Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.96 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI SỐ 11 MÔN BẢO HIỂM
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM
HỎA HOẠN NHÀ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM
 SV thực hiện: nhóm 2 – Khối Ngân hàng 1 – Khóa 33
TP.HCM, ngày 31 tháng 8 năm 2010
1
MỤC LỤC

I. Những vấn đề chung về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân Trang 3
II. Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
1. Tình hình hỏa hoạn trong cả nước những năm gần đây Trang 3
2. Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân Trang 4
III. Thực trạng bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam
1. Thực trạng Trang 5
2. Nguyên nhân Trang 6
IV. Gỉai pháp phát triển loại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam
1. Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng Trang 6
2. Thu hút khách hàng qua thành phần trung gian Trang 7
3. Phát triển loại hình bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân Trang 7
4. Nâng cao chất lượng công tác giám định và bồi thường Trang 8
5. Công tác quản lý rủi ro Trang 8
6. Công tác tính phí và thu phí Trang 9
7. Công tác nhân sự Trang 9
DANH SÁCH NHÓM 2 – KHỐI NGÂN HÀNG 1 – KHÓA 33

I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ TƯ
NHÂN
- Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là bảo hiểm tự nguyện, nó chịu sự chi phối của


Quyết định 142/TCQĐ quy định về Quy tắc và Biểu phí Bảo hiểm hỏa hoạn và các
rủi ro đặc biệt.
Họ và tên STT Lớp
1. Thái Thị Lan Anh 03 NH01
2. Ngô Đỗ Ngọc Châu 04 NH01
3. Bùi Thu Phương 28 NH01
4. Nguyễn Thị Phượng 29 NH01
5. Nguyễn Xuân Đan Phượng 30 NH01
6. Nguyễn Thị Ngà 17 NH02
7. Võ Thị Thùy Mến 13 NH02
2
- Những rủi ro được bảo hiểm: hỏa hoạn, nổ, sét đánh. Ngoài ra, khách hàng có
thể lựa chọn bảo hiểm thêm cho các rủi ro như máy bay rơi, bão tố, lũ lụt…
- Tài sản được bảo hiểm là tất cả tài sản kê khai trong giấy chứng nhận bảo hiểm,
bao gồm ngôi nhà và/hoặc tài sản bên trong thuộc quyền sở hữu, sử dụng, trông coi,
kiểm soát của Người được bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm: Hiện nay việc tính toán phí dựa trên giá trị tài sản mà khách hàng
muốn tham gia bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = giá trị tài sản x tỉ lệ phí %
Trong đó:
• Gía trị tài sản: giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời
điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá thị trường của
tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận.
• Tỉ lệ phí phụ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản được bảo hiểm. Mức độ rủi
ro này sẽ được Cty bảo hiểm đánh giá và đưa ra mức tỉ lệ phí phù hợp.
Thông thường hiện nay trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng thì phí bảo hiểm hỏa hoạn vào
khoản 1,5 triệu đồng/năm.
- Khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
cùng phối hợp xác định thiệt hại. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua
bảo hiểm không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên hoặc cả hai

bên có quyền mời cơ quan, tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt
hại.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ TƯ NHÂN
1. Tình hình hỏa hoạn trong cả nước những năm gần dây
Năm Số vụ
Thiệt hại
Chết Thương tật
Tài sản
(tỷđồng)
1998 949 47 111 400,19
3
1999 941 65 110 434,18
2008 1683 52 186 602,443
2009 1948 62 145 500,2
Qúy 1
năm 2010
511 11 45 297,529
(Nguồn: số liệu theo thống kê của Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ)
Qua số liệu của bảnh trên, chúng ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian gần 10
năm (từ 1998 đến 2010), số vụ hỏa hoạn tăng gấp đôi, kéo theo đó là thiệt hại về
người và tài sản cũng tăng. Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ hỏa hoạn, làm
chết và bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể,
trong năm 2009, cả nước đã xảy ra 1.948 vụ cháy, trong đó, có 1.677 vụ cháy ở các
cơ sở và nhà dân. Bên cạnh đó, cũng xảy ra 18 vụ nổ, làm chết 16 người, bị thương
42 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,3 tỉ đồng. So với năm 2008, số vụ cháy nổ
trong năm 2009 tuy giảm về lượng nhưng lại tăng mức thiệt hại về người. Điển
hình là số người bị chết vì cháy tăng 19% và chết trong các vụ nổ tăng 52%.
Theo Tổng cục Cảnh sát PCCC, nguyên nhân gây cháy phần lớn là do thiếu ý thức,
sơ suất trong sinh hoạt sử dụng thiết bị điện và vi phạm quy định về PCCC. Năm
2009, nguyên nhân trên chiếm 28,4% số vụ hỏa hoạn.

