S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN CƠ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG DỰ ÁN CỤM KINH TẾ - XÃ HỘI
TÂN TIẾN, HUYỆN VĨNH TƢỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn
Thái Nguyên - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa
hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Cơ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy
cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá
nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái
Sơn đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa Tài nguyên và Môi trường; phòng Quản lý đào tạo sau đại học - Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên;
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Phúc; lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường; phòng Tài nguyên và Môi trường;
phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Công thương; phòng Lao động -
TB&XH; Chi cục Thống kê huyện; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện; UBND thị trấn Thổ Tang, xã Lũng Hòa, xã Tân Tiến, đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại địa phương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Cơ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài 3
3
3. Yêu cầu của đề tài 3
CHƢƠNG 1. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ 4
9
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14
1.2. Thu hồi đất và những vấn đề liên quan đến thu hồi đất 15
1.2.1. Quy định của Luật Đất đai năm 2003 về thu hồi đất 15
1.2.2. Các vấn đề liên quan đến thu hồi đất 16
1.3. Khái quát về khu công nghiệp, cụm công nghiệp 22
1.3.1. Các khái niệm về khu công nghiệp, cụm công nghiệp 22
24
1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của xây dựng khu công nghiệp đến đời
sống người dân 26
26
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
30
32
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34
2.2.1. Thời gian nghiê 34
34
2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 36
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 36
2.4.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo 36
2.4.4. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu 37
37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Đánh giá tình hình cơ bản vùng thực hiện dự án cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến 38
- xã hội Tân
Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 38
- - xã
hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 41
- xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 43
- xã hội
Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 45
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 47
3.2.1. Khu công nghiệp Chấn Hưng 47
3.2.2. Cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến 48
3.2.3. Cụm kinh tế, xã hội Đại Đồng 50
3.2.4. Cụm công nghiệp Đồng Sóc 51
3.3.5. Cụm công nghiệp Thổ Tang - Lũng Hòa 52
3.3. Thực trạng thu hồi đất xây dựng cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 53
56
58
3.3.3. 59
60
63
3.4. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống người dân 63
, cuộc sống 64
/hộ 66
, cuộc sống, quan hệ gia đình 67
, tiếp cận hạ tầng 70
71
73
3.5. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp khắc phục ảnh hưởng của việc thu
hồi đất xây dựng cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc đến đời sống người dân 73
-
, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 73
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
-
74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BT
: Bồi thường
CNH, HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
GCN
: Giấy chứng nhận
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
HTX
: Hợp tác xã
KT-XH
: Kinh tế, xã hội
KCN
: Khu công nghiệp
KKT
: Khu kinh tế
TĐC
: Tái định cư
UBND
: Ủy ban nhân dân
VAC
: Vườn - Ao - Chuồng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường năm 2012 45
Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của khu công nghiệp Chấn Hưng 47
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch ban đầu 48
Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch điều chỉnh lần 1 49
Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch điều chỉnh lần 2 49
Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng đất cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến mở rộng 50
Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng đất cụm kinh tế, xã hội Đại Đồng 51
Bảng 3.8: Cơ cấu sử dụng đất cụm công nghiệp Đồng Sóc 52
Bảng 3.9: Cơ cấu sử dụng đất cụm công nghiệp Thổ Tang - Lũng Hòa 52
Bảng 3.10: Phương án bồi thường, GPMB cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến 54
Bảng 3.11: Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng cụm kinh tế, xã hội
Tân Tiến (mở rộng) được duyệt 54
Bảng 3.12: Đánh giá của người dân đối với chính sách bồi thường về đất 61
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân đối với chính sách bồi thường về tài sản,
vật kiến trúc 59
Bảng 3.14: Đánh giá của người dân đối với chính sách BT về hoa màu 62
Bảng 3.15: Đánh giá của người dân đối với các chính sách hỗ trợ 62
Bảng 3.16: Đánh giá ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống của hộ 67
Bảng 3.17: Đánh giá hình thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ 67
Bảng 3.18: Đánh giá ảnh hưởng đến biến động tài sản của hộ 68
Bảng 3.19: Đánh giá ảnh hưởng đến quan hệ gia đình 69
Bảng 3.20: Đánh giá ảnh hưởng đến dịch vụ công và tiếp cận hạ tầng 70
Bảng 3.21: Đánh giá ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội 71
Bảng 3.22: Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường sống 72
Bảng 3.23: Đánh giá những thay đổi khác 72
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: So sánh diện tích các loại đất huyện Vĩnh Tường giữa hai thời điểm
năm 2010 với năm 2012 46
Hình 3.2: So sánh diện tích đất thu hồi của các xã, thị trấn 57
Hình 3.3: Cơ cấu sử dụng các loại đất 58
Hình 3.4: So sánh số hộ bị thu hồi đất của các xã, thị trấn 59
Hình 3.5: Mức độ ủng hộ của nhân dân 60
Hình 3.6: Thay đổi lao động nông nghiệp 65
Hình 3.7: Mức độ đáp ứng việc làm sau thu hồi đất 65
Hình 3.8: So sánh diện tích của một khẩu trước và sau thu hồi 67
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng [16];
trong thời kỳ hiện nay, đất đai thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng
là tạo nguồn vốn và thu hút đầu tư phát triển.
