Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân tích và hoạch định tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu COMECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 116 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: TÀI CHÍNH


PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH ĐỊNH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬT TƯ - XĂNG DẦU COMECO





SVTH: Võ Mai Thế Linh
MSSV: 1054032338
Ngành: Tài chính
GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận


T
hành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
1 | 115
LỜI CẢM ƠN

Lời đâu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Tiến sĩ


Nguyễn Văn Thuận, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn chú Trƣơng Quý Ca, Phó Tổng giám đốc, cùng
toàn thể các anh chị đang làm việc tại Công ty cổ phần Dịch vụ Sản xuất Thƣơng mại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, những ngƣời đã giúp đỡ, giải đáp và truyền đạt cho em rất
nhiều kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về công ty, cũng nhƣ về các đặc điểm của
ngành kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Những kiến thức này rất hữu ích để em có thể hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này cũng nhƣ là hành trang giúp em vững bƣớc trong
nghề nghiệp tƣơng lai của mình.
Do trình độ hạn chế nên trong quá trình thực hiện bài báo cáo này khó tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo thêm của thầy cô để em có hoàn thành
và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên
Võ Mai Thế Linh












2 | 115
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………….
TP. HCM, Ngày….tháng….năm….





3 | 115
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………
…………………………………………………………

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………….
TP. HCM, Ngày….tháng….năm…




4 | 115
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTVT: Giao thông vận tải
SX: Sản xuất
TM: Thƣơng mại
HĐQT: Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
CP: Cổ phiếu

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TB: Trung bình
TS: Tài sản
NV: Nguồn vốn
VCSH: Vốn chủ sở hữu














5 | 115
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH
ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 14
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 14
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính 14
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tài chính 14
1.2. CÁC TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 15
1.2.1. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 15
1.2.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính 17

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 19
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 19
1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính. 21
1.3.3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn 28
1.3.4. Phân tích tài chính Du Pont. 28
1.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 30
1.4.1 Khái niệm hoạch định tài chính 30
1.4.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính 30
1.4.3 Vai trò của hoạch định tài chính: 30
1.4.4 Các phƣơng pháp hoạch định tài chính 31
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU
COMECO 33
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 33
2.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 34
2.3. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. 35
2.3.1. Các nghành nghề kinh doanh chính: 35
2.3.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 36
2.3.3. Địa bàn kinh doanh và đối thủ cạnh tranh 37
2.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 37
2.4.1. Mô hình quản trị và nguyên tắc hoạt động: 37
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 38
2.5. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG 40
2.5.1.Cổ đông trong nƣớc và nƣớc ngoài 40
2.5.2.Tỷ trọng sổ hữu cổ phiếu COM 40
2.5.3.Danh sách các cổ đông lớn 41
6 | 115
2.6. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY
(PHÂN TÍCH SWOT) 41
2.7. NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÔNG TY 42
CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO 45
3.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 45
3.1.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 45
3.1.2.Phân tích biến động tài sản 47
3.1.3 Phân tích biến động nguồn vốn 51
3.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 56
3.1.5 Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn 57
3.1.6.Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán 60
3.2. PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP 61
3.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ 64
3.3.1 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 65
3.3.2 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 66
3.3.3 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 67
3.4.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 67
3.4.1.Phân tích các tỷ số thanh toán 67
3.4.2.Phân tích các tỷ số hoạt động 70
3.4.3. Phân tích cơ cấu tài chính 74
3.4.4. Phân tích các tỷ số lợi nhuận 76
3.4.5. Phân tích các tỷ số chứng khoán 80
3.4.6.Phân tích Du Pont 82
3.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY COMECO 88
CHƢƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ -
XĂNG DẦU (COMECO) NĂM 2014 90
4.1. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH 90
4.1.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 90
4.1.2 Bảng cân đối kế toán 93
4.2. HOẠCH ĐỊNH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 96
4.2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 96
3.2.2 Bảng cân đối kế toán 97
4.3 PHÂN TÍCH DỰ TOÁN VÀ HOÀN CHỈNH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 100

CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO 104
7 | 115
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 110



























8 | 115
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông trong nƣớc và nƣớc ngoài công ty COMECO
Bảng 2.2: Danh sách cổ đông lớn nhất sở hữu CP COM
Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn COMECO qua các năm
Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu Nợ ngắn hạn COMECO qua các năm
Bảng 3.3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua các năm
Bảng 3.4: Bảng tính vốn luân chuyển thuần qua từng năm
Bảng 3.5: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn công ty COMECO từ 31/12/2010 đến
31/12/2013
Bảng 3.6: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn công ty COMECO từ 31/12/2010
đến 31/12/2013
Bảng 3.7: Bảng phân tích chiều ngang Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
công ty COMECO qua các năm
Bảng 3.8: Bảng phân tích chiều dọc Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công
ty COMECO qua các năm
Bảng 3.9: Tổng hợp lƣu chuyển tiền công ty COMECO
Bảng 3.10: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty COMECO
Bảng 3.11: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ của công ty COMECO
Bảng 3.12: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của công ty COMECO
Bảng 3.13: Bảng tính các tỷ số thanh toáncủa COMECO
Bảng 3.14: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân công ty
COMECO
Bảng 3.15: Bảng tính vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân công ty
COMECO
Bảng 3.16: Bảng tính vòng quay tài sản cố định công ty COMECO
Bảng 3.17: Bảng tính vòng quay tổng tài sản công ty COMECO
Bảng 3.18: Bảng tính Tỷ số tự tài trợ và Tỷ số nợ công ty COMECO

Bảng 3.19: Bảng tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu công ty COMECO
Bảng 3.20: Bảng tính Tỷ số trang trải lãi vay công ty COMECO
Bảng 3.21: Bảng tính Tỷ số Lợi nhuận gộp trên doanh thu công ty COMECO
Bảng 3.22: Bảng tính Tỷ số Lợi nhuận ròng trên doanh thu công ty COMECO
Bảng 3.23: Bảng tính Tỷ số Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản công ty COMECO
Bảng 3.24: Bảng tính Tỷ số Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu công ty COMECO
9 | 115
Bảng 3.25: Bảng tính Tỷ số EPS cổ phiếu COMECO qua các năm
Bảng 3.26: Bảng tính Tỷ số DPS cổ phiếu COMECO qua các năm
Bảng 3.27: Bảng tính Tỷ số P/E cổ phiếu COMECO qua các năm
Bảng 3.28: Bảng tính Tỷ số P/B cổ phiếu COMECO qua các năm
Bảng 3.29: Bảng tính Tỷ số DY cổ phiếu COMECO qua các năm
Bảng 3.30: Bảng phân tích các thành phần mô hình Du Pont
Bảng 3.31: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính công ty COMECO
Bảng 4.1: Doanh thu thuần và tốc độ tăng doanh thu công ty COMECO qua các năm
Bảng 4.2: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu qua các năm
Bảng 4.3: Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu qua các năm
Bảng 4.4: Doanh thu hoạt động tài chính công ty qua các năm
Bảng 4.5: Chi phí tài chính công ty qua các năm
Bảng 4.6: Chi phí quản lý doanh nghiệp công ty qua các năm
Bảng 4.7: Thu nhập khác và chi phí khác của công ty qua các năm
Bảng 4.8: Tỷ lệ các khoản mục vốn lƣu động theo doanh thu
Bảng 4.9: Giá trị Tài sản ngắn hạn khác qua các năm
Bảng 4.10: Giá trị tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định qua các năm
Bảng 4.11: Giá trị Tài sản dài hạn khác qua các năm
Bảng 4.12: Tỷ lệ nguồn vốn tự do trên doanh thu qua các năm
Bảng 4.13: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.14: Phần tài sản bảng cân đối kế toán hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.15: Phần nguồn vốn bảng cân đối kế toán hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.16: Điều chỉnh Phần nguồn vốn bảng cân đối kế toán hoạch định cho năm

