Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

VĂN HÓA BẮC BỘ CƠ SỞ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 49 trang )

PHẦN I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MIỀN BẮC BỘ
1-Giới thiệu chung
Miền Bắc Việt Nam nhìn từ vệ tinh Bắc Bộ thời thuộc Pháp gọi là Bắc Kỳ là
một trong 3 miền chính của Việt Nam (hai miền còn lại gọi là Trung Bộ và
Nam Bộ). Nó cùng với một phần Bắc Trung Bộ nằm ở miền Bắc Việt Nam
theo cách hiểu thông thường hiện nay. Nó cũng từng được chính phủ Bảo Đại
thời Chiến tranh Đông Dương gọi là Bắc phần trong tiếng Việt.Bắc Bộ giáp
tỉnh Thanh Hóa của Trung Bộ.Bắc Bộ Việt Nam có đồng bằng sông Hồng mầu
mỡ, thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu.
2-Tiểu vùng
Tùy theo mục đích phân loại, Bắc Bộ có thể được chia làm nhiều tiểu vùng.
Bắc Bộ Việt Nam được phân làm 3 tiểu vùng:
Vùng Đông Bắc có 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai ,Bắc Kạn ,Lạng Sơn
Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh
Vùng Tây Bắc có 4 tỉnh: Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La
Vùng đồng bằng sông Hồng nằm trên châu thổ sông Hồng, gồm 9 tỉnh và hai
thành phố:Bắc Ninh ,Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương ,Hưng Yên, Nam
Định ,Ninh Bình ,Thái Bình, Vĩnh Phúc và 2 Thành phố Hà Nội , Thành phố
Hải Phòng.
Về mặt địa lý tự nhiên :Bắc Bộ có thể được chia thành hai vùng: đồng bằng
sông Hồng và vùng trung du và miền núi phía Bắc
Miền đông bắc Bắc Bộ được hiểu không chỉ là vùng đông bắc Bắc Bộ mà có
thể bao gồm các tỉnh miền đông của Bắc Bộ như Quảng Ninh (thuộc vùng
đông bắc), Hải Phòng (thuộc đồng bằng Bắc Bộ), Thái Bình (đông nam của
đồng bằng Bắc Bộ)
Bắc Bộ Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử xưa nhất của dân tộc Việt Nam.
Đền thờ các vua Hùng hiện nằm tại tỉnh Phú Thọ. Thành Cổ Loa của An
Dương Vương đã được xây dựng tại đây sau khi chiến thắng các vua Hùng,
cách Hà Nội vài chục kilômét. Vào thời kỳ Bắc thuộc, nơi này được mang các
tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu.
PHẦN II-NỀN VĂN HÓA MIỀN BẮC BỘ


CHƯƠNG I-VĂN HÓA MIỀN TÂY BẮC
VĂN HÓA TÂY BẮC:
Diện tích :khoảng 54.000 km2
Dân số :3.502.007 người
Các dân tộc :Kinh ,Thái ,Mường ,H’Mông ,Dao ,Giây ,Hà Nhì ,Xinh Mun ,Phù
Lá ,La Hủ
Bao gồm 6 tỉnh :Lào Cai ,Yên Bái ,Lai Châu ,Điện Biên ,Sơn La ,Hòa Bình.
Tây Bắc là vùng núi cao có dãy hoàng liên sơn hùng vĩ ,có đỉnh Phanxipang
cao nhất Đông Dương (cao 3143 mét). Có nhiều cao nguyên nổi tiếng như cao
nguyên Sơn La ,cao nguyên Mộc Châu .Nơi đay được coi là một thảo nguyên
lớncuar Việt Nam nơi có trung tâm chăn nuôi bò sữa và nhà máy chè
Truyền thống văn hóa:
Các dân tộc sinh sống trong vùng Tây Bắc có một nền văn hóa cổ truyền
phong phú bao gồm hàng trăm truyền thuyết,huyền thoại,ca dao với những bản
trường ca đọc mấy đêm ròng chưa hết ; nghệ thuật ca múa nhạc và một nền
văn học chữ viết.
Người Thái sớm có chữ viết,nên nhiếu vốn cổ như truyện,thơ,luật lệ được ghi
chép và được lưu đến ngày nay.Một truyện thơ hay nhất của người Thái là
cuốn sách “Xống chụ xôn xao” nghĩa là tiễn dặn người yêu.Truyện thơ miêu tả
tế nhị tình yêu sâu sắc của đôi trai gái luôn luôn lo sợ trước ngoại cảnh,sau
nhiều năm tủi hận,xa cách mới lấy được nhau.
Người Mường ở Hòa Bình có trường ca “Đẻ đất đẻ nước” làm bốn nghìn câu
kể chuyện từ khi trời đất chưa phân chia,sau đó mới có đất,có nước,có cây cối
rồi đến thời săn thú dữ,xuất hiện những ông khổng lồ …
Nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Tây Bắc rất đặc sắc.Người Mường có
hát ru em,hát đồng dao,hát đập hoa,hát đối….Nhạc cụ đặc trưng của người
Mường là cồng,chiêng và âm điệu ấm áp của nó như thấm sâu vào lòng
người .Người Tày có điệu khắp (hát),các điệu múa xòe,múa sạp rất hấp dẫn.
Lễ Hội truyền thống:
Các dân tộc Tây Bắc có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc:

