Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRẦN THỊ THU PHƯƠNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ NƯỚC MẶT
CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÙNG BÃI BỒI HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : KHOA HỌC ĐẤT
Mã số : 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH




HÀ NỘI - 2012


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả





Trần Thị Thu Phương











Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN


Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị, cá nhân. Tôi xin ghi nhận và
bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Hữu Thành, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ phòng TN&MT
huyện Kim Sơn, UBND Thị trấn Bình Minh, xã Kim Đông, xã Cồn Thoi; các
thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên bộ môn Khoa học đất và phòng phân
tích trung tâm Jica, khoa Tài nguyên & Môi trường Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả



Trần Thị Thu Phương


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị vii
1. MỞ ĐẦU i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan nghiên cứu đất bãi bồi ven biển 3
2.2 Quá trình thành tạo và phát triển đất bãi bồi ven biển huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình. 14
2.3 Tổng quan nghiên cứu về nước mặt 23
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.2 Nội dung nghiên cứu 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu 30
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến
sử dụng đất bãi bồi. 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 33

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44
4.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính vùng bãi bồi ven biển
huyện Kim Sơn. 48
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

4.2.1 Loại hình sử dụng đất chuyên lúa 48
4.2.2 Loại hình sử dụng đất chuyên cói. 49
4.2.3 Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước mặn. 49
4.2.4 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 50
4.2.5 Loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn 51
4.3 Kết quả nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại
hình sử dụng đất vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. 52
4.3.1 Nghiên cứu một số tính chất đất tầng mặt của các loại hình sử
dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn. 52
4.3.2 Nghiên cứu một số tính chất nước mặt vùng bãi bồi ven biển
huyện Kim Sơn. 70
4.4 Đánh giá chất lượng đất và nước vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. 82
4.4.1 Đánh giá chất lượng đất 82
4.4.2 Đánh giá chất lượng nước vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. 83
4.5 Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đất và nước mặt vùng
bãi bồi huyện Kim Sơn. 84
4.5.1 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đất. 84
4.5.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng nước 85
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT





CEC : Dung tích hấp phụ của đất
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
LUT : Loại hình sử dụng đất
FAO : Food and Agriculture Organization - Tổ chức
Lương thực nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
NN : Nước ngọt
NM : Nước mặn
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
OC : Chất hữu cơ tổng số
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TSMT : Tổng số muối tan
RNM : Rừng ngập mặn
VSV : Vi sinh vật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

2.1 Lưu lượng và dòng chảy rắn của sông Hồng khi đổ ra biển 6
2.2 Hàm lượng các muối dinh dưỡng trong nước biển ven bờ 8
2.3 Phân loại đất mặn của Hội Khoa học đất Việt Nam 11
2.4 Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp qua các năm 26
4.1 Tổng lượng mưa tháng qua các năm tại huyện Kim Sơn 41
4.2 Dân số vùng bãi bồi huyện Kim Sơn 44
4.3 Biến động đất trồng lúa thời kỳ 2000 - 2011 48
4.4 Biến động đất nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000 - 2011 50
4.5 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính vùng bãi bồi 52
4.6 Một số tính chất hóa học trong đất của các loại hình sử dụng đất
mùa mưa. 53
4.7 Một số tính chất hóa học của trong đất của các loại hình sử dụng
đất vùng bãi bồi Kim Sơn mùa khô. 54
4.8 Dung tích hấp phụ và các cation trao đổi trong đất 64
4.9 Đặc trưng độ mặn trong đất 68
4.10 Một số tính chất nước mặt của các loại hình sử dụng đất tiểu
vùng 1 mùa mưa 72
4.11 Một số tính chất nước mặt của các loại hình sử dụng đất tiểu
vùng 1 mùa khô 73
4.12 Một số tính chất nước mặt của các loại hình sử dụng đất tiểu
vùng 2. 74
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ



STT Tên hình Trang

2.1 Sơ đồ hiện trạng đê biển vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 21
4.1 Sơ đồ vị trí vùng bãi bồi Kim Sơn 33
4.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 35
4.3 Biến động hàm lượng NH
4
+
trong đất của các LUT 57
4.4 Biến động lân dễ tiêu trong đất của các LUT giữa hai mùa 59
4.5 Biến động kali dễ tiêu trong đất của các LUT giữa hai mùa 61
4.6 Biến động độ chua của các LUT giữa hai mùa nghiên cứu 62
4.4 Biến động TSMT trong hệ thống các thủy vực vùng bãi bồi Kim
Sơn. 78













Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kim Sơn là huyện ven biển phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình. Đất
đai của huyện nằm giữa hai con sông lớn, sông Đáy phía Đông giáp với tỉnh
Nam Định, sông Càn giáp phía Tây giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp
với Yên Mô, huyện Yên Khánh, phía Đông và Đông Nam giáp với biển
Đông. Bãi bồi Kim Sơn là vùng đất mở của huyện do nằm trong vùng bờ biển
được bồi tụ hàng năm với dòng sông Đáy có lượng phù sa lớn và hòn Nẹ nằm
ở phía ngoài làm cho hiện tượng bồi lắng phù sa diễn ra tương đối nhanh,
trung bình hàng năm bãi bồi Kim Sơn lấn ra biển 80 ÷ 100 m, độ cao trung
bình là 6 ÷ 8 cm. Hàng năm có ít nhất khoảng 20 triệu tấn phù sa được mang
ra biển qua cửa Đáy; ngoài ra có khoảng 5 triệu tấn phù sa từ sông Ninh Cơ
đổ ra góp phần vào việc hình thành bãi bồi Kim Sơn [11].

Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn dài khoảng 18 km tính từ cửa sông Đáy
ở phía Đông của huyện đến cửa sông Càn ở phía Tây Nam. Đây là vùng bãi
bồi có chiều rộng lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lúc triều kiệt chiều rộng bãi
bồi có nơi rộng 6 ÷ 7 km. Bãi bồi có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã
hội của huyện Kim Sơn từ những năm đầu thành lập huyện diện tích tự nhiên
là 5.263,20ha đến nay diện tích bãi bồi là 6.601,73ha. Sau khi quai đê lấn biển
đất bãi bồi đã được đưa vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, thời gian đầu
khi đất còn nhiễm mặn nông dân trồng cói, đến khi độ mặn giảm và trồng được
lúa, nông dân trồng lúa chịu mặn, khi đất ngọt hoá và việc tưới tiêu được giải
quyết, nông dân trồng giống lúa có năng suất cao, trong điều kiện thâm canh
nhiều xã đã đạt được năng suất lúa trên 10 tấn/ha/ năm.
Nghiên cứu một số tính chất của đất và nước mặt giúp ta có cái nhìn
khái quát về đất đai, nước mặt từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo, sử dụng hợp

lý. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tính chất và nước mặt của vùng bãi bồi chưa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2

được quan tâm đúng mức. Để giúp cho các cơ quan chức năng của địa phương
hoạch định các chính sách, xây dựng phương thức quản lý khai thác hợp lý,
phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng bãi bồi để phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương; giúp cho người dân lựa chọn các giải pháp sử dụng đất đai
được giao hiệu quả, được sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Hữu Thành, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu được một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình
sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các biện pháp cải tạo, sử dụng đất có hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
có liên quan đến hình thành và sử dụng đất bãi bồi huyện Kim Sơn.
- Phát hiện được các mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất bãi bồi
Kim Sơn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1 Tổng quan nghiên cứu đất bãi bồi ven biển
2.1.1 Khái niệm đất bãi bồi ven biển
Từ xa xưa, trong quá trình lao động sản xuất, con người đã có những
hiểu biết nhất định về đất, nhưng không đưa ra được định nghĩa hoàn chỉnh về
đất. Nhà bác học người Nga Docuchaev (1886) là người đầu tiên đưa ra một
định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất. Theo ông: đất là lớp vật chất nằm ở
ngoài cùng của vỏ trái đất, được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu
tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian. Một số tác giả khác cũng đã
định nghĩa về đất trồng trọt như sau: Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất, có
chiều dày không giống nhau, có thể dao động từ vài cm đến vài m, có khả năng
sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [19].
Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thủy triều thấp
nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý và được phân thành
hai tuyến: Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đường nối liền các
điểm cách bờ biển 6 hải lý; tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách
bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý [7].
Đất có mặt nước ven biển là đất có mặt nước biển ngoài đường mép
nước (đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm), không
thuộc địa giới hành chính của tỉnh đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước
ven biển nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước
ven biển có mục đích khác [4].
Đất bãi bồi ven biển khái quát như sau: Đất bãi bồi ven biển là các khu
vực đất được hình thành do sự bồi tích hoặc do hiện tượng biển thoái, có vị trí
liền kề hoặc gần với đất liền, được tính từ đê biển đến bờ biển (đường mép
nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm).
Theo Mai Sỹ Tuấn [28], ven biển là vùng sinh thái rất quan trọng, hết
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4


sức nhạy cảm và dễ bị biến đổi. Xét về mặt hình dạng và các quá trình bồi tụ,
có thể chia các vùng cửa sông thành 2 loại chính là:
- Vùng cửa sông châu thổ là những cửa sông dạng tam giác, cụ thể là
cửa sông Hồng, và sông Cửu Long. Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng
bao gồm các cửa sông như: Trà Lý, Ba Lạt, Đáy, Càn và cửa sông Mã…
Độ mặn trung bình vào mùa lũ tại các cửa sông nước hoàn toàn ngọt, vào
mùa khô độ mặn trung bình tương đối cao. Vùng cửa sông thuộc châu thổ
sông Cửu Long khá bằng phẳng, độ nghiêng thấp (1cm/km), có chế độ bán
nhật triều, hệ thống kênh rạch rất phát triển. Thể nền sình lầy mạnh, đất bị
nhiễm mặn và phèn khá rộng.
- Vùng cửa sông hình phễu là những cửa sông tồn tại ở những nơi đang
có sự lún chìm kiến tạo nhưng không được đền bù, chịu ảnh hưởng của hoạt
động thuỷ triều mạnh. Quá trình xâm thực của nước biển, sự bào mòn bờ và
thung lũng sông làm cho lòng sông sâu hơn, cửa sông ngày một mở rộng như
cái phễu loe ra biển như cửa sông Bạch Đằng, cửa Soài Rạp (Đồng Nai)
2.1.2 Vai trò của đất bãi bồi ven biển
Bãi bồi là hệ sinh thái ven biển có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường
như điều hòa khí hậu, chắn sóng, gió, bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi bị xói
mòn, sạt lở, là nơi cung cấp nhiều nguồn thức ăn cho động vật, có ý nghĩa lớn
về mặt khoa học như là khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Sử dụng làm đất ở: dân số ngày càng tăng, mà quỹ đất nội vùng cố
định nên đất bãi bồi có vai trò quan trọng trong việc tạo thêm đất ở mới cho
nhân dân. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
- Trong trồng trọt: đất bãi bồi có những ưu điểm cơ bản là thành phần
cơ giới thường là sét, sét pha cát, cát mịn tơi xốp dễ làm đất lại phân bố ở
vùng đồng bằng phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển nhất là các cây có
đặc tính chịu mặn như cói, sú, vẹt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

