Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất được thu hồi xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.02 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN VIỆT GIANG


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG Ở VÙNG CÓ ĐẤT ĐƯỢC THU HỒI
XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ
THUỘC THÀNH PHỐ BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 31 10


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG



Hµ néi - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 05 năm 2012
TÁC GIẢ



Nguyễn Việt Giang



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


ii

LỜI CẢM ƠN


*




Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Viện sau Đại học Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tỉnh uỷ - HĐND - UBND Tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội Tỉnh; Thành uỷ - HĐND - UBND Thành phố Bắc
Ninh và các thày, cô giáo đã đào tạo giúp đỡ, cung cấp tài liệu giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là GS.TS Đỗ Kim Chung đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, viết và
hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và gia đình
đã quan tâm và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và viết luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
TÁC GIẢ





Nguyễn Việt Giang






Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT


DDI : Vốn đầu tư trong nước
ĐH : Đại học
DN : Doanh nghiệp
FDI : Vốn Đầu tư nước ngoài
GDP : Tổng thu nhập quốc dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp
LĐ : Lao động
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
PTNT : Phát triển nông thôn
SXHH : Sản xuất hàng hóa
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân.








Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục viết tắt iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng vii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở VÙNG CÓ ĐẤT ĐƯỢC
THU HỒI CHO XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ 4

2.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất
được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị 4

2.1.1 Khái niệm “giải pháp tạo việc làm” cho lao động vùng có đất được thu
hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị? 4


2.1.2 Vai trò của giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất được thu
hồi 5

2.1.3 Đặc điểm giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất được thu
hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị 7

2.1.4 Nội dung của nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng
có đất được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị 13

2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện giải pháp tạo việc làm cho
lao động ở vùng có đất được thu hồi 15

2.2 Cơ sở thực tiễn về giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất
được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị 20

2.2.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa 20

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


v

2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 24

2.2.3 Một số bài học rút ra trong việc thực hiện các giải pháp tạo việc làm
cho người lao động vùng có đất thu hồi xây dựng khu công nghiệp và
đô thị 35


2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 36

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 43

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 44

3.2.4 Phương pháp phân tích 44

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Thực trạng các giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất
được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh 45

4.1.1 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động ở vùng có đất được thu hồi ở
thành phố Bắc Ninh 45

4.1.2 Yêu cầu các doanh nghiệp, chủ dự án sử dụng đất được thu phải tuyển

dụng lao động địa phương 50

4.1.3 Thực trạng thực hiện giải pháp “Cấp đất giãn dân, đất dịch vụ tạo việc
làm cho lao động ở vùng có đất được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh” 55

4.1.4 Thực trạng thực hiện giải pháp “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hàng hóa ở thành phố Bắc Ninh” 57

4.1.5 Thực trạng thực hiện giải pháp “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở thành
phố Bắc Ninh” 63

4.1.6 Thực trạng thực hiện giải pháp “Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động ở
thành phố Bắc Ninh” 66

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


vi

4.1.7 Thực trạng thực hiện “Giải pháp giữ nguyên nghề cũ” 68

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện giải pháp tạo việc làm
cho lao động vùng có đất được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh 72

4.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp đào tạo nghề 72

4.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp các doanh nghiệp, chủ dự án sử
dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động địa phương 74

4.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp cấp đất giãn dân, đất dịch vụ 76


4.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hàng hóa ở thành phố Bắc Ninh 77

4.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động 79

4.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động 80

4.2.7 Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp giữ nguyên nghề cũ 82

4.3 Định hướng hoàn thiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh trong những năm tới 83

4.3.1 Định hướng hoàn thiện giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có
đất được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh theo sáu nhân tố ảnh hưởng 83

4.3.2 Định hướng hoàn thiện bảy giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất được thu hồi ở thành phố Bắc Ninh 89

