Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hiệp phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.29 KB, 86 trang )

















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


TRẦN TẤN ĐẠT
MSSV: 40783215


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. PHAN NGỌC THÙY NHƯ



TP. HCM - 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng ngân hàng 2
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng ngân hàng 2
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng 2
1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 3
1.1.4 các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 4
1.2 Rủi ro của tín dụng ngân hàng 4
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 4
1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng 5
1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 5
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 6
1.3.1 Quan điểm vế chất lượng tín dụng 6
1.3.2 Ý nghóa của việc đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng 6
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 7
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 7
1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 9
Chương 2:


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC
2.1 Tổng quan về NHNo & PTNT Việt Nam 12
2.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 12
2.1.1.1 Quá trình hình thành 12
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 13
2.1.2 Kết quả hoạt động của ngân hàng trong 2 năm qua 14
2.2 Giới thiệu về NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Hiệp Phước 15
2.2.1 Quá trình hình thành 15
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 16
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 16
2.2.4 Giới thiệu các sản phẩm dòch vụ 20
2.2.5 Kết quả hoạt động của chi nhánh 21
2.2.6 Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của chi nhánh 22
2.2.6.1 Thuận lợi 22
2.2.6.2 Khó khăn 23
Chương 3:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH
HIỆP PHƯỚC
3.1 Chính sách tín dụng tại NHNo & PTNT VN
- Chi nhánh Hiệp Phước 26
3.1.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín dụng 26
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng 26
3.1.3 Chính sách tín dụng chung 26
3.1.3.1 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn 26
3.1.3.2 Đối tượng cho vay 27
3.1.3.3 Phương thức cho vay 27

3.1.3.4 Căn cứ xác đònh mức cho vay 28
3.1.3.5 Lãi suất cho vay 29
3.1.3.6 Quy trình hoạt động tín dụng 30
3.2 Phân tích tình hình huy động vốn 37
3.2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng 37
3.2.2 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn 39
3.3 Phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh 40
3.3.1 Phân tích doanh số cho vay 41
3.3.1.1 Doanh số cho vay theo đối tượng 41
3.3.1.2 Doanh số cho vay theo kỳ hạn 42
3.3.2 Phân tích doanh số thu nợ cho vay 45
3.3.2.1 Doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng 45
3.3.2.3 Doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn 47
3.3.3 Phân tích dư nợ cho vay 49
3.3.3.1 Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng 49
3.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn 51
3.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn 52
3.3.4.1 Nợ quá hạn theo đối tượng 52
3.3.4.2 Nợ quá hạn theo kỳ hạn 54
3.4 Đánh giá hiệu quả và chất lượng tại chi nhánh 56
3.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 56
3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 58
3.5 Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng tại NHNo &
PTNT VN - Chi nhánh Hiệp Phước 61
3.5.1 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng 61
3.5.2 Nguyên nhân của những tồn tại 61
Chương 4:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI

NHÁNH HIỆP PHƯỚC

4.1 Đònh hướng phát triển của NHNo & PTNT VN
- Chi nhánh Hiệp Phước 64
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT VN - Chi
nhánh Hiệp Phước 65
4.2.1 Các giải pháp về huy động vốn 65
4.2.1.1 Về các loại sản phẩm huy động vốn 65
4.2.1.2 Mở rộng đối tượng khách hàng gửi tiền 65
4.2.1.3 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng 65
4.2.1.4 Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng
cho nhân viên 66
4.2.2 Các giải pháp về sử dụng vốn 66
4.2.2.1 Về quy trình cho vay 66
4.2.2.2 Về các loại sản phẩm cho vay 66
4.2.2.3 Về tài sản đảm bảo 67
4.2.2.4 Về công tác quản lý nợ 67
4.2.2.5 Về giám sát việc sử dụng vốn vay 67
4.2.3 Các giải pháp đồng bộ khác 68
4.2.3.1 Vấn đề nhân sự 68
4.2.3.2 Vấn đề công nghệ ngân hàng 68
4.2.3.3 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 69
4.2.3.4 Duy trì và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng 69
4.2.3.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng CIC 69
4.3 Một số kiến nghò 70
4.3.1 Đối với NHNo & PTNT VN 70
4.3.2 Đối với NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Hiệp Phước 70
KẾT LUẬN 72
Tài liệu tham khảo 74












DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU







Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo & PTNT VN
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 3.3: Doanh số cho vay theo đối tượng
Bảng 3.4: Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Bảng 3.5: So sánh tỷ trọng giữa huy động vốn theo kỳ hạn và doanh số cho vay
theo kỳ hạn
Bảng 3.6: Doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng
Bảng 3.7: Doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn
Bảng 3.8: Dư nợ cho vay theo đối tượng
Bảng 3.9: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo đối tượng
Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo kỳ hạn
Bảng 3.12: Phân loại nợ
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 3.14: Kết quả hoạt động kinh doanh







DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ









Biểu đồ 1: Biểu diễn tình hình huy động vốn theo đối tượng
Biểu đồ 2: Biểu diễn tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Biểu đổ 3: Biểu diễn tình hình doanh số cho vay theo đối tượng
Biểu đồ 4: Biểu diễn tình hình doanh số cho vay theo kỳ hạn
Biểu đồ 5: Biểu diễn tình hình doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng
Biểu đồ 6: Biểu diễn tình hình doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn
Biểu đồ 7: Biểu diễn tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng
Biểu đồ 8: Biểu diễn tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Biểu đồ 9: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo đối tượng
Biểu đồ 10: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn












LỜI MỞ ĐẦU








1. Xác đònh vấn đề:
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam sẽ là nước công
nghiệp phát triển, điều này đòi hỏi một nguồn vốn lớn mà doanh nghiệp không
thể tự đáp ứng, do đó tín dụng đã và đang là công cụ chủ lực hỗ trợ cho tiến
trình này, đây là một nghiệp vụ quan trọng trong nghiệp vụ NHTM. Ngoài ra
hệ thống ngân hàng còn là kênh quan trọng, hữu hiệu trong việc cung ứng, điều
tiết vốn cho nền kinh tế và giúp cho việc thực thi các chính sách tiền tệ của

NHNN đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra khởi
nguồn từ Mỹ với nguyên nhân chính là do họat động cho vay dưới chuẩn của
hệ thống ngân hàng và hậu quả là sự sụp đổ không ít các ngân hàng qui mô lớn
và vững mạnh của cacù nền kinh tế phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, kéo theo
phản ứng dây chuyền là nền kinh tế thế giơiù suy sụp, hoạt động sản xuất kinh
doanh bò đình trệ, giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nguy cơ bất ổn xã hội
tăng cao…Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng
nói riêng đã dần hòa nhập với thế giới từ khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO nhưng mức độ hòa nhập chưa thực sự mạnh mẽ và sâu sắc nên nền kinh
tế của chúng ta cũng như hệ thống ngân hàng không phải chòu trực tiếp sự tàn
phá của cuộc khủng hoảng nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải là nhỏ.
Vì thế qua sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng và nhìn thấy sự sụp đổ của
ngành ngân hàng tại Mỹ, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cần phải kòp thời
suy xét, rút kinh nghiệm, nhìn nhận lại hoạt động của mình để từ đó đưa ra các
biệp pháp chấn chỉnh kòp thời nhằm kiểm soát và ngăn chặn một cuộc khủng
hoảng tín dụng trong tương lai.
Chính những lý do trên, em đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước”
làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong tương lai hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN – Chi
nhánh Hiệp Phước, thì hoạt động tín dụng sẽ chiếm phần lớn trong doanh thu
và vì đây là hoạt động có nhiều rủi ro nhất nên đòi hỏi ngân hàng phải quản lý
chặt chẽ hoạt động này. Vì thế việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng
của ngân hàng là điều rất cần thiết, việc phân tích sẽ tập trung vào các yếu tố
vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn…để từ đó đánh
giá việc sử dụng vốn của ngân hàng đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro trong tín dụng.
3. Phương pháp nghiên cứu:

Với vốn kiến thức đã học ở trường, kiến thức thực tế trong thời gian thực
tập và qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, trong quá trình làm khóa luận em
đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm.
4. Kết cấu nội dung nghiên cứu:
Nội dung khóa luận được chia làm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Giới thiệu Tổng quan về NHNo & PTNT VN – Chi
nhánh Hiệp Phước
- Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT VN
– Chi nhánh Hiệp Phước
- Chương 4: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Kết luận.






