- Trong chăn nuôi: vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông ngòi , đặc
biệt nơi các cửa sông lớn đổ ra biển thường thành các đầm phá, cồn bãi rất
thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm (vịt, ngan), và tiềm năng to lớn trong
việc NTTS.
- Trong lâm nghiệp: đất bãi bồi thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ
ven biển. Những cây phù hợp thường là sú, vẹt, sậy, có tác dụng lớn trong việc
chắn sóng hạn chế thiên tai, tích tụ phù sa và là nơi cư trú cho rất nhiều loài
chim, những loài thủy sinh vật, thảm thực vật tạo nên sự đa dạng về sinh học.
- Trong các lĩnh vực khác: tạo thêm cơ sở cho đầu tư thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nông thôn mới như công nghiệp, xây
dựng, giao thông, thủy lợi và có khả năng phát triển về du lịch sinh thái biển.
Mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, tăng cường ngân sách cho địa
phương. Ngoài ra, đất bãi bồi còn làm bàn đạp để tiến ra biển là căn cứ hậu
phương của các hoạt động đánh bắt xa bờ và trên đại dương.
2.1.3 Đặc điểm của vùng đất bãi bồi ven biển Bắc Bộ
Vùng bãi bồi cửa sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng chịu ảnh
hưởng tác động của nhiều động lực tự nhiên : chế độ thủy văn; chế độ hải văn
cửa biển; chế độ khí hậu, khí tượng vùng duyên hải; những hoạt động thời tiết
thủy văn đặc biệt như bão, nước dâng, sự xâm nhập mặn Những tác động này
tạo nên những hệ sinh thái nhạy cảm, làm cho một số khu vực trở nên không ổn
định và dễ có có những thay đổi dưới tác động của con người [32].
* Khí hậu: dải ven biển Bắc Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình là 23 ÷ 24
0
C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 31÷
32
0

C, thấp nhất là 7 ÷ 10
0
C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 ÷ 1.820mm. Lượng mưa ở Kim
Sơn cao nhất (1820mm/năm), cao hơn Thái Bình (1.732mm/năm) và Thanh
Hóa (1.746mm/năm).
Hàng năm dải ven biển Bắc Bộ có trung bình từ 10 ÷ 12 cơn bão đổ bộ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

Thời gian bão tập trung là tháng 7, 8 chiếm 90% tổng lượng bão trong năm.
Bão lũ, mưa to, gió lớn trong mùa bãi, triều dâng cao thường gây ra những thiệt
hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, phá vỡ các tuyến đê biển và các khu NTTS.
Nhìn chung, khí hậu trên toàn dải ven biển thích hợp cho việc NTTS.
Tuy nhiên, ngoài gió bão thường gây thiệt hại lớn thì nhiệt độ thấp trong mùa
đông cũng có những tác động không tốt đến việc phát triển của một số loài
thủy sản, đặc biệt gây nhiều trở ngại cho việc sản xuất giống nhất là giống
tôm sú [32].
*Địa hình, địa mạo, thủy văn, thủy triều
Phần châu thổ sông Hồng phía ngoài đê biển rộng khoảng 30.000ha,
với dạng địa hình chủ yếu là các bãi triều thấp có bề rộng là 4 ÷ 6 km. Địa
hình vùng bãi nhìn chung bằng phẳng, nhưng ở một số nơi xuất hiện cồn cát
biển, các vai cát và các vùng lầy nhỏ hệ lạch triều thưa thớt chóng tàn do bồi
tích vùi lấp.
Bãi bồi châu thổ sông Hồng lấn ra biển trên nền ngập chìm có đền bù
trầm tích. Hiện tại sự thống trị của gió mùa Đông Bắc tạo nên dòng bồi tích
tổng hợp dọc bờ và đi về phía Nam, gây hiện tượng thiếu hụt ở phía Bắc,
đồng thời tăng cường bồi tụ ở phía Tây Nam.
Bảng 2.1 Lưu lượng và dòng chảy rắn của sông Hồng khi đổ ra biển

Chỉ tiêu
Cửa
Đáy
Ninh

Ba
Lạt
Trà

Thái
Bình
Văn
Úc
Lưu lượng nước (m
3
/s) 0,31 0,08 0,32 0,13 0,06 0,10
Lưu lượng phù sa (kg/s) 0,30 0,07 0,35 0,14 0,05 0,09

