Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 125 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





LƢƠNG THÀNH CÔNG





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020




LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC







Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LƢƠNG THÀNH CÔNG




NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020





Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 0501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Nhƣ Vân




Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Như Vân.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là: trung thực, chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin đã trích dẫn trong luận văn, được ghi rõ nguồn gốc đã
trích dẫn.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái nguyên, tháng 5 năm 2013
Học viên


Lƣơng Thành Công


Xác nhận của Khoa











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của:
các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và
gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: Thầy giáo Tiến sĩ Vũ Như
Vân nguyên giảng viên khoa Địa lí, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng nông nghiệp, Ủy
ban nhân các xã: La Hiên; Lâu Thượng; Phú Thượng Huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên.
Xin cảm ơn: các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và

gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Mục lục iii
Danh mục bảng iv
Danh mục hình v
MỞ ĐÂU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1. Cơ sở lí luận 9
1.1.1. Nhận thức chung về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững 9
1.1.2. Lý luận về xây dựng nông thôn mới 22
1.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới 28
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới 28
1.2.2. Trong nước 31

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ĐỊA LÝ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC
TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN VÕ NHAI -
TỈNH THÁI NGUYÊN 42
2.1. Các nhân tố địa lý ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện
vùng cao Võ Nhai -Thái Nguyên 42
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 42
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 43
2.1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội 53
2.1.4. Tình hình phát triển các ngành kinh tế 56
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở huyện Võ Nhai -
Thái Nguyên 57
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế 57
2.2.2. Cơ sở hạ tầng 58
2.2.3. Lĩnh vực xã hội 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3. Hiện trạng triển khai xây dựng NTM tại Võ Nhai – Thái Nguyên 61
2.3.1. Triển khai văn bản hướng dẫn 61
2.3.2. Tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của Chương trình NTM . 63
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện khi triển khai chương trình
xây dựng NTM. 66
2.4. Thực trạng triển khai xây dựng NTM ở các xã thí điểm 67
2.4.1 Xã Phú Thượng – Võ Nhai 67
2.4.2 Xã Lâu Thượng – Võ Nhai 70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH NÔNG
THÔN MỚI Ở XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI - THÁI NGUYÊN 75
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mô hình nông thôn mới ở xã La
Hiên -Võ Nhai-Thái Nguyên 75
3.1.1. Đánh giá chung 75

3.1.2. Điều kiện tự nhiên 76
3.1.3. Dân cư – lao động 79
3.1.4. Kinh tế 79
3.2. Kết quả lãnh đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã La
Hiên – Võ Nhai 82
3.2.1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền 82
3.2.2. Kết quả rà soát và ban hành văn bản thực hiện xây dựng NTM 83
3.2.3. Tiến độ thực hiện và kết quả của Chương trình 84
3.2.4. Tiêu chí xây dựng NTM xã La Hiên – Võ Nhai 87
3.3 Định hướng xây dựng NTM xã La Hiên hướng tới 2015 - 2020 91
3.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận chung 91
3.3.2. Mục tiêu cụ thể 91
3.3.3. Yêu cầu chung của không gian tổng thể toàn xã 93
3.3.4. Dự báo tiềm năng 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.4. Những nhiệm vụ cần làm trong thời gian tới 99
3.5. Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng NTM ở huyện Võ Nhai 103
3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 103
3.5.2. Nội dung các giải pháp 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bộ tiêu chi xây dựng NTM vùng TDMN phia Bắc 26
Bảng 1.2. Số lượng xã đạt tiêu chí nông thôn mới 33
Bảng 2.1: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2008 47
Bảng 2.2: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm 2010 . 51
Bảng 2.3: Hiện trạng dân số và đất ở huyện Võ Nhai năm 2011 55
Bảng 2.4. Bình quân lương thực trên đầu người/tháng (Đơn vị: Kg) 56
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân đầu người 56
Bảng 2.6: Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện Võ Nhai năm 2012 58
Bảng 3.1: Phân bố các loại đất 77
Bảng 3.2: Các loại đất chính . 78
Bảng 3.3: Bộ tiêu chí xây dựng NTM xã La Hiên 2015 87
Bảng 3.4. Dự báo tốc độ tăng dân số xã La Hiên 96
Bảng 3.5. Xác định quy mô dân số cho các khu dân số cho từng xóm 97
Bảng 3.6. Xác định chỉ tiêu dùng đất cho từng nhóm hộ 98



