Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 34 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
Chữ viết là một công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện
để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Việc
hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một
trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền
văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha từ xưa đã có truyền thống hiếu
học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “Văn hay- Chữ tốt”.
Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra
một vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời
nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp,
rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người
đọc.
Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh là vô cùng quan trọng và
cấp thiết đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp Tiểu học. Chữ viết đặt nền móng
cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập của các em. Rèn chữ viết cũng là rèn
luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tinh thần kỷ luật, tính
cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết là biểu
hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với
thầy và bạn đọc bài vở của mình....”.
Là giáo viên Tiểu học nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết, tôi
đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu những biện pháp giúp học sinh viết
chữ đẹp hơn. Qua nhiều năm nghiên cứu, học hỏi, tôi mạnh dạn đưa ra kinh
nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP
2” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu, tìm hiểu việc rèn chữ viết của thầy và trò khối lớp 2 ở


trường Tiểu học ............. để tìm ra những lỗi học sinh thường mắc phải trong


chữ viết của học sinh. Từ đó tìm ra một số biện pháp giúp HS viết đúng mẫu
chữ, đúng kĩ thuật, đảm bảo tốc độ và yêu cầu về thẩm mĩ, góp phần nâng cao
chất lượng “Vở sạch - Chữ đẹp” ở Tiểu học nói chung và trường Tiểu học
......... nói riêng.
III. NHIỆM VỤ:
- Nghiên cứu chương trình dạy tập viết, chính tả và luyện viết của học
sinh lớp 2.
- Tìm hiểu thực trạng dạy môn Tập viết và môn Chính tả lớp 2 của
trường Tiểu học Nghĩa Dân.
- Đề ra một số biện pháp rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học ........
2. Phạm vi nghiên cứu: Vở Tập viết, vở Chính tả, vở Luyện viết của
học sinh lớp 2 và thực trạng việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu
học.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu có liên quan.
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng dạy học Tập viết, Chính tả
và Luyện viết ở lớp 2 .
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đúc rút kinh nghiệm dạy học
những năm trước.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy thực nghiệm, khảo sát chất
lượng; thống kê kết quả và đối chứng chất lượng kiểm tra.

1


PHẦN II. NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận

Khi đủ tuổi vào lớp 1, các em đã phát âm được một số âm và các tiếng
của mẹ đẻ. Một số em đã học mẫu giáo thì nhận dạng được chữ cái, biết gọi tên
các chữ cái trong chữ nhưng chưa biết dùng ký hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn
học Tiếng Việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, học để giao tiếp
bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và
phần nào hiểu được những vấn đề của cuộc sống.
Như vậy dạy Tiếng Việt ở cấp Tiểu học có nhiệm vụ rất lớn lao là trao
cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập và là công cụ để các
em sử dụng suốt đời. Chất lượng chữ viết ở học sinh Tiểu học vẫn rất được coi
trọng bởi nó thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Vậy học sinh
phải có kỹ năng viết đúng quy trình, đây là cơ sở để các em viết chữ đẹp, rõ ràng,
linh hoạt, đúng mẫu chữ ở các lớp trên. Kỹ năng viết được thực hành trước hết
trong giờ tập viết, chính tả, luyện viết và được củng cố hoàn thiện ở các môn học
khác. Đồng thời với việc rèn chữ các em học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tính cẩn
thận, sự khoa học, óc thẩm mỹ, tình yêu Tổ quốc, đất nước và yêu tiếng mẹ đẻ.
Sau nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở Tiểu học,
đến nay theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục
và Đào tạo về mẫu chữ viết trong trường tiểu học thì chúng ta lại quay trở về
với mẫu chữ mềm mại, thanh gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và
có thẩm mĩ hơn. Mẫu chữ đặc biệt là chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ đẹp
nhưng lại rất khó viết, nhất là đối với các em học sinh lớp đầu cấp; các nét
cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Để tạo dáng
thẩm mỹ, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không “thuần
tuý” như ở chữ cái viết thường. Vì vậy để rèn chữ viết đúng và đẹp, nhất là chữ
hoa cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải là người có lòng say sưa với công việc,
yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề thì hiệu quả mới đạt cao.
2


