Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.99 KB, 102 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG

TIẾP NHẬN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn


Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Văn học Việt Nam, Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo


của PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn.
Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Hữu Sơn và toàn thể thầy cô trong Khoa, những người đã tạo điều kiện cho tôi
và chỉ bảo cho tôi suốt hai năm vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân,
những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất trong thời
gian qua.
Thái Nguyên, / 04 / 2013
Học viên


Hoàng Thị Huyền Trang





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn.
Luận văn chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào.

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn




PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn

Tác giả luận văn




Hoàng Thị Huyền Trang



i
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỤC LỤC i
Quy ước các chữ viết tắt iii
PHẦN MỞ ĐẦU iii
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
Chƣơng 1. LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 11
1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận 11
1.2. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ cơ sở lịch sử - văn hóa 15
1.3. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ vai trò chủ thể tiếp nhận 20
1.4. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ sự thay đổi của các phương pháp
nghiên cứu 23
Chƣơng 2. CÁC NHÀ VIỆT HỌC Ở NƢỚC NGOÀI TIẾP NHẬN

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 26
2.1. Khái lược về vấn đề tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục và đội ngũ các nhà
nghiên cứu ở nước ngoài 26
2.2. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Nga 26
2.3. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Hàn Quốc 29
2.4. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Nhật Bản 32
2.5. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Trung Quốc và lục địa Đài Loan 35

ii
Chƣơng 3. TIẾP NHẬN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM 39
3.1. Khái quát về đội ngũ các nhà nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục ở Việt
Nam 39
3.2. Tiếp nhận các phương diện nội dung Truyền kỳ mạn lục 41
3.3. Tiếp nhận các phương diện nghệ thuật Truyền kỳ mạn lục 46
3.4. Nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục 56
3.5. Truyền kỳ mạn lục trong nhà trường 80
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88



iii
QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
H.: Hà Nội
Tr.: trang
Trong nội dung của luận văn này chúng tôi trích dẫn tư liệu nào sẽ được
chú vào khung [X; Y]. X là số thứ tự đơn vị thư mục tham khảo, Y là ghi số
trang trích dẫn tư liệu tham khảo.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời
kì Đổi mới bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan,
nhưng chủ yếu vẫn là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của đề tài với một số lý do
như sau:
Truyền kỳ mạn lục phản ánh tình hình tư tưởng của thời đại. Nguyễn Dữ
viết tác phẩm cơ bản theo quan điểm Nho giáo. Bên cạnh tư tưởng Nho giáo
còn có ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và ảnh hưởng văn hóa dân
gian. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu những quan điểm tiếp nhận của các nhà
nghiên cứu tác phẩm trong và ngoài nước để thấy được sự mới mẻ, khác biệt
của Truyền kỳ mạn lục so với các tác phẩm khác.
Giới nghiên cứu thế kỉ XX xem Truyền kỳ mạn lục như là sự mở đầu và
mẫu mực của sáng tác truyền kì trong văn học Việt Nam trung đại, tác động
vào sự phát triển của đề tài này, với sự xuất hiện sau nó những tác phẩm như
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Lan trì kiến văn tiểu lục của Vũ Trinh
và nhiều tác phẩm khác. Trong chương trình hiện nay, một số thiên truyện của
tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy chính thức hoặc đọc thêm ở trường phổ
thông. Điều này khẳng định giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa giáo dục của Truyền kỳ
mạn lục. Tác phẩm đã được tuyển chọn giảng dạy ở nhiều cấp học: Chuyện
Người con gái Nam Xương được học ở lớp 9, Chuyện chức phán sự ở đền Tản
Viên được học ở lớp 10, toàn bộ 20 thiên truyện được giới thiệu trong chương
trình giảng dạy Đại học và Cao đẳng.
Thời kì Đổi mới cũng là thời kì mà cái nhìn cũng rộng mở, tự do ngôn

