Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

xây dựng hệ thống thương mại điện tử cung ứng vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CUNG ỨNG VẬT LIỆU XÂY
DỰNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Phan
Lớp CNPM – K51
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Đức Trung
HÀ NỘI 5-2011
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điện thoại liên lạc Email:
Lớp: Công nghệ phần mềm - k51 Hệ đào tạo: Đại học
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại:
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 25 / 2 /2011 đến 28 / 5 /2011
2. Mục đích nội dung của ĐATN
 Xây dựng hệ thống cung ứng vật liệu xây dựng trực tuyến
 Xây dựng hệ thống thương mại điện tử với sản phẩm là các mặt hàng xây dựng
 Xây dựng hệ thống lắp ghép sản phẩm thành các gói dịch vụ.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
 Tìm hiểu lý thuyết
 Tìm hiểu lý thuyết về chuỗi cung ứng
 Tìm hiểu về lý thuyết thương mai điện tử
 Tìm hiểu lý thuyết về kinh tế xây dựng
 Tìm hiểu về PHP, MySql và công nghệ Yii Framework


 Xây dưng ứng dụng
 Phân tích yêu cầu của đề tài
 Thiết kế hệ thống
 Lập trình và chạy thử hệ thống
 Kiểm thử
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Nguyễn Quang Phan - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn của ThS Lê Đức Trung và ThS Lê Tấn Hùng.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Tác giả ĐATN
Nguyễn Quang Phan
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
ThS Lê Đức Trung
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 2
Họ tên: Nguyễn Quang Phan
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp là nghiên cứu lý thuyết thương mại điện tử và
lý thuyết chuỗi cung ứng để áp dụng vào mô hình cung ứng vật liệu và các sản phẩm xây
dựng. Sản phẩm xây dựng ở đây có thể là các vật liệu xây dựng hoặc là các gói sản phẩm
(tập hợp các sản phẩm xây dựng được lắp ghép cho một mục đích nào đó).
Nội dung đồ án gồm có 2 phần chính:
 Phần lý thuyết về các vấn đề liên quan
 Phần phân tích, thiết kế hệ thống.
 Đánh giá và kết luận
Đầu tiên là phần lý thuyết. Phần lý thuyết đưa ra các vấn đề lý thuyết liên quan đến

lĩnh vực thương mại điện tử và chuỗi cung ứng. Các lý thuyết về công nghệ sử dụng để xây
dựng hệ thống, từ đó rút ra được mục đích, mục tiêu, và định hướng xây dựng đề tài
Phần 2 là các kết quả đạt được trong quá trình xây dựng đề tài. Các kết quả đạt
được đó là các kết quả phân tích và thiết kế hệ thống. Phần phân tích sẽ mô tả các trường
hợp sử dụng (User Case) của hệ thống, các biểu đồ tuần tự của hệ thống cùng với các yêu
cầu về chức năng mà hệ thống phải thực hiện. Phần thiết kết sẽ mô tả về mô hình mà hệ
thống sử dụng và áp dụng mô hình đó vào thực tế hệ thống. Các biểu đồ lớp của hệ thống
cùng với các hình ảnh mà hệ thống được xây dựng nên.
Phần 3 là đánh giá các kết quả đạt được của hệ thống. Trong phần này sẽ nêu lên
những ưu nhược điểm của hệ thống, khả năng ứng dụng của hệ thống vào thực tế và hướng
phát triển tiếp theo của hệ thống trong tương lai.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 3
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 4
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội nói chung và các thầy cô trong viện Thông tin và
Truyền thông, bộ môn Công nghệ Phần mềm nói riêng đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt 5 năm
học qua.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Đức Trung - Giảng viên bộ
môn Công nghệ Phần mềm, viện Thông tin và Truyền thông, trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình trong quá trình em làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Nguyễn Quang Phan
Sinh viên lớp Công nghệ Phần mềm – K51
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3
LỜI CẢM ƠN 4
MỤC LỤC 5
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
CHƯƠNG 1: CHI TIẾT VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 9
1.1. Tổng quan về đề tài 9
1.2. Định hướng giải quyết 9
1.3.Cơ sở lý thuyết và công cụ 10
1.3.1. Lý thuyết chuỗi cung ứng 10
1.3.2. Lý thuyết về thương mại điện tử 14
1.3.3. Công nghệ Yii Framework 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 16
2.1. Tổng quan về hệ thống 16
2.2. Tương tác trong hệ thống 18
2.2.1. Các tương tác trong hệ thống 18
2.2.2. Quy trình đặt hàng trong hệ thống 20
2.3. Yêu cầu hệ thống 23
2.3.1. Yêu cầu về môi trường 23
2.3.2. Yêu cầu về giao diện 23
2.4. Các chức năng của hệ thống 23
2.4.1. Chức năng của khách hàng (User) 23
2.4.2. Chức năng của đại lý (Distributor) 24
2.4.3. Chức năng của nhà cung cấp (Supplier) 25
2.4.4. Chức năng của đơn vị vận chuyển (Transporter) 26
2.4.5. Chức năng của người quản trị (Admin) 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 31
3.1. Tổng quan về mô hình hệ thống 31
3.1.1. Mô hình MVC 31
3.1.2. Mô hình tổng thể hệ thống 32