Những con số trên chỉ là những tổn thất có thể đo đếm được, bên cạnh đó, hỏa hoạn
còn gây ra những tổn thương về tinh thần do gia chủ bị mất tài sản, mất người thân,
nhiều người rơi vào tình trạng ngẩn ngơ như người vô hồn.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
Trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro luôn tồn tại xung quanh chúng ta: ngôi nhà ta
đang ở mất bao công sức và thời gian để xây dựng được có thể bị cháy bất ngờ do
chập điện, do sét đánh, do sự cố kỹ thuật… Rủi ro có thể xảy đến bất ngờ và khó
lường trước được hậu quả. Giả sử khi có sự cố chập điện, hỏa hoạn xảy ra, làm
cháy vật dụng và hư hỏng tài sản, chúng ta tự mình phải bỏ tiền tích lũy để bù đắp
vào đó. Vậy sao chúng ta không mua bảo hiểm cho căn hộ của mình. Nếu như sự
cố xảy ra thì chúng ta cũng nhận được một phần bù đắp cho những tổn thất mà
chúng ta phải gánh chịu.
Với những tổn thất quá lớn về người và tài sản do hỏa hoạn gây ra thì hình thức bảo
hiểm hỏa hoạn thực sự trở thành biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho nhà ở tư nhân.
Khi bạn kí một hợp đồng bảo hiểm, trước hết là bạn bảo vệ cho chính căn nhà bởi
bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân sẽ bảo đảm an toàn về tài sản, hạn chế mức ảnh
hưởng của rủi ro khi xảy ra sự cố, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng phục hồi
sau khi xảy ra rủi ro. Trong trường hợp xấu nhất, hỏa hoạn thiêu rụi căn nhà của
bạn thì bảo hiểm chính là cứu cánh cuối cùng , bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả
cho bạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, khi mua Bảo hiểm hỏa hoạn
4
nhà tư nhân, bạn đã mua được sự an tâm, cảm giác an toàn tin tưởng do nhân viên
công ty bảo hiểm sẽ tư vấn biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường việc đề
phòng hỏa hoạn một cách tốt nhất như đặt bình chữa cháy ở đâu là hợp lý, cách lắp
đặt sử dụng nguồn điện của hộ gia đình đảm bảo sự an toàn cao nhất
Ngoài ra, khi người dân tham gia bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở, công ty bảo hiểm
hướng dẫn biện pháp phòng tránh hỏa hoạn góp phần làm hạn chế sự cố cháy nhà
có thể xảy ra, hạn chế tổn thất về người và tài sản, góp phần ổn định và phát triển
nền kinh tế. Đồng thời, với khoản phí thu được của công ty bảo hiểm sẽ đóng góp
vào khoản thu của ngân sách nhà nước có thể sử dụng vào mục đích khác.

III. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ TƯ NHÂN Ở VIỆT
NAM
1. Thực trạng
Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi
có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quy tắc về bảo hiểm hoả hoạn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, trong số hơn 30.000
cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc. Nếu
tính cả những trường hợp mua bảo hiểm tự nguyện, tỉ lệ này cũng chỉ vào
khoảng 42%.
Loại hình bảo hiểm nhà tư nhân đã có từ khoảng 8 năm trước đây nhưng chỉ
được quan tâm mua nhiều trong khoảng thời gian 2 năm nay.Theo các công ty bảo
hiểm, hiện nay số lượng người dân có nhu cầu mua bảo hiểm nhà không nhiều,
phần lớn chỉ mua bảo hiểm dưới áp lực của các ngân hàng khi đem nhà đi thế chấp
vay tiền. Hầu hết các ngân hàng đều muốn nắm “phần cán” về mình, nên trong hợp
đồng bảo hiểm các ngân hàng chính là người thụ hưởng đầu tiên khi sự cố xảy ra.
Điều này có nghĩa các ngân hàng sẽ được các công ty bảo hiểm ưu tiên trả nợ
trước, phần tiền bồi thường còn lại (nếu có) mới được thanh toán cho “khổ chủ”.
Ngay cả đối với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở nhà chung cư cao tầng cũng chưa
thực sự được khách hàng quan tâm thì các sản phẩm bảo hiểm khác liên quan tới
con người và tài sản bên trong căn hộ vẫn cần thời gian để thị trường đón nhận.
Do những khó khăn trên mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm không có lãi trong
kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn: năm 2008 có 16 doanh nghiệp bảo hiểm
cung cấp dịch vụ này thì có tới 5 doanh nghiệp lỗ là: AAA, Bảo Tín, Groupama,
Liberty và ACE. Năm 2009, mặc dù nhiều doanh nghiệp tăng đầu tư vốn chủ sở
hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm song vẫn còn 4/16 doanh nghiệp bị lỗ là:
Liberty, Groupama, Fubon và MSIG.
2. Nguyên nhân
5
Một trong những nguyên nhân mà khách hàng chưa tiếp cận được với sản phẩm
bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là do tâm lý của khách hàng. Đời sống kinh tế khó