luận hơn. Sự tiếp nhận các tác phẩm trong và ngoài nước có phần thuận lợi
hơn. Cũng vì thế mà chúng ta biết đến Truyền kỳ mạn lục không chỉ được các
nhà nghiên cứu trong nước quan tâm mà các nhà Việt học nước ngoài cũng đặc
biệt chú ý. Trong thời kì Đổi mới, họ đưa ra khá nhiều công trình nghiên cứu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
chuyên luận… đối với tác phẩm. Về phía giới nghiên cứu trong nước cũng có
điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với những lý giải mới mẻ của các nhà Việt học
về Truyền kỳ mạn lục, giúp chúng ta hiểu được các nhà Việt học nước ngoài có
khảo sát, đánh giá gì khác với các nhà nghiên cứu trong nước và cũng phần nào
nhìn nhận được vị trí của Truyền kỳ mạn lục nói riêng cũng như văn học Việt
Nam trên tầm mức khu vực và thế giới. Truyền kỳ mạn lục cũng được nhiều
độc giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Như vậy, chúng tôi
muốn tìm hiểu việc tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở trong nước cũng như một số
quốc gia trên thế giới, việc tiếp nhận tác phẩm trong nhà trường mà chủ thể là
các em học sinh, sinh viên .
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu lịch sử vấn đề Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục thời kì Đổi mới ở
Việt Nam, chúng ta thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và khá nhiều những bài báo và công trình nghiên
cứu về quá trình tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Về cơ bản, các
nhà nghiên cứu đã có sự tự ý thức về vấn đề tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục. Quá
trình Đổi mới các phương hướng nghiên cứu văn học, trong đó có nghiên cứu
văn học trung đại Việt Nam - giai đoạn từ khoảng 1986 đến nay – đã đã đưa
đến những đóng góp và thành tựu mới trong hoạt động nghiên cứu và tiếp nhận
Truyền kỳ mạn lục ở Việt Nam cũng như ở một số nước trong khu vực và thế giới.
Truyền kỳ mạn lục có tiếng vang lớn trong giới nho sĩ sáng tác gần như
ngay từ khi sinh thời tác giả (thế kỷ XVI). Việc Nguyễn Thế Nghi, người cùng

thời với Nguyễn Dữ, đem dịch Nôm đã chứng tỏ điều này. Ở các thời sau nhiều
người như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Khuyến có các bài thơ vịnh các nhân vật trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong lời đề tựa, tác giả Bùi Duy Tân gọi
đây là “áng văn hay của bậc đại gia”, là “thiên cổ kỳ bút”, tuy chưa tính đến
mức độ vay mượn, cũng cho thấy sự đánh giá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Trong Hội thảo quốc tế “90 năm nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt
Nam”, do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia và Học viện Viễn
đông Bác cổ Pháp tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12 năm 1992, Giáo sư Xuyên
Bản (Kawanmoto Kurunie), Đại học Tổng hợp Keio đã có bài tham luận với
tựa đề “Những vấn đề khác nhau liên quan đến “Truyền kỳ mạn lục” (Lịch sử
sáng tác, xuất bản và sự nghiên cứu tập truyện theo cách nhìn của văn học so
sánh) (Bản tiếng Pháp, Ngân Xuyên dịch). Ngoài việc đi sâu nghiên cứu tác giả
và văn bản Truyền kỳ mạn lục, tác giả cũng so sánh phương pháp cải biên của
Truyền kỳ mạn lục với Ca tỳ tử và đưa ra những nhận xét về sự khác biệt trong
quan điểm của tác giả thuộc hai quốc gia với hai nền văn hóa khác nhau.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam trong công trình nghiên cứu có ý nghĩa
tổng thành Phiên dịch học lịch sử - văn hóa: trường hợp Truyền kỳ mạn lục đã
vận dụng lý thuyết phiên dịch học vào khảo sát Truyền kỳ mạn lục điểm qua
bản phiên Nôm của Nguyễn Thế Nghi (Thế kỉ XVI-XVII), Trần Gia Du (1876)
và các bản trích dịch, lược dịch, tuyển dịch, tổng dịch ra chữ Quốc ngữ của
Trần Đại Học trên Gia Định báo (1891) ở Sài Gòn, của học giả người Pháp E.
Nordeman trong bộ Quảng tập viêm văn (1898) ở Hà Nội, sau đó là nhiều bản
dịch Việt ngữ trong thế kỉ XX của các dịch giả Cát Thành Trần Thúy, Phan Kế
Bính, Cao Thiện Khánh, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Thứ Lang Bùi Xuân
Trang… Với mỗi bản dịch, nhà nghiên cứu đều có phân tích, đánh giá quan
niệm văn bản, dịch thuật, nhu cầu xã hội về tác phẩm, phương thức in ấn,

truyền bá, tâm lý tiếp nhận của độc giả, đặc điểm nghệ thuật truyền đạt ngôn từ,
mức độ thành công và những hạn chế. Tất cả những điều đó hợp lại không chỉ
cung cấp lịch sử vấn đề dịch bản Truyền kỳ mạn lục mà còn giúp người đọc
hình dung đầy đủ hơn mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, mức độ tiến triển
nghệ thuật phiên dịch và khả năng tự ý thức về đối tượng qua các thời đại, giai
đoạn, thời kì. Chiều sâu tư duy nghiên cứu và biên giới khoa nghiên cứu văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
học được mở rộng chính bởi ngày càng có thêm nhiều những khảo luận chuyên
sâu như thế.
Sau khi nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Tiễn đăng tân thoại và Truyền
kỳ mạn lục, nhà nghiên cứu ở Đài Loan Trần Ích Nguyên nhận xét: “Mạn lục
chịu ảnh hưởng rõ rệt của Tân thoại song không phải là sự sao chép cứng nhắc
mà là kết tinh của việc Nguyễn Dữ vận dụng trí tuệ để gia công sáng tác. Sách
vừa tiếp thu thành phần ưu tú của dân tộc nước ngoài, vừa không quên bắt rễ ở
mảnh đất nước mình, vì vậy mặc dù sáng tác bằng Hán văn song sách vẫn
không mất đi phần có giá trị là văn học dân tộc Việt Nam” [54; 285].
Phạm Tú Châu đánh giá về công trình nghiên cứu của tác giả Trần Ích
Nguyên trong cuốn Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn
lục, tác giả cũng bỏ nhiều công sức để tìm nguồn gốc của Truyền kỳ mạn lục.
Ngoài ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại ra, tác giả còn đưa ra nhiều dẫn
chứng để khẳng định Nguyễn Dữ đã vay mượn thần thoại, chí quái của nước
nhà, đưa cả truyền thuyết dân gian địa phương vào truyện của mình. Chính sự
ham hiểu biết nền văn hóa trong và ngoài nước, Nguyễn Dữ đã nhào nặn vốn kiến
thức và sự sáng tạo của chính bản thân sáng tác thành những thiên truyện hay, có
giá trị trong lịch sử truyền kì nước nhà và đóng góp cho cả lịch sử thể loại truyền
kì thế giới.
Trong chuyên khảo Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc -

Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại,
Truyền kỳ mạn lục in tại Việt Nam năm 2004, nhà nghiên cứu Hàn Quốc Jeon
Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh) xác định hai tác phẩm Kim Ngao tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục đều chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, nhưng
tác giả cũng lý giải hai tác phẩm đó không hoàn toàn là sự mô phỏng vay mượn
một cách đơn giản mà chịu ảnh hưởng một cách toàn thể từ phương diện thể
loại tiểu thuyết truyền kỳ để sáng tạo nên tác phẩm truyền kỳ của riêng mỗi
nước - vừa mang những đặc điểm thể loại tác phẩm chung, vừa mang những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
nét riêng về tác giả cũng như văn hóa, địa lý mỗi quốc gia. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu so sánh để làm sáng tỏ đặc trưng của tác phẩm, trong
đó lấy Tiễn đăng tân thoại làm thước đo để xem xét diện mạo biến đổi của Kim
Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục về tác giả, tác phẩm và văn hóa, từ đó nêu
ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ ba nước. Tác giả có kết luận sự
giống nhau và khác nhau trên các phương diện thể loại, cốt truyện, nhân vật,
môtip, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ những dẫn giải trên, học giả Jeon Hye
Kyung đi đến kết luận: “Về quan hệ ảnh hưởng, ta thấy Truyền kỳ mạn lục và
Kim ngao tân thoại có nhiều chỗ được coi là chứng cứ chịu ảnh hưởng của Tiễn
đăng tân thoại, nhưng Truyền kỳ mạn lục có thể được coi là chịu ảnh hưởng
toàn diện về nhiều mặt của Tiễn đăng tân thoại; còn Kim ngao tân thoại đã mô
phỏng nhiều phần các mô típ của các truyện cá biệt trong Tiễn đăng tân thoại
nhưng về mặt phương pháp sáng tác, tác giả đã sử dụng lối viết một cách nhất
quán để thể hiện tư tưởng của mình nên đã thể hiện rõ động cơ sáng tác và ý
thức sáng tác của tác giả trong ba tác phẩm” [18; 187-188].
Qua thời gian dài tiếp cận Truyền kỳ mạn lục, nhiều vấn đề học thuật đã
được đặt ra, mở rộng và nâng cao, ngày càng toàn diện, hệ thống và chuyên sâu
hơn. Từ việc chỉ khảo sát, giới thiệu riêng tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã tiến

tới nghiên cứu so sánh tập truyện “thiên cổ kỳ bút” này với các tác phẩm cùng
trong vùng Đông Á như Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc), Kim
Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc), Ca tỳ tử của Nhật Bản nhằm
cho thấy những ảnh hưởng và vay mượn, tiếp nhận và sáng tạo, tiếp nối và phát
triển giữa Nguyễn Dữ với Cù Hựu. Theo nhiều mức độ khác nhau, do trình độ
nghiên cứu ngày một nâng cao, ngày càng tiếp nhận được những phương pháp
mới và kinh nghiệm từ các nhà nghiên cứu nước ngoài tác động mạnh mẽ đến
giới nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục trong nước. Bước sang giai đoạn Đổi mới từ
1986 đến nay có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, giới thiệu, tiếp nhận
Truyền kỳ mạn lục tiêu biểu ở trong nước như: Nguyễn Phạm Hùng với Tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
hiểu khuynh hướng sáng tác trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Tạp
chí Văn học, số 2- 1987, tr.65-76 (In lại trong Trên hành trình văn học trung
đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.487-506); Phạm Tú Châu: Về mối
quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục”. Tạp chí Văn
học, số 3- 1987, tr.71-78;