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lược đồ hành chính huyện Võ Nhai 43
Hình 2.2. Lược đồ cơ cấu dân tộc và số dân của huyện Võ Nhai Năm 2011 54
Hình 3.1. Sơ đồ không gian tổng thế NTM xã La Hiên đến năm 2015 - 2020 94




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐÂU
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng NTM là một trong những chương trình lớn của Đảng và
Nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu, nhằm tạo sự chuyển biến trong sản
xuât nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, sau 22 năm đổi mới, nông nghiệp,
nông thôn nước ta đã có những thay đổi lớn lao, đời sống nông dân đã
được cải thiện một bước quan trọng.
Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì
nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung, đặc biệt là khu vực nông thôn ở
vùng cao nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém. Nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, về cơ bản vẫn là tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những
biến đổi tích cực về điện, đường, trường, trạm song vẫn lạc hậu; mức sống
vật chất, văn hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiện một
bước nhưng còn ở mức thấp và đặc biệt ngày càng có khoảng cách xa so với
đô thị; mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng; chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở (xã, thôn, xóm, bản…), nhất là năng lực quản lý điều hành của cán
bộ còn nhiều hạn chế. Tước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đặt ra nhiệm
vụ cấp bách là đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên khắp các vùng miền cả nước.
Trong lộ trình chung đó, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực
triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đem lại kết quả ban đầu, góp
phần cải thiện môi trường kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân
các dân tộc nhìn chung còn thấp, phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu,
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất chưa nhiều. Từ đó,
vấn đề đặt ra là cần phải có những chiến lược cụ thể về xây dựng nông thôn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
mới ở huyện vùng cao Võ Nhai – Thái Nguyên, góp phần thay đổi bộ mặt
nông thôn và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ sở vật chất cho
sự tiến bộ xã hội theo hướng nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu:
“Nghiên cứu xây dựng mô hình NTM ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020”.
Đề tài được triển khai dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Như Vân,
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên, sự
hỗ trợ nhiệt tình và có hiệu quả của các ban ngành thuộc UBND huyện Võ
Nhai, UBND xã La Hiên; xã Lâu Thượng và xã Phú Thượng huyện Võ Nhai.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Xây dựng NTM là vấn đề quan trọng được sự quan tâm của Đảng, nhà
nước và nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà Địa lí. Đó là tác phẩm Tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam của Đặng Văn Phan (Nxb Giáo dục,
2008, 283 tr.). Đặng Văn Phan và Vũ Như Vân nghiên cứu sâu về Phát triển
nông nghiệp bền vững: diễn giải, nội hàm và cách tiếp cận thực tiễn (Kỷ yếu
Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 3 năm 2008. [9; 10]
Một nguồn tư liệu quí về huyện Võ Nhai như Luận án Thạc sỹ Địa lý của
Dương Quỳnh Phương: “Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ở huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên” (bảo vệ 1998); và mới nhất
là tác phẩm: “Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
1999 – 2009” của TS Vũ Vân Anh (NXB Đại học Thái Nguyên. 2012).
[11;1].
Vấn đề xây dựng NTM đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của các địa
phương. Chỉ riêng với tỉnh Thái Nguyên đã có một số nghiên cứu có giá trị
đối với huyện Võ Nhai, đó là một nguồn tài liệu với độ tin cậy cao như:

(1) Các văn bản pháp lí về quy hoạch xây dựng NTM gồm: Nghị quyết
26/MQ-TW ngày 5/8/2008 của BCTW Đảng (Khoá X) về Nông nghiệp, nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
dân, nông thôn; Quyết định số 193/QGG-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng
Chính phủ v/v Phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM;
Quyết định 491/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v Ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia NTM; Thông tư 54/TT-Bộ NN&PTNN ngày 21/8/2009 v/v
“Hướng dẫn thi hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; Quyết định số 800/Đ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dưng NTM giai đoạn 2010 – 2020; Thông tư số 09/2010
/TT-BD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng v/v Qui định lập nhiệm vụ, đồ án
qui hoạch và quản lí qui hoạch xây dựng NTM;
(2) Về Xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên có các văn bản cơ bản: Đó là
Thông báo kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên số 164 /TB-TU
ngày 9/5/2011 v/v Thông qua một số Chương trình, đề án phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định
số 112/Đ-SD ngày 04/8/2011 của Sở Xây dựng Thái Nguyên v/v Ban hành
hướng dẫn tổ chức lập qui hoạch xây dựng NTM trên địa bàn Thái Nguyên;
Quyết định số 253/Đ-STNMT ngày 9/8/2011 của Sở TN&MT Thái Nguyên
v/v Hướng dẫn lập, thẩm định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến
cấp xã; Quyết định số 2412/SNN&PTNN-KHTC ngày 9/8/2011 của Sở
NN&PTNN Thái Nguyên v/v Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM tỉnh Thái Nguyên; Hướng dẫn lập, thẩm
định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án qui hoạch chung xây dưng NTM các xã
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
(3) Về xây dựng NTM huyện Võ Nhai có một số văn bản quan trọng:
Nghị quyết số 85/QĐ/HU ngày 5/11/2010 của ban thường vụ huyện uỷ Võ

Nhai về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ( khoá
10) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Quyết định số 2529/ QĐ-UBNN
ngày 30/9/2011 của UBND huyện Võ Nhai về việc thành lập tổ công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch và chương trình xây dựng NTM
huyện Võ Nhai.
(4) Về xây dựng NTM xã La Hiên, huyện Võ Nhai có một số tư liệu quan
trọng : (10 .Báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng
NTM giai đoạn 2011 – 2015 xã La Hiên, Võ Nhai, ngày 10 / 6 / 2012; (2)
Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng NTM xã La Hiên, Võ Nhai Thái
Nguyên; (3) Báo cáo Công tác triển khai thực hiện Chương trình xây dựng
NTM ngày 16/7/ 2012;
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lí luận Địa lí KTXH, tổ chức lãnh thổ và bộ tiêu chí
NTM để đánh giá hiện trạng xây dựng NTM ở huyện Võ Nhai, đồng thời đưa
ra những định hướng và giải pháp cho xây dựng NTM cấp xã trong huyện.
Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở đó đề xuất các giải pháp và tư vấn cho
huyện Võ Nhai trong xây dựng mô hình NTM, trên cơ sở đó nâng cao tính
hiệu quả trong xây dựng mô hình NTM cấp xã trong huyện, phù hợp với tính
bản địa, địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và nâng
cao đời sống cho nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích tổng quan về lí luận cũng như thực tiễn xây dựng nông
thôn mới trong điều kiện Việt Nam, làm cơ sở lí luận cho việc xây dựng
NTM ở huyện Võ Nhai - một trong những huyện khó khăn, chậm phát triển
của tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng xây dựng nông
thôn mới ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Thông qua nghiên cứu thiết kế mô hình không gian tổng thể nông thôn
mới xã La Hiên – Võ Nhai góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới cho
huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung lý luận cũng như
thực tiễn xây dựng NTM nói chung, tập trung vào xã La Hiên - một trong 3 xã
thí điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Võ Nhai.
Về lãnh Thổ: nghiên cứu xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai, tập
trung vào địa bàn xã La Hiên. .
Về thời gian, nghiên cứu tình hình xây dựng NTM ở huyện Võ Nhai giai
đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
5. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Huyện vùng cao Võ Nhai – Thái Nguyên được
xem là một hệ thống lãnh thổ kinh tế- xã hội. Trong đó, cộng đồng các dân
tộc, tính bản địa, đặc điểm địa hình và tài nguyên rừng có mối quan hệ thống
nhất biện chứng với nhau. Các bộ phận lãnh thổ hành chính của huyện (xã,
bản, tiểu vùng) là các hệ thống cấp thấp hơn tác động qua lại với nhau trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên đã được phân tích gắn với những đặc thù của huyện về các mặt vị trí địa
lý, lịch sử phát triển, truyền thống phong tục tập quán của từng dân tộc và
định hướng phát triển. Trên cơ sở đó, thấy được mức độ tác động khác nhau
của vấn đề phát triển NTM đến bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở

huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Sự phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm tự
nhiên của địa phương không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi
theo thời gian. Vì thế, khi nghiên cứu về vấn đề xây dựng mô hình NTM của
huyện vùng cao Võ Nhai phải đứng trên quan điểm lịch sử sẽ thấy được một
cách sâu sắc sự biến đổi của chúng và phân tích được các nguyên nhân. Từ đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
có thể đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng mô hình NTM cho phù hợp với
đặc điểm địa phương.
- Quan điểm kết hợp nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo phát triển
nông nghiệp, nông thôn xanh và bền vững: Khi nghiên cứu vấn đề xây dựng
NTM cần phải chú ý ưu tiên trên những khía cạnh bảo đảm sự phát triển bền
vững của các yếu tố và của cả tổng thể, để đạt được mục tiêu là phát triển cân
bằng, ổn định và lâu dài. Mọi phương hướng và giải pháp về phát triển phải
xuất phát từ quan điểm này.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Thu thập tài liệu
5.2.1.1. Tài liệu sơ cấp
- Nội dung theo 19 tiêu chí đánh giá NTM.
- Hình thức tổ chức điều tra, đi thực tế / thực địa, trao đổi tham vấn các
cán bộ và quản lý địa phương về đánh giá cũng như xây dựng mô hình nông
thôn mới cấp xã, qua đó rút kinh nghiệm và nhân rộng trong điều kiện tương
tự của huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.
5.2.1.2. Tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong huyện và
tỉnh: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và

Môi trường, Cục Thống kê và phòng Thống kê của huyện. Sử dụng các
báo cáo thống kê định kỳ. Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các
websites chuyên ngành.
5.2.2. Các phƣơng pháp tổng hợp số liệu thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ
thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các
hiện tượng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
5.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về xây dựng NTM
hiện nay thông qua phỏng vấn sâu và trực tiếp. Phương pháp chuyên gia được
chúng tôi thực hiện có hiệu quả bằng việc trao đổi tham vấn với các vị lãnh
đạo huyện Võ Nhai, đặc biệt là lãnh đạo xã La Hiên thông qua các buổi làm
việc tư vấn với bà Chủ tịch xã Vi Thị Bích Liên về nội dung Chương trình
xây dựng NTM xã La Hiên – Võ Nhai giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn 2020,
Bộ Tiêu chí xã nông thôn mới trong điều kiện miền núi khó khăn cho xã La
Hiên và Sơ đồ qui hoạch không gian tổng thể của xã hưóng tới các năm mốc
2015 và 2020.
5.2.4. Phƣơng pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế - xã hội. Trong triển khai đề tài, chúng tôi quan tâm một số
phương pháp có tính công cụ như: Phương pháp quan sát xã hội học; phương
pháp phân tích và so sánh: Sau khi thu thập được tài liệu và tiến hành xử lý tài
liệu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh làm cơ sở
cho việc thu thập, xử lý phù hợp với thực tế khách quan.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Các nhân tố địa lý ảnh hưởng và thực trạng xây dựng nông
thôn mới huyện Võ Nhai - Thái Nguyên.
Chương 3. Thiết kế mô hình không gian tổng thể nông thôn mới xã La
Hiên huyện Võ Nhai - Thái Nguyên hướng tới năm 2015 – 2020
7. Những đóng góp của luận văn
Góp phần hệ thống hóa lý luận về nông thôn và xây dựng NTM trong
thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế; vận dụng trong nghiên cứu quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
trình xây dựng NTM sẽ được kiểm định và điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện miền núi và vùng dân tộc khó khăn.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng NTM tại huyện Võ
Nhai và từng bước triển khai có hiệu quả xây dựng NTM tại mô hình xã sẽ
góp phần nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, qua đó góp phần thúc đẩy công
cuộc xây dựng NTM trong điều kiện vùng cao khó khăn của tỉnh Thái
Nguyên, và miền núi vùng dân tộc phía Bắc nói chung.
8. Từ khoá
Nông thôn mới,
Tiêu chí nông thôn mới,
Mô hình nông thôn mới,
Thiết kế không gian tổng thể nông thôn mới.
9. Danh mục các từ viết tắt
NTM - Nông thôn mới
UBND - Ủy ban nhân dân
KHKT – Khoa học kĩ thuật













