Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thiết kế hệ thống thông tin quản trị dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin dùng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





NGUYỄN HUY DŨNG



THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
DÙNG VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC








LUẬN VĂN THẠC SĨ













Hà Nội, Năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





NGUYỄN HUY DŨNG



THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
DÙNG VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Ngành : Công nghệ thông tin
Chuyên ngành : Hệ thống thông tin
Mã số : 60.48.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ TRUNG TUẤN









Hà Nội, Năm 2011
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2
DANH MỤC HÌNH VẼ 3
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4
1.1. Quan niệm chung về đầu tư 4
1.2. Quan niệm chung về dự án và dự án đầu tư 5
1.2.1 Khái niệm dự án 5
1.2.2 Các đặc trưng của dự án 6
1.2.3 Dự án đầu tư 7
1.3. Sự cần thiết của nghiên cứu 9
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
1.5. Kết quả và ý nghĩa 11
1.6. Cấu trúc của luận văn 12
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ DỰ ÁN 14
2.1. Tổng quan về vòng đời dự án và quản trị dự án 14
2.1.1 Vòng đời dự án 14
2.1.2 Quản trị dự án 15
2.2. Lập dự án đầu tư 17
2.2.1 Lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT 17

2.2.2 Phương pháp ra quyết định đa mục tiêu 19
2.3. Tổ chức quản lý dự án 21
2.3.1 Mô hình quản lý dự án 21
2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý dự án 22
2.4. Quản lý kế
hoạch 24
2.4.1 Lập kế hoạch dự án 24
2.4.2 Quản lý tiến độ dự án 27
2.5. Kiểm soát dự án 31
2.5.1 Vấn đề cơ bản về kiểm soát dự án 30
2.5.2 Quá trình kiểm soát dự án 32
2.5.3 Nội dung kiểm soát dự án 35
2.6. Tóm tắt một số nội dung chính 35
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 37
3.1. Phương pháp luận kiến trúc tổng thể 37
3.1.1 Khái niệm Kiến trúc tổng thể 37
3.1.2 Một số phương pháp lu
ận phổ biến 38
3.2. Thiết kế Hệ thống thông tin theo phương pháp luận kiến trúc tổng thể 41
3.2.1 Lược đồ tổng thể 46
3.2.2 Kiến trúc tổng thể 46
3.3. Thiết kế phần mềm quản lý dự án 49
3.3.1 Yêu cầu chức năng cơ bản 50
3.3.2 Thiết kế kiến trúc phần mềm 51
3.3.3 Đánh giá các phần mềm hiện có 55
3.3.4 Triển khai minh họa 55
3.4 Tóm tắt một số điểm chính 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 1 – KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC PHẦN MỀM HIỆN CÓ 63

PHỤ LỤC 2 - TRIỂN KHAI DEMO PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN 65
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from
/>
2


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt
Công nghệ thông tin CNTT
Quản lý dự án QLDA
Cơ sở dữ liệu CSDL
Active Directory AD
American National Standards Institute ANSI
Content Management System CMS
Enterprise Architecture EA
Extensible Markup Language XML
Federal Enterprise Architecture Framework FEAF
Institute of Electrical and Electronics Engineers IEEE
International Standard Organization ISO
Lightweight Directory Access Control LDAP
Public Key Infrastructure PKI
Project Management Information System PMIS
Project Management Institute PMI
Project Management Information System PMIS
Quality Management Plan QMP
Referrence Model for Open Distributed Processing RM-ODP
Really Simple Syndication RSS

Total Quality Management TQM
Work Breakdown Structure WBS
World Wide Web Consortium W3C

3

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình I.1: Phân loại hoạt động đầu tư 5
Hình I.2: Tính hữu hạn về thời gian của dự án 6
Hình I.3: Kết quả, thời gian, chi phí và mục tiêu 8
Hình II.1: Vòng đời dự án 14
Hình II.2: Nội dung quản trị dự án 16
Hình II.3: Quy trình lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT 18
Hình II.4: Phương pháp mô hình phân cực 19
Hình II.5: Phương pháp hiệu quả và chi phí 20
Hình II.6: Hai mô hình quản lý dự án 21
Hình II.7: Chu trình lập kế hoạch 25
Hình II.8: Trình tự lập kế hoạch (tuần tự) 26
Hình II.9: Sơ đồ
cấu trúc công việc 27
Hình II.10: Ma trận trách nhiệm 28
Hình II.11: Phương pháp biểu đồ thanh ngang 30
Hình II.12: Hệ thống kiểm soát dự án 30
Hình II.13: Sơ đồ quá trình kiểm soát dự án 31
Hình III.1: Mô hình FEAF 38
Hình III.2: Mô hình RM-ODP 39
Hình III.3: Đối tượng và quy trình quản trị dự án 40
Hình III.5: Mô hình tổng quan theo các lớp 46
Hình III.6: Mô hình tham chiếu nội dung giao dịch ở mức dịch vụ 48

