Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN CHÍ DŨNG
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN
E. COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
NUÔI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Nhật Thắng
GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
Số hóa bởi trung tâm học liệu
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi trực tiếp
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Ngô Nhật Thắng, GS.TS. Nguyễn
Thị Kim Lan và sự giúp đỡ chân tình của các cô, chú, anh, chị phòng Vi trùng –
Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc.
Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực, được rút ra từ tình
hình thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Dũng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại
học, Khoa Chăn nuôi – Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi học tập và tiếp thu kiến thức trong suốt quá trình học tập.
Các cán bộ thuộc phòng Vi trùng – Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Ban lãnh đạo, cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc và một số bạn đồng
nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y.
Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp: TS. Ngô Nhật Thắng –
Khoa Chăn nuôi Thú y và GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan – Khoa Sau Đại
học – những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Dũng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục bảng biểu x
Danh mục biểu đồ, sơ đồ xii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn 3
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn 3
1.1.2. Nguyên nhân do vi rút 5
1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng 6
1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu 7
1.1.5. Ảnh hưởng của chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật 7
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.3. Một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn E.coli 14
1.3.1. Đặc tính về hình thái 14
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy 15
1.3.3. Đặc tính sinh hoá 16
1.3.4. Sức đề kháng 16
1.3.5. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli 17
Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli 21
1.4.1. Các yếu tố không phải là độc tố 22
1.4.2. Các độc tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli 26
1.5. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E.coli 29
1.6. Bệnh tiêu chảy do E.coli ở lợn con 31
1.6.1. Triệu chứng 31
1.6.2. Bệnh tích 31
1.6.3. Điều trị 32
1.6.4. Phòng bệnh 33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.2. Nội dung nghiên cứu 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học 37
2.3.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli trên môi trường nuôi cấy 37
2.3.3. Phương pháp xác định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn E. coli 38
2.3.4. Xác định serotype kháng nguyên O vi khuẩn E. coli bằng phản
ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính 39
2.3.5. Xác định kháng nguyên K88 bằng phản ứng ngưng kết nhanh
trên phiến kính 40
2.3.6. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli 40
2.3.7. Thử nghiệm các biện pháp phòng, điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn
con do vi khuẩn E. coli gây ra 43
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu 43
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
2.4. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 44
2.4.1. Mẫu bệnh phẩm 44
2.4.2. Các loại môi trường, hoá chất 44
2.4.3. Động vật thí nghiệm 44
2.4.4. Các loại hoá chất môi trường 44
2.3.5. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E. coli
phân lập được 45
2.4.6. Các loại hoá chất và môi trường dùng trong phản ứng PCR 45
2.4.7. Máy móc thiết bị 46
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh ở Vĩnh Phúc 47
3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm 47
3.1.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc 48
3.2. Kết quả điều tra tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong năm
2013 trên 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 48
3.2.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do
tiêu chảy 48
3.2.2. Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi tại 3 huyện
của tỉnh Vĩnh Phúc 52
3.2.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng
trong năm tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 55
3.2.4. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo kiểu
chuồng nuôi tại 3huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 58
3.2.5. Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo giống lợn
tại 3 huyện 61
3.3. Đặc điểm bệnh tích đại thể của lợn con mắc bệnh tiêu chảy do E.
coli gây ra tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 63
3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli ở lợn con theo mẹ tại Vĩnh Phúc 64
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
3.4.1. Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy
ở lợn con 64
3.4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các bệnh phẩm 66
3.5. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn E.