2014
Bảng 4.17: Bảng cân đối kế toán hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.18: Điều chỉnh Chi phí tài chính hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.19: Điều chỉnh bảng báo cáo kết quả kinh doanh hoạch định cho năm 2014
Bảng 4.20: Các tỷ số tài chính dự báo cho năm 2014
Bảng 4.21: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoàn chỉnh dự báo cho năm
2014
Bảng 4.22: Bảng cân đối kế toán tóm tắt hoàn chỉnh dự báo cho năm 2014

10 | 115
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty COMECO
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cổ đông sở hữu cổ phiếu COM (thời điểm 25/2/2013)
Biểu đồ 3.1: Biến động quy mô và cơ cấu tài sản COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.2: Quy mô và cơ cấu tài sản COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.3: Quy mô và cơ cấu Tài sản ngắn hạn COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.4: Biến động quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.5: Quy mô và cơ cấu Nguồn vốn COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.6: Quy mô và cơ cấu Nợ phải trả của COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.7: Quy mô và cơ cấu Nợ ngắn hạn COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.8: Quy mô và cơ cấu Vốn chủ sở hữu COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.9: Các tỷ số thanh toán của COMECO qua từng năm
Biểu đồ 3.10: Biến động GVHB, Hàng tồn kho và Vòng quay hàng tồn kho công ty
COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.11: Biến động doanh thu thuần, khoản phải thu và vòng quay khoản phải
thu công ty COMECO
Biểu đồ 3.12: Biến động doanh thu thuần, tài sản cố định và vòng quay tài sản cố định
công ty COMECO
Biểu đồ 3.13: Biến động doanh thu thuần, tổng tài sản và vòng quay tổng tài sản công

ty COMECO
Biểu đồ 3.14: Cơ cấu tài chính công ty COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.15: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.16: Biến động EBIT, Chi phí lãi vay và tỷ số trang trải lãi vay của
COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.17: Tỷ số lợi nhuận gộp trên doanh thu COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.18: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu công ty COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.19: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản công ty COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.20: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu COMECO qua các năm
Biểu đồ 3.21: Mô hình phân tích Du Pont tỷ số ROA công ty COMECO qua các năm

11 | 115
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN LĨNH VỰC VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam từ gần 30 năm
qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phƣơng thức
quản lý. Đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế tự
do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng,
tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và
thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trƣờng. Thế thì doanh nghiệp
phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt ?
Đứng trƣớc những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài
nguyên vật chất cũng nhƣ nhân lực của mình.
Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc “tình trạng
sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp, và không có gì
khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoài tình hình
tài chính. Có thể nói rằng tài chính nhƣ là dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp,
mà bất kỳ sự ngƣng trệ nào cũng ảnh hƣởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp. Bởi vì,
trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên

quan đến tài chính.
Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng
hiệu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng thì mỗi doanh
nghiệp phải xây dựng phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu trong tƣơng
lai. Đứng trƣớc hàng loạt những chiến lƣợc đƣợc đặt ra đồng thời doanh nghiệp phải
đối diện với những rủi ro. Do đó để lựa chọn những chiến lƣợc phù hợp với nguồn lực
của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy đƣợc những
biến động về tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành
hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Đứng trƣớc những vấn đề quan trọng đó, qua thời gian thực tập của mình, em
quyết định chọn đề tài “Phân tích và hoạch định tình hình tài chính Công ty Cổ phần
Vật tƣ - Xăng dầu COMECO” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp cho mình. Thông qua
việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch tài chính cho tƣơng lai và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.



12 | 115
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại doanh
nghiệp, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ những bất ổn của công ty. Đồng
thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trƣớc những biến động tình hình tài chính trong
tƣơng lai của mình mà có biện pháp xử lý thích hợp. Mục tiêu của bài khóa luận tốt
nghiệp này cụ thể nhƣ sau:
− Phân tích và đánh giá đƣợc tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty cho tới hết năm 2013.
− Hoạch định đƣợc các báo cáo tài chính của công ty cho năm 2014
− Đề ra đƣợc biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của công ty.

