Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Quy trình sửa chữa hệ thống lái, hệ thống phanh xe Toyota Innova_Thiết kế và lắp đặt mô hình hệ thống phanh dầu trên xe Ô Tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 146 trang )

Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, ngành giao thông vận tải là một ngành hết sức quan
trọng. Nó là trợ lực vô cùng to lớn, là tiền đề để phát triển kinh tế,
nâng cao cuộc sống con người.
Ở Việt Nam, với mức độ phát triển như hiện này, ngành giao thông
vận tải nói chung và ngành giao thông vận tải đường bộ nói riêng càng
đóng vai trò vô cùng quan trọng, là mấu chốt của sự phát triển về mọi
mặt, với ngành vận tải ô tô là chủ yếu. Ngày càng nhiều các xí nghiệp,
công ty về lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng được thành lập ở các khu công
nghiệp trọng điểm củng như các tỉnh thành trong cả nước. Cùng với
mức sống người dân ngày một nâng cao, sự phát triển của nền kinh tế,
số lượng xe ô tô ngày càng được tiêu thụ số lượng lớn để đáp ứng tất cả
các nhu cầu. Từ đó kéo theo là sự đòi hỏi số lượng lớn về những cán bộ
kỉ thuật hiểu biết về ô tô. Vì vậy, việc nắm rỏ và hiểu biết đầy đủ về
việc sử dụng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa là yếu tố cần thiết và
quan trọng của một sinh viên ngành cơ khí ô tô.
Sau gần năm năm theo học tại trường, với sự đào tạo, dạy dỗ, hướng
dẫn của các thầy cô của trường nói chung và thầy cô khoa cơ khí nói
riêng, sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa cơ khí, đặc biệt là thầy chủ nhiệm, hôm nay chúng em sắp
kết thúc khóa học, đã được trang bò những kiến thức chuyên môn nhất
đònh, có thể tham gia vào sản xuất, góp một phần công sức vào việc
xây dựng kinh tế đất nước.
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tốt là nhờ sự giúp đỡ tận tình
của thầy Trần Văn Công hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, và các giảng
viên khoa cơ khí, cũng như những ý kiến quý báu của tất cả các bạn
trong lớp. Nhân đây, em xin được gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô
của trường và bộ môn, đặc biệt là thầy Trần Văn Công đã đồng hành
cùng em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp, xin chân thành
cám ơn các bạn, các anh chò khóa trước đã góp phần thành công cho


luận văn này.
Tp.HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2009.
Sinh viên thực hiện.
-1-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Nguyễn Thanh Thảo.

PHẦN 1 QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH –
HỆ THỐNG LÁI TOYOTA INNOVA
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.GIỚI THIỆU CÔNG TY TOYOTA LÝ THƯỜNG KIỆT:
Công ty Toyota Lý Thường Kiệt đòa chỉ 151A Lý Thường Kiệt, Quận
Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật
Bản. Từ khi đưa vào hoạt động(tháng 2 năm 2003), công ty đã nhận
được sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng.
Trong thời gian chưa đầy 5 năm, đến tháng 11 năm 2007, công ty đã
bán ra thò trường Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 5000 xe Toyota
các loại, cung cấp dòch vụ bảo dưỡng và sửa chữa cho hơn 61000 lượt xe.
Riêng năm 2008, công ty đã bán ra hơn 2000 xe mới, cung cấp dòch
vụ bảo dưỡng và sửa chữa hơn 21000 lượt xe. Con số này cho thấy sự
phát triển mạnh mẽ và ổn đònh của công ty Toyota Lý Thường Kiệt.
Không chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh, công ty Toyota Lý
Thường Kiệt còn quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Công
ty đã thiết lập và vận hành các hệ thống chống ô nhiểm, nâng cao ý
thức tiết kiệm vật tư và năng lượng của toàn thể cán bộ công nhân
viên. Đầu năm 2008, công ty đã vinh dự nhận chứng chỉ hệ thống quản
lý môi trường ISO 14001. Không chỉ vậy, công ty không ngừng tạo điều
kiện để cán bộ công nhân viên nâng cao kiến thức và năng lực chuyên
môn, trang bò dụng cụ, nâng cấp nhà xưởng, áp dụng công nghệ cao vào
quy trình bảo dưỡng sửa chữa.

Đối với khách hàng, Toyota Lý Thường Kiệt cam kết mang lại sự hài
lòng cao nhất cho khách hàng qua ba yếu tố: chất lượng hàng đầu của
sản phẩm Toyota, dòch vụ hậu mãi hoàn hảo, và sự chăm sóc khách
hàng chu đáo.
2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình sử dụng, ô tô và tổng thành ô tô luôn xảy ra hai quá
trình trái ngược nhau, quá trình công tác ngày một giảm còn quá trình
-2-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
biến xấu ngày một tăng. Khi sử dụng xe các tổng thành không còn đảm
bảo tính hiệu quả kinh tế cần phải sửa chữa để nâng cao quá trình
công tác giảm quá trình biến xấu.
Việc sửa chửa có ý nghóa tiết kiệm vật tư, phụ tùng, tận dụng tối đa
hiệu quả của phụ tùng khi chúng còn trong giới hạn cho phép về độ
bền, độ cứng vững, đảm bảo an toàn và trình trạng kỷ thuật cho xe…
Ngoài ra, công tác sửa chữa ô tô còn làm giảm ngày xe nằm chờ tại
xưởng sửa chữa, tăng hiệu quả sử dụng xe, đảm bảo hiệu quả kinh tế,
thực hiện được kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Ngoài ra, chúng ta phải trang bò điều kiện vật chất, thiết bò, nhà
xưởng cần thiết để phục vụ cho công tác sửa chữa, cần xây dựng đội
ngủ cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn và tinh thần trách
nhiệm cao. Dựa vào những điều kiện này, chúng ta mới nghiên cứu và
lặp ra được một quy trình công nghệ sửa chữa phù hợp, khoa học, có
tính hợp lý cao. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được tối đa ưu thế
của công tác sửa chữa.
Nhận thấy rằng: công tác sửa chữa có ý nghóa hết sức quan trọng
trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, cùng với sự cố vấn, giúp đỡ
của thầy hướng dẫn, số lượng tài liệu chuyên môn thu thập được trong
quá trình học tập tại trường cũng như quá trình thực tập tốt nghiệp tại
công ty Toyota Lý Thường Kiệt, em quyết đònh chọn đề tài luân văn tốt

