Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.64 KB, 83 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Thời gian trôi qua thật nhanh, bốn năm học tập, nghiên cứu của chúng em
trên giảng đường Đại học đã sắp kết thúc. Bốn năm, quãng thời gian không ngắn
của một đời người, không dài trong quá trình học tập nghiên cứu, quãng thời gian
với đầy ắp kỷ niệm bên thầy cô, bạn bè đã sắp trôi qua mãi mãi.
Trong những tháng cuối cùng của quãng đời sinh viên tươi đẹp, em có cơ
hội nghiên cứu thực tế, vận dụng những kiến thức đã được thầy cô truyền dạy
trong những năm qua vào việc tìm ra giải pháp công nghệ thông tin thực sự thiết
thực cho cuộc sống và công việc quản lý. Qua quá trình thực hiện chuyên đề thực
tập tốt nghiệp, em mới thấy được hết tầm quan trọng, sự bổ Ých và thiết thực của
những kiến thức đã được các thầy truyền đạt trong bốn năm qua. Với tất cả tấm
lòng mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô tại khoa Tin học Kinh
tế trường Đại học Kinh tế quốc dân - những người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức quớ bỏu và thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu trên
giảng đường Đại học và trong công việc của em sau này.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Thị Song Minh –
người đã tận tình chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Những lời góp ý, chỉ dạy, hỏi han, động viên chân
tình của cụ đó giỳp em vượt qua khó khăn, vướng mắc để giải quyết được bài toán
thực tế đã đặt ra. Em xin cảm ơn cô rất nhiều.
Em còng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đặng Kim Giao, anh Phan Thanh Bình,
anh Huy, anh Phúc đó tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực
tập tại Trung tâm tin học Bộ Xây dựng và quá trình thực hiện đề tài “Xõy dựng hệ
thống thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị”.
Lời cuối cùng, xin cảm ơn các bạn sinh viên trong tập thể líp Tin học
Kinh tế 43B. Cảm ơn các bạn đó luụn ở bên tớ trong bốn năm qua, cảm ơn vỡ đó
luụn động viên và giúp đỡ tớ trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này.
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Lời nói đầu
Công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta, đâu đâu trong cuộc sống cũng bắt gặp những ứng dụng thiết
thực của khoa học công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý.
Là mét sinh viên khoa Tin học Kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân,
được học tập và nghiên cứu trong cả hai lĩnh vực Kinh tế và Công nghệ thông tin
nên em có lợi thế hơn những sinh viên của các khoa khỏc, cỏc trường khác trong
việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý. Chính vì
vậy, trong quá trình thực tập tại Trung tâm tin học Bộ Xây dựng, em đã tìm tòi, nghiên
cứu và xây dựng “Hệ thống thông tin quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị”. Hệ thống
này ra đời sẽ giúp giảm nhẹ công việc của các chủ đầu tư – những người quan tâm và
chịu trách nhiệm nhiều nhất tới quỏ trỡnh đầu tư xây dựng khu đô thị - thông qua việc
chuyển những công việc quản lý bằng tay hoặc bán tin học trong hiện tại thành tin học
hoá hoàn toàn. Hệ thống hoàn thành sẽ cho phép chủ đầu tư nắm bắt được tiến độ sử
dụng vốn đầu tư thông qua các số liệu về giá trị thực hiện tới nay và đưa ra các báo cáo
về quản lý đầu tư khu đô thị một cách nhanh chóng, chính xác và dễ dàng.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, chuyên đề tốt nghiệp được bố cục thành
3 chương:
Chương I “Tổng quan về cơ sở thực tập và đề tài Xây dựng hệ thống
thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị” tập trung giới thiệu về cơ
sở thực tập, những yêu cầu thực tế đặt ra cho việc tin học hoá việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu đô thị và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương II “Cơ sở lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin” đề
cập tới khái niệm hệ thống thông tin, quá trình phát triển hệ thống thông tin, các
công cụ được sử dụng để phân tích, thiết kế và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Chương III “Phõn tớch thiết kế hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị” đưa ra những kết quả phân tích, thiết kế quan trọng nhất của
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề. Đó là thiết kế các tệp dữ liệu, thiết kế sơ đồ cấu trúc dữ liệu, các giao

diện vào/ ra và các thuật toán chính trong chương trỡnh.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ ĐỀ TÀI “XÂY
DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU ĐÔ THỊ ” 6
1.1 Giới thiệu về cơ sở thực tập 6
CH NG I T NG QUAN V C S TH C T P V T IƯƠ – Ổ Ề Ơ Ở Ự Ậ ÀĐỀ À 4
XÕY D NG H TH NG THÔNG TIN QU N LÝ“ Ự Ệ Ố Ả 4
D N U T X Y D NG KHU Ô THỰÁ ĐẦ Ư Â Ự Đ Ị” 4
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

5
1.1.1 Giới thiệu chung về Trung tâm tin học Bộ Xây dựng và Phũng Phỏt triển công nghệ thông tin và cơ sở
dữ liệu (CNTT & CSDL ) 5
1.1.2 Các chức năng của Phòng Phát triển CNTT & CSDL 8
1.1.3 Nhiệm vụ của Phòng Phát triển CNTT & CSDL 9
1.1.4 Các thành tựu đã đạt được 10
1.2 LÝ DO LÙA CHỌN ĐỀ TÀI “XÕY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ
THỊ”