Hình III.7: Mô hình tham chiếu nội dung giao dịch ở mức hệ thống 49
Hình III.8: Mô hình kiến trúc phần mềm 51
Hình III.9: Mô hình kiến trúc phần mềm 52
Hình III.10: Mô hình kiến trúc phần m
ềm 53
Hình III.11: Quản lý danh mục các dự án 55
Hình III.12: Quản lý danh mục các gói thầu và tiến độ thực hiện 56
Hình III.13: Theo dõi tiến độ thực hiện các công việc theo quy trình 56
Hình III.14: Theo dõi tiến độ thực hiện các công việc theo cán bộ thực hiện 56
Hình III.15: Biểu đồ Gantt cho các công việc thuộc từng gói thầu 57
Hình III.16: Biểu đồ Gantt cho các gói thầu thuộc từng dự án 57



4
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Cho đến nay, lý thuyết về quản trị dự án nói chung đã được hình thành
một cách tương đối đầy đủ và phổ biến. Tuy nhiên, do CNTT là lĩnh mực mới, có
nhiều điểm đặc thù so với những lĩnh vực khác (ví dụ công nghệ thay đổi nhanh,
vòng đời sản phẩm ngắn…) nên khi áp dụng các lý thuyết đã có về quản trị dự án
vào dự án CNTT thì đều có những điểm hạn chế nhất
định.
Bên cạnh đó, đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, ngoài việc tuân theo những nguyên lý chung
đã được xác định trong các lý thuyết về quản trị dự án, còn phải tuân thủ các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đặc biệt về vòng đời và quy trình triển
khai dự án.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể lý thuyết về quản trị dự án, sau đ
ó
nghiên cứu cụ thể những điểm đặc thù của dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng

vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và đề xuất thiết kế hệ thống thông tin
quản lý dự án cho lớp bài toán nói trên là hết sức cần thiết và cấp bách.
Nội dung của Chương 1 tập trung giới thiệu các vấn đề cơ bản cho việc
nghiên cứu hoạt động quản trị
dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn
gốc ngân sách nhà nước bao gồm: đầu tư, dự án và dự án đầu tư. Trên cơ sở đó,
Chương 1 phân tích về những điểm đặc thù của dự án đầu tư ứng dụng CNTT
dùng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, sự cần thiết của việc nghiên cứu
về quản trị dự án đầu tư
ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà
nước, đồng thời, giới hạn cụ thể về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn.
1.1. Quan niệm chung về đầu tư
Đầu tư, một cách chung nhất, là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản hoặc tiến hành các hoạt động đầu
tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan
[1]. Cụ thể hơn, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính,
lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằ
m trực tiếp hoặc
gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế nói chung, của ngành CNTT nói riêng [2,3,4,5]. Các hoạt động
đầu tư thường được phân loại theo chức năng quản lý vốn thành đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp.
• Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp người bỏ

5
Đầu tư
Phân loại

theo chức
năng quản
l
ý
v

n
Phân loại
theo ngu

n
vốn
Phân loại
theo tính
chất đầu tư
Đầu tư trực
tiếp
Đầu tư gián
tiếp
Đầu tư
trong nước
Đầu tư
nước ngoài
Đầu tư ra
nước ngoài
Đầu tư theo
chiều rộng
Đầu tư theo
chiều sâu
vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đặc điểm của loại

đầu tư này là chủ thể đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu
tư. Chủ thể đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước hoặc tư nhân thông qua công ty tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
• Đầu tư gián tiếp: là hình thứ
c đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực
tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư gián tiếp, người bỏ
vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Loại đầu
tư này còn được gọi là đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng
khoán Đặc điểm của loại đầu tư này là người bỏ v
ốn luôn có lợi
nhuận trong mọi tình huống về kết quả đầu tư, chỉ có nhà quản lý sử
dụng vốn là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.









Hình I.1: Phân loại hoạt động đầu tư

Bên cạnh đó, còn nhiều cách phân loại khác, ví dụ, phân loại theo nguồn
vốn thành 3 loại: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
theo tính chất đầu tư thành 2 loại: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều
sâu; Các cách phân loại vừa rồi không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn
này.
1.2. Quan niệm chung về dự án và dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm dự án
Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án, nhưng theo định nghĩa của PMI,
một cách chung nhất, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động liên quan,

6
phụ thuộc lẫn nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định với các
điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách trong một môi trường
không chắc chắn [8]. Trong phạm vi của luận văn, định nghĩa này được tham
chiếu như định nghĩa chuẩn.
1.2.2 Các đặc trưng của dự án
Một dự án nói chung được đặc trưng bởi 6 điể
m cơ bản là: tính mục tiêu,
tính thời hạn, tính hữu hạn về nguồn lực, tính đặc thù, tính xung đột và tính ngẫu
nhiên [2,3,4,5].
• Tính mục tiêu: Mục đích, hay còn gọi là mục tiêu của dự án, là kết quả
cuối cùng mà nhà đầu tư mong đợi. Một mặt, mỗi dự án đều phải có
một hoặc một số mục tiêu rõ ràng, hướng tới mục đích chung. Mặt
khác, để đạt được m
ục đích, người ta có thể phân chia kết quả mong
muốn thành các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng giai đoạn của
dự án. Thông thường, người ta cố gắng lượng hóa các mục tiêu thành
ra các chỉ tiêu cụ thể để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá dự án.
Do vậy, trong một dự án được thiết kế tốt, các mục tiêu cần được xác
lập trên cơ sở đảm bảo nguyên t
ắc: cụ thể, đo lường được, khả thi, cân
đối về nguồn lực và có thời hạn nhất định.