Lễ hội Hoa ban(của người Thái)dược tổ chức vào mùa xuân khi hoa ban
nở(tháng 2),là lúc mà núi rừng đẹp nhất.đây là lễ hội cầu mùa cầu phúc
Lễ hội mừng măng mộc (dân tộc mãng,Xá ,kháng …) được tổ chức vào đàu
mùa mưa,ở các bãi rông vên suối ven rừng ,gần bản.Măng mộc là 1 tính hiệu
vui cho một nùa sinh trưởng ở núi rừng.Mọi người hát xung quanh “Cây quấn
hoa “rồi tham gia tiệc vui ,uống rượu mừng măng mọc.
Sapa - Vẻ đẹp đặc trưng của vùng Tây
Bắc
Bỏ lại đằng sau sự náo nhiệt, sôi động và oi bức của thành phố Hà Nội,
du khách đến với Sapa để thưởng thức không khí trong lành quanh năm
mát mẻ giữa vùng Tây Bắc thơ mộng.
Sapa cách thị xã Lào Cai 38km, cách Hà Nội 376km và nằm ở độ cao hơn
1500m so với mặt nước biển, do vậy khí hậu Sapa giống như khí hậu
miền ôn đới quanh năm mát mẻ, đôi khi có tuyết rơi vào mùa đông. Sa Pa
có gần 40.000 dân với 6 dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xà Pó và Kinh).
Mỗi dân tộc có trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác, cùng
những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn.
Thành phố trong sương
Theo thời gian Sapa cũng thay đổi ít nhiều nhưng nét thu hút của một
thiên đường nghỉ mát ở vùng cao Tây Bắc vẫn mãi còn đó.
Sapa ngày nay có nhiều khách sạn, dịch vụ cùng những nhà nghỉ mới
mọc lên đan xen với nét cũ hòa quyện cùng thiên thiên, tất cả vẽ nên bức
tranh thiên đường thơ mộng.
Sa Pa hấp dẫn du khách không chỉ vì cảnh sắc tuyệt đẹp, với những dải
mây trắng vấn vít quanh những đỉnh núi màu lam, những rừng cây sa mộc
xanh ngắt, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những thác nước tung bọt
trắng xoá… mà còn bởi khí hậu trong lành, bởi những mảnh ruộng bậc
thang trông rất mềm mại với những người dân chân chất, thật thà đang
ngày đêm sống bên đỉnh Hàm Rồng và đỉnh núi Phan-xi-păng hùng vĩ.
Đặc biệt, ấn tượng hơn cả là vẻ đẹp của những cô gái Dao đỏ, H’Mông

xúng xính trong những bộ váy áo dân tộc đủ sắc màu. Tất cả tạo nên một
Sapa vừa hư vừa thực, một Sapa lung linh, huyền bí và quyến rũ đến mê
hồn
Những dãy ruộng bậc thang uốn lượn
Sapa lúc nào cũng lạnh, nhưng cái lạnh ở Sapa không buốt mà rất ngọt,
cái lạnh của Sapa rất riêng nhưng rất dễ cảm nhận. Đến Sapa, bạn đừng
quên ghé thăm đỉnh Hàm Rồng, đường lên đỉnh Hàm Rồng tràn ngập hoa
thơm và có bậc thang cho du khách dễ leo, trên đường lên, ta bắt gặp các
quầy lưu niệm, du khách có thể mua để về làm quà cho bạn bè và người
thân. Đi thêm một đoạn nữa, chắc chắn du khách sẽ bất ngờ bởi vẻ đẹp
của vườn châu Âu, rừng đá, sân mây, hang Tam Môn.
Hoa đào nở trên đường lên đỉnh Hàm Rồng
Đặc biệt hơn cả là vườn lan với đủ các loại giống lan quý hiếm khoe sắc
như mời gọi và làm lưu luyến bước chân du khách. Do khí hậu trong
lành, đất đai màu mỡ nên Sapa trở thành vùng đất nổi tiếng với các loại
hoa, rau quả, thuốc Nam chất lượng cao.
Hoa lan đua nhau khoe sắc
Thị trấn Sa Pa hiện ra trước mắt với những ngôi nhà thấp thoáng trong
sương. Những lâu đài cổ kính bên cạnh những biệt thự hiện đại theo lối
kiến trúc phương Tây, dọc theo những con đường quanh co hay chênh
vênh trên các triền dốc, sườn đồi. Hai bên đường, những cây sa mu kiêu
hãnh, những khu rừng trúc, rừng vầu xanh ngắt trầm tư trong màn sương
xám. Những cây mai, cây đào trơ trụi đắm mình trong mưa bụi. Rồi đây,
khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân vừa đến, chúng sẽ lại tràn đầy
sức sống với những chùm hoa rực rỡ, đẹp đến ngẩn ngơ.