khăn trước đây làm cho người Việt Nam chưa quen với việc mua bảo hiểm hỏa
hoạn, họ cho rằng cháy nhà là việc “trời kêu ai nấy dạ”. Mặt khác, so với các sản
phẩm bảo hiểm con người đã khá quen thuộc với khách hàng Việt Nam trong nhiều
năm qua, sản phẩm bảo hiểm tài sản vẫn chưa được biết nhiều do việc tuyên truyền
quảng cáo vẫn còn ít. Mặc dù phí bảo hiểm hỏa hoạn hằng năm chỉ vào khoảng 1,1
triệu đồng – một số tiền không quá lớn so với thu nhập của đại bộ phận dân chúng
hiện nay nhưng do thiếu thông tin, nhiều người vẫn nghĩ rằng phí bảo hiểm phải
đóng rất cao nên ngại tiếp cận hỏi thêm các thông tin khác về sản phẩm bảo hiểm
hỏa hoạn nhà ở .
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến người dân ngại tham gia bảo hiểm
hỏa hoạn nhà ở là do họ lo nếu chẳng may có xảy ra hỏa hoạn thì cũng khó mà lấy
được tiền từ túi các doanh nghiệp bảo hiểm. Thực tế có những trường hợp sau 4-5
năm trời kể từ khi xảy ra hỏa hoạn, nhiều khách hàng vẫn không nhận được bồi
thường do những thủ tục rườm rà, thậm chí có doanh nghiệp bảo hiểm cố tình phớt
lờ trách nhiệm.
Mặt khác, phần lớn nhà ở của người dân hiện nay nằm trong các hẻm nhỏ, và
đây cũng chính là bộ phận khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm hỏa hoạn cao
nhất. Thế nhưng, do phải bảo đảm tính an toàn trong kinh doanh, nhiều công ty bảo
hiểm buộc phải từ chối bảo hiểm cho các căn nhà này.
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM HỎA HOẠN
NHÀ TƯ NHÂN
1. Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng
Với nhiều nước trên thế giới , bảo hiểm hảo hoạn nhà tư nhân đã trở thành nhu
cầu bình thường của đời sống nhưng với nước ta tất cả chỉ mới bắt đầu. Người dân
chưa có ý thức mua bảo hiểm để đề phòng những rủi ro có thể gặp phải đối với căn
nhà, họ cho rằng hỏa hoạn là việc “trời kêu ai nấy dạ”. Do vậy công tác tuyên
truyền quảng cáo để thay đổi được nhận thức của khách hàng là hết sức quan trọng.
Vấn đề được đặt ra ở đây là công tác tuyên truyền quảng cáo của công ty bảo
hiểm muốn đạt được hiệu quả cao thì nên kết hợp với các ban ngành có liên quan
như cảnh sát PCCC, đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, các Bộ ngành, chính

quyền địa phương. Thông qua các cơ quan này, công ty bảo hiểm tuyên truyền
được đến số đông người dân các thông tin về những vụ hỏa hoạn lớn, hậu quả của
nó và con số bồi thường cụ thể để người dân thấy được vai trò và sự cần thiết của
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở.
6
Ví dụ: 
 !"#$%&'!(!)# !"#
*+,-%'(%./0
2. Thu hút khách hàng qua thành phần trung gian
Thu hút khách hàng qua thành phần trung gian cũng là điều đáng quan tâm.
Công ty cần đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng thương
mại, công ty bất động sản … để thông qua những đối tượng này, công ty bảo hiểm
bán sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn với khách hàng. Đồng thời cũng phải có hoa hồng
thích hợp và linh hoạt đối với bên trung gian, bảo đảm không gây bất lợi cho khách
hàng.
Ví dụ:
• 1%234'#+4, 56#
7,%834,(9%.:4'#+ 5 !"#*
+,.0
• ;,.<#+!#=(>#,%?4,8
#4@#A !"#*+,.
3. Phát triển loại hình bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân
Phát triển loại hình bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân nghĩa là mở rộng đối tượng
bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm so với một hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở
thông thường. Thông qua đó, khách hàng không phải mua riêng lẻ các gói bảo hiểm
khác nhau, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Ví dụ: B+3 !"#C:,.$1 !"#
%&DEF1G
0H.: !"#
H.:$%< !"#, I#J(K