3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là tình hình tài chính của công ty, dữ liệu đƣợc sử dụng
chủ yếu để tiền hành nghiên cứu là các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của
công ty trong các năm từ 2010-2013, ngoài ra còn một số nguồn dữ liệu khác là các
báo cáo phân tích tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và ngành xăng dầu Việt
Nam nói riêng trong các năm gần đây.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIỚI HẠN PHẠM VI CỦA
BÁO CÁO
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp
này là Phƣơng pháp so sánh, dùng để đánh giá kết quả và xác định xu hƣớng biến
động của các chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối. Trong bài phân tích
tình hình tài chính này, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích theo chiều
dọc và phân tích theo chiều ngang.
+ Phân tích theo chiều dọc: Nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết
cấu của từng chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối là số tƣơng đối
trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính. Qua đó thấy đƣợc sự biến động của từng chỉ
tiêu.
Giới hạn phạm vi: Bài khóa luận tốt nghiệp này nghiên cứu về tình hình tài
chính của Công ty Cổ phần Vật tƣ - Xăng dầu COMECO trong những năm từ 2010
đến 2013, và hoạch định tài chính cho năm 2014 dựa trên bảng cân đối kế toán và
bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2010-2013.

13 | 115
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài Phần mở đầu, báo cáo này gồm 6 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH
ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO

Chƣơng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO
Chƣơng 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ -
XĂNG DẦU COMECO CHO NĂM 2014
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO
Chƣơng 6: KẾT LUẬN









14 | 115
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ
PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính công ty là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so
sánh vả kiểm tra số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa
đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành để từ đó có thể xác định đƣợc thực trạng tài chính
và tiên đoán cho tƣơng lai về xu hƣớng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập
một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý, khai thác có hiệu quả để đƣợc lợi nhuận
mong muốn.
Hay nói cách khác, phân tích tài chính là việc xem xét, kiểm tra về nội dung,

thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh, đối chiếu tìm ra
năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và hƣớng phát triển tài chính của doanh nghiệp
nhằm xác lập các giải pháp khai thác sự dụng nguồn tài chính có hiệu quả.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tài chính
Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết, giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin của nhiều đối tƣợng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để
phục vụ cho các mục đích của mình.
Đối với nhà quản trị, phân tích tài chính nhằm đáp ứng mục tiêu tạo thành các
chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ, tiến
hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi
ro tài chính của công ty. Định hƣớng các quyết định của ban lãnh đạo công ty nhƣ
quyết định đầu tƣ, tài trợ, phân chia cổ tức, cổ phần,… Phân tích báo cáo tài chính là
cơ sở cho các dự bao tài chính, kế hoạch đầu tƣ, phân ngân sách tiền mặt,… là công cụ
để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với chủ sở hữu công ty, họ thƣờng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả
nợ,sự an toàn của tiền vốn mà công ty bỏ ra. Do đó, thông qua phân tích tài chính công
ty, giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành
hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi nhiệm nhà quản trị,
cũng nhƣ quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.
15 | 115
Đối với các chủ nợ nhƣ ngân ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp, mối
quan tâm của họ là hƣớng vào khả năng trả nợ của công ty. Do đó, họ sẽ chú ý đến
tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng nhƣ quan tâm đến lƣợng vốn
chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá xem đơn vị có khả năng trả nợ đƣợc hay
không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với các nhà đầu tƣ trong tƣơng lai, điều mà họ quan tâm là sự an toàn của
lƣợng vốn đầu tƣ, kế đó là mức độ sinh lợi, khả năng hoàn vốn. Vì vậy, họ cần những

thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh,
tiềm năng tăng trƣởng của công ty. Họ thƣờng phân tích báo cáo tài chính của công ty
qua các thời kỳ để quyết định đầu tƣ vào công ty hay không, đâu tƣ dƣới hình thức nào
và đầu tƣ vào lĩnh vực nào.
Đối với cơ quan chức năng ví dụ nhƣ sở thuế, bộ tài chính, họ cần thông qua
các báo cáo tài chính để xác định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nƣớc. Bên
cạnh đó, các cơ quan thống kê cần tổng hợp các phân tích để hình thành nên các số
liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
Việc thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ
giúp cho các nhà quản trị, chủ sở hữu, nhà đầu tƣ và các cơ quan chủ quản cấp trên
thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và rõ ràng
những nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình tài chính
doanh nghiệp. Từ đó, có thể đề ra các giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cƣờng
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2. CÁC TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính
Tài liệu quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong việc phân tích tình hình tài chính
công ty chính là báo cáo tài chính của công ty đó. Hệ thống báo cáo tài chính của công
ty ở các thời kỳ đƣợc quy định chủ yếu là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, trong quá trình phân tích tài chính, những nhà phân tích cần lƣu ý đến
các chính sách, các nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán công ty khi tiến hành
lập báo cáo tài chính. Việc vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán có thể làm
cho thông tin trên báo cáo tài chính sau khi đã phân tích bị sai lệch và ảnh hƣởng đáng
kể đến quyết định của nhà quản trị, nhà đầu tƣ trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
16 | 115

Bên cạnh đó, khi phân tích tài chính ta cũng nên dựa vào các chỉ số kinh tế - tài chính
của ngành để có tham chiếu thuyết phục hơn đối với thông tin sau khi đã tiến hành
phân tích
Chi tiết về các thành phần của báo cáo tài chính nhƣ sau:
- Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán còn đƣợc gọi là bảng tổng kết tài
sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tƣợng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và
bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính
của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối kỳ kinh doanh. Cơ
cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn. Khi phân tích bảng cân đối
kế toán, chúng ta chủ yếu sẽ xem xét và nghiên cứu các vân đề cơ bản sau:
+ Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó
thấy đƣợc quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của công ty.
+ Xem xét tính hợp lý của cơ câu vốn. Cơ cấu vốn có tác động nhƣ thế
nào đến quá trình kinh doanh.
+ Khái quát xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
doanh nghệp.
+ Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài
chính
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo thu nhập hay còn gọi
là báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh,
phản ánh thu nhập của kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một thời
kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần
kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nƣớc và
tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng – VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh
doanh, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
+ Xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm nay với
năm trƣớc. Đặc biệt chú ý đến tình hình doanh thu, doanh thu thuần, chi phí, lợi
nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế.
+ Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản

chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo
ngân lƣu thể hiện lƣu lƣợng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra
các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán,
lƣơng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Báo cáo ngân lƣu đƣợc tổng hợp bởi ba dòng ngân lƣu ròng, từ ba hoạt động :
17 | 115
+ Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạo ra doanh thu của doanh
nghiệp: sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ…
+ Hoạt động đầu tƣ: trang bị, thay đổi tài sản cố định, liên doanh, góp
vốn, đầu tƣ chứng khoán, đầu tƣ kinh doanh bất động sản…
+ Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của
nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Để lập báo cáo ngân lƣu có 2 phƣơng pháp: trực tiếp và gián tiếp. Giữa hai
phƣơng pháp chỉ khác nhau cách tính dòng ngân lƣu từ hoạt động kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Là báo cáo nhằm giải thích thêm chi tiết
những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo
cáo tài chính không thể hiện hết đƣợc
1.2.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính
Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có
nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhƣng trên thực tế ngƣời ta
thƣờng sử dụng 2 phƣơng pháp sau:
 Phƣơng pháp so sánh:
Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài
chính. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Chi tiết nhƣ sau:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy đƣợc xu