nghiệp của mình là ”Quy trình sửa chữa hệ thống lái và hệ thống
phanh xe Toyota Innova. Thiết kế và lắp đặt mô hình hệ thống
phanh dầu trên ô tô”.
3.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, bản thân sinh viên
nhận thấy đây là một cơ hội rất lớn để có thể củng cố các kiến thức mà
mình đã được học. Ngoài ra, sinh viên còn có thể biết thêm những kiến
thức thực tế mà trong nhà trường khó có thể truyền tải hết được, đó
thực sự là những kiến thức mà mỗi sinh viên rất cần khi công tác sau
này.
Ngoài ra, thực hiện luận văn cũng là dòp để sinh viên có thể nâng
cao các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu độc lập và phương
pháp giải quyết các vấn đề. Bản thân sinh viên phải không ngừng vận
động để có thể giải quyết những tình huống phát sinh, điều đó một lần
nữa giúp cho sinh viên nâng cao các kỹ năng và kiến thức chuyên
ngành.
-3-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Cuối cùng, việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên
có thêm tinh thần trách nhiệm, lòng say mê học hỏi, sáng tạo. Và đặc
biệt quan trọng là lòng yêu nghề nghiệp.
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU XE TOYOTA INNOVA
1.GIỚI THIỆU CHUNG:
Innova là sản phẩm của dòng xe đa dụng hiện đại mang tính toàn
cầu đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam ngày 10 tháng 1 năm 2006.
Ngay từ tên gọi, Innova đã thể hiện sự đổi mới, tân tiến.
Về thiết kế và kiểu dáng, Innova mở ra một cách nhìn hoàn toàn mới
về chiếc xe đa công dụng 8 chổ ngồi chất lượng toàn cầu. Đó là nét
trang nhã, sang trọng nhưng cũng rất hiện đại, thể thao. Xe Innova
được thiết kế với kiểu dáng khí động học hoàn hảo (hệ số cản Cd =

0.35), do đó xe tăng tốc tốt, chạy ổn đònh, giảm được tiếng ồn của gió
và tiết kiệm nhiên liệu.
Nội thất xe Innova khá sang trọng, đặc biệt là khoang hành lýù rộng
rãi với các ngăn đựng vật dụng được thiết kế đa dạng, lắp đặt khắp
mọi nơi. Các ghế ngồi được thiết kế với 10 kiểu sắp xếp linh hoạt tạo
nên không gian thoải mái và khoảng rộng tối đa chứa hành lý. Innova
rất đúng với cái tên của nó khi lần đầu tiên tích hợp vào hệ thống âm
thanh máy nghe nhạc Mp3, radio, CD Player kết hợp 6 loa tạo cho
người sử dụng có cảm giác thư giản tuyệt đối. Hệ thống điều hòa hai
dàn lạnh với các cửa gió cá nhân giúp hành khách có thể điều chỉnh
theo ý thích.
Với động cơ mới 1TR-FE 2.0 L có trang bò hệ thống điều khiển phối
khí thông minh VVT-I giúp tăng khả năng vận hành với hiệu quả tối
đa, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Khung và gầm
xe TOP (Toyota Outstangding Performance) cứng cáp với các công nghệ
hiện đại giúp cho Innova vận hành mạnh mẽ, êm ái trong mọi đòa hình
và tăng sự vững chắc cho xe trong khi vận hành. Innova sử dụng lò xo
cuộn, đòn kép và thanh cân bằng cho hệ thống treo trước, treo sau, có
cấu trúc bốn điểm liên kết với lò xo cuộn và tay đòn bên. Vì vậy, nó đạt
được hiệu qủa giảm xốc tuyệt vời, độ ổn đònh cao và cảm giác thoải mái
tối đa ngay cả khi đi trên đường xấu và quanh co. Hơn nữa, góc thoát
trước và sau lớn cùng khoảng sáng gầm xe cao giúp xe dễ dàng vượt qua
chướng ngại vật.
Về độ an toàn, Innova hội tụ tất cả những tính năng an toàn của
Toyota. Cấu trúc đặc biệt chắc chắn với ưu điểm hấp thụ xung lực tác
-4-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
động giúp bảo vệ tốt nhất cho hành khách trong xe. Hệ thống chống bó
cứng phanh ABS giúp bánh xe không bò bó chặt khi phanh gấp hay khi
đi trên đường trơn tăng cường độ an toàn khi lái. Cùng đó, khi sử dụng

