Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây bách vàng tại xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.76 KB, 75 trang )


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





TRẦN QUANG DIỆU




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI
VÀ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI CÂY
BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS FAJON &
HIEP) TẠI XÃ CA THÀNH, HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP











Thái Nguyên - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN QUANG DIỆU


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI
VÀ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI CÂY
BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS FAJON &
HIEP) TẠI XÃ CA THÀNH, HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI
2. ThS. LA QUANG ĐỘ




Thái Nguyên - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là PGS TS. Đặng Kim Vui và ThS. La Quang Độ. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được thể hiện
trong luận văn.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 10 năm 2013
Tác giả


Trần Quang Diệu

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại xã Ca Thành,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập thông tin cũng như các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã
tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người
đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi đến thầy giáo Ths. La Quang Độ
- Trưởng bộ môn thực vật rừng, giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và PGS. TS, giám đốc Đại học Thái Nguyên, thầy
giáo Đặng Kim Vui đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 10 năm 2013
Tác giả



Trần Quang Diệu


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Phạm vi nghiên cứu 5
6. Thời gian nghiên cứu 5
7. Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 7
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về loài Bách vàng 7
1.3. Tình hình nghiên cứu loài Bách vàng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng 9
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Nội dung nghiên cứu 11
2.1.1. Tìm hiểu một số đặc điểm của Bách vàng 11
2.1.2. Đặc điểm phân bố của Bách vàng 11
2.1.3.Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến đến tái sinh của Bách vàng 11
2.1.4. Tìm hiểu đặc điểm tái sinh của cây Bách vàng 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu 11
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 14

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.3. Phương pháp xử lí số liệu 15
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Đặc điểm hình thái 18
3.1.1. Hình thái thân cây 18
3.1.2. Đặc điểm về hình thái lá 19
3.1.3. Hình thái nón, hạt và các đặc điểm vật hậu học của loài 21
3.1.4. Hình thái rễ cây 22
3.2. Tình hình phân bố và các đặc điểm sinh thái của Bách vàng 23
3.2.1. Tình hình phân bố của Bách vàng 23
3.2.2. Một số đặc điểm sinh thái của Bách Vàng 25
3.3. Trị số độ tàn che 29
3.4. Tổ thành các loài cây tại khu phân bố của bách vàng 31
3.4.1. Đặc điểm của tầng cây bụi, thảm tươi tại khu phân bố Bách vàng 31
3.4.2. Cấu trúc tổ thành rừng khu vực nghiên cứu 33
3.5. Một số đặc điểm về tái sinh của Bách vàng 36
3.5.1. Hình thức tái sinh và chất lượng cây tái sinh 37
3.5.2. Mật độ cây tái sinh 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTTT
Công thức tổ thành
CR
Cấp cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered)
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)
ICNB
Mã số danh mục tên tảo, nấm và thực vật (International
Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants)
KBT
Khu Bảo tồn
ODB
Ô dạng bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
SĐVN
Sách đỏ Việt Nam


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hình thái thân cây Bách vàng 18
Bảng 3.2. Chiều dài của lá trưởng thành 20

Bảng 3.3. Độ tàn che khu vực điều tra 30
Bảng 3.4 Tổng hợp các loài cây bụi 32
Bảng 3.5. Các loài cây tầng thảm tươi 32
Bảng 3.6 Thành phần các loài cây tại 8 OTC 34
Bảng 3.7 Tổ thành tầng cây cao 35
Bảng 3.8 Hình thức tái sinh và chất lượng của cây tái sinh 37
Bảng 3.9 Hình thức tái sinh và chất lượng cây Bách vàng tái sinh 38
Bảng 3.10 Tỷ lệ phần trăm vị trí tái sinh và số cá thể theo chiều cao 39

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Một số bước nghiên cứu chính 13
Hình 3.1. Cành Bách vàng 19
Hình 3.2. Lá non Bách vàng 21
Hình 3.3. Lá Bách vàng trưởng thành 21
Hình 3.4 Bách vàng tái sinh 40