coli phân lập được 67
3.6. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng E. coli
phân lập được 68
Biểu đồ 3.5: So sánh tỷ lệ các serotype kháng nguyên O phân lập được 69
3.7. Kết quả xác định khả năng bám dính và khả năng sản sinh độc tố
của các chủng vi khuẩn E. coli nhóm ETEC 70
3.7.1. Kết quả xác định khả năng bám dính của các chủng vi khuẩn E. coli 70
3.7.2. Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố của vi khuẩn E. coli
phân lập được 72
3.7.3. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng E. coli phân
lập được trên địa bàn 3 huyện tại Vĩnh Phúc 74
3.8. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E. coli bằng tiêm truyền chuột bạch 77
3.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn E. coli phân lập được
với một số loại kháng sinh và hoá dược 79
3.10. Kết quả đánh giá bước đầu hiệu lực của vacxin phòng bệnh tiêu
chảy cho lợn con 81
3.11. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do
E.coli gây ra ở lợn con của 3 huyện tại Vĩnh Phúc 85
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88
4.1. Kết luận 88
4.2. Đề nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMP
Adenosine 5’-monophosphate
BHI
Brain-heart infusion
ColV
Colicin V
DGTP
2’ deoxy guanosine triphosphate
DNA
Deoxyribonucleic acid
EaggEC
Enteroaggregative
E. coli
Escherichia coli
EMB
Eosin Methylene Blue Agar
Ent
Enterotoxin (Độc tố đường ruột)
EPEC
Enteropathogenic Escherichia coli (Mầm bệnh độc tố đường ruột của
E.coli
)
ETEC
Enterotoxigenic Escherichia Coli (Độc tố đường ruột của E.coli)
Hly
Haemolyzin
F
Fimbriae (Yếu tố bám dính)
LT
Heat-Labile enterotoxin (Độc tố không chịu nhiệt)
LTa
Heat-Labile enterotoxin a
LTb
Heat-Labile enterotoxin b
PCR
Polymerase Chain Reaction (Yếu tố bám dính)
SLT
Shiga-like toxin
SLTI
Shiga-like toxin I
SLTII
Shiga-like toxin II
ST
Heat-stable enterotoxin (độc tố chịu nhiệt)
ST (a,b)
Heat-stable enterotoxin (a,b)
ST1
Shiga like toxin 1
ST2
Shiga like toxin 2
Stx2e
Shiga toxin 2e
VT2e
Verocytotoxin 2e
VTEC
Verotoxigenic Escherichia Coli
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ix
Số hóa bởi trung tâm học liệu
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 - 2012 47
Bảng 3.2: Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn 2012 – 2013 48
Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu
chảy tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 49
Bảng 3.4: Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi 52
Bảng 3.5: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng
trong năm 56
Bảng 3.6: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo kiểu
chuồng nuôi 60
Bảng 3.7: Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo loại lợn 62
Bảng 3.8: Bệnh tích đại thể của lợn con mắc bệnh tiêu chảy tại 3 huyện của
tỉnh Vĩnh Phúc 63
Bảng 3.9: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân của lợn con bị tiêu chảy 65
Bảng 3.10: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các bệnh phẩm lợn con bị
tiêu chảy 66
Bảng 3.11: Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của các chủng E.
coli phân lập được 67
Bảng 3.12: Kết quả xác định serotype kháng nguyên 0 của các chủng E.coli
phân lập được 69
Bảng 3.13: Kết quả xác định khả năng bám dính của các chủng vi khuẩn E.
coli phân lập được 71
Bảng 3.14: Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố của vi khuẩn E.coli 73
Bảng 3.15: Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng E.coli 75
Số hóa bởi trung tâm học liệu
xi
Bảng 3.16: Các yếu tố gây bệnh của chủng E. coli được lựa chọn để thử
độc lực 77
Bảng 3.17: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli
trên chuột bạch 78
Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ vi khuẩn E. coli phân lập được 79
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá bước đầu hiệu lực của vac xin phòng bệnh
tiêu chảy cho lợn con 83
Bảng 3.20: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở
lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra 86
Số hóa bởi trung tâm học liệu
xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: So sánh số lợn ốm và lợn chết trong tổng đàn 50
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ lợn con tiêu chảy theo các nhóm ngày tuổi 53
Biểu đồ 3.3: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm các tháng trong năm đến
tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con 57
Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo kiểu chuồng nuôi
khác nhau 60
Biểu đồ 3.6: So sánh các nhóm yếu tố gây bệnh trong các chủng E. coli
phân lập được 75
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành thí nghiệm 37
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng lương thực, thực
phẩm, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật - một thứ đồ ăn cần
thiết đối với mỗi gia đình hàng ngày, không thể không nói đến tầm quan trọng
của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm. Muốn cung cấp cho thị trường những
sản phẩm ngon, sạch, công tác chăn nuôi thú y, đặc biệt là phòng chống dịch
bệnh cần phải được đặt lên hàng đầu, nhất là những cơ sở chăn nuôi tập trung
theo hướng công nghiệp.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường kinh tế được mở rộng,
việc xuất nhập khẩu con giống và các sản phẩm nguồn gốc động vật được
quan tâm nhiều hơn. Làm thế nào để có con giống tốt, chất lượng thịt đạt tiêu
chuẩn quốc tế, trong khi dich bệnh xảy ra tràn lan khắp nơi là những bài toán
đặt ra cho các nhà chăn nuôi - thú y, cho dù thời gian gần đây, nhà nước đã có
nhiều chính sách hỗ trợ và đầu tư nhiều cho chăn nuôi, đặc biệt là công tác
phòng chống dịch bệnh, nhiều dự án đã giúp người nông dân vốn và kỹ thuật
để tăng năng suất chăn nuôi.