II. Cơ sở thực tiễn:

1. Nội dung dạy viết trong chương trình lớp 2:
+ Môn tập viết: mỗi tuần có một bài tập viết, học trong một tiết. Trong
cả năm học, học sinh được học 31 tiết tập viết. Trong mỗi bài tập viết bao gồm
3 phần : Viết chữ hoa (Chữ hoa cỡ vừa, chữ hoa cỡ nhỏ), viết từ ứng dụng có
chứa chữ hoa đó (cỡ vừa, cỡ nhỏ) và viết câu ứng dụng có chữ hoa ấy.
+ Môn chính tả: Mỗi tuần các em được học 2 tiết, mỗi bài viết không
quá 50 chữ viết trong vòng 15 phút.
Ngoài ra, theo chương trình học tăng buổi, mỗi tuần các em được luyện
viết thêm 1 bài trong vở luyện viết.
2. Thực trạng việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học
2.1. Giáo viên:
Lâu nay việc rèn chữ viết cho học sinh tuy vẫn được coi trọng, được các
nhà quản lý quan tâm sát sao nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết
quả không như mong muốn.
Một số giáo viên lớp 2 chữ viết chưa đẹp, mà chữ viết của cô có ảnh
hưởng rất lớn tới chữ viết của trò bởi tâm lý học sinh Tiểu học hay bắt chước
hay “Cô nào – trò ấy”.
Một số giáo viên lớp 2 chưa nắm chắc quy trình viết các con chữ, thậm
chí chưa phân biệt được các nét cơ bản của từng con chữ. Do đó khi dạy học
sinh tập viết giáo viên chỉ hướng dẫn qua loa (gọi là đúng quy trình) chứ thực
chất chưa đi sâu hướng dẫn học sinh quy trình viết cụ thể. Khi trao đổi với giáo
viên, một số đồng chí cho rằng việc dạy viết từng nét, từng con chữ là nhiệm vụ
của giáo viên lớp 1. Quan điểm này quả là sai lầm.
Việc rèn chữ viết cho học sinh của một số giáo viên còn mang tính hình
thức chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh, giờ tập viết
cũng như chính tả cũng chưa sát sao tới quy trình viết. Có giáo viên bỏ qua hẳn
bước rèn học sinh viết bảng con mà cho học sinh viết vào vở ngay vì vậy mà
học sinh khó có thể biết mình mắc lỗi sai nào.
Ngược lại, một số giáo viên máy móc phân tích, hướng dẫn không đúng
3



trọng tâm làm mất nhiều thời gian, học sinh thực hành được rất ít.
2.2. Học sinh:
Thực tế giảng dạy tôi thấy ở lớp Một các em rất hiếu động chỉ lo viết
nhanh cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết chuẩn. Do các em còn nhỏ,
thiếu tính kiên trì, khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn
thận. Khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế có em cúi thấp quá, có em ngoẹo
đầu sang trái hoặc sang phải, có em để vở nghiêng hẳn sang một bên…. Dẫn
đến chữ viết của các em chưa đúng mẫu, cỡ chữ. Các em thường viết sai các
nét “ nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ
không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn
viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khoảng cách giữa chữ này với
chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, các em còn nhấc bút tùy tiện,
điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng, không biết đâu là điểm nhấn của con chữ để
tạo độ mềm mại, đẹp.… Những chữ sai sót ấy lại chưa được giáo viên chú ý
sửa chữa do vậy khi lên lớp 2 bài vở nhiều, dẫn đến tình trạng chữ viết của các
em mỗi ngày một tệ hơn.
Không những thế, các em còn dùng nhiều loại bút, ngòi bút viết nét chữ
to quá hoặc nhỏ quá đều làm ảnh hưởng đến việc viết chữ đẹp.
2.3 . Kết quả khảo sát:
Ngay từ đầu năm sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành kiểm tra chữ viết
của các em. Kết quả khảo sát chất lượng chữ viết của 21 em học sinh lớp 2A,
tháng 8 năm 2013 như sau:

Kết quả xếp loại

Số
A


HSKS

21

B

C

SL

%

SL

%

SL

%

5

24

9

43

7


33

Kết quả trên cho thấy chữ viết của các em đang ở trong tình trạng báo
động. Vậy làm thế nào để rèn chữ viết đúng tiến tới viết đẹp cho học sinh lớp 2.

4


II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2
Để rèn học sinh lớp 2 viết đúng tiến tới viết đẹp phải kết hợp nhiều yếu
tố: điều kiện cơ sở vật chất, học sinh và cả giáo viên. Những yếu tố này phải
được kết hợp nhuần nhuyễn và phối hợp nhịp nhàng qua các biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Rèn tƣ thế ngồi viết cho HS
Tư thế ngồi viết của HS là vô cùng quan trọng, các em ngồi đúng tư thế
mới viết được đúng và đẹp được. Ngồi đúng tư thế là ngồi ngay ngắn, lưng
thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn,
đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 –
30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn
bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào
mép vở, giữ vở không xê dịch khi
viết. Cánh tay phải ở trên mặt bàn;
khi viết bàn tay và cánh tay phải có
thể dịch chuyển từ trái sang phải và
TƢ THẾ GỒI VIẾT ĐÚNG

từ phải sang trái dễ dàng.