van phân phối lực phanh theo tải trọng cho phanh sau, hệ thống van cơ
khí sẻ điều điều chỉnh hiệu quả phanh giữa bánh trước và bánh sau
theo tải trọng trên cầu sau. Điều đó có nghóa là hệ thống của Innova
phù hợp với mọi tải trọng. Hơn nữa, Innova có đèn báo phanh trên cao
báo hiệu cho các xe sau từ khoảng cách xa và cảm biến lùi giúp cảnh
báo khi có vật cản sau đuôi xe giúp đổ xe an toàn. Tất cả các ghế đều
được trang bò dây đai an toàn. Ngoài dây đai an toàn, Innova còn được
trang bò túi khí SRS giúp bảo vệ người lái giảm thiểu chấn thương khi
va chạm.
Hình 1: Tổng thể xe Toyota Innova.
Sản phẩm Innova hiện có 2 loại: Innova G và Innova J đều sử dụng
số tay 5 cấp, 4 xylanh thẳng hàng phun nhiên liệu điện tử. Đáng chú ý
là Toyota vừa cho ra đời loại sản phẩm mới là Innova V với hộp số tự
động 4 cấp. Ngoài ra, nội thất của loại mới này củng có một số thay đổi
đáng kể. Trọng tâm xe được hạ thấp hơn, cản trước đựơc thiết kế mới
mở rộng sang hai bên, lưới tản nhiệt và hốc hút gió mạ crôm. Đèn
sương mù được thiết kế mới với vỏ bọc sáng và trong. Ngoài ra cản sau
được cải tiến với phần đuôi kéo dài thêm 20 mm.
Đặc biệt, Innova V được trang bò nội thất da, ngoài hệ thống âm
thanh tiêu chuẩn CD 1 đóa AM, FM, Innova V còn được giới thiệu thêm
tùy chọn dàn CD 6 đóa hoặc DVD.
-5-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 2: Nội thất xe Innova V.
Động cơ Innova 2008 thì không có gì thay đổi so với thế hệ trước, đó
là động cơ 2.0 L, VVT-I, phun xăng trực tiếp. Nó được trang bò hệ thống
an toàn tiêu chuẩn: 2 túi khí cho hàng ghế trước, hệ thống chống bó
cứng phanh ABS, cảm biến lùi và hệ thống chống trộm. Toyota Innova
mới sẻ có bốn màu cơ bản: xanh dương, vàng, bạc và đen.
2.CÁC THÔNG SỐ KỶ THUẬT XE TOYOTA INNOVA:

Stt Các mục Innova V Innova G
1 Động cơ 1 TR-FE 2.0 L
2 Hộp số
Số tự động
4 cấp
Số tay 5 cấp
3 Số chổ ngồi 8
4 Kích thướt tổng thể(mm) 4580x1770x1745
5 Chiều dài cơ sở(mm) 2750
6 Khoảng sáng gầm xe(mm) 191
-6-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
7 Trọng lượng không tải(kg) 1565 - 1585 1530 - 1550
8 Trọng lượng toàn tải(kg) 2130 2310
9
Hệ thống treo
Trước Độc lập với lò xo cuộn và thanh cân
bằng
10
Sau Liên kết 4 điểm, lò xo cuôn và tay
đòn bên
11 Phanh
Trùc Đóa thông gió
Sau Tang trống
12 Bán kính quay tối thiểu(mm) 5.4
13 Dung tích bình xăng(lít) 55
14 Vỏ và mâm xe 205/65R15 – mâm đúc
15 Kiểu động cơ
4 xylanh thẳng hàng, 16 van, cam
kép với VVT-i

16 Dung tích công tác (cc) 1998
17 Công suất tối đa(Hp/rpm) 134/5600
18 Mômen xoắn tối đa(KG.m) 18.6/4000
19 Hệ thống phun nhiên liệu EFI
20 Tiêu chuẩn khí thải EURO step 2
21 Đèn sương mù trước Có
22
Màn hình hiển thò đa thông
tin

23 Hệ thống điều hòa 2 dàn lạnh
24 Khóa cửa điều khiển từ xa có
25 Kính chiếu hậu
Mạ crôm, điều chỉnh điện, tích hợp
đèn báo rẻ
26 Cửa sổ điều khiển bằng điện Có
27 Tay lái Thiết kế tay lái gật gù, 4 chấu
28 Chất liệu ghế Da Nỉ cao cấp
29 Hàng ghế trước
Dạng rời, có tựa đầu, trược, ngã, có
điều chỉnh độ cao(ghế tài xế)
30 Hàng ghế thứ 2
Gập 60/40, có tựa đầu, trượt, ngã
lưng ghế
31
Hàng ghế thứ 3 Gập sang 2 bên, có tựa đầu, ngã
lưng ghế
32 Đèn báo phanh trên cao Có
33 Hệ thống ABS Có
34 Cảm biến lùi Có

-7-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
35 Gạt nước trước và sau Có
36 Sưởi kiếng trước và sau Có
37 Túi khí
Hai túi khí ở người lái và hành
khách phía trước
38 Dây đai an toàn Có
3 HỆ THỐNG PHANH:
3.1. CÔNG DỤNG:
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ hoặc làm dừng hẳn sự chuyển
động của ô tô. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giữ cho ô tô đứng được trên
đường có độ dốc nhất đònh.
Hệ thống phanh đảm bảo cho ô tô di chuyển an toàn ở tốc độ cao,
nâng cao năng suất vận chuyển.
3.2. YÊU CẦU:
Xuất phát từ những tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của
các phương tiện giao thông, và phổ biến hơn cả là quy đònh N
0
-13 E