Khởi đầuTriển khai Kết thúc
Chậm
Nhanh

Chậm
Thời gian
% Hoàn thành
100%
Điểm khởi đầu Điểm kết thúc

Hình I.2: Tính hữu hạn về thời gian của dự án

7
• Tính hữu hạn về thời gian: Dự án mang bản chất tạm thời, tức là có
điểm khởi đầu và điểm kết thúc cụ thể. Với dự án CNTT, do tính chất
công nghệ thường xuyên thay đổi với tốc độ rất nhanh, thời hạn của dự
án thường được xác lập tối đa là 5 năm. Thời hạn của dự án có thể
được chia nhỏ ra gồm nhi
ều giai đoạn khác nhau như: khởi đầu, triển
khai, kết thúc. Về lý thuyết, ở giai đoạn khởi đầu, khi dự án được hình
thành, cần một nỗ lực rất lớn để khởi động dự án. Ví dụ: thành lập Ban
QLDA, tập hợp nhân sự, lập kế hoạch, huy động các nguồn lực Giai
đoạn này thường diễn ra chậm do các nhân tố tham gia dự án cần có
thời gian để làm quen vớ
i nhiệm vụ. Sau giai đoạn này, khi đã vượt
qua được những trở ngại ban đầu, công việc được thực hiện với tiến độ
nhanh hơn ở giai đoạn triển khai. Quá trình này tiến triển liên tục tới
cao điểm và giảm dần khi dự án gần đi tới hoàn thiện.
• Tính hữu hạn về nguồn lực: các nguồn lực của dự án bao gồm: nhân
lự
c, tài sản, trang thiết bị, máy móc, tài chính, ngân sách Tất cả các
yếu tố này đều là hữu hạn.
• Tính xung đột: Một dự án có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và
xung đột với các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như xung đột với các dự

án khác về nguồn lực, đồng thời bản thân dự án cũng chứa đựng nhiều
mâu thuẫn giữa các bộ phận thực hiện dự án, giữ
a nhiệm vụ và nguồn
lực thực hiện.
• Tính đặc thù: Mỗi dự án đều có những yếu tố đặc thù so với những dự
án khác, không có dự án, dù là dự án xây dựng, dự án nghiên cứu phát
triển hay dự án CNTT nào là hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, mỗi dự án
đều phải được tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, thiết kế kỹ thuật cụ thể. Việc
quản lý, khai thác và vận hành cũng có những đặ
c thù khác nhau.
• Tính ngẫu nhiên: Dự án thường luôn đi kèm với nhiều rủi ro, nhiều yếu
tố biến động khó lường, do quá trình thực hiện dự án kéo dài, đòi hỏi
nguồn vốn lớn, chịu sự tác động của môi trường kinh tế, xã hội, luật
pháp và các bên liên quan. Các rủi ro tiềm ẩn này có thể xuất hiện và
tác động đến mục tiêu và kết quả dự án. Hơn nữa, môi trường vận hành
dự án không ph
ải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai.
1.2.3 Dự án đầu tư
Theo Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu [1], dự án đầu tư là tập hợp các đề
xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ

8
thể, trong khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, dự án đầu tư là một tập hợp
các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu
xác định bằng việc tạo ra các kết quả xác định trong một thời gian xác định,
thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Để thực hiện được các mục tiêu
trên, cần có sự tác động có mục
đích vào hoạt động của dự án.














Hình I.3: Kết quả, thời gian, chi phí và mục tiêu

Khi nghiên cứu về vấn đề này, người ta thường dùng khái niệm là “quản
trị dự án” hoặc “quản lý dự án”. Sự khác biệt của 2 khái niệm này là tương đối
và phụ thuộc vào cách định nghĩa khi tiến hành nghiên cứu. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn, hai khái ni
ệm trên được định nghĩa như sau [3]:
• Quản trị dự án là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào
quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư
và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo
ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm được hiệu quả kinh
t
ế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định.
• Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ
thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong
muốn từ dự án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình triển khai dự án từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu

đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những
Chi phí
Thời gian
Kết quả
Yêu cầu về chi phí

Yêu cầu về thời gian
Yêu cầu về kết quả

Mục tiêu

9
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Nói cách khác, quản lý dự
án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản
lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt,
đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục
đích đề ra.
Như vậy, vớ
i cách định nghĩa này, khái niệm quản trị dự án bao trùm cả
khái niệm quản lý dự án và ngược lại, khái niệm quản lý dự án nằm trong phạm
vi của khái niệm quản trị dự án: quản lý dự án là một bộ phận của quản trị dự án,
được thực hiện trong giai đoạn thực hiện đầu tư, còn quản trị dự án bao trùm cả 3
giai đoạn đầu tư là: chuẩ
n bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Tuy
nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh hai khái niệm này không thực sự đồng nhất với
nhau, quản lý dự án không phải là một bộ phận hữu cơ của quản trị dự án mà tính
chất của 2 khái niệm khác nhau: quản trị mang tính lãnh đạo, còn quản lý mang
tính tổ chức thực hiện. Ở mức cụ thể h
ơn, quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ

yếu, tương ứng với 3 giai đoạn dự án:
• Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng các mục tiêu cụ thể, xác định
những công việc cần hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự
án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lô-
gíc mà có thể biểu diễn được dưới d
ạng sơ đồ hệ thống
• Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và
quản lý tiến độ thời gian.
• Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình
hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo
cáo hiện trạng dự án tới cấ
p có thẩm quyền.
Như vậy, quản lý dự án là phần trọng tâm, cốt lõi nhất của quan trị dự án.
Trong phạm vi của luận văn này, do đó, 2 khái niệm, “quản trị dự án” và “quản
lý dự án” được hiểu gần tương đương nhau và được sử dụng thay thế lẫn nhau.
1.3. Sự cần thiết của nghiên cứu
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả công việc trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển bền vững của một quốc gia.

