Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

bài tập thảo luận hóa đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.35 KB, 4 trang )



NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Chương: Dung dịch điện ly
Chủ đề 1. (Tổ 1) pH của dung dịch base mạnh
Xét dung dịch NaOH
1. NaOH là acid hay base theo thuyết Arrhenius, Bronsted – Lowry và Lewis?
2. Viết các cân bằng xảy ra trong dung dịch và thiết lập công thức tính pH
của dung dịch này.
3. Áp dụng công thức ở phần 2, tính pH của dung dịch NaOH khi nồng độ
NaOH là 10
-3
, 10
-6
và 10
-9
M.
4. Dùng pipet định mức hút 10,00 mL dung dịch NaOH 0,01M vào bình nón.
Nhỏ từ từ từng giọt HCl 0,01M từ buret vào bình.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính pH của dung dịch thu được khi có 0%, 50%, 90%, 99%, 99,9%,
99,99% và 100% NaOH phản ứng.
c. Tính pH của dung dịch thu được khi HCl dư 0,01%, 0,1%, 1% và
10% so với NaOH ban đầu.
d. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH của dung dịch theo số mL dung
dịch HCl thêm vào.
e. Nếu sử dụng chỉ thị để phát hiện điểm tương đương (thời điểm phản
ứng vừa đủ) thì có thể dùng chỉ thị nào trong số các chỉ thị sau để
nhỏ vào dung dịch NaOH?


i. Phenolphtalein (khoảng đổi màu 8,0 – 10,0, pK
a
= 9,4)
ii. Methyl da cam (khoảng đổi màu 3,1 – 4,4, pK
a
= 3,7 )
iii. Alizarin vàng (khoảng đổi màu 10,0 – 12,0, pK
a
= 11)
iv. Đỏ phenol (khoảng đổi màu 6,8 – 8,4, pK
a
= 7,9)
f. Biết chỉ thị màu bắt đầu thể hiện sự thay đổi màu đáng kể nếu chênh
lệch nồng độ của dạng acid và dạng base của nó là 10 lần. Hãy cho
biết trong số các chỉ thị được chọn ở câu e, chỉ thị nào sử dụng cho
sai số ít nhất?
Chủ đề 2. (Tổ 2). pH của dung dịch acid (base) yếu.
Cho công thức của aspirin:


NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Chương: Dung dịch điện ly

Và pK
a
= 3,5 ở 25
o
C.

1. Viết các cân bằng xảy ra trong dung dịch và thiết lập công thức tính pH
của một acid yếu đơn chức.
2. Khi uống aspirin, aspirin có thể hấp thu quá niêm mạc đường tiêu hóa
bằng cơ chế khuếch tán mà động lực của cơ chế này là sự chênh lệch
nồng độ của thuốc trong máu và trong đường tiêu hóa. Theo cơ chế này,
dạng hấp thu tốt nhất là dạng trung hòa điện tích.
a. Tính tỷ lệ dạng acid và dạng base của aspirin khi aspirin ở trong
khoang miệng (pH = 6,5), dạ dày (pH = 1), đoạn đầu ruột non (pH =
4,5)
b. Từ đó dự đoán vị trí nào là vị trí mà aspirin hấp thu tốt nhất theo cơ
chế trên.
3. Tiến hành 2 thí nghiệm độc lập.
TN1: Cho 10 mL dung dịch aspirin 0,01M vào bình nón và nhỏ từ từ
dung dịch NaOH 0,01M từ buret xuống bình và lắc đều.
TN2: Cho 10 mL dung dịch NaOH 0,01M vào bình nón và nhỏ từ từ
dung dịch aspirin 0,01M từ buret xuống bình và lắc đều.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính pH của dung dịch trong bình khi chất phản ứng trong bình
phản ứng được 0, 50, 90, 99, 99,9, 99,99, 100% so với lượng ban
đầu.
c. Tính pH của dung dịch trong bình khi chất nhỏ từ buret dư 0,01,
0,1, 1, 10% so với lượng ban đầu.
d. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH theo thể tích chất được nhỏ từ
buret xuống.


NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Chương: Dung dịch điện ly

e. Dựa vào đồ thị trên, dự đoán nếu dùng NaOH để xác định nồng độ
aspirin trong môt mẫu bất kỳ thì nên để NaOH ở buret hay trong
bình nón?
Chủ đề 3 (tổ 3). pH của dung dịch acid yếu (base yếu) đa chức và dung dịch
đệm.
Xét dung dịch acid H
3
PO
4
có K
a1
= 7,25.10
-3
, K
a2
= 6,31.10
-8
, K
a3
= 4,80. 10
-
13
.
1. Viết các cân bằng xảy ra trong dung dịch.
2. Tính pH của dung dịch khi nồng độ ban đầu của H
3
PO
4
là: 10
-2

, 10
-4
, 10
-
6
M.
3. Lấy 10mL dung dịch H
3
PO
4
0,1M cho vào bình nón và nhỏ từ từ từng giọt
dung dịch NaOH 0,1M từ trên buret xuống.
a. Tính pH của dung dịch khi H
3
PO
4
phản ứng được 0%, 50%, 90%,
99%, 99,9%, 99,99% của nấc thứ 1, nấc thứ 2 và nấc thứ 3.
b. Đồng thời tính % các dạng tồn tại của H
3
PO
4
tại các thời điểm trên.
c. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH theo thể tích NaOH thêm vào.
4. Người ta sử dụng các muối phosphate của natri để tạo thành các dung
dịch đệm.
a. Tính khoảng đệm của các hệ đệm có thể tạo thành.
b. Giả thiết cần dung dịch đệm có pH 7,8 thì có thể sử dụng hệ đệm
nào với thành phần các chất là bao nhiêu?
c. Tính dung lượng đệm của hệ đệm ở câu b.

d. Trình bày cách pha dung dịch đệm của hệ đệm ở câu b.
Chủ đề 4 (Tổ 4). Cân bằng hòa tan kết tủa
Xét cân bằng hòa tan của AgCl trong nước
1. Viết cân bằng và biểu thức tính tích số tan.
2. Tính độ tan của AgCl trong nước ở 25
o
C biết tích số tan của AgCl ở
nhiệt độ này là 10
-10
và Ag
+
bị thủy phân trong nước theo phương trình:
3. Độ tan của AgCl sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a. Thêm 0,03 mol/L NaCl vào.


NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Chương: Dung dịch điện ly
b. Thêm vào hệ hỗn hợp CH
3
COOH và CH
3
COONa (pK
a
của acid
acetic là 4,75) sao cho nồng độ sau khi trộn của 2 chất trên là 0,1
M.
c. Thêm vào hệ NH

4
OH để đạt nồng độ ban đầu là 0,1 mol/L biết
hằng số bền của Ag(NH
3
)
2
+
1,7.10
7
, hằng số phân ly base của
NH
3
là 10
-9,25
.
4. Xét dung dịch có chứa Cl
-
0,1M, Br
-
0,1M, I
-
0,1M. Nhỏ từ từ dung dịch
AgNO
3
0.01M vào dung dịch trên. Biết tích số tan của AgBr và AgI lần
lượt là 4,1. 10
-13
và 8,3.10
-17
.

a. Điều kiện để các ion trên kết tủa là gì?
b. Ion nào sẽ kết tủa trước?
c. Tính thể tích dung dịch AgNO
3
để các ion bắt đầu kết tủa và kết
tủa hoàn toàn.
d. Tính % các ion kết tủa được khi ion đầu tiên kết tủa hoàn toàn và
khi ion thứ 2 kết tủa hoàn toàn. Từ đó rút ra kết luận có thể dùng
AgNO
3
để tách các ion trên hay không?

×