Thanh: Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và
“thực” trong truyện truyền kỳ Việt Nam. Tạp chí Văn học, số 6-1994, tr.25-42;
Trần Đình Sử: So sánh văn học và văn hoá - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung
Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên. Tạp chí Văn học, số 5-2000, tr.21- 26;
Quá trình truyền nhập và lưu hành “Tiễn đăng tân thoại” ở Việt Nam. Tạp chí
Văn học, số 5- 2001, tr.65-71; Nguyễn Nam: Cái bóng và những khoảng trống
trong văn chương (Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”). Nghiên cứu
Văn học, số 4-2004, tr.49-63; Đinh Phan Cẩm Vân: Góp thêm vài suy nghĩ về

mối quan hệ giữa “Chuyện cây gạo” và “Chiếc đèn mẫu đơn”. Nghiên cứu
Văn học, số 6-2005, tr.50-55; Nguyễn Nam: Phiên dịch học lịch sử - văn hoá:
Trường hợp “Truyền kỳ mạn lục” (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2002, 474 trang); Vũ Thanh: Chương VI- Truyền kỳ mạn lục, trong sách Truyện
ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp – Chân dung (Nxb. Giáo dục, H., 2007,
tr.172-215; Trần Nho Thìn: Truyền kỳ mạn lục, trong sách Văn học Việt Nam từ
thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Nxb. Giáo dục Việt Nam, H., 2012, tr.372-410)…
Cùng với các tác giả trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cũng có một số bài
viết như: Đọc Phiên dịch học lịch sử - văn hóa: trường hợp Truyền kỳ mạn lục.
Tạp chí Văn học, số 1-2004, tr.123-126; Đọc Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết
truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam. Giáo dục và thời đại, số 15, ra
ngày 3-2-2005, tr.9; “Văn học sử Hàn Quốc - Từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX”.
Giáo dục và thời đại, số 47, ra ngày 20-4-2006, tr.9; Chuyện chức Phán sự đền
Tản Viên, trong sách Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10 nâng cao
(Nguyễn Khắc Phi chủ biên). Nxb. Giáo dục, H., 2006, tr.155-159; So sánh
kiểu truyện “người lạc cõi tiên” trong văn học Việt Nam với tiểu thuyết Cửu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
vân mộng (Hàn Quốc). Nghiên cứu Văn học, số 6-2008, tr.78-86; Tác phẩm
Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc và quá trình tiếp nhận, nghiên cứu tại Việt
Nam, trong sách Thúc đẩy Hàn Quốc học ở Việt Nam. Nxb. Thế giới, H., 2010,
tr.199-211; Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục – từ điểm nhìn văn học so sánh, bàn
về mối quan hệ giữa truyền thống và giáo lưu, hội nhập văn hóa, trong sách Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học 50 năm Trường Đại học Vinh, Tập II, tháng 10-2009,
tr.105-210; Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nghiên cứu văn học, số 1-2010, tr.30-40…
Lịch sử nghiên cứu của Truyền kỳ mạn lục đã hình thành lâu dài, nhiều
vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật đã được đề cập đến. Trong giai đoạn

Đổi mới từ 1986 đến nay, việc nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục đã có bước tiến
vượt bậc và bản thân tiến trình nghiên cứu ấy đã đủ làm thành lịch sử của
những khuynh hướng tiếp nhận khác nhau, từ đó đặt ra yêu cầu cần đánh giá lại
một quá trình tiếp nhận, nói khác đi là vấn đề tiếp nhận, nghiên cứu về một giai
đoạn nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục. Kế thừa những công trình nghiên cứu của
các thế hệ đi trước, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề Tiếp nhận Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ thời kì Đổi mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài: Việc tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
thời kì Đổi mới.
Phạm vi luận văn của chúng tôi là sơ bộ tiếp cận một số vấn đề liên
quan đến tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong thời kì Đổi mới.
Những vấn đề mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn này không phải là toàn
bộ các vấn đề liên quan đến lý thuyết tiếp nhận qua các giai đoạn lịch sử khác
nhau mà chỉ quan tâm mức giới hạn hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận tác phẩm
trong thời kì Đổi mới. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn
chính là những những nhận định, phản ứng trực tiếp hoặc gián tiếp của giới
nghiên cứu và người đọc đối với tác giả, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
biệt với thành tựu nghiên cứu, tiếp nhận của giới Việt học người nước ngoài,
chúng tôi dựa chủ yếu vào các công trình nghiên cứu, dịch thuật của họ đã
được giới thiệu, xuất bản tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kì
Đổi mới, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp cơ bản sau.
- Phương pháp thống kê
Trên cơ sở tập hợp, khảo sát các công trình nghiên cứu Truyền kỳ mạn