K
00H của hội đồng kinh tế châu Âu , tiêu chuẩn Th Điển F18-1969,
tiêu chuẩn USFM VSS 121 của Mỹ đã đưa ra những yêu cầu quan trọng
về chất lượng hệ thống phanh thuộc các xe hiện đại nhằm đảm nhận
chức năng “an toàn chủ động”:
• Quãng đường phanh nhỏ nhất khi phanh đột ngột trong trường
hợp nguy hiểm. Muốn có quãng đường phanh ngắn nhất thì phải đảm
bảo gia tốc phanh chậm dần cực đại.
• Phanh êm dòu trong bất kì trường hợp để đảm bảo sự ổn đònh của

ô tô máy kéo khi phanh.
• Điều khiển nhẹ nhàng, nghóa là lực tác dụng lên bàn đạp phanh
hay đòn điều khiển không lớn.
• Thời gian nhạy cảm bé nghóa là thời gian chậm tác dụng của hệ
thống phải nhỏ.
• Phân bố mô men phanh trên các bánh xe phải tuân theo quan hệ
sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kì cường độ nào.
• Không có hiện tượng tự siết phanh khi ô tô máy kéo chuyển động
tònh tiến hoặc quay vòng
• Cơ cấu thoát nhiệt tốt.
Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với
lực phanh trên bánh xe.
• Có khả năng phanh khi dừng đỗ trong thời gian dài, ngay cả trên
đường dốc.
-8-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
• Có độ tin cậy cao (sử dụng dẫn động phanh nhiều mạch độc lập
nâng cao độ bền của các chi tiết của hệ thống phanh).
• Có hệ thống kiểm tra, chuẩn đoán các hư hỏng một cách kòp thời.
• Đặc biệt để đảm bảo an toàn trong chuyển động thì dẫn động
trong hệ thống phanh chính cần có không dưới hai mạch độc lập, ví dụ
một mạch cho bánh xe cầu trước và một mạch cho bánh xe cầu sau của
ô tô. Khi hư hỏng một mạch nào đó, mạch còn lại phải đảm bảo phanh
ô tô với hiệu quả phanh không thấp hơn 30% so với hệ thống phanh
của nó còn nguyên vẹn. Theo tiêu chuẩn của Th Điển thì giá trò này
là 50 %.
• Hệ thống phanh dự phòng cần phải đảm bảo dừng được ô tô trong
các trường hợp hệ thống phanh chính bò hư hỏng. Có thể bố trí phanh
dự phòng riêng biệt nếu không thì hệ thống phanh chính hoặc hệ
thống phanh dừng phải thực hiện chức năng này và vẫn được coi là hệ

thống phanh dự phòng.
• Hệ thống phanh cần phải đảm bảo dừng và đỗ được xe trên dốc,
dẫn động phanh dừng có thể dùng bất kỳ dạng năng lượng nào, nhưng
bộ phận tạo ra mô men phanh để giữ xe đứng yên phải là một cơ cấu
hoạt động thuần tuý bằng phương pháp cơ khí, không phụ thuộc vào hệ
thống phanh chính.
• Hệ thống phanh chậm dần phải đảm bảo việc duy trì tốc độ
chuyển động ổn đònh của xe ô tô khi phanh hoặc điều chỉnh tốc độ ô tô
một cách độc lập hoặc đồng thời cùng với hệ thống phanh chính nhằm
mục đích giảm tải cho hệ thống phanh chính.
3.3. PHÂN LOẠI:
• Theo phương pháp điều khiển:
 Phanh chân.
 Phanh tay.
• Theo kết cấu truyền động:
 Truyền động cơ khí.
 Truyền động thủy lực.
 Truyền động khí nén.
 Truyền động hổn hợp: phanh dầu trợ lực khí nén, phanh dầu
trợ lực chân không.
• Theo kết cấu của cơ cấu phanh:
 Cơ cấu phanh kiểu má phanh tang trống
 Cơ cấu phanh đóa.
-9-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
3.4. CẤU TẠO HỆ THỐNG PHANH TOYOTA INNOVA:
Cơ cấu phanh có nhiệm vụ tạo ra mômen phanh cần thiết, là bộ phận
trực tiếp làm giảm tốc độ góc của bánh xe ô tô.
Hệ thống phanh trên mỗi xe ô tô bao gồm hệ thống phanh chính và
hệ thống phanh dừng. Trong đó, phanh chính thường là phanh bánh xe,

