Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

xây dựng và chuẩn hóa dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề theo chuẩn wcag 2 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HÓA DỊCH VỤ
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng
Lớp: Công Nghệ Phần MềmA– K51
Giáo viên hướng dẫn:TS Vũ Thị Hương Giang
HÀ NỘI 27-5-2011
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Phan Văn Hùng
Điện thoại liên lạc: 0988188836 Email:
Lớp: Công Nghệ Phần Mềm K51 Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Viện công nghệ và truyền thông
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 28/02/2011 đến 28/05/2011
2. Mục đích nội dung của ĐATN
Xây dựng và chuẩn hóa dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề theo chuẩn WCAG 2.0.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
• Công việc 1:
o Tìm hiểu mô hình kiến trúc hướng dịch vụ - SOA
o Tìm hiểu về công nghệ Web Service
• Công việc 2:
o Tìm hiểu tổng quan về chuẩn truy cập WCAG 2.0
o


Xác định rõ sẽ áp dụng những khuyến cáo nào trong chuẩn để xây dựng
Website phía khách hàng tích hợp dịch vụ
o Tìm hiểu về hệ quản trị nội dung mã nguồn mở DotNetNuke.
• Công việc 3:
o Phân tích và thiết kế các chức năng dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
o Thiết kế cơ sở dữ liệu.
• Công việc 4:
o Xây dựng các chức năng dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
o Xây dựng Website tích hợp dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
• Công việc 5:
o Tìm hiểu các công cụ đánh giá tính truy cập Website.
o Xây dựng dịch vụ chuẩn hóa giao diện Web theo chuẩn WCAG 2.0
o Xây dựng Website tích hợp dịch vụ chuẩn hóa.
• Công việc 6:
o Tổng kết quá trình thực hiện đồ án, nộp báo cáo theo thời hạn được Viện
quy định.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 2
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Phan Văn Hùng - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Thị Hương Giang.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả ĐATN
Phan Văn Hùng
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép
bảo vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
TS. Vũ Thị Hương Giang

Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 3
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hiện tại nước ta có khoảng 5.1 triệu người khuyết tật, chiếm 7% dân số cả nước.
Họ không có nhiều cơ hội để tiếp cận với giáo dục đào tạo nghề do các vấn đề liên
quan đến sức khỏe và điều kiện kinh tế khó khăn. Hiện nay, đã xuất hiện nhiều
Website đào tạo nghề, tuy nhiên tính truy cập và nội dung đào tạo các trang web
này đều không đáp ứng được mong đợi của người khuyết tật.
Đề tài: “Xây dựng và chuẩn hóa dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề theo chuẩn
WCAG 2.0” nhằm mục đích tạo ra 1 ứng dụng tin học dễ sử dụng, có tính truy cập
cao để hỗ trợ đào tạo nghề trực tuyến các đối tượng người khuyết tật.
Qua tìm hiểu các lý thuyết về các mô hình hướng dịch vụ, mô hình phân tán,
chuẩn truy cập, tôi nhận thấy giải pháp kết hợp mô hình kiến trúc hướng dịch
vụ(Service Oriented Architecture – SOA
[1]
) với chuẩn WCAG 2.0
[2]
để xây dựng
ứng dụng phù hợp với yêu cầu đặt ra. Công cụ lập trình được lựa chọn để xây dựng
ứng dụng là hệ quản trị nội dung mã nguồn mở DotNetNuke
[3]
, hỗ trợ lập trình viên
xây dựng giao diện Web và tích hợp các dịch vụ lại, tạo ra một luồng thông tin
nghiệp vụ thống nhất.
Sau quá trình phát triển và thử nghiệm, dịch vụ được xây dựng theo mô hình
kiến trúc hướng dịch vụ và được triển khai tại trang .
Thành phần của dịch vụ bao gồm dịch vụ Web (web service) và giao diện Web
được xây dựng theo chuẩn WCAG 2.0 phía khách hàng sẽ tích hợp và sử dụng dịch
vụ đó.
Dịch vụ bao gồm các chức năng làm nhiệm vụ tính toán hay tương tác với cơ sở
dữ liệu để thực hiện các nghiệp vụ và được tích hợp vào website

“cungkhoinghiep.net”. Các chức năng dịch vụ cung cấp bao gồm: chức năng học
nghề cho người dùng, chức năng quản lý giáo trình cho cơ sở đào tạo, chức năng
quản lý người dùng cho quản trị. Ngoài ra, dịch vụ còn cung cấp chức năng chuẩn
hóa giao diện web theo chuẩn WCAG 2.0 để giúp quản trị nâng cao tính truy cập
của Website. Chức năng này sẽ phát hiện ra các lỗi về tính truy cập của từng trang
web và đưa ra gợi ý chi tiết cách khắc phục để hỗ trợ quản trị sửa chữa các lỗi đó.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 4
Abstract of thesis
At present, our country has about 5.1 million people with disabilities, accounting
for 7% of the national population. They do not have chances to access vocational
training education due to problems related to health and difficult economic
conditions. Currently, there emerged many vocational training sites, but those sites’
training content and accessibility can’t satisfy the expectations of people with
disabilities.
My thesis: "Building and standardize vocational training service according to
WCAG 2.0 standards" aimed at creating a computer application that not only is easy
to use but also has high accessibility to support online training for the disabled.
After the process of studying the theories about service-oriented architecture
model
[1]
, accessibility standard WCAG 2.0
[2]
, I found the solution that combining
two theories to build application is suitable to requirements set forth. I chose
content management system DotNetNuke
[3]
as Programming tool for building
applications. DotNetNuke can support developers to build Web interfaces and
integrate services, which creates a flow of information integrally.
After the period of development and testing, service is deployed at