Nhà thờ Sapa tấp nập khách du lịch
Dọc hai bên tam cấp xuống chợ Sa Pa là những quầy trang sức bằng bạc
(vòng, khuyên, lắc, nút áo v.v ), quầy hoa quả (cam, táo, chuối, mận,
lê…). Những chảo bánh rán nhân đậu đang sôi xèo xèo, thơm phức khiến

không ít du khách dừng chân. Chỉ một ngàn đồng một cái bánh nếp dẻo
quánh, dòn rụm và nóng hổi…
Ngoài các loại hàng hóa thông thường, trong chợ Sa Pa còn có một gian
lớn dành cho hàng thổ cẩm (chăn, màn, bọc gối, quần áo, túi xách, ví
đầm, khăn tay, tranh thêu) của các dân tộc khác nhau, với nhiều hoa văn
và hình trang trí tinh xảo và lạ mắt, đủ loại, đủ màu sắc rực rỡ. Trong
nhiều quầy hàng bày bán những bộ trang phục dân tộc cũ, thậm chí, bị
sờn rách.
Hàng thổ cẩm phong phú
Đồ ăn ở Sapa khá ngon, nhất là các loại đồ nướng, những món ăn như:
thịt lợn rừng nướng, cơm lam, gà đen, trứng nướng rất thơm ngon mà chỉ
ở Sapa mới có. Đồ ăn ngon là thế, hấp dẫn là vậy nhưng giá cả lại phải
chăng nếu không muốn nói là khá rẻ. Tối Sapa lạnh mà được ngồi bên
bếp lửa than hồng đợi chị bán hàng nướng trứng gà bản thì không gì
bằng.
Ngô nướng, đặc sản mùa đông của Sapa
Sapa còn hấp dẫn bởi những món ăn rất riêng như: thắng cố, cuốn sủi.
"Thắng cố" hơi lạ còn cuốn sủi gần giống phở nên dễ ăn hơn. Món ăn đặc
sản ở Sapa là Gỏi cá hồi sống (cá hồi Sapa) nó không có vị chua chua
ngọt ngọt như ở miền xuôi mà nó có vị của món sushi của Nhật.
Xa xa, phía Tây thị trấn là dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm ẩn mình trong
những áng mây. Đỉnh Phan-xi-păng cao hơn 3 nghìn mét luôn vẫy gọi
những du khách thích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên.
Fansipan - nóc nhà Đông Dương
Cách thị trấn Sapa 12km là thác Bọt tung trắng
xoá, bạn có thể đi tới bản Hồ của người Tày. Ở
đây, khách du lịch được ngủ nhà sàn, ăn cá suối,
thưởng thức thịt lợn "cắp nách", gà bản nướng
mọi, được ngồi vào xa quay sợi cũng như tập làm đồ thổ cẩm với người
dân tộc và thưởng thức những điệu múa xoè, múa sạp của người dân tộc

Tày.
I-CHẲM CHÈO-ĐẶC SẢN VÙNG TÂY BẮC
Chẳm chéo là một trong những thức chấm cổ truyền của người Thái vùng Tây
Bắc. Nó có mùi vị đặc trưng của các vị rau thơm giã nhỏ, vị cay của ớt nướng
và mak khén (một loại tiêu rừng có mùi thơm ngái và vị cay nồng).
Chẳm chéo là món chấm không thể thiếu được trong mâm cơm thường ngày
cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái, đặc biệt là ở vùng Điện Biên.
“Chẳm” theo tiếng Thái có nghĩa là món chấm, “chéo” là
thứ được chế từ ớt, tỏi, muối… Đây cũng là những nguyên
liệu chính làm nên “chẳm chéo”.Có lẽ ngon miệng và dễ
ăn hơn cả đối với những người lần đầu thử chẳm chéo là
món chéo được chế từ 20 loại gia vị, rau thơm và lá rừng. Các loại gia vị này
giã nhuyễn và có thể thêm vào một chút nước dùng, chấm các món nướng và
luộc từ thịt lợn rất ngon. Miếng thịt có vị thơm hăng, bùi bùi và lạ miệng hẳn.
Chẳm chéo khi thử ăn sẽ quen vị, mà quen rồi thì cảm thấy không thể thiếu.
Các món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc sẽ kém hấp dẫn hơn nhiều khi vắng
món chấm này.
Tắm tiên – Nét đẹp văn hóa miền Tây Bắc
Những dòng suối mát trong của miền Tây Bắc như đẹp hơn, thi vị hơn khi các
cô gái Thái hòa mình trong dòng nước biếc.