lục từ khoảng năm 1986 đến nay, luận văn tiến hành thống kê và phân loại các
định hướng nghiên cứu và tiếp nhận tác phẩm. Đó là cơ sở khoa học chứng
minh cho những luận điểm mà chúng tôi sẽ trình bày trong luận văn của mình.
- Phương pháp phân tích
Luận văn vận dụng phương pháp này để phân tích cụ thể các cứ liệu đã
thống kê, từ đó đưa ra nhận xét cho các đặc điểm nêu ở luận điểm. Kết quả
thu được từ sự phân tích này sẽ là những luận cứ khảo chứng cho các luận
điểm mà chúng tôi đề xuất trong đề tài.
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống
Bên cạnh việc thống kê, phân loại, phân tích, chúng tôi còn tiến hành so
sánh đối chiếu hoạt động tiếp nhận giữa Truyền kỳ mạn lục với một số tác
phẩm truyền kỳ xuất hiện ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dựa
trên các sự phân tích còn có những thao tác tổng hợp, xem xét, đánh giá tác
phẩm trong hệ thống văn học trung đại.
Qua phân tích, so sánh, chúng tôi có điều kiện mở rộng nghiên cứu tiếp
nhận Truyền kỳ mạn lục không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc, lục địa
Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản Mở rộng so sánh như vậy, chúng tôi hy
vọng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Việt Nam và
trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong thời kì Đổi
mới, chúng tôi tiến hành tiếp cận trên một số vấn đề sau:
Chúng tôi đề cập một số nét cơ bản tình hình nghiên cứu lý thuyết tiếp
nhận tác phẩm Truyền kỳ mạn lục trên thế giới và ở Việt Nam thời kì Đổi mới
như thế nào? Và dựa vào những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của lý
thuyết tiếp nhận để thấy được giá trị đích thực cũng như vị trí của tác phẩm đối

với nền văn học Việt Nam nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. Trên cơ
sở những tiếp nhận của các nhà Việt học trong nước và ngoài nước, chúng tôi
muốn sử dụng lý thuyết tiếp nhận để tiến hành nghiên cứu các quan điểm về tác
phẩm, tìm hiểu những yếu tố mới, các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên
cứu trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam và trên thế giới.
Với đề tài Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong thời kì Đổi
mới, chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ tiến trình tiếp nhận Truyền
kỳ mạn lục của độc giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam mà chỉ tiếp cận một
số vấn đề có liên quan đến việc độc giả tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ để sơ bộ lý giải và làm cơ sở định hướng cho những nghiên cứu dài
hơn. Những vấn đề như công việc dịch, vấn đề chuyển mã văn bản sang chữ
Quốc ngữ không được đề cập chi tiết trong đề tài này.
Với kết quả nghiên cứu trên đây, chúng ta có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho học sinh, sinh viên và nhiều đối tượng khác có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề có
liên quan đến lý thuyết tiếp nhận và một số vấn đề nổi bật trong tiến trình tiếp nhận
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong thời kì Đổi mới.
Ngoài việc vay mượn tác phẩm của Cù Hựu, ta còn thấy dấu vết của các
truyền thuyết dân gian, tác phẩm vẫn chứng tỏ một ý thức về quyền hư cấu
nghệ thuật của tác giả. Ông sáng tạo các truyện lạ chứ không chỉ là ghi lại
những truyền thuyết, những chi tiết huyền hoặc xung quanh các nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Việc nghiên cứu đề tài còn để thấy được cách tiếp nhận tác phẩm từ cơ
sở văn hóa của các quốc gia khác nhau thời kì Đổi mới nói chung cũng như ở
Việt Nam nói riêng đối với một tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút”
trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

chương như sau:
Chương 1- Lý thuyết tiếp nhận và những nhân tố tác động đến quá trình
tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục
Chương 2- Các nhà Việt học ở nước ngoài tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục
thời kỳ Đổi mới
Chương 3- Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Chƣơng 1
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

1.1. Khái lƣợc về lý thuyết tiếp nhận
Tiếp nhận văn chương là hoạt động tiêu dùng, thưởng thức, phê bình
văn học của độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau. Có sáng
tác văn học thì dĩ nhiên có tiếp nhận văn học và chính sự tiếp nhận văn học đã
tác động ngược trở lại sáng tác, khiến cho cả hai thực sự góp phần làm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm

lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn
bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ
của nhà văn… đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh
hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch.
Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc văn
chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng thức…
Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe,
xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác
nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu… Tiếp nhận văn học là khái
niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên vể
thưởng thức, cảm thụ. Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn
học. Cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó là tiền đề để
đi vào tác phẩm. Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập
trường xã hội, sự tán thành hay phản đối… Do đó, khái niệm tiếp nhận văn học
bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”, “Thưởng thức”, “Lý giải
văn học”.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm
không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm. Tính sáng tạo của tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nhận văn học đã được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia đã nói:
Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc
sáng tạo nó.
Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem
lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một
lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem
xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm.
Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tác