12
1.2.1 Lý do lùa chọn đề tài 12
1.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại Hà
Nội 13
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 15
1.2.4 Một số khái niệm sử dụng trong quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị 15
1.2.5 Công cụ thực hiện 16
CH NG II C S LÝ LU N VƯƠ – Ơ Ở Ậ Ề 17
PH N T CH V THI T K H TH NG THÔNG TINÂ Í À Ế Ế Ệ Ố 17
2.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN (HTTT)


17
2.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin 17
2.1.2 Phân loại HTTT 18
2.1.3 Các mô hình biểu diễn HTTT 20
2.1.4 Tầm quan trọng của HTTT hoạt động tốt 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT HTTT

23
2.2.1 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT 23
2.2.2 Phương pháp phát triển HTTT 25
2.2.3 Các nguyên tắc phát triển HTTT 27
2.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HTTT

27
2.3.1 Giai đoạn 1- Đánh giá yêu cầu 28
2.3.2 Giai đoạn 2 - Phân tích chi tiết 28
2.3.3 Giai đoạn 3 - Thiết kế lụgớc 29
2.3.4 Giai đoạn 4 - Đề xuất các phương án của giải pháp 29
2.3.5 Giai đoạn 5 - Thiết kế vật lý ngoài 30
2.3.6 Giai đoạn 6 - Triển khai kỹ thuật hệ thống 31
2.3.7 Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác 31
2.4 PHÂN TÍCH HTTT

32
2.4.1 Các phương pháp thu thập thông tin 32
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.4.2 Mó hoỏ dữ liệu 33
2.4.3 Các công cụ mô hình hóa HTTT 34

2.5 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU TỪ CÁC THÔNG TIN ĐẦU RA

38
2.5.1 Bước 1 – Xác định các đầu ra của HTTT 38
2.5.2 Bước 2 – Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra 38
2.5.3 Bước 3 – Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra mét CSDL 40
2.5.4 Bước 4 – Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ 40
2.5.5 Bước 5 – Xác định liên hệ lụgớc giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu 40
2.6 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

40
2.6.1 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu 40
2.6.2 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FoxPro 42
CH NG III PH N T CH THI T K H TH NG THÔNG TIN QU N LÝƯƠ – Â Í Ế Ế“ Ệ Ố Ả 45
D N U T X Y D NG KHU Ô THỰÁ ĐẦ Ư Â Ự Đ Ị” 45
3.1 PHÂN TÍCH TỔNG THỂ

45
3.1.1 Sơ đồ chức năng của hệ thống (Sơ đồ BFD) 45
3.1.2 Sơ đồ DFD ngữ cảnh 46
3.1.3 Sơ đồ DFD mức 0 47
3.1.4 Sơ đồ DFD mức 1 48
3.1.5 Sơ đồ quan hệ thực thể ERD (Entity Relationship Diagram) 50
3.1.6 Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram) 50
3.2 THIẾT KẾ CSDL

53
3.2.1 Liệt kê các đầu ra của hệ thống 53
3.2.2 Chuẩn hoá dữ liệu 55
3.2.3 Tích hợp các tệp 60

3.2.4 Thiết kế các tệp CSDL 61
3.2.5 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị 64
3.3 CÁC THUẬT TOÁN CHÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH

66
3.3.1 Thuật toán đăng nhập chương trình 66
3.3.2 Thuật toán thêm dữ liệu 66
3.3.3 Thuật toán sửa dữ liệu 67
3.3.4 Thuật toỏn xoá dữ liệu 69
3.3.5 Thuật toán in báo cáo 70
3.4 MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

71
3.4.1 Form Đăng nhập hệ thống 71
3.4.2 Menu chính của chương trình 72
3.4.3 Form Đổi mật mã 72
3.4.4 Form Đăng ký người dùng mới 73
3.4.5 Form Danh mục dự án đầu tư khu đô thị 73
3.4.6. Cập nhật hợp đồng 74
3.4.7 Form Cập nhật thanh toán hợp đồng 75
3.4.8 Danh mục văn bản 76
3.4.9 Cập nhật Văn bản – Dự án 77
3.5 MỘT SỐ ĐẦU RA CHÍNH CỦA HỆ THỐNG

78
3.5.1 Báo cáo công tác đầu tư xây dựng 78
3.5.2 Báo cáo kết quả xây dựng nhà ở 78
3.5.3 Báo cáo tổng hợp cơ sở hạ tầng 79
3.5.4 Báo cáo hợp đồng kinh tế 79
3.5.6 Danh mục hồ sơ tài liệu 81

Chương I – Tổng quan về Cơ sở thực tập và đề tài
“Xõy dựng hệ thống thông tin quản lý
dự án đầu tư xây dựng khu đô thị”
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1 Giới thiệu về cơ sở thực tập
1.1.1 Giới thiệu chung về Trung tâm tin học Bộ Xây dựng và Phũng Phỏt
triển công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu (CNTT & CSDL )
Trung tâm tin học Bộ Xây dựng được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức
lại Trung tâm thông tin khoa học xây dựng (trực thuộc Bộ Xây dựng) và Trung
tâm tin học quản lý hành chính nhà nước ngành Xây dựng (trực thuộc Văn phòng
Bộ) theo quyết định số 727/QĐ-BXD ngày 26/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Xõy
dựng.
- Tên giao dịch quốc tế: Construction Information Technology Centre
(viết tắt là CITC)
- Trụ sở được đặt tại Sè 37 phố Lê Đại Hành – Quận Hai Bà Trưng – Thành
phố Hà Nội.
Trung tâm tin học là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Xây dựng, có tư
cách pháp nhân, có con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại kho bạc
nhà nước và ngân hàng.
Chức năng chính của Trung tâm là tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành,
nghiên cứu phát triển hệ thống tin học ngành Xây dựng; là đầu mối thu thập, quản
lý, lưu trữ, cung cấp, phổ biến thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý nhà
nước của Bộ, và công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, ứng dụng khoa học công
nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành Xây Dựng.
Các nhiệm vụ chính của Trung tâm bao gồm:
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển hệ thống tin học hoỏ
cỏc hoạt động thông tin phục vụ quản lý trong ngành Xây dựng phù hợp với từng

