Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.58 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH







CAO TUẤN DŨNG






HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH






CAO TUẤN DŨNG





HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Thiên






THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc
lập. Các số liệu, tài liệu, kết quả nêu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, chưa được công bố ở những nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn





Cao Tuấn Dũng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo đã
tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong chương trình đào
tạo Thạc sỹ Quản lý Kinh tế trong thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt là
thầy giáo PGS Tiến sĩ Trần Đình Thiên, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và các cơ
quan, đơn vị liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu và tham
gia đóng góp ý kiến về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu.

Tác giả luận văn


Cao Tuấn Dũng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 3
1.1 . Vai trò của thẩm định dự án đầu tư 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vai trò của thẩm định dự án án đầu tư 5
1.2. Nội dung quy trình và phương pháp thẩm định dự án đầu tư sử dụng
vốn NSNN 7
1.2.1 Cơ sở để tiến hành thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 12
1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 17
1.3. Đặc điểm thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn NSNN 22
1.3.1. Một số nội dung cơ bản của dự án đầu tư 22
1.3.2. Yêu cầu của quản lý và thẩm định dự án đầu tư 24
1.4. Quy trình thực hiện của một số tỉnh, thành phố về việc thẩm định dự
án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước 27
1.4.1. Tổng quan quy trình của một số tỉnh, thành phố về việc thực
hiện thẩm định dự án đầu tư 27
1.4.2. Một số kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho tỉnh Phú Thọ

trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư 32
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp chung 34
2.2.2. Phương pháp cụ thể 34
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả 35
2.2.6. Phương pháp tiếp cận hệ thống 36
2.2.7. Phương pháp thống kê 36
2.2.8. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh 36
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ 37
3.1. Khái quát tình hình Kinh Tế- Xã hội tỉnh Phú Thọ 37
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên 37
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2007- 2011 38
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động. 41
3.2. Tình hình đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 42
3.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ 42
3.3.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng và tổ chức thẩm định dự án
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 44
3.3.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư từ nguồn NSNN trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ 57

3.3.3. Thực trạng về phương pháp thẩm định dự án đầu tư từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 69
3.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư từ nguồn nsnn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ 72
3.4.1. Những kết quả đạt được 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế 73
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 75
Chƣơng 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ 77
4.1. Quan điểm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 77
4.1.1. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn
diện các nội dung của dự án 77
4.1.2. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính khách quan 77
4.1.3. Thẩm định dự án đầu tư phải đánh giá đầy đủ những nhân tố
ảnh hưởng từ bên ngoài 78
4.1.4. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ
hội đầu tư có hiệu quả 78
4.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án 79
4.2.1. Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư 79
4.2.2. Nâng cao nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư 80
4.2.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư 80
4.2.4. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư 81
4.2.5. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 84
4.2.6. Các giải pháp đột phá

4.3. Các điều kiện thực hiện các giải pháp 89
4.3.1. Đối với Chính phủ 89
4.3.2. Đối với các bộ, ngành Trung ương 90
4.3.3. Đối với tỉnh Phú Thọ 92
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- BKH & DT : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- BNN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- BXD : Bộ Xây dựng
- BTC : Bộ Tài chính
- BTN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
- GTGT : Giá trị gia tăng
- KH : Kế hoạch
- KT : Kỹ thuật
- NSNN : Ngân sách Nhà nước
- QLNN : Quản lý Nhà nước
- QLDA : Quản lý Dự án
- QLĐT&XD : Quản lý Đầu tư và Xây dựng
- TMĐT : Tổng mức đầu tư

- TĐ : Thẩm định
- TĐ&QLDA : Thẩm định và Quản lý dự án
- TKTC : Thiết kế thi công
- TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ
- TTLB : Thông tư Liên bộ
- UBND : Uỷ ban nhân dân
- XDCB : Xây dựng cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Những nội dung cơ bản thẩm định dự án đầu tư xây dựng 9
Bảng 1.2: Phương pháp thẩm định có xem xét đến những yếu tố rủi ro 21
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
Bảng 2.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động (2007- 2011) 41
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh (2007- 2011) 42



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định theo nội dung 12
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định theo thứ tự công việc tiến hành đối với dự
án đầu tư xây dựng 13
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2011 40
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2011 41
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động trong các ngành tỉnh Phú Thọ năm 2007 41






