Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại Tập Đoàn Mai Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.72 KB, 13 trang )

VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP – YẾU TỐ VÀNG CO SỰ THÀNH CÔNG
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì
còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”.
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong
quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên
đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá
trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn
sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và
hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện
các mục đích.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp
Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa là kết quả
của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Khi
doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển
và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được
hình thành cũng có tính chất riêng biệt.
1
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
2. Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp
Trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể
duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà
phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn


hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh
nghiệp mình và ngược lại.
3. Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế
ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát
triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén.
Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên
thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị
trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp
mạnh.
4. Văn hóa tập đoàn đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới,
thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn
hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa
quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh.
Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây
được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi
hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng
hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn
2
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các
tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.
5. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế
tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh
nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh.
III. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1. Phổ biến kiến thức chung
Giai đoạn này tập trung vào việc phổ biến kiến thức chung
về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành, ý nghĩa của
văn hoá doanh nghiệp cho mọi thành viên.
Tuỳ theo quy mô, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói
chuỵên và khoá học về văn hoá, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ
sở dữ liệu về văn hoá để nhân viên tự tìm hiểu. Nên chuẩn bị trước nội dung cần
phổ biến xuyên suốt giai đoạn này, từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của những
việc làm này là giúp cho các thành viên về văn hoá doanh nghiệp và ý thức được
lợi ích của nó đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp
có thể thuê các đối tác đào tạo, hoặc tự đào tạo về nội dung này.
2. Định hình văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp. Thông
thường, nó chỉ có thể được nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở lên. Giai đoạn này
phải có sự chủ trì của người sáng lập và ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là "linh hồn" của doanh nghiệp, trong giai đoạn này,
"linh hồn" ấy mới dần hiện rõ. Chính nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận
biết bằng những khác biệt của mình. Việc thuê một đối tác vào tư vấn chỉ là
phương tiện để những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp hình thành, chứ không thể
3
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
quyết định các yếu tố đó sẽ như thế nào.
3. Triển khai xây dựng:
Giai đoạn này, văn hoá doanh nghịêp cần được tiến hành từng bước nhưng
đồng bộ và kiên trì, từ tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực
hiện các chuẩn mực hành vi phải được tổ chức một cách khéo léo. Doanh nghiệp
có thể tổ chức các phong trào, phương thức tôn vinh hành vi văn hoá, góp phần
xây dựng văn hoá theo đúng định hướng ở bước 2.
Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những đặc trưng văn hoá của
doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị văn hóa của doanh nghiệp

mình.
4. Ổn định và phát triển văn hoá:
Bất cứ một yếu tố văn hoá nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt tay
ngay vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạc hậu và mai một. Lãnh đạo là
người quyết định văn hoá doanh nghiệp, nhưng nó "sống" được hay không là nhờ
sức mạnh của mọi thành viên. Các hoạt động văn hoá lúc này sẽ phát huy tác dụng
tich cực như là công cụ trong việc quản lý điều hành công ty. Hãy làm cho các
thành viên thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn hoá
doanh nghiệp.
IV. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và
doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá
được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh
hưởng tới; Môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn;
Chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính
chuyên nghiệp; Còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế
bao cấp… Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng
4
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc,
phong kiến.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn
hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp
đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì
các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái
liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có
thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn
hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và

tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì
ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua
văn hoá của doanh nghiệp đó.
Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường
được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì
thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý
các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những
yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những
yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được
thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
YẾU TỐ VÀNG CHO SỰ THÀNH CÔNG
5
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
CỦA TẬP ĐOÀN MAI LINH
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN MAI LINH