giai đoạn trình Bộ phê duyệt.
- Xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm tích hợp dữ liệu và mạng
tin học quản lý hành chính của Bộ Xây dựng; xây dựng, tích hợp các cơ sở dữ liệu
quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tổ chức kết nối, cung cấp và bảo đảm thông
tin thông suốt với các cơ quan Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và
các đơn vị trong ngành Xây dựng.
- Nghiên cứu, ứng dụng những thanh tựu công nghệ thông tin ở trong nước
và nước ngoài; phát triển, cung cấp phần mềm tin học và thống nhất áp dụng các
phần mềm phục vụ quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh trong ngành Xây
dựng.
- Xây dựng, quản lý và khai thác các dịch vụ thông tin để phát triển trang
thông tin điện tử (Website) của Bộ Xây dựng; xây dựng và phát triển hệ thống
“Chớnh phủ điện tử ngành Xây dựng” theo chương trình và hướng dẫn của Ban
điều hành đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ; tin học
hoá về hành chính các dịch vụ công của Bộ theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức thu thập, quản lý, lưu trữ tài liệu, tư liệu, sỏch, bỏo, tạp chí khoa
học công nghệ trong và ngoài nước có liên quan đến ngành Xây dựng; quản lý thư
viện khoa học công nghệ của Bộ bằng các giải pháp công nghệ thông tin để phục
vụ tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý, nghiên cứu khoa học,
đào tạo, sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành Xây dựng
- Tổ chức biên tập, xuất bản các Ên phẩm, tập san, thông tin nhanh về cơ chế
chính sách, hoạt động khoa học công nghệ quản lý,… phục vụ yêu cầu chỉ đạo của
lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong ngành Xây dựng.
- Đầu mối tổ chức các hoạt động thông tin: triển lãm, hội thảo, họp báo, chiếu
phim, dịch vụ tư vấn thông tin khoa học công nghệ, khoa học quản lý, nghiên cứu,
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đào tạo, sản xuất cho các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các nội dung của công tác tư vấn về công nghệ thông tin (lập dự

án, thẩm định, tư vấn đấu thầu, giám sát thi cụng,…); tổ chức đào tạo, huấn luyện,
chuyển giao công nghệ cho các đơn vị trong ngành Xây dựng.
- Thực hiện hợp tác, trao đổi với các tổ chức, đơn vị, cỏc chuyờn gia trong và
ngoài nước để tiếp nhận, nâng cao trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành
Xây dựng.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, các chế
độ chớnh sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà
nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của
pháp luật và quy chế của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao
Hiện tại Trung tâm tin học Bộ Xây dựng có một Giám đốc chịu trách nhiệm
quản lý chung và năm phòng nghiệp vụ trực thuộc, bao gồm: phòng Phát triển
công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu, phòng Tổng hợp (Tổ chức – Hành chính –
Kế hoạch – Tài vụ), phòng Tích hợp dữ liệu và quản trị mạng, phòng Tư liệu, thư
viện và tra cứu, phòng Thông tin và tư vấn dịch vụ thông tin.
7
Chuyờn thc tp tt nghip
Trung tõm tin hc B Xõy dng c t chc theo s sau:
Hỡnh 1 S t chc Trung tõm tin hc B Xõy dng
Phũng Phỏt trin Cụng ngh thụng tin v C s d liu (CNTT & CSDL) l
mt trong cỏc phũng nghip v trc thuc Trung tõm tin hc B Xõy dng c
thnh lp theo quyt nh s 727/Q-BXD ngy 26/05/2003 ca B trng B
Xõy dng.
Hin ti Phũng Phỏt trin CNTT & CSDL cú 1 Trng phũng v 4 chuyờn
viờn tin hc cú trỡnh t i hc tr lờn, trong ú cú 2 ngi ú cỳ bng thc s
v 2 ngi ang theo hc cao hc tip tc nõng cao nng lc chuyờn mụn.
1.1.2 Cỏc chc nng ca Phũng Phỏt trin CNTT & CSDL

Theo quyt nh ca Giỏm c Trung tõm tin hc B Xõy dng, Phũng Phỏt
trin CNTT & CSDL cỳ cc chc nng chớnh sau õy:
- Nghiờn cu, ng dng, phỏt trin cụng ngh thụng tin v cỏc c s d liu
phc v cụng tỏc qun lý, iu hnh, sn xut kinh doanh v cụng tỏc thụng tin,
th vin
8
Giám đốc
Phòng
Phát triển
CNTT
và CSDL
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Tích hợp
dữ liệu và
quản trị
mạng
Phòng
Thông tin
và t vấn
dịch vụ
thông tin
Phòng
T liệu, th
viện
và tra cứu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng và phát triển các phần mềm tin học, trang thông tin điện tử của