1

MỞ ĐẦU

I . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt từ nguồn ngân sách Nhà nước
(NSNN) đang là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước ngày càng phát triển, hội nhập với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Để nâng cao hiệu quả đầu tư phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu
tư, trong đó không thể bỏ qua giai đoạn thẩm định dự án đầu tư, tiến hành
phân tích đánh giá các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, nhằm chọn dự án
đầu tư hiệu quả nhất Những năm vừa qua hoạt động công tác thẩm định các
dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN của tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành
tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng
phí lớn. Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân; trong đó một
trong nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc thẩm định dự án mang tính hình
thức, chưa khoa học, không khách quan, thiếu chuyên môn về lĩnh vực thẩm
định dự án (Dự án giao thông, dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công
nghiệp, thủy lợi, khai khoáng, lĩnh vực du lịch).
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự
án đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên
cứu của luận án tốt nghiệp là hết sức có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư, làm
định hướng tiếp cận trong phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.
Đánh giá thực trạng (làm rõ nguyên nhân và hạn chế) công tác thẩm
định dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo các mặt


2
Quy trình - Nội dung và Phương pháp thẩm định dự án.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .
III. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
 Phạm vi: Chỉ nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (các dự án được xem xét chủ yếu là
dự án sử dụng NSNN cân đối qua ngân sách tỉnh (vốn đầu tư XDCB
tập trung, vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ).
 Giới hạn nghiên cứu: Số liệu, tư liệu nghiên cứu từ năm 2007 đến 2011.
IV. BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bố cục gồm 4 chương:
Chƣơng 1 – Lý luận chung về công tác thẩm định thẩm định dự án đầu tư.
. Chƣơng 2 – Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3 -Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 4 - Một số quan điểm giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


3

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ


1.1 . Vai trò của thẩm định dự án đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc đầu tư vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định (khoản 17, điều 3, chương I,
Luật Xây dựng). Từ việc xác định được mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư,
có nhiều quan niệm khác nhau về thẩm định dự án tuỳ theo tính chất, mục tiêu
và các góc độ nghiên cứu.
- Theo mục tiêu đầu tư: Thẩm định dự án được hiểu là quá trình một cơ
quan chức năng (Nhà nước hoặc, tổ chức, tư nhân) xem xét đánh giá một dự
án có đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội đã đề ra và đạt được các mục
tiêu đó một cách có hiệu quả hay không. Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới
(WB). Theo định nghĩa này, thẩm định dự án đầu tư nhằm mục đích đưa dự
án đi theo đúng hướng và là cơ sở để việc thực hiện đầu tư đạt hiệu quả.
- Theo mục đích quản lý: Thẩm định dự án được hiểu là việc tổ chức xem
xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng
trực tiếp đến tính khả thi và hiệu quả của một dự án đầu tư từ đó ra quyết định
đầu tư và cho phép đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định
trên cơ sở kết quả thẩm định. Vì vậy, thẩm định dự án là một công cụ quản lý
hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo cho dự án được thực thi và hiệu quả. Khi xem
xét dự án đầu tư theo quy trình quản lý từ: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận
hành khai thác dự án, có thể thấy được đầy đủ các công việc được tiến hành đối
với công tác thẩm định: thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư, thẩm
định thiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán, thẩm định kế hoạch đấu thầu,
thẩm định kết quả đấu thầu và thẩm định quyết toán vốn đầu tư.