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh,
được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước. Dưới sự điều
hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là
người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Với các cổ đông chiến lược hiện có như nhóm cổ đông Indochina Capital,
Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, Pheim Aizawa Trust, Công ty cổ phần đầu
tư & phát triển xây dựng Investco, Arisaig Asean Fund Ltd, Nis Group Co. Ltd,
Nhóm cổ đông Vinacapital, bước sang năm 2008, MLG đặt mục tiêu hoàn thành
kế hoạch doanh thu 3.680 tỷ đồng của toàn hệ thống; riêng Công ty Cổ phần
Tập đoàn Mai Linh đạt 1.118 tỷ đồng doanh thu và 176 tỷ đồng lợi nhuận.
Phấn đấu đến cuối năm 2008, MLG sẽ nâng tổng số đầu xe trong hệ thống lên con

số 8.300.
Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 52 tỉnh thành trong
cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề, Mai Linh
6
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước
và nước ngoài.
Taxi Mai Linh đã được biết đến trong và ngoài nước không chỉ với tư cách
là một doanh nghiệp lớn mạnh, có nhiều hoạt động xã hội nổi bật. Mai Linh đã trở
thành điển hình tiêu biểu và thuyết phục cho phong trào xây dựng văn hóa trong
doanh nghiệp hiện đang rất sôi nổi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Từ 350 chiếc xe của 3 xí nghiệp
Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn,
công ty Mai Linh đã phát triển
đến hàng nghìn chiếc xe, phục vụ
hàng triệu khách mỗi ngày. Khi
những vất vả ban đầu đã qua,
cũng là lúc Ban lãnh đạo nghĩ đến
chiến lược phát triển công ty theo hướng bền vững, xây dựng một hình ảnh Mai
Linh tốt đẹp và thân thiện trong mắt khách hàng.
II. TRIẾT LÝ CÔNG TY
Ngày nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của
một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt
Nam. Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của
hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân,
đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn
từ "LINH" là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải
quyết công việc.
7

VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra
nó - đã chọn màu xanh lá cây vì đó là màu của hy vọng, của hòa bình, hội nhập,
màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu
áo của người lính Cụ Hồ.
Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh
muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: "Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em
chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội".
Ngoài ra, tập đoàn Mai Linh còn mong muốn “ Trở thành nhà cung cấp dịch vụ
tốt nhất nơi chúng tôi có mặt!" và "Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì
cuộc sống tốt đẹp hơn!"
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Ý tưởng xây dựng văn hoá doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ
đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình
đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên.
Theo quan niệm của Mai Linh thì
thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay,
thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua
con đường tuyển dụng, thiếu thị trường
có thể từng bước mở rộng thêm, các đối
thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi
mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại
không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành
của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự
khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi
nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế
8
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
giới. Họ nhận thấy rằng những công ty lớn phát triển bền vững trên thế giới đều đã

xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh
cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu. Nhưng xây dựng
văn hoá Mai Linh như thế nào, theo hướng nào?
Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính,
họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu
nước. Phải tạo nên một văn hoá Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh
thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của
công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi
thành viên trong công ty.
Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy, nhân viên chỉ phục vụ khách
hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất
là yêu mến công ty, xem đó như một gia đình lớn mà mình là một thành viên.
Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật
thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc,
về văn hoá Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời các giáo sư tiến sĩ
về văn hoá học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài.
Các lớp học được tổ chức ngay khi hết giờ làm việc buổi chiều. Chương
trình học vừa nghe lý thuyết vừa thảo luận được triển khai trong vòng một tháng
cho tất cả nhân viên.
Khoá học đầu tiên về văn hoá Mai Linh đã thành công bất ngờ ngoài sức
tưởng tượng. Một tháng học tập và sinh họat ngoại khoá, trao đổi với nhau đã tạo
nên sự đoàn kết và gắn bó trong tất cả thành viên Mai Linh, họ được truyền niềm
tin, niềm tự hào vì được trở thành thành viên của Mai Linh.
Sau thành công ban đầu, việc tập huấn cho tất cả nhân viên được triển khai
ở khắp các chi nhánh của Mai Linh trong cả nước. Khoá học cũng đã quy định quy
chế cho từng bộ phận và thành lập hẳn một ban chuyên phụ trách huấn luyện và
chất lượng.
9
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
Thành công này của Mai Linh như một hiện tượng mới mẻ đã nhanh chóng