Bộ Xây dựng
- Tổ chức đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ thông tin
1.1.3 Nhiệm vụ của Phòng Phát triển CNTT & CSDL
Để thực hiện các chức năng đã được quy định, Phòng Phát triển CNTT &
CSDL cú cỏc nhiệm vụ sau:
- Tham gia xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển hệ
thống tin học hoỏ cỏc hoạt động thông tin phục vụ quản lý trong ngành Xây dựng
- Đề xuất kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin qua các
đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản
lý, điều hành, sản xuất kinh doanh và công tác thông tin, thư viện trong ngành
Xây dựng.
- Xây dựng và phát triển hệ thống “Chớnh phủ điện tử ngành Xây dựng” theo
chương trình và hướng dẫn của Ban điều hành đề án Tin học hoá quản lý hành
chính nhà nước của Chính phủ; Tin học hoá về hành chính các dịch vụ công của
Bộ theo quy định của pháp luật
- Nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và mạng,
phòng chống Virus, tin tặc; Nghiên cứu và thử nghiệm cá chế độ bảo mật thông tin
- Quản lý kỹ thuật và vận hành trang Web của Trung tâm Tin học; Tổ chức
cập nhật thông tin lên trang Web của Trung tâm tin học
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nghiên cứu, biên soạn các tiêu chuẩn, qui phạm về CNTT ứng dụng trong
xây dựng
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về CNTT, tham gia tư vấn thẩm định các dự
án, đề án, đề tài CNTT và giám sát thực hiện dự án CNTT
- Xây dựng mới và phát triển các phần mềm tin học và trang thông tin điện
tử
- Xây dựng chương trình đào tạo tin học, viết giáo trình đào tạo tin học và tổ

chức cỏc lớp đào tạo cho mọi đối tượng
- Tham gia chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật; Chuyển giao và huấn
luyện sử dụng các sản phẩm phần mềm tin học
- Giúp giám đốc lùa chọn các trang bị, dây chuyền công nghệ mới
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thông tin trên mạng
- Thực hiện cỏc cụng việc đột xuất của Bộ và Trung tâm
1.1.4 Các thành tựu đã đạt được
Tuy mới được thành lập và có số lượng cán bộ không nhiều nhưng
Phòng Phát triển CNTT & CSDL đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công việc
và đóng góp một phần to lớn vào sự nghiệp phát triển của Trung tâm tin học Bộ
Xây dựng nói riêng và sự phát triển công nghệ thông tin nói chung trong toàn
ngành Xây dựng.
Hiện tại Phũng đó thu thập, xử lý và xây dựng được rất nhiều cơ sở dữ liệu
(CSDL) quan trọng phục vụ cho các hoạt động của các đơn vị trong ngành Xây
dựng, có thể kể đến:
- CSDL Tiêu chuẩn Xõy dựng : bao gồm các hệ thống Tiêu chuẩn xây dựng
của Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ, ISO…
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- CSDL Định mức và đơn giá vật tư, thiết bị xây dựng: bao gồm định mức và
đơn giá các loại vật tư, thiết bị xây dùng trong nước và quốc tế.
- CSDL Tiến bộ Khoa học kỹ thuật xõy dựng : giỳp ghi nhận kịp thời những
thành tựu khoa học kỹ thuật mới có hiệu quả cao được áp dụng trong ngành
Xây dựng.
- CSDL Tài liệu, sách báo Xây dựng: lưu giữ trên đĩa cứng những Ên phẩm
báo chí do Bộ Xây dựng phát hành và những thông tin chuyên đề, tài liệu tham
khảo… cần thiết cho ngành Xây dựng.
Bên cạnh đú, Phũng Phát triển CNTT & CSDL còn trực tiếp xây dựng và
phát triển các phần mềm dành riêng cho các đơn vị trong ngành Xõy dựng như:
- Phần mềm Quản lý cán bộ công chức ngành Xây dựng

- Phần mềm Kế toán xây lắp
- Phần mềm Tính dự toán công trình
- Phần mềm Quản lý văn bản Bộ Xây dựng
Trong năm 2004 Phòng Phát triển CNTT & CSDL đã có được những hoạt
động rất hiệu quả đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin trong
ngành Xây dựng. Các hoạt động đó là:
- Hoàn thành các dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Xây
dựng và Đầu tư xây dựng Hạ tầng công nghệ thông tin Cơ quan Bộ Xây dựng.
- Hoàn thành xây dựng giải pháp khả thi cho 3 phần mềm dùng chung tại Bộ
Xây dựng và đã được Ban điều hành đề án 112 Chính phủ thẩm định, bao gồm:
Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ điều hành của Bộ Xây dựng, Hệ thống hỗ trợ
điều hành tác nghiệp của Bộ Xây dựng và Hệ thống phần mềm cơ sở của Trung
tâm tích hợp dữ liệu.
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ Dự án “Ứng dụng và phát triển
phần mềm nguồn mở tại Bộ Xây dựng giai đoạn 2005 – 2008”.
- Thẩm định một số dự án công nghệ thông tin theo sự phân công của Ban
điều hành đề án 112 Chính phủ.
Đây là những thành tựu rất đáng tự hào của Phòng Phát triển CNTT &
CSDL, làm nền tảng để các chuyên viên tin học trong Phòng tự tin và tiếp tục tiến
lên trên con đường nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin ngành Xây dựng.
1.2 Lý do lùa chọn đề tài “Xõy dựng hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị”
1.2.1 Lý do lùa chọn đề tài
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển đô thị là
một tất yếu khách quan. Đô thị ra đời như mét hình thức khẳng định sự phát triển
nhất định về văn hoá của con người. Quá trình đô thị hoá là kết quả của văn hoá
phát triển và đến lượt mình, đô thị mới lại tạo ra môi trường mới cho văn hóa phát
triển tới một trình độ cao hơn. Đô thị bao giê cũng là trung tâm văn hoá, chính trị,