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

5.1 Kết luận 96

5.2 Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 So sánh mức độ đô thị hóa của các nước giai đoạn 1950 – 2000 21
2.2 Số lao động địa phương được tuyển dụng vào các công ty 27
3.1 Tình hình dân số và nguồn lao động trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh trong giai đoạn 2008 - 2010 38
3.2 Tình hình lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 39
3.3 Cơ cấu kinh tế các ngành của Thành phố 40
3.4 GDP bình quân đầu người của thành phố Bắc Ninh (Theo giá cố
định năm 1994) 40
4.1 Kết quả đào tạo nghề ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 -
2010 46
4.2 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp đào tạo nghề ở thành
phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010 48
4.3 Nhu cầu đào tạo nghề của lao động trong các nhóm hộ điều tra 49
4.4 Số lao động đang sử dụng và nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 53
4.5 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp các chủ doanh nghiệp, 53
4.6 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp cấp đất giãn dân, đất
dịch vụ ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010 56
4.7 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hàng hóa ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn
2007 - 2010 59
4.8 Sự thay đổi ngành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

người lao động trước và sau khi bàn giao đất ở các hộ điều tra 61
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


viii

4.9 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
lao động ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010 64
4.10 Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho
người lao động ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010 67
4.11 Kết quả lao động có việc làm từ giải giữ nguyên nghề cũ ở thành
phố Bắc Ninh 4 năm 2007 - 2010 69
4.12 Ý kiến của lao động về các giải pháp đã thực hiện trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh đến năm 2010 72





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm cho người lao động giúp họ ổn định đời sống đó
là vấn đề cốt yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững của bất kỳ một quốc gia,
một chế độ chính trị nào. Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới

kinh tế (từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI), cơ cấu lao động, vấn đề việc làm của
người lao động đã có những thay đổi đáng kể: tỷ trọng lao động ngành nông
nghiệp giảm (do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp), tỷ trọng lao động
các ngành phi nông nghiệp tăng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một tỷ lệ không
nhỏ lao động thiếu và không có việc làm.
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đặt trung tâm tỉnh lỵ tại thị xã Bắc
Ninh. Kể từ đó đến nay, vấn đề phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đã luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Bắc Ninh (trước là thị
xã Bắc Ninh) nhất quán chỉ đạo thực hiện. Thực tế hơn 10 năm qua việc phát triển
nhanh chóng các khu đô thị, khu công nghiệp tại nơi đây đã làm thay đổi đáng kể
diện mạo của thành phố Bắc Ninh.
Từ khi tách tỉnh đến nay, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa, thành phố đã thu hồi trên 2000 ha đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng
khu công nghiệp và đô thị. Việc thu hồi đất đã kéo theo một lượng lao động
khá lớn mất và không có việc làm. Theo số liệu điều tra, thành phố Bắc Ninh có
khoảng 15.959 lao động không có việc làm (thất nghiệp), chiếm 9,8% dân số và
hơn 10% số lao động trong độ tuổi. Hiện nay, mỗi năm, tổng số lao động không
có việc làm ở thành phố Bắc Ninh khoảng 5.600 người, phát sinh từ các nguồn:
lao động mất đất nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp phổ thông
trung học Trong đó, số lao động thất nghiệp bình quân ở các vùng bị mất đất
cho xây dựng KCN và đô thị là 15người/ha. Do không có việc làm hoặc việc
làm không thường xuyên nên một bộ phận lao động đã mắc vào các tệ nạn xã
hội như: cờ bạc, rượu chè, mại dâm, lô đề gây mất trật tự, an ninh xã hội ở
địa phương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


2

Là thành phố vệ tinh, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh, Bắc Ninh đang phấn đấu trở thành đô thị loại II trước
năm 2015. Một trong những vấn đề được Đảng bộ và chính quyền thành phố
quan tâm là việc làm cho người lao động không có việc làm, do được thu hồi đất
cho xây dựng KCN và đô thị, tồn đọng từ năm 2010 trở về trước và từ năm 2011
đến 2015. Đó là một nhiệm vụ hết sức cấp bách, đảm bảo ổn định tình hình kinh
tế - xã hội; an ninh ở địa phương và góp phần sớm đưa thành phố Bắc Ninh đạt mục
tiêu trở thành đô thị loại II trước năm 2015.
Mặc dù, tỉnh và thành phố đã có nhiều giải pháp về việc làm cho người lao
động, nhưng khi đưa vào thực tế thì còn nhiều điều chưa thực sự phù hợp và chưa
mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho
nông dân ở vùng có đất được thu hồi cho xây dựng KCN và đô thị có ý nghĩa thiết
thực cả về lý luận và thực tiễn.
Khi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất được thu hồi xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc thành phố
Bắc Ninh”, tác giả mong muốn góp một hướng đi hiệu quả và thiết thực trong giải
quyết việc làm cho lao động vùng được thu hồi đất cho xây dựng KCN và đô thị ở
Thành phố Bắc Ninh.
Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tham
khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách việc làm ở địa phương trong thời
gian tới đây.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện một số giải pháp nhằm tạo việc
làm cho người lao động ở vùng có đất được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp
và đô thị thuộc thành phố Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc làm cho
lao động vùng thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp và đô thị;
- Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động
vùng có đất được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị hóa thuộc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