phẩm – Bạn đọc. Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được
người ta ít nhiều đề cập. Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra một cách
có hệ thống từ khi văn học thành văn ra đời. Lý luận tiếp nhận văn chương theo
kiểu truyền thống quan niệm tiếp nhận văn chương ở hai dạng: tri âm và ký thác.
Tiếp nhận theo kiểu tri âm: Là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác
giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả
ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng
một vòng tròn đồng tâm. Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm
thông lẫn nhau. Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan,
người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người
sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của
tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội
thưởng thức, tiếp nhận. Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ,
đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc này
rất khó khăn.
Tiếp nhận theo kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác
phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời. Do đó, tác phẩm văn
chương được coi như là một phương tiện để người đọc giải bày tấm lòng, gửi
gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không
có điều kiện để nói ra một cách trực diện.
Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác
phẩm và bạn đọc.
Với lý luận tiếp nhận, văn chương hiện đại thừa nhận tác phẩm văn
chương là một loại hàng hóa đặc thù. Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà
văn sáng tạo nên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã

hội. Nó có những thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa
mọi người. Do tác phẩm văn chương được xem như một loại hàng hóa nên tiếp
nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao.
Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp
công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau. Lý luận tiếp nhận văn
chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý luận tiếp nhận truyền
thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội và văn hóa lịch sử. Lý luận tiếp
nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền thống, vừa
không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: Đi sâu khám phá những
cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận… Nhờ vậy
mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách
khoa học và đầy đủ hơn.
Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ
khác nhau để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau. Do vậy sẽ tạo ra
chân trời tự do cho việc tiếp nhận.
Ngoài ra, tác phẩm không phải là sản phẩm cố định mà là một quá trình,
một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết
luận có sẵn. Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối,
những kết luận khác nhau.
Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học. Mỗi
loại người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau. Có người đọc để thưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
thức, nghiên cứu, phê bình… Có người quan tâm đến nội dung tư tưởng, có
người quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể
có nhiều cách cảm nhận khác nhau, đánh giá khác nhau (người tán đồng,
người phê phán). Người đọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề
nghiệp, giới tính, địa vị xã hội… cũng sẽ dẫn đến tiếp nhận khác nhau trong

cùng một tác phẩm.
Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tình
cảm của mỗi người. Giá trị của tác phẩm không phải là cố cộng cách tiếp nhận
nó, có cách tiếp nhận đúng nhưng lại có cách tiếp nhận sai lệch. Trong các cách
tiếp nhận tác phẩm có chỗ đúng, chỗ sai nhưng không có nghĩa là chỉ có một
cách tiếp nhận nào đó là duy nhất đúng. Một tác phẩm có thể có nhiều cách tiếp
nhận khác nhau và có thể đều tỏ ra hợp lý, điều này gắn với sự đa nghĩa của tác
phẩm văn học.
Vấn đề lý luận tiếp nhận đã gây được sự chú ý của giới nghiên cứu phê
bình. Đã có những bài nhiên cứu về vấn đề này xuất hiện trên các báo, tạp chí:
Năm 1974, trên Tạp chí Văn học số 4, Nguyễn Văn Hạnh đã đề cập vấn đề này
như một “khâu thường thức”. Năm 1980, Hoàng Trinh tìm hiểu vấn đề tiếp
nhận văn học trong mối quan hệ với văn học so sánh. Ông đã đưa ra các „hình
thái” và “cấp độ tiếp nhận” (Tạp chí Văn học, số 4/1980).
Ở nước ta khi mà giáo trình Lý luận văn học đã có bài “Tiếp nhận văn
học” thì công chúng tiếp nhận văn học từ năm 1986 trở về đây đã khác so với
công chúng tiếp nhận văn học trước năm 1985 rất nhiều. Người ta không còn
đến với tác phẩm văn học như là đến với bản sao của hiện thực để xem các
nhân vật trong tác phẩm có giống ngoài hiện thực, “ngang tầm” với hiện thực
hay không, mà chủ yếu để xem tác phẩm văn học nói gì về hiện thực, có tư
tưởng gì mới về hiện thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
1.2. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ cơ sở lịch sử - văn hóa
Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ hưng thịnh suốt thế kỷ XV và
đạt đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông. Nhưng, bước sang thế kỷ XVI và
tiếp đến thế kỷ XVII, nó bắt đầu khủng hoảng và rơi vào tình trạng suy thoái.
Đến năm 1527, nhà Mạc thay thế nhà Lê vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ Nho

giáo, coi Nho giáo là cơ sở cho mọi hoạt động chính trị của mình. Nhưng trước
sự thay thế vương triều Lê bằng vương triều Mạc, thái độ của các Nho sĩ có sự
phân hoá. Nhiều Nho sĩ kiên quyết bộc lộ sự trung thành với triều Lê bằng việc
chống đối hoặc phỉ báng Mạc Đăng Dung, rồi sẵn sàng nhận lấy cái chết. Có
những Nho sĩ bỏ quan về ẩn cư nơi thôn dã. Nhưng cũng có một bộ phận Nho
sĩ tiếp tục làm việc trong bộ máy chính quyền nhà Mạc.
Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu,
nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút
niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ
bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp
nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng
tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị
quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung
quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình
thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ
tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm
trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp
với thực tế biến động của thời đại.
Không những giới Nho sĩ mà cả đông đảo những người bình dân cũng tin
vào số trời, thần thánh và những lực lượng siêu nhiên. Quả thật, trong thời loạn,
Nho giáo không giúp con người giải thích được mọi hiện tượng phức tạp trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
xã hội, không tạo được niềm tin và thoả mãn được đời sống tinh thần của họ.
Vì thế, Phật giáo, Đạo giáo lại có dịp phục hưng và phát triển bên cạnh sự sa
sút của Nho giáo.
Chiến tranh và bạo lực đã trở thành một thủ đoạn phổ biến để “tranh bá
đồ vương” và thanh toán lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến. Vì vậy,