. The composition of service includes 2 parts: Web
Service and service integrated Website whose interface is built according to the
WCAG.
Service includes functions used to calculate or interact with the database to
perform businesses and is integrated into the website "cungkhoinghiep.net."
Services also provide functions related to vocational training for the user,
curriculum management for the training institutions, and user management for
administrators. In addition, the service also provides function standardizing Web
interface according to WCAG 2.0 standard to help administrators improve
accessibility of the Website. This function will detect the accessibility error of each
page and suggests ways to fix it.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 5
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã hỗ trợ tạo nhiều điều kiện thuân lợi cho chúng em trong quá
trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Hương Giang đã tận tình
hướng dẫn, định hướng và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu cùng với
những lời động viên khuyến khích của Cô trong những lúc khó khăn, gặp trở ngại
khi thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Phần
Mềm đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến bạn bè đã hỏi thăm động viên khuyến
khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt đề tài của mình nhưng dù
sao những điều sai sót trong đề tài là không thể tránh khỏi, kính mong các Thầy Cô
thông cảm và tận tình chỉ bảo cho em, mong các bạn đóng góp ý kiến để em có thể
hoàn thiện đề tài của mình hơn.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 6

Mục Lục
Bảng 1: Bảng tblNganhNghe 36 9
Bảng 2: Bảng tblCongViec 36 9
Bảng 3: Bảng tblCosoDaotao 36 9
Bảng 4: Bảng tblCosoDaotaoNghe 37 9
Bảng 5: Bảng tblLichHoc 37 9
Bảng 6: Bảng tblBaiKiemTra 38 9
Bảng 7: Bảng tblBaiGiang 38 9
Bảng 8: Bảng tblCauHoi 39 9
Bảng 9: Bảng tblTrongSo 39 10
Bảng 10: Bảng tblLuaChon 40 10
Bảng 11: Bảng tblKetQuaBaiKiemTra 40 10
Bảng 12: Bảng Roles 41 10
Bảng 13: Bảng RoleGroup 42 10
Bảng 14: Bảng Users 43 10
Bảng 15: Bảng UserProfile 43 10
Bảng 16: Bảng UserRoles 43 10
Bảng 17: Các phương thức tầng dịch vụ 52 10
Bảng 18: Đặc tả yêu cầu kiểm thử 56 10
Bảng 19: Kiểm thử với chức năng tạo giáo trình 56 10
Bảng 20: Kiểm thử chức năng chọn câu hỏi cho bài kiểm tra 57 10
Bảng 21: Kiểm thử chức năng kiểm tra tính truy cập 57 10
Bảng 22: Kiểm thử chức năng thay đổi trạng thái cơ sở 58 10
Bảng 23: Kiểm thử chức năng làm bài kiểm tra 58 10
Bảng 24: Kiểm thử chức năng đăng nhập 58 10
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 7
Bảng 25: So sánh nghiệp vụ Website với các Website khác 64 10
Hình 1: Kiến trúc ứng dụng 20 11
Hình 2: Các tác nhân trong một hệ thống SOA 23 11
Hình 3: Mô hình ứng dụng phân tán 23 11

Hình 4: Cấu trúc một thông điệp SOAP 25 11
Hình 5: Các tác nhân sử dụng dịch vụ 28 11
Hình 6: Các chức năng của dịch vụ 29 11
Hình 7: Các bước tạo bài kiểm tra 34 11
Hình 8: Các bước tạo ra 1 giáo trình mới 35 11
Hình 9: Các bước thực hiện chức năng tìm kiếm giáo trình 35 12
Hình 10: Các bước thực hiện chức năng tìm kiếm lịch học 36 12
Hình 11: Liên kết giữa các bảng ứng dụng 37 12
Hình 12: Các bảng liên quan đến chức năng phân quyền 43 12
Hình 13: Các chức năng dịch vụ chuẩn hóa giao diện Web 46 12
Hình 14: Các bước thực hiện chức năng kiểm tra tính truy cập
Web 47 12
Hình 15: Các bước thực hiện chức năng sửa lỗi mã nguồn 47 12
Hình 16: Bố cục Website theo WCAG 2.0 48 12
Hình 17: Phần đầu trang 49 12
Hình 18: Phần đầu thân trang giao diện 49 12
Hình 19: Phần giữa thân trang giao diện 49 12
Hình 20: Phần cuối trang giao diện 50 12
Hình 21: Cấu trúc tổng thể dịch vụ 51 12
Hình 22: Cài đặt tầng giao diện 51 12
Hình 23: Cài đặt tầng nghiệp vụ 52 12
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 8
Hình 24: Class diagram 55 12
Hình 25: Giao diện trang chủ 61 12
Hình 26: Giao diện trang chủ cione.com.vn 62 12
Hình 27: Chức năng xem danh sách giáo trình site
cungkhoinghiep.net 62 12
Hình 28: Chức năng xem danh sách giáo trình site Cione.com.vn 63
12
Hình 29: Chức năng học của site cungkhoinghiep.net 64 12