Từ trước đến nay, tiêu chảy vẫn là một trong những nguyên nhân gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Bệnh xảy ra ở lợn
mọi lứa tuổi, gây chết nhiều và điều trị ít hiệu quả, nhất là ở lợn con trước cai
sữa. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hội chứng tiêu chảy (E. coli,
Clostridium perfringens, Rotavirus, virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
và các ký sinh trùng như cầu trùng, giun đũa…), trong đó, vi khuẩn E. coli
vẫn được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất.
Ở nước ta, bệnh xảy ra quanh năm. nhưng rầm rộ nhất vẫn là cuối đông
và đầu xuân do khí hậu thay đổi đột ngột, lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, đây là
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
điều kiện lý tưởng để vi khuẩn E. coli phát tán và gây bệnh. Các yếu tố kể
trên, kết hợp với các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng không tốt sẽ làm phát
sinh ra bệnh và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Ở Vĩnh Phúc hội chứng tiêu chảy
ở lọn con là một trong những nguyên nhân gây chết nhiều và điều trị ít hiệu
quả nhất, là nỗi lo thường trực của người chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Vì vậy, để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng biện pháp
phòng và điều trị bệnh có hiệu quả, nhằm hạn chế những thiệt hại do vi khuẩn
E.coli gây ra cho lợn con, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi
tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập
được từ lợn con bị tiêu chảy nuôi tại 3 huyện tại Tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con đạt hiệu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Công trình đã chứng minh vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn con nuôi tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu
của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời bổ sung
tài liệu tham khảo cho cán bộ thú y và người chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả giúp cho thú y
cơ sở các hộ chăn nuôi phòng trị bệnh tiêu chảy cho lợn, góp phần giảm thiệt
hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng này tuỳ theo đặc điểm, tính chất diễn
biến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh, tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân
chính mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như bệnh lợn con phân
trắng, bệnh tiêu chảy sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá.
Với bất cứ cách gọi thế nào thì tiêu chảy luôn được đánh giá là triệu
chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra mọi lúc, ở
mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất
nước và chất điện giải, suy kiệt, dẫn đến có thể chết do truỵ tim mạch
(Radostits. O.M và cs 1994) [65].
Nhìn chung, tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến rất nhiều
yếu tố như dinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, ký sinh trùng, vi khuẩn,
vi rút trong đó có yếu tố là nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và
việc phân biệt rõ ràng nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn. Cho dù bất cứ
nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng là gây viêm nhiễm,
tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là quá trình nhiễm khuẩn
(Trịnh Văn Thịnh 1964) [35], (Hồ Văn Nam và cộng sự 1997) [17].
Bằng rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra
những nguyên nhân chính gây hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi
cho cơ thể vật chủ. Dưới tác động bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản
quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn, hậu quả
là lợn bị ỉa chảy. Về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn cho đến nay
đã có nhiều nghiên cứu nói đến vai trò của vi khuẩn E.coli: Radostits O.M và
cộng sự (1994) [65] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng
nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng và phổ biến
trong quá trình tiêu chảy ở lợn. Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] cho biết đứng
đầu trong số các mầm bệnh vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli 45,6%.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [41] khi nghiên cứu về E.coli và
Samonella cho biết tỷ lệ nhiễm E.coli độc ở lợn bình thường là 14,66% và ở
lợn tiêu chảy lên tới 33,84%.
Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) [16] khi nghiên cứu về E.coli và
Samonella ở lợn tiêu chảy cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là
80% - 90% số mẫu xét nghiệm.
Ngoài vi khuẩn E.coli, một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn cũng
không kém phần quan trọng là vi khuẩn Samonella:
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [33] thì sự xuất hiện của Samonella
phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mỗi yếu tố bất lợi làm
giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên nhân tiên phát của sự
xuất hiện bệnh.
Phan Thanh Phượng (1988) [26] cho biết: Salmonella thường xuyên có
trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý làm cho sức
đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành độc và phát
triển mạnh mẽ gây viêm ruột, ỉa chảy.