Tư thế ngồi viết không
ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo

sẽ kéo theo chữ viết không
thẳng, bị lệch dòng. Không
những thế còn có hại cho sức
khoẻ: sẽ bị cận nếu cúi sát vở,
vẹo cột sống, gù lưng... nếu
ngồi viết không ngay ngắn.
Để rèn tư thế ngồi viết

TƢ THẾ NGỒI VIẾT ĐÚNG

cho học sinh trước mỗi giờ viết
bài, đặc biệt là giờ học Tập viết và giờ Chính tả tôi thường yêu cầu các em
nhắc lại tư thế ngồi viết với câu hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”.
5


Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tư thế ngồi viết của HS là
phòng học và bàn ghế. Vì vậy muốn rèn cho học sinh ngồi đúng tư thế trước
hết phải trang bị cho học sinh những bộ bàn ghế đúng quy cách. Bàn ghế không
đúng quy cách, học sinh ngồi không đúng tư thế thì không chỉ bị vẹo cột sống,
bị cận thị, mà chữ viết cũng không thể đẹp được. Phòng học không có đủ ánh
sáng làm ảnh hưởng đến mắt….. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học đều
được xây dựng những phòng học kiên cố, hệ thống điện thắp sáng có bảng
chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng quy cách, đúng kích cỡ đối với
học sinh lớp 2. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho việc rèn chữ của các em.
2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng cầm bút và để vở của học sinh
a) Rèn kĩ năng cầm bút:
Học sinh ngồi đúng tư thế rồi nhưng viết đúng và đẹp được còn phụ
thuộc vào cách cầm bút của từng em. Điều khiển quá trình viết là các cơ và

xương bàn tay mà các em ở tuổi đang độ phát triển nên cử động các ngón tay
còn vụng về, chóng mệt mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lí sợ rơi nên các em
cầm rất chặt, các cơ tay cứng khó di chuyển. Một số em cầm bút bằng bốn hoặc
năm ngón tay nên khi viết vận
động cổ tay, cánh tay sẽ mau mỏi,
sức chú ý kém, kết quả chữ viết
không đúng, không nhanh. Như
vậy các em cầm bút không đúng
thì sẽ không thể viết đúng và đẹp
được. Vì vậy, ngay từ đầu năm
học, tôi tập trung rèn kĩ năng cách
cầm bút đúng cho các em. Trong
mỗi giờ học, khi viết bài, tôi quan
sát cách cầm bút của từng em,
CẦM BÚT ĐÚNG CÁCH

6


uốn nắn cho các em, yêu cầu các em cầm bút đúng cách.
Cầm bút đúng là: Cầm bút tay phải bằng ba đầu ngón tay: Ngón cái,
ngón trỏ và ngón giữa. Ba đầu ngón tay tiếp xúc với nhau, không đè lên nhau.
Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của
cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các
cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với
mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Khi viết 3
ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Đưa bút từ trái qua phải từ
trên xuống dưới các nét đưa lên
hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ
tay, không ấn mạnh đầu bút vào

mặt giấy. Ngoài ra cần sự phối
hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay
khi viết.
Khi cầm bút mực, phần mặt
ngòi bút hướng lên trên và phần
CẦM BÚT KHÔNG ĐÚNG

cựa gà hướng xuống dưới mặt bàn
không nên xoay theo các hướng
khác nhau.

b. Rèn kĩ năng để vở
Để vở như thế nào khi viết cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng, có
em cầm bút đúng, tư thế ngồi đúng nhưng để vở không đúng dẫn đến chữ viết
cũng chưa đúng và đẹp được. Vậy để vở như thế nào là đúng? Tôi hướng dẫn
học sinh cách để vở khi viết như sau:
- Khi viết chữ đứng, tôi yêu cầu các em để thật ngay ngắn trước mặt, lề
vở song song với mép bàn
- Khi viết chữ nghiêng thì để vở hơi nghiêng , mép vở phía dưới cùng
với mép bàn tạo thành một góc 15 độ .
7


3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng nắm vững cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt
3.1. Rèn kĩ năng nhận diện các nét cơ bản
Chữ cái Tiếng Việt được xây dựng trên các nét cơ bản. Vậy để hướng
dẫn học sinh nắm được cấu tạo chữ cái Tiếng Việt trước hết tôi yêu cầu các em
nhớ tên gọi từng nét cơ bản. Hệ thống các nét cơ bản có thể chia thành các
nhóm sau:
- Nét thẳng: + Nét thẳng đứng