10
Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang đẩy nhanh tiến trình
phát triển chính phủ điện tử nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc thực hiện
đầu tư ứng dụng CNTT. Để triển khai thành công các mục tiêu của chính phủ
điện tử đòi hỏi không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ (
ứng dụng CNTT
trong hoạt động, cung cấp dịch vụ công) mà còn phải thực hiện cải tiến và chuẩn
hóa quy trình làm việc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, dành kinh phí thích

đáng, tổ chức thực hiện và giám sát hiệu quả thực hiện, đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng, đủ về quy mô, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo, …
Tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giai đoạn vừa qua hết sứ
c được
quan tâm. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT ở nước ta hiện đang gặp phải nhiều
trở ngại, có thể khái quát thành 2 nguyên nhân chính [28,29,30,31]:
Một là, CNTT là lĩnh vực công nghệ mới xuất hiện và có nhiều đặc điểm
riêng, mang tính đặc thù, khác với các lĩnh vực khác như:
• Phần cứng: Công nghệ phần cứng thay đổi nhanh chóng; Giá thiết bị
giảm mạnh theo thời gian.
• Phần mềm: Có nhiều lo
ại phần mềm khác nhau như: Phần mềm
thương mại, phổ biến (xử lý văn bản MS Word, bảng tính Excel); Phần
mềm chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, các lĩnh vực quản lý nhà
nước; Phần mềm có bản quyền; Phần mềm nguồn mở.
• Hình thức đầu tư phần mềm: Mua sắm phần mềm đóng gói; Mua sắm
phần mềm theo đơn đặt hàng; Tự phát triển, hoặc nâng cấp, chỉ
nh sửa
phần mềm.
• Đặc thù khi triển khai: Tính rủi ro cao, khả năng thành công ngay lần
đầu thấp; Khối lượng hiệu chỉnh qua mỗi chu kỳ phát triển lớn; Chi phí
triển khai: nhân công, đào tạo chuyển giao công nghệ, tạo lập, duy trì
cơ sở dữ liệu, nhập số liệu.
Hai là, thiếu quy định về quản lý cũng như thiếu các kinh nghiệm cần thiết
để triển khai dự án đầu t
ư ứng dụng CNTT. Việc ban hành Luật CNTT đã tạo cơ
sở pháp lý cho việc ứng dụng CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát
triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước,
đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mặc dù vậy, các điều khoản trong Luật CNTT mới
chỉ đưa ra các quy định chung mà chưa quy định chi tiết cho vi

ệc quản trị dự án
đầu tư ứng dụng CNTT.

11
Trong bối cảnh lý thuyết về quản trị dự án đã được hình thành được gần
một thế kỷ. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về quản trị dự án
[2,3,4,5,6]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, trong các nghiên cứu đã có, hầu
như không có nghiên cứu nào đi sâu vào những điểm đặc thù của quản trị dự án
đầu tư ứng dụng CNTT và hiện không có nghiên cứu nào
đề cập đến yếu tố
nguồn gốc vốn đầu tư (vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước). Chính vì vậy,
việc quản trị dự án đầu tư ứng dụng CNTT hiện nay đa phần vẫn được thực hiện
một cách thủ công, chưa ứng dụng các hệ thống thông tin quản trị dự án chuyên
biệt.
Do đó, việc nghiên cứu về vấn đề qu
ản trị dự án đầu tư ứng dụng CNTT
dùng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước và đề xuất thiết kế hệ thống thông tin
tổng thể phục vụ việc quản trị dự án là hết sức cần thiết. Luận văn này nhằm
nghiên cứu, giải quyết lớp bài toán như vậy.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản trị dự án đầu tư ứng
dụng CNTT và thiết kế hệ thống thông tin phục vụ quản trị dự án đầu tư ứng
dụng CNTT, trong đó nhấn mạnh tới các nội dung bao gồm:
• Những vấn đề đặc thù của việc quản trị dự án đầu tư ứng dụng CNTT
dùng v
ốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước như: vòng đời dự án, tổ
chức quản trị dự án, lập kế hoạch và quản lý tiến độ, kiểm soát, đánh
giá dự án…
• Nghiên cứu về phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin theo
kiến trúc tổng thể EA. Áp dụng phương pháp luận kiến trúc tổng thể

EA để đề xuất kiến trúc hệ thống thông tin quản trị dự án đầu t
ư ứng
dụng CNTT và triển khai demo thử nghiệm dựa trên phần mềm tự do
nguồn mở.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này giới hạn việc quản trị dự án đầu tư
ứng dụng CNTT sử dụng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình
thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư trong nước.
1.5. Kết quả và ý nghĩa