3

thành phố Bắc Ninh;
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất được
thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị của địa phương đến năm 2015 và
2020.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là lực lượng lao động nông thôn được thu hồi đất trong độ
tuổi lao động ở vùng có đất được thu hồi xây dựng khu công nghiệp và đô thị hoá
thuộc thành phố Bắc Ninh. Tập trung ở một số xã, phường như: Kinh Bắc, Nam
Sơn, Ninh Xá.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện ở các vùng có đất được thu hồi
xây dựng khu công nghiệp và đô thị tại các xã phường: Kinh Bắc, Ninh Xá, Nam
Sơn.
- Phạm vi thời gian: các số liệu thu thập từ năm 2007 - 2010. Số liệu hiện
trạng chủ yếu điều tra năm 2010.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những người lao động mất
hoặc không có việc làm thuộc 3 xã, phường được chọn để nghiên cứu.
Với mục đích làm cho việc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nên ở một số câu,
đoạn, phần trong luận văn chúng tôi thống nhất dùng cụm từ “vùng có đất được thu
hồi” để thay thế cho cụm từ “vùng có đất được thu hồi cho xây dựng khu công
nghiệp và đô thị”, với ý nghĩa tương đương chứ không bao hàm nghĩa khác.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



4

PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở VÙNG CÓ ĐẤT ĐƯỢC
THU HỒI CHO XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ

2.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất được thu
hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị
2.1.1 Khái niệm “giải pháp tạo việc làm” cho lao động vùng có đất được thu hồi
cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị?
- Giải pháp: Là biện pháp, cách giải quyết một vấn đề khó khăn (Từ điển
Wikipedia).
- Việc làm: là “Công việc được giao cho làm và được trả công” (Từ điển
tiếng Việt). Điều 13, Chương 2 của Bộ luật Lao động nước ta được Quốc hội thông
qua ngày 23/6/1994 đã đưa ra định nghĩa về Việc làm như sau: Mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc
làm. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ
hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Từ những khái niệm về “việc làm” và “giải pháp” nêu trên, chúng tôi đưa
ra khái niệm về “giải pháp việc làm” và “giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất được thu hồi cho xây dựng KCN và đô thị” như sau:
- Giải pháp việc làm: Chính là tìm ra các biện pháp, cách thức giải quyết vấn đề
việc làm cho người lao động; để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp
với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất được thu hồi cho xây
dựng khu công nghiệp và đô thị: Là tìm ra các biện pháp, cách thức giải quyết vấn
đề việc làm cho lao động ở khu vực được thu hồi đất, phục vụ cho xây dựng KCN
và đô thị. Các giải pháp tạo việc làm đó phải phù hợp với đối tượng đặc thù ở khu
vực này (ở nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau). Mặt khác, các giải pháp đó cũng
phải phát huy được hiệu quả ở một địa bàn có tính đặc thù (điều kiện cư trú, điều

kiện tự nhiên ) không chỉ trước mắt mà còn phải ổn định và bền vững.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


5


2.1.2 Vai trò của giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất được thu hồi
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở Việt
Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm
2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị
định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)… nguồn vốn đầu tư
trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự
hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông
thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan tỏa, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp,
nông thôn và người nông dân.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có khoảng 200 khu công nghiệp, phân bố
trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu
hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất
là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp
là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cả
nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995. Bên cạnh
những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự
xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị
trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn.
Tốc độ phát triển của những KCN, đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho một bộ
phận lớn dân cư ở những vùng có đất được thu hồi cho xây dựng KCN và đô thị -
vốn quen lối sống tiểu nông - không thể thích ứng, thay đổi kịp. Hệ quả tất yếu là

dư thừa lao động, lao động nông nhàn gia tăng theo mỗi năm. Thực tế đó, cần có
những giải pháp cấp bách và kịp thời để ổn định cuộc sống của người lao động ở
vùng có đất được thu hồi.
Vai trò của giải pháp việc làm cho lao động vùng nông thôn đô thị hóa biểu
hiện trên các mặt sau:
* Phát triển kinh tế:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