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước,
để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho đầu tư phát
triển thì việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu,
cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
phát triển kinh tế là rất cần thiết và duy nhất. Tính đến tháng 6 năm 2011, cả
nước đã có 260 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên là 72.000ha; 15 khu kinh tế (KKT) với tổng diện tích mặt đất và mặt
nước là 662.000ha [3].
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách
thành phố Hà Nội hơn 50km theo Quốc lộ 2A, nằm trong vùng lan tỏa của
tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với các điều kiện thuận lợi
về giao thông, từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh
có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đứng đầu cả nước, hàng năm chuyển
mục đích hàng trăm ha đất nông nghiệp sang các mục đích khác đã ảnh hưởng
lớn đến đời sống, việc làm của một bộ phận lớn dân cư sau khi thu hồi đất,
đây là vấn đề bức xúc chung của cả nước và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cần
phải giải quyết [2].
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh
Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.401,55ha; dân số 204.342 người,
phân bố ở 29 đơn vị hành chính cấp xã. Huyện Vĩnh Tường có vị trí địa lý
nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc); thành phố
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội). Huyện nằm
trên trục giao lưu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng, Trung du Bắc Bộ bằng
cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến Quốc lộ 2A và tuyến đường sắt
Hà Nội - Lào Cai chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của
huyện; Quốc lộ 2C nối thành phố Vĩnh Yên, Quốc lộ 2A và Vĩnh Tường đến
thị xã Sơn Tây của Hà Nội qua cầu Vĩnh Thịnh đang được khẩn trương thi
công; Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với huyện Yên Lạc. Vĩnh Tường
có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với
các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ [28], [29], [30].
Cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường được UBND tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch lần đầu tại Quyết định số 1466/QĐ-UB ngày
22 tháng 4 năm 2002 với quy mô diện tích là 80ha nằm trong địa giới hành
chính của 3 xã Tân Tiến, Lũng Hoà và Thổ Tang [18]. Trong quá trình triển
khai thực hiện, cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến được UBND tỉnh Vĩnh Phúc
phê duyệt điều chỉnh quy mô quy hoạch theo các Quyết định số 3619/QĐ-UB
ngày 27 tháng 9 năm 2002 [19] và số 2705/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm
2006 [25]. Ngoài ra, cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến được mở rộng theo Quyết
định số 4882/QĐ-UB ngày 27 tháng 11 năm 2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
[20]. Hiện nay, phần lớn diện tích quy hoạch cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến đã
được đưa vào sử dụng đúng mục đích, giải quyết việc làm cho nhiều lao động
tại địa phương.
Nhằm đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và tìm hiểu các
tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp; cụm kinh tế -
xã hội đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất các
giải pháp hợp lý cho khu vực và có thể nhân ra áp dụng rộng rãi trên cả nước là
mục tiêu của đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng Dự
án Cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cụm kinh tế - xã hội
Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cả về cơ chế, chính sách pháp
luật cũng như những ảnh hưởng đến người dân có đất bị thu hồi.
2.2.
- Thấy được tình hình vùng thực hiện Dự án
giải phóng mặt bằng .
- Thấy được thực trạng công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cụm
kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường.
- Thấy nh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng cụm kinh tế - xã
hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đến người dân
.
- Chỉ ra được thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
xây dựng c -
.
3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh được chính xác các tác động của việc thu hồi đất để xây
dựng các khu công nghiệp đến đời sống, việc làm và môi trường của người
dân ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá một cách khách quan và đưa ra được các biện pháp hợp lý
được người dân đồng tình trên cơ sở đầy đủ khoa học và thực tiễn.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ lý luận của đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội
Đối với khái niệm về KCN, cụm kinh tế, xã hội ngay từ khi loại hình
này ra đời cho đến nay vẫn đang có những tranh cãi có tính học thuật về
KCN. Có quan niệm cho rằng KCN là một vùng đất được phân chia theo hệ
thống nhằm cung cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp. Một số các nhà
nghiên cứu khác có quan niệm rộng hơn coi KCN như một khu đô thị công
nghiệp hay thành phố công nghiệp, ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích
công cộng, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ hành chính, trường
học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động,… nằm
ngoài hàng rào KCN [13]. Hiện nay có một số khái niệm về KCN như sau:
1- KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp,
đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch
vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở Về thực
chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata
(Indonesia) các công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số
nước Tây Âu [13].
2- KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn ở đó tập trung các doanh nghiệp
công nghiệp và DV sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô
hình này được xây dựng ở một số nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan ,
khu vực lãnh thổ Đài Loan [13].
3- Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế: “Khu công nghiệp
là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [11].
4- Cụm kinh tế, xã hội là nơi tập trung các loại hình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển kinh tế với quy mô nhỏ
hơn so với khu công nghiệp (giống như cụm công nghiệp); đồng thời còn bố
trí tỷ lệ dân cư phù hợp sinh sống kết hợp hoạt động thương mại, dịch vụ quy
mô hộ gia đình trong phạm vi cụm. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp đan xen với các hoạt động dịch vụ, thương mại và các hoạt
động xã hội trong cùng một khu vực tập trung.
Như vậy, xét về bản chất các định nghĩa không có sự khác biệt lớn,
tuy nhiên do yêu cầu của từng thời kỳ của phát triển kinh tế cũng như
các quan điểm khác nhau trong định hướng vĩ mô thì cũng các định
nghĩa này cũng có những điểm khác nhau.
1.1.1.2. Bản chất của xây dựng khu công nghiệp
Bản chất của xây dựng KCN là quá trình phát triển các nhà máy xí
nghiệp một cách có quy hoạch tổng thể trên phương diện toàn quốc gia hay
một vùng lãnh thổ nhất định nhằm tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh
doanh công nghiệp cũng như xử lý chất thải. Mặt khác việc xây dựng các
KCN còn tạo điều kiện cho các địa phương ứng dụng một cách nhanh nhất
các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhờ đó nâng cao được năng suất cũng như hạn
chế được vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường và nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cho cán bộ
kỹ thuật dẫn tới có được lực lượng lao động tay nghề cao trong sản xuất, đây
là điều hết sức cần thiết hiện nay [12].
1.1.1.3. Nguyên tắc và vai trò của xây dựng khu công nghiệp
Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu cụm công nghiệp tập
trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Từ năm 1994, các KCN
được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia
nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu
cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về
kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp
các dịch vụ thuận lợi hơn.
Các KCN được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản
xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh
khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của công đồng dân cư trong
vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do đó, phát triển và phân
bố các KCN được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải,
cung cấp điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả
và phát triển bền vững lâu dài, có đủ mặt bằng để mở rộng và phù hợp với
những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nền văn minh công nghiệp, hậu công
nghiệp của thế giới;
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc trực tiếp
với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên
liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả;
- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu
sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp;
- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và
nước ngoài;
- Tiết kiệm tối đa đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng trọt
trong việc sử dụng đất để xây dựng KCN;
- Kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều
kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn [12];
Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN
là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Với các mục tiêu cụ thể, KCN
có những vai trò sau:
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
- Thu hút và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra môi
trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo
nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh manh mún, phân
tán và tự phát góp phần tiết kiệm đất đai, sử dụng có hiệu quả ngồn vốn đầu
tư, tiết kiệm chi phí sản xuất;
- KCN là hình thức hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc
làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu
qủa, nhất ở các nước đang phát triển so với thực tế về giá nhân công ở các khu
vực dư thừa về lao động khác;
- Du nhập tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, học tập
kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài để tránh bị tụt hậu về
kinh tế nhất là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị
trường hàng xuất khẩu;
- Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc
độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Có điều kiện thuận lợi trong kiểm soát, bảo vệ và xử lý sự cố môi
trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ
các đô thị, thành phố lớn phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững;
- KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc
gia, KCN là nơi thử nghiệm các chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách
kinh tế đối ngoại và thường thể hiện xu hướng của chính sách đối ngoại của
toàn bộ nền kinh tế;
- KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân.
