Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.61 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
TỔNG QUAN .................................................................................................................................. 2
I.Nguyên nhân vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi suất vượt trần : ......................................... 3
II. Tác động của lãi suất vượt trần ................................................................................................ 5
A. Tác động tích cực. ................................................................................................................. 5
1. Tạo thêm nguồn, đảm bảo khả năng thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngắn hạn. . 5
2. Tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng từ đó tăng lợi nhuận. ..................... 5
3. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát .......................................................................... 5
4. Tăng lãi suất tín dụng làm tăng số lượng ngoại tệ trong nước. ....................................... 5
5.Cứu vãn được nguy cơ phá sản của ngân hàng thương mại trong khi tốc độ lạm phát
đang tăng cao. ....................................................................................................................... 6
6.Tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. ......................................................... 6
B. Tác động tiêu cực. ................................................................................................................. 6
1. Kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. ...................................................................................... 6
2. Gây áp lực cho lạm phát và thất nghiệp. .......................................................................... 6
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành dẫn tới nền kinh tế mất
cân đối. .................................................................................................................................. 7
4. Tốn nhiều phí hoạch toán. ................................................................................................ 7
5. Gây khó khăn cho các công tác hoạch toán quản lý, méo mó hoạch toán kinh tế ảnh
hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. ............................................................ 7
III. Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất : .............................................................. 8
TỔNG QUAN
Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định trần lãi suất huy
động ở các ngân hàng không quá 14%/năm và liên tục có văn bản
chỉ đạo, nhắc nhở các ngân hàng thực hiện, thế nhưng khi khách
hàng đi gởi tiền thì hầu như ngân hàng nào cũng vi phạm, vượt
trần lãi suất. , lãi suất niêm yết hầu như chỉ "để cho vui", còn lãi
suất thực đầu vào tại hầu hết các nhà băng đều được đẩy lên cao
ngất ngưởng.
Lãi suất vượt trần nghĩa là lãi suất của ngân hàng thương mại


vượt mức lãi suất tối đa mà ngân hàng trung ương ấn định để huy
động càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo thêm
nguồn vốn, ngân hàng thương mại sẽ dùng số tiền huy động được
để cho vay kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch trên giá giữa lãi suất
tiền gửi và lãi suất cho vay.
*Thực trạng hiện nay nhiều ngân hàng vượt trần lãi suất.Các
ngân hàng lớn nhỏ chạy đua nhau về lãi suất
Chiều 11/5, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin tổng hợp về
tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng 4/2011. Dữ liệu cho
thấy, lãi suất huy động VND bình quân trong tháng chỉ
13,41%/năm; cho vay bình quân chỉ 17%/năm, cao nhất ở tín
dụng tiêu dùng từ 18% - 22%/năm; một số ngân hàng nhỏ áp lãi
suất huy động không kỳ hạn từ 6% - 9%/năm.
Với những dữ liệu trên, diễn biến lãi suất vẫn tương đối yên
bình.
Thế nhưng, dồn dập những ngày qua trên các phương tiện
truyền thông là hiện tượng đang mở rộng, ngân hàng vượt trần lãi
suất huy động vốn VND với 17% - 18%/năm; lãi suất cho vay
ngất ngưởng 24% - 25%/năm, thậm chí tới 27%/năm; lãi suất
không kỳ hạn cũng dễ tìm ở 10% - 12%/năm chứ không hẳn chỉ
6% - 9%/năm…
Lãi suất huy động có những mức vươn cao trên trần 14%/năm
Chưa hết, thời gian qua nhiều nhà băng liên tục tung ra các
chương trình khuyến mại quy mô lớn, cơ cấu nhiều giải thưởng
hấp dẫn để tăng cường năng lực huy động.
Đơn cử, “khủng” nhất hiện nay phải kể tới Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) với gói khuyến mại tổng trị giá tới
hơn 22 tỷ đồng; nối liền sau chương trình 3 xe Mercedes cùng
loạt giải thưởng lớn khác vừa kết thúc…
I.Nguyên nhân vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi

suất vượt trần :
- Tạo thêm nguồn vốn tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Tăng lãi suất,ngân hàng huy động nguồn vốn dồi dào dùng
nguồn vốn này cho vay với lãi suất cao. Ngân hàng sẽ thu lợi
nhuận từ nguồn chênh lệch lãi suất đáng kể đó.
- Do tỷ lệ lạm phát .
Khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá,người dân ồ
ạt đi rút tiền để mua hàng hóa,mặt khác lãi suất huy động trân
danh nghĩa nhỏ hơn lãi suất huy động thực tế nên việc huy động
vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn buộc các ngân hàng phải
tăng lãi suất huy động để thu hút người dân gửi tiền vào. Đây là
lý do các ngân hàng vượt rào phổ biến mức trần lãi suất ngân
hàng nhà nước khống chế.
- Sự thiếu thanh khoản của các ngân hàng
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực
hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua
việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất tái chiết khấu và giảm hạn
mức tín dụng kiềm hãm khả năng cho vay của các NHTM, nhưng
nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân kinh
doanh,người dân rút tiền để tích lũy hàng hóa vẫn rất lớn.
Hơn nữa do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và
ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên
thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay
vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc
dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian
qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến
tính thanh khoản của các ngân hàng .Để duy trì hoạt động các
ngân hàng buộc phải tăng lãi suất
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều

đứng trước cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng – tài
chính, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn.Các ngân hàng liên tục
tăng lãi suất để huy động nguồn vốn, và không muốn vốn từ ngân
hàng mình chạy sang ngân hàng khác để giữ và tăng thị phần
vốn.
- Nguyên nhân từ chính ngân hàng và người cho
vay
Các ngân hàng thương mại kinh doanh trong điều kiện có một
“bà mẹ bảo hiểm tuyệt vời” là NHTW.Khi thiếu hụt thanh khoản
thì NHTƯ sẽ hỗ trợ bằng cách thông qua thị trường mở, nghiệp
vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá…hoặc bơm thẳng.Đặc biệt là các
ngân hàng chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính của
nhà nước.
Thực tế này làm cho người dân có một niềm tin “vô bờ bến” vào
những ngân hàng ấy, khiến họ sẵn sàng quên đi một nguyên lý
đơn giản “lợi nhuận càng cao, rủi ro càng cao”.
NHTM thỉ ỷ lại vào NHTW “nơi cứu cánh cuối cùng “ mà không
tự lực cánh sinh.Còn người dân thì vì lợi nhuận trước mắt mà
không suy xét thấu đáo .
- Lãi suất thị trường 2 tăng cao
Nhiều ngân hàng với khả năng thanh toán thấp khi tới hạn
thanh toán mà chưa huy động được vốn buộc phải đến các ngân
hàng lớn vay.Lãi suất liên ngân hàng luôn cao hơn lãi suất huy
động vốn nên lợi nhuận thu được thấp.Để bù lỗ các ngân hàng
phải tăng lãi suất huy động để thu hút lượng vốn trên thị
trường,từ đó giải quyết được bài toán thanh khoản trước mắt,đảm
bảo sự hoạt động của ngân hàng.
II. Tác động của lãi suất vượt trần
A. Tác động tích cực.
1. Tạo thêm nguồn, đảm bảo khả năng thanh khoản,

đặc biệt là thanh khoản ngắn hạn.
- Đối với những ngân hàng có quy mô và khả năng thanh khoản
nhỏ thì việc tăng lãi suất để huy động vốn giúp góp phần giải
quyết khó khăn cho việc thanh khoản trong ngắn hạn trong khi số
tiền cho vay trung và dài hạn chưa đáo hạn. Đảm bảo sự duy trì
hoạt động và tính cạnh tranh trên thị trường tài chính.
2. Tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng
từ đó tăng lợi nhuận.
Khi các ngân hàng con thực hiện lãi suất trần thì ngân hàng mẹ sẽ
có được nguồn vốn khá dồi dào, từ đó ngân hàng mẹ sẽ bung tiền
ra ngoài thị trường cho vay dưới hình thức cấp tín dụng cho các
ngân hàng con rồi thông qua nghiệp vụ cho vay tới tay người
vay. Ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lãi suất tín dụng và thu phí
từ các dịch vụ tín dụng khác như chuyển khoản.
3. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát
Việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ khuyến khích ngươi dân gửi vào
ngân hàng như thế sẽ rút bớt lượng tiền lưu thông làm giảm tỉ lệ
lạm phát, đảm bảo cho xuất khẩu và lưu thông hàng hóa phát
triển.
4. Tăng lãi suất tín dụng làm tăng số lượng ngoại tệ
trong nước.
Vì lãi suất đồng nội tệ tăng cao nên sẽ thu hút mọi người đổi từ
đồng ngoại tệ qua đồng nội tệ, làm cho cung ngoại tệ tăng, cầu
nội tệ tăng, đồng nội tệ lên giá làm cho tỷ giá hối đoái giảm
khuyến khích nhập khẩu. Từ đó tạo ra nhiều sự lựa chọn về mẫu
mã chi người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh ở thị trường trong
nước. Kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất

×