6

- Giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi, lao động dôi dư có việc làm
thường xuyên, thu nhập ổn định trong các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế
địa phương, giảm người thất nghiệp trong nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người lao động tại địa phương.
- Tăng thu ngân sách cho địa phương, thông qua các loại thuế và phí doanh
nghiệp đóng góp.
- Tạo nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận người lao động trong khu
vực phi nông nghiệp, dịch vụ hoặc vùng chuyên canh, thâm canh
* Về xã hội
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, dịch vụ
làm cho đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. Đó chính là đòn bẩy
để phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần ổn định xã hội ở vùng có đất được
thu hồi, giảm áp lực hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
- Đào tạo nghề cho các đối tượng, giúp người lao động được tiếp cận với các
loại hình đào tạo, được đào tạo nghề, được trang bị kiến thức kỹ thuật, tìm được
việc làm sau đào tạo đã mang lại tâm lý thoải mái, tự tin hơn trong cuộc sống. Tạo
điều kiện cho các tổ chức xã hội như: Phụ nữ, Thanh niên, hội Nông dân hoạt động
tốt hơn.
- Có việc làm, thu nhập và trình độ của người lao động được nâng lên sẽ góp

phần giảm tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện hút ma tuý… góp phần tác động
tích cực vào ổn định và nâng cao đời sống, an sinh xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, an
ninh quốc phòng.
- Mối quan hệ giữa giữa doanh nghiệp với chính quyền và nhân dân địa
phương được tăng cường theo hướng tích cực.
* Môi trường, sinh thái
- Cải thiện môi trường sinh thái theo hướng bền vững như: sản xuất những
mặt hàng thủ công mỹ nghệ, một ngành sản xuất sạch, không có ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái; người nông dân biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, từ
bỏ thói quen phun thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học một cách tràn lan, không
sử dụng các loại thuốc có độ độc cao, tuân thủ thời gian phun thuốc bảo vệ thực
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


7

vật, phân hóa học một cách hợp lý…


2.1.3 Đặc điểm giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất được thu hồi cho
xây dựng khu công nghiệp và đô thị
* Đặc trưng vùng có đất được thu hồi cho xây dựng KCN và đô thị
Đô thị hóa gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản
trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành
chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả
ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất

các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo
những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng
dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Tuy nhiên, do những khó khăn của bản thân
nền kinh tế đất nước đang trong quá trình chuyển đổi và những hạn chế chủ quan
trong quản lý, điều hành, công nghiệp hóa, đô thị hoá ở Việt Nam còn nhiều mặt bất
cập, đang phát sinh những vấn đề bức xúc liên quan đến nông nghiệp, nông thôn,
nông dân cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết hiệu quả. Trong nhiều vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn công nghiệp hóa và đô thị hoá, có thể nhấn mạnh một số điểm
nổi bật như sau:
Thứ nhất, nóng bỏng vấn đề qui hoạch, quản lý và sử dụng đất đai nông
nghiệp:
Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, những năm qua, Nhà nước và chính quyền các
địa phương đã thực hiện chính sách mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Bình quân hàng năm
có khoảng 10 vạn ha đất nông nghiệp được thu hồi phục vụ xây dựng các khu công
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


8

nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông
nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất
màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Sự dễ dãi và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế hoạch
quản lý, sử dụng đã cùng với tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt đã đưa tới
tình trạng sử dụng đất tuỳ tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ, dân
cư… đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là,
hàng chục vạn ha đất - bao đời nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quí giá nhất của
người nông dân, nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - đã bị sử dụng phí
phạm, tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục

vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông nghiệp.
Thứ hai, sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tuy nhiên, so với yêu cầu
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Việt Nam còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn
chiếm hơn 40%; trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước vẫn còn tới 20%; nhiều
vùng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn
chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thuỷ sản phát triển
thiếu ổn định.
Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực tiếp và
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Doanh nghiệp
nông thôn số lượng ít, qui mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm,
thuỷ sản không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình
chuyển dịch và hạn chế chất lượng cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Thứ ba, sự ùn đọng lao động ở nông thôn
Ở Việt Nam, những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, quá trình dịch
chuyển cơ cấu lao động diễn ra khá rõ nét. Nhìn trên phạm vi cả nước, tổng lao
động làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng
50% tổng lao động xã hội; hàng năm có hàng chục vạn lao động nông nghiệp
chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