lan ra khắp cả nước. Nhiều công ty đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Từ
Mai Linh, “tinh thần yêu nước và rèn luyện ý chí”, nền tảng của văn hoá Mai Linh
đã được truyền đến nhiều doanh nghiệp trong cả nước qua những bài nói chuyện
của ban lãnh đạo công ty Mai Linh.
“Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những
người lãnh đạo mẫu mực” - Ông Hiếu nói về Mai Linh như đang nói về chính gia
đình mình. Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần
10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ
sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau.
Đó là lí do mà ngay từ khi mới thành lập (1993), Mai Linh là doanh
nghiệp đầu tiên có chế độ tuyển dụng ưu đãi dành cho người lao động xuất thân từ
các lực lượng vũ trang xuất ngũ, chuyển ngành. Điều này còn được ghi rõ trong
quy chế tuyển dụng lao động.
Ngoài việc chú trọng đến công tác huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ thường
xuyên để đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị
Mai Linh còn có nhiều chế độ đãi ngộ cho CBNV như: Bán xe trả góp, xây dựng
hàng trăm căn hộ với giá ưu đãi, tặng “cổ phiếu hưu trí” cho những CBNV có
nhiều đóng góp để anh em yên tâm làm việc lâu dài. Đó là “bí quyết” để gìn giữ,
phát triển nguồn nhân lực của Ban lãnh đạo tập đoàn Mai Linh, bởi một trong
những điều khó nhất của các doanh nghiệp hiện nay là giữ chân nhân tài chứ chưa
hẳn là vốn hay công nghệ.
IV. NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hoá Mai Linh là “uống nước nhớ nguồn”:
Từ ngày 3 đến 8.2.2009, hơn 350 cán bộ, nhân viên thuộc khối Hành chính nhân
sự Tập đoàn Mai Linh trong cả nước đã tham gia hành trình Hướng về cội nguồn
10
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
năm 2009. Đây là một hoạt động văn hóa thường niên được tổ chức vào mỗi đầu
năm mới, là cơ hội để nhân viên toàn Công ty Mai Linh học tập, phát huy truyền
thống văn hóa, lịch sử và hướng về cội nguồn dân tộc. Đoàn đã đến thăm đền

Hùng, viếng lăng Bác, thăm quê hương Bác Hồ (Nghệ An), thăm Thành Nhà Hồ
Nhớ về nguồn cội, vun đắp tương lai: Yêu quý, trân trọng, tri ân những người
lính, tự hào mình cũng là người lính nên Hồ Huy cũng như đại Gia đình Mai Linh
luôn hướng đến những việc nghĩa tình
Các chương trình đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn mà Mai Linh thực
hiện, duy trì trong nhiều năm qua như Chương trình “Thăm lại chiến trường
xưa” (Điện Biên Phủ) năm 2004; chương trình “Tiếp lửa truyền thống - Vang mãi
khúc quân hành” năm 2006 cho hàng ngàn cựu chiến binh về thăm lại chiến
trường xưa hay tài trợ cho Lễ hội Du Lịch Sầm Sơn; xây dựng nhà tình nghĩa,
nhà tình thương; ủng hộ đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai như chương trình
“Lửa ấm về các miền quê” tài trợ hàng nghìn con trâu, áo ấm cho đồng bào bị ảnh
hưởng đợt rét đậm, rét hại dịp Tết Bính Tý 2008; chương trình tài trợ học bổng
cho học sinh, sinh viên, cho con cựu chiến binh… chính là văn hóa doanh nghiệp
của Mai Linh, nét khác biệt góp phần tạo nên thương hiệu Mai Linh ngày nay,
và theo ông Hồ Huy, đó cũng chính là “linh hồn” của Mai Linh. Bởi “Nợ nghĩa
tình thì không bao giờ trả hết. Những việc chúng tôi làm chỉ là một phần rất
nhỏ đáp đền sự hy sinh của đồng đội mình và trách nhiệm với những người còn
sống. Vả chăng, đạo lý của người Việt ta là Uống nước nhớ nguồn, ai không hiểu
và sống như thế thì chẳng thể nên Người”.
Không chỉ nhớ về cội nguồn, Hồ Huy và tập đoàn Mai Linh còn luôn quan
tâm đến việc vun đắp cho tương lai. Trao học bổng trị giá hàng tỉ đồng cho con em
cựu chiến binh, cho học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn; luôn tạo điều kiện để
con em những người lính năm xưa được vào làm việc tại tập đoàn.
11
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
Cứu trợ đồng bào lũ lụt:
Sau cơn bão số 11 vào tháng 11.2009, 3 đoàn công tác cứu trợ của Tập đoàn Mai
Linh, dẫn đầu là các ông Hồ Minh Châu – TGĐ Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây
Nguyên, ông Lê Quang Minh - TGĐ Mai Linh Express, ông Võ Thành Nhân -
TGĐ Mai Linh Bắc Trung Bộ đã tới thăm và trao quà cho đồng bào miền Trung.

