Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VĂN MÃO



XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN HUNG HÀ GIANG

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huê Viên
2. TS. Phạm Công Thiếu






THÁI NGUYÊN - 2013



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Mão



ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào
tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này.
- Ban thường vụ Tỉnh ủy, Huyện uỷ huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong quá trình học
tập, cũng như trong giai đoạn thực hiện đề tài;
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Uỷ ban nhân
dân huyện Hoàng Su Phì, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Hoàng Su Phì, Uỷ ban nhân dân các xã Nậm Ty, Nậm Dịch, Hồ Thầu, Nam
Sơn, Bản luốc, Tụ Nhân, Bản Nhùng, Bản Péo, Ngàm Đăng Vài, Chiến Phố,
Thàng Tín là các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn tôi triển khai, thực
hiện đề tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Trần Huê Viên, TS. Phạm Công Thiếu là người thầy hướng dẫn
về khoa học, đã giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên
cứu cũng như hoàn thiện bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá
trình xây dựng đề cương và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên
khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Mão


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn 5
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà 5
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình
thành giống lợn 5
1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và khả
năng sản xuất của lợn 7
1.1.2.1. Đặc điểm di truyền các tính trạng 7
1.1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá 8
1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của lợn 9
1.1.2.4. Tập tính sinh sản của lợn 10
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn 10
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn 10
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất
thịt của lợn 12


iv
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục và khả
năng sinh sản của lợn 16
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn 16
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn 20
1.1.5. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 26
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
1.2.1.1. Đánh giá chung 28

1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu một số giống lợn nội phổ biến ở Việt Nam 30
1.2.1.3. Kết quả nghiên cứu một số giống lợn bản địa 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 39
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 42
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 42
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 42
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 42
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình chăn nuôi lợn Hung tại
huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang 42
2.3.2.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của lợn Hung 43
2.3.2.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Hung 43
2.3.2.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt lợn Hung . 44
2.3.2.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Hung . 45
2.3.2.6. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc 47
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 48


v
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Hung về số lượng, cơ cấu,
phương thức chăn nuôi 50
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn và lợn Hung tại Hoàng Su Phì - Hà Giang 50
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Hung 51
3.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn 53
3.2. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung 55
3.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Hung 56

3.3.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục 56
3.3.2. Kết quả sinh sản của lợn nái Hung 60
3.4. Khả năng sinh trưởng của lợn Hung 65
3.4.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn 65
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung 67
3.4.3. Kết quả sinh trưởng tương đối 69
3.5. Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn Hung 70
3.5.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Hung 70
3.5.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tỷ lệ một số axit amin của thịt
lợn Hung 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Tồn tại 77
3. Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN . 84
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CS
: Cộng sự
CSKL
:
ĐVT
: Đơn vị tính
FSH
: Follicle Stimulating Hormone

GRH
: Gonandotropine releasing hoormone
ISO
: International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá)
LH
: Luteinizing Hormone
NN&PTNT
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NST
: Nhiễm sắc thể
PRA
: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
PTNT
: Phát triển nông thôn
STT
: Số thứ tự
SWOT
: Sử dụng ma trận để phân tích lập kế hoạch
TB
: Trung bình
TCVN
:
TT
: Thị trấn
TTTĂ
: Tiêu tốn thức ăn









vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn ở nông hộ 50
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Hung tại nông hộ 52
Bảng 3.3. Phương thức nuôi lợn Hung 53
Bảng 3.4. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung 55
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục lợn nái Hung 57
Bảng 3.6. Năng suất sinh sản của lợn nái Hung 60
Bảng 3.7. Khối lượng lợn Hung qua các tháng tuổi 65
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung 67
Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của lợn Hung qua các tháng tuổi 69
Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát thân thịt lợn Hung 71
Bảng 3.11. Thành phần hóa học của thịt lợn Hung 73
Bảng 3.12. Hàm lượng một số axit amin của thịt lợn Hung 74
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt Hung 75