9

Thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nhìn chung, diễn ra vẫn chậm chạp,
chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay,
trong GDP giá trị nông nghiệp đã giảm xuống còn 19,6%, trong khi đó lao động
nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 52,8%. Nghịch lý này phản ánh một thực tế: công

nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo nhiều việc làm mới để thu
hút lực lượng lao động nông nghiệp còn rất tiềm tàng. Ngoài một bộ phận không
nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc đi kiếm việc làm ở các đô
thị, các khu công nghiệp lớn, phần đông lao động vẫn đang bị ùn đọng trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận lao động tiếp tục sản xuất nông nghiệp
trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, một bộ phận chuyển sang
các hoạt động phi nông nghiệp giản đơn, theo cơ chế thoả thuận. Thực trạng này
chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá chưa gắn kết và tác động mạnh mẽ
đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động;
sự phân hoá thu nhập và những khó khăn về đời sống của người nông dân, phần lớn
có nguyên nhân từ đây.
Thứ tư, sự phân tán, chia cắt trong qui hoạch, tổ chức không gian đô thị
Qui hoạch nói chung, qui hoạch đô thị nói riêng là một khoa học tổng hợp,
đòi hỏi phải có sự tiếp cận liên ngành với một tầm nhìn xa rộng, sự tính toán chặt
chẽ, chính xác nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa tổng thể (nhìn trên
phạm vi quốc gia) với bộ phận (vùng, địa phương); giữa không gian đô thị với
không gian nông thôn; giữa không gian kiến trúc với cảnh quan môi trường Qui
hoạch và tổ chức không gian đô thị là kết tinh tầm văn hoá, triết lý văn hoá và khoa
học, nghệ thuật phân bố các nguồn lực quốc gia.
So với một, hai thập niên đầu kiến thiết đất nước sau khi Tổ quốc thống
nhất, trình độ qui hoạch và tổ chức không gian đô thị ở Việt Nam những năm
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI có một bước tiến đáng kể, cả về qui hoạch
chung, qui hoạch ngành, qui hoạch chi tiết - nhìn trên phạm vi toàn quốc, phạm
vi vùng và từng địa phương. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu phát triển toàn
diện đất nước và so sánh với trình độ qui hoạch, tổ chức không gian đô thị của
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, công tác qui hoạch, tổ chức thực
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


10


hiện qui hoạch ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Ở từng địa phương, hạn chế phổ biến trong xây dựng, thực hiện qui hoạch
là thiếu tầm nhìn xa, thiếu cách nhìn tổng thể, hệ thống và sự buông lỏng trong
quản lý, triển khai qui hoạch. Qui hoạch chung, qui hoạch hạ tầng khung chưa
được quan tâm đúng mức, xu hướng chung vẫn là chú trọng xây dựng, triển khai
qui hoạch chi tiết, đáp ứng nhu cầu trước mắt. Hệ quả khó tránh khỏi là tình trạng
tuỳ tiện, lộn xộn, chắp vá, chia cắt, thậm chí làm biến dạng, méo mó không gian
kiến trúc.
Trên địa bàn nông thôn đang diễn ra quá trình đô thị hoá, có thể thấy rõ sự
bất hợp lý trong phân bố các công trình xây dựng sự thiếu gắn bó, liên thông
giữa các thành tố cấu thành đô thị. Phần lớn các khu công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, các điểm dân cư đều tràn ra, bám sát trục đường giao thông, tạo nên
sự phát triển mất cân đối về không gian xây dựng. Trong cùng một không gian
đô thị hoá, thiếu sự liên kết hài hoà giữa khu vực sản xuất với khu vực dân cư;
ngay trong khu vực sản xuất cũng thiếu sự gắn kết cần thiết giữa các khu công
nghiệp với các khu thương mại, dịch vụ với các làng nghề, cụm làng nghề… Khá
phổ biến là tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu khớp nối giữa hạ tầng bên trong hàng
rào các khu vực sản xuất, kinh doanh với hạ tầng bên ngoài hàng rào, với hạ tầng
các vùng nông thôn xung quanh; giữa hạ tầng kinh tế - kỹ thuật với hạ tầng văn
hoá - xã hội. Về không gian kiến trúc, thiếu sự hoà điệu ở tầm văn hoá giữa
những đường nét hiện đại của đô thị với vẻ đẹp truyền thống của nông thôn; một
số kiểu dáng kiến trúc vay mượn vội vàng từ đô thị đem cấy vào nông thôn đã
làm hỏng nét đẹp riêng có của những làng cổ, làng sinh thái, làng nghề - vốn là
nguồn cảm hứng, tự hào bao đời của người Việt Nam và là nguồn tài nguyên du
tịch tiềm tàng hôm nay.
Nhìn từ góc độ qui hoạch, thực hiện qui hoạch, đô thị hoá chưa thật sự kết
gắn và phục vụ hiệu quả qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn
mới vì mục tiêu nâng cao chất lượng sống của nông dân.
Thứ năm, hệ lụy về văn hoá, xã hội, môi trường