Hình 30: Chức năng học của site Cione.com.vn 64 12
Hình 31: Chức năng kiểm tra và sửa lỗi truy cập site
cungkhoinghiep.net 65 13
Hình 32: Chức năng kiểm tra lỗi truy cập achecker.ca 65 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Danh mục bảng
Bảng 1: Bảng tblNganhNghe 40
Bảng 2: Bảng tblCongViec 40
Bảng 3: Bảng tblCosoDaotao 40
Bảng 4: Bảng tblCosoDaotaoNghe 41
Bảng 5: Bảng tblLichHoc 41
Bảng 6: Bảng tblBaiKiemTra 42
Bảng 7: Bảng tblBaiGiang 42
Bảng 8: Bảng tblCauHoi 43
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 9
Bảng 9: Bảng tblTrongSo 43
Bảng 10: Bảng tblLuaChon 44
Bảng 11: Bảng tblKetQuaBaiKiemTra 44
Bảng 12: Bảng Roles 45
Bảng 13: Bảng RoleGroup 46
Bảng 14: Bảng Users 47
Bảng 15: Bảng UserProfile 47
Bảng 16: Bảng UserRoles 47
Bảng 17: Các phương thức tầng dịch vụ 56
Bảng 18: Đặc tả yêu cầu kiểm thử 60
Bảng 19: Kiểm thử với chức năng tạo giáo trình 60
Bảng 20: Kiểm thử chức năng chọn câu hỏi cho bài kiểm tra 61
Bảng 21: Kiểm thử chức năng kiểm tra tính truy cập 61
Bảng 22: Kiểm thử chức năng thay đổi trạng thái cơ sở 62
Bảng 23: Kiểm thử chức năng làm bài kiểm tra 62

Bảng 24: Kiểm thử chức năng đăng nhập 62
Bảng 25: So sánh nghiệp vụ Website với các Website khác 68
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 10
Danh mục hình vẽ
Hình 1: Kiến trúc ứng dụng 22
Hình 2: Các tác nhân trong một hệ thống SOA 25
Hình 3: Mô hình ứng dụng phân tán 25
Hình 4: Cấu trúc một thông điệp SOAP 27
Hình 5: Các tác nhân sử dụng dịch vụ 30
Hình 6: Các chức năng của dịch vụ 31
Hình 7: Các bước tạo bài kiểm tra 36
Hình 8: Các bước tạo ra 1 giáo trình mới 37
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 11
Hình 9: Các bước thực hiện chức năng tìm kiếm giáo trình 37
Hình 10: Các bước thực hiện chức năng tìm kiếm lịch học 38
Hình 11: Liên kết giữa các bảng ứng dụng 39
Hình 12: Các bảng liên quan đến chức năng phân quyền 45
Hình 13: Các chức năng dịch vụ chuẩn hóa giao diện Web 48
Hình 14: Các bước thực hiện chức năng kiểm tra tính truy cập
Web 49
Hình 15: Các bước thực hiện chức năng sửa lỗi mã nguồn 49
Hình 16: Bố cục Website theo WCAG 2.0 50
Hình 17: Phần đầu trang 51
Hình 18: Phần đầu thân trang giao diện 51
Hình 19: Phần giữa thân trang giao diện 51
Hình 20: Phần cuối trang giao diện 52
Hình 21: Cấu trúc tổng thể dịch vụ 53
Hình 22: Cài đặt tầng giao diện 53
Hình 23: Cài đặt tầng nghiệp vụ 54
Hình 24: Class diagram 57

Hình 25: Giao diện trang chủ 63
Hình 26: Giao diện trang chủ cione.com.vn 64
Hình 27: Chức năng xem danh sách giáo trình site
cungkhoinghiep.net 64
Hình 28: Chức năng xem danh sách giáo trình site Cione.com.vn.65
Hình 29: Chức năng học của site cungkhoinghiep.net 66
Hình 30: Chức năng học của site Cione.com.vn 66
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 12
Hình 31: Chức năng kiểm tra và sửa lỗi truy cập site
cungkhoinghiep.net 67
Hình 32: Chức năng kiểm tra lỗi truy cập achecker.ca 67
Danh mục từ viết tắt và thuật ngữ
STT Từ viết tắt /thuật
ngữ
Mô tả
1 DATN Đồ án tốt nghiêp
2 DNN DotNetNuke
3 SOA Service Oriented Architecture
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 13
6 SOAP Simple Object Access Protocol – Giao thức truy nhập đối
tượng đơn giản.
7 WSDL Web Service Definition Language - Ngôn ngữ đặc tả Web
Service.
8 WCAG Web content accessibility guidelinces
Phần 0: Mở đầu luận văn
Hiện nay ở Việt Nam có trên 5.1 triệu người tàn tật
[4]
, chiếm 7% dân số. Trong
đó, người tàn tật về cơ quan vận động chiếm tỉ lệ cao nhất: 35,46% sau đó là thị
giác: 15,70% và thần kinh chiếm 13,93%. Những đối tượng người khuyết tật này

phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, họ không có nhiều cơ hội để đến trường
và tiếp cận với thông tin của xã hội hiện đại nên đa phần gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm được công việc phù hợp để cải thiện thu nhập đời sống. Người
khuyết tật luôn mong muốn được đào tạo bài bản về một ngành nghề nào đó để có
thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với bản thân.
Đào tạo trực tuyến trên Internet là một phương pháp hữu hiệu giúp người khuyết
tật dễ dàng tiếp cận với kiến thức về các ngành nghề thiết thực trong cuộc sống.
Hiện tại đã có 1 số website đào tạo trực tuyến như hay
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 14
. Tuy nhiên, nội dung giảng dạy tại các trang này chưa
được sắp xếp và tổ chức hợp lý, thiếu sự kết hợp giữa các dạng thông tin như hình
ảnh, văn bản, video phụ đề để tạo ra một nội dung dễ hiểu và dễ tiếp cận. Ngoài ra,
việc truy cập internet đối với người khuyết tật là một điều rất khó khăn do bản thân
người khuyết tật bị hạn chế rất nhiều về khả năng thao tác cũng như nhận thức khi
sử dụng các thiết bị truy cập. Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề trên là do các
website được xây dựng chỉ tập trung khai thác đối tượng người dùng bình thường
mà không thực sự chú ý tới người khuyết tật. Giao diện Web rất đẹp và bắt mắt
nhưng lại khó truy cập.
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp em mong muốn xây dựng một dịch vụ hỗ trợ
đào tạo nghề dành hướng tới đối tượng người khuyết tật. Giao diện Web của dịch
vụ sẽ được xây dựng theo chuẩn WCAG 2.0
[2]
nhằm đảm bảo tính truy cập cao cho
người dùng trong các bối cảnh sử dụng và tình trạng sức khỏe khác nhau. Ngoài ra,
để hỗ trợ lập trình viên tạo ra những giao diện web chuẩn, em sẽ xây dựng dịch vụ
chuẩn hóa giao diện web theo khuyến cáo của wcag 2.0 để phát hiện và sửa chữa
những lỗi truy cập trong giao diện web của dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề do lập trình
viên gây ra.
Dịch vụ được xây dựng theo mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented
Architechture –SOA

[1]
) là một mô hình rất phổ biến và được ưa chuộng trong xây
dựng ứng dụng Web. Mô hình SOA cho phép các bên phát triển sử dụng các dịch
vụ của nhau mà không chịu rằng buộc gì liên quan đến môi trường hệ điều hành hay
các nền tảng mà ứng dụng được tạo ra. Khi muốn sử dụng dịch vụ của 1 tổ chức nào
đó (đóng vai trò nhà cung cấp provider) để xây dựng các module ứng dụng, bên sử
dụng (đóng vai trò client) sẽ gửi các yêu cầu đến dịch vụ của provider thông qua
giao thức soap, bên provider sẽ gửi trả các kết quả yêu cầu về phía client. Ở đây,
client chỉ cần đăng kí sử dụng dịch vụ và thực hiện các lời gọi để lấy về kết quả
mong muốn mà không cần phải biết và quan tâm đến các công việc được thực hiện
bên trong dịch vụ.
Đồ án là sự phát triển tiếp từ một phần trong dự án mã số 04-NCCD-2010 - Xây
dựng thử nghiệm mô hình trang thông tin điện tử có tích hợp dịch vụ hỗ trợ người
khuyết tật khởi nghiệp do viện CNTT & TT-ĐHBKHN thực hiện dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của TS Vũ Thị Hương Giang và các thầy cô trong viện
Bố cục đồ án tốt nghiệp như sau
• Phần 1: Mở đầu
o Giới thiệu ĐATN
o Tóm tắt nội dung, giải pháp thực hiện và bố cục đồ án.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 15
• Phần 2: Đặt vấn đề và định hướng giải pháp
o Mô tả chi tiết bài toán xây dựng và chuẩn hóa dịch vụ “Hỗ trợ đào tạo
nghề”.
o Mô tả phương hướng giải quyết bài toán
o Tóm tắt cơ sở lý thuyết và công cụ phục vụ cho việc xây dựng, triển khai
thử nghiệm dịch vụ.
o Trình bày chi tiết các nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình xây dựng
dịch vụ.
• Phân 3: Các kết quả đạt dược
o Chương 1: Phân tích và thiết kế ứng dụng

o Chương 2: Cài đặt ứng dụng
o Chương 3: Triển khai thử nghiệm và đánh giá kết quả.
• Phần 4: Kết luận
Phần 1: Đặt vấn đề và định hướng giải pháp
Trong phần 1 của báo cáo, tôi xin trình bày các luận điểm sau:
- Lý do lựa chọn đề tài.
- Những yêu cầu đặt ra với đề tài.
- Định hướng thực hiện đề tài gồm các phần: phương hướng giải quyết các yêu
cầu đặt ra, giải pháp đề xuất để thực hiện đề tài và những cơ sở lí thuyết tìm hiểu
cũng như các công cụ liên quan đến giải pháp.
I. Tổng quan đề tài
1. Đặt vấn đề
Nhu cầu học nghề của người khuyêt tật
Theo phân loại của tổ chức sức khỏe con người thế giới (WHO), người khuyết
tật được phân thành các nhóm chính như sau: khuyết tật thân thể (physical
disabilities), khuyết tật các giác quan (sensory disabilities), khuyết tật trí tuệ
(intellectual disabilities) và khuyết tật tâm thần (psyatric disabilities). Các khuyết tật
này cũng có thể quan sát được hoặc không quan sát được. Mức độ nghiêm trọng của
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 16
các khuyết tật này được phân thành 3 mức: nặng, vừa và nhẹ. Thời điểm mắc phải
các khuyết tật cũng khác nhau: lúc mới sinh, lúc còn nhỏ hoặc lúc đã trưởng thành.
Nguyên nhân gây ra các khuyết tật rất đa dạng: dị tật bẩm sinh, tai nạn, ốm yếu
Theo ước tính của tổ chức này, trên thế giới có khoảng 600 triệu người khuyết tật
trong đó số người khuyết tật ở châu Á chiếm khoảng 370 triệu người. Chỉ 10% số
trẻ em khuyết tật được đến trường.
Đa phần người khuyết tật sinh sống ở các vùng nghèo khổ, và 20% số người
nghèo trên thế giới là người khuyết tật. Do điều kiện kinh tế khó khăn cùng với
những thiệt thòi gặp phải trong cuộc sống, người khuyết tật không có nhiều cơ hội
để được đến trường học và tiếp cận với thông tin của xã hội hiện đại nên phần lớn
trong số họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm để nâng cao