hƣớng thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy đƣợc tình hình tài
chính của doanh nghiệp đƣợc cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc
phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện so với kế hoạch để thấy đƣợc mức phấn đấu
của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức bình quân ngành để thấy tình hình tài
chính doanh nghiệp tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc sự biến động tỷ trọng mỗi khoản mục ở
mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tƣơng đối của các loại các mục, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc so sánh
- So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến động cả về số tuyệt đối và tƣơng
đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
18 | 115
Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện:
- Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”
- Các chỉ tiêu so sánh (các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất
có thể so sánh đƣợc với nhau. Muốn vậy, chúng ta phải thống nhất với nhau
về nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính toán và thời gian tính toán
 Phƣơng pháp tỷ lệ
Một phƣơng pháp khác thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
là phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép ngƣời phân tích đƣa ra một tập hợp
các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ
chức đang đƣợc xem xét.
Trong phần lớn các trƣờng hợp, các tỷ lệ đƣợc sử dụng theo hai phƣơng pháp
chính:
- Thứ nhất, các tỷ số sẽ đƣợc so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi công ty
riêng lẻ. Ví dụ, xu thế số dƣ lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể đƣợc đối chiếu
qua một thời kỳ 3 năm hoặc 5 năm
- Thứ hai, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ đƣợc so sánh với các tiêu chuẩn của
ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các cơ quan thống kê có

uy tín. Ngoài ra, Các nhà phân tích có thể đƣa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng
cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho
dù nguồn gốc của các tỷ lệ là nhƣ thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so
sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn đƣợc đƣa ra cho các công ty trong cùng
một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
Các tỷ lệ tài chính then chốt thƣờng đƣợc nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ
theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ.
Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ đƣợc xem xét ở dƣới đây là:
- Các tỷ số thanh toán: Các tỷ lệ đƣợc thiết kế ra để đo lƣờng khả năng của một
công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.
- Các tỷ số hoạt động: Đo lƣờng tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực
của công ty để kiếm đƣợc doanh thu và lợi nhuận.
- Các tỷ số cơ cấu tài chính: Đo lƣờng phạm vi theo đó việc trang trải tài chính
cho các khoản vay nợ đƣợc công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay phát hành thêm cổ
phiếu
- Các tỷ số lợi nhuận: đƣợc thiết kế để đo lƣờng năng lực có lãi và mức sinh lợi
của công ty.
Ngoài bốn nhóm tỷ lệ chính trên, thông thƣờng ta cũng sẽ tiến hành phân tích
thêm các tỷ số thể hiện kỳ vọng của thị trƣờng đối với cổ phiếu là nhóm các tỷ số
chứng khoán.
19 | 115
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp, cung cấp thông tin một
cách tổng quát về tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ. Vì vậy, việc phân tích các báo cáo tài chính sẽ đƣa ra đƣợc một “Bức tranh
tài chính” tổng quát nhất giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ các đối
tƣợng quan tâm khác có đƣợc một trong các cơ sở để ra các quyết định của mình .
 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo tài chính tổng hợp, nhằm phản ánh một cách

tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và
nguồn vốn tại thời điểm lập báo cáo, các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán đƣợc phản
ánh dƣới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn
vốn.
- Phần tài sản: Phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo. Về mặt
kinh tế, các chỉ tiêu này phản ánh dƣới hình thức giá trị quy mô, kết cấu các loại tài
sản nhƣ tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các khoản phải thu… mà doanh nghiệp hiện
có. Về mặt pháp lý số liệu ở phần tài sản phẩn ánh số tài sản đang thuộc quyền quản
lý, sử dụng của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp hiện có. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh quy mô, kết cấu và
đặc điểm sở hữu các nguồn vốn kinh doanh đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Về
mặt pháp lý, thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với
các đối tƣợng cấp vốn.
Việc tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Thứ nhất: Xem xét cơ cấu và sự biến động của tổng tài sản cũng nhƣ của từng
loại tài sản. Qua đó thấy đƣợc sự biến động về quy mô tài sản và năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thứ hai: Xem xét phần nguồn vốn, tính toán tỷ trọng của của từng loại vốn, so
sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối giữa cuối kỳ và đầu năm. Từ đó phân tích cơ cấu vốn
đã hợp lí chƣa, sự biến động có phù hợp với xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp
không hay có gây hậu quả gì về mặt tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp ? Khi
phân tich phần này cần kết hợp với phần tài sản để thấy đƣợc mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu, khoản mục nhằm phân tích đựơc sát hơn.
Thứ ba: Khái quát xác định mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
qua việc so sánh từng loại vốn giữa cuối kỳ và đầu năm cả số tuyệt đối và số tƣơng
đối, xác định và so sánh giữa cuối kì và đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong
20 | 115
tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng tăng
thì điều đó cho ta thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao,

mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ thấp và ngƣợc lại. Tuy nhiên khi
xem xét cần chứ ý đến chính sách tài trợ và hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt đựơc
cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn trong tƣơng lai mà công ty có thể ngặp phải.
Nhƣ vậy việc phân tích bảng cân đối kế toán cung cấp cho chúng ta khá nhiều
thông tin về tình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình tài
chính của doanh nghiệp chúng ta cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu khác ngoài bảng
cân đối kế toán mà chỉ có ở các báo cáo khác.
 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình
và kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo
này cung cấp những thông tin tổng hợp về phƣơng thức kinh doanh, về việc sử dụng
các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp và chỉ
ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay đem lại tình trạng lỗ vốn.
Đây là một bản báo cáo tài chính đƣợc những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nếú
cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ.
Nó cũng đƣợc coi nhƣ là một bản hƣớng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt
động ra sao trong tƣơng lai.
Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng
thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý nhƣng phải phản ánh đƣợc bốn nội dung cơ bản:
Doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi
nhuận. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt đồng kinh doanh, cần chú ý xem xét từng
chỉ tiêu trên giữa kỳ này so với kỳ trƣớc đó và với kỳ kế hoạch thông qua việc so
sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu, đặc biệt chú ý các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần, lãi gộp, lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế, đồng thời lý giải
nguyên nhân gây ra sự biến động các chỉ tiêu này.
 Phân tích khái quát Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lại là một kênh thông tin hết sức
quan trọng cung cấp cho các nhà đầu tƣ bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các
doanh nghiệp và chất lƣợng lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Các thông tin chính mà báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp cho nhà đầu tƣ bao

gồm các thông tin sau:
- Thông tin về các khoản tiền mặt mà doanh nghiệp đã nhận đƣợc và đã chi ra
trong năm tài chính.
- Thông tin cụ thể về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
21 | 115
- Ngoài ra báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho các nhà đầu tƣ thấy
tác động của các hoạt động của doanh nghiệp lên tiềm lực tài chính của nó.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin để các nhà đầu tƣ có thể đánh
giá đƣợc khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán và mức độ linh hoạt tài chính của
doanh nghiệp.
Trong phân tích tài chính thì việc phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là không
thể bỏ qua và bƣớc phân tích này sẽ giúp các nhà đầu tƣ hiểu rõ đƣợc giá trị doanh
nghiệp. Nếu bỏ qua bƣớc phân tích này các nhà đầu tƣ sẽ dễ dàng bị qua mặt bởi các
báo cáo lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu đƣợc tính bền vững của lợi nhuận này.
1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính.
Phân tích các tỷ số tài chính cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo,
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hƣớng tài chính của doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc phân tích các tỷ số sẽ cho ta thấy rõ hơn thực trạng tài chính của doanh
nghiệp thông qua mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mỗi tỷ số tài chính phản ánh một nội dung khác
nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn
khi đƣợc so sánh với các chỉ số có liên quan. Sau khi phân tích các tỷ số tài chính này,
ta có thể so sánh các tỷ số kỳ này với các tỷ số kỳ trƣớc, và so sánh với trung bình
ngành hoặc doanh nghiệp cùng ngành.
 Nhóm các tỷ số khả năng thanh toán:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn tồn tài các khoản nợ phải trả.
Khả năng thanh toán các khoản nợ này là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng
trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc suy giảm khả
năng thanh toán có thể gây nên rất nhiều tác động xấu đến doanh nghiệp.