4

- Theo góc độ kỹ thuật: Thẩm định dự án đầu tư là một trong những kỹ
thuật để phân tích, đánh giá dự án, giúp cho việc đưa ra quyết định đảm bảo
những yêu cầu được đặt ra đối với dự án đầu tư: “Thẩm định dự án đầu tư là
hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã
được thiết lập để đưa ra quyết định thoả mãn các quy định về thẩm định của
Nhà nước”.
- Theo nội dung của dự án: “Thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành
xem xét một cách toàn diện trên các nội dung của dự án từ căn cứ pháp lý,
công nghệ kỹ thuật, kinh tế tài chính, tổ chức quản lý thực hiện đến hiệu quả
dự án”. Theo quan niệm này, thẩm định dự án cần có kỹ thuật và các phương
pháp cụ thể đối với từng nội dung của dự án, đảm bảo xem xét một cách
khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án hoặc so sánh, đánh
giá các phương án của một dự án (hay nhiều dự án) nhằm đưa ra các quyết
định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
- Đứng trên giác độ tổng quát, có thể nhìn nhận về thẩm định dự án đầu tư
như sau: “Thẩm định dự án đầu tư là quá trình cơ quan chức năng (Nhà nước
hoặc tư nhân) thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện về
các mặt pháp lý, các nội dung cơ bản, ảnh hưởng đến hiệu quả, tính khả thi, tính
hiện thực của dự án để quyết định đầu tư (hoặc cấp phép đầu tư)”
Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm về thẩm định dự án
đầu tư như sau: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá
một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh
trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó quyết định
đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án
một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án
tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ


5

quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra
quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
1.1.2. Vai trò của thẩm định dự án án đầu tƣ
Thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong hình thành và thực
hiện dự án đầu tư, là yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định đầu tư.
Cơ quan Nhà nước trước khi quyết định cấp phép đầu tư; các nhà tài trợ, các
ngân hàng và tổ chức tín dụng trước khi cấp vốn cho dự án; các tổ chức, cá
nhân trước khi quyết định thực hiện đầu tư; tất cả đều phải tiến hành công tác
thẩm định đối với dự án đã được lập. Ý nghĩa của công tác này đối với mỗi
đối tượng tham gia vào hoạt động đầu tư (chủ đầu tư, ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, Nhà nước và xã hội) là không giống nhau. Song vai trò của
công cụ quản lý này có thể được hiểu theo những nội dung cơ bản là:
Một là, Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát:
Có thể thấy, thẩm định dự án bao gồm các bước công việc được thực
hiện xen kẽ của cấp có thẩm quyền trong tiến trình đầu tư trên cơ sở các tài
liệu có tính pháp lý, các giải trình kinh tế kỹ thuật đã được thiết lập “thẩm tra
lại” về các mặt như: tính pháp lý, tính hợp lý, tính phù hợp, tính thống nhất,
tính hiệu quả, tính hiện thực. Đây sẽ chính là những căn cứ quan trọng để có
những kết luận đáng tin cậy về dự án.
Hai là, Thẩm định dự án giúp cho việc sàng lọc dự án:
Quá trình kiểm tra, phân tích để có được những đánh giá, kết luận về dự
án sẽ là cơ sở giúp cho việc sàng lọc, lựa chọn dự án có tính hiệu quả và khả
thi cao.Vì vậy, tính khách quan và sự chính xác là yêu cầu không thể thiếu để
thẩm định dự án đầu tư thực hiện tốt vai trò này.
Ba là, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc thực thi pháp luật:
Qua kiểm tra, kiểm soát, chức năng thẩm định sẽ xác định được những
nội dung cần thực hiện, cần điều chỉnh của dự án; đồng thời phân định rõ
trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các đối tượng tham gia để



6
đảm bảo việc chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án một cách thuận lợi và
đúng pháp luật.
Có thể nói rằng, thẩm định dự án đóng vai trò quan trọng ở cả tầm vĩ mô
và vi mô. Đối với thẩm quyền thẩm định dự án của các cơ quan Nhà nước
(phạm vi nghiên cứu của Đề tài) vai trò của công tác này mang một số những
đặc thù quan trọng sau đây:
- Tất cả các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào cũng đều phải huy động
các nguồn lực của xã hội, đều tham gia vào quá trình khai thác, làm cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đều có những tác động trực tiếp hay gián
tiếp tới môi trường mà dự án tồn tại từ việc sử dụng đất đai, công nghệ, lao
động, nguyên vật liệu Nhà nước cần kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ những
ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của dự án đến cộng đồng thông qua công tác
thẩm định, để có thể can thiệp vào tính không hợp lý của dự án nhằm kịp thời
ngăn chặn, ràng buộc (hay hỗ trợ) cho dự án bằng Hệ thống pháp luật và các
chính sách, quy định cụ thể.
- Với bản chất và chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, công tác
thẩm định sẽ quan tâm nhất đến vấn đề: Dự án đầu tư có phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế- xã hội, chính trị của quốc gia hay không? Vì vậy, bên cạnh
việc xem xét tính hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu kinh tế- xã hội,
Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp của dự án với chiến lược, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội và các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án.
- Đối với một đất nước mà cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, nguồn vốn
chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu, việc ra quyết định đầu tư cho dự án nào để tránh
gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến sự phát triển chung sẽ là vô cùng khó
khăn. Chính vì thế, cơ quan quản lý Nhà nước khi tiến hành thẩm định dự án
đầu tư không chỉ phải đánh giá, kết luận chính xác nhất về dự án đầu tư mà
phải so sánh các dự án với nhau để có được dự án hiệu quả nhất, tối ưu nhất tuỳ
thuộc vào từng mục đích và trong từng giai đoạn cụ thể, nhất định.