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, 2000.
Phần lớn lưu lượng của sông Hồng đi qua cửa Đáy và cửa Ba Lạt. Hệ
thống sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước ngọt phục vụ
đời sống, sản xuất và phù sa bồi tích phong phú cho quá trình hình thành vùng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

bãi bồi ven biển, cửa sông, đặc biệt đối với vùng bãi bồi Kim Sơn, nơi thu
nhận gần 1/3 lưu lượng nước và lượng phù sa sông Hồng.
Vùng bãi bồi sông Hồng nằm trong vùng có chế độ nhật triều kém
thuần nhất. Hầu hết mỗi ngày có 01 lần triều xuống. Biên độ triều dao động

trong khoảng 2,2 ÷ 3,2m. Biên độ cực đại dao động là 3,5 ÷ 3,7m. Thông
thường mỗi tháng có 02 chu kỳ con nước, mỗi chu kỳ có 14 con nước [32].
* Đặc điểm môi trường nước ven bờ
- Độ mặn: do chịu ảnh hưởng của động lực thống trị là sông nên môi
trường nước ven bờ có độ mặn thấp và biên độ dao động lớn giữa các mùa
trong năm.
+ Độ mặn trung bình mùa mưa: 3 ÷ 5‰
+ Độ mặn trung bình mùa khô: 17‰
Độ mặn của nước không ổn định mà thay đổi theo từng khu vực. Độ
mặn thấp và biến thiên mạnh là khó khăn lớn cho việc nuôi trồng thủy sản
nước mặn, lợ
- Độ pH: Môi trường nước biển ven bờ có phản ứng kiềm, thích hợp
cho NTTS, pH thay đổi trong giới hạn 7,5 ÷ 8,3.
- Độ trong: do ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng có chứa nhiều phù
sa nên độ trong của nước thấp:
+ Độ trong trung bình mùa mưa: 30 ÷ 45cm
+ Độ trong trung bình mùa khô: 40 ÷ 55cm
- Hàm lượng dinh dưỡng: kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trung
bình nhiều năm được thể hiện trong bảng 2.2. Có thể thấy hàm lượng PO
4
3-

NO
2
-
trong nước rất thấp, nhưng hàm lượng NH
4
+
, NO
3

-
và SiO
2

khá cao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

Bảng 2.2 Hàm lượng các muối dinh dưỡng trong nước biển ven bờ
Đơn vị: mg/m
3

PO
4
3-
NH
4
+
NO
2
-
NO
3
-
SiO
2

Trong nước mùa khô 4,7 127 4,2 93 1.605
Trong nước mùa mưa 6,6 370 12,7 427 4.922


Nguồn: [32]
*Đặc điểm môi trường đất
Đất bãi bồi ven biển được hình thành do sự lắng đọng phù sa sông dọc
theo bờ biển với trên 3000km. Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng kinh tế quan
trọng về nông nghiệp và thủy sản nhưng chưa được khai thác triệt để [32].
Do thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên của thủy
triều dâng lên, tràn vào hoặc do nước mạch theo mao quản leo lên các lớp đất
mặt làm cho đất nhiễm mặn.
Diện tích đất mặn không ngừng được tăng thêm. Bờ biển Bắc Bộ là nơi
có các bãi bồi được hình thành nhiều nhất: vùng bãi bồi Kim Sơn, Ninh Bình
hàng năm tiến ra biển 80 ÷ 100m và nâng cao 5 ÷ 10cm.
Đất bãi bồi ven biển của Việt Nam có độ phì tự nhiên cao. Hàm lượng
mùn, lân, kali tương đối cao, dung tích hấp phụ trao đổi cation trung bình
(OM: 1,5 ÷ 2,5%, N
tổng số
: 0,1 ÷ 0,25%, P
2
O
5tổng số
từ 0,05 ÷ 0,10 %, CEC: 12 ÷
20lđl/100gđ và tỷ lệ Ca
2+
/Mg
2+
<1. Vì bản chất là mặn phù sa nên đất mặn
giàu khoáng Vecmiculit và Illit, do đó tỷ lệ K
2
O cao, từ 1,8 ÷ 2,0%.). Song,
yếu tố hạn chế cũng rất lớn đó là hàm lượng Na

+
tự do lớn (Na
+
trong dung
tích hấp phụ chỉ chiếm 5 ÷ 10% trong tổng số Na
+
có trong đất), các yếu tố về
dinh dưỡng dễ tiêu thấp (lân dễ tiêu thấp) [27]. Do đó, nếu khắc phục được
những yếu tố này thì đây là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nông
nghiệp và ngư nghiệp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

Dưới tác động của con người bằng nhiều công trình thủy lợi, những
rừng đước, bần, là những cây chịu mặn tự nhiên đã dần dần được thay thế bằng
các loại cây chịu mặn như: dứa, cói, điền thanh nốt sần… và các giống lúa chịu
mặn nhằm giảm bớt độ mặn để trở thành những vùng đất có độ phì thực tế cao.
Công lao lớn nhất của con người ở miền Bắc từ thuở xa xưa trong việc
cải tạo đất mặn, lấn biển là Nguyễn Công Trứ thế kỷ 19. Nhờ công lao của
ông mà các khu dân cư ven biển như: Tiền Hải (Thái Bình); Giao Thủy, Trực
Ninh, Hải Hậu (Nam Định) và Kim Sơn (Ninh Bình) được hình thành. Những
kinh nghiệm cải tạo đất lấn biển của cha ông ta đã để lại cho chúng ta những
bài học quý giá mang tính chất khoa học và thực tiễn là: “ cá lấn biển, cói lấn
cá, lúa lấn cói”.
* Đặc điểm sinh vật
Thảm thực vật trên bãi bồi là tập đoàn cây rừng ngập mặn với các loài
cây ưa muối thấp, thích nghi với biên độ dao động mặn lớn như vẹt, sú, bần,
chua Thảm thực vật rừng ngập mặn phủ khoảng 50% diện tích bãi triều.