kinh tế của một vùng miền hay một quốc gia. Chính vì vậy, đầu tư xây dựng các
khu đô thị mới đang ngày càng được khẳng định là xu hướng phát triển tất yếu của
các đô thị.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, vì sự phát triển nhanh
chóng và ổn định của Thủ đô, khoảng 10 năm trở lại đây, Hà Nội đã thực hiện
việc phát triển các khu đô thị mới. Cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nhanh và mạnh như hiện nay, quá trình đô thị hoá Thủ đô Hà Nội cũng diễn ra rất
nhanh chóng. Hàng loạt các chung cư, các khu đô thị mới được xây dựng đã làm
cho bộ mặt Thủ đô trở nên văn minh, hiện đại hơn và chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng được nâng cao.
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc xây dựng các khu đô thị mới càng quan trọng đối với sự phát triển
của thành phố thì việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị càng phải
được tiến hành một cách cẩn thận, chi tiết và khoa học. Chỉ có quản lý tốt các dự
án đầu tư khu đô thị mới có thể giúp cho những cơ quan và cá nhân quản lý nhanh
chóng nắm được đầy đủ thông tin về các khu đô thị đã, đang, và sẽ được xây dựng
của thành phố và qua đó đưa ra được các quyết định chính xác, kịp thời, hiệu quả.
Để góp phần tăng hiệu quả quản lý các dự án đầu tư khu đô thị thì việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy,
đề tài “Xõy dựng hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị “ là
một đề tài mang tính thực tiễn cao và đáp ứng được nhu cầu quản lý trong giai
đoạn hiện nay. Sự thành công của đề tài này sẽ mang lại các lợi Ých sau:
- Cho phép kết xuất thông tin báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Cung cấp nhiều cách thức quan sát thông tin báo cáo.
1.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dự án
đầu tư xây dựng khu đô thị tại Hà Nội
Các khu đô thị mới ở nước ta xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây do nhu
cầu mở rộng các thành phố và giải quyết nơi ở cho người dân trong điều kiện quĩ

đất có hạn. Việc xây dựng các khu đô thị mới được tiến hành theo các dự án đầu
tư đã được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng để đảm bảo tính cần thiết, các yêu cầu
kỹ thuật còng như tính thẩm mỹ của công trình.
Các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới ra đời làm phát sinh nhu cầu
quản lý các dự án đó một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, công việc quản
lý các dự án này từ trước tới nay chủ yếu vẫn do con người thực hiện và việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án là rất hạn chế. Trong quản lý dự án
đầu tư khu đô thị tại một số Ban quản lý dự án tại Hà Nội, các chương trình máy
tính được sử dụng chỉ gồm hai chương trình là Excel và Word.
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán và đưa ra các báo cáo tài chính
của dự án. Tuy nhiên, dữ liệu cho từng báo cáo phải được nhập bằng tay và việc
tìm kiếm số liệu là do cán bộ nhập liệu tiến hành. Việc tìm kiếm dữ liệu một cách
thủ công và nhập rất nhiều dữ liệu cùng một lúc làm cho việc kết xuất ra các báo
cáo về dự án không thể tiến hành một cách nhanh chóng và cũng không thể tránh
khỏi những sai sót vô tình trong quá trình nhập liệu. Thực tế đó cho thấy, phần
mềm Excel tuy là một phần mềm giúp Ých rất nhiều cho công việc tính toán
nhưng lại không hoàn toàn phù hợp với công việc quản lý, đặc biệt là quản lý dự
án vì đây là một công việc phức tạp, tiến hành theo thời gian dài, lượng dữ liệu xử
lý lớn và đòi hỏi nhiều loại báo cáo khác nhau.
Các văn bản liên quan tới các dự án ngoài việc được lưu trên giấy tờ còn
được ghi nhận dưới dạng một file Word trờn mỏy để có thể tìm kiếm và tra cứu
khi cần thiết mà không cần phải sử dông tới văn bản gốc trờn giấy được cất giữ
một cách cẩn thận để đảm bảo tính pháp lý cho các hoạt động của dự án. Việc sử
dụng file Word để lưu văn bản tuy giúp cho việc tìm kiếm và đọc các văn bản đó
dễ dàng hơn nhưng lại gây ra một khó khăn để xác định các văn bản thuộc cùng
một dự án và những văn bản khác có liên quan đến văn bản đang cú vỡ một văn
bản có thể thuộc một dự án nhưng cũng có thể liên quan tới nhiều dự án khác
nhau.