Nghe anh bạn rủ “Lên Tây Bắc xem gái Thái tắm tiên” tôi cứ nghĩ đây là lời
đùa mang chút "ẩn ý". Nhưng nhìn nét mặt nghiêm túc “không phải chuyện
linh tinh đâu nhé!” mà tôi hiểu đó là một lời dẫn dụ về với nét văn hóa kết tinh
nét đẹp của đất và người miền sơn cước.
Lâng lâng trong men rượu cần, thả hồn trong tiếng chim hót đầu non, đắm say
trong vũ điệu xòe Thái, chúng tôi tìm đến những con suối mà chỉ nghe tên
cũng cảm thấy thi vị như mang đầy khát vọng của người dân bao đời: Suối
Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân. Nơi ấy bạn có thể ngắm nhìn những thiếu nữ Thái
hòa mình trong dòng suối biếc.

Chẳng biết có phải được đắm mình trong dòng suối trữ tình nên thơ, được
ngắm hoa ban khoe sắc đầu non mà cô gái Thái nào cũng cao ráo, tóc đen mềm
mại, da trắng như bông bưởi. Sau những buổi đi lao động về, các cô tìm đến
với dòng suối, những bước chân nhẹ nhàng lướt lên làn nước.

Cô gái Thái
Chỉ đến khi nước che kín thân hình các cô mới khéo léo
hòa cùng thiên nhiên. Dòng suối mát trong như lòng mẹ
ôm ấp che chở cho những đứa con thơ. Bàn tay thon thả
hồn nhiên té nước trêu đùa nhau như sự trở lại một thời bé dại. Thiên nhiên,
đất trời, con người giao hòa trong những phút giây thần tiên. Mọi vất vả của
một ngày lao động tan biến.
Cơm Lam - hương vị miền Tây Bắc
Nếu ai từng một lần được thưởng thức món cơm
Lam hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước món ăn
tưởng không có gì đơn giản, khiêm tốn hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ
thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng cao trong mối giao tình với nước, lửa và
những ống nứa non
Cơm lam là món ăn phổ biến của người Thái, Tày, Nùng, Mông, Mường,
Dao “Lam” theo tiếng dân tộc có nghĩa là nướng chín một thứ nào đó trong
ống nứa.Câu chuyện về cơm lam đã bắt
nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày
của người đàn ông, từ những chuyến đi săn và
những đêm du canh xa xưa. Không nồi chảo,
không cơm nắm, cơm vắt phiền toái, chỉ
một cái ruột tượng đựng gạo vắt qua vai, một
con dao quắm và một hòn đá, ít bùi nhùi đánh lửa. Đói lúc nào, dừng lại ở đó
sẵn dao chặt lấy vài ống nứa, sẵn gạo mang theo, sẵn nước dưới suối và lửa
trong tay, thế là có thể có cơm lam.
Nguời dân tộc phía bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam.

Ngoài cơm lam, họ còn có cả cá lam, chim lam, rau quả lam Phải thừa nhận
làm đồ ăn lam là một nghệ thuật tinh tế đặc biệt.Trong quan niệm của các dân
tộc như Thái, Tày, Nùng ở vùng cao Đông Bắc Việt Nam, cơm lam không chỉ
là món ăn truyền thống mà còn mang một ý nghĩa tâm linh gắn với phong tục
của vòng đời.
Đây là loại cơm được nấu từ lúa nương trong những ống nứa non còn nguyên
những giọt nước tinh túy của trời đất bằng thứ lửa rực đỏ nơi chốn núi rừng
lạnh lẽo, tính thiêng ấy thuộc về Mường Then hay Cõi trời vì vậy, nó được
xem như một món ăn thiêng, vật thiêng dành để dâng lên chốn Mường. Vùng
này còn có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo Khẩu lùm phua, có
nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả phần chồng!
Một cách tán tụng hy hữu, nhiều hàm ý và cũng thật dí dỏm. Đem ngâm gạo
trong nước vài giờ đồng hồ như người miền xuôi chuẩn bị đồ xôi hoặc gói
bánh chưng để khi lam, hạt cơm sẽ chín rền hơn. Dụng cụ để lam chính là ống
nứa, hoặc ống tre non, vừa trải qua thời kỳ măng.
Cơm lam gắn bó, thủy chung suốt cả đời người, ai đã từng sinh ra lớn lên cùng
nó sẽ chẳng thể nào quên. Cơm Lam cũng như tấm lòng của con người miền
sơn cước, mộc mạc bình dị nhưng cũng thật sâu nặng nghĩa tình, nếu đã gặp
rồi sẽ còn mãi nao nao nỗi một nhớ nhung lưu luyến.
CHƯƠNG II- VĂN HÓA MIỀN VIỆT BẮC (dân tộc Tày)
VĂN HÓA VIỆT BẮC:
Diện tích :khoảng 37.000km2
Số dân :3.794.905 người
Dân tộc ;Kinh,Tày,Nùng ,Dao,H’Mông,Sân Chay ,La Chí…
Bao gồm 6 tỉnh :Cao Bằng ,Bắc Cạn ,Lạng Sơn,Thái Nguyên ,Tuyên Quang
,Hà Giang.
Việt Bắc là tên gọi thân thương để chỉ vùng núi Đông Bắc Việt Nam,nơi có
dãy núi Ngân Sơn hùng vĩ có những đỉnh cao trên 2000m.Đây là vùng địa hình
độc đáo ,hiểm trở ,vách núi dựng đứng có nhiều hang động kì thú với mạng
lưới sông suối dòng chảy khi ẩn ,khi hiện .Việt Bắc là vùng có nhiều cảnh đẹp