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, sự mất cân bằng sinh thái diễn ra ngày càng theo chiều
hướng gia tăng. Hệ lụy của sự mất cân bằng sinh thái đã làm cho hệ sinh thái
bị rối loạn. Ngày nay con người đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết
cực đoan, ảnh hưởng đến đời sống cũng như sản xuất.
Trước những thách thức về vấn đề môi trường, trong những năm gần
đây việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã trở thành chủ đề được Nhà nước
cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó đã
lập ra nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia, Nhà nước đã ban hành nhiều luật và
chính sách trong công tác bảo tồn hệ động thực vật nhằm bảo vệ các loài động
thực vật đảm bảo cân bằng sinh thái, tài nguyên được khai thác một cách bền
vững. Bên cạnh đó, rất nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đã tiến hành
đầu tư thực hiện nhiều dự án lớn nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
nước ta.
Tuy vậy, trước thực trạng dân số gia tăng nhanh chóng như hiện nay,
nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, đất tự nhiên ngày càng thu hẹp do
nhu cầu về đất sản xuất nông nghiệp tăng. Mặt khác, hiện nay nền công
nghiệp phát triển cũng đã góp phần vào việc làm quỹ đất ngày càng giảm
xuống, thay vào đó là các nhà máy, công trình xây dựng.
Tất cả những vấn đề đó đã dẫn đến thực trạng phá rừng ngày càng gia
tăng, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh công
tác bảo vệ rừng, tuy nhiên, việc ngăn chặn tình trạng phá rừng vẫn không
giảm xuống. Nhiều loài cây gỗ qúy bị khai thác cạn kiệt, một số loài đã bị
tuyệt chủng, hiện tại nhiều loài khác đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao.
Bách vàng là một loài cây mới được phát hiện trong họ Hoàng đàn
(Cupressaceae), là loài cây tương đối hiếm hiện nay. Cho đến nay, Bách vàng

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

mới được phát hiện tại 2 khu vực phía bắc Việt Nam (KBT Bát Đại Sơn,
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Hà Giang và xã Ca Thành, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng). Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại số lượng Bách vàng
còn lại rất ít. Số lượng cá thể cây mẹ đã bị người dân địa phương khai thác
bán sang Trung Quốc, cây con Bách vàng bị người dân khai thác đem về
vườn nhà để gây trồng.
Trong những năm gần đây, tình trạng khai thác các loài thực vật diễn ra
ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt là những loài cây có giá trị kinh tế cao và có số
lượng hiếm, ít được tìm thấy trong tự nhiên. Thực trạng này đang làm suy
giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng cả về số lượng lẫn chất lượng, tính
đa dạng thực vật cũng bị đe dọa ở mức cao, nhiều loài thực vật hiếm đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt, trong đó có loài cây Bách vàng.
Bách vàng hay Bách vàng Việt Nam (danh pháp khoa học: Callitropsis
vietnamensis Fajon & Hiệp) được phát hiện trong thời gian gần đây ở khu vực
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thuộc miền bắc Việt Nam (Tên gọi địa phương
là Hoàng đàn vàng Việt Nam, Trắc bách Quản Bạ hoặc cây Ché). Hoàng đàn
là họ có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao và số lượng hiện được tìm thấy
trong hoang dã tại Việt Nam còn lại rất ít [13].
Bách vàng được tìm thấy vào tháng 10 năm 1999, và lúc bấy giờ Bách
vàng đã được mô tả như là một chi mới thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
và có danh pháp khoa học là Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep, có
quan hệ họ hàng rất gần với bách Nootka (Callitropsis nootkatensis), là loài
sau đó cũng được chuyển sang chi mới này, việc xử lý này có nhiều luận cứ
ủng hộ, do cả hai loài đều không có quan hệ gì với chi Chamaecyparis, mà
cũng không phù hợp khi xếp vào chi Cupressus, mặc dù có nhiều điểm chung
(Farjon & Hiệp N.T và cs, năm 2002).
Little và các cộng sự (2004), trong khi vẫn xác nhận mối quan hệ trên
đây, nhưng với các chứng cứ mới, đã chỉ ra rằng tổ hợp danh pháp có sớm

