Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



BÙI DIỆU NGỌC




QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,
TỈNH QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế






THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



BÙI DIỆU NGỌC



QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÚC




THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.


Học Viên


Bi Diệu Ngọc















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn tôi , PGS, TS
Nguyễ n Cú c , người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến định
hướng quý báu giúp tôi thực hiện Luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong phòng Quản lý Đào
tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã dìu dắt tôi, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu, những kiến thức rất bổ ích để tôi áp dụng trong thực
tiễn cũng như trong quá trình hoàn thiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới BHXH tỉnh Quả ng Ninh , BHXH thà nh phố
Móng Cái đã tạo điều kiện cho tôi được đi học để nâng cao trình độ , động
viên khích lệ và cung cấp cho tôi những số liệu quý báu để hoàn thiện Luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND thà nh phố Mó ng Cá i , Phòng Thống
Kê thà nh phố Mó ng Cá i, Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội thà nh phố
Móng Cái, Chi Cục thuế thà nh phố Mó ng Cá i, Liên Đoàn Lao động thà nh phố
Móng Cái đã cung cấp những số liệu quý báu giúp tôi hoàn thiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và
ủng hộ trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin hứa sẽ đem những kiến thức mà tôi đã học để xây dựng gia
đình, xây dựng quê hương, đất nước.

Học viên


Bi Diệu Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu chung 4
2.2. Mục tiêu cụ thể 4
3. Đối tượng và phạ m vi nghiên cứu 4
4. Những đóng góp của Luận văn 5
5. Kết cấu của luận văn 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI 7
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội 7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7
1.1.2. Vai trò của quản lý thu BHXH 8
1.1.3. Nguyên tắc của quả n lý thu bả o hiểm xã hội 10
1.1.4. Mục đích củ a quả n lý thu bảo hiểm xã hội 12
1.1.5. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội 12
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội 32
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên Thế giới 32
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số địa phương trong nước 35
1.2.3. Một số bài học rú t ra từ kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước 38


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 43
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin 45
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 45
2.2.4. Phương pháp chuyên gia 46
2.2.5. Khung phân tích 46
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 47
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 49
3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49
3.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 49
3.1.2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 52
3.2. Thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Mó ng Cá i ,
tỉnh Quảng Ninh 56
3.2.1. Tình hình triển khai các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc 56
3.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm xã
hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên đị a bà n thà nh phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2012 70
3.3. Đá nh giá chung về quả n lý thu BHXH trên địa bà n thà nh phố
Móng Cái , tỉnh Quảng Ninh 77
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 77
3.3.2. Nhữ ng hạ n chế và nguyên nhân 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
Chƣơng 4. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 92
4.1. Mục tiêu quản lý thu Bảo hiểm xã hội 92
4.2. Các giải pháp nhằ m hoà n thiệ n quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa
bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 95
4.2.1. Nhóm các giải pháp tổ chức thu bả o hiể m xã hộ i 95
4.2.2. Nhóm các giải pháp cho cơ quan BHXH 109
4.2.3. Nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
2
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3

BHYT
Bảo hiểm y tế
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
DN
Doanh nghiệp
6
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
7
DN FDI
Doanh nghiệp có vố n đầ u tư nướ c ngoà i
8
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nướ c
9
HC, SN, Đ, ĐT
Hành chính, sự nghiệp, đả ng, đoà n thể
10
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
11
Kt - xh
Kinh tế - xã hội
12

Lao độ ng
13

NLĐ
Ngườ i lao độ ng
14
NSDLĐ
Ngườ i sử dụ ng lao độ ng
15
PL
Pháp luật
16
TNLĐ-BNN
Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
17
UBND
Uỷ ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ 13
Bảng 1.2. Mức đó ng gó p theo nhó m đố i tượng 14
Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và
người sử dụng lao động 15
Bảng 1.4. Mức đó ng của ng ười lao động và người sử dụng lao động
trong cá c quỹ thành phần 15
Bảng 1.5. Mức đóng trước và sau ngày 01/01/2007 cho các độ tuổi 33
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động thành phố Móng Cái giai
đoạ n 2009-2012 51

