơ dễ sa vào tình trạng lan
man, dàn trải. Nói như Nguyễn Đức Mậu trong bài viết “Cảm xúc trong thơ” đăng ở
phụ san báo văn nghệ (số 23, năm 2005): “người làm thơ đâm ra nói nhiều mà người
đọc cảm thấy mông lung rất khó nắm bắt”. Theo tác giả bài viết này thì ngoài cảm
xúc trào tuôn ra, người làm thơ phải biết tiết chế cảm xúc của mình.
Hơn nữa, đã tồn tại như một thể loại, đương nhiên thơ tự do buộc phải tuân
theo những quy ước, nguyên tắc của thể loại. Nghĩa là thơ tự do phải giữ được phẩm
chất của thơ trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Điều này đã được tác giả
Nguyễn Xuân Nam đề cập trong bài viết “Tăng cường tính nghệ thuật của câu thơ tự
do” (Tạp chí văn học, số 6 năm 1979) “Câu thơ tự do cần có nhạc điệu, nhiều hoặc ít
cần có vần”, “câu thơ tự do cần cô đúc, dòng thơ không nên kéo dài quá tám chữ,
lúc cần kéo dài cần chú ý vận dụng linh hoạt các thể thơ, các cách ngắt giọng trong
thi pháp truyền thống”, “toàn bài cần chú ý sự hài hoà cân xứng giữa các câu, giữa
các đoạn để tạo thêm nhịp điệu trữ tình thích hợp” [48; tr 32 – 39].
Cũng ý thức rõ về điều này, nhà thơ Xuân Diệu, người có đóng góp không nhỏ
vào sự nghiệp phát triển của thể thơ tự do phát biểu “Tự do là mình đặt kỉ luật cho
mình, một kỉ luật linh động, tuỳ theo mỗi truờng hợp, nhưng luôn luôn có kỉ luật.(…)
Làm thơ tự do tức là mỗi đề tài tự tạo ra cho mình một nhạc điệu riêng cho thích hợp,

cái điệu ấy không được phiêu lưu mà phải cần thiết. Phải cao tay lắm mới sai khiến
được thơ tự do. Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm” [20; tr 72].
Chính bởi có “kỉ luật riêng” của người làm thơ mà thơ tự do dẫu không vần,
câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi nhưng không rơi vào tình trạng
chắp vá rời rạc. Kỉ luật riêng ấy được thiết lập dựa trên những cảm xúc, suy nghĩ,
cùng sự am hiểu thơ luật của người làm thơ. Kỉ luật riêng ấy cũng chính là cái “luật
bên trong” mà Nguyễn Đình Thi đề cập tới khi bàn về việc sáng tác thơ tự do “khi
gạt luật bên ngoài đi, phải có luật bên trong rất mạnh” [63; tr 16 -23].
Từ những quan niệm về thơ tự do đã được trình bày ở trên, chúng tôi không chỉ
thu nhận được những kiến thức cơ bản về thơ tự do mà còn khu biệt được ranh giới giữa
thơ tự do và thơ cách luật. Để có thể lựa chọn chính xác các bài thơ tự do ở các tập thơ
tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác thơ vốn phong phú về thể loại của Bằng Việt, chúng
tôi nghĩ phân biệt thơ tự do và thơ văn xuôi cũng vô cùng cần thiết.

×