Kết quả nghiên cứu của luận văn là việc hệ thống hóa lý thuyết về quản trị
dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và
trên cơ sở đó, đề xuất thiết kế hệ thống thông tin phục vụ việc quản trị dự án
nhằm minh họa cho việc áp dụng hệ thống lý thuyết trên vào thực tiễn quản trị
dự
án. Cụ thể:

12
- Lý thuyết về quản trị dự án: Bên cạnh việc tổng kết một cách tổng thể
các nghiên cứu hiện hành về quản trị dự án và quản lý dự án, luận văn này đóng
góp một số kết quả nghiên cứu, đề xuất mới nhằm quản trị dự án CNTT sử dụng
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam một cách phù hợp và có hiệu quả.
- Đề xuất thiết k
ế hệ thống thông tin phục vụ quản trị dự án: Khảo sát chi
tiết, đánh giá về chức năng và mức độ phù hợp của các phần mềm quản trị dự án
hiện có trên thị trường, cả phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở. Kết
hợp với hệ thống lý thuyết về quản trị dự án đã được tổng kết, lu
ận văn đề xuất
thiết kế hệ thống thông tin phục vụ quản trị dự án theo phương pháp luận kiến
trúc tổng thể EA. Trên cơ sở đó, dựa trên một vài phần mềm nguồn mở, một
phần mềm quản lý dự án với một số chức năng cơ bản được xây dựng để minh

họa cho việc áp dụng các kết quả nghiên cứu củ
a luận văn này vào thực tiễn quản
trị dự án.
Như ở phần trên đã đề cập đến, kết quả của luận văn không chỉ có ý nghĩa
về mặt hàn lâm mà còn góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá
trình đầu tư ứng dụng CNTT đang phát sinh ngày càng nhiều hiện nay. Cho đến
thời điểm này, gần như chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ

thống về vấn đề quản trị dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn gốc
ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Luận văn này do vậy hy vọng sẽ đóng góp tích
cực vào việc nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư ứng dụng CNTT, thúc đẩy
sự phát triển của ngành CNTT nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung của Việt Nam.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 04 phần chính, được phân bổ trong 03
chương và 01 phần kết luận:
• Chương I - Mở đầu: Giới thiệu các vấn đề cơ bản cho việc nghiên cứu,
phân tích những điểm đặc thù của dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng
vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước, giới hạn về đối tượng, phạm vi
của nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu.
• Chương II - Quản trị dự án: Nghiên cứu 03 nội dung cơ bản nhất trong
lý thuyết quản trị dự án và những điểm đặc thù của việc quản trị dự án
đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
Một số đề xuất, đóng góp mới của Chương II bao gồm: vòng đời dự
án, phân loại dự án CNTT và các giai đoạn thực hi
ện của dự án, khung
kế hoạch và các bước lập kế hoạch dự án. Bên cạnh đó, Chương II

13

cũng đề cập đến một số điểm đặc thù như: cơ cấu tổ chức, mô hình
quản trị dự án, kiểm soát và kết thúc dự án.
• Chương III - Thiết kế hệ thống thông tin: Tổng kết các yếu tố lý thuyết
cơ bản, trong đó có 2 mô hình kiến trúc tổng thể phổ biến là FEAF và
RM-ODP, đề xuất lược đồ tổng thể mô tả toàn bộ hệ th
ống và kiến trúc
tổng thể cho việc phát triển hệ thống thông tin quản trị dự án. Chương
III cũng khái quát hóa kết quả nghiên cứu ở Chương II thành 7 nhóm
đối tượng và 20 nhóm quy trình liên quan tới công tác quản trị dự án
ầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
• Phần Kết luận: Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu của luận văn và đề
xuất một số
nội dung nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, luận văn bao gồm 02 phụ lục: (1) trình bày kết quả khảo sát,
đánh giá 95 phần mềm quản lý dự án, bao gồm cả phần mềm thương mại và phần
mềm nguồn mở, trên 07 nhóm chức năng chính về quản lý dự án.




















14
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Lý thuyết về quản trị dự án bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau, hết sức
đa dạng và phức tạp. Như Chương I đã xác định, luận văn này tập trung nghiên
cứu một số điểm cơ bản nhất trong lý thuyết quản trị dự án và những điểm đặc
thù của việc quản trị dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có nguồ
n gốc ngân
sách nhà nước. Đây cũng chính là nội dung của Chương II. Trước hết, Chương II
giới thiệu tổng quan về vòng đời dự án và các thành phần nội dung của việc quản
trị dự án. Sau đó, các nội dung cơ bản nhất thuộc phạm vi nghiên cứu được trình
bày, lần lượt là: lập dự án, tổ chức quản lý dự án, quản lý kế hoạch và kiểm soát
dự án.
2.1. Tổng quan về vòng đời dự án và quản trị dự án
2.1.1 Vòng đời dự án
Vòng đời dự án nói chung bao gồm 04 giai đoạn chính [16,17,20,23]: khởi
động dự án, lập dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án như minh họa tại Hình
vẽ II.1. Quá trình chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được thể hình
bằng các mũi tên. Mỗi quá trình chuyển đổi thường gắn liền với một nhiệm vụ
trọng tâm:

Khởi động
dự án
Vòng đời
dự án

Thực hiện
dự án
Lập
dự án
Kết thúc
dự án
Xác đinh
mục tiêu
Xây dựng
kế hoạch
Theo dõi
kiểm soát
Đánh giá
Nghiệm thu