3.2. Thiết kế hệ thống 32
3.2.1. Module admin 32
3.2.2. Module supplier 35
3.2.3. Module distributor 38
3.2.4. Module transporter 42
3.2.5. Module user 44
3.2.6. Module shop 47
3.3. Mô hình dữ liệu hệ thống 53
3.3.1. Mô hình cơ sở dữ liệu 53
3.3.2. Mô hình hóa cơ sở dữ liệu trên hệ thống 56
CHƯƠNG 4 :KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC HÌNH VẼ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 5
Hình 1: Mô hình chuỗi cung ứng 17
Hình 2: Tương tác của khách hàng 18
Hình 3: Quản lý sản phẩm hệ thống 19
Hình 4: Đặt hàng trong hệ thống 19
Hình 5: Biểu đồ tuần tự quy trình đặt hàng của khách hàng 20
Hình 6: Biểu đồ tuần tự quá trình kiểm tra đơn hàng của đại lý 21
Hình 7: Quy trình đặt hàng của đại lý 22
Hình 8: Quy trình đơn hàng vận chuyển trên hệ thống 23
Hình 9: Mô hình MVC 31
Hình 10: Mô hình hệ thống 32
Hình 11: Module admin 33
Hình 12: Class diagram trong module admin 34
Hình 13: Định nghĩa gói sản phẩm trên hệ thống 35
Hình 14: Module supplier 35
Hình 15: Biểu đồ class module supplier 36
Hình 16: Thêm sản phẩm cung cấp 36

Hình 17: Chi tiết sản phẩm 37
Hình 18: Quản lý và tìm kiếm sản phẩm cung cấp 37
Hình 19: Danh sách đơn hàng đại lý 37
Hình 20: Thông tin đơn hàng đại lý 38
Hình 21: Module distributor 39
Hình 22: Biểu đồ class module distributor 39
Hình 23: Danh sách các đơn hàng được đặt 40
Hình 24: Thông tin đơn hàng khách hàng 40
Hình 25: Form tạo sản phẩm 41
Hình 26: Thông tin đơn hàng 41
Hình 27: Danh sách đơn hàng 41
Hình 28: Thông tin đơn hàng đại lý 42
Hình 29: Mô hình module transporter 42
Hình 30: Biểu đồ lớp của module transporter 43
Hình 31: Quản trị đơn hàng vận chuyển 43
Hình 32: Chi tiết đơn hàng vận chuyển 43
Hình 33: Form thông tin phương tiện vận chuyển 44
Hình 34: Quản lý phương tiện vận chuyển 44
Hình 35: Mô hình user module 45
Hình 36: Biểu đồ class của module user 45
Hình 37: Form đăng kí tài khoản 46
Hình 38: Danh sách khách hàng 47
Hình 39: Danh sách nhà cung ứng 47
Hình 40: Danh sách đơn vị vận chuyển 47
Hình 41: Danh sách đại lý phân phối 47
Hình 42: Module shop 48
Hình 43: Biểu đồ class của module shop 48
Hình 44: Form tìm kiếm sản phẩm 49
Hình 45: Chi tiết sản phẩm 49
Hình 46: xem giỏ hàng 50

Hình 47: Địa chỉ nhận hàng 51
Hình 48: Chọn phương thức vận chuyển 51
Hình 49: Chọn phương thức thanh toán 52
Hình 50: Danh sách đơn hàng 52
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 6
Hình 51: Hóa đơn hàng 52
Hình 52: Mô hình dữ liệu user 53
Hình 53: Mô hình cơ sở dữ liệu sản phẩm 54
Hình 54: Mô hình cơ sở dữ liệu đơn hàng 55
Hình 55: Mô hình class CActiveRecord 56
Hình 56: Mô hình phần model của hệ thống 57
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 7
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Hiện nay nhu cầu xây dựng nhà ở ở nước ta vẫn đang rất lớn vẫn đang rất lớn.
Phần lớn các chủ thầu cũng như người cần xây nhà hiện tại đều sử dụng phương
thức mua hàng đó là tìm địa chỉ thông qua người quen, báo chí và đến giao dịch trực
tiếp cũng như phải tham khảo rất nhiều nguồn để có thể có được sự ước lượng về
việc xây dựng nhà sắp tới. Việc thực hiện thủ công như vậy sẽ mất thời gian và hạn
chế sự lựa chọn của khách hàng với những đại lý gần và giá thành cũng rẻ hơn.
- Ngày nay khi mà internet đang phát triển với một tốc độ cực lớn kéo theo một
hình thức mua bán mới ra đời, đó là thương mại điện tử một hình thức mua hàng,
giao dịch thông qua internet. Hình thức này đã rất phổ biến trên thế giới. Trong
những năm gần đây ở Việt Nam lĩnh vực thương mại điện tử cũng đang rất phát
triển.
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các giao dịch
thường diễn ra giữa người mua và người bán, tức là người dùng và xem người bán
có gì, phù hợp với yêu cầu của mình hay không và chọn mua. Điều này sẽ làm tách
biệt giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng vì người tiêu dùng không biết được thông
tin từ nhà sản xuất. Vì vậy, nhu cầu cần có một hệ thống đem đến sự tiện lợi cho
người tiêu dùng và nhà sản xuất, tức là đem hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người