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận thức chung về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Trong hai thập niên gần đây, nông nghiệp bền vững đã được định nghĩa
với nhiều góc độ khác nhau, nhưng phổ biến nhất, theo Douglass G.K có thể
phân thành 3 nhóm:
Nhóm thứ 1: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía
cạnh kinh tế - kỹ thuật (technical-economic terms). Năng suất lao động tăng
và duy trì trong dài hạn, là bằng chứng cho sự tăng trưởng của nông nghiệp
theo con đường bền vững.
Nhóm thứ 2: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía
cạnh sinh thái (ecological terms). Một hệ thống nông nghiệp gây ô nhiễm môi
trường, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không hợp
lí thì hệ thống đó không bền vững.
Nhóm thứ 3: Nông ghiệp bền vững được nhấn mạnh vào khía cạnh con

người (human environment). Một hệ thống nông nghiệp: không cải thiện được
trình độ giáo dục, tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người nông dân thì
hệ thống đó không được xem là bền vững.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, Ủy ban Phát triển và Môi trường
thế giới (1987) đã đưa ra định nghĩa: Phát triển bền vững là phát triển đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương năng lực đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, định nghĩa này được phổ biến nhanh
chóng và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, định nghĩa này
không có sức thuyết phục các nước mà vấn đề nghèo đói còn nghiêm trọng,
thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp. Cũng có một số định nghĩa khác
như: Ropetto (1987) cho rằng một trong những định nghĩa cơ bản của phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
triển nông nghiệp bền vững trong một thế giới mà tình trạng suy dinh dưỡng
và nghèo đói còn phổ biến, sản xuất nông nghiệp phải gia tăng đủ để đáp ứng
nhu cầu lương thực - thực phẩm và đảm bảo cho giá giảm dần; Ủy ban Tư vấn
kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc (Technical Advisory Committe - TAC, 1989)
nhấn mạnh rằng, mục tiêu của nông nghiệp bền vững là duy trì sản xuất nông
nghiệp ở mức độ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của việc mở rộng
về dân số thế giới mà không làm suy thoái môi trường.
Một vài diễn giải khác đáng quan tâm: Nijkamp, Bergh và Soetoman
(1990) cho rằng, sự bền vững được xem như là sự cân bằng được đảm bảo
giữa phát triển kinh tế và bền vững sinh thái; Pearce và Turner (1990) sự phát
triển nông nghiệp bền vững đựơc diễn giải là sự tối đa hoá lợi ích cho sự phát
triển kinh tế trên cơ sở duy trì chất lượng các nguồn lực tự nhiên theo thời
gian và tuân thủ các quy luật sau: (a) đối với những tài nguyên có thể phục
hồi (rừng, đất, lao động) việc sử dụng phải đảm bảo ở mức thấp hơn so với
khả năng tái sinh tự nhiên của chúng; (b) đối với tài nguyên không phục hồi

(máy móc, vật tư nông nghiệp), việc tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng phụ
thuộc vào khả năng thay thế của các nguồn lực này (ví dụ: sử dụng phân bón
để tăng sản lượng thay thế cho việc tăng sản lượng bằng diện tích) và tiến bộ
khoa học - kỹ thuật.
Các diễn giải dẫn ra ở trên cho thấy: chưa có sự đồng thuận giữa các nhà
kinh tế học về khái niệm nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, hầu hết các nhà
kinh tế học đều nhận định rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình
phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi
trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người ở nông thôn. Do đó,
để nắm được bản chất của phát triển nông nghiệp bền vững, những mối quan
hệ ràng buộc này cần được xem xét.
Trước hết, đó là tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên. Theo
Haen (1991), tất cả các hình thức của sản xuất nông nghiệp đều liên quan đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
sự biến đổi của hệ thống sinh thái, mong muốn rằng nên tiến hành sản xuất
nông nghiệp như trong tình trạng nguyên thủy của tự nhiên là không thực tế.
Sự thách thức ở đây là, việc can thiệp vào tự nhiên bằng cách nào đó để thực
hiện sự cân bằng có thể chấp nhận được giữa lợi ích mang lại từ việc sử dụng
các nguồn tự nhiên cho sản xuất với lợi ích do việc giữ gìn chức năng sinh
thái của nó. Nhấn mạnh vào khía cạnh cân bằng sinh thái là sự phản ánh
mong muốn của xã hội đối với việc giữ gìn môi trường tự nhiên, đồng thời đó
cũng là lợi ích dài hạn của sản xuất nông nghiệp vì sự lệ thuộc vào độ màu
mỡ của đất, chất lượng của nguồn nước và khí hậu.
Một số nước phát triển trên thế giới đang định hướng lại sản xuất
nông nghiệp theo hướng nhấn mạnh hơn về nhân tố sinh thái. Chắc chắn
rằng không phải vì nhu cầu giảm về nông sản, mà vì thực tiễn của sản
xuất nông nghiệp hiện đại đã dẫn tới sự phá hỏng môi trường sinh thái,