còn gọi là phanh công tác, thường điều khiển bằng chân nên có thể gọi
là phanh chân. Phanh dừng thường được bố trí ngay sau trục thứ cấp
của hộp số hoặc bố trí ngay ở bánh xe nhưng điều khiển độc lập với
phanh chính. Nó được điều khiển bằng tay nên gọi là phanh tay.
• Bánh trước: Với xe Toyota Innova, hệ thống phanh chính là
phanh bánh xe, dẫn động kiểu thủy lực. Xe Innova sử dụng hệ thống
phanh đóa, đóa phanh được thiết kế có thông gió. Loại đóa này có khả
năng làm mát tốt do dòng không khí đi qua vật liệu ma sát dễ hơn.
-10-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 3.1 :Các bộ phận phanh trước.
Hinh.3.2: Phanh đóa loại thông gió.
Trên bề mặt đóa, người ta chia thành những lổ có tác dụng làm cho
không khí giữa hai bề mặt má phanh thoát nhiệt nhanh hơn. Hầu hết
các phanh đóa bánh trước đều có chức năng thông gió bởi chúng đóng
vai trò chính, còn nếu bánh sau có sử dụng phanh đóa thì đóa không có
hệ thống thông gió bởi chúng sinh nhiệt ít.
Hình 3.3: Đóa phanh làm mát
Một ưu điểm khác của phanh đóa là các chất gây hại bò loại khỏi bề
mặt đóa dễ dàng. Nước, dầu hay khí từ vật liệu ma sát dễ dàng thoát ra
ngoài, giúp phanh hoạt động tốt hơn. Những chất bụi bẩn, bùn đất khi
bám vào bề mặt, gặp má phanh sẻ bò gạt vào các lổ thông gió. Sau một
thời gian, chúng nặng dần và rơi ra ngoài.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phanh đóa là các chất bụi bẩn,
bùn đất bám dễ dàng bám vào đóa gây ra ăn mòn cơ học, hóa học
-11-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
nhanh nên phai thường xuyên bảo dưỡng. Nếu bò ăn mòn nhiều, đóa
phanh quá mỏng sẻ làm cho quá trình thoát nhiệt diển ra chậm, đóa
phanh có thể bò gãy. Mặc khác, phanh đóa không tạo ra mômen phanh

lớn.
Hình 3.4: Các bộ phận của phanh trước.
• Bánh sau: Xe Innova sử dụng hệ thống phanh tang trống. Ở loại
phanh này, áp suất thủy lực tác dụng lên piston và truyền cho má
phanh để áp sát vào tang trống. Vật liệu ma sát trên má phanh sẽ tiếp
xúc với tang trống, làm chậm tốc độ
quay của tang trống và trục bánh xe.
-12-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 3.5: Cấu tạo phanh tang trống.
Phanh tang trống có ưu điểm là bảo dưỡng dễ dàng, ít bò bụi bẩn, đất
bùn bám vào nên ít bò ăn mòn hóa học, cơ học và do dó độ bền cao hơn.
Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng ở một số thời điểm. Khi bò nóng do ma
sát, tang trống sẻ bò giãn nở làm cho quảng đường phanh tăng. Do vậy,
chân phanh cần một lực đạp phanh lớn hơn. Ngoài ra, khí từ vật liệu
má phanh sinh ra bò đốt không thoát ra được sẽ lưu lại giữa má phanh
và tang trống làm khả năng hãm bò giãm. Có thể khi phanh lần đầu ở
tốc độ cao, hệ thống vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu quá trình
đó lặp lại nhiều lần, hiện tượng phanh không ăn sẽ xảy ra và tiềm ẩn
nhiều nguy hiểm.
-13-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 3.6: Các bộ phận của phanh sau.
Cũng như các xe ô tô khác, xe Innova sử dụng phanh tay hay còn gọi
là phanh dừng. Phanh tay được dùng khi ô tô dừng hẳn hoặc giữ cho ô
tô không bò trôi tự do và hỗ trợ cho phanh chân khi cần thiết. Nó bố trí
ngay ở bánh xe phía sau và độc lập với phanh chính. Trên xe Innova,
phanh tay có cơ cấu loại má phanh - tang trống và được điều khiển
bằng dây cáp.
3.5. BỘ PHẬN TR LỰC ( BOOSTER) CHÂN KHÔNG TRÊN XE

TOYOTA INNOVA:
• Công dụng: Trong nhiều tình huống lái xe, tài xế phải sử dụng
phanh thường xuyên và trên một số xe, khi phanh cần phải tác động
-14-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
lên pedal một lực khá lớn. Để giảm lực đạp phanh, tạo cảm giác nhẹ
nhàng cho tài xế, đặc biệt là giúp người lái có thể phanh xe an toàn
trong điều kiện phanh gấp, nhà thiết kế lắp đặt một bộ phận gọi là bộ
phận trợ lực(bộ khuyếch đại công suất). Bộ phận trợ lực giảm tác động
lên pedal nhưng vẫn duy trì được cảm giác và độ nhạy phanh không trợ
lực. Bộ phận trợ lực thường đặt giữa pedal phanh và xylanh chính và
nó khuyếch đại lực tác động từ pedal phanh. Có ba loại trợ lực phanh
chính: trợ lực chân không, trợ lực thủy lực, trợ lực điện thủy lực.
Trên động cơ diezel, do không có cánh tiết lưu nên không có chân
không trong cụm ống nạp. Vì thế, xe dùng động cơ diezel và trợ lực
chân không phải dùng bơm để tạo ra chân không.
Bộ trợ lực thủy lực sử dụng áp suất thủy lực từ bơm trợ lực lái để tạo
ra sự trợ lực. Vì vậy, bộ trợ lực thủy lực có piston nhỏ hơn vẫn có thể
tạo ra được sự trợ lực lớn hơn.
Bộ trợ lực điện thủy lực sử dụng một bơm được dẫn động bằng một
động cơ điện riêng để tạo ra áp suất trợ lực.
Bộ trợ lực thủy lực và trợ lực điện thủy lực được sử dụng trên các loại
xe có công suất và tải trọng lớn cần có sự trợ lực lớn.
Trên xe Innova cũng như hầu hết những xe sử dụng động cơ xăng,
người ta sử dụng bộ trợ lực chân không. Khi động cơ xăng hoạt động ở
tốc độ thấp, cánh tiết lưu đóng sẽ tạo ra một chân không trong cụm
ống nạp. Tác động của piston sẽ hút không khí bên ngoài vào cụm ống
nạp nhanh hơn việc áp suất khí quyển có thể đẩy nó đi qua cánh tiết
lưu.
• Cấu tạo bộ phận trợ lực chân không(booster chân không):