Hình II.1: Vòng đời dự án


15
• Khi chuyển đổi từ giai đoạn khởi động dự án sang giai đoạn lập dự án
thì nhiệm vụ trọng tâm là xác định mục tiêu.
• Khi chuyển đổi từ giai đoạn lập dự án sang giai đoạn thực hiện dự án
thì nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng kế hoạch.
• Khi chuyển đổi từ giai đoạn thực hiện dự án sang giai đoạn k
ết thúc dự
án thì nhiệm vụ trọng tâm là theo dõi, kiểm soát
• Khi chuyển đổi từ giai đoạn kết thúc dự án sang giai đoạn khởi động
dự án (mới) thì nhiệm vụ trọng tâm là đánh giá, nghiệm thu kết quả.
Căn cứ vào vòng đời dự án như trên, hầu hết các nghiên cứu về đầu tư
cũng như thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư ở Vi

ệt Nam đều thống nhất phân
kỳ quá trình đầu tư thành 3 giai đoạn lớn như sau [2,3,4,5,6]:
• Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn này cần giải quyết các công việc
như nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả
năng về nguồn vốn đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư và lập dự án đầ
u
tư. Ở giai đoạn này, đơn vị lập dự án gửi hồ sơ dự án và văn bản trình
đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Giai đoạn này kết thúc khi
nhận được Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.
• Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn này bao gồm các công việc như
xin giao đất ho
ặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất), xin giấy
phép xây dựng nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thực hiện đền
bù giải phóng mặt bằng, mua sắm thiết bị, khảo sát thiết kế xây dựng,
phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tiến hành thi công, kiểm
tra thực hiện, quản lý kỹ thuật và vận hành thử và nghiệm thu công
trình.
• Giai đoạ
n kết thúc đầu tư: Giai đoạn này bao gồm các công việc như
nghiệm thu, bàn giao, vận hành, bảo hành công trình, quyết toán vốn
đầu tư và phê duyệt quyết toán dự án.
2.1.2 Quản trị dự án
Quản trị dự án đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử của nhân loại, phát triển
từ quá trình phát triển công trình ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây
dựng, kỹ thuật và quốc phòng [21,27]. Tuy nhiên, ngành quản trị
dự án được
chính thức công nhận là một ngành khoa học [10], một nhánh của khoa học quản
lý từ những năm 1950. Những người đặt nền móng quan trọng cho lý thuyết về
quản lý dự án là Henry Gantt, Henri Fayol và Frederick Winslow Taylor. Những


16
đóng góp chính cho lý thuyết quản lý dự án ở giai đoạn đầu là tìm ra 5 chức năng
của quản lý và lý thuyết quản lý theo khoa học [22], đặt cơ sở cho những kiến
thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình vẫn còn nguyên
giá trị đến thời điểm hiện tại.
Vào những năm 1960, Viện Quản lý Dự án đã được thành lập ở Thụy
Điển để phụ
c vụ cho việc nghiên cứu kỹ nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của
Viện Quản lý Dự án là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ
bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành công nghiệp
phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng. Trong năm 1981, Viện Quản lý
Dự án đã công bố lý thuyết hệ thống đầu tiên về vi
ệc quản lý dự án dưới hình
thức tập chuyên khảo Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án
[8], trong đó trình bày các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử
dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.
Quản trị dự án
Lập dự án Quản lý dự án
Kiểm soát dự án
Kết thúc dự án
Quản lý
nguồn lực
Quản lý
kế hoạch
Quản lý
chất lượng
Quản lý
rủi ro
Phạm vi nghiên cứu


Hình II.2: Nội dung quản trị dự án

Tương ứng với vòng đời của dự án, đến nay, hệ thống lý thuyết về quản trị
dự án đã tương đối hoàn chỉnh, bao gồm 04 trụ cột chính là: Lập dự án, Quản lý
dự án, Kiểm soát dự án và Kết thúc dự án. Đối với quản lý dự lại có thể phân
chia thành 04 nội dung là: quản lý kế hoạch, quản lý nguồn lực, quản lý chấ
t
lượng và quản lý rủi ro. Các nội dung quản lý dự án là khá đa dạng và phức tạp.
Luận văn này tập trung vào nghiên cứu một số nét đặc trưng cơ bản của việc
quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT ở góc độ: Lập dự án, Quản lý dự án (quản
lý kế hoạch) và Kiểm soát dự án.

17
2.2. Lập dự án đầu tư
Việc lập dự án đầu tư được thực hiện thông qua việc phát hiện và lựa chọn
cơ hội đầu tư và là hoạt động chiến lược được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, là tiền đề để xây dựng các dự án có hiệu quả cao nhất trong điều kiện
khan hiếm về nguồn lực.
Việc phát hiện và lựa chọn c
ơ hội đầu tư, tùy theo tính chất và quy mô dự
án, theo qui định chung của các văn bản pháp quy áp dụng ở Việt Nam, thường
được tiến hành thông qua 2 nghiên cứu là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu
khả thi.
2.2.1 Lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT
Khác với các dự án đầu tư xây dựng hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng, quy mô
của các dự án đầu tư ứng dụng CNTT thường nhỏ h
ơn rất nhiều. Theo kết quả
thống kê [6], ngoại trừ các dự án có nguồn gốc kinh phí từ nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, trên 90% các dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Việt Nam có
quy mô vốn dưới 100 tỷ đồng, trong số đó, nhiều dự án quan trọng, có tác động