chất lượng cuộc sống.
Hiện tại, đã có những trang web có mục đích đào tạo nghề xuất hiện như
hay . Tuy nhiên, vẫn còn đó rất
nhiều hạn chế
• Về mặt giao diện: giao diện các Website này chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu
của người dùng bình thường hoặc với một phần rất nhỏ trong số những đối
tượng khuyết tật. Đại đa số người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng
các Website này do cách tổ chức thông tin, luồng nghiệp vụ phức tạp và thiếu
các kỹ thuật trợ giúp họ khắc phục những khó khăn gặp phải như: bối cảnh sử
dụng, hiện trạng sức khỏe
• Về mặt nội dung: chương trình đào tạo các website nói trên cũng chủ yếu hướng
đến đối tượng người dùng bình thường, chưa phù hợp với người khuyết tật. Nội
dung đào tạo thiếu sự kết hợp giữa các dạng thông tin(ảnh, video, văn bản) để
tạo ra những bài học dễ hiểu, dễ hình dung. Về phía các cơ sở đào tạo luôn sẵn
sàng để hỗ trợ đào tạo trực tuyến và ngoại tuyến người khuyết tật, tuy nhiên, vẫn
chưa có 1 cách thức nào để liên kết các cơ sở đào tạo lại để tạo ra 1 môi trường
học tập thuận lợi cho người khuyết tật.
• Về mặt nghiệp vụ: các Website trên chỉ tập trung chủ yếu đến việc đưa nội dung
giảng dạy lên Web mà vẫn chưa chú ý đến quá trình học của người dùng, dẫn
đến việc thiếu sót nhiều chức năng quan trọng có thể hỗ trợ người dùng theo dõi
quá trình học và củng cố kiến thức.
Người khuyết tật cần 1 Website đào tạo nghề được xây dựng theo chuẩn truy
cập để tạo ra những trang Web có tính truy cập cao và nội dung thông tin phù hợp.
Kể cả khi giao diện được xây dựng theo chuẩn, Website cần phải có 1 thời gian
hoạt động thử nghiệm để có thể đánh giá được hiệu quả bởi lẽ những thiếu sót gây
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 17
ra bởi lập trình viên là khó tránh khỏi. Chẳng hạn như lập trình viên có thể quên áp
dụng kĩ thuật trợ giúp người khiếm thính hay không cung cấp đủ thông tin cần thiết
cho các trình đọc màn hình để hỗ trợ người mù Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến
quá trình sử dụng Web của người khuyết tật. Từ thực tại đó, có thể thấy rằng việc

kiểm soát tính truy cập giao diện Web để cải tiến giao diện nhằm đáp ứng tốt hơn
yêu cầu về tính sử dụng của người dùng là 1 vấn đề mang tính cấp bách. Cần phải
có 1 công cụ giúp lập trình viên hay quản trị phát hiện những lỗi truy cập trang web
để có thể khắc phục kịp thời.
2. Yêu cầu đặt ra với dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
- Về mặt chức năng: thiết kế của dịch vụ cần phải đề cao tính thực tiễn, có khả
năng áp dụng và triển khai được trong thực tế lâu dài. Mục tiêu lớn nhất của
dịch vụ là đào tạo nghề cho người khuyết tật; qua đó, giúp họ tìm kiếm được
những công việc phù hợp với bản thân để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các
chức năng không chỉ tập trung vào việc tạo ra chương trình giảng dạy mà còn
phải hỗ trợ quá trình học của người khuyết tật. Yêu cầu này đòi hỏi giai đoạn
khảo sát thực tế và phân tích yêu cầu phải được thực hiện nghiêm túc.
- Về mặt nội dung:
o Nội dung các giáo trình giảng dạy:
 Dạng văn bản tiếng Việt dành cho tất cả các đối tượng người dùng.
 Có các miêu tả sơ lược rõ ràng về giáo trình để người dùng hiểu rõ
được mục đích giáo trình trước khi học.
 Nội dung giáo trình phải được chia ra thành các mức nhỏ nhất có
thể. Giáo trình sẽ gồm các mức con là bài giảng, bài giảng có các
mức con là mục, mỗi mục sẽ có mức nhỏ hơn là mục con. Cấu trúc
giáo trình sẽ có dạng cây, giúp người khuyết tật dễ hình dung và
theo dỏi. Với mỗi bài giảng/ mục, nên có video phụ đề, hình ảnh
minh họa đi kèm theo để giúp người khuyết tật dễ tiếp thu kiến
thức hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng người khuyết
tật về mặt nhận thức.
o Nội dung, bố cục trang Web phải được tổ chức theo 1 cấu trúc dễ hiểu và
dễ sử dụng nhất. Ngoài ra, phải có hướng dẫn chi tiết cho người khuyết
tật về các chức năng mà dịch vụ cung cấp và cách sử dụng các chức năng.
- Về khả năng dễ tiếp cận:
Người dùng tiếp cận Internet theo những bối cảnh sử dụng và năng lực hành vi