nguyện vọng được sống trong hoà bình, ổn định của nhân dân cũng được phản
ánh trong tư tưởng của các nhà Nho đương thời, thể hiện ở những quan điểm về
đức trị, về nhân nghĩa. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ viết: “Kẻ làm vua
chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm gốc chính triều đình, chính trăm quan,
chính muôn dân” (Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na).
Việc tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục cũng diễn ra trong quy luật như sáng
tạo trong một từ trường lịch sử - văn hóa thống nhất và có chung một quan
niệm về nghệ thuật và con người, về vai trò của nhà văn trong hoàn cảnh đất
nước lúc bấy giờ. Sự chi phối của các hệ tư tưởng như là nhà nho, những trí
thức đầu thế kỉ XX, quan niệm văn học vô sản và những tư tưởng của thời Đổi
mới cũng phần nào ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tác phẩm.
Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm là tư tưởng Nho gia.
Nhà văn phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục
xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương
thời để khẳng định một vương triều lý tưởng khác trong tương lai, phê phán
bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người
gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu,
thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không chỉ thể hiện tư tưởng nhà Nho,
mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ
phong kiến.
Theo quan điểm Nho giáo thì tiêu chuẩn để làm người phụ nữ (người vợ,
người mẹ) mẫu mực của Nho giáo là “công, dung, ngôn, hạnh”, chữ “dung”
nhà Nho đem “dung” để đối lập với “sắc”. Nữ dung không phải là làm cho đẹp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
giữ sắc đẹp, mà là giữ cho nét mặt luôn dịu dàng, thùy mị, không kiêu kì. Trong
Truyền kỳ mạn lục, sắc đẹp của người phụ nữ được miêu tả theo hai hướng, một
là người một phụ nữ có sắc đẹp nhưng lại là yêu ma, quỷ quái, tinh của các loài

hoa (Chuyện cây gạo, Chuyện kì ngộ ở Trại Tây, Chuyện yêu quái ở Xương
Giang), hướng thứ hai là người phụ nữa sắc đẹp không được chú trọng nhưng
lại chứa đựng những phẩm chất cao quý và hành động tốt đẹp nhưng lại bị
chồng phụ bạc, ăn chơi sa đọa, thiếu sáng suốt gây ra cái chết cho người vợ của
họ khiến họ phải hàm oan mà chết (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu)
của họ được làm nổi bật để minh họa cho tính cách nhân vật.
Học thuyết Nhân nghĩa là một nội dung cốt yếu của Nho giáo, của văn
học nhà Nho. Có chủ trương yêu thương con người, nhưng không phải là con
người bình đẳng như nhau, mà là con người nằm trong quan hệ cha con, anh
em, vua tôi, bạn bè – tức là quan hệ ngũ luân. Đức Nhân ở đây không phải là
đức của tất cả mọi người, mà là đức tính của đẳng cấp quân tử, là đức tính của
người cầm quyền, nó đòi hỏi xuất phát từ lòng thương người, ra sức làm việc
cho dân. Nho giáo cũng khuyến khích điều thiện của con người trong gia đình
gia trưởng (quy tắc về hiếu đễ) và ngoài xã hội (khuyến khích điều nghĩa,
khuyến dụ sự trung thứ).
Nhân vật nhà sư được tác giả khắc họa rõ nét, hiện tượng các nhà sư vừa
nhập thế hướng về cõi tục, vừa xuất thế hướng về tâm linh, tu luyện bản ngã
chân tâm. Cả hai định hướng này vừa đồng thời diễn ra trong cuộc đời một vị
thiền sư, hoặc cũng có vị trước sau vẫn triệt để tuân theo một cách sống ẩn dật.
Xem xét trong mối liên hệ với nhân sinh thế tục, ngoài các công việc xây chùa,
dựng tháp, giáo hóa chúng sinh thì chính mối ràng buộc với giới quan triều
đình có thể được xem là một tiêu chí để minh định xu hướng “nhập thế” này.
Các cách thức “nhập thế”, hướng về cõi tục có thể biểu hiện trực tiếp ở việc
tham gia chính sự, xây dựng vương quyền, giúp vua đánh giặc, cứu nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
cứu giúp nhân dân (Chuyện nghiệp oan Đào Thị) thực hiện phương thức cầu
mưa thuận gió hòa, trợ giúp việc “kinh bang tế thế” và cảm hóa, dẫn họ theo