+ Nét ngang
- Nét xiên : +Nét xiên phải

|

__

+ Nét xiên trái
- Nét cong: + Nét cong hở trái
+ Nét cong hở phải
+ Nét cong kín
- Các nét móc: + Nét móc xuôi

/ \

o

+ Nét móc ngược
+ Nét móc 2 đầu.
- Các nét khuyết:
+ Nét khuyết trên
+ Nét khuyết dưới.
- Các nét thắt.
Ngoài các nét cơ bản trong
cấu tạo chữ viết còn có nét dư.
Những nét dư này tạo nên sự
liên kết giữa các con chữ trong chữ. Nét phối hợp là nét trên cơ sở lấy nét chữ
cơ bản làm nền tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi đủ độ cao nhờ
vậy chữ viết không bị gãy vụn, chẳng hạn khi viết chữ a ta phân tích thành hai
nét: nét cong kín và nét móc ngược.

3.2. Rèn kĩ năng nhận diện nhóm các chữ cái
Chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ được cấu tạo bởi các nét cơ bản trên.
8


Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các
chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái, để
luyện viết cho học sinh, tôi chia 29 chữ cái Tiếng Việt thành các nhóm cơ bản.
Đối với chữ viết thường, tôi chia thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong là cơ bản:
Nhóm này gồm 7 chữ cái: c, o, ô, ơ, e, ê, x

c, o, ô, ơ, e, ê, x
Nhóm 2: Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong phối hợp với nét móc:
Nhóm này gồm 6 chữ cái: a, ă, â, d, đ, q

a, ă, â, d, đ, q
Nhóm 3: Nhóm các chữ cái cấu tạo từ nét cơ bản là nét móc (hoặc
nét móc phối hợp với nét sổ):
Nhóm này gồm 7 chữ cái: i, t, u, ƣ, n, m, p

i, t, u, ư, n, m, p
9


Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết ( hoặc
nét khuyết phối hợp với nét móc ):

l, h, y, b, g, k
Nhóm này gồm 6 chữ cái: l, h, y, b, g, k

Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét thắt
Nhóm này gồm 3 chữ cái: v, r, s

v, r, s
* Đối với chữ viết hoa, tôi chia thành 6 nhóm sau:
+ Nhóm 1: A Ă Â N M

+ Nhóm 2: P B R D Đ

10


+ Nhóm 3: C G S L E Ê T

+ Nhóm 4:

IKVH

+ Nhóm 5: O Ô Ơ Q

+ Nhóm 6: U Ƣ Y X

4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh
4.1. Xác định toạ độ và chiều hướng chữ viết
Toạ độ chữ được xác định trên đường kẻ, đường li. Mỗi đơn vị dòng kẻ
trong vở Tập viết gồm 4 dòng li (đường kẻ dưới và đường kẻ trên in đậm còn
lại 3 đường li in nhạt hơn). Tôi thống nhất với các em kí hiệu từ đường kẻ in
đậm dưới lên trên là các dòng li 1, 2, 3; đường kẻ đứng là đường kẻ dọc, mỗi ô
vuông nhỏ là một ô li. Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào
11



đường kẻ dọc, đường kẻ, đường li, dòng kẻ
và các ô li, ô vuông làm định hướng. Đây là
một trong những điều kiện dạy chữ thành một
quy trình; quy trình được thực hiện lần lượt

Dòng li 3
Dòng li 2
Dòng li 1

bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua
toạ độ các con chữ. Xác định toạ độ cấu tạo
các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô
vuông của khung chữ mẫu để phân tích.
4.2. Xác định điểm đặt bút, điểm dừng bút, lia bút, nét nối, nhấc bút.
a. Điểm đặt bút:
Điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong con chữ cái, điểm
bắt đầu có khi nằm trên đường kẻ, đường li hoặc dòng li tuỳ theo con chữ cái
đứng đầu của chữ đó.
b. Điểm dừng bút:
Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm
kết thúc có thể có thể trùng với điểm bắt đầu hoặc giống vị trí điểm bắt đầu.
Ví dụ: Điểm kết thúc trùng với điểm bắt đầu ở các chữ cái o viết
thường.
c. Nét nối :
Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới
điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: Con chữ a nối với con chữ n :an
Con chữ x nối với inh : inh