Nông thôn Việt Nam là chiếc nôi sản sinh, nuôi dưỡng, bảo vệ văn hoá dân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


11

tộc ngàn năm. Những năm qua, một số yếu tố tiến bộ của văn hoá đô thị đã lan toả
về nông thôn, tạo nên những sắc thái mới trong đời sống, sinh hoạt tinh thần của
người nông dân và cộng đồng làng xã. Nhiều loại hình, giá trị văn hoá ở nông thôn
cũng được giới thiệu rộng rãi, thuận lợi hơn ở các đô thị. Đó là mặt thuận. Mặt chưa
thuận là, do thiếu chuẩn bị, thiếu định hướng, chọn lọc và do cả những bất cập trong
công tác qui hoạch, quản lý văn hoá, không ít những yếu tố phi văn hoá, phản văn
hoá, từ đô thị và từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt từ internet, đã thâm nhập
vào đời sống nông thôn, đưa tới những vấn nạn xã hội đáng suy nghĩ.
Theo nhiều ngả đường, một số sản phẩm, loại hình được gọi là văn hoá, văn
học, nghệ thuật, một số quan niệm, lối sống, cách ứng xử, làm ăn không phù hợp,
thậm chí trái ngược, đối lập với thuần phong mỹ tục, với những giá trị tốt đẹp đã lan
về thôn quê chúng thâm nhập và làm tha hoá một bộ phận cư dân nông thôn, đặc
biệt là giới trẻ; làm vẩn đục môi trường văn hoá, xã hội; bào mòn và làm rạn nứt
quan hệ tương thân, tương ái, đồng thuận và thuần phác trong cộng đồng nông thôn.
Từ một phương diện khác, nông nghiệp, nông thôn là địa bàn đang phải hứng
chịu những hậu quả về môi trường. Việc sử dụng không hợp lý, lãng phí quỹ đất
canh tác; tình trạng san lấp, lấn chiếm ao hồ, sông, suối, các công trình thuỷ lợi; nạn
đốt phá rừng, khai thác khoáng sản tuỳ tiện cùng với sự yếu kém trong xử lí nước
thải, rác thải, bụi, khói, tiếng ồn đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ
hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cảnh
quan nông thôn, đời sống và sức khoẻ của nông dân, giảm thiểu khả năng đề kháng,
thậm chí làm trầm trọng thêm những tai biến của tự nhiên.
Những nghịch lý, mâu thuẫn, thách thức nêu trên và những hệ luỵ của chúng là có
thật, đang từng ngày diễn ra trong quá trình đô thị hoá, từng giờ tác động đến nông nghiệp,

nông thôn, nông dân. Song đó là những khó khăn khó tránh trên con đường đi lên, là hai
mặt biện chứng của quá trình phát triển. Đó cũng chính là điều những nhà hoạch định
chính sách địa phương cần quan tâm khi đề ra các giải pháp việc làm cho lao động vùng
nông thôn đô thị hóa
* Đặc điểm của giải pháp tạo việc làm vùng có đất được thu hồi
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã định hướng phát triển toàn diện đất nước
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