hủy diệt nhiều sinh vật, làm suy thoái hệ thống đất, nước, biến đổi khí hậu
cục bộ và toàn cầu.
Theo dự báo của FAO: trong những thập niên tới 80% tổng sản lượng
nông sản sẽ được sản xuất trên diện tích được tưới tiêu chủ động. Như vậy,
vấn đề cốt lõi của sự mất cân bằng sinh thái không phải là tốc độ phát triển
nông nghiệp hoặc tăng trưởng nông nghiệp mà là phương thức để thực hiện
sự tăng trưởng.
Thứ hai, sự tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn. Rao
C.H.H và Chopra K. (1991) nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng nông
nghiệp - suy thoái môi trường - nghèo đói ở nông thôn. Trong quá trình tăng
trưởng nông nghiệp, hai phương thức được thực hiện là: hình thức sản xuất
quảng canh (Extensification) tăng sản lượng chủ yếu do mở rộng diện tích, và
hình thức sản xuất thâm canh (Intensification) tăng năng suất trên một đơn vị
diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công
nghiệp hóa chất cung cấp. Đối với phương thức quảng canh: do bóc lột qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
mức chất các chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp chủ yếu bởi phá rừng. Nông nghiệp sẽ tăng trưởng trong
ngắn hạn. Khi môi trường tự nhiên suy thoái, năng suất sẽ giảm, giảm thu
nhập. Trong khi dân số tăng thêm và hệ quả là thất nghiệp và nghèo đói xuất
hiện. Đối với phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
nhanh, người ta thường lạm dụng các hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu).
Điều này sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và nước, và một khi sự suy thoái
xuất hiện, năng suất và thu nhập của nông dân sẽ giảm dần, trong khi dân số
nông thôn và môi trường nông thôn không thu hút việc làm, tình trạng thất
nghiệp sẽ tăng và nghèo đói sẽ xuất hiện.
ShepheredA.(1998) cũng tranh luận về sự xuất hiện nghèo đói ở khía

cạnh khác. Ông cho rằng, ngay cả việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mà
đảm bảo được cân bằng sinh thái vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói. Do đặc
điểm của từng vùng địa lý, hiệu quả của việc ứng dụng các kỹ thuật mới
cũng khác nhau. Ứng dụng kỹ thuật mới đòi hỏi tăng đầu tư (giống mới,
phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cải tạo mặt bằng đồng ruộng về hệ thống thuỷ
nông đồng) và cũng tăng rủi ro trong đầu tư. Phần lớn nông dân có khả năng
áp dụng KHKT vào sản xuất là những hộ nông dân giàu, được áp dụng trong
các vùng có lợi thế về tiềm năng tự nhiên và chính họ nhận được lợi ích từ
việc áp dụng các kỹ thuật mới, sau đó với sự hỗ trợ của chính phủ thông qua
trợ giá đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất và tín dụng ưu đãi, nhiều
nông dân, kể cả nông dân trên các vùng có tiềm năng tự nhiên khác nhau, có
thể áp dụng được kỹ thuật mới.
Tuy nhiên, khi việc áp dụng KHKT mới trở nên phổ biến với đại bộ
phận nông dân, tổng sản lượng sẽ tăng nhanh, giá nông sản giảm nhanh và
hệ quả là thu nhập của nông dân sẽ bị giảm, nhất là với nông dân nghèo
trong các vùng có tiềm năng thấp, nếu quá trình này tiếp tục họ sẽ lỗ và bị
nợ nần; cuối cùng người nông dân sẽ từ bỏ việc đầu tư, trong khi dân số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
tiếp tục tăng, thất nghiệp và tình trạng nghèo đói sẽ trầm trọng. Một khi số
nông dân nghèo đói gia tăng, thì đối với họ, việc đáp ứng nhu cầu tồn tại ở
hiện tại là quan trọng nhất còn việc đáp ứng nhu cầu cho tương lai sẽ
không thật sự có ý nghĩa.
Do thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, chi phí của lao động sẽ thấp, họ
sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá với nguyên liệu chính từ tự
nhiên (gỗ, da thú ) của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác
nguồn tự nhiên để kiếm thêm thu nhập (phá rừng, săn bắn, đánh bắt mọi loài
sinh vật với bất kể kích thước). Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục suy