thúc đẩy lớn, lại chỉ có quy mô vốn rất khiêm tốn, dưới mức 20 tỷ đồng (nếu là
dự án tích h
ợp bao gồm cả phần cứng và phần mềm) hoặc dưới mức 3 tỷ đồng
(nếu chỉ đơn thuần là dự án phần mềm).
Do vậy, nếu áp dụng các quy định hiện hành cho dự án đầu tư xây dựng
hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng (thường ở quy mô hàng nghìn tỷ đồng) thì quá trình
đầu tư phải chuẩn bị rất phức tạp (do quy mô vốn), qua nhiều khâu, th
ủ tục thẩm
định, phê duyệt và hoàn toàn không phù hợp. Các dự án đầu tư ứng dụng CNTT
dùng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước trước hết được phân loại thành các
nhóm khác nhau và áp dụng quy định lập dự án đặc thù khác nhau. Tùy theo tính
chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư ứng dụng CNTT dùng vốn có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được phân loại thành các nhóm: dự án quan
trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C, trong đó:
• Dự án đầ
u tư ứng dụng CNTT quan trọng quốc gia là các dự án được
thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội.
• Dự án đầu tư ứng dụng CNTT nhóm A là các dự án nhằm thiết lập
mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ
liệu có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng hoặc các dự án ứng dụng
CNTT nhằ
m thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật,
phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển ngành, lãnh thổ có tổng
mức vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.

18
• Dự án đầu tư ứng dụng CNTT nhóm B là các dự án nhằm thiết lập
mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ
liệu phụ vụ phát triển ngành, lãnh thổ có tổng mức vốn đầu tư trên 20
tỷ đồng đến 100 tỷ đồng.

• Dự án đầu tư ứng dụng CNTT nhóm C là các dự án nhằm thiết l
ập
mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ
liệu phục vụ phát triển ngành, vùng, lãnh thổ có tổ mức vốn đầu tư từ
20 tỷ đồng trở xuống.
Do đặc thù của dự án CNTT, tùy theo quy mô của dự án, chủ đầu tư có
trách nhiệm tổ chức lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, Báo cáo
nghiên c
ứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và chịu trách nhiệm về các nội dung yêu
cầu được đưa ra trong hồ sơ dự án. Cụ thể như sau:
• Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, Chủ đầu
tư tổ chức lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin.
• Đối với dự án nhóm B, C, Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu
khả thi. Dự án nhóm C có m
ức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ
phải lập Báo cáo đầu tư.

Phức tạp, kéo dài đến vài năm
Đơn giản, rút ngắn thời gian

Hình II.3: Quy trình lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT


19
Quy trình lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT và quy trình lập dự án đầu tư
thông thường ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư được mô tả ở Hình II.3.
2.2.2 Phương pháp ra quyết định đa mục tiêu
Để ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư, cần phải tiến hành nhiều nghiên
cứu khác nhau để đảm bảo hiệu quả dự án. Mỗi một nghiên cứu nh
ằm hướng tới

việc đánh giá khả năng thực hiện một mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế,
cần phải cân đối nhiều mục tiêu khác nhau chứ không chỉ xem xét đơn thuần chỉ
một mục tiêu.
Vì vậy, quá trình ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư mang tính chất của
một quá trình ra quyết định đa mục tiêu: là quá trình ra quyết định để lựa chọn
mộ
t trong các phương án sao cho trong cùng một lúc có thể thỏa mãn nhiều mục
tiêu khác nhau với mức độ càng cao càng tốt.
Nghiên cứu này đề xuất khung quá trình ra quyết định đa mục tiêu được
tiến hành qua 2 bước như sau:
Bước 1: Phát hiện ra các phương án không bị trội dùng phương pháp mô
hình phân cực. Phương pháp mô hình phân cực giúp phát hiện ra các phương án
không bị trội, được minh họa ở Hình II.4. Qua đó, có thể thấy B là phương án bị
trội và có thể loại bỏ ngay từ
đầu. Phương án A và phương án C có những điểm
trội nên chưa thể kết luận là chọn phương án nào (sẽ được xử lý tiếp ở Bước 2).
Phương pháp này này có ưu điểm là sử dụng ít thông tin ban đầu, vì vậy, được sử
dụng trong việc nhận định sơ bộ ban đầu.















Hình II.4: Phương pháp mô hình phân cực

Rẻ
Nhanh
Nhiều
Tốt
B
C
3
3
3
3
0
A

20
Bước 2: Sử dụng các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu để lựa chọn.
Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
• Phương pháp liệt kê và cho điểm: Liệt kê các mục tiêu cùng các
phương án và trọng số điểm để tiến hành đánh giá. Lựa chọn phương
án có tổng điểm cao nhất.