7
1.2. Nội dung quy trình và phƣơng pháp thẩm định dự án đầu tƣ sử dụng
vốn NSNN.
1.2.1 Cơ sở để tiến hành thẩm định dự án đầu tƣ
Việc thẩm định các dự án đầu tư sẽ căn cứ vào các tài liệu cơ bản đó là:
Hồ sơ đơn vị, Hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan. Cụ thể là:
a) Hồ sơ đơn vị, bao gồm các hồ sơ cần thiết về: Điều kiện, năng lực của
chủ đầu tư (chuyên môn, tài chính, tư cách pháp nhân); Điều kiện, năng lực
của chủ nhiệm lập dự án; Điều kiện, năng lực của tư vấn lập dự án; Điều kiện,
năng lực của chủ nhiệm khảo sát dự án; Điều kiện, năng lực của tổ chức tư
vấn dự án; Điều kiện, năng lực của chủ nhiệm thiết kế dự án;
b) Hồ sơ dự án đầu tư dự án công trình bao gồm: Chủ trương đầu tư; Tờ
trình thẩm định; Dự án: bao gồm phần Thuyết minh và phần Thiết kế cơ sở;
Văn bản thẩm định của các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan (nếu có).
c) Tài liệu khác: Các tài liệu khảo sát liên quan đến dự án; Các tiêu
chuẩn định mức kỹ thuật, bảng báo giá; Ý kiến tham gia của các cơ quan
chuyên môn và của các chuyên gia.
1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tƣ
Về cơ bản, nội dung thẩm định một dự án đầu tư được xem xét trên 5
nhóm yếu tố, đó là: Thẩm định các yếu tố về pháp lý, thẩm định các yếu tố về
công nghệ kỹ thuật, thẩm định các yếu tố kinh tế tài chính của dự án, thẩm
định các yếu tố về tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án và thẩm định các
yếu tố về hiệu quả đầu tư trong đó:
- Thẩm định các yếu tố về pháp lý: xem xét tính hợp pháp (sự tuân thủ)
của dự án theo các quy định của Pháp luật: Sự phù hợp của các nội dung dự
án với những chính sách quy định hiện hành (Luật, Nghị định, Quyết định,


8

Thông tư, Hướng dẫn); Sự phù hợp với Quy hoạch, định hướng phát triển của
ngành, vùng lãnh thổ.
- Thẩm định các yếu tố về Công nghệ- Kỹ thuật: xem xét, đánh giá trình
độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ - kỹ
thuật được lựa chọn, áp dụng cho dự án.
- Thẩm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: xem xét tính khả thi,
sự hợp lý của các yếu tố tài chính, kinh tế được trình bày trong dự án.
- Thẩm định các điều kiện tổ chức, thực hiện, quản lý vận hành dự án:
xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vững của các giải pháp và
yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện, vận hành dự án, đảm bảo các mục tiêu
của dự án.
- Thẩm định hiệu quả đầu tư: đưa ra kết luận dự án nếu thực hiện có hiệu
quả không và hiệu quả ở mức nào trên cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả dự án
qua các mặt: tài chính - kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự
án làm căn cứ để ra quyết định đầu tư. Thẩm định hiệu quả dự án thường
được xác định dựa trên những tính toán trong Hồ sơ dự án theo các chỉ tiêu cả
định tính và định lượng.