thoái, thu nhập của họ tiếp tục giảm và rơi vào cái vòng luẩn quẩn của nghèo
đói, như vậy một hệ thống nông nghiệp không đảm bảo được sinh kế bền
vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là một
hệ thống nông nghiệp bền vững được. Do đó, nông nghiệp bền vững có thể
đánh giá bởi một số chỉ tiêu liên quan đến xu hướng việc làm và tình trạng
nghèo đói ở vùng nông thôn như: nghèo đói, thất nghiệp ở nông thôn.
Thứ ba, tăng trưởng nông nghiệp và môi trường ở nông thôn. Braun J.V
(1991) cho rằng quan tâm đến sự cân bằng của môi trường tự nhiên vẫn chưa
đủ, mà còn phải quan tâm đến môi trường mà trong đó người dân nông thôn
sinh sống, đó là: những điều kiện về nơi ở, chất lượng nước và thực phẩm,
chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh, vệ sinh, văn hoá, dinh dưỡng và học vấn
của nguồn nhân lực nông thôn.
Thứ tư, tăng trưởng nông nghiệp và môi trường sức khoẻ – dinh dưỡng.
Strauss (1986), Haddad và Bouis (1991) cho rằng: tăng trưởng nông nghiệp,
cải thiện môi trường, sức khỏe, dinh dưỡng thường có ảnh hưởng tương hỗ.
Tăng trưởng nông nghiệp tạo ra việc làm, thu nhập và do đó góp phần cải
thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của nông dân. Mặt khác tình trạng sức
khỏe – dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn
lao động và năng suất lao động, và như vậy sẽ ảnh hưởng trở lại đối với tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
trưởng nông nghiệp. Nhưng nếu tăng trưởng nông nghiệp được thực hiện
bằng phương thức có thể ảnh hưởng làm suy thoái môi trường tự nhiên, thì
điều này sẽ làm nông nghiệp tăng trưởng chậm, sẽ giảm đi ảnh hưởng tích cực
của tăng trưởng nông nghiệp đối với việc cải thiện tình trạng sức khoẻ, dinh
dưỡng. Braun (1991) cũng nhận ra rằng nếu tăng trưởng nông nghiệp được
thực hiện bởi phương thức mà ảnh hưởng tới suy thoái môi trường thì tình
trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của người dân nông thôn cũng bị ảnh hưởng một

cách trực tiếp.
Trong trường hợp ứng dụng phương thức thâm canh, nhưng do thiếu
hoàn chỉnh về số lượng cũng như chất lượng của các công trình thuỷ lợi sẽ
làm suy thoái chất lượng nước, gia tăng nhiều loại côn trùng (ruồi, muỗi, )
và điều này sẽ dẫn tới sự phát triển các bệnh như sốt rét, dịch tả, bệnh
đường ruột. Do sử dụng thuốc trừ sâu không thích hợp đã gây ra ngộ độc
(Nghiên cứu của Bull (1982) cho thấy rằng có tới nghìn người chết vì ngộ
độc do thuốc trừ sâu hàng năm trong các nước đang phát triển). Trong
trường hợp áp dụng phương thức quảng canh, phá rừng để mở rộng diện
tích, sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái về nguồn nước và hệ quả là khô hạn, lũ
lụt, thay đổi về khí hậu Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không an toàn
trong sản xuất lương thực, suy dinh dưỡng, nạn đói và hàng loạt bệnh tật
liên quan đến lũ lụt, hạn hán sẽ xuất hiện.
Thứ năm, tăng trưởng nông nghiệp và trình độ văn hoá của nông dân.
Theo Alves (1991), con đường phát triển nông nghiệp qua phương thức thâm
canh là có hiệu quả. Phương thức này đòi hỏi việc sử dụng các kỹ thuật sinh
học với giống mới, nhiều phân bón hơn, thay đổi về cơ cấu cây trồng trên đất,
kết hợp nông - lâm - thuỷ sản, các kỹ thuật hoá - sinh để chống lại sâu - dịch
bệnh. Nếu các kỹ thuật này không làm suy thoái môi trường thì tăng trưởng
nông nghiệp sẽ đảm bảo bền vững. Trình độ của nông dân thấp kém (tỷ lệ mù
chữ cao) thì rất khó khăn đối với họ để hiểu về các khái niệm bền vững, suy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thoái môi trường và các kỹ thuật có thể làm suy thoái môi trường, trở thành
rào cản cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, nhằm đem lại lợi ích cho
nông dân và giữ gìn môi trường.
Vậy, một hệ thống nông nghiệp: không đảm bảo được sự phát triển bền
vững trong cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và trình độ văn hóa cho