khác nhau. Do đó, giao diện web của dịch vụ phải cung cấp những kĩ thuật trợ giúp
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 18
cần thiết có khả năng giải quyết những bất tiện người dùng gặp phải. Chẳng hạn với
đối tượng người sử dụng khuyết tật vận động, kỹ năng thao tác với bàn phím, hay
chuột bị hạn chế rất nhiều, do đó việc sử dụng bàn phím ảo hỗ trợ trong thao tác sẽ
giúp sử dụng website dễ dàng hơn. Từ những luận điểm trên có thể thấy rằng, giao
diện web cần tuân theo 1 chuẩn về tính truy cập đã được chấp nhận và sử dụng rộng
rãi.
- Về khả năng kiểm soát tính truy cập giao diện Web của dịch vụ:
Cần thiết phải có 1 công cụ có khả năng chuẩn hóa giao diện Web để đảm bảo
tính dễ truy cập với người khuyết tật. Khái niệm chuẩn truy cập vẫn còn mới ở Việt
Nam, không phải ai cũng có kiến thức về chuẩn truy cập để có thể phát hiện và sửa
lỗi do những lập trình viên trước đây đã mắc phải lúc xây dựng Web, việc sửa chữa
lỗi là rất khó khăn. Do đó, công cụ này phải chỉ rõ cụ thể lỗi ở đoạn mã phía client,
sau đó tìm ra những đoạn mã nguồn phát sinh và đưa ra những gợi ý sửa chữa để hỗ
trợ những quản trị và lập trình viên có kiến thức về chuẩn truy cập hạn chế có thể
sửa chữa những lỗi đó.
- Về khả năng tích hợp với các dịch vụ khác:
Dịch vụ phải có khả năng tích hợp với các dịch vụ khác (dịch vụ định hướng
nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và quảng bá sản phẩm) trong trang thông tin điện
tử hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp, tại wesite .
II. Định hướng thực hiện đề tài
1. Phương hướng giải quyết các vấn đề đặt ra
Sau khi tham khảo các trang web hiện có về đào tạo nghề, cơ sở lý thuyết về
chuẩn truy cập WCAG 2.0
[2]
và các công cụ kiểm tra tính truy cập Website, phương
hướng giải xây dựng dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề có khả năng đáp ứng được yêu cầu
đặt ra như sau:
• Dịch vụ được xây dựng theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (Service

Oriented Archirecture-SOA
[1]
) để đáp ứng yêu cầu về khả năng tích hợp của
dịch vụ với các dịch vụ khác.
• Giao diện Website tích hợp dịch vụ tuân theo chuẩn WCAG 2.0
• Website phía khách hàng cần phải có công cụ cho phép quản trị viên chuẩn hóa
giao diện Web theo chuẩn WCAG 2.0
[2]
.
1.1. Hướng giải quyết yêu cầu về mặt chức năng
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, dịch vụ sẽ kế thừa các chức năng hiện có của
các website đào tạo nghề đã nêu ở trên và bổ sung thêm những chức năng mới, tạo
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 19
nên điểm nhấn cho dịch vụ như: hỗ trợ người dùng củng cố kiến thức đã học qua
các bài kiểm tra, lưu lại kết quả các bài kiểm tra để người dùng theo dõi, tìm kiếm
nâng cao
1.2. Hướng giải quyết yêu cầu về mặt nội dung
Để đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung giáo trình, dịch vụ sẽ phải cung cấp các
kĩ thuật cho phép cơ sở kết hợp các dạng dữ liệu khác nhau (hình ảnh, video, text)
lại để tạo ra nội dung giáo trình. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các control hãng phát
triển telerik
[17]
, cơ sở có thể tổ chức giáo trình theo cấu trúc theo dạng cây: mức cao
nhất sẽ là giáo trình, giáo trình sẽ bao gồm bài giảng là các mức con, bài giảng sẽ có
các mức dưới là các mục, tiếp theo các mục sẽ là các mục con. Với cấu trúc dạng
cây, cơ sở đào tạo có thể chia nhỏ giáo trình ra, giúp cho nội dung học trở nên đơn
giản, dễ tiếp cận hơn (điều này đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng người khuyết tật
nhận thức).
1.3. Hướng giải quyết yêu cầu về mặt khả năng tiếp cận
Để phù hợp với người khuyết tật và người bình thường, việc xây dựng giao diện

web cho dịch vụ cần tuân theo các khuyến cáo về tính truy cập được nêu trong
chuẩn WCAG 2.0 (Web Content accessibility Guidelines
[2]
). Chuẩn có hướng dẫn
chi tiết về cách thức áp dụng các kỹ thuật để xây dựng nên những Website có tính
truy cập cao. Ngoài ra, phía cơ sở đào tạo có thể bao gồm chính những người
khuyết tật, họ tham gia vào các cơ sở đào tạo với mong muốn chia sẻ kiến thức giúp
những người đồng cảnh ngộ có thể vượt qua những khó khăn, thiệt thòi trong cuộc
sống. Do đó, các control phía giao diện cơ sở đào tạo và chức năng phải thật tiện
lợi, dễ sử dụng và thao tác hơn so với các control thông thường sẵn có (vì chức
năng phức tạp, nhiều thao tác mà người dùng bị hạn chế nhiều mặt). Các Control
phía third party (control thao tác dữ liệu của telerik
[17]
, bàn phím ảo ) sẽ được áp
dụng để xây dựng giao diện Web dịch vụ. Người dùng sẽ được cung cấp những kĩ
thuật trợ giúp cần thiết nhất để thao tác dễ dàng với giao diện Web.
1.4. Khả năng kiểm soát tính truy cập Website
WebSite tích hợp dịch vụ sẽ được xây dựng theo chuẩn WCAG 2.0
[2]
. Để giao
diện Web thực sự có tính truy cập cao cần đảm bảo những lỗi gây ra bởi lập trình
viên phải được khắc phục, dẫn đến nhu cầu cần phải xây dựng dịch vụ chuẩn hóa
giao diện Web theo chuẩn WCAG 2.0. Khi tích hợp dịch vụ này vào Website, quản
trị có thể kiểm tra lỗi truy cập của từng trang web cụ thể để phát hiện lỗi về tính
truy cập mà lập trình viên mắc phải và sửa trực tiếp từ giao diện web những lỗi đó.
Dịch vụ chuẩn hóa sẽ được xây dựng nhờ các bộ phân tích cấu trúc HTML. Các bộ
phân tích này cho phép xét duyệt từng thẻ html của trang web để kiểm tra các thẻ
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 20
đó. Từ các thẻ html vi phạm chuẩn phía client, có thể suy ra được nguồn gốc lỗi
phát sinh từ phía mã nguồn và chỉnh sửa lại cho đúng.