Đoàn đã vận chuyển và gửi đến UBMTTQ, Hội Chữ Thập Đỏ các tỉnh Khánh
Hòa, Phú Yên, Bình Định, Công ty Mai Linh Phú Yên, Mai Linh Bình Định, các
đơn vị Mai Linh đóng trên địa bàn Nha Trang - Khánh Hòa với tổng số tiền và
quà: 300 triệu đồng, 1600 thùng mì tôm, 500 thùng nước khoáng Mai Linh .
Mai Linh ra mắt “ CLB lái xe an toàn”:
Ngày 25.9.2009, hưởng ứng Tháng An toàn Giao thông Quốc gia 2009, tại bến
xe Miền Đông (TP.HCM) Tập đoàn Mai Linh đã tổ chức lễ thành lập và ra mắt
“Câu lạc bộ Lái xe An toàn Mai Linh”. Đến tham dự buổi lễ có các đại biểu là đại
diện của Phòng Cảnh sát Giao thông, Ủy ban An toàn giao thông và Sở GTVT
TP.HCM.
Câu lạc bộ lái xe an toàn Mai Linh ra đời một phần là đáp ứng nguyện vọng
của anh em lái xe nhằm có một sân chơi bổ ích để anh em lái xe chia sẻ kinh
nghiệm và thúc đẩy phong trào an toàn giao thông trong toàn hệ thống MLG. Qua
đó, mang lại sự tin tưởng cho khách hàng mỗi khi sử dụng dịch vụ của Mai Linh.
Mai Linh tổ chức Giải Quần vợt Mai Linh Cup mở rộng lần thứ II:
Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10, ngày 11.10.2009 tại sân
Hoàng Long (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Đây là lần thứ 2 Mai Linh tổ chức giải quần
vợt mở rộng, không nằm ngoài mục đích là tạo một sân chơi thể thao lành mạnh
cho các CBNV nói riêng mà còn là chiếc cầu nối giao lưu với các đối tác. Mai
12
VHDN - Yếu tố vàng cho sự thành công Nhóm 6
Linh đã mời được rất nhiều các vận động viên từ các đơn vị bạn tham gia tranh tài.
Ngoài việc chất lượng chuyên môn được nâng cao, giải đấu thực sự đem lại cho
mội người những giây phút thoải mái nhất”.
Ông Đào Văn Sử - Đại tá, trưởng đại diện báo Quân đội nhân dân chia sẻ: “
Bản thân tôi và các vận động viên đã rất vui khi được tham gia với Mai Linh trong
một sân chơi đầy tinh thần thể thao. Đó là một nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp
mà tôi nghĩ các bạn nên làm phát huy”.
V. KẾT LUẬN
Tất cả thành công của Mai Linh đều được làm nên từ nền tảng đạo đức, văn

hoá và lòng tự hào được làm việc và đóng góp cho tập thể công ty. Trong gia đình
ấy, người lãnh đạo đóng vai trò của người cha, người mẹ. Do vậy, không thể có
văn hoá doanh nghiệp, không thể có văn hoá Mai Linh nếu không có lãnh đạo là
những doanh nhân văn hoá.
Những doanh nhân văn hoá của công ty Mai Linh là những người “giữ lửa” để
toàn thể công ty tiếp tục phát huy bản sắc văn hoá Mai Linh, nét đẹp riêng mà cả
công ty đã chung tay xây dựng:
“Với công ty tuyệt đối trung thành
Với khách hàng tôn trọng lễ phép
Với đồng nghiệp phải thân tình giúp đỡ
Với công việc phải tận tuỵ sáng tạo
Với gia đình phải yêu thương trách nhiệm”.
13

×