thiên nhiên hoành tráng ,là vùng cao có điểm cực Bắc của đất nước có biên
giới vởi Trung Quốc và cũng là cái nôi của Việt Nam.
Truyền thống văn hóa :
Các dân tộc sinh sống trên Việt Bắc có nền văn hóa phát triển lâu đời cho đến
nay còn lưu trữ một kho tàn văn hóa dân gian của từng dân tộc,gồm hàng trăm
truyện cổ tích,thần thoại,ca dao,truyện thơ… Nghệ thuật dân gian ở vùng Viêt
Bắc rất phong phú và đa dạng với các điệu múa dân tộc đặc sắc như múa
khèn,múa sạp,các làn điệu Sli Bốc (hát đối nam nữ),hát then,hát lượn,hát đám
cưới,ru con…. Nhân dân Việt Bắc đã sáng tạo nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo
như trống,chiêng,khèn,sáo mèo,đàn tính,đàn môi,khèn lá… Những điệu
ca,tiếng nhạc gắn chặt với đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Bắc và vẫn
còn gìn giữ cho đến ngày nay
1 Đặc điểm vùng văn hoá việt bắc : Trước tiên là văn hoá vật chất. Người
Tày- Nùng có hai loại nhà chính : nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là dạng nhà phổ
biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái. Nhà đất là loại nhà xuất
hiện ngày càng nhiều, nhưng cũng có rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về
quy mô, kết cấu, bố cục bên trong. ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa
đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất vừa mang tính
chất nhà sàn.
Trang phục của người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới
tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương. Y phục của nam giới người Tày
theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu và giày vải.
Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực,
cùng hai túi. Quần của nam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quần lẫn áo
của nam giới Tày được may bằng vải chàm.
Về đồ trang sức, họ ít dùng đồ trang sức. Vì vậy, trang phục của người đàn ông
Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn.
Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và
khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng. Việc chế biến món ăn của cư
dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến

của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế
biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng. Bữa ăn của cư dân Việt
Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái. Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung
một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng.
Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng
niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên. Các thần linh của
họ rất đa dạng, có khác là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất. Ngoài
ra lại có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồng được củng cố thông qua
việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản. ý thức về gia đình, dòng họ
được, củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ
tổ tiên đặt ở vị trí trạng trọng nhất trong nhà. Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ
vua bếp.
Về chữ viết, vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua các giai
đoạn : giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai
đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh.Cũng chính vì vậy, nét
đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết văn
bằng chữ viết dân tộc. Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc
Chấn, Bàn Tài Đoàn v.v
Văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác
phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân
ca. Riêng dân ca, loại phong phú là loại khá riêng biệt được viết trên nền giấy
vải khá công phu. Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương, là
những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng.
Lễ hội của cư dân Tày - Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là
hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn ra gồm hai phần : Lễ và hội. Nghi lễ
chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Phần hội căn
bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật v.v Như vậy,
về bản chất, hội lồng tồng là một sinh hoạt văn hóa.
Tóm lại, Việt Bắc là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể :
Tày-Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên,