tiêu dùng thông qua các đại lý trực thuộc của từng nhà sản xuất đó.
- Dự án xây dựng một hệ thống website để các nhà cung ứng các mặt hàng liên quan
đến xây dựng, nhà ở có thể giới thiệu sản phẩm, đại lý phân phối trực thuộc đến các
khách hàng có nhu cầu mua hàng. Khách hàng khi tham gia sẽ được gợi ý các nhà
cung ứng cũng như các đại lý gần nhất để có thể mua hàng theo đúng yêu cầu của
mình.Ngoài ra, khách hàng cũng được gợi ý những vật liệu cần thiết để có thể và
các đại lý tương ứng để có thể mua đầy đủ vật liệu cho việc xây nhà cũng như hoàn
thiện nhà.
- Hệ thống cung cấp cơ chế định nghĩa các gói sản phẩm cung cấp giúp khách hàng
có thể tìm kiếm được sản phẩm không chỉ là những vật liệu đơn lẻ mà còn có thể là
những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình ví dụ như một gói sản phẩm xây
phòng tắm, xây bếp, ….
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 8
CHƯƠNG 1: CHI TIẾT VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về đề tài
Mục đích, mục tiêu của đề tài
Mục đích: Xây dựng một hệ thống website thương mại điện tử quản lý hệ thống
cung ứng vật liệu xây dựng và gợi ý xây nhà.
Mục tiêu:
- Xây dựng hệ thống quản lí các nhà cung ứng vật liệu xây dựng.
- Nhà cung ứng quản lý được sản phẩm, đại lý trực thuộc.
- Đại lý quản lý các sản phẩm mà mình đang bán.
- Hệ thống admin quản lý các nhà cung ứng, đại lý, khách hàng, nhân viên,
đơn hàng, theo dõi và các hoạt động của hệ thống
- Hệ thống hỗ trợ việc định nghĩa các gói sản phẩm xây dựng (như xây nhà,
sửa nhà, trang trí…) và tìm kiếm các gói sản phẩm này
Phạm vi đề tài
- Hệ thống phục vụ cho chuỗi cung ứng với sản phẩm là vật liệu xây dựng
và nhà ở.
- Nhà cung ứng phải được đăng kí đảm bảo

- Đại lý là do nhà cung ứng tạo tài khoản.
- Phục vụ cho tất cả mọi khách hàng
- Vận chuyển hàng hóa trong nội địa.
- Hoàn thành trước ngày 15/5/2011
1.2. Định hướng giải quyết
Hệ thống được xây dựng nhằm mục đích đưa sản phẩm từ nhà sản xuất (cung
ứng) đến người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Người
sử dụng chọn lựa nhà sản xuất và đại lý phân phối một cách dễ dàng hoặc có thế lựa
chọn một gói dịch vụ mà hệ thống cung cấp (cung cấp sẵn một bộ sản phẩm và nhà
sản xuất để thực hiện một công việc như xây nhà, sửa nhà, sửa bếp…). Những đối
tượng tham gia vào hệ thống sẽ được phân quyền để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đơn vị chủ quản website quản lý cấu hình website, môi giới, quản lý các nhà
cung ứng, đơn vị vận chuyển. Theo dõi hoạt động website, cập nhật website nếu xảy
ra lỗi hoặc bổ sung thêm sản phẩm nếu nhà cung cấp yêu cầu.
Nhà cung ứng cung cấp các thông tin về sản phẩm mà mình cung cấp trên hệ
thống để đưa sản phẩm lên hệ thống đồng thời quản lý các đại lý phân phối và các
yêu cầu nhập hàng từ đại lý. Nhà cung ứng đăng nhập bằng tài khoản của mình để
thao tác trên hệ thống. Hệ thống sẽ giới hạn những quyền mà đại lý có thể thực hiện
được.
Đại lý phân phối sẽ do nhà cung ứng tạo ra. Đại lý sử dụng tài khoản này để
tham gia vào hệ thống. Các công việc mà đại lý phải làm đó là theo dõi các đơn
hàng mà khách hàng đặt, lựa chọn đơn vị vận chuyển, tạo đơn hàng với đơn vị vận
chuyển. Quản lý sản phẩm, yêu cầu nhập thêm hàng từ nhà cung cấp.
Đơn vị vận chuyển sẽ được liên hệ để tham gia vào hệ thống, cung cấp các
thông tin mà mình có như các loại hình vận chuyển, giá thành,…. Đăng nhập vào hệ
thống bằng tài khoản của đơn vị vận chuyển sẽ theo dõi các đơn hàng vận chuyển
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 9
gửi đến. Vận chuyển hàng hóa và cập nhật thông tin về đơn hàng. Đơn vị vận
chuyển sẽ có hai loại hình vận chuyển là vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng
và vận chuyển hàng hóa nhập kho cho đại lý. Đơn vị này sẽ không làm việc trực

tiếp với khách hàng mà sẽ do đại lý chọn lựa loại hình vận chuyển.
Khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên hệ thống sẽ được tư vấn để lựa chọn sản
phẩm, nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu của mình và có thể đặt hàng trên hệ thống.
Khách hàng khi chọn đại lý phù hợp sẽ đặt hàng với đại lý, sau đó đại lý sẽ liên hệ
lại với khách hàng để thống nhất các điều khoản trong đơn hàng. Khách hàng sẽ
thanh toán trực tiếp với đại lý hoặc thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản ngan
hàng của đại lý phân phối.
Hệ thống không quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ các bộ phận rời đến sản
phẩm hoàn thiện mà chỉ tập trung vào xây dựng một cầu nối giữa người sản xuất
đến người tiêu dùng (người sử dụng). Vì vậy, hệ thống sẽ không quản lý khâu lắp
ráp sản phẩm mà thay vào đó là các gói dịch vụ cung cấp một bộ sản phẩm để hoàn
thành một công việc định nghĩa trước.
Hệ thống cung định nghĩa các gói sản phẩm. Một gói sản phẩm bao gồm các
sản phẩm hoặc gói sản phẩm, số lượng. Gói sản phẩm này sẽ giúp khách hàng dễ
dàng tìm kiếm sản phẩm mà mình mong muốn hơn. Gói sản phẩm này sẽ được xây
dựng và lưu vào hệ thống dưới dạng file xml.
1.3.Cơ sở lý thuyết và công cụ
1.3.1. Lý thuyết chuỗi cung ứng
1.3.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào
hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà
cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp
ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng
dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế vàđóng gói sản phẩm và dịch vụ của
nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩmhoàn thành và những
điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có
nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào
trọng việc tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm
mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao

của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào
chuỗi cung ứng của nó. Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ
truyền thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng), đã
thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản
lý nó.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau
đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến
nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ,
các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ
khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 10
hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho,các trung tâm
phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá
trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.
Chuỗi cung ứng là gì? “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp
tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng”. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn
công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung
ứng, còn được gọi là mạng lưới hậu cần, bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác
nguyên vật liệu từ đất- chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán
chúng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng
vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các
nhà sản xuất linh kiện, sẽ dịch chuyển nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu
dùng được cho các khách hàng này (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ
xẻ và thực phẩm đã kiểm tra).Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu
cầu từ khách hàng của họ (nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng) tiến hành sản xuất và
bán linh kiện, chi tiết trung gian (dây điện, vải, các chi tiết hàn, những chi tiết cần
thiết ). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM,General Motors,
Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành và bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà

phân phối và sau đó họ sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm
đến người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng,
tính sẵn sàng, sự bảo quản và danh tiếng và hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu
mà mong đợi của chúng ta. Sau đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết cần
sửa chữa hoặc tái chế chúng. Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong
chuỗi cung ứng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng
bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm
mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức
của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với
ý tưởng chuỗi cung ứngnày, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo
ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh
nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan
tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho
khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều nàylàm
cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.Có rất nhiều doanh nghiệp
khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng, và họ đóng vai
trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Họ chính
là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty vận tải đường không và
đường bộ,các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các
hãng môi giới vận tải,các đại lý và các nhà tư vấn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trong đa số chuỗi cung ứng, vì họ
có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép người mua và người bán giao tiếp một
cách hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm tiền trong vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung cho phép
doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 11
1.3.1.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của

chuối cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất
sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất
thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng.Thực
ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung
cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến
kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung
ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ
khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và
thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi
cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung
cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực
mà chuỗi cung cấpdùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số
các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi
cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với
việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi
cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi
cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn. Thành
công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi
chứkhông phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm
không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc
cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản
trị chuỗi cung ứng.
1.3.1.3. Hoạt động chuỗi cung ứng
Các hoạt động chính
Hậu cần đến (inbound logistics): Những hoạt động này liên quan đến việc
nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên
vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà
cung cấp.
Sản xuất : Các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản
phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị,

kiểm tra, in ấn vàquản lý cơ sở vật chất.
Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với
việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua,
chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu,
quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch.
Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên
trong kênh và định giá.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 12
Dịch vụ khách hàng : Các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ
nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và
bảo trì, đào tạo,cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.
Các hoạt động bổ trợ :
Thu mua : Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào
được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu,
nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị
thí nghiệm, các dụng cụvăn phòng và nhà xưởng.
Phát triển công nghệ : “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này,
mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quytrình thủ tục
hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các
hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công
nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau
Quản trị nguồn nhân lực : Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc
chiêu mộ,tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên
trong tổ chức,có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ.
Cơ sở hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách
hàng của những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các
hoạt động chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những
hoạt động này chính làviệc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy
định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. Trong các doanh

nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng
các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động. Cơ sở
hạ tầng chính là đề tài được bàn cải nhiềunhất về lý do tại sao nó thay đổi quá
thường xuyên đến vậy.
Tính chất các hoạt động của chuỗi cung ứng
Tính phức tạp : chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp những cơ sở phân
tán trên một khu vực địa lý rộng, và trong nhiều trường hợp, trên phạm vi toàn cầu.
Hơn nữa, mỗi khu vực địa lý lại có những đặc điểm riêng của nó, nhu cầu của từng
vùng cũng khác nhau trên cơ sở khác biệt về văn hóa, tập quán và thói quen tiêu
dùng
Sự khác biệt về mục tiêu : Các đơn vị khác nhau trong chuỗi cung ứng
thường có những mục tiêu khác biệt, mâu thuẫn nhau. Ví dụ, các nhà cung cấp đơn
thuần muốn nhà sản xuất cam kết mua số lượng lớn và ổn định với thời hạn giao
hàng linh hoạt. Thực không may là mặc dầu hầu hết các nhà sản xuất muốn chu kỳ
sản xuất dài, họ cần phải linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng và những thay
đổi từ nhu cầu. Vì vậy, mục tiêu của nhà cung cấp trực tiếp mâu thuẫn với mong
muốn của người sản xuất đối với sự linh hoạt. Thực ra, những quyết định sản xuất
điển hình được đưa ra mà không có thông tin chính xác về nhu cầu khách hàng, vì
thế khả năng của nhà sản xuất để cân bằng cung và cầu lệ thuộc phần lớn vào khả
năng thay đổi sản lượng cung ứng khi có thông tin về nhu cầu. Tương tự, mục tiêu
của nhà sản xuất là sản xuất theo lô lớn sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của các kho hàng
và các trung tâm phân phối nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Mục tiêu giảm thiểu
mức độ tồn kho của các kho bãi và trung tâm phân phối dẫn đến việc gia tăng chi
phí vận chuyển và điều này khiến cho tình hình tồi tệ hơn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 13
Tính thay đổi theo thời gian : Chuỗi cung ứng là một hệ thống năng động
phát triển qua thời gian. Thực ra, không chỉ nhu cầu của khách hàng và khả năng
của nhà cung cấp thay đổi theo thời gian, mà mối quan hệ chuỗi cung ứng cũng tiến
triển qua thời gian. Ví dụ, khi quyền lực của khách hàng gia tăng sẽ dẫn đến áp lực
đặt lên các nhà sản xuất và người cung cấp để sản xuất ra những sản phẩm chất