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Hung qua các tháng tuổi 66
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung 68
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn Hung 70




1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành sản xuất, kinh doanh lớn, thịt lợn
chiếm 40 % tổng lượng các loại thịt (thịt bò 31 %, thịt gia cầm 23 %, thịt cừu 6 %).
Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông dân,
thịt lợn chiếm 64,8 % tổng lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị
trường. Theo Niên giám thống kê năm 2012, cả nước có 26,7 triệu con lợn,
đạt sản lượng 2,6 triệu tấn. Trong số đó, lợn nội nuôi ở quy mô nhỏ hộ gia
đình vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 60%.
Nước ta là một nước nông nghiệp có hệ sinh thái và văn hóa đa dạng.
Hầu như cộng đồng dân cư nào ở Việt Nam cũng có các sản phẩm giống
vật nuôi riêng của mình, trong đó có các giống lợn. Tuy nhiên, điểm chung
nhất của các giống lợn của nền văn minh lúa nước Việt Nam là có tính địa
phương cao, ít được chọn lọc nên năng suất thấp, không đáp ứng được nhu
cầu thịt lợn ngày càng tăng lên trên thị trường. Để khắc phục hạn chế này,
chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật và chính sách khuyến khích
phát triển chăn nuôi lợn. Một trong các giải pháp được ưu tiên hàng đầu là
giải pháp công tác giống. Để cải tiến giống lợn và nâng cao năng suất chăn
nuôi chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: Đại Bạch, Landrace,
Yorkshire, New Hampshire, Pietrain… để lai kinh tế với một số giống lợn
nội tốt như: Lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Lang Hồng… ngoàì việc dùng đực
giống ngoại để lai cải tạo giống địa phương, chúng ta cũng đã nhập nhiều
giống lợn ngoại tốt của thế giới để tổ chức chăn nuôi công nghiệp quy mô
lớn. Tuy nhiên, các giống lợn ở nước ta khá phong phú chiếm khoảng
20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam, trải dài từ Bắc đến
Nam đều có những giống lợn bản địa đặc trưng cho từng miền, từng vùng.
Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng



2
Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn
Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn
đen Mường Lay (Điện Biên), … Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà
con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Hoàng Su Phì (Hà Giang) đến
Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và
chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản địa ở
nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc
trưng cho từng giống và từng vùng khác nhau và đều có chung đặc điểm là
thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục
sớm, ăn tạp, khéo nuôi con…
Con giống vật nuôi là sản phẩm vật thể có đặc trưng riêng. Sự tồn tại
hoặc mất đi của con giống gắn liền với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội hình thành nên chúng. Trong những năm qua do chạy theo số lượng,
chúng ta đã vô tình quên lãng và làm mất đi một số nguồn gen giống vật nuôi
bản địa. Đây là một tổn thất không thể bù đắp vì việc phát hiện, bảo tồn giống
nói chung, giống lợn nói riêng không chỉ có ý nghĩa là bảo tồn bản sắc văn
hóa mà còn có ý nghĩa là sự bảo tồn nguồn gen để khai thác cho các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội trước mắt và cho công tác tạo giống trong tương lai,
vì vậy con giống luôn được coi là “Quốc bảo”. Theo hướng này, trong những
năm qua chúng ta đã rà soát quỹ gen giống lợn Việt Nam, đã phát hiện và đưa
vào bảo tồn, khai thác nhiều giống lợn bản địa như lợn Táp Ná (Cao Bằng),
Lợn cỏ (Tây Nguyên), lợn Mẹo (Nghệ An)…
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, không gian sinh tồn của 23
dân tộc thiểu số Việt Nam, trong thời gian gần đây việc sử dụng các giống
bản địa vào thực tiễn sản xuất là lợn Lũng Pù, lợn Hung. Lợn Hung là một
giống lợn bản địa được người dân chăn nuôi từ lâu đời. Trong điều kiện giao
lưu kinh tế xã hội thời gian qua đi liền với công tác quản lý giống chưa được