LM0,(! N,
LO0NP#
LQ0.N,,(!8N2+#,'?
LR0+
LS0T!"#EUV
LW0NP#XA<?#YNP#
LJ0E>6,
LZ0T!"#6N4[
0L+# !"#
T!"#P+> >/V!N%?,(!%.:
!"# -N$N4 2+N\A%< !"#C:,.
$EF10
7
Song song đó, đối với một hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân thông
thường thì công ty bảo hiểm có thể mở rộng thêm những lựa chọn phụ cho khách
hàng.
Ví dụ: T!"#*+,.#-N& (#UY*
U]PN./NP#$$,^
4. Nâng cao chất lượng công tác giám định và bồi thường
Công tác giám định bồi thường rất quan trọng bởi nếu khâu này được làm tốt
thì sẽ có tác dụng to lớn trong việc khai thác, lôi cuốn khách hàng tham gia bảo
hiểm hoả hoạn nhà tư nhân.
 Về công tác giám định: Do công tác giám định chỉ mang tính chất ước lượng
tương đối nên dễ dẫn đến sự phản ánh không chính xác và trung thực. Vì vậy các
cán bộ làm công tác này phải có trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức “khách
quan, vô tư, trung thực” để phản ánh đúng sự việc. Công ty bảo hiểm nên thường
xuyên cử cán bộ giám định của mình tham gia các khoá học nâng cao trình độ
chuyên môn, chất lượng phục vụ, đồng thời tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với
các công ty giám định, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Những vụ phức tạp nên
phối hợp, mời các công ty giám định có uy tín trong nước hoặc nước ngoài đang

hoạt động tại Việt Nam tham gia.
 Về công tác bồi thường: khách hàng chỉ thực sự cảm thấy được ý nghĩa của
bảo hiểm khi bị tổn thất. Vì vậy để tạo uy tín của công ty đối với khách hàng, công
ty cần phải bồi thường kịp thời, chính xác, công bằng và dứt điểm. . Song song với
việc phục vụ tốt khách hàng, công ty cần tăng cường và bổ sung quỹ dự trữ bồi
thường bằng việc đầu tư vốn nhàn rỗi vào những lĩnh vực an toàn.
Thực tế cho thấy, thủ tục giải quyết bồi thường vẫn còn rườm rà, phức tạp,
tốn nhiều thời gian, do vậy công ty cần có tài liệu hướng dẫn khách hàng, cụ thể
phải làm ngay công việc gì, phải nộp giấy tờ gì để họ nhanh chóng nhận được
tiền bồi thường góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
5. Công tác quản lý rủi ro
Một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa
hoạn nhà tư nhân chưa đạt hiệu quả tối ưu - đó là thực hiện chưa tốt công tác
PCCC. Để làm tốt công tác này, công ty cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với
phòng cảnh sát PCCC, các cấp chính quyền và các ban ngành,kiểm tra tình hình
thực hiện PCCC ở các căn hộ chung cư hay nhà tư nhân. Song song đó, thường
xuyên tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc phòng chống hỏa hoạn
6. Công tác tính phí và thu phí
8
Mức phí phải có khả cạnh tranh được với các công ty khác và thu hút được
nhiều tầng lớp dân cư tham gia. Khi đưa ra mức phí cần phải thường xuyên xem
xét, giám sát theo dõi biến động của lãi suất, tỷ lệ lạm phát. Mặt khác, như đã biết,
hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là một hình thức kinh doanh dịch vụ, quỹ
dùng để chi trả dịch vụ được hình thành từ việc đóng góp của người bảo hiểm dưới
dạng phí bảo hiểm.Vì vậy việc tính phí phải đảm bảo chi trả bồi thường, kinh
doanh có lãi.
Việc thu phí bảo hiểm cũng cần phải được quan tâm sao cho tạo được thuận lợi
tối đa cho khách hàng (thu phí qua internet, qua máy ATM, …).
7. Công tác nhân sự
Đào tạo nhân viên bảo hiểm giỏi là một trong những vấn đề mà công ty cần

quan tâm. Nhân viên giỏi nghiệp vụ thì không những thực hiện công việc một cách
nhanh gọn, trôi chảy mà khi khách hàng có thắc mắc, yêu cầu, nhân viên bảo hiểm
có thể giải đáp được rõ ràng, tạo niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, nhân viên có
trình độ cao thì công ty có thể xâm nhập được thị trường nhanh chóng, trực tiếp,
đỡ tốn kém do không phải thông qua môi giới.
Bên cạnh trình độ chuyên môn giỏi, công ty nên thường xuyên nâng cao tinh thần
trách nhiệm và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên bảo hiểm, không
để xảy ra bất cứ một sự việc tiêu cực nào xảy ra, giải quyết công việc một cách
chính xác, trung thực và khoa học, đó chính là nền tảng để tạo lòng tin, thu hút
khách hàng.

9

×