Mặc dù trầm tích bãi triều giàu dinh dưỡng, nhưng do phải thường
xuyên đối mặt với gió bão và tốc độ bồi tụ bãi bồi thường lớn hơn nhiều so
với quá trình hình thành rừng ngập mặn, nên thảm thực vật vùng triều ở bãi
cửa sông Đáy, sông Hồng nhìn chung thưa thớt, phân bố không đều.
Thực vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm, cá và
nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống ở vùng triều. Thực vật phù du ở các vùng cửa
sông Hồng có các loài chủ yếu là tảo khuê, tảo giáp, tảo lục, tảo lam.
Động vật phù du là một trong những mắt xích quan trọng của hệ thống
các chất dinh dưỡng của thủy vực này. Động vật phù du có các loài chủ yếu
như Copepoda, Cladocera. Động vật đáy, theo kết quả nghiên cứu của Viện
Hải sản, khá phong phú với 37 loài, thuộc 04 lớp động vật. Trong đó, đáng
chú ý nhất là các loài nhuyễn thể 02 mảnh vỏ và các loài giáp xác. Cá: đã ghi
nhận có 152 loài có xương, 04 loài có sụn thuộc 81 họ của 31 bộ cá [32].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

2.3.2 Phân loại đất mặn ven biển.
Đất nhiễm mặn là loại đất khá phổ biến ở các vùng đất bằng phẳng ven
biển nước ta, đặc biệt là ở ĐBSH và ĐBSCL. Quá trình mặn hóa có quan hệ
chặt chẽ với vị trí địa lý, địa hình, sự hình thành và mức độ mặn, tác động của
dòng chảy và sự xâm lấn của nước biển, các hoạt động sản xuất của con người.
Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành chủ yếu do sự nhiễm nước mặn bởi thủy
triều hoặc do nước mặn từ các dòng chảy ngầm di chuyển lên bề mặt đất. Một
nguyên nhân khác của sự mặn hóa là do sử dụng nước mặn từ các kênh tiêu
dẫn vào đồng ruộng khi thiếu nước ngọt. Ở một số vùng có các dòng suối nước
mặn ngầm rất gần với mặt đất, sự tăng cường bốc hơi trong canh tác cây trồng
cạn cũng là nguyên nhân kéo nước mặn lên làm nhiễm mặn tầng đất mặn.
Nhóm đất mặn ở Việt Nam có khoảng gần 1 triệu ha, chiếm 3% tổng
diện tích tự nhiên của cả nước và là 1 trong 5 nhóm đất có diện tích lớn trong

tổng số 13 nhóm đất chính. Phân bố dọc theo trên 3000km bờ biển từ Bắc chí
Nam tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSH và ĐBSCL.
Theo Vũ Cao Thái (1999) [23]: Nước ta không có đất mặn lục địa mà
chỉ có đất mặn ven biển, được phân chia theo độ mặn xác định trong lớp đất
mặt 0-40 cm vào thời gian mùa khô:
- Đất mặn sú vẹt (mangrove) ngập triều mặn;
- Đất mặn nhiều với tổng muối tan hơn 1 % và Cl
-
hơn 0,25 %;
- Đất mặn trung bình với tổng muối tan từ 0,5 ÷ 1 % và Cl
-
từ 0,15 ÷
0,25 %;
- Đất mặn ít với tổng muối tan từ 0,15 ÷ 0,5 % và Cl
-
từ 0,05 ÷ 0,15 %;
- Đất rất ít mặn và không mặn với tổng muối tan < 0,15 % và Cl
-
<
0,05 %.
Căn cứ vào nồng độ muối hòa tan với tỷ lệ clo trong đó, Hội Khoa
học đất Việt Nam chia đất mặn theo các nhóm sau: đất rất mặn, mặn
nhiều, mặn trung bình và ít.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

Bảng 2.3 Phân loại đất mặn của Hội Khoa học đất Việt Nam
Độ mặn TSMT (%) Nồng độ Cl
-

(%)
Rất mặn > 1% > 0,25%
Mặn nhiều 0,5 ÷ 1% 0,15 ÷ 0,25%
Mặn trung bình 0,25 ÷ 0,5% 0,05 ÷ 0,15%
Mặn ít < 0,25% < 0,05%

Nguồn: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2002 [31]
Đất mặn sú, vẹt, đước: có khoảng 105.300ha, tập trung ở ven biển,
nhưng diện tích lớn nhất là ven biển Nam Bộ (Cà Mau, Bến Tre ). Đất
thường xuyên ngập nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn cây rừng ngập
mặn, như đước, sú, vẹt, mắm, bần Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan
trọng trong việc bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản. Đất mặn sú, vẹt,
đước thường ở dạng bùn lỏng, lầy, rất mặn, pH trung tính, nhiều mùn do lá,
rễ đước phân hủy ra [31].
Đất mặn nhiều: có khoảng gần 139.610ha, phần lớn tập trung ở vùng
ven biển đồng bằng sông Cửu Long (102.000ha), những vùng ven biển khác
đều có nhưng diện tích ít hơn như Đông Nam Bộ 19.590ha, duyên hải miền
Trung 11.420ha. Đất mặn do muối biển với lượng TSMT
>
0,5%, Cl
-
cũng
đạt 0,2 ÷ 0,3%. Muối biển chủ yếu là NaCl theo nước thủy triều hay nước
sông tràn vào đất, hoặc theo mạch nước ngầm mà bốc mặn lên vào mùa khô.
EC > 4dS/cm ở 25
o
C, độ no bazo thường cao, pH trung tính, hàm lượng mùn
không cao vì mùn thường ở dạng natri humat dễ bị rửa trôi. Về mặt lý tính,
đất mặn nhiều thường không có kết cấu, rất dẻo, dính khi có nước, khi khô
thì co lại nứt nẻ Hệ thống thủy lợi, chế độ thủy văn cũng tác động làm thay