CÁC TỪ VIẾT TẮT









NHNo & PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
CBTD: Cán bộ tín dụng
HĐTD: Hợp đồng tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế












Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 1


CHƯƠNG I


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG



















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất đònh với một khoảng chi phí
nhất đònh.
1.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Bản chất tín dụng ngân hàng:

Mặc dù quan hệ tín dụng được biểu hiện qua các phương thức rất đa
dạng và phong phú nhưng nó vẫn mang bản chất cơ bản sau:
- Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu
vốn.
- Thời hạn tín dụng được xác đònh dựa trên sự thỏa thuận giữa các
bên tham gia tín dụng.
- Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức
tín dụng.
1.1.2.2 Chức năng tín dụng:

Có 2 chức năng cơ bản sau
a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc
có hoàn trả:
Chức năng này làm cho tín dụng trở thành chiếc cầu nối giữa cung và
cầu vốn trong nền kinh tế, nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể đi vay

nhận được một phần tài nguyên của xã hội, thỏa mãn nhu cầu mở rộng qui mô
kinh doanh và tiêu dùng.
- Khâu tập trung: Tín dụng là phương thức giúp cho các chủ thể kinh
tế thu hút được một phần nguồn vốn của xã hội dưới hình thức tiền tệ hay vật
chất tạm thời nhàn rỗi.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 3
- Khâu phân phối: Tín dụng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các
doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội cũng như của nhà nước
b. Chức năng kiểm soát các họat động kinh tế:
Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua quan hệ tín dụng được
thực hiện dưới hình thái giá trò tiền tệ dựa trên cơ sở vận động của các luồng giá
trò tiền tệ để kiểm tra, kiểm soát. Chức năng này được thực hiện trên cơ sở tín
dụng thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc
có hoàn trả.
Chức năng này thể hiện khi chủ thể đi vay và chủ thể cho vay thực
hiện thẩm đònh dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh cũng như việc kiểm tra, kiểm
soát quá trình sử dụng vốn vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Như vậy, thực
hiện chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế, tín dụng một mặt đảm bảo lợi
ích thiết thực cho các chủ thể kinh tế tham gia, mặt khác còn mang lại lợi ích,
hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội.
1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tùy theo những tiêu thức tín dụng được phân loại như sau:
 Dựa vào mục đích của tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng
có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân.
- Cho vay mua bán bất động sản.
- Cho vay sản xuất nông nghiệp.

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
 Dựa vào thời hạn tín dụng:

- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm.
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 4
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng vay vốn để quyết đònh cho vay.
- Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một một bên thứ ba nào
khác.
 Dựa vào phương thức cho vay:

- Cho vay theo món vay.
- Cho vay theo hạn múc tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:

- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một
lần khi đáo hạn.
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy
khả năng tài chánh của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.4 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng được thực hiện theo 3 nguyên tắc:

- Vốn vay phải được hoàn trả nay đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn đã
ký trong hợp đồng tín dụng.
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Vốn vay phải được đảm bảo bằng hàng hóa có giá trò tương đương.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 5
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng
của ngân hàng biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ
hay trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi
ro hay xảy ra nhất và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Rủi ro tín dụng có hai loại:
- Rủi ro giao dòch : Là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dòch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng.
- Rủi ro danh mục : Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng.
1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng


 Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế không ổn đònh, luôn biến động không ngừng và
khó dự đoán.
- Môi trường pháp lý chưa có sự đồng bộ và thuận lợi.
- Hệ thống quản lý thông tin còn nhiều bất cập.



 Nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trong
việc trả nợ.
- Người vay bò thất nghiệp.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 6
- Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãng phí, …
- Gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
+ Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Thiếu quản lý, giám sát sau khi cho vay.
- Công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng vẫn còn lỏng lẽo.
- Khâu phân tích thẩm đònh còn yếu, cán bộ tín dụng thiếu trách
nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
- Chạy theo số lượng tín dụng mà không coi trọng chất lượng tín
dụng.
- Do cho vay quá tập trung vào một đối tượng, một khu vực, một
ngành…
1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG:
1.3.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng có thể được hiểu là mức độ phù hợp của sản
phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng hay là tập hợp tính chất của sản
phẩm, chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thoả mãn nhu cầu nhất đònh theo
công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết.