Booster chân không có đường kính tương đối lớn, khoảng 6-11in (15-
28 cm), vỏ bằng kim loại và được chia làm hai buồng kín. Piston hay
màng thường dùng một màng sao su mềm để làm kín giữa hai buồng.
Khi áp suất giữa hai buồng khác nhau, piston sẽ chuyển động về một
phía. Một số booster dùng piston với vòng đệm kín trượt. Một số
booster khác có buồng là một ống xếp. Hầu hết các vỏ booster cấu tạo
gồm hai phần thép dập, cài vào nhau.
Phần phía trước hay phần phía xylanh chính của vỏ booster có các
đầu nối ống chân không. Phần đầu nối cũng thường là van một chiều,
nhằm chỉ cho phép không khí lưu thông theo một chiều – hướng về
phía động cơ. Từ van một chiều sẽ có một ống cao su nối tới cụm ống
nạp. Phần phía sau của booster có một ống lót và đệm kín phần phía
sau của tấm đỡ màng. Phần phía sau của tấm đỡ màng gồm một phần
-15-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
tử lọc và là nơi nạp khí cho booster. Bộ phận lọc khí này tách bụi trong
khi nạp đồng thời làm dòu dòng khí. Hai van điều khiển được lắp ở giữa
tấm đỡ, một cho chân không và một cho áp suất khí quyển.
Hình 3.7: Các bộ phận của bộ trợ lực chân không.
• Nguyên lý hoạt động của booster chân không:
Hầu hết các booster có ba trạng thái hoạt động: nhả, phanh và duy
trì. Những trạng thái này được xác đònh bởi độ lớn của áp suất trên
thanh đẩy van. Khi nhả phanh, không có áp suất trên thanh đẩy van.
Khi phanh, có áp suất đủ lớn để nén đóa phản lực và ở trạng thái duy
trì, đóa phản lực được nén một phần. trạng thái nhả, van chân không
mở và van không khí đóng. Ngược lại, khi phanh van chân không đóng
van không khí mở. Khi duy trì phanh, cả hai van đều đóng. Những
trạng thái này được xác đònh bởi độ lớn của lực tác dụng lên pedal
phanh và pedal chuyển động hay đứng yên. Van ở trạng thái tác động
-16-

Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
khi lực trên pedal đủ lớn để nén đóa phản lực. Sự chuyển động của đóa
và van sẽ bắt đầu sự trợ lực, lúc này màng(piston) và tấm đỡ màng sẽ
chuyển động. Khi tấp đỡ màng chuyển động sẽ làm thay đổi vò trí của
đóa phản lực và van, trạng thái của booster sẽ chuyển từ phanh sang
duy trì. Người tài xế có thể tăng giãm công suất phanh bằng cách tăng
hoặc giãm lực tác động lên pedal.
Hình 3.8: Các trạng thái hoạt động của Booster
Ở trạng thái nhả, lò xo trở về của màng sẽ làm chuyển động tấm đỡ
màng cùng với màng và van điều khiển về phía sau của booster. Khi đó,
lò xo van điều khiển sẽ đònh vò van điề khiển, vì vậy van khí đóng và
van chân không mở. Chân không cụm ống nạp sẽ đi vào hai phía của
màng bằng nhau. Đây chỉ là thời gian mà không khí sẽ chảy qua hoặc
-17-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
vào trong booster. Booster sẽ không gây ảnh hưởng gì đến tính năng
hoạt động của động cơ ngoài việc tốc độ động cơ hơi tăng khi nhả
phanh.
Khi phanh, lực từ pedal thông qua thanh đẩy van sẽ đẩy vào phần
bên trong của van, thông qua đóa phản lực, tới màng. Đóa phản lực sẽ bò
nén và cho phép cần đẩy van thay đổi vò trí trong nòng của nó để thực
thi hai tác động riêng rẽ. Đầu tiên là van chân không đóng, dòng lưu
thông từ một phía của màng tới phía bên kia được đóng lại. Tác động
thứ hai là mở van khí, vì vậy không khí có thể đi vào buồng sau của
booster, điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất ở hai phía màng, màng
sẽ chuyển động về phía trước gây ra tác động phanh. Khi ở trạng thái
duy trì phanh, áp suất ở mỗi phía của màng và lực trên xylanh chính sẽ
không thay đổi. Trong quá trình phanh tác động, không có dòng khí
giữa booster và cụm ống nạp vì vậy hoạt động của động cơ xe không bò
ảnh hưởng. Một lượng không khí xác đònh sẽ đi vào booster thông qua

van khí.
Nếu động cơ chết máy, booster sẽ làm việc bình thường ít nhất trong
một chu kỳ. Nó vẫn tạo ra sự trợ lực trong một vài chu kỳ, nhưng mỗi
lần phanh, lượng không khí nạp vào nhiều dần và lượng chân không
giảm dần. Vì thế, mỗi chu kỳ tiếp theo sự trợ lực càng yếu.
4.HỆ THỐNG LÁI:
4.1. CÔNG DỤNG:
Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô
chuyển động ổn đònh theo hướng đã đònh của người lái.
Hệ thống lái gồm cơ cấu lái và dẫn động lái. Cơ cấu lái là một hộp
giảm tốc dùng để quay bánh xe dẫn hướng với tỉ số truyền cần thiết.
Dẫn động lái là hệ thống đòn kéo để đảm bảo bánh xe dẫn hướng quay
vòng không trượt.
4.2. YÊU CẦU:
• Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng quay vòng không trượt.
• Giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.
• Đảm bảo cho ô tô chuyển động thẳng ổn đònh.
• Điều khiển lái nhẹ nhàng và tiện lợi.
• Bán kính quay vòng của ô tô nhỏ.
PHÂN LOẠI:
• Theo kết cấu của dẫn động lái: Loại dẫn động cơ khí, dẫn động
hơi và dẫn động thủy lực.
-18-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
• Theo cấu tạo cơ cấu lái:
 Cơ cấu loại trục vít – con lăn.
 Cơ cấu loại trục vít – đai ốc.
 Cơ cấu loại trục vít – ngõng quay.
 Cơ cấu loại bánh răng – thanh răng.
• Theo vò trí đặt vành tay lái:

 Loại vành lái đặt bên phải.
 Loại vành lái đặt bên trái.
4.4. CẤU TẠO HỆ THỐNG LÁI TOYOTA INNOVA:
4.4.1 Cơ cấu lái:
Hình 4.1: Cơ cấu lái trục vít - thanh răng.
1-Trục lái; 2-Chụp bụi; 3-Trục vít; 4-Thanh răng; 5-Vỏ cơ cấu;
• Cấu tạo:
 Trên xe Toyota Innova, người ta sử dụng cơ cấu lái loại trục vít –
thanh răng. Thanh răng là một thanh trụ tròn được bố trí các răng
nghiêng trên một phần mặt trụ. Thanh răng còn có vai trò như đòn lái
ngang(thanh ngang).
-19-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 4.2: Mô tả về cơ cấu lái.
Trong quá trình hoạt động thanh răng sẽ chuyển động tònh tiến
trong vỏ thanh răng và truyền chuyển động tònh tiến này đến đòn
ngang bên(thanh lái). Đòn ngang bên liên kết với thanh răng qua ổ bắt
bulông.
Piston trong xylanh lực được đặt trên thanh răng, thanh răng dòch
chuyển nhờ áp suất dầu sinh ra do bơm cánh gạt tạo ra tác dụng lên
piston. Một phớt dầu trên piston để ngăn cản rò rỉ áp suất dầu. Phớt
dầu cũng được đặt cả ở hai đầu của xylanh lực để tránh rò rỉ dầu ra bên
ngoài.
 Trục van điều khiển có một đầu được nối với trục lái thông qua
khớp then hoa, đầu kia được nối với trục vít thông qua một thanh xoắn.
Trục vít có các răng nghiêng ăn khớp với các răng trên thanh răng.
Trục vít thường được bố trí sao cho bánh răng nghiêng ngược chiều
nghiêng của răng trên thanh răng nhờ vậy hệ số trùng khớp của bộ
truyền lớn làm việc êm.
Khi vôlăng ở vò trí trung gian(chạy thẳng), van điều khiển cũng ở vò

trí trung gian nên dầu từ bơm không tác dụng lên buồng nào mà hồi
ngay về bình. Tuy nhiên khi đánh lái theo bất kỳ hướng nào, van điều
khiển thay đổi cửa dẫn dầu nên dầu đi vào một buồng. Dầu ở buồng đối
diện bò đẩy ra ngoài và trở về bình qua van điều khiển. Van điều khiển
hoạt động bằng việc thay đổi các đường dầu và phụ thuộc vào mức độ
xoắn của thanh xoắn.
-20-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Ngay cả khi không có dầu hay áp suất dầu và thanh xoắn bò xoắn
đến một mức nhất đònh, vấu chặn trục van điều khiển sẽ trực tiếp xoay
trục vít và làm dòch chuyển thanh răng. Nói cách khác, một mômen có
độ lớn như ở hệ thống lái thường sẽ được truyền từ vôlăng xuống trục
vít thông qua trục van điều khiển.
Hình 4.3: Cơ cấu lái với trợ lực kiểu van xoay
 Bạc tỳ dẩn hướng thanh răng là chi tiết được bố trí đối diện với
mặt ăn khớp trục vít – thanh răng qua đường tâm thanh răng để đảm
bảo khe hở ăn khớp trục vít - thanh răng và cũng là cụm bạc trượt để
thanh răng chuyển động. Qua quá trình hoạt động các răng sẽ bò mòn.
Chính vì thế để tự động điều chỉnh khe hở này, người ta bố trí lò xo ép
dẩn hướng thanh răng vào trục vít và được giữ cố đònh nhờ một êcu gọi
là êcu điều chỉnh, việc xiết chặt hay nới lỏng êcu này sẽ làm tăng hoặc
giảm lực ép lò xo lên dẩn hướng thanh răng. Để tránh trường hợp êcu
tự nới lỏng, bên ngoài êcu có ốc khoá chặt, sau khi đã xác đònh lực xiết
êcu phù hợp cho lực ép lò xo người ta xiết chặt ốc khoá.
• Nguyên lý hoạt động:
Khi người lái quay vòng tay lái để chuyển hướng, thông qua trục lái,
mô men quay vòng được truyền đến khớp then hoa của trục vít và làm
trục vít quay.
Qua sự ăn khớp giữa trục vít và thanh răng sẽ làm thanh răng
chuyển động tònh tiến qua trái hoặc qua phải tuỳ theo chiều quay của