d. Lia bút: Khi kết thúc một con chữ để nối với chữ cái tiếp theo nét bút
được thể hiện liên tục ngòi bút không chạm vào mặt giấy, thao tác đưa trên
không hoặc viết đè lên theo hướng ngược lại; ngòi bút chạy nhẹ từ điểm kết
thúc của nét đứng trước đên điểm bắt đầu của nét liền sau.
Chẳng hạn khi viết chữ : thoáng ( cỡ chữ vừa)- Đặt bút từ đường li thứ
hai viết con chữ t cao 3 dòng li, nối liền sang con chữ h cao 5 dòng li, dừng bút
ở đường li 1, lia bút, đặt bút dưới đường li 2 viết con chữ o cao 2 dòng li, viết
12


nét nối, lia bút, đặt bút dưới dòng li 2 viết con chữ a cao 2 dòng li, nối liền sang
con chữ n cao 2 dòng li, dừng bút ở đường li 1, lia bút, đặt bút dưới dòng li 2
viết con chữ g cao 5 dòng li, kết thúc ở đường li 1, được chữ thoáng.
4.3. Rèn kĩ năng viết các nét cơ bản:
Để rèn học sinh viết đúng , trước hết tôi rèn cho học sinh viết đúng các
nét cơ bản trên. Mọi chữ cái Tiếng Việt đều được cấu thành bởi các nét cơ bản
trên. Do đó khi các em nắm chắc quy trình viết các nét cơ bản thì ứng dụng vào
viết các con chữ sẽ chính xác hơn.
Cụ thể:
- Nét ngang ()rộng 1 đơn vị có dạng nằm ngang. Khi viết đặt bút tại
điểm cạnh của ô vuông, viết nét ngang rộng 1 đơn vị
- Nét sổ  cao 1 đơn vị có dạng thẳng. Khi viết đặt bút ngang đường kẻ
dọc, hàng kẻ thứ ba viết nét sổ 1 đơn vị
- Nét xiên trái (\) xiên 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên trái. Khi viết
đặt bút ngay đường kẻ li thứ 2 viết nét xiên nghiêng bên trái.
- Nét xiên phải / 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên phải. Đặt bút ngay
đường kẻ li số 2 viết nét xiên nghiêng bên phải
- Nét cong hở trái cao 1 đơn vị (2 dòng li). Đặt bút dưới đường kẻ li số 2
viết một nét cong hở trái. Dừng bút giữa dòng kẻ đậm và dòng li thứ nhất.
- Nét cong hở phải cao 1 đơn vị (2 dòng li). Đặt bút dưới đường kẻ li số 2

viết một nét cong hở phải. Dừng bút giữa dòng kẻ đậm và dòng li thứ nhất.
- Nét móc xuôi cao 1 đơn vị (2 dòng li). Đặt bút trên đường kẻ lí số 1, viết
nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ đậm
- Nét móc ngược cao 1 đơn vị (2 dòng li). Đặt bút trên đường kẻ li thứ hai,
viết nét móc ngược cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất.
- Nét móc hai đầu cao 1 đơn vị (2 dòng li). Đặt bút trên đường kẻ li thứ nhất
viết nét móc xuôi kết hợp với nét móc ngược. Dừng bút trên đường kẻ li thứ nhất.
- Nét khuyết cao 2,5 đơn vị (5 dòng li). Đặt bút trên đường kẻ li thứ nhất,
viết một nét khuyết trên cao 5 dòng li. Đừng bút trên đường kẻ đậm.
- Nét khuyết dưới cao 2,5 đơn vị (5 dòng li). Đặt bút trên đường kẻ li thứ
13


hai viết một nét khuyết dưới 5 dòng li. Dừng bút trên đường kẻ li thứ hai.
- Nét thắt (trong chữ r) cao trên 1 đơn vị 1 tí ở điểm thắt. Điểm kết thúc
trên đường kẻ thứ nhất.
4.4. Rèn kĩ năng viết các chữ cái theo nhóm:
Khi HS đã nắm được những nhóm chữ có nét đồng dạng nhau thì việc
nắm được quy trình viết các chữ cái sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi các em có thể
so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau
của các chữ trong cùng một nhóm. Chính vì vậy, học sinh chỉ cần quan sát,
phân tích kĩ cách viết chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét đồng dạng với chữ
đầu nhóm, học sinh nắm được qui trình viết các chữ còn lại.Từ đó, học sinh
nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn.
Mặt khác, việc chia nhóm này cũng giúp giáo viên xác định trọng tâm
mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các
chữ ở nhóm đó để giúp các em khắc phục.
CỤ THỂ:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong là cơ bản: c, o, ô, ơ, e, ê, x
Quy trình viết chữ o: Điểm đặt bút ở dưới đường kẻ li số 2, viết nét cong