lượng cao và đa dạng, và về mặt cơ bản tạo ra những sản phẩm chuyên biệt.Hệ
thống biến đổi theo thời gian cũng là một xem xét đáng kể. Thậm chí ngay khi nhu
cầu được biết một cách chính xác (ví dụ do các hợp đồng), tiến trình hoạch định cần
cân nhắc đến những thông số nhu cầu và chi phí thay đổi theo thời gian do tác động
của yếu tố thời vụ, các khuynh hướng mới, chiến dịch quảng cáo và cổ động, các
chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh,và Các thông số thay đổi này từ nhu cầu và
chi phí đã tạo ra sự khó khăn để xác định chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả nhất,
đó là, một chiến lược sẽ tối thiểu hóa chi phí toàn bộ hệ thống nhưng vấn đáp ứng
những yêu cầu của khách hàng.
1.3.1.4. Chu trình của chuỗi cung ứng
Mỗi chu trình xảy ra tại bề mặt giữa các giai đoạn liên tiếp
Chu trình đặt hàng (khách hàng – người bán lẻ)
Chu trình cung cấp thêm (người bán lẻ - nhà phân phối)
Chu trình sản xuất (nhà phân phối – người sản xuất)
Chu trình thu mua (nhà sản xuất – nhà cung cấp)
1.3.2. Lý thuyết về thương mại điện tử
1.3.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (hay còn gọi là E-commerce hay E-business) là quy
trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và
mạng internet. Thương mại điện tử, một yếu tố hợp thành của kinh tế số hóa là hình
thái hoạt động thương mại bằng các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là
không phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu
(như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là
mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại
(commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương
mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa,
dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng,
cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp

vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay
hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v Như
vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như
mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch
vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của
thương mại điện tử.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 14
Hai khái niệm phổ biến nhất là "Thương mại điện tử" (tiếng Anh là E-
Commerce) và "Kinh doanh điện tử" (tiếng Anh là E-Business). Nếu thương mại
điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt động marketing, bán hàng, phân phối và thanh
toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch, thì
kinh doanh điện tử bao hàm phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện điện
tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là ba
hoạt động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
1.3.2.2. Các hình thức giao dịch
- Thư điện tử (Email).
- Thanh toán điện tử (electronic payment).
- Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI).
Giao gửi số hóa các dữ liệu (diagital delivery of content) tức là công việc mua bán,
trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (nội dung chính là hàng hóa) mà
không cần tới vật mang hàng hóa (phim ảnh, âm nhạc, ebook…).
- Bán lẻ hàng hóa hữu hình.
1.3.2.3. Lợi ích của thương mại điện tử
Doanh nghiệp được giới thiệu rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu, những
khách hàng trên internet sẽ có điều kiện hiểu thêm về doanh nghiệp và có khả năng
trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, mở ra một thị trường không bị
giới hạn cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Giúp cho khách hàng có khả năng mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp bất

cứ lúc nào, bất cứ đâu, và với nhiều mức giá khác nhau đồng thời có vô số mặt hàng
thỏa sức lựa chọn
Khi là người mua, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm
bất kỳ, doanh nghiệp cắt giảm chi phí vè thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm
Khi áp dụng B2B, các nhà doanh nghiệp có thể phân bố chức năng và
phương tiện mua săm trực tiếp đến tay nhân viên có nhu cầu mua hàng, bộ phận
mua hàng của giúp tiết kiệm thời gian và sử dụng nhân viên được hiệu quả hơn.
Cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả
Tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng từ đó doanh ngiệp cải tiến sao cho
phù hợp nhất
Cắt giảm chi phí kinh doanh: in ấn catalog, thư tín, chi phí điện thoại,
Thông tin nhanh chóng cho khách hàng vè những sản phẩm mới
Bán hàng qua internet
Thanh toán nhanh chóng, an toàn, bảo mật
1.3.3. Công nghệ Yii Framework
1.3.3.1. Yii là gì?
Yii được phát triển bởi Qiang Xue, được open-source vào ngày 1/1/2008. Yii
là một PHP framework được xây dựng để phát triển các ứng dụng web quy mô lớn
dựa trên nền tảng component (thành phần sử dụng lại). Yii cho phép tái sử dụng tối
đa các thành phần của hệ thống (ứng dụng) để tăng tốc độ viết ứng dụng.
Mục đích của Yii là đem đến sự tiện dụng, hiệu quả và dễ dàng bảo trì các
ứng dụng web.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 15
1.3.3.2. Các đặc điểm của Yii Framework
Yii được viết theo mô hình MVC, điều này giúp tăng khả năng tái sử dụng
code, dễ dàng bảo trì nâng cấp hệ thống về sau này mà không ảnh hưởng đến hệ
thống hiện tại. Việc tách biệt giữa bussiness logic và presentation tăng khả năng tùy
biến cho các site khác nhau.
Yii hỗ trợ sẵn ajax, web service, ADO, Active Record, cache, … Ngoài ra
còn có các thư viện được cung cấp kèm theo.