9
Bảng 1.1: Những nội dung cơ bản thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng
(
1
)


Các yếu tố cần
thẩm định
Nội dung cần thẩm định
Pháp lý
- Tư cách pháp nhân của đơn vị tư vấn
- Năng lực chủ đầu tư
- Sự phù hợp với chủ trương, quy hoạch ngành, lãnh thổ
- Sự phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành
- Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi đầu tư
Công nghệ,
Kỹ thuật
- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch xây dựng,
đảm bảo an ninh quốc phòng)
- Sử dụng đất đai, tài nguyên
- Tính hiện đại, phù hợp của công nghệ, thiết bị sử dụng cho
dự án. Các tiêu chuẩn, giải pháp kỹ thuật xây dựng
- Các tiêu chuẩn, giải pháp đảm bảo môi trường
Kinh tế,
Tài chính
- Thị trường, quy mô đầu tư (Tổng mức đầu tư)
- Thời hạn hoạt động Khả năng đảm bảo vốn đầu tư (thẩm
định cơ cấu vốn, nguồn vốn huy động và tiến độ đầu tư)
- Các chi phí của dự án: đầu tư, vận hành, nghĩa vụ tài chính.
- Các kết quả (lợi ích) của dự án: tài chính (doanh thu và lợi
nhuận và chế độ tài chính)
Tổ chức
thực hiện,
vận hành
- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào cho dự án đầu tư
- Các giải pháp tổ chức thực hiện dự án (đặc biệt là phương

án bồi thường, giải phóng mặt bằng)
- Chuyển giao công nghệ, đào tạo, các điều kiện vận hành dự án
Hiệu quả
- Hiệu quả tài chính
- Hiệu quả kinh tế- xã hội
- Hiệu quả tổng hợp


(
1
)
Nguồn: Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư- PGS.TS Thái Bá Cẩn.


10
Đối với chủ thể thẩm định là Nhà nước, 5 nhóm yếu tố này được xếp vào
2 nội dung thẩm định quan trọng đó là: phần thuyết minh dự án và phần thiết
kế cơ sở của dự án. Trong đó:
 Phần thuyết minh dự án cần phải thể hiện được:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá tình hình thực tế (cung – cầu),
tác động xã hội đối với địa phương, khu vực, hình thức đầu tư xây dựng công
trình, địa điểm xây dựng nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên,
nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
- Quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình
thuộc dự án và các công trình khác, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật,
công nghệ và công suất.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây
dựng hạ tầng kỹ thuật.
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và

công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động.
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ, các
yêu cầu về an ninh quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả
năng cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu
thu hồi vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội của dự án.


11
 Phần thiết kế cơ sở cần đảm bảo:
- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt
bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây
dựng, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, việc kết nối giữa các
hạng mục công trình thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
+ Phương án công nghệ, dây chuyển công nghệ đối với công trình có yêu
cầu công nghệ.
+ Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu
tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các
công trình lân cận, ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc công
trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn
hóa, xã hội tại khu vực xây dựng.
+ Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
của công trình: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia
cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật của công trình,
san nền, đào đắp đất, danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
+ Phương án bảo vệ môi trường phòng cháy, chữa cháy theo quy định

của pháp luật.
+ Danh mục các quy chuẩn tiêu chuẩn được áp dụng.
- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu
bao gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng hoặc bản vẽ bình đồ, phương án tuyến công
trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.
+ Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.


12
+ Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có
yêu cầu công nghệ
+ Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình, bản vẽ hệ thống
kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình.
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ
a) Quy trình thẩm định dự án đầu tư:









Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định theo nội dung

Như đã trình bày ở phần trước, dự án được thẩm định phải có tính khả
thi cả về mặt kỹ thuật, tài chính và kinh tế- xã hội. Theo đó, căn cứ vào các
thông số kinh tế- kỹ thuật, công tác thẩm định tiến hành phân tích kỹ thuật

của dự án. Nếu dự án không khả thi về mặt kỹ thuật, cần phải bác bỏ ngay.
Nếu dự án khả thi về kỹ thuật, tiếp tục tiến hành phân tích tài chính của dự án
đứng trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư. Nếu không khả thi về tài chính
cũng cần bác bỏ, còn trong trường hợp khả thi thì tiến hành phân tích kinh tế
đứng trên quan điểm lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Dự án không khả thi về
kinh tế cũng sẽ bị loại bỏ, dự án khả thi sẽ được chấp nhận. Đó là toàn bộ quy
trình thẩm định dự án đầu tư được xem xét theo các nội dung cơ bản.
Không khả thi
Phân tích kỹ thuật
Thông số kinh tế kỹ thuật
Bác bỏ
Khả thi
Không khả thi
Phân tích tài chính
Khả thi
Bác bỏ
Không khả thi
Phân tích kinh tế
Khả thi
Chấp nhận