Bảng 3.2. Số đơn vị đăng ký tham gia BHXH năm 2009-2012 59
Bảng 3.3. Số lao động tham gia BHXH năm 2009 - 2012 61
Bảng 3.4. Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH từ năm 2009 - 2012 62
Bảng 3.5. Tình hình nợ đọ ng BHXH từ năm 2009- 2012 66
Bảng 3.6. Tình hình nợ đọ ng BHXH củ a t ừng khố i tham gia BHXH
từ năm 2009-2012 67
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động
về pháp luật BHXH đối với 84 DN điều tra 71
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp thu nhập bình quân của người lao động tại
84 DN điều tra 72
Bảng 3.9. Tổng hợp điều tra số lao động tại 84 DNNQD 73
Bảng 3.10. Bảng tổng h ợp tình hì nh thanh tra , kiể m tra công tá c thực
hiệ n Luậ t BHXH tạ i cá c DNNQD 74
Bảng 3.11. Tình hình trốn đóng BHXH khối DN từ năm 2009-2012 83
Bảng 3.12. Số lao độ ng tham gia theo khố i loạ i hình năm 2012 84
Bảng 4.1. Dự báo số lượng DNNQD giai đoạn 2012 - 2020 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Khung phân tích 46
Hình 3.1. Bộ máy tổ chức BHXH thành phố Móng Cái 56
Hình 3.2. Tình hình nợ đọng BHXH giai đoạ n 2009-2012 66
Hình 3.3. Tổ ng hợp lã i suấ t chậ m nộ p quỹ BHXH và lã i suấ t cho vay
của ngân hàng thương mạ i 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện và phát triển cù ng với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của nhân loại. Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì nước
Phổ (nay là Cộng hò a Liên bang Đức ) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành
chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đá nh dấu sự ra đời của BHXH. Đến
nay, hầu hết cá c nước trên thế giới đã thực hiện chính sá ch BHXH và coi nó
là một trong những chính sá ch xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính
sách bảo đảm an sinh xã hội.
Theo thời gian cá c quy định về BHXH ngày càng được hoàn thiện, là
chính sá ch an sinh xã hội giú p người lao động an tâm làm việc , phát huy
hết năng lực để đóng góp cho xã hội . BHXH không đơn thuần chỉ là tiền
mà người sử dụng lao động để giải quyết cá c chế độ chính sách , thông qua
các chế độ , chính sá ch mà người lao động sẽ làm cho người lao động an
tâm làm việc , chủ sử dụng lao động có nguồn nhân lực ổn định , có khả
năng hoạch định chí nh sá ch, chiến lược kinh doanh phát t riển, từ đó thú c
đẩy kinh tế phá t triển.
Ở nước ta, chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
ngay từ những ngày đầu thành lập và thường xuyên bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp yêu cầu thực tiễ n của đất nước. Thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ
trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, chính
sách BHXH được Nhà nước quy định tại Chương 12 của Bộ luật Lao động đã
được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 25/6/1994. Tiếp đó
Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ
BHXH đối với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nghị định số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
45/CP ngày 15/7/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Theo đó, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập
BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và
địa phương thuộc hệ thống LĐTB&XH và LĐLĐ Việt Nam. Thực hiện chủ
trương cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới, từ ngày
01/01/2003, BHXH Việt Nam có thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và tổ chức thực
hiện chính sách BHYT theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP, ngày 06/12/2002
của Chính phủ. Đặc biệt, ngày 26/9/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI,
thông qua Luật BHXH, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, đây là cơ sở pháp lý
vững chắc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH, nội
dung của Luật thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước trong lĩnh vực BHXH.
Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH, BHXH thành phố Móng
Cáiđược thành lập theo Quyết định số 134/QĐ-TCCB ngày 26/6/1995 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Qua gần 18 năm tổ chức hoạt động, BHXH
thành phố Móng Cái đã không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ
và chất lượng hoạt động. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, BHXH thành
phố Móng Cái đã tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH,
BHYT bảo đảm ổn định đời sống một bộ phận người lao động, nhân dân, góp
phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phá t triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Móng Cái.
Xác định công tác thu BHXH, BHYT là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm xuyên suốt của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về tăng trưởng và khả
năng cân đối quỹ đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT cho người lao
động. Với mục tiêu là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định, giảm
số nợ đọng, không ngừng mở rộng đối tượng tham gia, có như vậy người lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
động mới sớm được thụ hưởng quyền lợi BHXH, BHYT. BHXH thành phố
Móng Cái đã luôn chú trọng tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt và đã
đạt được kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH ở
thành phố Móng Cái trong thời gian qua cò n bộc lộ những hạn chế, thiếu só t,
đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH, đã và đang đặt ra những vấn đề cần
quan tâm giải quyết, đó là:
- Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực
dân doanh. Đây là khu vực có nhiều lao động, nhưng tỷ lệ tham gia BHXH
còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố.
- Công tá c tuyên truyền về chính sách BHXH còn hạn chế nên một bộ
phận người lao động chưa nắm bắt, chưa hiểu được bản chất tốt đẹp của chính
sách BHXH, nhất là tính nhân văn, tính xã hội cao của nó, do đó chưa tham
gia BHXH.
- Công tác quản lý còn thiếu đồng bộ, cơ chế phối hợp thực hiện Luật
BHXH nói chung trong quản lý đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH
theo Luật nói riêng còn nhiều bất cập, nên việc nắm bắt kịp thời các doanh
nghiệp mới thành lập, nắm bắt đối tượng tham gia BHXH cơ quan BHXH
không thực hiện được. Chế tài xử phạt đã có nhưng chưa đủ mạnh, mức phạt
còn quá nhẹ, tính cưỡng chế pháp luật chưa nghiêm, do đó nhiều chủ sử dụng
lao động còn tìm cách tránh né, không đóng, đóng không đủ số người thuộc
diện tham gia, không thực hiện trích nộp BHXH đúng, đủ và kịp thời theo quy
định cho người lao động.
- Nhận thức của một số chủ sử dụng lao động về chính sách BHXH còn
hạn chế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa cao, ý thức chấp hành
Luật thấp vì lợi nhuận chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh trách nhiệm
tham gia BHXH cho người lao động, không ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký hợp
đồng dưới 3 tháng (lách Luật) nhất là các đơn vị ở khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước, hộ gia đình kinh doanh cá thể.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục
vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH bắt buộc đang ở giai đoạn khởi đầu.
Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động
xấu đến toàn bộ hoạt động BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái.
Là người trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH ở địa phương, tác giả
chọn vấn đề: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn
đề cò n hạn chế đã nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu
BHXH, luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ 2009-2012 để đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH, đảm bảo phát triển sự
nghiệp BHXH một cá ch bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và công tác
thu BHXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thu BHXH, chỉ ra những
kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện
nay trong công tác thu BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác thu BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái giai đoạn 2011-2015 và
đến 2020.
3. Đối tƣng và phm vi nghiên cứu