3
quan tâm đúng mức nên có thể đã dẫn tới sự pha tạp nguồn gen. Song, nhìn
chung đa số cá thể lợn vẫn giữ được đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống
như màu lông hung (địa phương quen gọi là “lợn đỏ”)
Thực tế cho thấy, lợn Hung được nuôi khá nhiều tại các huyện Hoàng
Su Phì, Bắc Mê và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. Giống lợn Hung thích nghi
cao với điều kiện sinh thái địa phương, sức đề kháng tốt, chịu được kham khổ,
đặc biệt chất lượng thịt thơm ngon, rất được ưa chuộng, giá bán trên thị
trường luôn cao hơn các giống lợn khác từ 20-25 %.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu nhằm đánh giá một
cách cơ bản và toàn diện về lợn Hung. Các nghiên cứu nhằm quản lý và khai
thác tiềm năng của lợn Hung vào việc phát triển đa dạng hệ thống giống trong
chăn nuôi, phù hợp với sinh thái và trình độ sản xuất của từng vùng cũng
chưa được thực hiện. Từ những lý do nêu trên, để có các số liệu khoa học
phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác nguồn gen lợn Hung cũng như hoạch
định các chính sách phát triển chăn nuôi địa phương, việc nghiên cứu cơ bản
về con lợn Hung cần được đặt ra. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc tiến
hành đề tài “Xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của
lợn Hung - Hà Giang” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm ngoại hình của lợn Hung, từ đó làm
căn cứ bảo tồn, khai thác và phát triển giống lợn này.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản để đề xuất các giải
pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cũng như hướng khai thác đạt hiệu quả kinh
tế cao khi chăn nuôi lợn Hung.


4
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn cung cấp các số liệu khoa học cơ bản về
giống lợn Hung để xây dựng chiến lược bảo tồn, khai thác quỹ gen cũng như đề
xuất các hướng nghiên cứu khoa học khác Kết quả đề tài cũng cung cấp cơ sở
khoa học để xây dựng và triển khai đề án phát triển chăn nuôi lợn Hung theo
chủ trương, định hướng của huyện Hoàng Su Phì Hà Giang.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận văn giúp xây dựng các đề xuất kỹ nâng
cao năng suất chăn nuôi và khai thác sản phẩm lợn Hung đạt hiệu quả kinh tế
cao theo hướng chăn nuôi truyền thống nhằm tạo đặc sản đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà
Giống lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành và bắt nguồn
từ hai nhóm lợn rừng hoang dại. Đó là lợn rừng Châu Âu (Sus serofaferus) và
lợn rừng Châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) được con người
thuần hoá trong thời gian dài mà thành. Căn cứ vào hình dáng của tai, người
ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ Châu Âu và Châu Á thành hai loại: Lợn
tai dài và lợn tai ngắn.
Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu và nguyên
thuỷ Châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các
nước dọc theo Địa Trung Hải. Trong đó lấy giống lợn lông xoăn La Mã và lợn
ở bán đảo Ban Căng lai với lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm
chất thịt ngon, mềm, ở đời sau cho tự giao và hình thành giống lợn lai cổ đại.
Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các giống lợn Cổ đại trước kia thông
qua các phương pháp tạp giao cải lương khác nhau mà dần hình thành nên,

(Trần Văn Phùng và cs, 2004) [37].
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình
thành giống lợn
Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng
khác nhau, điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không giống nhau
dẫn đến việc hình thành các giống lợn khác nhau.
Để giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã thuần hóa lợn rừng thành
lợn châu Á có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở Châu Âu, cũng do điều