Qua đây chúng ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng là sự
đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay
tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua
sự phát huy hiệu quả của phương án được hình thành bằng đồng tiền vay hay
hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phục vụ sự
phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2 Ý nghóa của việc đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng
- Góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, han chế rủi ro, đảm bảo và
tăng lợi nhuận ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 7
- Giúp ngân hàng thu hồi nợ vay đủ và đúng hạn, nhờ đó ngân hàng
có điều kiện mở rông khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dòch vụ khác tạo
thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng.
- Thu hút nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng sản
phẩm, tạo ra hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín ngân hàng, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thò trường.
- Tăng khả năng sinh lợi của sản phẩm, giảm sự chậm trễ, chi phí
nghiệp vụ, chi phí quản lý do không thu hồi được vốn cho vay.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:


 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Thông thường
chỉ tiêu này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường.
Nếu tại một thời điểm nhất đònh nào đó tỷ lệ này cao thì nó phản ánh chất lượng
nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.



 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ xấu
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng khó có thể
thu hồi được. Đây chính là căn cứ để trích lập dự phòng
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:


 Doanh số cho vay:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát
ra cho vay trong một khoản thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 8
hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác đònh theo tháng, quý, năm.


 Doanh số thu nợ:

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay
của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.


 Dư nợ:

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác đònh nào đó ngân hàng
hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu

về.


 Dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho
vay.
Dư nợ
Vốn huy động


 Dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so
với tổng nguồn vốn hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn sử dụng của ngân hàng.
Dư nợ
Tổng nguồn vốn


 Hệ số thu hồi nợ:

Nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng,
đồng thời nói lên thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên tại
mỗi thời điểm khác nhau, mỗi ngân hàng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác
nhau nên không thể đơn giản dựa vào hệ số trên mà kết luận công tác thu hồi nợ
của ngân hàng là có hiệu quả hay không mà cần phải liên hệ đến tình hình thực
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 9
tế để đánh giá khách quan hơn.

Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay

1.4. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
- Điều phối nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và lưu thông
hàng hóa phát triển:
Quan hệ tín dụng thực hiện kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa giao
lưu vốn trong nước và ngoài nước. Tín dụng khai thác các khoản vốn nhàn rỗi
trong xã hội, đang tồn đọng trong lưu thông đưa nhanh vào phục vụ trong sản
xuất và tiêu dùng xã hội, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho
quá trình sản xuất kinh doanh không bò gián đoạn, thúc đẩy sản xuất và lưu
thông hàng hóa phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn đònh tiền tệ, ổn đònh giá cả, kiểm soát lạm phát:

Tín dụng góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh
tế, đặc biệt là tiền mặt trong các tầng lớp dân cư làm giảm áp lực lạm phát, góp
phần ổn đònh tiền tệ, giá cả.
- Tín dụng góp phần ổn đònh đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn đònh
trật tự xã hội:
Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng
hóa và dòch vụ ngày càng gia tăng thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao
động. Vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm
năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, đất, rừng… do đó có thể thu
hút nhiều lự lượng lao động của xã hội, tạo ra lực lượng sản xuất mới để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống ổn đònh… đó
là tiền đề quan trọng để ổn đònh trật tự xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 10
- Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế:
Sự phát triển của tín dụng không những ở phạm vi quốc nội mà còn

mở rộng ra phạm vi quốc tế, qua đó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ
kinh tế đối ngoại nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong sự phát
triển của mỗi đất nước, giúp các nước xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát
triển.



















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 11


Chương 2:




GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH
HIỆP PHƯỚC















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 12
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT VIỆT NAM:
2.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức:
2.1.1.1 Quá trình hình thành:
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành
lập theo nghò đònh số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay
là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lónh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tòch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng

Chính phủ) ký Quyết đònh số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông
nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lónh vực nông
nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chòu
trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Đến ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết đònh số 280/QĐ-NHNN đổi tên
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
Trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ – Ba Đình – Hà Nội
Tên giao dòch Quốc tế: VietNam Bank of Agriculture and Rural
Development (viết tắt là AGRIBANK).





Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Ngọc Thùy Như
SVTH: Trần Tấn Đạt Trang 13
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức:


























HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT
HĐQT

BAN THƯ KÝ
HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
HỆ THỐNG KIỂM
TRA KIỂM SOÁT
NỘI BỘ


KẾ TOÁN
TRƯỞNG
HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN
NGHIỆP VỤ
SỞ GIAO
DỊCH
CHI NHÁNH
LOẠI 1,
LOẠI 2
VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP
CÔNG TY
TRỰC
THUỘC
PHÒNG GIAO
DỊCH
CHI NHÁNH
LOẠI 3
CHI NHÁNH

PHÒNG GIAO
DỊCH

×