3.1. Đối tưng nghiên cu
Quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3.2. Phm vi nghiên cu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu tại cơ quan BHXH thành phố Móng Cái,
các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn thành phố.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Các tài liệu và số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn trong giai
đoạn từ 2009-2012.
3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu về công tá c thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố
Móng Cái giai đoạn 2009 - 2012, không đề cập đến thu BHXH tự nguyện, thu
BHYT và đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, công an nhân dân.
4. Những đóng góp của Luận văn
Đề tài của luận văn nghiên cứu về một trong những nhiệm vụ thường
xuyên của ngành, đó và đang có những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, tháo
gỡ để góp phần phát triển bền vững sự nghiệp BHXH, đáp ứng được yêu cầu
hiện tại cũng như thực hiện mục tiêu "BHXH cho mọi người lao động". Kết quả
nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn vì dựa trên cơ sở đánh
giá đúng thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái, từ
đó đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
thu BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái. Đây là căn cứ có cơ sở khoa học
giúp cho các nhà quản lý , các cơ quan BHXH của thành phố và cấp trên xây
dựng chính sách và giải pháp quản lý thu, chi BHXH một cách hợp lý và có
hiệu quả trong điều kiện phát triển kinh tế - xă hội của đất nước. Kết quả
nghiên cứu đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho giảng dạy