Bảng II.1: Phương pháp liệt kê và cho điểm
Chỉ tiêu
MT1: Nhanh MT2: Nhiều MT3: Tốt MT4: Rẻ
Điểm 3 2 1 3 2 1 3 2 1 3 2 1 Tổng
A X X X X 10
B X X X X 6

C X X X X 8

• Phương pháp hiệu quả và chi phí: Từ phương pháp hiệu quả và chi phí
cho một phương án cụ thể, vẽ đường ranh giới hiệu quả, loại bỏ các
phương án bị trội và tiến hành lựa chọn như minh họa ở Hình II.5.
• Từ các điểm
01 7
, , ,AA A trên hình II-5, có thể thấy các điểm
257
,,AAA
đều bị trội (
2
A bị trội bởi
3
A ,
5
A bị trội bởi
4
A ,
7
A bị trội bởi
6
A ). Do
đó, có thể loại bỏ các phương án này ngay từ đầu. Miền ở dưới các
phương án trội là miền khơng chấp nhận. Các dự án nằm trên đường
nối liền (đường ranh giới hiệu quả) là phương án khơng bị trộ. Nếu có
số vốn là K thì sẽ chọn phương án
3
A vì với chi phí K, dự án đạt hiệu
quả cao nhất.













Hình II.5: Phương pháp hiệu quả và chi phí
K
0
K
1
K
2
K
3
K
4
K
5
K
6
Chi Phí

Hiệu quả Đường ranh giới hiệu quả

A
0
A
1
A
2
A
3
A
4
A
5
A
6
A
7
Miền không chấp nhận
K
F

21
2.3. Tổ chức quản lý dự án
Sau khi đã lựa chọn, lập, thẩm định và phê duyệt dự án để thực hiện, vấn
đề đặt ra tiếp theo là thiết kế mô hình tổ chức quản lý dự án và phát triển đội ngũ
nhân sự quản lý dự án sao cho phù hợp.
2.3.1 Mô hình quản lý dự án
Lý thuyết về quản lý dự án chỉ ra nhiều loại mô hình quản lý dự án khác
nhau một cách tương đối linh hoạt và đa dạng. Tuy nhiên, tổ chức quản lý d
ự án
đầu tư ứng dụng CNTT tại Việt Nam là một thực thể mang tính chất pháp lý (một

pháp nhân).


Hình II.6: Hai mô hình quản lý dự án
Vì vậy, hầu hết các dạng mô hình quản lý dự án áp dụng trên thế giới đều
không phù hợp để áp dụng vào Việt Nam. Qua các nghiên cứu , có 2 dạng mô
hình quản lý dự án phù hợp để áp dụng là: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý
dự án và Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.
• Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Đây là mô hình quản lý d

án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự tổ chức quản lý, thực
hiện, giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư
lập ra Ban quản lý dự án để quản lý thực hiện các công việc dự án theo
sự ủy quyền. Mô hình này thường áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ,
đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ
dự án, đồng thời,
chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản
lý dự án. Để quản lý, chủ đầu tư có thể được lập và sử dụng bộ máy có
năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập Ban quản lý dự án.
• Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án: Trong trường hợp chủ
đầu tư không đủ năng lực chuyên môn k
ỹ năng và kinh nghiệm quản lý
dự án, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án. Trách
nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp
đồng ký kết giữa hai bên. Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị
chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm

22
tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Tùy theo việc phân cấp thực hiện quyền hạn và trách nhiệm, mô hình

chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án có thể trở thành mô hình chìa
khóa trao tay. Theo đó, nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền
của chủ đầu tư mà còn là chủ dự án.
2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý dự án
Bên cạ
nh mô hình tổ chức, nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau được sử
dụng để quản lý dự án, lần lượt là: cơ cấu tổ chức theo chức năng, cơ cấu tổ chức
theo dự án và cơ cấu tổ chức theo dạng ma trận.
2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Nhà quản trị có thể chia một dự án thành các công việc khác nhau và chỉ
định các bộ
phận chức năng thích hợp khác nhau để quản lý. Trên cơ sở đó, dự án
được thực hiện và điều hành thông qua sự phân cấp quản lý.
Đặc điểm nổi bật của cơ cấu tổ chức theo chức năng là phân cấp quản trị
nên mang tính chuyên môn hóa cao, khai thác triệt để nhân tài, nhưng khó quản
trị và hợp tác. Hình thức tổ chức này có những ưu điểm như sau:
• D
ự án được chia thành từng lĩnh vực chức năng và giao cho một bộ
phận (Phòng/Ban) chức năng đảm nhận do đó đạt được tính chuyên
nghiệp cao, tập hợp được nhân tài chuyên môn trong lĩnh vực này.
• Linh hoạt trong sử dụng nguồn lực. Nhân sự về lĩnh vực chuyên môn
nào đó mà dự án cần có thể được lựa chọn từ những bộ phận chức
năng tương ứng.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức theo chức năng cũng có những nhược điểm như
sau:
• Các thành viên của nhóm dự án được chọn từ các bộ phận chức năng
khác nhau nên giám đốc dự án phải nhất trí trong việc điều hành với
lãnh đạo của các bộ phận chức năng, khi hai bên có xung đột về nhu
cầu nhân lực thường sẽ dẫn đến tình huống rất khó điề
u hành.

• Môi trường làm việc của nhóm dự án có tính bất ổn và tổ chức nhóm
dự án lỏng lẻo do các thành viên được điều động tạm thời từ nhiều bộ
phận chức năng khác nhau, họ có có được sự nhất trí cao và tập trung
nhiều cho dự án.


×