đổi tính chất và diện tích đất mặn nhiều [31].
Đất mặn trung bình và ít: có diện tích khoảng 732.580ha, nằm bên trong
vùng mặn nhiều, phần lớn ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của thủy
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

triều. Đất này phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích
586,420ha, đồng bằng sông Hồng 53.300ha, duyên hải miền Trung 35.560ha
và một ít ở Đông Nam Bộ. Trước đây, đến những vùng đất mặn, dù ở miền Bắc
hay miền Nam đều thấy chung một cảnh là “đất không nuôi nổi người”, nhưng
nay đã khác, do việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và sự hiểu biết của người
dân về đất mặn đã tăng lên, đồng lúa trĩu hạt, kết hợp với nuôi trồng thủy sản
đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt [31].
2.1.4 Đặc điểm đất mặn.
Do tác dụng của ion Na
+
nên đất có độ trương co lớn khi gặp nước và
giảm thể tích mạnh khi khô, làm cho đất hay nứt nẻ và có thể tạo thành các
váng muối màu trắng trên mặt đất. Hiện tượng trương co mạnh đó thường
được giải thích bằng khả năng keo tán của ion natri.



Hàm lượng muối tan trong đất thay đổi khá rộng và có xu thế tăng dần
theo chiều sâu: các anion thường thấy trong đất mặn là Cl
-
, SO
4
2-

; HCO
3
-

các cation là Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+
, Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng:
nếu đất chỉ chứa một loại muốt tan sẽ độc hơn rất nhiều so với đất có cùng
độ mặn, nhưng chứa nhiều loại muối tan khác nhau. Hiện tượng này được
giải thích bằng sự đối kháng ion [20]. Khi nồng độ muối càng cao thì hàm
lượng muối clorua càng nhiều hơn muối sunfat và hàm lượng Mg
2+
càng trội
hơn so với Ca
2+
.
Theo V.A.Kovda, P.A.Genkel, B.P.Xtragonov, X.N.Ruidza (1979), nếu
hàm lượng muối tan trong đất cao hơn giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng xấu
tới cây trồng, khi đó áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng theo và tỷ lệ
thuận với nồng độ muối tan. Chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của dung dịch
đất và dung dịch tế bào cây dẫn đến một giới hạn nào đó cây trồng không thể
hút nước và thức ăn. Khi áp suất thẩm thấu của dung dịch đất từ 10 ÷ 20atm,
cây trồng không thể sinh trưởng phát triển được, khi vượt quá 40atm cây
trồng bị chết [20]. Mặt khác, một số ion trong dung dịch đất sau khi thẩm thấu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

vào tế bào gây tác hại ngay đến cây trồng, ion Cl
-
có thể làm cho hàm lượng
diệp lục trong lá cây giảm xuống, do đó giảm nhanh lượng phấn. Sau khi
nồng độ Cl
-
trong tế bào cây tăng lên đến một mức độ nhất định sự hình thành
phấn trong tế bào thực vật bị gián đoạn. Nếu nhiều Na
+
hoặc Cl
-
sẽ làm cho
quá trình dinh dưỡng khoáng trong nhiều loại cây bị phá vỡ [6].
Độ pH là một đặc tính của đất mặn thay đổi tùy theo loại đất. Phản ứng
của đất có liên quan đến muối NaCl, H
2
CO
3
, và Na
+
trao đổi trong đất. pH đất có
thể tăng lên một ít sau khi rửa mặn một thời gian, kèm theo đó cũng tăng H
2
CO
3
.
Nhiều tác giả cho rằng sự xuất hiện của H
2

CO
3
có liên quan đến hô hấp của bộ rễ
cây (CO
2
+ H
2
O = H
2
CO
3
và xuất hiện NaHCO
3
là một muối thủy phân kiềm).
2.1.5 Hướng sử dụng đất mặn
Trong đất mặn hướng sử dụng đất mặn phụ thuộc vào từng loại đất,
nhiều công trình nghiên cứu
đ
ã
đ
ưa ra kết luận như sau:
Đất mặn sú, vẹt,
đ
ước:
đ
ược sử dụng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng
chắn gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ Rừng ngập mặn còn góp phần cố
đ
ịnh
đ

ất bồi tụ. Quá trình lắng
đ
ọng phù sa sẽ làm cho
đ
ất cao dần lên, chặt và ổn
đ
ịnh, sau
đ
ó sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều,
đ
ất sẽ giảm mặn
dần và người ta có thể quai
đ
ê, lấn biển, rửa mặn
đ
ể sử dụng vào mục
đ
ích
trồng trọt các loại cây trồng nông nghiệp.