và nghiên cứu trong nhà trường và các đối tượng khác có quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận Luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 4: Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý thu
BHXH trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mấ t thu nhập do ốm đau , thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật
về BHXH.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH theo mức phí quy định
hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành
một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho an sinh xã hội.
- Quản lý thu BHXH là quy trình thu của cơ quan BHXH, xác nhận
chính xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ,
số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động; nhân thân, thời gian nộp, mức
tiền lương, tiền công nộp BHXH của người lao động, đồng thời xác nhận việc
thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị sử
dụng lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu quản
lý. Tình hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thu BHXH
và một số nội dung khác.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người
lao động bắt đầu đóng cho đến khi dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp
người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo
hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (được cộng dồn).
- Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công
bố ở từng thời kỳ.
- Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha
chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác
mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Các chế độ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: ốm đau; thai
sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: hưu trí; tử tuất.
1.1.2. Vai trò của quản lý thu BHXH
BHXH có nội hàm rất rộng và phức tạp, bao gồm thu, chi, thực hiện
các chế độ, chính sách dài hạn, ngắn hạn; đối tượng và phạm vi áp dụng rộng
và liên quan đến đời sống của người lao động làm công ăn lương; thực hiện
tốt các chế độ BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho người lao động có
tham gia BHXH được coi như là "đầu ra" của BHXH và thu BHXH được coi
là yếu tố "đầu vào" của BHXH, trong đó quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên
trong việc xác lập mối quan hệ về BHXH giữa người lao động, người sử dụng
lao động và cơ quan BHXH. Mối quan hệ ấy xác định quyền và trách nhiệm
của các bên; đây là mối quan hệ quan trọng hàng đầu , vì có thực hiện mối
quan hệ này thì mới có cơ sở để tổ chức thu BHXH , hình thành quỹ BHXH,
thực hiện chi trả cá c chế độ BHXH.
Quản lý thu BHXH có liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội

khácvà các hoạt động kinh tế, có phạm vi hoạt động rộng, quy mô lớn, có liên
quan đến đời sống kinh tế - xã hội của số đông người trong cộng đồng xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lợi ích của các bên tham gia
vào hoạt động BHXH cũng rất khác nhau. Chủ sử dụng lao động thường
muốn đóng góp càng ít càng tốt, tham chí muốn trốn trá nh trách nhiệm đóng
góp; người lao động muốn đóng góp ít nhưng lại muốn được đảm bảo nhiều
quyền lợi. Cơ quan BHXH cũng phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách
tăng cường thu, tiết kiệm chi…Chính vì có những lợi ích khác nhau, thậm chí
ở một phạm vi nào đó trái ngược nhau, nên các bên tham gia hoạt động
BHXH thường xuyên tiềm ẩn những mâu thuẫn. Để giải quyết những mâu
thuẫn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của các bên tham gia
BHXH, cần có người trọng tài là Nhà nước, với tư cách là chủ thể duy nhất
quản lý xã hội.
Nhà nước với tư cách là tổng thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp, thông qua các chức năng lập pháp, Nhà nước (thông thường là Quốc
hội) ban hành Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy định về
BHXH nói chung và về thu BHXH nói riêng. Cơ quan BHXH thực hiện thu
BHXH của người lao động và người sử dụng lao động theo các quy định đó.
Như vậy, quản lý thu BHXH đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động BHXH, cụ thể:
Một là, tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH bao trùm tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực,
mức thu nhập, nhận thức, thái độ khác nhau. Nếu không có sự chỉ đạo thống
nhất thì hoạt động thu sẽ không đạt kết quả cao. Quản lý tạo ra sự thống nhất,
ý chí, sự đồng bộ giữa các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời,
thông qua việc lập kế hoạch, phân công việc một cách rõ ràng, công tác quản