-21-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
bánh răng. Chuyển động tònh tiến này sẽ làm đòn bên tònh tiến kéo
theo cam quay quay theo các góc nhất đònh làm bánh xe chuyển hướng
quay và vì vậy xe được chuyển hướng.
• Đặc điểm:
Kết cấu loại này đơn giản, gọn nhẹ vì cơ cấu lái nhỏ và thanh răng
còn đóng vai trò là đòn ngang lái. Việc lắp ráp, sửa chữa dễ dàng.
Trục vít và thanh răng ăn khớp trực tiếp với nhau nên độ nhạy cao,
đồng thời trong quá trình ăn khớp ma sát trượt và ma sát lăn kết hợp
với nhau nên có khả năng truyền lực tốt nên lực điều khiển tay lái nhẹ.
Cơ cấu lái loại này được bao kín hoàn toàn nên ít phải chăm sóc bảo
dưỡng. Khe hở ăn khớp có khả năng tự động điều chỉnh làm giảm độ dơ
cơ cấu lái.
Vì bề mặt răng trong suốt chiều dài răng và các răng của bánh răng
không thay đổi đồng thời khe hở ăn khớp được giữ cố đònh nên trong
quá trình hoạt động tỉ số truyền của bộ truyền không thay đổi.
Với cơ cấu này hiệu suất thuận bằng hiệu suất nghòch.
Với những đặc điểm trên loại cơ cấu này được dùng phổ biến trên các
ôtô du lòch ngày nay.
4.4.2. Dẫn động lái :
Xe Toyota Innova sử dụng dẫn động lái với hệ thống treo trước độc
lập. Do bánh trước trái và phải di chuyển lên xuống độc lập với nhau
nên khoảng cách giữa các đòn cam quay thay đổi. Có nghóa là nếu nối
cả hai bánh xe bằng một thanh lái thì sẽ gây ra độ chụm không chính
xác khi các bánh xe dòch chuyển lên xuống. Vì vậy dẫn động lái cho hệ
thống treo trước độc lập phải dùng hai thanh nối. Chúng được nối với
nhau bằng thanh răng đóng vai trò như một thanh ngang. Một ống điều
chỉnh được gắn giữa thanh lái và đầu thanh lái để điều chỉnh độ chụm.
Thanh ngang(đòn lái ngang) là thanh răng. Đầu thanh răng nối

thanh răng và đầu thanh lái dẫn động bánh xe. Kết cấu đơn giản,
chiếm ít chổ ở phần đầu xe. Đầu thanh răng có khả năng điều chỉnh
chiều dài. Kiểu dẫn động này được ứng dụng nhiều ở các xe du lòch
ngày nay.
-22-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 4.4: Các bộ phận thanh nối dẫn động lái và thứ tự lắp ráp.
-23-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
Hình 4.5 ; Vỏ thanh răng – van điều khiển - trục vít và các bộ phận liên quan.
4.4.3. Trợ lực lái:
• Công dụng: Để cải thiện tính êm dòu chuyển động, phần lớn các
xe hiện đại đều sử dụng lốp rộng bản, áp suất thấp để tăng diện tích
tiếp xúc với mặt đường. Kết quả là cần một lực lái lớn.
Lực lái giảm bằng cách tăng tỷ số truyền của cơ cấu lái. Tuy nhiên
việc đó lại đòi hỏi phải quay vôlăng nhiều hơn khi xe quay vòng dẫn
đến không thể thực hiện được việc quay vòng gấp. Vì vậy, để giữ cho hệ
thống lái nhanh nhạy trong khi vẫn chỉ cần lực lái nhỏ, cần phải có
một vài loại thiết bò trợ giúp hệ thống lái. Nói cách khác, trợ lực lái
được sử dụng chủ yếu trên xe tải hạng nặng thì ngày nay vẫn được
dùng trên xe du lòch gọn nhẹ.
-24-
Luận văn tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô SV: Nguyễn Thanh Thảo
• Nguyên lý của trợ lực lái:
Trợ lực lái trên xe Toyota Innova sử dụng bơm cánh gạt được dẫn
động bằng động cơ. Bơm cánh gạt có tác dụng tạo ra áp suất dầu, áp
suất này tác dụng lên piston nằm trong xylanh trợ lực để trục vít trợ
giúp thêm cho lực của thanh răng. Mức độ trợ lực phụ thuộc vào độ lớn
của áp suất tác dụng lên piston. Vì vậy, nếu cần lực lái lớn hơn thì phải
tăng áp suất dầu. Sự thay đổi áp suất

dầu được thực hiện nhờ van điều khiển
nối với trục lái chính.
• Vò trí trung gian (chuyển động
thẳng):
Dầu từ bơm được đưa đến van điều
khiển. Nếu van ở vò trí trung gian, tất cả
dầu sẽ chảy qua van vào cửa xả rồi về
bơm. Lúc này không sinh ra áp suất dầu
lớn bởi vì áp suất hai phía piston như nhau nên piston sẽ không di
chuyển theo một hướng nào cả.
Hình 4.7: Vò trí van điều khiển
khi xe chuyển động thẳng.
• Khi quay vòng:
Khi trục lái chính quay theo bất cứ
hướng nào, van điều khiển cũng di
chuyển làm đóng một cửa dầu, cửa dầu
còn lại mở rộng hơn. Vì vậy làm thay
đổi thể tích dầu và cùng lúc đó tạo ra áp
suất dầu. Như vậy tạo ra một sự khác
nhau về áp suất dầu giữa 2 phía piston,
làm piston dòch chuyển về phía có áp
suất thấp, đẩy dầu phía đó về bơm qua van điều khiển.
Hình 4.8: Vò trí van điều khiển
khi xe quay vòng
-25-

×