Về bảo mật, Yii tăng cường khả năng bảo mật tránh các kiểu tấn công như
SQL injection, cross-site scripting (XSS), cross-site request forgery….
Xử lý lỗi, debug rõ ràng. Yii hỗ trợ việc tìm lỗi và hiển thị lỗi một các dễ
dàng, thân thiện.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Tổng quan về hệ thống
Hệ thống được xây dựng là một phần trong việc quản lý chuỗi cung ứng của
các nhà sản xuất mục đích là để đưa sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng. Sản
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 16
phẩm của hệ thống sẽ tập trung vào vật liệu xây dựng và các hàng liên quan, tập
trung vào đối tượng khách hàng có nhu cầu xây, sửa nhà.
Hình 1: Mô hình chuỗi cung ứng
Nhà cung ứng sẽ chỉ cung cấp hàng cho đại lý và đại lý sẽ phân phối hàng đến tay
khách hàng. Các công đoạn vận chuyển hàng hóa sẽ do các đơn vị vận chuyển tham
gia vào hệ thống thực hiện hoặc là do tự các đại lý, khách hàng trực tiếp vận chuyển
hàng hóa.
Như vậy tham gia vào hệ thống sẽ có 5 đối tượng chính: Khách hàng, đại lý,
nhà cung ứng, đơn vị vận chuyển, và quản trị hệ thống.
Sản phẩm của hệ thống sẽ do bên quản trị tạo lập hoặc các nhà cung ứng sẽ
tạo lập sản phẩm mà mình cung ứng. Đại lý là do nhà cung ứng chỉ định các đại lý
trực thuộc của mình, và có trách nhiệm quản lý đại lý của mình. Đơn vị vận chuyển
là đơn vị độc lập tham gia vào hệ thống, nhận các hợp đồng vận chuyển riêng lẻ.
Ngoài ra để tạo sự tiện lợi cho khách hàng, hệ thống sẽ cung cấp các gói dịch
vụ được tạo sẵn để gợi ý cho khách hàng các sản phẩm mình cần mua. Gói dịch vụ
này sẽ do người quản trị hệ thống tạo như : Xây phòng tắm, xây bếp, sửa nhà, sửa
mái, …. Các gói dịch vụ này chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng lựa chọn
sản phẩm nằm trong các gói dịch vụ này để chọn mua và chọn số lượng phù hợp với
mình.
Khách hàng của hệ thống là những người có kiến thức về lĩnh vực mà mình
muốn làm (như xây nhà, sửa nhà, hay mua thiết bị trong nhà) tức là khách hàng đã

có chủ định về loại sản phẩm mình muốn mua, và số lượng cần thiết. Tuy nhiên,
trong môi trường cạnh tranh, sản phẩm được làm ra rất đa dạng và nhiều chủng loại.
Nên việc tham gia vào hệ thống khách hàng sẽ biết được thông tin về sản phẩm của
mình còn nhà cung cấp đem được sản phẩm của mình đến khách hàng.
Sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng ngày nay rất đa dạng và phong phú. Nếu
như nhu cầu xây thô chỉ cần sắt, thép, xi măng, gạch ngói thì trong lĩnh vực hoàn
thiện lại có rất nhiều loại sản phẩm cung cấp. Tương ứng với mỗi loại sản phẩm đó
lại có rất nhiều nhà cung cấp cung cấp loại sản phẩm đó. Vì vậy nhu cầu tìm kiếm
một sản phẩm phù hợp với yêu cầu của mình không phải dễ. Hệ thống cung ứng vật
liệu xây dựng hỗ trợ cho khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm mà mình mong
muốn theo tên tuổi của nhà cung cấp hoặc tìm kiếm các sản phẩm trong danh mục
sản phẩm mà mình muốn trên hệ thống được xây dựng. Muốn vậy hệ thống phải tổ
chức sản phẩm sản phẩm sao cho người sử dụng có thể dễ dang tìm kiếm sản phẩm
mà mình mong muốn.
Người dùng tham gia vào hệ thống có thể có những nhu cầu về sản phẩm mà
không phải một nhà cung cấp nào cũng bán ví dụ như nhu cầu xây một nhà tắm hay
một phòng bếp. Khi đó hệ thống phải cung cấp một cách thức nào đó để định nghĩa
được loại sản phẩm loại này. Loại sản phẩm này là một mô hình đóng gói các sản
phẩm trên hệ thống. Gói các sản phẩm này là tập hợp các sản phẩm hay là các gói
sản phẩm khác được định nghĩa để phục vụ cho một nhu cầu nào đó mà không phải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 17
một sản phẩm, một nhầ cung cấp đơn lẻ có thể cung cấp được mà nó bao gồm nhiều
sản phẩm của nhiều nhà cung cấp.
2.2. Tương tác trong hệ thống
2.2.1. Các tương tác trong hệ thống
- Khách hàng tham gia vào hệ thống muốn mua hàng sẽ phải đăng kí làm thành viên
của hệ thống. Hệ thống quản lý khách hàng sẽ giúp khách hàng đăng kí thành viên,
đăng nhập vào hệ thống, quên mật khẩu, thay đổi thông tin cá nhân.
Hình 2: Tương tác của khách hàng
- Quản lý sản phẩm trong hệ thống: Đối với sản phẩm trong hệ thống sẽ được tạo ra

bởi quản trị viên theo yêu cầu của nhà cung ứng. Hoặc nhà cung ứng trực tiếp tạo ra
sản phẩm mà mình cung cấp. Còn với danh mục sản phẩm là do quản trị viên hệ
thống tạo ra. Nhà cung ứng và đại lý sẽ cung cấp giá bán sản phẩm của mình. Riêng
đại lý sẽ quản lý sản phẩm trong kho của mình (số lượng sản phẩm).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 18
Hình 3: Quản lý sản phẩm hệ thống
- Đặt hàng trong hệ thống: Khách hàng sẽ đặt hàng với đại lý. Đại lý xử lý và chọn
đơn vị vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Đại lý đặt hàng từ nhà
cung cấp. Nhà cung cấp sẽ lựa chọn phương pháp vận chuyển đến đại lý
Hình 4: Đặt hàng trong hệ thống.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 19
2.2.2. Quy trình đặt hàng trong hệ thống
a, Đơn hàng khách hàng:
Là loại đơn hàng mà khách hàng đặt hàng với đại lý. Khách hàng vào shop
chọn sản phẩm mình muốn mua, chọn nhà cung cấp, đại lý, số lượng và cho vào giỏ
hàng. Khi vào giỏ hàng, khách hàng lựa chọn sản phẩm mình muốn mua và đặt
hàng với đại lý. Khách hàng sẽ lựa chọn địa chỉ nhận hàng, địa chỉ hóa đơn, phương
thức thanh toán, phương thức vận chuyển. Sau khi đặt hàng xong khách hàng chờ
đại lý xử lý đơn hàng.
Quy trình đặt hàng của khách hàng được mô tả trong biểu đồ tuần tự sau:
Hình 5: Biểu đồ tuần tự quy trình đặt hàng của khách hàng
Đại lý vào xem các đơn hàng đã đặt, kiểm hàng và thông báo lại giá cho
khách hàng bao gồm giá bán, giá vận chuyển (Giá trên website chỉ mang tính chất
tham khảo). Khi hai bên đồng ý, đại lý sẽ lựa chọn đơn vị vận chuyển, tạo đơn hàng
vận chuyển với đơn vị này. Quy trình của đại lý khi vào xem đơn hàng được mô tả
trong biểu đồ sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 20
Hình 6: Biểu đồ tuần tự quá trình kiểm tra đơn hàng của đại lý
b, Đơn hàng đại lý
Đại lý xem số lượng sản phẩm mình bán, và chọn việc nhập thêm hàng hóa,