lý thu BHXH cũng đạt hiệu quả cao mà giảm được phần chi phí đáng kể.
Như vậy, thông qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội
dung quan trọng của hoạt động thu BHXH đó là: Thống nhất về đối tượng
thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Hai là, đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả.
Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là mục tiêu
mà hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, mục tiêu
này chỉ đạt được khi:
+ Hoạt động thu BHXH được định hướng đúng đắn: thông qua quản lý,
công tác thu được định hướng đúng đắn theo mục tiêu chung là: thu đúng, thu
đủ, không để thất thoát thu. Từ đó, hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức
vào mục tiêu chung đó.
+ Hoạt động thu BHXH được điều hòa, phối hợp nhịp nhàng: một trong
những nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục đảm nhiệm là chỉ huy. Nhờ
chỉ huy mà quy trình thu với rất nhiều yếu tố phức tạp được tổ chức, điều hòa
phối hợp nhịp nhàng, từ đó tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt
được mục tiêu quản lý thu BHXH.
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức: thông qua đánh giá,
khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thu BHXH tốt sẽ tạo động lực
cho các cá nhân. Đồng thời, qua việc uốn nắn những lệch lạc sai sót của cá
nhân giúp cho quá trình thu không bị thất thoát.
Ba là, kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH: quá trình thu BHXH
không tránh khỏi tình trạng thất thoát. Vì vậy, với nhiệm vụ của người quản
lý là kiểm tra thì hoạt động thu BHXH đã được đánh giá một cách kịp thời và
toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý thu sát sao mà công tác kiểm tra, đánh
giá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu.

1.1.3. Nguyên tắc của quả n lý thu bả o hiểm xã hội
Th nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời
- Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và
đúng thời gian quy định: mọi người lao động khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao
động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứ
đóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng;
việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao
động để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu.
- Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số
tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.
- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động,
tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia
BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh
tế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực
hiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịp
thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sótlao động tham gia BHXH.
Th hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập
trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia
BHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực
hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều
phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo
đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát
của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị-xã hội. Tính công bằng
được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các

thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau.
Th ba: An toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài
chính của Nhà nướ c và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH
do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối
lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử
dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng,
thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tưđể đảm bảo thu hồi được
vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.
1.1.4. Mục đích của quản lý thu bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, đảm bảo cho yếu tố "đầu vào" (tiền nộp BHXH) đủ khả năng
thực hiện quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
mới đảm bảo chi trả chế độ cho người lao động, góp phần ổn định đời sống
của người lao động trong quá trình lao động không may bị rủi ro, nghỉ hưu,
cũng như khi về già.
Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bêntham gia BHXH,
đó là: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; phân định rõ
chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH.
Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu
BHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH
liên tục tăng trưởng.
Thứ tư, đảm bảo cho các quy định về thu BHXH được thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính
xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro. Trong điều kiện hội nhập kinh
tế hiện nay, quản lý thu BHXH lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòng

ngừa, ngăn chặn những lạm dụng của người sử dụng lao động với nguời lao
động nhất là việc thuê mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công bất bình đẳng.
1.1.5. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội
* Quy định các mc thu BHXH các thời kỳ
- Giai đoạn trước năm 1994
Điều lệ tạm thời về BHXH ban hành theo Nghị định số 218/CP ngày
27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962.
Theo quy định của Điều lệ này đối tượng tham gia BHXH chỉ mới thực hiện ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
phạm vi hẹp: toàn thể CNVC nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, quốc tịch. Việc
thực hiện các chế độ BHXH dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động,
theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mức đóng góp BHXH rất thấp, người lao
động không trực tiếp đóng mà được lấy từ Ngân sách nhà nước, nên nguồn
thu hạn chế. Tổng mức đóng BHXH là 4,7 % tổng quỹ tiền lương, do hai
ngành quản lý: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) quản
lý 1 % thông qua hệ thống Ngân sách nhà nước; Tổng Công đoàn Việt Nam
(nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý 3,7 %. Qua các giai
đoạn phát triển của đất nước, mức đóng được điều chỉnh phù hợp với chính
sách tiền lương và việc làm, theo bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ
ĐVT: %
Thời kỳ
Các chế độ dài hn
Các chế độ ngắn hn
01/1961 - 9/1986
1