6
kiện tự nhiên đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu có đặc
điểm như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao.
Nguyễn Thiện và cs, (2005) [54] cho biết khi đã được thuần hoá, lợn
hoang đã có nhiều thay đổi. Điều trông thấy rõ rệt là thân hình bé, nên các loại
lợn nhà nguyên thuỷ đều bé nhỏ. Ở Châu Âu, mãi đến cuối thời kỳ Trung Cổ,
mới có các loại lợn to lớn, có những đặc điểm bên ngoài như tai rủ, qua quá trình
thuần dưỡng về sau này do lai tạo có ý thức nên khối lượng lợn được cải thiện,
đa dạng hơn về hình dáng và tăng về chiều dài, cao chân, mông phát triển.
Trong điều kiện của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, các giống lợn
ít được tác động chọn lọc, cải tạo nên tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, ít biến đổi
di truyền nên tính thích nghi hẹp và đầy đủ đặc tính của giống nguyên thủy
hay giống quá độ.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh của
khoa học kỹ thuật thì giống lợn chịu nhiều tác động chọn lọc của con người nên
có sự thay đổi lớn về tầm vóc, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho thịt và hiệu quả
chuyển hóa thức ăn cao. Nước ta trong quá trình giao lưu kinh tế thế giới ở các
thời kỳ, giống lợn nuôi ở Việt Nam đã chịu khá nhiều tác động biến đổi.
Vào những thập kỷ 20, nước ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản.
- Tại miền Nam từ những năm 1950 đã tuần tự nhập các giống

Berkshire, Yorkshire, Landrace white,
- Tại miền Bắc từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước nhập hàng loạt
lợn Tân Kim, Tân Cương… từ Trung Quốc. Sau đó toàn quốc vào những
năm 70 - 80 đã nhập các giống có tỷ lệ nạc cao như: Landrace, Yorkshire,…
và vài chục năm nay nhập các dòng Hybrid, các tổ hợp lai siêu nạc từ các
nước Đông Âu, Tây Âu, Mỹ… để phát triển lợn lai các loại. Các giống lợn
cao sản thường được dùng để cho lai với các giống lợn địa phương như: Đại
Bạch x Ỉ, Landrace x Móng Cái, Yorkshire x Ba Xuyên… hoặc để pha máu
cho các loại dòng lợn cao sản khác.


7
1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và khả
năng sản xuất của lợn
1.1.2.1. Đặc điểm di truyền các tính trạng
Cũng như các loài gia súc khác đặc điểm di truyền các tính trạng chất
lượng và số lượng trên lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel,
màu sắc lông da như trắng, đen, vàng là những tính trạng chất lượng… còn
tính trạng số lượng được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số con trên lứa, khả
năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ,… Đó là những tính trạng do nhiều đôi gen
quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau,
(Nguyễn Thiện và cs, 1998) [52].
Giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được ký hiệu là P (Phenotype).
Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường
được ký hiệu bằng E (Environment).
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E.
Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(Minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các

minorgene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và
át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:
G = A + D + I
Trong đó: G : Giá trị kiểu gen
A : Giá trị cộng gộp
D : Giá trị sai lệch trội
I : Giá trị sai lệch tương tác
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò


8
quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con
đường thực nghiệm.
Theo J.F. Lasley, (1974) [27] cho biết những tính trạng có hệ số di
truyền (h
2
) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng
có hệ số di truyền trung bình.
Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là những tính trạng
có hệ số di truyền cao và cho hệ quả chọn lọc cao.
Những tính trạng cho hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai cao.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở
lợn cũng như các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền
và các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ
thuộc vào nhiều môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn Vì thế
trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng cao thì
ngoài việc thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất chất
lượng cao, cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc

đối với con vật.
1.1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [45] cho biết dạ dày lợn
là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: dạ
dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân
vị và vùng hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng
vị có tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl.
Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [52], ruột non của lợn dài gấp 14 lần
chiều dài cơ thể gồm 3 phần: phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng. Ruột già
dài khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng.