KCN sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển ở những
vùng lân cận và các vùng khác của đất nước [13];
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Qua các vai trò KCN nêu trên cho ta thấy sự khác biệt cả về chất và
lượng của hình thức KCN so với cụm công nghiệp và doanh nghiệp công
nghiệp phân tán được thể hiện qua các tiêu chí tác động của nó như sau:
- Đối với các nhà đầu tư vào KCN: Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã
hộisẵn có, nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được nhà máy, xí nghiệp của
mình một cách nhanh chóng, trong khi đó nếu đầu tư ngoài KCN nhà đầu tư
sẽ mất thời gian và tài chính trong quá trình bồi thường - GPMB, đặc biệt là
thời gian và các thủ tục trong quá trình kết nối các đầu mối kỹ thuật cho sản
xuất như: điện, nước, viễn thông, giao thông;
- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Khi các dự án có công nghệ hiện
đại đòi hỏi chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức độ cao nên khi đầu tư ngoài KCN
khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, hầu hết các dự án sản xuất công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các KCN;
- Về cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý bằng các Ban quản lý KCN trong
các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các
vấn đề liên quan đến các thủ tục trong sản xuất như: xuất nhập khẩu vật tư,
thủ tục thuế, hải quan, tuyển dụng và đào tạo lao động so với các doanh
nghiệp đầu tư ngoài KCN;
- Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô việc xây dựng KCN
theo quy hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,
chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thương mại quốc tế, tạo được
bước đi phù hợp với khả năng của đất nước về tài chính, thu hút đầu tư, phát
triển hạ tầng của từng thời kỳ, đảm bảo phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh
thổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đây
cũng là bài học được rút ra từ thời kỳ phát triển các cụm công nghiệp Việt Trì,
Đông Anh của những năm 60, 70 của thế kỷ XX và hiện nay vẫn chưa thể
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
khắc phục được hoàn toàn;
- Đối với phát triển KT-XH vùng: trên cơ sở lợi thế vùng, xây dựng
KCN vừa khai thác lợi thế của vùng vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy
được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển KCN là phát
triển công nghiệp theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy
hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác, hình thành đô thị mới, thực hiện
văn minh, tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành
thị. Phát triển KCN là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giữa các vùng;
- Đối với hội nhập kinh tế quốc tế: Như đã phân tích ở trên, hàng hoá
trong KCN một mặt cung cấp thị trường nội địa để đảm bảo đủ sức cạnh tranh
và ngăn chặn hàng nhập lậu từ các nước khác, mặt khác KCN là khu sản xuất
hàng hoá xuất khẩu (thường chiếm 65%-70% tổng doanh số hàng hoá do
KCN sản xuất ra) được coi là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước
với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới [12], [13];
Như vậy, KCN là một hình thức tổ chức công nghiệp tiên tiến, hữu
hiệu, phù hợp và khả thi cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam
nói riêng, có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong suốt giai đoạn đổi mới và xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
của đề tài
Năm 1980, Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp thứ 3 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản Hiến pháp lần này đã khẳng định: “Đất
đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng
biển và thềm lục địa, … là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân” [15].
Chính vì vậy ngay sau đó, ngày 01 tháng 7 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra
Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
công tác quản lý ruộng đất trong cả nước: “… Toàn bộ ruộng đất trong cả
nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung
nhằm đảm bảo ruộng đất sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng
đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1980, Luật Đất đai năm 1988 được
ban hành, tiếp tục khẳng định lại đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý. Về việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại thì Luật Đất
đai 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ
nêu phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: “Đền bù thiệt hại cho người sử
dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã
làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật”.
Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng
trời… đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 23: “Tài sản hợp pháp của cá nhân,
tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an
ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia mà Nhà nước trưng mua hay trưng dụng,
có bồi thường tài sản của cá nhân hay tổ chức theo giá trị thị trường” [15].
Pháp luật về đất đai nói chung, bồi thường giải phóng mặt bằng nói
riêng được thể hiện qua nhiều văn bản, qua từng giai đoạn phát triển gồm:
- Luật Đất đai năm 1993; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính
phủ về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích Quốc gia và lợi ích công cộng;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định bổ sung cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất; bồi
thường, hỗ trợ về đất; trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Văn bản số 724/CP-NN ngày 27 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về
việc phê duyệt các danh mục dự án sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ
tầng của dự án cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường.
- Thông tư số 145/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
1998 của Chính phủ về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia và lợi ích công cộng;
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài
chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC.