13
b) Quy trình thẩm định theo thứ tự công việc tiến hành đối với mỗi dự án
đầu tư xây dựng:
















Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định theo thứ tự công việc tiến hành
đối với dự án đầu tƣ xây dựng

Theo quy trình này, công tác thẩm định dự án bao gồm nhiều bước công
việc. Trong phạm vi Đề tài chỉ tập trung vào Quy trình thẩm định dự án được
xác định cho đến thời điểm ra quyết định đầu tư.
- Tiếp nhận Hồ sơ:
Hồ sơ dự án phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định (đã được trình bày
trong phần: Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xây dựng – Mục Cơ sở hồ sơ tài liệu)
Tiếp nhận hồ sơ dự án
(các phòng chuyên môn)
Đề xuất thành lập
hội đồng thẩm định

Tổ chức thẩm định

Dự thảo quyết định đầu tư
(Giấy phép đầu tư)

Lập HS mời thầu

và chọn thầu

Thẩm định thiết kế kỹ thuật
và tổng dự toán

Giám định đầu tư

Kiểm tra phê duyệt quyết toán
vốn đầu tư


14
- Lập Hội đồng thẩm định (tuỳ theo quy mô từng dự án):
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước về các
dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương
đầu tư và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Thành phần Hội
đồng Thẩm định Nhà nước, gồm: Chủ tịch Hội đồng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; các uỷ viên gồm: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ chủ quản
dự án và các ngành, địa phương có liên quan.
+ UBND tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc
quyền quyết định của mình. Có thể lập Hội đồng thẩm định. Thành phần của
Hội đồng thẩm định cấp tỉnh (thành phố) bao gồm: Chủ tịch Hội đồng- Giám
đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư; các uỷ viên: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải.
Nhìn chung, việc thành lập Hội đồng thẩm định chỉ áp dụng đối với
những dự án khả thi và những dự án có vốn đầu tư lớn.
- Tổ chức thẩm định: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao
gồm: Thẩm định phần dự án và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án (theo Quy
định tại khoản 6, điều 10, chương II, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng

lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng).
+ Thẩm định chung dự án (phần thuyết minh dự án) do cơ quan đầu mối
thẩm định là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia và dự
án nhóm A) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm B, C) trực tiếp
đảm nhận.
+ Thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án được quy định:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, không phân biệt
nguồn vốn, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau :


15
- Bộ Công thương tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây
tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện
kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ
sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đê điều.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự
án đầu tư xây dựng công trình dân dạng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ
tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do thủ
tướng Chính phủ yêu cầu.
Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 15
tầng thì Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở.
- Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ
trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng
quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án Bộ chủ trì tổ
chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các
Bộ, ngành quản lý công trình chuyên nghành và cơ quan liên quan để thẩm

định thiết kế cơ sở.
- Đối với các dự án nhóm B,C không phân biệt nguồn vốn việc thẩm
định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau :
+ Sở Công thương tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây
tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện
kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành.


16
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ
sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đê điều.
+ Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm dịnh thiết kế cơ sở các công trình
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
+ Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự
án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các
dự án đầu tư xây dựng công trình khác cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh yêu cầu.
- Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở
Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
+ Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ
trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng
quản lý công trình quyết định tính chất, mục tiêu dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm
định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý
công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở.
+ Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, các tập đoàn kinh
tế và Tổng công ty nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì
các Bộ, doanh nghiệp này tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở sau khi có ý
kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.

+ Đối với các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua
nhiều địa phương thì Bộ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm
lấy ý kiến của địa phương nơi có công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng
và bảo vệ môi trường.
Cơ quan tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả
thẩm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án. Thời gian thẩm

×