những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn
hoá cả nước.
Lễ hội dân gian :
Ở Việt Bắc có các lễ hội dân gian đặc sắc :
Lễ hội mời mẹ Trăng(dân tộc Tày) tổ chức sau Tết Nguyên Đán, kéo dài 10
đến 15 ngày.Đây là lễ hội cầu mưa,cầu sức khỏe và kết hợp văn hóa dân tộc
( hát,ném còn,…)
Lễ hội “ lùng tùng” (dân tộc Nùng)được tổ chức vào tháng giêng âm lịch.Đây
là lễ hội xuống đồng,động viên mọi người trồng ngô,trồng lúa,mong cho mùa
được bội thu.
Lễ hội chơi núi mùa xuân (dân tộc H’Mông) được tổ chức sau Tết Nguyên
Đán. Đây là một lễ hội có tính chất Tổng hợp,trong đó có vui chơi,ca hát,tìm
bạn,cầu mùa,cầu an…. Ngoài ra mỗi dân tộc đều có các lễ hội như lễ đón năm
mới,lễ mừng nhà mới….Mỗi dịp có lễ hội mỗi người trong bản đều tham gia
các sinh hoạt văn hóa như múa tập thể,hát,biểu diễn các trò chơi…
CHƯƠNG III- VĂN HÓA MIỀN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (dân tộc Dao,Bắc
Ki,Hát chèo…thiếu nữ HN xưa)
I.VĂN HÓA BẮC BỘ:
Diện tích :khoảng 18.142km2
Dân số :14.357.931 triệu người
Dân tộc :chủ yếu là người Kinh (Việt)
Bao gồm 10 tỉnh :Hà Tây,Phú Thọ,Vĩnh Phúc,Bắc Giang,Bắc Ninh,Hải
Dương,Hưng Yên,Thái Bình,Hà Nam,Nam Định.
Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình .Là
một châu thổ không rộng nhưng hàng năm bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ
tạo nên một tam giác với 3 đỉnh Việt Trì,Quảng Yên,Phát Diệm .Bên cạnh hai
con sông lớn là một mạng lưới dày đặt các kênh mương mẫn dẫn nước và tưới
tiêu .
Vùng đồng bằng và trung du bắc bộ là vùng đất mở đầu cho sự hình thành đất
nước Việt Nam ,cái nôi sinh trưởng và phát triển của người Việt .Tổ tiên Việt

Nam từ ngàn xưa đã vun đắp xây dựng nên bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm
dân hiến của dân tộc
Vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh
của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn
hóa Đông Sơn, Thăng long - Hà Nội… Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn
minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều
giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện
đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất
định.
Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội : Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang
nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn
hoá-lịch sử dân tộc đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: Do
ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các
dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy
nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Chính yếu tố nước tạo ra
sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh
hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa
có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình
II. Đặc trưng văn hoá vùng Châu thổ Bắc bộ
Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn,
phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa
Việt Nam. Văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa
Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này
Đặc trưng môi trường xã hội
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông
nghiệp một cách thuần túy (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực)
.Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê
lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Bắc Bộ là một châu thổ có
nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác
thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được

người nông dân rất chú trọng.
Đặc trưng văn hoá vật chất
Văn hoá cư trú (nhà ở). Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà
không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu
nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép.
Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu
bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan.
Văn hoá ẩm thực (ăn - uống) : người Việt Bắc Bộ ăn uống như mô hình bữa ăn
của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở
đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu.
Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng
thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể.
Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam
Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
Di sản vật thể khác. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn
hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa.
Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương.
Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê.
Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền
Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương,
chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…
3. Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng
Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều
khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ,
từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét
riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh,
Trạng Lợn v v sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều
hơn truyện trạng ở các vùng khác. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân

gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát
xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v… Đáng kể nhất là
những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ.
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi
khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các
nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long - Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn
hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền
văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm
năng nhất định
1.Phong tục cưới xin:
Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm
ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến
bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:
- Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà
gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ
vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa
chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có
chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.
- Kế đến là lễ ăn hỏi.Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm
và hồng.Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có:
bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá
Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh
"phu thê", Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ:
+ Lễ đàng nội
+ Lễ đàng ngoại
+ Lễ tại gia
Sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày
xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong
làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu

phố
Khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, là một sự tưởng nhớ đến cội
nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật
để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt.Từ sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức
tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt
thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới gọi là nhị hỷ hoặc tứ
hỷ
2.Các hình thức nghệ thuật sân khấu:
2.1.Múa rối nước:
Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010 - 1225). Dấu vết rối nước
còn ghi lại ở nhiều nơi Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước
những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là
thảm cỏ xung quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào
những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội.
Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên
ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú
Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất
hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Trong kho tàng
múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục mới
xây dựng đã làm say lòng khán giả trong nước và quốc tế.
2.2.Múa chèo:
Nói đến nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam là nói đến nền múa
chèo.Khi nghiên cứu các động tác múa chèo người ta tìm thấy các động tác
múa ngày nay đã được khắc trên các vách đá ,hang động ,các phù điêu trong
đình làng Việt Nam Múa chèo mang nhiều dấu ấn của những văn hóa làng quê
như :múa thiêng,lên đồng,múa đèn,múa gậy….
Người diễn viên múa phải chuyển từng bước đi,cách đứng.Khi giao tiếp với
các nhân vân cùng diễn.diễn viên chèo phải vừa hát vừa múa.Khi múa sử dụng
chủ yếu đôi bàn tay,cánh tay và cổ tay.Có thể nói đôi bàn tay sự thể hiện ngôn
ngữ chèo điệu nghệ nhất.Năm nhóm động tác chính của múa chèo là :