3,7
10/1986 - 2/1988
1
5
3/1988 - 12/1993
10
5
Nguồn: [8, tr.23 ]
- Từ 01/1994 đến 12/2006
Cùng với việc đổi mới chính sách xã hội, Nhà nước cũng đồng thời
thực hiện cải cách toàn diện chính sách BHXH, đánh dấu bằng việc Chính
phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1994 và Nghị định số 66/CP
ngày 30/9/1993, quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó nêu rõ quỹ
BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử
dụng lao động và có sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Thời kỳ này, đối
tượng tham gia BHXH được mở rộng rất nhiều, không những khu vực nhà
nước mà ở các thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước, các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
kinh tế có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Tổng mức đóng BHXH giai đoạn
này là 20%, trong đó người lao động là 5% tiền lương, người sử dụng lao
động là 15% tổng quỹ tiền lương.
Năm 1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26/01/1995, sau đó hàng loạt Nghị định của Chính phủ được ban
hành sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH. Đối tượng tham gia
BHXH được tiếp tục mở rộng đến cán bộ cấp xã, các thành phần kinh tế, các
tổ chức, đơn vị, cá nhân có thuê mướn và trả công cho người lao động, có sử
dụng từ 01 lao động trở lên, tức là quan hệ BHXH được xác lập trên cơ sở

quan hệ lao động và tiền lương. Tổng mức đóng BHXH vẫn là 20%, nhưng có
một số đối tượng đặc thù chỉ đóng 15%, cụ thể theo bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Mức đó ng gó p theo nhó m đố i tƣợ ng
ĐVT: %

ban hành

12/CP
26/1/1995

45/CP
15/7/1995

09/CP
23/7/1998

152/CP
19/8/1999

73/CP
20/9/1999

121/CP
21/10/2003
Mứ c đó ng
20
20
15
15
20

20
Trong đó






NSDLĐ
15
15
10
0
15
15
NLD
5
5
5
15
5
5
Nguồn: Tổng hợp cá c Nghị định của Chính phủ về BHXH
- Từ 01/01/2007 trở đi
Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007,
đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sá ch BHXH, phù
hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia WTO. Mức đóng BHXH là
20% được ổn định trong thời gian ngắn đến hết năm 2009, sau đó tăng dần và
ổn định vào năm 2014, nhưng tỷ lệ đóng góp vào các quỹ thành phần của


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
người lao động, người sử dụng lao động có khác so với các quy định trước khi
chưa có Luật BHXH. Từ ngày 01/01/2007, người lao động chỉ đóng góp vào
quỹ dài hạn (quỹ hưu trí, tử tuất); người sử dụng lao động, ngoài việc đóng
góp vào quỹ dài hạn trên , còn phải đóng góp vào quỹ ngắn hạn, chi tiết theo
các bảng 1.3; 1.4 sau:
Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của ngƣời lao động
và ngƣời sử dụng lao động
ĐVT: %
Đối tƣng
01/2007-
12/2009
01/2010-
12/2011
01/2012-
12/2013
Từ 01/2014
Người LĐ
5
6
7
8
NSDLĐ
15
16
17
18
Tổng cộng

20
22
24
26
Nguồn: [16 ]
Bảng 1.4: Mức đó ng của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
trong cá c quỹ thành phần
ĐVT: %
Thời kỳ
Chỉ tiêu
01/2007-
12/2009
01/2010-
12/2011
01/2012-
12/2013
Từ
01/2014
* Quỹ hưu trí,tử tuất
16
18
20
22
Trong đó :




Người lao động
5

6
7
8
Người sử dụng lao động
11
12
13
14
* Quỹ ngắn hạn (NSDLĐ)
4
4
4
4
Trong đó :




- Quỹ ốm đau, thai sản
- Quỹ TNLĐ-BNN
3
1
3
1
3
1
3
1
Nguồn: [16]

×