- Tỷ số thanh toán ngắn hạn:
Chỉ tiêu này là thƣớc đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản
nợ đến hạn, nó chì ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ đƣợc trang rải bằng
những tài sản lƣu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn
trả nợ, công thức tính nhƣ sau
  



Thông thƣờng tỷ lệ này ≥ 1.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả
quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán. Nếu tỷ lệ < 1.5 thì tình
hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn


22 | 115
- Tỷ số thanh toán nhanh:
Các tài sản ngắn hạn trƣớc khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển
đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tƣ hàng hóa tồn kho chƣa thể
chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số
khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn
trong kỳ không dựa vào việc bán hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh
toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn.
  
  


Thông thƣờng tỷ lệ này ≥ 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan,
doanh nghiệp có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán. Nếu tỷ lệ < 1 thì tình hình
thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Tỷ số thanh toán bằng tiền

Ta thấy rằng khoản phải thu của khách hàng không phải lúc nào cũng có thể cần
là lấy ngay đƣợc vì có những khoản phải thu chƣa kỳ hạn trả hoặc khó đòi. Vì vậy để
đánh giá thực chất khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta có thể sử dụng chỉ tiêu
khả năng thanh toán bằng tiền
  
    


Tỷ lệ này ≥ 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tốt, ngƣợc lại doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì điều này
xảy ra tình trạng ứ động vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao.
 Nhóm các tỷ số hoạt động:
Các chỉ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh
nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các tài sản
khác nhau.
- Vòng quay tồn kho và số ngày tồn kho bình quân:
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng
tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ vào hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh
thu cao. Số ngày tồn kho bình quân là số ngày cần thiết để hàng tồn kho luân chuyển 1
lần.
 



23 | 115
 




- Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ
tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, là tốt, vì doanh nghiệp hạn chế đƣợc việc bị
chiếm dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản nợ
phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải
thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại. Nếu giá trị của chỉ tiêu
này cao thỉ có nghĩa là doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn gây ứ đọng vốn trong khâu
thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm, điều này gợi ý cho doanh
nghiệp những hành động nhằm nhanh chóng thu hồi nợ.
 



  



- Vòng quay tài sản cố định
Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết một
đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
 



- Vòng quay tổng tài sản
Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu đƣợc tạo ra từ tổng tài sản hay
nói cách khác: một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

 



 Nhóm các tỷ số cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính đƣợc coi nhƣ là một chính sách tài chính của doanh nghiệp, có
vai trò và vị trí quan trọng. Trong phân tích tài chính, cơ cấu tài chính dùng để đo
lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với số nợ vay
- Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ
Hai tỷ số này phản ánh bình quân trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp
đang sử dụng có mấy phần vay nợ, hoặc mấy phần vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ và tỷ số
24 | 115
tự tài trợ là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Tỷ số nợ cho biết
trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ vay bên ngoài,
còn tỷ số tự tài trợ lại đo lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện
nay của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu này, ta thấy đựơc mức độ độc lập hay phụ
thuộc của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình.Tỷ suất tự tài trợ càng lớn
chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, có tính độc lập cao với các chủ nợ,
do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay. Nhƣng khi hệ số nợ cao
thì doanh nghiệp càng có lợi vì đƣợc sử dụng một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một
lƣợng tài sản nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó nhƣ một chính sách tài chính để gia
tăng lợi nhuận.
 



 




Do nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu chính là tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp, cũng bằng với tổng tài sản, nên tổng của 2 tỷ số này sẽ luôn bằng 1. Trong bài
phân tích này, 2 tỷ số trên sẽ đƣợc thể hiện trên cùng một biểu đồ để cho thấy sự thay
đổi của cơ cấu nợ - vốn qua các năm.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty.
Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc
tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đƣợc tính bằng cách
chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu
 



Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về
sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp
có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thƣờng, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là
tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngƣợc lại thì tài
sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc,
hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng
nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì
khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

×