Nhóm chạy đàn :bước đi lúc nhanh lúc chậm,biểu hiện sự suy tư thương nhớ
và nỗi buồn mênh mông.
Nhóm dâng hoa :gồm những động tác khoan thai trang nghiêm,diễn tả tình
cảm tôn kính.
Nhóm dâng rượu :bước đi trang trọng động tác mạch lạc,kính cẩn.
Nhóm cướp bông :là những bước nhún ngẫu hứng,tài linh hoạt của người diễn
CHƯƠNG I- CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
I-LỄ HỘI ĐỀN BÀ TẤM
Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa
kia thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh.
Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh (tam
Dương).Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm (Nguyên Phi ỷ Lan) và sáu
tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai,
trên ngai có bài vị ghi "Lý triều đệ tam hoàng thái hậu" và một vài bia ký ở hai
gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc.
Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19-2 âm lịch - ngày hội lớn là 25-7, tương
truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều
có lễ trong đền.
Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang
tổ chức, mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm chín xã suốt từ Sủi (Phú Thị) cho
tới Văn Lâm (Hải Hưng) và những làng cấy ruộng hậu của đền. Trong đền còn
giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ
thể. Do hội khá lớn, nên thường phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối
cùng, được tổ chức vào năm 1939, nhiều người còn nhớ cả tên người được giải
cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân.
Trước đây chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, nhưng thực chất người ta
đã náo nứcchuaanr bị từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ
tiệc đầu xuân dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với
Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng
các việc khác cho ngày hội. Ngày 19-2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của

bà Tấm.
Ngày hội được mở đầu bằng một đám rước long trọng - rước nước. Đám rước
khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị)
cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ,
rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rước bà ỷ Lan (bài vị),
có những người phục dịch theo kiệu Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy
nước. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy
ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rước rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà
trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ Bà cũng được coi là Mẫu
nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rước dài và lớn như vậy nên nó kéo dài tới
bốn năm tiếng đồng hồ mới rước được nước về tới đền.
Trong lúc diễn ra cuộc rước nước, thì từ các thôn cũng tiến hành rước lễ vật ra
đền để tế lễ. Sau khi kiệu Bà và nước được đưa vào đền yên vị, cuộc tế lễ bắt
đầu. Các bô lão năm thôn được cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất
nghiêm ngặt. Lễ vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là trầu, rượu. Từ thượng
cổ năm nào cũng vậy có chăng thêm thì chỉ có bánh gai, bánh mật mà thôi.
Sau cuộc lễ chính thức của các cụ trong hội đồng, ra vào không ngớt là các
cuộc dâng lễ của dân làng và khách thập phương. Ngày hội đầu tiên kéo dài
cho đến khuya trong không khí nghiêm trang tại đền cùng các cuộc vui ngoài
sân và khu vực xung quanh. Tương truyền sau khi tế lễ xong ngày hôm đó
cũng như buổi hôm sau, lễ vật được chia ra làm đôi, riêng Dương Đá (là nơi
sinh ra Bà) được một nửa, nửa kia mới được chia cho các thôn còn lại trong xã.
Riêng ông chủ tế được biếu 60 phẩm oản và 60 quả chuối.
Ngày 20 tháng 2 hội cũng bắt đầu bằng những cuộc rước. Song lần này là rước
Thành hoàng và lễ vật của các thôn thuộc Dương Xá và những nơi ăn lộc
ruộng của đền bái vọng và dâng lễ. Trừ kiệu của bốn thôn thuộc Dương Xá và
Thuận Quang được vào trong đền, còn tất cả các kiệu của những làng khác đều
phải đứng bên ngoài cổng đền (chỗ đường 5 bây giờ) bái vọng vào. Lễ vật
được chuyển vào trong đền.
Tại sân đền còn có tục phất cờ tổng, truyền rằng nhất là vào những năm trời

