phßng gd tiªn yªn céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
trƯêng th ®«ng ngò II §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
Báo cáo chuyên đề cấp trường
Vận dụng Phương pháp sử dụng cây từ vựng để giảng từ cho học sinh qua phân
môn tập đọc lớp 3
Người thực hiện: Trần Thị Hoa
A. Đặt vấn đề:
- Theo tình hình thực tế của học sinh có những khó khăn sau:
Học sinh dân tộc ngôn ngữ Tiếng Việt còn rất hạn chế. Do vậy khả năng nghe, nói,
đọc, viết tiếng việt còn kém.
- Học sinh dân tộc học cùng một chương trình và bộ sách giáo khoa môn Tiếng
Việt. Học sinh hiểu nghĩa từ còn hạn chế. Sự khác biệt về văn hóa của học sinh
dân tộc đời sống kinh tế của dân tộc còn nhiều khó khăn, nơi cư trú xa xôi hẻo lánh
ít được tiếp cận với thông tin và môi trường sử dụng tiếng việt. Do vậy các em
không tự tin vào mình để học tập theo kịp các bạn, các em hào hứng trong học tập,
lớp học căng thẳng, kết quả học tập không cao.
- Để khắc phục vấn đề này. Qua việc tập huấn phương pháp dụng cây từ
vựng để giảng từ, phương pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh, BGH
trường triển khai phương pháp sử dụng cây tư vựng cây từ vựng để giảng từ trong
phân môn tập đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là phương pháp
dạy học thiết thực cho học sinh , nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng
học tập cho học sinh.
B. Nội dung chính của chuyên đề:
I. Chuẩn bị bài dạy:
- Để thực hiện tốt phương pháp sử dụng cây từ vựng giảng từ, bản thân tôi
đã nghiên cứu, học hỏi tìm ra phương pháp soạn giảng phù hợp, xây dựng khung
bài soạn và kế hoạch như sau:
+ Nghiên cứu bài dạy để thiết kế bài soạn đầy đủ nội dung phù hợp với học
sinh
+ Trước khi thiết kế bài giảng phải dành thời gian đọc và tham khảo tài liệu
+ Tìm hiểu tình hình thực tế của lớp. Để học sinh sử dụng tốt tiếng việt và
Tìm ra những từ ngữ cần giải nghĩa cho học sinh hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung
bài học.
+ Lựa chọn kiến thức cần tăng cường Tiếng Việt trong bài tập đọc bằng
tranh ảnh, trực quan, hành động nói bằng tiếng dân tộc.
+ Hướng dẫn giải nghĩa tiếng việt bằng tranh ảnh, vật thật, hành động, nói
tiếng dân tộc.
+ Kiểm tra đánh giá việc hiểu bài của HS đọc hiểu nghĩa nội dung các từ
trong bài
* VD: môn tập đọc:
* Phần khởi động
- khởi động : Yêu cầu đọc đoạn bài, Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh
và trả lời theo nội dung bài.
- Giới thiệu bài mới: dùng tranh ảnh, vật thật, bài hát, câu ca dao, câu tục
ngữ.
- Học sinh quan sát trao đổi phát biểu nội dung bức tranh
* Tăng cường Tiếng Việt:
- Khi thực hiện bài dạy, phần đọc câu cần lựa chọn từ cho HS thường phát
âm sai.
- Phần đọc đoạn giải nghĩa từ khó (SGK): GV cần giải nghĩa bằng tranh
ảnh, TQ hành động, nói bằng tiếng dân tộc, vận dụng đặt câu, tìm từ cùng nghĩa.
- Phần tìm hiểu nội dung cũng cần thực hiện như phần giải nghĩa từ.
* Hoạt động nối tiếp
- Giáo viên chốt lại nội dung kiến thức bằng các câu hỏi đã lựa chọn phù hợp
- Với cách thực hiện phương pháp dạy học này, HS hiểu bài nhanh hơn, cảm thụ
nội dung bài tốt hơn, không khí lớp học sôi nổi, tự tin.
* Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của HS:
- Qua thực hiện phương pháp sử dụng cây từ vựng để giảng từ, HS trả lời
được các câu hỏi nội dung bài, hiểu và nhớ nội dung bài.
* Cách đánh giá của GV:
- Căn cứ vào mục tiêu của bài học, GV đánh giá việc tiếp thu kiến thức của
HS thông qua việc đọc bài cá nhân, học thuộc lòng bài theo từ điểm tựa, trả lời câu
hỏi nội dung từng đoạn của bài.
II. Quy trình bài dạy:
Tập đọc
TiÕt 48 : VỀ QUÊ NGOẠI
Kiến thức HS đã biết liên quan bài học Kiến thức mới cần hình thành
- HS đọc ngắt, nghỉ hơi đúng dấu chấm,
dấu phẩy giũa các cụm từ
- Hiểu nội dung bài
- HS đọc ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp
giữa các dòng, các câu thơ lục bát
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Hương
trời, chân đất,
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm
quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở
quê, yêu thêm những con người nông
dân làm ra lúa gạo
I. Mục tiêu:
- Đọc ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Hương trời, chân đất,
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê,
yêu thêm những con người nông dân làm ra lúa gạo.
- HS tích cực học tập.