về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa hai
đường kẻ dọc 1 và 2, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ
đậm rồi đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút.
Chỗ rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường kẻ li số 1.
Khi hướng dẫn quy trình viết chữ (ô) ta cũng sẽ hướng dẫn nét 1 như chữ
(o) và hướng dẫn thêm cách viết dấu mũ: từ điểm dừng bút trên đầu chữ (o) lia
bút trên không rồi viết một nét gấp khúc từ trái qua phải. Hai chân dấu mũ
không chạm đầu chữ cái (o), đỉnh của dấu mũ nằm ở trung điểm hai đường li 2
và 3.
Các nhóm sau tôi cũng tiến hành dạy tương tự.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, â, d,
đ, q
Với nhóm 1 và 2, nhiều người nghĩ là đơn giản nhưng hầu hết học sinh
14


viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều,
đầu to đầu bé. Chính vì vậy tôi xác định cần dạy cho học sinh viết đúng chữ O
để làm cơ sở cho việc viết đúng các chữ trong nhóm.
Nhóm 3: Nhóm các chữ cái cấu tạo từ nét cơ bản là nét móc (hoặc nét móc
phối hợp với nét thắt): I, t, u, ư, n, m, y, p
Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các
nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị choãi chân ra
không đúng.
Để khắc phục nhược điểm này ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm
rèn luyện cho học sinh viết nét móc ngược, nét móc hai đầu thật đúng, ngay
ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh
họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết ( hoặc nét
khuyết phối hợp với nét móc ): l, h, b, k

Ở nhóm này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét khiến cho nét
khuyết quá to hoặc có nhỏ, đôi khi lại bị gãy hoặc nghiêng về bên trái.
Tôi giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết bằng một
dấu chấm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua
đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét
cong: v, r, s
Ở nhóm này, HS hay viết sai vị trí các nét thắt hoặc chữ s viết chưa
cong đều. Để HS viết đẹp, tôi rèn cho HS viết đúng nét thắt và xác định điểm xa
nhất của nét cong ở chữ s để viết chữ s được cong đều.
5. Biện pháp 5: Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên
Để học sinh nắm chắc quy trình viết từng con chữ để viết đúng tiến tới
viết đẹp, khi dạy học sinh luyện viết nhất là trong giờ Tập viết và giờ Luyện
viết tôi phối hợp hài hòa các phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là những
15


phương pháp sau:
a) Phương pháp trực quan:
Đây là phương pháp được coi trọng trong quá trình dạy viết cho học
sinh Tiểu học, bởi tư duy của các em là tư duy cụ thể. Để sử dụng phương pháp
này, tôi đã sử dụng máy tính xách tay và máy chiếu dạy học sinh viết chữ bằng
phần mềm Flash. Phương pháp này nhằm giúp cho học sinh nắm chắc cấu tạo
các con chữ, điểm đặt bút, dừng bút cũng như quy trình viết từng con chữ chữ
hoa cũng như chữ thường một cách rõ nét hơn. Khi đưa hình ảnh chữ viết bằng
Flash để minh họa cho bước phân tích cấu tạo chữ và hướng dẫn viết, chữ viết
đến đâu, giáo viên thuyết minh, giảng giải đến đó. Dạy bằng phương pháp này
tôi nhận thấy tiết học rất sinh động, gây được chú ý và hứng thú học tập cho
học sinh khi học môn tập viết và các em viết chữ cũng đúng mẫu hơn. Đưa
Flash vào dạy tập viết chính là điểm mới trong phương pháp giảng dạy của tôi.

Bên cạnh trực quan bằng chữ Flash, tôi cho học sinh quan sát lại quy
trình viết do chính bản thân mình làm mẫu. Tôi vừa viết, vừa phân tích từng nét
của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ. Thiết
nghĩ việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt
khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền
mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được
học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy tôi cũng rất chú ý rèn chữ viết
cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp.
b. Phương pháp kể chuyện nêu gương.
Khi luyện viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng
thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết
tâm rèn chữ cho đẹp. Trong các giờ tập viết tôi thường kể cho các em nghe
những gương sáng về rèn chữ viết như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù,
Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Cũng có khi tôi nêu ngay những gương
người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát
chữ viết của bạn và học tập. Tôi phô tô các bài viết của học sinh đạt điểm cao,
đạt giải viết chữ đẹp trong các kì thi các cấp để làm mẫu cho các em, đồng thời
16