Radostits O.M và cs (1994) [65] cho biết Samonella là vi khuẩn có vai
trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
khoa học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Samonella và chia ra 67
nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O.
Phùng Quốc Chướng (1995) [2] kết luận Salmonella có vai trò quan
trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn sau cai sữa tại các
tỉnh Tây Nguyên.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [17] khi nghiên cứu biến động nhiễm
Salmonella ở lợn qua các lứa tuổi cho biết ở lợn con từ sơ sinh đến 2 tháng
tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella 26,02%. Lợn 3 – 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao
nhất 34,03%. Sau đó, ở những lợn lớn tuổi hơn tỷ lệ lại giảm dần. Lợn 5 – 8
tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm khuẩn 16,17%; lợn 9 – 12 tháng tuổi 12,02%. Khi bị ỉa
chảy, lợn bị bội nhiễm Salmonella khá rõ, vi khuẩn xuất hiện cả trong máu
tim, thận.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [25] vi khuẩn yếm khí
Clostridium perfringens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng
trong hội chứng tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1 đến 120 ngày tuổi. ở lợn con,
tỷ lệ mắc bệnh có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Lượng vi khuẩn
Clostridium perfringens chứa trong 1 g phân lợn tiêu chảy ở lứa tuổi 1- 60
ngày tuổi dao động từ 106 – 1010 CFU (Colonial forming unit); số mẫu có
lượng vi khuẩn cao (108, 109, 1010) chiếm tỷ lệ 37-45%. ở lợn từ 60 đến 120
ngày tuổi bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn trong 1g phân ở mức 108, 109
chiếm tỷ lệ 27,14% - 37,51%.
*Như vậy, các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Clostridium
perfringens là những vi khuẩn thường gặp trong các loại vi khuẩn gây ra tiêu
chảy cho gia súc.
1.1.2. Nguyên nhân do vi rút
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
Ngoài nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn do vi khuẩn còn có
nguyên nhân do vi rút. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò
của một số vi rút như Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastroenteritis
(TGE) là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày- ruột và gây triệu
chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn. Các vi rút này tác động gây viêm ruột và gây
rối loạn quá trình tiêu hoá, hấp thu của lợn và cuối cùng dẫn đến triệu chứng
tiêu chảy.
Theo tài liệu của Bergeland (1980) (trích theo Đào Trọng Đạt 1996) [7]
trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy
có rất nhiều loại vi rút: 20,9% lợn bệnh phân lập được Rotavirus; 11,2% có vi rút
viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm; 2% có Enterovirus; 0,7% có Parvovirus.
1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêu
chảy ở gia súc. Tác hại của chúng không chỉ là cướp chất dinh dưỡng của vật
chủ mà còn tiết ra độc tố đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề kháng, tạo điều
kiện cho các bệnh khác phát sinh. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996)
[13] chính phương thức sống ký sinh trong đường tiêu hóa của các loài giun
sán đã làm tổn thương niêm mạc ruột, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm
nhập, gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa hấp thu, kích thích nhu
động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng. Khi nghiên cứu một số
đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim
Lan và cs (2006) [14] đã có kết luận cầu trùng và một số loại giun tròn (giun
đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
từ sau cai sữa.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
Một vài nghiên cứu mới đây đã khẳng định các loại cầu trùng như
Eimeria, Isospora suis (Cocci) và Cryptosporidium (Crypto) cũng là các
nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con.
1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu
Điều kiện ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng
của cơ thể gia súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mưa,
nắng, điều kiện chuồng nuôi, đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn, đặc biệt ở
lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh lý chưa ổn định và hoàn thiện, khi gặp
các yếu tố bất lợi dễ bị stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy.
Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ lạnh và độ ẩm cao là hai yếu tố
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ của lợn. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ
thống điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể lợn dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi
chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vi khuẩn và vi rút trong đường tiêu
hoá có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] cho thấy trong những tháng mưa
nhiều kèm theo khí hậu lạnh, tỉ lệ lợn con phân trắng tăng rõ rệt, có khi tới 80-
100% cá thể trong đàn bị tiêu chảy.
1.1.5. Ảnh hưởng của chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Trong chăn nuôi lợn, việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng sẽ đem lại sức khoẻ và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi
không đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng, chuồng trại xây dựng không hợp
lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp đều có thể gây tiêu chảy cho lợn.