nông dân thì không thể nào là một hệ thống nông nghiệp bền vững. Nông
nghiệp bền vững có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu liên quan đến tình
trạng sức khỏe - dinh dưỡng và trình độ văn hóa của người dân nông thôn: tỉ
lệ trẻ em, người lớn suy dinh dưỡng, mù chữ; tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh;
tỉ lệ nông dân bị các bệnh chủ yếu liên quan đến môi trường.
Thứ sáu, thách thức cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. Theo
quan điểm phát triển bền vững, việc khai thác quá mức về tài nguyên nông
nghiệp đã tạo ra những thách thức lớn cho sự phát triển nông nghiệp bền
vững, đó là:
(1) Nghèo đói: Các nước nông nghiệp đều là các nước đang phát triển,
cản trở lớn nhất cho sự phát triển là sự tồn tại phổ biến tình trạng nghèo đói.
Nghèo đói thể hiện ở chỗ yếu kém về an ninh lương thực, nông dân không có
khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm, nghèo đói vừa là nguyên nhân, vừa
là hậu quả của sự chậm phát triển và không bền vững trong nông nghiệp.
(2) Môi trường giảm cấp: Do nghèo đói, dân chúng phải khai thác quá
mức tài nguyên, trước hết là rừng và nguồn nước; điều này đã dẫn tới giảm
cấp môi trường, hình thức canh tác du canh, du cư là nguyên nhân của sự xói
mòn, rửa trôi, đá ong hoá, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Môi trường
giảm cấp thể hiện ở: sự suy thoái về tài nguyên đất, tài nguyên rừng và nước.
Hầu hết các nước đang phát triển đều phải đương đầu với những khó khăn
này, cùng với hiện trạng môi trường giảm cấp, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng
là thách thức lớn đối với nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
tại các đồng bằng ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm dưới nước
do mực nước biển dâng cao vào cuối thế kỉ XXI.
(3) Áp lực về dân số: Sự bùng nổ về dân số là nguyên nhân quan trọng
làm cho nông nghiệp chậm phát triển và không bền vững, mật độ dân số cao

gây sức ép ngày càng lớn tới sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế
và chất lượng cuộc sống.
(4) Tài nguyên giảm cấp: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất,
nước, rừng, thực vật bị giảm cấp nghiêm trọng và là kết quả của các nguyên
nhân nói trên. Sự giảm cấp này thể hiện ở chỗ: giảm sút về số lượng, thoái
hoá về chất lượng, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu ương thực, thực phẩm
ngay trong ngắn hạn chứ chưa nói đến tương lai lâu dài.
(5) Sử dụng quá mức các yếu tố đầu vào có nguồn gốc hoá học: Các yếu
tố đầu vào có nguồn gốc hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiện
đang được dùng ở mức cao. Sự lạm dụng quá đáng các loại đầu vào này đã
giảm khả năng vốn có của hệ sinh thái nông nghiệp, diệt trừ các sinh vật có
lợi và tăng nguy cơ phá hoại của sâu bệnh, gây ô nhiễm các nguồn nước,
không khí, tăng mạnh dư lượng các sản phẩm hoá học tồn đọng trong các
nông sản có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, cần nhận thức đúng đắn về vai
trò, cách sử dụng các đầu vào có nguồn gốc hóa học trong chiến lược phát
triển nông nghiệp bền vững.
(6) Suy giảm đa dạng sinh học: Hậu quả của việc sử dụng và khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học, quỹ gen
ngày một nghèo đi, do đó làm giảm khả năng phát triển bền vững của hệ sinh
thái nông nghiệp.
Qua phân tích các mối quan hệ ràng buộc nêu trên, thật khó mà có thể
đưa ra định nghĩa đủ tầm phổ quát về phát triển nông nghiệp bền vững. Thay
vì đưa ra một định nghĩa đơn trị, phát triển nông nghiệp bền vững có thể được
diễn giải như sau:

×