Những bất cập trờn đó làm cho việc quản lý các dự án xây dựng khu đô thị
hiện nay không đạt được kết quả mong muốn, càng có nhiều dự án được thực hiện
thì việc tìm kiếm, ghi nhận, và kết xuất thông tin liên quan tới các dự án đó càng
trở nên khó khăn. Chính vì vậy, cần phải tiến hành xây dựng “Hệ thống thông tin
quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị” để giúp cho việc quản lý các dự án
được hiệu quả và có thể đưa ra các báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác.
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là công việc cần phải tiến
hành trong thời gian dài và phải xử lý một lượng thông tin rất lớn. Quá trình quản
lý các dự án được chia làm ba giai đoạn bắt đầu từ khi chuẩn bị đầu tư, quá trình
thực hiện đầu tư và cuối cùng là kết thúc dự án sau khi tất cả các công trình của dự
án đã được hoàn thành.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hệ thống sẽ ghi nhận đầy đủ, chính xác về
những loại văn bản pháp qui liên quan đến dự án, tổng mức đầu tư của dự án,
nguồn vốn được sử dụng trong dự án.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, hệ thống sẽ theo dõi dự án về tổng mức
đầu tư được duyệt, ngày khởi công các công trình, giá trị thực hiện các công trình
và ngày hoàn thành bàn giao.
Trong giai đoạn kết thúc dự án đầu tư, hệ thống sẽ tổng hợp các thông tin
thu nhận được từ dự án để tính ra toàn bộ chi phí cho cả dự án và đưa ra giỏ trị
quyết toán của dự án.
Bên cạnh đó, tại bất cứ thời điểm nào, hệ thống cho phép nhà quản lý có thể
tiến hành kết xuất các báo cáo để theo dõi tình hình thực hiện dự án đầu tư đang
được tiến hành hoặc báo cáo các thông tin liên quan tới các dự án đã hoàn thành.
1.2.4 Một số khái niệm sử dụng trong quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các khu đô thị nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình trong một thời hạn nhất định.

- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng khu đô thị.
- Tổng mức đầu tư dự án: là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác
định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí
dự phũng.
- Tổng đầu tư được duyệt của dự án: là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây
dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp
thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2
bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.
- Giá trị quyết toán: Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu
tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử
dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Vốn đầu tư được quyết toán là
toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án
vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết
kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế
toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng: được xác lập cho các công việc lập
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng,
thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây
dựng công trình và các công việc khác trong xây dựng.
- Thanh toán hợp đồng: Chủ đầu tư và đối tác ký kết các hợp đồng liên quan
tới việc thực hiện dự án đầu tư. Các hợp đồng này được thanh toán làm một lần
hoặc nhiều lần tuỳ theo thoả thuận của hai bên. Số lần thanh toán có thể theo giai
đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành
toàn bộ hợp đồng.
1.2.5 Công cụ thực hiện

Để thực hiện được “Hệ thống thông tin quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị”
cần phải sử dụng đến kiến thức tổng hợp về khảo sát - phân tích - thiết kế hệ thống
thông tin, các giải thuật, quá trình xây dựng một phần mềm và kỹ thuật lập trình
đã được các thầy truyền dạy trong trường Đại học. Tuy nhiên, công cụ cụ thể được
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sử dụng để xây dựng chương trình này chính là những lý thuyết về xây dựng cơ
sở dữ liệu và được hiện thực hoá thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual
FoxPro.
Chương II – cơ sở lý luận về
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
2.1 Hệ thống thông tin (HTTT)
2.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin
HTTT là một tập hợp những con người, thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ
liệu… thực hiện hoạt động thu thập, xử lý và phân phối thông tin trong một tập
các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và các thiết bị
tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ
các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu
đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến cỏc đớch
(Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
17
§ÝchNguån
Ph©n ph¸t
Kho d÷ liÖu
Thu thËp Xö lý vµ l u tr÷
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 2- Mô hình hệ thống thông tin
Như hỡnh trên minh hoạ, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận
đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.

Hệ thống quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị thu thập dữ liệu về những văn
bản cần thiết cho dù án, những hợp đồng được ký kết, và những lần thanh toán
hợp đồng, xử lý chúng cùng với các dữ liệu được ghi nhận từ trước trong hệ thống
để tạo ra những báo cáo về tình hình thực hiện dự án, báo cáo thanh toán hợp
đồng… để chuyển cho chủ đầu tư. Vậy đõy chớnh là một hệ thống thông tin.
2.1.2 Phân loại HTTT
Phân loại theo chính thức và không chớnh thức:
- Hệ thống thông tin chính thức: bao hàm một tập hợp các qui tắc và phương
pháp làm việc có văn bản rõ ràng hoặc Ýt ra thì cũng được thiết lập theo một cách
truyền thống.
- Hệ thống thông tin phi chính thức: là một hệ thống thông tin không hàm
chứa trong nú cỏc qui tắc, phương pháp và các văn bản rõ ràng.
Phân loại theo mục đích sử dụng thông tin ra:
- HTTT xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing System): Hệ thống này
xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện với khách hàng, với
nhà cung cấp, người cho vay hoặc nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các
tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đú. Cỏc hệ thống xử lý giao dịch
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ
chức.
- HTTT quản lý MIS (Management Information System): Là hệ thống trợ
giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển
tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Hệ thống này tạo ra
các báo cáo cho các nhà quản lý theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
- Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System): Hệ thống
này phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà
việc ra quyết định cần đến. Thêm vào đó, nú cũn có khả năng mô hình hoá để có
thể phõn lớp và đánh giá các giải pháp.
- Hệ thống chuyên gia ES (Expert System): Đó là những hệ thống cơ sở trí