âm u, múa cờ là để xua tan mây ám cho trời quang mây tạnh. Thuận Quang là
làng được quyền lựa chọn tổng cờ cho hội hàng năm. Tổng cờ cũng được lựa
chọn cẩn thận, là người không tang chế, đẹp người, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Ngoài ra còn có hai thủ hiệu trống và chiêng. Cả thủ hiệu cờ và thủ hiệu trống,
chiêng đều mặc đẹp và phải tập luyện từ trước. Các động tác và điệu múa của
họ cũng giống như hiệu cờ, hiệu trống và hiệu chiêng ở hội Dóng. Hiệu cờ
cũng quì, nhảy, múa ba lần như ba ván ở hội Dóng. Lá cờ cũng dài như ở hội
Dóng, nhưng tổng cờ phải tập luyện cẩn thận, thuần thục, tránh để cờ lùng
nhùng mà cuốn vào cán, như vậy sẽ bị phạt vạ rất nặng và có lỗi với Thánh.
Do đó mà các tổng cờ luôn luôn phải chú ý trong khi luyện tập.
Tại bãi Xây ở trong đền, ngày trước rất rộng và cây cối um tùm, mát mẻ, là nơi
diễn ra cuộc đấu cờ người. Người đẹp nhất được chọn làm tướng. Mỗi quân cờ
đều có một chiếc ghế đầu để ngồi. Riêng tướng cờ được che thêm một chiếc
lọng. Người chơi đánh nước nào thì người đóng vai quân cờ chuyển chỗ theo
nước đánh. Cứ như vậy ván cờ diễn ra căng thẳng với sự đấu trí của người
chơi, nhưng lại hấp dẫn người xem không chỉ vì các nước cờ tài ba mà còn bởi
các màu sắc và sự thanh tú của các nam nữ đóng quân cờ. Cuộc đánh cờ phân
thắng bại cho các địch thủ kéo dài cho tới hết hội. Đến cuối hội người ta mới
xác định rõ người thắng và trao giải cho người nhất cuộc.
Mỗi năm hội đều có phường hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ cửa đền, suốt từ
19-2 đến hết hội. Ngoài ra các phường chèo, tuồng khác cũng đến góp vui cho
hội thêm sôi nổi.
Trong hội còn có các trò chơi khác như tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo
và thời Pháp thuộc có cả hát cô đầu
Cứ như vậy lễ hội đền bà Tấm kéo dài cho đến hết ngày 21 tháng 2 âm lịch.
Ngày 22 tháng 2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội. Cũng vào ngày đó các giải
vật, giải cờ mới phân ngôi nhất nhì và làm lễ trao giải.
Qua khảo sát lễ hội ở Dương Xá và những làng có liên quan ta thấy một số
điểm sau:
1. Trong các làng thờ Nguyên Phi ỷ Lan thì hội ở Dương Xá có qui mô lớn

nhất. Hội có rước nước từ trên Sủi (Phú Thị) với đám rước lớn gồm cả tổng
Dương Quang xưa và các làng ăn lộc đền Bà Tấm. Nếu như ở Như Quỳnh
(Hải Hưng) hay chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh), Phú Thị (Gia Lâm,
Hà Nội) nhất mực mọi người đều cho chỉ thờ Nguyên Phi ỷ Lan, thì tại Dương
Xá, bà Tấm và Nguyên Phi chỉ là một và có một quá trình lịch sử dài từ một
hình tượng cô Tấm lam lũ và thông minh đến vị nguyên phi tài ba, tháo vát.
Chỉ có Dương Xá kiêng chữ Tấm gọi là bổi, cám gọi là đớn.
2. Vào dịp hội, cả Dương Xá, Như Quỳnh và Phú Thị đều rước giao hiếu và cả
ba nơi đều trân trọng yêu quí thần tượng Mẫu nghi thiên hạ của mình. Cũng dễ
nhận ra điều đó vì Thổ Lỗi trang xưa bao gồm đất đai suốt từ Sủi (Phú Thị)
cho tới Văn Lâm, Văn Giang, Hải Hưng ngày nay. Cả ba làng trên đều thuộc
trang Thổ Lỗi ấy. Do vậy không lấy làm lạ khi xuất hiện tâm thức kính trọng,
cả ba làng đều coi Nguyên Phi ỷ Lan là người của quê mình.
3. Ghép các chi tiết hội ở cả ba làng ta sẽ có được một lễ hội trọn vẹn với nội
dung là toàn bộ truyền thuyết và sự thực lịch sử về Nguyên Phi ỷ Lan. Đó là
các tục lệ, nghi thức liên quan đến cô Tấm ở đền Bà Tấm. Chi tiết ông bán dầu
ở hội làng Ghênh (Như Quỳnh) nhắc đến đoạn cô Tấm dựa bên khóm lan khi
đi hái dâu và gặp vua để thành hoàng hậu sau này. Tục bông sòng ở hội làng
Phú Thị (Sủi) nhằm kể lại sự tích đầu thai của vua Lý Nhân Tông và cuối cùng
là những nghi thức và lễ vật của ngày hội nói lên quãng đời cuối cùng của
Nguyên Phi chuyên tâm vào việc xây dựng chùa chiền, chuyên tâm làm điều
thiện, tu nhân tích đức nơi cửa Phật. Do vậy việc tổ chức tốt lễ hội ở đây sẽ

×