- Thông tư số 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm
2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
Thực hiện sự giao quyền của các văn bản luật, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban
hành nhiều văn bản để cụ thể hóa thực hiện trên địa bàn gồm:
- Quyết định số 2308/QĐ-UB ngày 09 tháng 9 năm 1998 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về đơn giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất;
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
- Quyết định số 1466/QĐ-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch cụm kinh tế - xã hội ngã ba Tân
Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 3619/QĐ-UB ngày 27 tháng 9 năm 2002 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm, phạm vi lập phương án đền bù để
thực hiện quy hoạch cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường;
- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 06 tháng 01 năm 2003 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về định hướng phát triển kinh tế, xã hội huyện
Vĩnh Tường đến năm 2010;
- Quyết định số 734/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2003 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc đồng ý chủ trương cho thực hiện quy hoạch mở rộng cụm
kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 1918/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2003 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành giá đất trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 1836/QĐ-CT ngày 14 tháng 5 năm 2003 và số 883/QĐ-
CT của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù
giải phóng mặt bằng công trình cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến;
- Quyết định số 883/QĐ-CT ngày 19 tháng 3 năm 2004 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt
bằng công trình cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến;
- Quyết định số 2171/QĐ-CT ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt
bằng công trình mở rộng cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến;
- Quyết định số 2802/QĐ-CT ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt
bằng công trình mở rộng cụm kinh tế, xã hội Tân Tiến;
- Quyết định số 3963/QĐ-UB ngày 20 tháng 10 năm 2003 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cụm
kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
- Quyết định số 4882/QĐ-UB ngày 27 tháng 11 năm 2003 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng cụm kinh tế - xã
hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 1129/QĐ-UB ngày 27 tháng 4 năm 2005 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi và tạm giao đất cho UBND huyện Vĩnh Tường
mở rộng cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến tại xã Thổ Tang, xã Lũng Hòa, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2005 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi và tạm giao đất cho UBND huyện
Vĩnh Tường triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm kinh tế - xã hội
ngã ba Tân Tiến tại xã Thổ Tang, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc (giai đoạn 1);
- Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phần mở rộng tỷ lệ
1:500 cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 2502/2004/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2004 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc bàn hành quy định việc giao đất làm
dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung;
- Quyết số 25/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc bàn hành quy định việc giao đất làm dịch vụ
cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các
khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung;
- Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008 ban
hành quy định về hỗ trợ bằng giao đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông
nghiệp hoặc bằng tiền khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp;
- Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2009 về
việc giao đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
tháng 01 năm 2006, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2009 về việc
giải quyết đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND, Nghị
quyết số 27/2008/NQ-HĐND, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND và Nghị quyết số
12/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp sang mục đích sản xuất phi nông nghiệp;
- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2011 về cơ chế
hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh có đất NN, Nhà nước thu hồi
trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 24 tháng 5 năm 2004;
- Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2012 về việc
ban hành quy định hỗ trợ đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh có đất nông nghiệp bị thu hồi từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 31
tháng 12 năm 2015;
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thu hồi đất xây dựng và phát triển KCN, cụm kinh tế - xã hội là một
quá trình tất yếu của mỗi Quốc gia để đi đến một nền công nghiệp hiện đại.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 20 khu công nghiệp được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, với tổng diện tích quy hoạch là 5.965ha, gồm: Kim Hoa; Phúc
Yên; Bình Xuyên; Sơn Lôi; Bình Xuyên II; Nam Bình Xuyên; Bá Thiện; Bá
Thiện II; Khai Quang; Hội Hợp; Tam Dương I; Tam Dương II; Chấn Hưng;
Vĩnh Tường; Vĩnh Thịnh; Lập Thạch I; Lập Thạch II; Thái Hòa - Liễn Sơn -
Liên Hòa; Sông Lô I; Sông Lô II [1].
Hàng năm, các KCN, khu kinh tế, cụm kinh tế - xã hội đóng góp nguồn
ngân sách lớn cho tỉnh; mặt khác, giải quyết việc làm nhiều lao động trong và
ngoài tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hồi hồi đất, bồi thường, hỗ trợ như thế nào để
đảm bảo hài hòa lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân; việc chuyển đổi ngành
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
nghề cho các hộ dân bị thu hồi đất là một quan tâm của cả nước và của tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng đã được các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nhà
khoa học đưa ra các giải pháp tuy nhiên còn có nhiều điểm chưa thống nhất.
Công tác bồi thường, GPMB để xây dựng các khu công nghiệp, cụm
kinh tế - xã hội được thực hiện ở mỗi địa phương có những thuận lợi, khó
khăn khác nhau tuy thuộc vào điều kiện thực tiễn cụ thể ở mỗi địa phương đó.
Nơi nào có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp; công tác tuyên truyền được quan tâm đúng mức; chấp hành nghiêm chỉnh
trình tự, thủ tục thu hồi, bồi thường, GPMB thì công tác bồi thường, GPMB ở
nơi đó sẽ được nhân dân ủng hộ, chấp hành.
1.2. Thu hồi đất và những vấn đề liên quan đến thu hồi đất
1.2.1. Quy định của Luật Đất đai năm 2003 về thu hồi đất
Các khoản 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 nêu:
“5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
6. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới” [17].
- Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
“Điều 38. Các trường hợp thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
Quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải
thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;