12

trong giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020, trong đó xác định rõ những định
hướng rất quan trọng cho quá trình đẩy mạnh đô thị hoá nói chung, đô thị hoá gắn
với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng. Cụ thể là “phát triển nông nghiệp
toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề
nông dân, nông thôn”. Bởi vậy, các giải pháp việc làm cho lao động vùng có đất
được thu hồi cho xây dựng KCN và đô thị cần hướng tới những mục tiêu sau đây:
- Phải hướng vào phục vụ thiết thực công cuộc phát triển toàn diện, hiện đại
hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của nông dân.
Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành mạng lưới
đô thị phù hợp trên phạm vi cả nước theo quan điểm đồng bộ, hệ thống.
- Tiếp tục đầu tư chỉnh trang, nâng cấp một cách hợp lý một số đô thị lớn
trung tâm, hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh ở các vùng kinh tế trọng điểm, tạo
động lực và tác động lan toả; mặt khác, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở
các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi,
biên giới, hải đảo, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ, các thị trấn, thị tứ theo qui
hoạch, làm cơ sở để từng bước điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế, dân cư, lao động,
khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các vùng miền.
- Kết hợp hài hòa, giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển
đô thị với quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, phân bố dân cư,

bảo vệ môi trường.
- Qui hoạch sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với nhu
cầu thị trường và phù hợp với lợi thế từng vùng; qui hoạch sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác; duy trì diện tích đất lúa bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.
- Kết gắn qui hoạch sản xuất nông nghiệp với qui hoạch phát triển công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết nhu cầu lao động
tại chỗ và nâng cao thu nhập của nông dân, tạo điều kiện để người nông dân chuyển
nghề nhưng vẫn gắn bó với quê hương, hạn chế dòng chuyển cư tự phát đổ về các
thành phố lớn.
- Khớp nối kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


13

với kết cấu hạ tầng nông thôn theo một qui hoạch phát triển toàn diện, tổng thể;
triển khai mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành các khu dân cư
đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trước hết là thuỷ lợi, đường
giao thông, điện, nước sạch, trường học, cơ sở y tế, bưu điện, nhà văn hoá - thể
thao, chợ…
- Chú trọng qui hoạch môi trường; hình thành hệ thống thu gom, xử ly rác
nước thải, phế thải; hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước,
không khí; bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái và gìn giữ tài nguyên, cảnh quan thiên
nhiên; tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
- Tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở và cộng đồng làng xã, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa.
- Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ, tự lực tự cường

vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của nông dân, xứng đáng là chủ thể sáng tạo
toàn bộ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Gìn giữ, bồi bổ, phát huy bảo vệ các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc.
Xây dựng một cách thực chất và bền vững các làng, xã, bản văn hoá gắn liền với
xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, nhân văn, có đời sống văn
hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện những định hướng nêu trên chính là con đường nâng cao trình
độ chất lượng đô thị hoá phù hợp hoàn cảnh, điều kiện và mục tiêu phấn đấu đi
lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, đáp ứng khát vọng của người nông dân trong
thời đại mới.
2.1.4 Nội dung của nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất
được thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị
2.1.4.1 Nội dung các giải pháp việc làm của lao động ở vùng có đất được thu hồi
Trên cơ sở định hướng của chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố, nhóm giải pháp
tạo việc làm cho người lao động vùng có đất được thu hồi đã được hình thành, xây
dựng và triển khai. Nội dung này nghiên cứu thực tế các giải pháp đó đã được tiến
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


14

hành đến đâu? Những số liệu minh chứng so với mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong
bản giải pháp tạo việc làm là gì? Thực tế đó đã làm tốt hay chưa hoàn thành được
mục tiêu đề ra trong giải pháp?
Trong đề án giải quyết việc làm cho lao động thành phố Bắc Ninh có đề ra
bảy nhóm giải pháp chủ yếu:
a. Giải pháp đào tạo nghề
- Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân
- Mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo yêu cầu địa

phương
b. Yêu cầu chủ doanh nghiệp, chủ dự án sử dụng lao động địa phương
- Yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng đất được thu hồi cam kết
nhận lao động địa phương theo nhu cầu tuyển dụng vào các vị trí thích hợp trong
doanh nghiệp
- Có chính sách thu hút doanh nghiệp thực hiện cam kết
- Chính quyền địa phương cần tích cực phối kết hợp để giám sát việc doanh
nghiệp tuyển dụng lao động địa phương
c. Giải pháp cấp đất giãn dân, đất dịch vụ
- Căn cứ nguồn đất dự trữ của địa phương và xét duyệt yêu cầu của người
dân để cấp đất giãn dân thích hợp
- Mở rộng dịch vụ trên đất được cấp để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ
d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa
- Chuyển dich cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp qua các năm
- Tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
hàng hóa, chuyên môn hóa và nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi
e. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Hỗ trợ các trung tâm giới thiệu việc làm ra nước ngoài
- Thực hiện chế độ hỗ trợ đối với các hộ gia đình có nhu cầu xuất khẩu lao động
f. Hỗ trợ trực tiếp người lao động
- Thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo quy định của nhà nước về vốn,
vật tư nông nghiệp sản xuất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