S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
hơn trong chi Callitropsis đã tồn tại, là Callitropsis nootkatensis (D.Don)
Oerst., công bố vào năm 1864 nhưng đã bị các tác giả khác hoặc là bỏ qua
hoặc là không nhận ra. Vì thế Little và những người khác đã
coi Xanthocyparis là đồng nghĩa của Callitropsis, tên gọi chính xác cho các
loài này theo quy tắc của ICBN khi xử lý một chi khác biệt. Tên
gọi Xanthocyparis hiện nay đã được đề xuất để bảo lưu, nhưng điều này chỉ
được quyết định tại Đại hội Thực vật học quốc tế năm 2011, cho đến thời gian
này thì tên gọi chính xác là Callitropsis theo nguyên tắc đặt trước [13].
Bách vàng là loài cây gỗ, không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn
có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Bách vàng mềm, rất khó bị mối mọt, ít cong
vênh, trước đây Bách vàng đã được bán sang Trung Quốc để làm quan tài
quý. Cũng như các loài khác trong họ Hoàng đàn, gỗ Bách vàng có vân đẹp,
phù hợp cho việc chế tạo đồ mỹ nghệ cao cấp, đặc biệt gỗ Bách vàng có mùi
rất thơm, có thể sử dụng làm hương liệu tốt.
Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao nên Bách vàng đã và đang bị khai thác
rất mạnh. Theo kết quả nghiên cứu số lượng Bách vàng còn lại trong tự nhiên
rất ít, chúng chỉ tập trung phân bố ở những đỉnh núi cao từ 1,050m đến
1,330m so với mực nước biển. Một số cá thể bị chết tự nhiên, còn một số
khác đã và đang bị người dân địa phương khai thác. Hơn nữa, dưới tán rừng
rất ít gặp các cá thể cây con tái sinh, vì vậy việc bảo tồn loài cây quý hiếm,
đặc hữu này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật quý
hiếm ở nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thực vật.
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang có nhiều chủ trương, chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất Lâm nghiệp, trong những năm gần đây có rất nhiều
các dự án Lâm nghiệp do Nhà nước đầu tư như dự án trồng rừng 661, 327
v.v…Ngoài ra, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi với diện tích rừng
khá lớn khu vực miền Bắc, đây là địa điểm lý tưởng cho các tổ chức nước


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
ngoài đầu tư các dự án về Lâm nghiệp, trong đó có một số dự án liên quan
đến vấn đề bảo tồn.
Do ảnh hưởng của thực trạng du canh du cư, khai thác động thực vật
trái phép đã làm cho hệ sinh thái rừng bi xáo trộn, một số loài thực vật đã và
đang bị khai thác có nguy cơ bị tuyệt vong cao, trong đó có loài Bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep) [11].
Những nghiên cứu về đa dạng thực vật tại huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng còn rất ít và những hiểu biết về loài Bách vàng cũng nằm trong tình
trạng tương tự. Để góp thêm những hiểu biết về mặt khoa học nhằm bảo vệ
loài cây quý hiếm, đặc hữu này thì việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái
học và phân bố của Bách vàng là vấn đề hết sức cấp thiết.
Nhằm tạo cơ sở cho một số nghiên cứu và các hoạt động bảo tồn trong
tương lai, việc tìm hiểu và nghiên cứu về loài Bách vàng là vấn đề rất quan
trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm phân bố, sinh thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây Bách
vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep) tại xã Ca Thành, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng làm cở sở cho việc bảo tồn và phát triển loài”.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số đặc điểm phân bố, sinh thái học và đặc điểm tái sinh tự

nhiên của loài Bách Vàng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được những địa điểm có sự phân bố của loài Bách vàng tại khu
vực nghiên cứu;
- Xác định một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Bách vàng;
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái học của loài Bách vàng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Loài cây Bách vàng (Callitropsis vietnamensis Fajon & Hiệp) tại xã Ca
Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm phân bố, sinh thái học và tái sinh
tự nhiên của Bách vàng (Callitropsis vietnamensis Fajon & Hiệp) ở các trạng
thái rừng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
6. Thời gian nghiên cứu
Căn cứ vào quy định của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về thời
lượng nghiên cứu đề tài, đồng thời do đề tài phải tiến hành thu thập nhiều
thông tin và việc theo dõi về đặc điểm vật hậu học cũng như đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái học nên việc thực hiện đề tài tốn khá nhiều
thời gian.
7. Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài chỉ ra một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
và tái sinh của Bách vàng, từ đó phục vụ cho các công trình nghiên cứu sau
này có thể xây dựng kế hoạch quản nguồ hiếm này đạt hiệu
quả hơn.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Bên cạnh đó, trên cơ sở tìm hiểu một số đặc điểm về phân bố của loài,

chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng cũng như các
đặc điểm về khu phân bố, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho công
tác bảo tồn loài một cách phù hợp và tốt hơn trong tương lai. Ngăn chặn thực
trạng khai thác trái phép đang đẩy loài đứng trước nguy cơ cao của sự tuyệt
chủng hiện nay.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Bách vàng Xanthocyparis là một chi mới được phát hiện lần đầu tiên
gần đây tại Việt Nam tại Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đây là một chi thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) -
một trong 06 họ thuộc lớp Thông (Pinopsida). Trong họ Hoàng đàn hiện tại
chỉ có 4 - 5 chi, khi được phát hiện, Bách vàng đã được xếp vào một trong
những chi thuộc họ này. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (1996), tất cả
những loài thuộc họ Hoàng đàn mọc tự nhiên đều được đưa vào sách đỏ Việt
Nam (SĐVN).
Phần lớn các chi thuộc họ Hoàng đàn đều có gí trị về mặt kinh tế như
gỗ đẹp, lấy tinh dầu thơm, trồng làm cảnh, đó là các loài cây mà chúng ta vẫn
rất thường gặp như Pơmu, Bách xanh, Hoàng đàn rũ, Trong những năm gần
đây, có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các chi và loài
thuộc họ Hoàng đàn, tuy nhiên do mới được phát hiện và khu vực phân bố
hẹp, đồng thời chu kỳ ra hoa kết quả của loài kéo dài nên vấn đề nghiên cứu
loài cây Bách vàng của các nhà khoa học và sinh thái học còn rất hạn chế và
quy mô thực hiện chưa rộng.
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về loài Bách vàng

Hoàng đàn là một họ có số lượng loài và chi rất ít nên số lượng các
nghiên cứu trong và ngoài nước chưa nhiều. Sau hàng loạt các nghiên cứu và
phát hiện về chi Bách vàng, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã tìm thấy
tất cả 2 loài thuộc chi này và thống nhất cách đặt tên cho các loài. Loài thứ
nhất được tìm thấy ở phía Bắc châu Mỹ với tên gọi là Xanthocyparis
nootkatensis (D.Don) Farjon & Harder (Farjon, 2001; Farjon A., Nguyen Tien
Hiep, Harder K., Phan Ke Loc, Averyanov L., 2002), loài thứ 2 được tìm thấy

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
ở Việt Nam là Xanthocyparis vietnamensis. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam
được phát hiện tại Hà Giang chính thức vào năm 1999. Sau khi được phát
hiện, một số nhà khoa học từ Vương quốc Anh đã đến KBT để nghiên cứu.
Tại đây, các nhà thực vật học đã công bố thêm một số đặc điểm về loài như:
chiều cao của Bách vàng trưởng thành đạt 8 – 10m, đường kính 30 – 35cm, số
lượng còn lại tại khu vực tìm thấy loài còn lại rất ít, loài sinh trưởng ở những
đỉnh núi cao [11].
Trên thực tế, Bách vàng là một loài mới được phát hiện nên chưa có
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức
quan sát thực tế và mô tả về đặc điểm hình thái và đánh giá loài thông qua các
nhận định và theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của loài trong tự
nhiên. Các nhà thực vật học căn cứ vào số lượng cá thể được tìm thấy và
phạm vi phân bố của loài đã xếp Bách vàng vào cấp CR (Farjon, Nguyen Tien
Hiep, Harder K., Phan Ke Loc, Averyanov L., 2002) [11].
Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy
rằng, thành phần loài cây nơi có mặt của loài Bách vàng khá đa dạng và
phong phú với sự có mặt của các loài cây lá rộng xen lẫn lá kim, đặc biệt là
Bách vàng mọc hỗn giao với các loài cây lá kim. Thành phần các loài cây lá