Thức ăn kém phẩm chất, bị ôi thiu, nấm mốc, tạp khuẩn và các chất độc
khác, khẩu phần ăn mất cân đối giữa các thành phần protit, gluxit, lipit,
nguyên tố vi lượng và các vitamin, thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột làm
cho khả năng tiết men tiêu hoá của lợn con không đáp ứng kịp và không tiêu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
hoá được thức ăn, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý hoặc lợn con sau
khi sinh ra không được bú sữa mẹ kịp thời, hay sữa mẹ kém phẩm chất do lợn
mẹ không được nuôi dưỡng, chăm sóc khai thác hợp lý cũng gây cho lợn con
mắc bệnh tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và cs 1996) [7].
* Như vậy, có thể thấy hội chứng tiêu chảy của lợn là một hội chứng
bệnh lý phức tạp ở đường tiêu hoá, do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác
động. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin trình bày vai trò gây
bệnh của vi khuẩn E.coli ở lợn con trong thời gian bú sữa mẹ.
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
ở nước ta, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở lợn xuất hiện từ
lâu và cho đến nay bệnh đã được thông báo có ở hầu hết các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Bệnh đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi lợn
ở tất cả các hình thức và quy mô chăn nuôi, có thể nói không một vùng nào,
một cơ sở chăn nuôi nào lại không gặp các trường hợp lợn bị tiêu chảy. Vì
vậy, nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn do E.coli gây ra đã có nhiều nhà khoa
học Thú y trong nước quan tâm.
Từ năm 1963, Nguyễn Lương, Hoàng Ngọc Thuý, Nguyễn Thu Cúc
[15] đã tìm được 5 serotyp E.coli gây bệnh ỉa chảy cho lợn con là O55; O111;
O26; O86; O119.
Nguyễn Thị Nội (1986) [20] đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E.coli
trong bệnh phân trắng ở lợn con và đã xác định những serotype chủ yếu gây bệnh
cho lợn con ở các vùng Hà tây, Hải Hưng, Hà Bắc, Bắc Thái, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Thanh Hoá là O149, O147, O141, O139, O138, O117, O115.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [41] cho biết E.coli thường trực cả ở
cơ thể lợn khoẻ, từ lợn con đến lợn nái. ở lợn khoẻ có cả E.coli K88 nhưng số
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
lượng và độc lực chưa đủ để gây bệnh, còn ở lợn mắc bệnh tiêu chảy số lượng và
tỷ lệ E.coli K88 tăng gấp bội, điều đó chứng tỏ môi trường trong ruột lợn đã bị
thay đổi, thích hợp cho sự phát triển của E.coli nhất là E.coli độc.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] cũng khẳng định “Khoảng 48% các
trường hợp bị bệnh tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra. Vì vậy, bệnh do
E.coli gây ra có vị trí đặc biệt trong các bệnh nhiễm khuẩn ở lợn con”.
Lý Thị Liên Khai và cs (2000) [12] đã phân lập và xác định độc tố ruột
của các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con, tác giả cho rằng các
chủng F4 (K88) sinh độc tố ruột LT và ST, F5 (K99) và F6 (987P) sinh độc tố
ruột ST và độc tố ST trở nên độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu
chảy cho lợn con đang bú mẹ, phổ biến ở lợn con 1-2 tuần tuổi.
Trịnh Quang Tuyên (2003) [39] cho biết E.coli gây bệnh cho lợn 1 – 21
ngày tuổi sản sinh LT chiếm 16,9%, STa 37,3%, STb 45,8%. E.coli gây bệnh
phù đầu ở lợn 22- 60 ngày tuổi sản sinh LT với tỷ lệ 42,4%, ST 57,6% và
ST+LT 44,6%.
Để phòng bệnh tiêu chảy lợn con Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc
Nhiên (1993) [21] căn cứ vào tần xuất xuất hiện, tỷ lệ phân lập được các loài
vi khuẩn đường ruột như E.coli, Streptococcus, Salmonella từ bệnh phẩm lợn
bị tiêu chảy để chọn các giống thuộc E.coli, Streptococcus, Salmonella,
nghiên cứu chế tạo vacxin đa giá, gọi là vacxin Salsco phòng bệnh tiêu chảy
cho lợn. Tiêm cho lợn con từ 21 ngày tuổi liều 3 - 5 ml/con, hai lần cách nhau
10 ngày vacxin này làm giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy từ 30 - 50% và giảm tỷ lệ
chết của lợn con do tiêu chảy từ 10 - 20%.