động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng
đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây được hứng thú cho học
sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Cô giáo lúc này sẽ cung cấp các
bài tập để rèn kĩ năng viết.
c. Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu
của tiết học tập viết. Giáo viên cần cho học sinh tri giác chữ cái đồng thời nhận
biết thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh nắm được cấu tạo, độ cao, kích
thước của chữ cái. Từ đó, so sánh các nét giống nhau và các nét khác biệt giữa
các chữ cái đã học. Khi dạy, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi khái quát và

nhất quán để học sinh có biểu tượng trong đầu trước khi nhận xét chữ cái đó là:
độ cao, bề rộng , khoảng cách và các nét.
Chẳng hạn: Khi dạy chữ A viết hoa, giáo viên cần đưa ra một số câu
hỏi: Chữ A viết hoa cao mấy dòng li, bề rộng là bao nhiêu? Chữ A viết hoa
nằm trong mấy ô? Chữ A viết hoa gồm có mấy nét? Là những nét nào ? Khi
học sinh đã quen với các câu hỏi đó thì giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu
hỏi khái quát như: Em hãy nhận xét cách viết chữ viết hoa A?
d. Phương pháp luyện tập
Đây là một phương pháp cực kì quan trọng để hình thành kĩ năng viết
chữ cho học sinh. Tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi,
không chỉ ở môn Tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ
viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ
có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít
nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều
lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ
nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần
độ khó để học sinh dễ tiếp thu: đầu tiên là viết đúng hình dáng, cấu tạo kích
thước, cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng, đúng tốc độ ; viết đúng rồi viết nhanh
viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như
17


ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác.
Các hình thức luyện tập:
+ Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải
thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên
cần chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản
phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh

của giáo viên. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận
dụng hai mặt bảng.
+ Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung
và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần
nhắc nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
+ Luyện tập viết chữ trong vở ô li: Giáo viên phải có những yêu cầu về
chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong
những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Giáo án 1
CHỮ HOA Đ
I.MỤC TIÊU

-Viết đúng chữ hoa Đ(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ), Từ ứng dụng Đẹp
(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ), và câu ứng dụng :Đẹp trường đẹp lớp (3 lần ).
- Rèn kĩ nămg viết chữ đúng kĩ thuật.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, ý thức giữ gìn trường lớp, bảo vệ môi
trường.
II. CHUẨN BỊ

GV: - Máy tính, máy chiếu.
- Kẻ sẵn khung chữ.
18


HS: - Vở tập viết
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


1. Ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS

- 2 HS lªn b¶ng, lớp viết bảng con.

viết D, Dân.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giờ trước các con đã được học chữ

- Được chữ Đ.

D. Khi cô thêm một nét gạch ngang
ngắn vào chữ D, cô sẽ được chữ gì?

- HS nghe.

Trong tiết học hôm nay, các con sẽ
được học cách viết chữ Đ và học cách
nối nét từ chữ Đ sang chữ cái đứng
liền sau.
b) Phát triển bài
* HD viết chữ hoa.

- HS quan s¸t.

- GV đ-a ch÷ mÉu.


- Ch÷ Đ cao mÊy li, gåm mÊy nÐt ?

- Chữ Đ cao 5 li, gåm 2 nÐt:
+ NÐt 1 vµ được cấu tạo như chữ Đ.

- GV nhận xét, hướng dẫn cách viết
(chữ trên phần mềm Flash). GV vừa

+ Nét 2: là một nét thẳng ngang
ngắn.

19


chỉ theo nét bút viết vừa nêu cách
viết:

- HS quan sát và nghe.

+ NÐt 1(viết giống chữ D ): Đặt bút
trên đường kẻ 6, viết một nét thẳng
đứng lượn cong hai đầu nối liền với
một nét cong phải, dừng bút ở đường
kẻ 5, rê bút viết thêm 1 nét thẳng
ngang ngắn ở đường kẻ 3.
- GV viết minh họa lại trên khung chữ
kẻ sẵn.
- u cầu HS nêu lại cách viết.

- 4 – 5 HS nối tiếp nêu cách viết.


- u cầu HS viết trong khơng trung.

- HS viết.

- u cầu HS viết b¶ng con, 1 HS lên - HS viết
bảng viết.

Đ

- Quan s¸t, sưa sai.
* HD viết câu ứng dụng
- Cho HS quan sát tranh.

- Trong tranh vẽ cảnh vật gì?

- Vẽ ngơi trường.

- Em cần có ý thức giữ cho trường lớp - Giữ cho trường lớp sạch đẹp.
như thế nào?
- GV đưa mÉu c©u øng dơng: Đẹp
trường đẹp lớp.
- Gọi HS đọc.

- HS ®äc cơm tõ.
- Cụm từ đưa ra lời khun giữ gìn
20


- Cụm từ này có nghĩa là gì?


trường lớp sạch đẹp.
- HS nêu: Chăm sóc vườn hoa,

- Em đã làm gì để trường, lớp mình không vứt rác bừa bãi...
sạch đẹp?
- GV kết luận: Cần có ý thức giữ gìn
trường lớp sạch đẹp, bảo vệ môi
trường xung quanh.