Đất mặn nhiều: Có thể trồng một vụ lúa vào mùa mưa để giải quyết
một ít lương thực nhưng hiệu quả thấp hoặc trồng cói, dừa…
Đất mặn trung bình và ít: Về cơ bản đã được cải tạo và phần nhiều nằm
trong vùng có điều kiện tưới tiêu khá thuận lợi, chủ yếu được sử dụng để
trồng 2 vụ lúa nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đặc biệt trồng các giống lúa
đặc sản, chất lượng cao.
Song song với cải tạo và sử dụng đất mặn, các nhà khoa học cũng có
những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến cây trồng. Theo nhận định của
Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978 [27] thì sự chịu mặn của cây trồng phụ thuộc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14

nhiều vào môi trường đất như: độ ẩm đất, độ phì,… Đất có độ phì nhiêu cao khi
giới hạn độ mặn của đất là 0,61÷ 0,66 %. Các tác giả cũng cho rằng thành phần
muối trong đất mặn chủ yếu là NaCl, Na
2
SO
4
,

NaHCO
3
và mức độ gây hại của
các dạng muối này đối với cây trồng cũng khác nhau, độc nhất là muối Cl
-
.
Cùng với những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất cây trồng, các nghiên cứu về tính chống chịu mặn
cũng được tiến hành. Bộ môn Di truyền học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam, 1983 [1] đã nghiên cứu khả năng chịu phèn mặn của tập
đoàn gồm 245 giống lúa khác nhau, phần lớn là các giống địa phương.
Người ta đã và đang khai thác loại đất này nhằm mở rộng diện tích
trồng trọt đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đã có nhiều kết quả
nghiên cứu cải tạo, sử dụng, chọn tạo giống chống chịu mặn và các giống đó
đã chiếm diện tích lớn ở vùng đất khó khăn này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
diễn biến của tính chất đất mặn qua quá trình sử dụng chưa được công bố
nhiều. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến tới xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững.
2.2 Quá trình thành tạo và phát triển đất bãi bồi ven biển huyện Kim

Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2.2.1 Lịch sử phát triển địa chất đệ tứ
Theo tài liệu chuyên khảo của Viện Địa lý [28], lịch sử phát triển địa
chất khu vực bãi bồi Kim Sơn qua các thời kỳ như sau:
* Thời kỳ Pleistocen sớm (Q
1
1
):
Bãi bồi Kim Sơn nằm trong đới nâng tân kiến tạo của cánh tây nam
đồng bằng Bắc bộ. Trong cả thời kỳ Pleistocen sớm, cánh tây nam đồng bằng
Bắc bộ cũng như vùng bãi bồi Kim Sơn chịu sự vận động nâng tân kiến tạo
nên trong vùng vắng mặt các thành tạo Pleistocen dưới. Địa hình được nâng
lên và trải qua quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15

* Thời kỳ Pleistocen giữa - muộn phần sớm (Q
1
2-3.1
):
Trong giai đoạn đầu Pleistocen giữa, hoạt động nâng tân kiến tạo trong
vùng đã giảm đáng kể. Giai đoạn này được đánh dấu bởi tập trầm tích nguồn
gốc sông gồm sạn cát hạt thô, chuyển lên cát bột, bột sét của hệ tầng Hà Nội.
Các thành tạo aluvi đã lấp đầy các hố trũng và có tính phân nhịp mịn dần từ
dưới lên. Đây là thời kỳ biển thoái, đường bờ nằm ở ngoài thềm lục địa.
Vào cuối Pleistocen giữa, đầu Pleistocen muộn (Q
1
3
) biển tiến vào đồng

bằng Bắc bộ. Khu vực bãi bồi Kim Sơn trở thành nơi tranh chấp giữa sông và
biển. Kết quả là một tập trầm tích sông- biển với thành phần chủ yếu là bột
cát, bột sét được tích tụ. Tập hợp bào tử phấn và vi cổ sinh chứng tỏ khí hậu
trong thời kỳ này có đặc điểm xen kẽ của khí hậu nhiệt đới khô nóng và nhiệt
đới ẩm. Vào cuối thời kỳ này, biển lùi ra xa, bề mặt đồng bằng bị bóc mòn,
phong hoá.
* Thời kỳ Pleistocen muộn- phần muộn (Q
1
3.2
):
Vào đầu thời kỳ cuối Pleistocen muộn do hậu quả băng tan toàn cầu, nước
biển lại dâng lên. Các thành tạo hỗn hợp sông- biển được tích tụ phủ trên bề mặt
bóc mòn của các thành tạo hệ tầng Hà Nội (Q
1
2-3a
hn). Trong thời gian Pleistocen
muộn, khi biển tiến Vĩnh Phúc đạt cực đại thì vùng bãi bồi Kim Sơn tồn tại chế độ
vũng vịnh, dấu ấn để lại là tập trầm tích biển chứa phong phú hoá đá Foraminifera.
Tập trầm tích biển này có độ hạt khá mịn gồm bột sét, bột pha cát mịn.
Vào khoảng 30.000 ÷ 20.000 năm cách ngày nay, biển rút khỏi vùng
đồng bằng Bắc bộ. Mực biển hạ thấp xuống -100 ÷ -120m so với mực biển
hiện tại. Bề mặt đồng bằng Pleistocen muộn bị phơi ra trên lục địa. Quá trình
bóc mòn và phong hoá xảy ra làm cho phần trên cùng của tầng sét bột hệ tầng
Vĩnh Phúc có màu sắc loang lổ - minh chứng cho thời gian trầm tích nổi lên
trên mặt nước, bị phong hoá hoá học mạnh mẽ.
* Thời kỳ Holocen sớm - giữa (Q
2
1-2
):
Vào cuối Pleistocen muộn (cách ngày nay 13.000 năm), đợt biển tiến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