tuệ, có nguồn gốc từ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các
công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Đặc
tính riêng của nó là nằm ở việc sử dụng một số kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo, chủ
yếu là kỹ thuật chuyên gia trong cơ sở trí tuệ bao chứa các sự kiện và các quy tắc
được chuyên gia sử dụng.
- HTTT tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for
Competitive Advantage): Hệ thống này được thiết kế cho người sử dụng là người
ngoài tổ chức, có thể là một khách hàng, một nhà cung cấp và cũng có thể là một
tổ chức khỏc cựng ngành công nghiệp.
Phân loại theo cấp quản lý trong doanh nghiệp:
Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi
cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. Theo cách
phân chia này, có ba loại HTTT là: HTTT ở mức chiến lược, HTTT mức chiến
thuật và HTTT mức tác nghiệp.
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
“Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị” là hệ
thống thông tin tác nghiệp hỗ trợ quản lý và là hệ thống được sử dụng một cách
chính thức.
2.1.3 Các mô hình biểu diễn HTTT
Cựng mét HTTT có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của
người mô tả. Chẳng hạn một khách hàng nhìn một cửa hàng giao dịch tự động của
một ngân hàng như một thực thể cấu thành từ một đầu cuối với những câu hỏi
được hiện ra trên màn hình và một tập hợp các thủ tục cần được thực hiện. Đối với
giám đốc dịch vụ khách hàng ở ngân hàng mô tả hệ thống đó như một thực thể cho
phép thực hiện việc gửi và rút tiền với giá trị lớn nhất là 500 USD, chuyển tiền từ
tài khoản này sang tài khoản khác sau khi đã kiểm tra tư cách khách hàng. Còn
cán bộ kỹ thuật tin học của ngân hàng thì mô tả hệ thống tự động đó như một thực
thể cấu thành từ 122 chương trình và thủ tục khác nhau, được viết trong ngôn ngữ
lập trình có cấu trúc với loại máy tính cụ thể và chúng sử dụng một số đĩa từ với

dung lượng cụ thể nào đó.
Mỗi một người trong số họ mô tả HTTT theo một mô hình khác nhau. Khái
niệm mô hình này là rất quan trọng, nó tạo ra mét trong những nền tảng của
phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt HTTT được sử dụng trong chuyên đề
thực tập tốt nghiệp này. Có ba mô hình được đề cập tới để mô tả cùng một HTTT:
mô hình logớc, mô hình vật lý ngoài, mô hình vật lý trong.
Mô hình logớc mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu gì mà nó thu thập, xử lý
mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các
xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời cho câu hỏi
“ Cái gì ?” và “ Để làm gì ?”. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng
còng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. Mô hình của hệ thống
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gắn ở quầy tự động dịch vụ khách hàng do giám đốc dịch vụ mô tả thuộc mô hình
logớc này.
Mô hình vật lý ngoài chó ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ
thống như: các vật mang dữ liệu, các vật mang kết quả, hình thức của đầu vào và
của đầu ra, phương tiện để thao tác vơi hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con
người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như các
yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được xử
dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những
thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xẩy ra. Nó trả lời câu hỏi:
Cái gì? Ai? Ở đâu? và Khi nào? Mét khách hàng nhìn HTTT tự động ở quầy giao
dịch rút tiền ngân hàng theo mô hình này.
Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống,
tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật.
Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để
thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật
lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của các chương trình và ngôn ngữ thể hiện.
Mô hình này giải đáp cõu hỏi: Như thế nào? Giám đốc khai thác tin học mô tả hệ

thống tự động hoá ở quầy giao dịch theo mô hình vật lý trong này.
Mỗi mô hình là kết quả của một gúc nhỡn khác nhau, mô hình logớc là kết
quả của gúc nhỡn quản lý, mô hình vật lý ngoài là của gúc nhỡn sử dụng, và mô
hình vật lý trong là góc nhìn kỹ thuật. Ba mô hình trờn cú độ ổn định khác nhau,
mô hình logớc là ổn định nhất và mô hình vật lý trong là hay biến đổi nhất.
Mô hình
ổn định nhất
Cái gì ? Để làm gì ?
Mô hình logớc
( Gúc nhìn quản lý)
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cái gì? Ở đâu?
Khi nào?

Mô hình hay
thay đổi nhất
Như thế nào?
Mô hình vật lý trong
(Góc nhìn kỹ thuật)
Hình 4 – Ba mô hình của một hệ thống thông tin
2.1.4 Tầm quan trọng của HTTT hoạt động tốt
Như chóng ta đã biết, việc quản lý hiệu quả một tổ chức phần lớn dùa vào
chất lượng thông tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Do đó, một
HTTT hoạt động kém sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mét HTTT hoạt động tốt hay kém được đánh giá thông qua chất lượng
thông tin mà nó cung cấp. Những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của thông tin
bao gồm :
Độ tin cậy: Thông tin do HTTT cung cấp phải tin cậy được. Độ tin cậy của
thông tin thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác. Thông tin Ýt độ tin cậy

sẽ gây cho tổ chức những hậu quả tồi tệ.
Tính đầy đủ: Hệ thống phải cung cấp được thông tin ở nhiều góc độ khác
nhau, bao quát được những vấn đề nhà quản lý quan tâm, yêu cầu để nhà quản lý
xem xét vấn đề và đưa ra quyết định.
Tính thích hợp và dễ hiểu: Thông tin phải được gửi tới cho những người sử
dụng thích hợp, không chứa nhiều thông tin không thích ứng với người sử dụng,
trình bày sáng sủa, viết rõ ràng, không có từ đa nghĩa và các phần tử thông tin phải
được bố trí hợp lý.
Tính được bảo vệ: Thông tin là nguồn lực quớ bỏu của tổ chức, vì vậy nó
phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, chỉ những người được quyền mới được
22
M« h×nh vËt lý ngoµi
(Gãc nh×n sö dông)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phép tiếp cận thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin có thể gây cho tổ chức
những thiệt hại rất lớn.
Tính kịp thời: Thông tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ
an toàn nhưng vẫn không có Ých nếu nó không được gửi tới người sử dụng khi
cần thiết. Do đó, thời gian phản hồi thông tin của hệ thống phải đúng lúc, phù hợp
với công việc.
“Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị” thu thập đầy
đủ các thông tin liên quan tới việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, sử dụng ngôn
ngữ chuyên môn trong quản lý xây dựng và hạn chế sự tiếp cận với những thông
tin quan trọng của hệ thống thông qua việc phân quyền cho người sử dụng. Đây là
hệ thống quản lý đã được ứng dụng tin học hoỏ nờn tại bất kỳ thời điểm nào, hệ
thống cũng có thể cung cấp cho người sử dụng những thông tin đầy đủ, phù hợp
nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
2.2 Phương pháp phát triển một HTTT
2.2.1 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT
Mục tiêu cuối cùng của những cố gắng phát triển hệ thống thông tin là cung

cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một
hệ thống thông tin bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế một hệ
thống mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó. Phân tích một hệ thống bắt đầu từ
việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đoán về tình hình
thực tế. Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng
cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình lụgớc và mô hình vật lý
ngoài của hệ thống đó. Việc thực hiện hệ thống thông tin liên quan đến xây dựng
mô hình vật lý trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ tin
học. Cài đặt một hệ thống là tích hợp nó vào trong hoạt động của tổ chức.
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi đầu tiên của việc phát triển một hệ thống thông tin mới là cái gì bắt
buộc một tổ chức phải tiến hành phát triển hệ thống thông tin? Có rất nhiều vấn đề
về hoạt động của hệ thống thông tin hoặc của quá trình quản lý là nguyên nhân
thúc đẩy một yêu cầu phát triển hệ thống. Tuy nhiên cỏc nguyờn nhân chính có
thể đựơc tóm lược như sau : Câu hỏi đầu tiên của việc phát triển một hệ thống
thông tin mới là cái gì bắt buộc một tổ chức phải tiến hành phát triển hệ thống
thông tin? Có rất nhiều vấn đề về hoạt động của hệ thống thông tin hoặc của quá
trình quản lý là nguyên nhân thúc đẩy một yêu cầu phát triển hệ thống. Tuy nhiên
các nguyên nhân chính có thể đựơc tóm lược như sau :
1. Những vấn đề về quản lý: Quản lý là việc rất cần thiết đối với mọi đơn
vị, tổ chức bởi vì nó là nền tảng quyết định sự thành công của tổ chức, đơn vị đó.
Những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống liên quan đến quản
lý có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống. Chính vì vậy nó trở thành một trong các
nguyên nhân để phát triển một hệ thống thông tin.
2. Những yêu cầu mới của nhà quản lý : Bất kỳ một hệ thống nào cũng hoạt
động trong một môi trường mở, nghĩa là luôn luôn có sự thay đổi. Những sự thay
đổi của môi trường bên ngoài có tác động tới hệ thống, làm hệ thống thay đổi và
do đó nảy sinh những yêu cầu mới đối với việc quản lý. Những thay đổi như
những luật mới do chính phủ mới ban hành, việc ký kết một hợp tác mới, đa dạng

hoỏ cỏc hoạt động của doanh nghiệp …đều có thể thúc đẩy việc phát triển một hệ
thống thông tin mới.
3. Sù thay đổi công nghệ: Trong thời đại hiện nay, việc các phát minh, sáng
chế xuất hiện nhanh chóng đã dẫn tới những công nghệ hết sức mới mẻ và hiệu
quả trên tất cả các lĩnh vực. Việc xuất hiện các công nghệ mới đó có thể dẫn đến
việc một tổ chức phải xem xét lại các thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của
mình và có thể phải quyết định thay thế những công nghệ sẵn có bằng những công
nghệ mới hiệu quả hơn. Do đó khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới ra đời nhiều
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tổ chức phải rà soát lại hệ thống thông tin để quyết định những gì họ phải cài đặt
khi muốn sử dụng những công nghệ mới này.
4. Thay đổi sách lược chính trị: Bất kỳ hệ thống nào cũng phải nằm trong
một thể chế chính trị nhất định và chịu ràng buộc của thể chế chính trị đó. Đó là
nguyên nhân những thay đổi sách lược chính trị cũng có thể dẫn đến việc phát
triển một hệ thống thông tin.
Trong thực tiễn hiện nay, việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị
chủ yếu là do con người đảm nhận, trong khi đó, số lượng tài liệu cần thiết lại quá
lớn và quá trình tiến hành đầu tư lại diễn ra trong một thời gian dài, gây khó khăn
việc quản lý. Vì vậy, “Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư xõy dựng khu đô
thị” ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý đặt ra là giảm nhẹ công việc của nhà
quản lý và nâng cao chất lượng của hệ thống.
2.2.2 Phương pháp phát triển HTTT
Mục đích chính xác của việc phát triển một hệ thống thông tin là có được
một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử dông, mà nó được hoà hợp vào
trong các hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn
về tài chớnh và thời gian định trước. Không nhất thiết phải theo đuổi một phương
pháp để phát triển một hệ thống thông tin, tuy nhiên không có phương pháp ta có
nguy cơ không đạt được những mục tiêu định trước. Tại sao lại như vậy? Một hệ
thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một môi trường cũng

rất phức tạp. Để làm chủ được sự phức tạp đó, phân tích viên cần có một cách tiến
hành nghiêm túc, một phương pháp.
Mét phương pháp được định nghĩa Một phương pháp được định nghĩa như mét
tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống
chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn.
25

×