Lê Văn Tạo và cs (1993) [30] đã dựa trên cơ sở xác định các yếu tố gây
bệnh của vi khuẩn E.coli phân lập từ bệnh phẩm lợn con chết do ỉa chảy phân
trắng, chọn các giống vi khuẩn điển hình để chế vacxin chết ở dạng Bacterin
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
cho uống. Lợn con sau khi đẻ 2 giờ được cho uống vac xin với liều 1ml liên
tục 3 - 5 ngày, tỷ lệ lợn con bị bệnh phân trắng giảm từ 30% đến 35% so với
đối chứng.
Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1996) [37] đã tiến hành nghiên cứu
theo dõi, kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính mẫn cảm và tính kháng
thuốc của vi khuẩn E.coli phân lập từ bệnh phân trắng ở lợn con, đã cho rằng
việc sử dụng thuốc trong phòng, trị bệnh khác nhau đã dẫn đến tính mẫn cảm
và tính kháng thuốc khác nhau. Tỷ lệ E.coli kháng thuốc cao thì tỷ lệ E.coli đa
kháng cũng cao. Tính kháng thuốc của E.coli liên quan đến tuổi lợn bị bệnh
(lợn dưới 4 ngày tuổi mắc bệnh có tỷ lệ E.coli kháng thuốc thấp hơn ở các lứa
tuổi trên 4 ngày), các chủng E.coli có khuẩn lạc dạng R có tính kháng thuốc
cao hơn dạng S.
Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý
(2000) [22] phân lập vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy,
xác định một số đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn phân lập được và
biện pháp điều trị. Tác giả đã phân lập được 60 chủng E.coli trong đó có 42
chủng gây dung huyết trên thạch máu chiếm tỷ lệ 70 %, có 6 chủng E.coli
sản sinh ra cả hai loại độc tố là chịu nhiệt ST và không chịu nhiệt LT, các
chủng E.coli mẫn cảm cao nhất với các loại kháng sinh: Nitrofurazolidon
(85%), Neomycine (80%) và Sulfonamid (75%). Dùng 4 chủng E.coli dung
huyết và 3 chủng Salmonella có độc lực mạnh trên chuột, sản sinh độc tố
để sản xuất Autovacxin phòng bệnh tiêu chảy liều tiêm 3- 5 ml/con, đạt tỷ
lệ phòng bệnh 89,22%.
Đỗ Trung Cứ và cs (2000) [5] sử dụng chế phẩm Biosubtyl phòng bệnh
tiêu chảy cho lợn con, làm giảm được 42% số lợn tiêu chảy ở lợn con giai
đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
Đỗ Ngọc Thuý và cs (2002) [38] đã xác định tỷ lệ kháng kháng sinh
của 106 chủng vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy, có xu hướng
kháng mạnh với các loại kháng sinh thường dùng như:
Amoxicillin, Chloramphenicol, Streptomycin.
*Như vậy, để góp phần vào việc hạn chế những thiệt hại do bệnh tiêu
chảy gây ra cho lợn con, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và thu được nhiều
thành công ở những góc độ khác nhau. Nhưng cho đến nay, bệnh tiêu chảy ở
lợn con vẫn còn là bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn do tính chất phức
tạp của mầm bệnh, với nhiều nguyên nhân và các yếu tố tác động.
Những nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra như bệnh tiêu
chảy và bệnh phù đầu ở lợn con, đã được các tác giả đã nghiên cứu ở một số
tỉnh miền Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và đã có
một số kết quả khác nhau tuỳ theo từng vùng địa lý.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chưa có công trình nào nghiên cứu
về bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra ở lợn con và xây dựng các biện pháp phòng và
điều trị có hiệu quả phù hợp với thực tế chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tiêu chảy ở lợn con là căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới, gây thiệt
hại thường xuyên đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung theo mọi
phương thức truyền thống và công nghiệp, thậm chí ngay cả điều kiện chăn
nuôi sạch (Plonait.H, Bickhardt. K, 1997) [64]. Vi khuẩn E.coli lần đầu tiên
được Theobald Escherich phát hiện vào năm 1885 và được coi là một vi khuẩn
vô hại sống trong ruột già người và động vật. Đến năm 1955, Schofield và Davis
mới chứng minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E.coli ở lợn con.
Smith H.W (1963) [68] đã cho thấy có hai loại độc tố là thành phần
chính của Enterotoxin được phát hiện ở các vi khuẩn E. coli gây bệnh. Hai