16

Flandrian bắt đầu tiến vào đồng bằng Bắc Bộ. Vào khoảng 8.000 ÷ 7.000 năm
cách ngày nay, đường bờ biển đã tiến đến vị trí đường bờ hiện tại. Vùng ven
biển hình thành lớp bùn sét chứa than bùn cơ sở (basal peat). Biển tiếp tục
tiến vào đồng bằng làm ngập chìm toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ. Vào khoảng
7.000 ÷ 6.000 năm cách ngày nay đường bờ biển tiến về phía Hà Nội tới vùng
Đan Phượng- Hà Tây, Phả Lại
Trong giai đoạn này, tốc độ lún chìm của đồng bằng Bắc Bộ và tốc độ
dâng của mực nước biển vượt xa tốc độ lắng đọng trầm tích, hình thành nên
lớp trầm tích vũng vịnh- estuary với sự có mặt của sét bột, bột sét màu xám
xanh thuộc hệ tầng Hải Hưng phổ biến khá rộng rãi.
Vào cuối Holocen sớm- đầu Holocen giữa (cách ngày nay khoảng
6.000 năm), tốc độ lắng đọng trầm tích bắt đầu cân bằng và vượt tốc độ lún
chìm và tốc độ dâng mực nước biển. Vào thời điểm này, mực biển đạt mức
cao nhất +5 ÷ +6m trên 0 hải đồ (0 HĐ). Sau đó nước biển bắt đầu rút xuống
theo hình sin với nguyên lý con lắc đơn tắt dần. Các vật liệu được tích tụ ở
các vùng cửa sông hình thành nên tập trầm tích châu thổ có xu hướng vươn
dài ra phía biển. Đường bờ biển lùi dần ra phía biển Đông. Bề mặt đồng bằng
Bắc bộ dần dần nổi cao lên mặt nước biển. Đương nhiên vùng bãi bồi Kim
Sơn trong cuối giai đoạn này vẫn còn nằm hoàn toàn trong chế độ biển.
* Thời kỳ Holocen muộn (Q
2
3
):
Vào đầu Holocen muộn khoảng 3.000 năm cách ngày nay (Bp) đường
bờ biển đã lùi dần đến quá Thành phố Ninh Bình ngày nay và ngày càng tiến ra
phía biển. Trong thời gian từ 3.000 năm Bp đến khoảng 1.500 năm Bp ở bãi

bồi Kim Sơn vẫn tồn tại chế độ vũng vịnh. Cách đây vào khoảng 1.000 năm
(thế kỷ IX- thế kỷ X) đường bờ đã bị đẩy lùi ra đến vùng Phát Diệm, Kim Sơn.
Với tốc độ tiến ra biển gần 100m/năm, vùng bãi bồi Kim Sơn được hình thành
khá nhanh chóng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

17

Nguồn vật liệu được sông Đáy đưa ra và từ cửa Ba Lạt đưa xuống đã
làm cho tốc độ tiến ra phía biển của vùng bãi bồi Kim Sơn ngày càng nhanh.
Quá trình tương tác sông biển bị thay đổi đáng kể khi các công trình xây dựng
lớn (hồ chứa nước, đập thuỷ điện ) được xây dựng trên vùng thượng lưu các
con sông làm thay đổi chế độ thuỷ văn và dòng bùn cát ở phía hạ lưu. Các
hoạt động chuyển động tân kiến tạo và chuyển động hiện đại cùng với dao
động mực nước biển cũng góp phần làm thay đổi bức tranh bồi tụ, xói lở
trên toàn dải đường bờ châu thổ Sông Hồng.
2.2.2 Sự hình thành và phát triển cồn cát cửa sông ven biển vùng cửa sông
Đáy, sông Càn.
Quá trình hình thành và phát triển bãi bồi Kim Sơn gắn liền với quá trình
thành tạo và phát triển các cồn cát, bar (cồn cát ngầm) chắn cửa sông Đáy tương
tự quy luật thành tạo và phát triển các bar cát cửa sông của một số cửa sông lớn có
bãi triều rộng trên thế giới. Quá trình hình thành và phát triển bãi bồi Kim Sơn gắn
liền với quá trình dịch chuyển chung của châu thổ sông Hồng. Trong quá trình
dịch chuyển của các thuỳ châu thổ sông Hồng thì thuỳ Kim Sơn có tốc độ dịch
chuyển tương đối lớn, với tốc độ lấn ra biển trung bình xấp xỉ 100m/năm.
Bãi bồi Kim Sơn được phát triển trong điều kiện cửa sông có đáy nông,
lực ma sát đáy lớn, xếp vào loại cửa sông có lực cản mạnh (inertia river
mouth). Chính do sức cản mạnh (đáy nông) mà hình thành các bar cát chắn cửa
hình tam giác. Các bar chắn cửa này đã tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng

các vật liệu mịn sau bar. Dần dần, vùng sau bar được lấp đầy bởi vật liệu tương
đối mịn (sét bột, bột sét pha cát mịn). Một khi đáy cửa sông bị lấp đầy thì dòng
sông sẽ chuyển hướng tìm cửa mới bằng cách xẻ thẳng bar cát cửa sông trong
mùa lũ lớn hay phân nhánh chảy theo hai hướng khác nhau tạo cửa sông mới.
Tại mỗi vùng cửa sông mới lại hình thành các bar cát chắn mới và lịch sử lại
tiếp diễn. Cứ như vậy, vùng bãi bồi cứ liên tục tiến ra phía biển với cơ chế dịch
chuyển từng bước một.

×