số lượng hàng hóa được nhập. Hệ thống sẽ tạo đơn hàng đại lý và chờ nhà cung cấp
xử lý. Quy trình đặt hàng của đại lý:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 21
Hình 7: Quy trình đặt hàng của đại lý
Nhà cung cấp sẽ liên hệ với đại lý để thỏa thuận giá cả, vận chuyển và đặt
hàng vận chuyển cho đơn vị vận chuyển.
Do đại lý là trực thuộc từ nhà cung cấp nên việc tạo lập đơn hàng với nhà
cung cấp có ý nghĩa giúp nhà cung cấp có thể theo dõi tự động hàng hóa bán ra của
mình trên hệ thống. Thông thường các đại lý sẽ gọi điện trực tiếp cho nhà cung cấp
và đặt hàng qua điện thoại (vì 2 bên đã có sự đảm bảo nhất định với nhau).
c, Đơn hàng vận chuyển
Mỗi đơn hàng trong hệ thống nếu lựa chọn một đơn vị vận chuyển tham gia
vào hệ thống sẽ có một đơn hàng vận chuyển tương ứng. Đơn hàng vận chuyển là
hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận và cập nhật trạng thái cho đơn
hàng trong hệ thống để hệ thống có thể theo dõi việc thực hiện đơn hàng trong hệ
thống. Quy trình đơn hàng vận chuyển trong hệ thống:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 22
Hình 8: Quy trình đơn hàng vận chuyển trên hệ thống
2.3. Yêu cầu hệ thống
2.3.1. Yêu cầu về môi trường
Hệ thống chạy tốt trên các trình duyệt phổ biến hiện nay như IE, FireFox,
Chrom, Safari, Opera…
Hệ điều hành: Windows, Linux, Mac…
2.3.2. Yêu cầu về giao diện
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- Có menu ngang cho các mục và side menu cho từng trang riêng lẻ.
2.4. Các chức năng của hệ thống
2.4.1. Chức năng của khách hàng (User)
2.4.1.1. Mô tả
Khách hàng khi tham gia vào hệ thống sẽ đăng kí làm thành viên. Sau đó

khách hàng dùng tài khoản đăng kí để đăng nhập vào hệ thống. Nếu quên mật khẩu,
khách hàng có thể sử dụng chức năng lấy lại mật khẩu. Sau khi đăng nhập, khách
hàng có thể thay đổi thông tin cá nhân của mình.
Trên hệ thống, khách hàng sẽ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, nhà cung cấp,
đại lý tương ứng cùng với số lượng sản phẩm, đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 23
Trong giỏ hàng khách hàng có thể thay đổi số lượng sản phẩm đặt mua hoặc bỏ sản
phẩm đó ra khỏi giỏ hàng của mình.
Khi đặt mua hàng, khách hàng sẽ cung cấp cho hệ thống các thông tin về địa
chỉ nhận hàng, địa chỉ hóa đơn (sẽ được lấy mặc định là địa chỉ khách hàng).
Phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển. Sau đó chờ đại lý liên hệ lại để
thống nhất đơn hàng. Sau khi nhận hàng khách hàng sẽ xác nhận với hệ thống để
kết thúc đơn hàng.
2.4.1.1. Các chức năng
- Đăng kí tài khoản người dùng: Khi đăng kí tài khoản người dùng, khách hàng sẽ
phải cung cấp các thông tin bao gồm :
Tên đăng nhập không gồm các kí tự đặc biệt, không được trùng lặp trong hệ
thống, độ dài tối thiểu là 6 kí tự.
Mật khẩu gồm 4 kí tự và xác nhận lại mật khẩu.
Email hợp lệ không được đăng kí trước đó trong hệ thống.
Tên đầy đủ, mã xác nhận trong ảnh được khởi tạo ngẫu nhiên.
- Đăng nhập: Khách hàng đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí, gồm có tên đăng
nhập (hoặc email), và mật khẩu. Hệ thống sẽ xác nhận thông tin hoặc báo lỗi nếu
thông tin điền là không đúng.
- Thay đổi thông tin cá nhân: Khách hàng chỉ có thể thay đổi các thông tin về tên
đầy đủ, địa chỉ và mật khẩu. Mật khẩu thay đổi cần phải có tối thiểu 4 kí tự, xác
nhận mật khẩu đúng.
- Chức năng quên mật khẩu: Khi quên mật khẩu hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng
điền tên đăng nhập hoặc email của mình. Sau khi kiểm tra, hệ thống sẽ gửi email
mật khẩu mới đến khách hàng hoặc thông báo lỗi nếu khách hàng điền sai thông tin.