về với Phật giáo.
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta từ lâu, và đã tác động
không nhỏ đến đời sống văn hóa xã hội trong dân ta từ bao đời nay. Đạo giáo
tuy không ảnh hưởng sâu sắc như Phật giáo và Nho giáo, nhưng nó cũng đã để
lại đến ngày nay không ít những đạo quán, những địa danh, mang ý nghĩa Đạo
giáo, những đạo sĩ được thờ phụng.
Đạo giáo là một hiện tượng tôn giáo hết sức phức tạp. Nó không hiện rõ
ra một thuyết lý về sáng thế và cứu thế, con người từ đâu mà ra, con người chết
đi về đâu. Mà hoạt động của Đạo giáo lại phù phép, bùa chú, luyện đan cầu
trường sinh bất tử. Khi du nhập vào nước ta kết hợp với pháp thuật, ma thuật
trong tín ngưỡng thần linh bản địa, lại lồng vào trong đó không ít những yếu tố
Phật giáo. Trong Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang đạo sĩ ra
tay cứu giúp người dân bằng pháp thuật, lá bùa loại trừ yêu ma gây nhiễu loạn
cuộc sống bình an của nhân dân.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Na, văn xuôi tự sự Việt Nam phát
triển theo ba xu hướng chính:
Một là, sưu tầm, ghi chép, cải biên truyện dân gian, gọi tắt là xu hướng
dân gian. Mở đầu cho thời kỳ này là tác phẩm Lĩnh Nam chích quái của Trần
Thế Pháp (cuối thế kỷ XIV), các câu chuyện được dựa trên sự phát triển của
dân tộc Việt Nam từ xưa với nguồn gốc, quá trình chinh phục tự nhiên, mở
mang bờ cõi, đánh giặc giữ nước… Và sau đó được các tác giả về sau tiếp tục
bảo lưu, sưu tập thêm hoặc có những cải biên. Đối với Lê Thánh Tông và
Nguyễn Dữ, hai tác giả dựa trên các mô típ của truyện dân gian từ thế kỷ X –
XIV, đến thế kỷ XV – XVI như: “vợ bị cướp”, “lấy vợ kỳ dị” (ma, tinh các loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
vật, tiên…), “phép thần phù trợ”, “gặp gỡ người chết”, “thăm địa phủ”, “xuống
thủy cung”… mà tạo nên những truyện mới, mang tính thời sự của xã hội.

Hai là, sưu tầm ghi chép chuyện về nhân kiệt, địa linh đất Việt, bao gồm
các nhân vật lịch sử (người, thần) và các sự kiện lịch sử, gọi tắt là xu hướng
lịch sử. Với xu hướng này bao gồm các tác phẩm như: Báo cực truyện (khuyết
danh), Viện điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh (khuyết
danh), Tam Tổ thục lục (khuyết danh)… Đặc điểm của những tác phẩm trên
đều phải bám sát với lịch sử, lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối
tượng phản ánh. Và những sự kiện, những nhân vật ấy phải có tác động đến
lịch sử của cả dân tộc. Xu hướng dân gian và xu hướng lịch sử tuy được chia ra
làm hai xu hướng khác nhau những trên thực tế hai xu hướng này luôn có sự
đan xen, tác động lẫn nhau. Đây cũng là một đặc điểm của văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại.
Ba là, viết về chuyện thế tục, gọi tắt là xu hướng thế tục, ra đời sau và là
xu hướng phát triển chủ đạo ở thế kỷ XV, XVI. Các tác giả làm cho xu hướng
thế tục trở thành một xu hướng phát triển trong văn xuôi tự sự chính là Lê
Thánh Tông và Nguyễn Dữ. Đối tượng ở xu thế này tập trung vào con người
với những khát khao về hạnh phúc, về tình yêu, những ân ái thế tục… Lấy con
người làm đối tượng và trung tâm phản ánh và trần tục hóa thánh thần, nâng
cao vai trò của con người trong thế giới trần tục. Để khẳng định sự khác biệt
giữa xu hướng lịch sử, Nguyễn Dữ đã hướng ngòi bút của mình vào việc phản
ánh số phận của con người, chủ yếu về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Và chủ nghĩa nhân đạo ra đời từ những sáng tác đó. Đưa con người
với những số phận cay đắng làm đối tượng của nghệ thuật là cuộc cách mạng
trong văn xuôi tự sự thế kỷ XV – XVI. Tuy nhiên, văn xuôi tự sự thời này vẫn
không đoạn tuyệt với truyện dân gian, nó vẫn dựa vào những tích truyện, những
mô típ trong truyện dân gian để sáng tạo ra những truyện mới. Và hình thức
truyện truyền kỳ đã phản ánh một cách rõ nét nhất với những sáng tạo đó [40].

×