9
Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ theo
giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn thả,
quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hoá to hơn, dài hơn so với lợn
hướng nạc. Do đặc điểm cấu tạo tiêu hoá mà lợn có các đặc điểm tạp ăn, chịu
đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất là nơi các
giống lợn ít được chon lọc. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già của lợn
tồn tại hệ vi sinh vật có khả năng tiêu hoá một phần celluloza.
Do đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng
tiêu hoá thức ăn cao. Để sản xuất ra một khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng
hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn
hết 6 - 10 kg.
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để
nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của lợn
Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống, là
truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các tế bào

sinh dục là tinh trùng và trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành
hợp tử và phát triển thành phôi, thai và sinh ra một thế hệ mới.
Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể
dịch của cơ thể điều khiển, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và
ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng ). Trong chăn nuôi, lợn
là loài gia súc có khả năng sinh sản cao và thành thục sớm, đẻ dễ dàng, ít
gặp khó khăn trong khi đẻ. Nhất là các giống lợn nội, con đực 30 ngày tuổi
đã có phản xạ nhảy, 40 ngày tuổi đã có thể có tinh trùng non, 50 - 60 ngày
tuổi cho phối thì con cái đã có thể có chửa. Lợn cái nội 3 - 4 tháng đã động
dục và có hiện tượng rụng trứng, đối với con cái ngoại 5 - 6 tháng tuổi đã


10
động dục. Lợn là loài gia súc đa thai như: Lợn Móng Cái đẻ 11 - 14 con/
lứa, lợn Ỉ đẻ 10 - 12 con/ lứa. Thời gian chửa đẻ của lợn ngắn từ 113 - 114
ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [52].
1.1.2.4. Tập tính sinh sản của lợn
Trong tự nhiên lợn rừng sống theo bầy đàn, giao phối tự nhiên vào mùa
sinh sản của lợn thường xảy ra các cuộc chiến tranh giành giật lợn cái giữa
các con đực.
Lợn nhà thích nghi nhanh với những tập luyện do con người như hiệu
lệnh, đúng giờ ăn, nơi thải phân, nước tiểu và nằm ngủ đúng chỗ quy định.
Lợn còn có những đặc thù riêng biệt như: Khi con bú lợn mẹ nằm nghiêng,
lợn con sinh ra có thể đứng ngay và có thể tìm vú mẹ để bú, lợn mẹ có thể vừa đẻ
vừa cho con bú, đó là những tập tính sinh hoạt và đặc thù riêng của lợn.
Hiểu biết những tập tính đó sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc xây dựng quy
trình kỹ thuật chăn nuôi, huấn luyện lợn theo phản xạ có điều kiện, làm cho khả
năng thích nghi của lợn trong điều kiện chăn nuôi tập trung trở nên phong phú hơn.
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn

Theo Trần Đình Miên, (1975) [35] sinh trưởng là một quá trình tích luỹ
các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, thể
tích, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di
truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát
dục vì hai quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như sinh
trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất.
Phát dục là sự hoàn chỉnh về mặt chất lượng cơ thể diễn ra song hành
với quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận
cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai


11
đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành quá
trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ quan, tổ chức
không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn
phát dục xem như ở trạng thái ổn định.
* Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn
nói riêng đều tuân theo các quy luật:
- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể
hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.
- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được
chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền
phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.
Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa thành 02 kỳ, chửa kỳ I
là bắt đầu từ khi thụ thai đến 1 tháng trước khi đẻ. Lợn chửa kỳ II rất quan
trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối
lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Theo Trương Lăng,

(1995) [31] bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng 33,5 lần so với tháng thứ
nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần.
Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém, sau khi sinh dù nuôi dưỡng tốt vẫn
chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối
lượng xuất chuồng.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục,
thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi.
Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay
một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày
tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ. Tuy nhiên,


12
muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn ta phải
bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo
sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con
đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa
sớm cho lợn con có kết quả (Nguyễn Thiện và cs, (1998) [52].
Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm và quy luật sinh trưởng, phát dục
của gia súc, có thể trong một mức độ nào đó chúng ta tạo điều kiện cho con vật
phát triển tốt ngay lúc đó còn là bào thai, nâng cao sức sản xuất và phẩm chất
giống sau này.
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Trong phạm vi ứng dụng có thể đề cập đến các chỉ tiêu sau đây:
- Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo
tăng lên sau một thời gian sinh trưởng.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng
lên trong một đơn vị thời gian đối với lợn, thường bằng ngày. Sinh trưởng tuyệt
đối cho biết mỗi con lợn, mỗi ngày tăng được bao nhiều gam. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích
thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản
xuất thịt của lợn
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất
thịt của lợn gồm hai nhóm: Các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
* Các yếu tố bên trong
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [37] cho biết: Yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh


13
trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các
quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự
khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà
còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã
hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn
hướng nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất
của gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng
sữa, sinh sản… đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những
tính trạng ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ
hơn là sự sai khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này
chính là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính
trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường (Metriccharacter), sự
nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc
độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều đo… (Trần Đình
Miên và cs, 1975) [35].
Ngoài ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi

chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon thuỳ trước tuyến
yên STH là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo
Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [45]: STH có tác dụng sinh lý chủ
yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp
protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các
xương dài). Nguyễn Thiện và cs, (2005) [54] cho rằng: Giống cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất
thịt. Thông thường, các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những
giống ngoại nhập nội: Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt


14
khoảng 60 kg. Trong khi đó, lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại Việt
Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
* Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình trưởng và phát triển
cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu
tố khác.
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi
phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs, (2004)
[37] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có
một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã
chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác
nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như chúng ta cho lợn
ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng
ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ
trong thịt sẽ tăng lên.
Cũng theo các tác giả nói trên thời gian mang thai ảnh hưởng của nuôi
dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp gia
súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Thành phần thức ăn và chế độ

dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thân thịt
của vật nuôi.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh
hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển cơ thể. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi
trường xuống thấp (dưới 5,5
0
C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B
2

cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,5
0
C.


15
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó
ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn
thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ
15 - 18
0
C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 12
0
C. Nhiệt độ chuồng nuôi
có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho
lợn ở vào khoảng 70%, (Trần Văn Phùng và cs, 2004), [37].
Tác giả Nguyễn Thiện và cs, (2005) [54] cho biết ở điều kiện nhiệt độ
và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô
hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra,
khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm.

Do đó, tăng khối lượng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém
dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không
đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm 9,5 - 1,5% so với lợn con được
vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường hoạt
động sống và quá trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời cơ
thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngoài có lợi, tăng cường sinh
trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ
của những vật nuôi béo bị oxy hoá mạnh. Do vậy, khi trời nóng bức không
nên để vật nuôi làm việc nặng dưới trời nắng lâu. Ngoài các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như:
Chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi Nếu chúng ta
cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ
thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa.


16
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục và khả
năng sinh sản của lợn
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn
* Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục
lần đầu tiên. Tuỳ theo giống, tuổi động dục lần đầu tiên có khác nhau. Lợn nội
tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn nái lai tuổi động lần đầu
muộn hơn so với lợn nái nội thuần (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [45]. Lợn
Ỉ 120 - 135 ngày, Lợn Móng Cái 130 - 140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt
Nam từ 203 - 208 ngày, lợn Landrace từ 208 - 209 ngày. Ở lợn nội có tuổi
động dục sớm, mà khả năng tăng khối lượng thấp, khối lượng khi động dục
lần đầu đạt từ 20 - 25 kg. Vì vậy, không nên phối giống ở thời kỳ này, vì cơ

thể lợn chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt
được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái bền lâu, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ
động dục rồi mới phối giống (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996 [9]; Nguyễn
Thiện và cs, 1998) [52].
Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng
của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ
dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh,
Nguyễn Duy Hoan, 1998) [2].
Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như:
Phát hiện động dục không đúng, stress do thời tiết nóng, động dục thầm lặng,
ốm đau, sinh dưỡng thiếu protein hoặc năng lượng (Dwane R.Zimmerman và
cs, 1996) [13].
* Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục lần đầu tiên người ta chưa phối giống,
vì ở thời điểm này thể vóc chưa phát triển hoàn chỉnh, số trứng rụng còn ít.

×