*TCTV: Học sinh hiểu thêm một số từ: quê ngoại, đầm sen, đường đất, vầng trăng,
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng:
-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi bài thơ
-HS: SGK
2.phương pháp: Quan sát, nhóm, giảng giải, động não, KT tư duy
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Khởi động:(5’)
- Trò chơi: Em yêu thích các con vật
- Hướng dẫn cách chơi
- YC đọc bài và trả lờicâu hỏi bài “ Đôi
Hoạt động của trò
- 3 em lên chơi
bạn”
- GV nhận xét, đánh giá,
Giới thiệu bài:(2’): Bằng tranh
? Bức tranh vẽ gì?
- GV chốt lại ghi đầu bài
Hoạt động 1:(15’):Luyện đọc:
* Mục tiêu: Biết đọc ngắt nghỉ theo nhịp
thơ, đọc đúng các từ khó
- GV đọc diễn cảm bài thơ + hướng dẫn
giọng đọc
a. Đọc câu:
- Yêu cầu đọc câu nối tiếp
- GV nghe và ghi từ hs đọc sai lên bảng
b. Đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ:
-GV Chia đoạn: 2 đoạn
* TCTV: hương trời, đất trời
( Tranh, giảng giải, )
- Đặt câu với từ: chân đất
- HD cách ngắt nhịp thơ.
Em về quê ngoại/ nghỉ hè/
Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời.//
Gặp bà/ tuổi đã tám mươi/
Quên quên/ nhớ nhớ /những lời năm
xưa.//
- YC đọc nối tiếp từng khổ thơ
c. Đọc nhóm: Chia 5 nhóm
- Tổ chức thi đọc:
- GV nhận xét, tuyên dương
d. Đọc đồng thanh
- Yêu cầu đọc đồng thanh
Hoạt động 2: (10’): Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu:Biết trả lời đúng các câu hỏi,
hiểu được bạn nhỏ yêu quê hương
? Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào
cho biết điều đó?
? Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Từ: Quê ngoại
* chuyển ý: Vùng nông thôn quê ngoại
còn có gì lạ và đẹp
? Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ?
- Từ ngữ
+ Đầm sen
+ Đường đất
- C¶ líp quan s¸t vµ nãi néi dung 2 bức
tranh
- HS đọc
- HS nghe GV đọc bài, theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp mỗi HS 2 dòng thơ
+ Từ: Đầm sen, ríu rít, vầng trăng
- Nêu cách phát âm
- Đọc các nhân
HS đọc + giải nghĩa một số từ:
- HS đặt câu,
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- HS ngắt nhịp câu thơ
- HS đọc cá nhân
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Đọc bài nhóm 3,
- Mỗi HS đọc 1 đoạn
- 2 nhóm thi đọc
- cả bài
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài
- 1 HS đọc thần, lớp theo dõi SGK và
trả lời.
+ Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê
thể hiện ở câu thơ:
“ ở trong phố chẳng bao giờ có đâu”
+ ở nông thôn
- Đoc thần đoạn 1,2
+ Đầm sen nở ngát hương; Gặp trăng,
gặp gió bất ngờ; Con đường đất rực
màu rơm phơi; Bóng tre mát rợp vai
+ Bóng tre
+ Vầng trăng
( TCTV: Tq tranh, giảng giải)
* Chuyển ý: Quê ngoại bạn ở vùng nông
thôn có rất nhiều cảnh đẹp và lạ, bạn còn
có tc gì đối với quê ngoại
? Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra
hạt gạo?
- TQ tranh, giảng giải
? Sau chuyến về thăm quê ngoại đã làm
bạn nhỏ có gì thay đổi?
? Bà ngoại em quê ở đâu? Em yêu quê
bà em không?
*Chốt: Biết yêu bà, yêu quê hương, yêu
con người
Hoạt động 3:(8’): Học thuộc lòng bài
thơ:
* Mục tiêu: Học lòng bài thơ theo từ
điểm tựa
- GV đọc lại bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng
khổ thơ, cả bài thơ theo từ điểm tựa
- Tổ chức thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương
Hoat động nối tiếp:(5’)
? Bài hôm nay nói lên nội dung gì?
? Cho nghe bài hát về quê ngoại?
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị tốt bài sau: “ Mồ Côi xử
kiện”.
- Nhận xét tiết học
người; Vầng trăng như lá
-
+ Bạn ăn hạt gạo đã lâu nay mới gặp
những người đã làm ra hạt gạo. Họ rất
thật thà. Bạn thương họ như thương
người ruột thịt, thương bà ngoại mình
+ Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm
con người sau chuyến về thăm quê
-HS lắng nghe
- HS đọc thần bài thơ 2 phút
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ theo từ
điểm tựa
- cảnh đẹp quê ngoại
- HS nghe hát
*Rút kinh nghiệm:
III. Kết luận:
- Phương pháp sử dụng cây từ vựng để giảng từ, cho học sinh là chuyên đề
đổi mới phương pháp dạy học thiết thực giúp HS học tốt, giúp các em tự tin, tiếp
thu kiến thức dễ dàng, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
* Sau đây tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Để chuyên đề thực hiện có hiểu quả, ban giám hiệu nhà trường thường
xuyên dự giờ giúp kinh nghiệm cho giáo viên.
- Trên đây là một số ý kiến của tôi khi thực hiện tiết dạy chuyên đề “vận
dụng phương pháp sử dụng cây từ vựng để giảng nghĩa từ”. Mà tôi đã thực hiện
Mong các đồng chí góp ý để chuyên đề vận dụng phương pháp sử dụng cây
từ vựng để giảng từ. tốt hơn.
Đông Ngũ, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Người viết báo cáo
Trần thị Hoa