15

- Nâng cao nhận thức của người dân về trình độ kỹ thuật
g. Giữ nguyên nghề cũ
- Đẩy mạnh đào tạo nghề kế cận trong các làng nghề

- Có chính sách hỗ trợ đối với việc phát triển và gìn giữ nghề truyền thống để
thu hút lao động trẻ tham gia
2.1.4.2 Những kết quả và tác động của việc thực hiện các giải pháp
Trên cơ sở nội dung tình hình thực hiện, hệ quả của nó là việc đánh giá kết
quả, hiệu quả của việc thực hiện bảy nhóm giải pháp trên địa bàn đã được đến đâu.
- Những kết quả đạt được so với trước khi tiến hành các giải pháp
- Tác động của giải pháp việc làm cho lao động nông thôn vùng có đất được
thu hồi đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.4.3 Đánh giá ưu, nhược điểm các giải pháp
Nội dung này là thực hiện chỉ ra các ưu, nhược điểm của các giải pháp tạo
việc làm ở các vùng có đất được thu hồi cho khu công nghiệp và đô thị.
Trong bảy nhóm giải pháp đã được thực hiện trên địa bàn nhằm tạo việc làm
cho lao động ở vùng có đất thu hồi thì trong từng giải pháp, cần được chỉ rõ đâu là
ưu điểm, đâu là nhược điểm.
Trên cơ sở đó nhìn lại những điểm mạnh của giải pháp, duy trì và đẩy mạnh
hơn nữa điểm mạnh đó trong thời gian tới. Đồng thời khắc phục những hạn chế của
giải pháp.
2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện giải pháp tạo việc làm cho lao
động ở vùng có đất được thu hồi
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản
xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để đảm bảo cho việc làm
được diễn ra và duy trì việc làm. Giải quyết việc làm liên quan đến nhiều chủ thể,
bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước. Tiếp cận từ những
khía cạnh trên, ta thấy giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho
người lao động nông thôn nói riêng trong quá trình đô thị hóa chịu ảnh hưởng của
các nhân tố sau:
2.1.5.1 Trình độ lập kế hoạch
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



16

Phải đặt từng giải pháp trong bối cảnh hiện tại của quốc tế, quốc gia và địa
phương để xem xét những giải pháp đó có còn phù hợp và có tính khả thi hay không?
Toàn cầu hóa đặt ra những cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức lớn
đối với tình trạng việc làm ở tất cả các nước. Nhiều yêu cầu mới cho các công
việc mới mà nhiều lao động chưa có khả năng đáp ứng. Số lượng việc làm ở
khu vực này, ở ngành này tăng lên, nhưng lại giảm đi ở khu vực khác, ngành
khác. Một số loại việc làm sẽ mất đi, nhưng một số việc mới lại xuất hiện.
Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm sẽ gây không ít khó khăn cho
bản thân người lao động và xã hội. Do mất việc làm, người lao động phải tìm chỗ
việc làm mới, phải học tập kiến thức, kỹ năng nghề mới, phải di chuyển đi nơi khác
để tìm việc mới. Điều đó cũng sẽ tạo ra gánh nặng cho Chính phủ về đào tạo lại, trợ
cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm giải pháp đó có phù hợp với điều kiện của địa phương đang thực
hiện hay không? Phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước và được sự hỗ trợ tích cực từ các ban ngành có liên quan hay không?
+ Các chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực, hình thức,
vùng, miền có khả năng thu hút nhiều lao động như: chính sách phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực kinh tế không chính thức, chính
sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề …
+ Các chính sách liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất, kinh
doanh như: tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, xây
dựng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
+ Các chính sách tạo việc làm cho các đối tượng là người có công như:
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; đối tượng yếu thế như người nghèo, người
tàn tật…
Với lao động nông nghiệp, nông thôn chất lượng thường thấp hơn so với lao
động thành thị. Phần đông lao động nông thôn không được đào tạo nghề. Trình độ

học vấn phổ thông thấp, vì thế giải quyết việc làm cho họ (chuyển đổi việc làm) gặp
nhiều khó khăn. Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở vùng có đất được

×