rộng cũng khá đa dạng, chủ yếu là các loài cây thuộc họ Dẻ, Đỗ quyên (Vũ
Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Chẩm (1999); Farjon A., Nguyen Tien
Hiep, Harder D.K., Phan Kế Lộc, Averyanov L., 2002; Farjon A., 2002b).
Đến năm 2001, lúc bấy giờ Bách vàng là 1 loài cây mới được phát hiện
nên danh pháp khoa học của loài vẫn còn chưa được hoàn toàn thống nhất.
Tuy nhiên, một số thử nghiệm nhân giống của Công ty Giống cây lâm nghiệp
Trung Ương cũng cho thấy rằng, Bách vàng là loài cây có giá trị kinh tế như
gỗ thơm, ít mối mọt và cong vênh, khả năng tái sinh kém và đặc biệt quá trình
sinh trưởng rất dài.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Nói chung, số lượng các nghiên cứu về loài Bách vàng rất ít và thiếu sát
sao nên các biện pháp bảo tồn cũng như sự hiểu biết về tính cần thiết phải bảo vệ
và bảo tồn loài còn rất nhiều hạn chế và ít được chú trọng. Trên cơ sở đó, việc đề
xuất các nghiên cứu về loài nói chung và đề tài này nói riêng mang tính cần thiết
và cấp bách.
1.3. Tình hình nghiên cứu loài Bách vàng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng
Trên thực tế, ở Việt Nam Bách vàng là loài chỉ mới được phát hiện
trong thời gian rất ngắn gần đây tại Hà Giang nên chỉ mới có một số các
nghiên cứu sơ bộ về loài tại khu vực này như:
Nghiên cứu của Tô Văn Thảo năm 2003 “Nghiên cứu về phân bố, sinh
thái, tình trạng bảo tồn tự nhiên (In-situ) của loài Bách vàng (xanthocyparis
Vietnamensis Farjon & Hiep) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện
Quản Bạ tỉnh Hà Giang.
Khảo sát của Trung tâm Môi trường Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra &
Quy hoạch rừng năm 1997 - 1999. Các phát hiện mới của đợt khảo sát của

Trung tâm cũng đã cho một số kết quả về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
tương tự.
Xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình là một địa điểm được cho là có sự
xuất hiện của Bách vàng, song thông tin này còn mới mẻ, ít người biết đến.
Đây là khu vực có phần đông dân số là người dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao,
Tày) việc canh tác nông nghiệp chủ yếu là đốt nương làm rẫy, du canh du cư
nên tình trạng phá rừng diễn ra mạnh.
Năm 2011, sau khi phát hiện sự có mặt của Bách vàng tại đây, La
Quang Độ và các cộng sự đã và đang tiến hành một số nghiên cứu quy mô
nhỏ để đánh giá về Bách vàng và đã phát hiện thấy thêm một số đặc điểm sinh
thái học qua việc đánh giá tổng quan về đặc điểm của khu vực phân bố.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Nói tóm lại, Ca Thành là khu vực có thể nói là mới lạ về sự xuất hiện của
Bách vàng đối với các nhà thực vật học. Đây có lẽ là do: Số lượng loài trong tự
nhiên ít; nhận thức của người dân về loài còn hạn chế nên việc khai thác tràn lan
diễn ra mạnh mẽ làm cho loài Bách vàng không có cơ hội tái sinh và việc phát
hiện và tiến hành các nghiên cứu về Bách vàng ở đây bị hạn chế [11].
Thông qua một số quan sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng hệ sinh
thái rừng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình có độ đa dạng sinh học khá
cao với thành phần gồm nhiều loài cây lá rộng và một số loài cây lá kim mọc
xen kẽ với Bách vàng. Điều này đã góp phần làm đa dạng thêm khu hệ thực
vật cho khu vực này, tuy vậy tài nguyên rừng nơi đây đang đứng trước tình
trạng bị cạn kiệt và một số loài cây đang đối mặt mới nguy cơ biến mất tại,
trong đó điển hình là loài cây Bách vàng.