- Tìm kiếm sản phẩm: Chức năng này cung cấp cho cả các khách hàng đã đăng kí
và chưa đăng kí trên hệ thống. Khi điền thông tin tìm kiếm hệ thống sẽ gợi ý tự
động các sản phẩm liên quan và sau đó tìm kiếm sản phẩm hoặc gói dịch vụ liên
quan đến từ mà khách hàng tìm kiếm. Khách hàng cũng có thể tìm kiểm sản phẩm
theo danh mục mà hệ thống đã cung cấp.
- Giỏ hàng: sau khi tìm được sản phẩm mong muốn khách hàng sẽ lựa chọn số
lượng sản phẩm, đại lý phân phối sản phẩm và đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng của
mình. Trong giỏ hàng, khách hàng có thể tùy chọn sửa số lượng và đặt mua hoặc
xóa bỏ sản phẩm đó trong giỏ hàng.
- Lập đơn hàng: sau khi chọn sản phẩm muốn mua khách hàng sẽ lập đơn hàng
(mua ) sản phẩm đó. Hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập thông tin về địa chỉ giao
hàng, phương pháp vận chuyển, Địa chỉ thanh toán, phương thức thanh toán. Cuối
cùng khách hàng xác nhận thông tin đơn hàng cùng với các comment cho đơn hàng
đó. Hệ thống sẽ thông báo việc lập đơn hàng thành công hay thất bại.
- Theo dõi đơn hàng: Cung cấp các thông tin về đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
Tìm kiếm đơn hàng theo tên, ngày tháng, đại lý, trạng thái đơn hàng.
2.4.2. Chức năng của đại lý (Distributor)
2.4.2.1. Mô tả
Đại lý làm nhiệm vụ trung gian giữa nhà cung ứng và khách hàng. Đại lý
nhập hàng từ nhà cung ứng và bán cho khách hàng. Đại lý sẽ quản lý các sản phẩm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 24
trong kho của mình và có thể thêm sản phẩm mà nhà cung ứng bán, nhập thêm số
lượng sản phẩm.
Đại lý sẽ quản lý các đơn hàng được khách hàng đặt mua. Kiểm hàng, tính
giá, chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với phương thức giao hàng mà khách hàng
chọn sau đó liên hệ với khách hàng để thông báo giá và cập nhật thông tin cho đơn
hàng. Sau khi khách hàng thanh toán sẽ liên hệ với đơn vị vận chuyển để giao hàng
cho khách hàng.
Về phần nhập hàng của mình, đại lý sẽ cung cấp thông tin về số lượng sản
phẩm cần nhập sau đó liên hệ với nhà cung cấp. Sau khi thống nhất về giá cả, sản

phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung cấp vào kho của đại lý.
Thông tin cá nhân của đại lý sẽ tương tự với thông tin cá nhân của user có
thêm thông tin về tài khoản ngân hàng của đại lý để khách hàng có thể chuyển
khoản và thông báo lại cho đại lý.
2.4.2.2. Các chức năng
- Đăng nhập : Đại lý điền thông tin đăng nhập gồm tên đăng nhập (hoặc email) và
mật khẩu đăng nhập. Nếu đăng nhập thành công, sẽ chuyển tới trang quản lý của đại
lý. Nếu không thành công sẽ có thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại.
- Cập nhật thông tin đại lý: Cập nhật các thông tin về tên, địa chỉ đại lý.
- Cập nhật thông tin kho hàng: Thêm sản phẩm (các sản phẩm mà nhà cung cấp
quản lý đại lý cung cấp), cập nhật đơn giá sản phẩm.
- Thêm tài khoản ngân hàng: Gồm tên ngân hàng, số tài khoản, tên tài khoản. Tên
ngân hàng sẽ là danh sách các ngân hàng mà hệ thống cung cấp, tên tài khoản và số
tài khoản không được để trống.
- Quản lý sản phẩm : liệt kê danh sách sản phẩm của đại lý, số lượng, đơn giá sản
phẩm.
- Đặt hàng : đại lý sẽ cung cấp các thông tin bao gồm:
Số lượng sản phẩm cần nhập thêm: Số nguyên không âm
Phương thức thanh toán: Lựa chọn các phương thức thanh toán mà hệ thống
cung cấp.
Phương thức vận chuyển: một trong các loại hình vận chuyển mà hệ thống
cung cấp.
- Xử lý đơn hàng khách hàng (Các đơn hàng đang chờ xử lý): Đại lý sẽ kiểm hàng
và cung cấp thêm các thông tin cho đơn hàng bao gồm:
Đơn vị vận chuyển: Chọn đơn vị vận chuyển tham gia vào hệ thống.
Số lượng: Số lượng vận chuyển là số nguyên không âm.
Giá: Giá vận chuyển, số thực không âm.
Cập nhật lại giá mua hàng cho khách hàng (số thực không âm).
- In đơn hàng : In ra thông tin của đơn hàng bao gồm địa chỉ nhận hàng, địa
chỉ thanh toán, số đơn hàng, ngày tạo, sản phẩm, số lượng, giá.

- Chức năng quên mật khẩu : Tương tự như của khách hàng
2.4.3. Chức năng của nhà cung cấp (Supplier)
2.4.3.1. Mô tả
Nhà cung ứng là những nhà sản xuất hoặc phân phối (đại lý cấp 1) các mặt
hàng xây dựng. Nhà cung ứng khi tham gia vào hệ thống sẽ chỉ bán hàng cho đại lý
phân phối trực thuộc, tức là đưa hàng về các đại lý để bán cho người tiêu dùng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Phan - Khóa 51 - Lớp công nghệ phần mềm 25

×