+ Chữ Đ cao 2,5 li.

+ Ch÷ Đ cao mÊy li ?
+ Chữ nào có độ cao bằng chữ Đ
+ Những chữ nào có độ cao 2 li?
+ Chữ

t, r cao mấy li?

+ C¸c ch÷ cßn l¹i cao mÊy li ?

+ Chữ g, l
+ Chữ đ, p cao 2 li.
+ Chữ t cao 1, 5 li; chữ r cao 1,25 li.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
- Kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ch÷ b»ng

- Kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ch÷ như thế kho¶ng c¸ch viÕt mét ch÷ c¸i o.
nào?
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ như


- Trong chữ Đẹp dấu nặng đặt dưới

e,

thế nào?

chữ trường dấu huyền đặt trên ơ,

dấu sắc đặt trên ơ ở chữ lớp.

- HD viÕt ch÷ Đẹp

- HS quan sát.

(HD bằng mẫu chữ trên phần mềm
Flash). GV vừa chỉ theo nét bút vừa
hướng dẫn cách viết: ĐB ở ĐK6 viết
chữ Đ, DB ở ĐK5, lia bút xuống giữa
dòng 1 viết chữ

e

cao 2 li nối liền
21


sang chữ

p, kết thúc ở ĐK2, dấu nặng


đặt dưới e được chữ Đẹp.

- HS quan sát.
- HS viết bài.

- GV viết mẫu trên khung chữ.
- Gọi 1 HS lên bảng viết, lớp viết
bảng con.

Đẹp Đẹp

- GV quan s¸t, söa sai.
- 1 HS nhắc lại.
* HD viết vào vở.

- HS viết bài.

- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi.
- Gv nêu yêu cầu viết: Viết 1 dòng
chữ Đ cỡ vừa, 2 dòng chữ Đ cỡ nhỏ,
1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa, 1 dòng chữ
Đẹp cỡ nhỏ, 2 dòng cụm từ ứng dụng
cỡ nhỏ.
- GV quan sát HS viết bài, uốn nắn tư
thế ngồi và chữ viết của HS.

- 2 HS nh¾c l¹i c¸ch viÕt ch÷ Đ

- ChÊm bµi, nhËn xÐt.

4. Củng cố :

- HS lắng nghe.

- Nh¾c l¹i c¸ch viÕt ch÷ Đ
5. Dặn dò : - NhËn xÐt giê häc.
- Dặn HS về nhà luyện viết các dòng
chưa viết trong bài.

22


Giáo án 2
Tập viết
CHỮ HOA K
I.MỤC TIÊU

-Viết đúng chữ hoa K ( 1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ),chữ và câu ứng dụng
:Kề(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ), Kề vai sát cánh(3 lần ).
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật và đẹp.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp.
II.CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu.
- Kẻ sẵn khung chữ.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


1. Ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :

- 2 HS lªn b¶ng, lớp viết bảng con.

- Yêu cầu HS viết I, Ích.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Trong bảng chữ cái, chữ gì đứng sau
chữ I?

- Chữ K đứng sau chữ I.
- HS nghe.

- Chữ K được viết như thế nào? Nó
có điểm gì giống chữ I đã học không?
Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con
cách viết chữ K.
b) Phát triển bài
* HD viết chữ hoa.

- HS quan s¸t.

- GV đ-a ch÷ mÉu.

23


- Ch÷ K cao mÊy li, gåm mÊy nÐt ?


- Chữ K cao 5 li, gåm 3 nÐt:
+ NÐt 1 vµ nÐt 2 giống nh- nét 1,2 của
ch÷ I ®· häc.
+ Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản :
móc xuôi phải và móc ngược phải nối
liền nhau, tạo thành một vòng xoắn

- GV nhận xét, hướng dẫn cách viết nhỏ giữa thân chữ.
(chữ trên phần mềm Flash). GV vừa
chỉ theo nét bút viết vừa nêu cách
viết:

- HS quan sát và nghe.

+ NÐt 1 vµ nÐt 2 viÕt nh- nét 1,2 của
ch÷ I ®· häc.
+ NÐt 3 : §B trªn §K 5 viÕt nÐt mãc
xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ
thì lượn vào trong t¹o vßng xo¾n nhá
råi viÕt tiÕp nÐt móc ngược phải, DB
ở ĐK 2.
- GV viết minh họa lại trên khung chữ
kẻ sẵn.
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết.
- Yêu cầu HS viết trong không trung.

- 4 – 5 HS nối tiếp nêu cách viết.

- Yêu cầu HS viết b¶ng con, 1 HS lên - HS viết.

bảng viết.
- HS viết
24


×