S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện một số nội dung chính
sau:
2.1.1. Tìm hiểu một số đặc điểm của Bách vàng
+ Đặc điểm hình thái cây trưởng thành (Rễ, thân, lá)
+ Đặc điểm vật hậu (hoa, quả)
+ Đặc điểm sinh thái
2.1.2. Đặc điểm phân bố của Bách vàng
+ Tọa độ
+ Độ cao
2.1.3.Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến đến tái sinh của Bách vàng
Trạng thái rừng
Tổ thành các loài cây
Độ tàn che
Đất đai
Khí hậu: nhiệt độ, ẩm độ
2.1.4. Tìm hiểu đặc điểm tái sinh của cây Bách vàng
Điều tra về hình thái cây tái sinh:
Hình thức tái sinh
Mật độ tái sinh
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu
Mỗi loài cây khác nhau có một đặc điểm về sinh vật học, sinh thái học
khác nhau. Đó là sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống, trong
những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, đã tạo ra các loài cây riêng biệt với


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
một điều kiện môi trường đặc trưng phù hợp cho loài. Vì vậy việc nghiên cứu
chuyên sâu một loài cụ thể nào đó muốn đạt được kết quả nghiên cứu một
cách chính xác, khách quan và khoa học thì cần đến nơi phân bố của loài để
thực hiện việc điều tra, tìm hiểu về loài đó.
Trong thực tiễn nghiên cứu từ trước tới nay đã có rất nhiều phương
pháp tiếp cận nghiên cứu như: Nghiên cứu tập trung vào cá thể của loài cần
nghiên cứu; nghiên cứu theo hướng tập trung vào toàn bộ quần thể; nghiên
cứu tập trung hài hòa theo 2 quan điểm trên.
Nếu theo hướng nghiên cứu tập trung vào cá thể thì kết quả nghiên cứu
sẽ bị phiếm diện và chắc chắn sẽ không thể đầy đủ được, từ đó dẫn đến việc
nghiên cứu và đánh giá không chính xác.
Nếu theo hướng tiếp cận nghiên cứu thứ 2 – hướng tập trung vào quần
thể loài nghiên cứu – thì dẫn đến việc nghiên cứu mang tính chất tổng quát,
không chi tiết và cho kết quả đánh giá sẽ bị sai lệch. Một điều hiển nhiên, nếu
muốn nghiên cứu một tổng thể của một loài nào đó, thì chắc chắn trước hết
phải thực hiện nghiên cứu trên từng cá thể. Có như vậy, tính chính xác khi
đánh giá quần thể mới mang tính khoa học và độ chính xác cao.
Trong nghiên cứu thực vật, cần phải có yếu tố thực tế kết hợp lý thuyết.
Đi từ chi tiết đến phức tạp sẽ mang lại một kết quả khách quan và chính xác
hơn, điều này đồng nghĩa với việc cần kết hợp và vận dụng hài hòa hai hướng
tiếp cận nghiên cứu cá thể và quần thể trong thu thập thông tin nghiên cứu.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


13

Hình 2.1 Một số bƣớc nghiên cứu chính
Sơ đồ nghiên cứu
tổng quát của đề tài
Một số đặc điểm của
Bách vàng
Hình thái
Sinh thái
Tái sinh
Bách vàng

Cây mạ
Cây con
Vật hậu
Yếu tố
ảnh hưởng
Tổ thành
Độ tàn che
Đất đai
Khí hậu

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin về đặc điểm sinh thái, phân bố của loài Bách
vàng trên thực địa.