1.5. Khả năng tích hợp với các dịch vụ khác
Hiện nay kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture – SOA
[1]
)
đang thể hiện ưu thế vượt trội so với các kiến trúc khác trong khả năng tái sử dụng,
tính độc lập với nền tảng phát triển và khả năng tích hợp với các dịch vụ khác. Có 3
tác nhân tham gia vào quá trình hoạt động của một ứng dụng được xây dựng theo
kiến trúc này. Bên lưu trữ dịch vụ(Registry) sẽ lưu giữ thông tin về các dịch vụ, bên
cung cấp dịch vụ tạo ra dịch vụ và đăng ký với bên lưu trữ dịch vụ, bên sử dụng
dịch vụ sẽ sử dụng các dịch vụ được tạo ra bởi phía nhà cung cấp. Phía bên sử dụng
sẽ phải thực diện các giao dịch, thỏa thuận với phía nhà cung cấp để được sử dụng
dịch vụ. Bên sử dụng có thể tìm kiếm các thông tin về dịch vụ tại nơi lưu trữ.
Ba tác nhân tạo nên một thể thống nhất trong kiến trúc SOA. Ứng dụng khách
hàng chỉ cần đăng ký và sử dụng dịch vụ. Bên cung cấp chịu trách nhiệm về chất
lượng và thực hiện các công việc duy trì, cải tiến, nâng cấp dịch vụ. Điểm nổi bật
của kiến trúc hướng dịch vụ là một dịch vụ có thể cung cấp cho nhiều khách hàng.
Khi có yêu cầu sử dụng một dịch vụ, thay vì phải đầu tư cho việc xây dựng mới và
bảo trì dịch vụ, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của bên cung cấp. Điều này có ý
nghĩa lớn trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình xây dựng sản phẩm
của bên sử dụng.
Với những ưu điểm được kể ra ở trên, mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA sẽ
được chọn để đáp ứng yêu cầu về khả năng tích hợp của dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
với các dịch vụ còn lại của trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật khởi
nghiệp
2. Giải pháp đề xuất
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 21
2.1. Kiến trúc dịch vụ.
Hinh 1 miêu tả kiến trúc dịch vụ được áp dụng để giải quyết những vấn đề đã được
miêu tả ở trên. Kiến trúc bao gồm: tầng giao diện tương tác với người dùng, tầng
nghiệp vụ thực hiện yêu cầu người dùng và tầng dịch vụ cung cấp API cho lập trình

viên.
Hình 1: Kiến trúc ứng dụng
• Presentation Layer
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 22
Tầng Presentation làm nhiệm vụ tương tác với người dùng cuối. Tầng này sẽ
phụ trách việc hiển thị nội dung dữ liệu mà người dùng yêu cầu và sẽ thu thập dữ
liệu người dùng để thực hiện các thao tác nghiệp vụ. Các Web Control như
DataGridView, TreeView, hay Control phía third party như RadGridView hoặc các
html control như TextArea sẽ được áp dụng để xây dựng tầng này.
Do được xây dựng dựa trên các khuyến cáo trong chuẩn WCAG 2.0, tầng giao
diện của Web có khả năng cung cấp nhiều kỹ thuật trợ giúp người khuyết tật thao
tác trong quá trình học nghề và đào tạo nghề(nếu người khuyết tật tham gia hoạt
động của cơ sở đào tạo). Ví dụ với đối tượng người khuyết tật thị giác, giao diện
cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các trình trợ giúp (jaws…) hay với người
khuyết tật về tay thì giao diện cung cấp các bàn phím ảo để hỗ trợ. Ngoài ra, nội
dung, bố cục trang Web cũng được tổ chức, bố trí theo trình tự hợp lý, di chuyển
giữa các thành phần quan trọng trong trang Web để lấy thông tin dễ dàng.
• Business Logic Layer
Tầng Business Logic thực hiện các nghiệp vụ chính của ứng dụng. Dữ liệu và
yêu cầu của client mà tầng presentation thu thập được sẽ được chuyển đến tầng này
để xử lý. Tầng Business Logic sẽ sử dụng các dịch vụ của tầng Service để lấy dữ
liệu trả về tầng presentation đáp ứng yêu cầu của client. Sự ra đời của mô hình SOA
đã cho phép tầng Business Logic có thể giao tiếp với các dịch vụ khác của nhà
cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của mình cần thiết mà không cần phải tự triển
khai lại từ đầu.
Tầng business logic của Website có áp dụng các kỹ thuật chịu lỗi của chuẩn
WCAG 2.0, giúp tránh được những xử lý trả về lỗi hoặc thông tin nhầm lẫn về phía
client, gây gián đoạn quá trình truy cập của người dùng.
• Service Layer
Tầng Service sẽ tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu, thực hiện các tác vụ liên

quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu, phục vụ cho tầng Business. Ngoài ra, các ứng
dụng của những nhà phát triển khác cũng có thể sử dụng các chức năng có sẵn mà
dịch vụ cung cấp (đặc biệt là dịch vụ chuẩn hóa giao diện Web) để giảm thiểu chi
phí và thời gian xây dựng.
Nhờ tầng Service, việc xây dựng ứng dụng trên các nền tảng khác nhau
(Android, Iphone, ) để mang lại nhiều cách tiếp cận Web cho người khuyết tật trở
nên dễ dàng hơn do có thể sử dụng lại hoàn toàn những chức năng được tầng
service cung cấp. Người khuyết tật có thể có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng
trang Web.
2.2. Qui trình công việc thực hiện
• Xây dựng dịch vụ Web hỗ trợ đào tạo nghề(giao diện API cho lập trình viên)
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 23
• Xây dựng Website phía client tích hợp dịch vụ này
• Xây dựng dịch vụ chuẩn hóa giao diện Website theo chuẩn WCAG 2.0.
• Xây dựng chức năng kiểm soát tính truy cập cho Website phía client có tích hợp
dịch vụ chuẩn hóa.
• Tích hợp với các dịch vụ khác trên trang cungkhoinghiep.net.
Sau đây tôi sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết và các công cụ được sử dụng trong
đề tài.
3. Cơ sở lý thuyết và công cụ sử dụng trong đề tài
Tại phần này em sẽ trình bày về: kiến trúc hướng dịch vụ
[1]
, chuẩn truy cập WCAG
2.0
[2]
và hệ quản trị nội dung mã nguồn mở DotNetNuke
[3]
3.1. Kiến trúc hướng dịch vụ
Những luận điểm quan trọng về kiến trúc hướng dịch vụ gồm có khái niệm, các
tác nhân tham gia vào kiến trúc và các kĩ thuật để xây dựng ứng dụng theo kiến

trúc.
3.1.1. Khái niệm
Dịch vụ là yếu tố then chốt và là khái niệm quan trọng nhất trong mô hình SOA.
Có thể hiểu một dịch vụ như là một hàm chức năng (mô-đun phần mềm) thực hiện
qui trình nghiệp vụ nào đó. Một dịch vụ có khả năng nhận một hay nhiều yêu cầu
xử lý và sau đó đáp ứng lại bằng cách trả về một hay nhiều kết quả. Quá trình nhận
yêu cầu và trả kết quả về được thực hiện thông qua các interface đã được định nghĩa
trước đó. Thông thường việc giao tiếp này được thực hiện trên các interface đã được
chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi.
Một cách cơ bản, Kiến trúc hướng dịch vụ (Service-oriented architecture)
[1]

một hướng tiếp cận với việc thiết kế và tích hợp các phần mềm, chức năng. Kiến
trúc bao gồm một tập các dịch vụ thực hiện các qui trình được kết nối ‘mềm dẻo’
với nhau (nghĩa là một ứng dụng có thể ‘nói chuyện’ với một ứng dụng khác mà
không cần biết các chi tiết kỹ thuật bên trong), có giao tiếp (dùng để gọi hàm dịch
vụ) được định nghĩa rõ ràng và độc lập với nền tảng ứng dụng, và có thể tái sử
dụng. SOA là cấp độ cao hơn của phát triển ứng dụng, chú trọng đến qui trình
nghiệp vụ và dùng giao tiếp chuẩn để giúp che đi sự phức tạp kỹ thuật bên dưới
3.1.2. Các tác nhân trong SOA
Hình 2 miêu tả các tác nhân tham gia trong một hệ thống xây dựng theo SOA. Có 3
tác nhân bao gồm bên cung cấp dịch vụ, bên lưu trữ và bên sử dụng dịch vụ.
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 24
Hình 2: Các tác nhân trong một hệ thống SOA
• Bên đăng ký và lưu trữ dịch vụ (Service Registry): Nơi lưu trữ thông tin về dịch
vụ của các Service Provider khác nhau, Service Requester dựa trên những thông
tin này để tìm kiếm và lựa chọn Service Provider phù hợp.
• Bên cung cấp dịch vụ (Service Provider): Cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu nào
đó trong cuộc sống.
• Bên sử dụng dịch vụ (Service Consumer): Chính là những đối tượng khách hàng

sử dụng các dịch vụ được tạo ra và triển khai bởi phía nhà cung cấp.
3.1.3. Kĩ thuật xây dựng SOA
Kiến trúc hướng dịch vụ SOA không phải khái niệm mới. Hình 3 miêu tả một số
kĩ thuật có thể được sử dụng ứng dụng theo kiến trúc SOA: Web service, CORBA,
DCOM, J2EE…
Hình 3: Mô hình ứng dụng phân tán
Trong đó phổ biến là kỹ thuật sử dụng dịch vụ web (Web service). Dịch vụ web
sử dụng các phương thức giao tiếp đã được chuẩn hóa. Do đó ứng dụng phía khách
hàng, dù phát triển trên nền tảng nào, đều có thể sử dụng các dịch vụ được cung cấp
Trong khuôn khổ đề tài đồ án tốt nghiệp, em lựa chọn xây dựng kiến trúc SOA
bằng kĩ thuật Web Service trên nền asp.net 3.5. Phần dưới báo cáo em xin trình bày
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng 20061490 K51 lớp CNPMA 25

×