Để đánh giá tổng quan được sự phân bố và tình trạng Bách vàng tại khu
vực nghiên cứu, việc điều tra theo tuyến là một hoạt động đầu tiên chúng tôi
sử dụng trong quá trình thực hiện điều tra tại thực địa. Việc tổ chức điều tra
cần kết hợp với sự tham gia của cán bộ Lâm nghiệp và người dân địa phương
nhằm xác định rõ vị trí phân bố của Bách vàng.
Để đưa ra được các đánh giá vì sự phân bố và tái sinh của Bách Vàng
tại khu vực nghiên cứu một cách tổng quan. Số liệu cụ thể về sự phân bố, vị
trí và khu vực phân bố của loài Bách vàng, cần xác định và đo đếm Bách vàng
qua các tuyến điều tra, với các chỉ tiêu theo nhất định.
- Thu thập các số liệu về các đặc điểm về sinh thái, vật hậu nơi có sự
xuất hiện của loài Bách vàng
Biên độ nhiệt qua các thời điểm khác nhau, lượng mưa, ẩm độ tất cả
những thông tin này sẽ được kế thừa từ các nghiên cứu có liên quan và được
thu thập từ chính quyền địa phương; các chỉ tiêu về hướng phơi, địa điểm
chính xác khu vực phân bố Bách Vàng, tổ thành loài cây, xác định các trạng
thái rừng, mật độ loài sẽ được trực tiếp thực hiện tại thực địa bằng phương
pháp quan sát trực tiếp và sử dụng thiết bị định vị toàn cầu GPS;
Ngoài việc điều tra thực địa, quá trình nghiên cứu sẽ kết hợp thu thập
tài liệu từ phía chính quyền địa phương và phỏng vấn thu thập thông tin từ
người dân địa phương.
- Thu thập thông tin về tái sinh tự nhiên
Việc đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của Bách vàng cần phải dựa
trên số liệu tính toán về mật độ cây, phải lập các ô tiêu chuẩn (OTC), trong
các OTC tiến thành lập 5 ô dạng bản (ODB) trên tuyến điều tra.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Kích thƣớc:

+ OTC: 1000m
2
(tổng 08 ô tiêu chuẩn)
+ ODB: 5m x 5m = 25m
2
(Tổng 40 ODB)
Tiến hành tính toán xác định số lượng cây con tái sinh trong các ODB
ngay sau khi các OTC và ODB được lập.
Trong quá trình nảy mầm của hạt, sinh trưởng của cây mạ cây con, yếu
tố ánh sáng có sự chi phối rất lớn. Đó là cường độ ánh sáng được thể hiện
thông qua độ tàn che, do vậy trong quá trình điều tra, việc xác định và đo đếm
cây tầng cao là rất quan trọng và xác được định bằng máy đo độ tàn che.
- Phƣơng pháp sử dụng câu hỏi phỏng vấn
Bách vàng hiện đang bị người dân khai thác mạnh với trữ lượng lớn,
đặc biệt là các cộng đồng địa phương sống gần rừng và cuộc sống chủ yếu
phụ thuộc lớn vào việc khai thác tài nguyên rừng. Những cộng đồng này sẽ
hiểu biết hơn ai hết trong việc ngăn chặn hoặc hạn chế hay bảo tồn loài cây
này. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, cần thiết phải xem xét đến yếu tố
tham gia của người dân địa phương.
Nhằm đưa ra được các đề xuất cho việc bảo tồn loài Bách vàng trong
tương lai, việc lấy ý kiến người dân là vô cùng quan trọng. Để thực hiện được
điều này, tôi đã chọn phương pháp sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn thu thập
thông tin về các giải pháp bảo tồn loài Bách vàng.
2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu
- Cây tái sinh:
Để việc đánh giá được chính xác và tỉ mỉ về đặc điểm hình thái của loài,
việc đo đếm số lượng cây tái sinh tự nhiên cần thiết phải chỉ ra nhiều cấp kính
khác nhau và chất lượng của cây trên từng cấp kính.

- Xác định mật độ

Công thức xác định mật độ như sau:

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

16

10.000
n
Nx
S
(cây/ha) (2-1)
Trong đó:
- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC
- S: Tổng diện tích các OTC (ha).
Đất là yếu tố ảnh hưởng lớn tới tái sinh và sinh trưởng của các loài cây,
các thông tin cần thu thập về đất bao gồm:
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:

m
ni
n
m
1i
(2-2)
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài,
- m là tổng số loài điều tra được,
- n
i

là số lượng cá thể loài i.
Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo
công thức:
n
%j
.100
n
n
m
1i
i
j
(2-3)
Trong đó:
- j =1,
- m là số thứ tự loài.
Nếu:
- n
%j
5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành
- n
%i
< 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành:
10
N
n
K
i
i

(2-4)

×