Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Giải pháp hữu hiệu mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.61 KB, 97 trang )

-1B GIÁO D C VÀ ÀO T O
I H C M THÀNH PH H CHÍ MINH

x(y

NGUY N TH T I

PHÁT TRI N NGHI P V BAO THANH TOÁN –
GI I PHÁP H U HI U M R NG HO T
NG
KINH DOANH C A NHTM TRÊN A BÀN TP.HCM
TRONG I U KI N H I NH P QU C T

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS,TS. LÊ V N T

Thành phố Hồ Chí Minh – 2007

Lu n v n t t nghi p


-2-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan nội dung và số liệu trong công trình này do tôi tự
nghiên cứu, sưu tầm và thực hiên



NGUYỄN THỊ TỚI

Lu n v n t t nghi p


-3LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS Lê Văn Tư ,
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô ở khoa Quản trị kinh doanh, Phòng
Quản lý khoa học-Sau Đại học thuộc trường Đại học Mở TP .Hồ Chí Minh, và
các thầy cô giảng dạy lớp MBA4 …. đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ trong suốt
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Anh Chị học viên cùng khóa MBA4 và các đồng
nghiệp đã ủng hộ, động viên trong suốt khóa học và quá trình thực hiện luận văn.

TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2007
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Tới

Lu n v n t t nghi p


-4-

M CL C
PH N1: M


U ……………………………………………………….. Trang 1

1. Lyù do nghiên cứu …………………………………………………………………………………Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………Trang 1
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………Trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………Trang 2
5. Kết cấu của luận văn …………………………………………………………………………Trang 2
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN.. Trang 4
1.1.Khái quát bao thanh toán …………………………………………………………………………………Trang 4
1.1.1 Bản chất bao thanh toán …………………………………………………………………..Trang 4
1.1.2 Khái niệm bao thanh toán …………………………………………………………………..Trang 5
1.1.3 Chức năng bao thanh toán …………………………………………………………………..Trang 7
1.2. Quy định luật quốc tế về bao thanh toán và quy chế bao thanh toán của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ……………………………………………………………………………Trang 10
1.2.1 Quy định về nghiệp vụ bao thanh toán trong luật quốc tế … Trang 10
1.2.2 Quy định về nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………………… Trang 15
1.2.3 Các loại bao thanh toán ……………………………………………………………………… Trang 19
1.3 Kinh nghiệm thực hiện bao thanh toán ở một số nước …………………… Trang 24
1.3.1 Kinh nghiệm của Pháp ……………………………………………………………………Trang 24
1.3.2 Kinh nghiệm của Nga ………………………………………………………………………Trang 24
1.3.3 Kinh nghiệm của Tây Ban Nha ………………………………………………… Trang 25
1.3.4 Kinh nghiệm của Mỹ ……………………………………………………………………… Trang 25
1.3.5 Kinh nghiệm của Trung Quốc ………………………………………………… Trang 25
1.3.6 Kinh nghiệm của HongKong ………………………………………………………Trang 26
1.3.7 Kinh nghiệm của Ấn Độ …………………………………………………………………Trang 26
1.3.8 Kinh nghiệm của Nhật Bản ………………………………………………………… Trang 26
1.3.9 Kinh nghiệm của Malaysia ……………………………………………………………Trang 27
Lu n v n t t nghi p



-5-

1.3.10 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ………………………………………………………Trang 27
1.3.11 Kinh nghiệm của Đài Loan …………………………………………………… Trang 27
1.3.12 Kinh nghiệm của Thái Lan ………………………………………………………Trang 27
Kết luận Chương 1 ……………………………………………………………………………………………………… Trang 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BAO THANH TOÁN Ở Ngân hàng THƯƠNG
MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………… Trang 30
2.1 Việc thực hiện bao thanh toán ở một số nước trên thế giới và lợi ích,
hạn chế , rủi ro cần tham khảo đối với các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn TP.Hồ Chí Minh ……………………………………………………………………………………Trang 30
2.1.1 Việc thực hiện bao thanh toán ở một số nước trên thế giới …Trang 30
2.1.2 Lợi ích hạn chế , rủi ro trong hoạt động bao thanh toán ……Trang 35
2.1.2.1 Lợi ích của dịch vụ bao thanh toán ………………………………………… Trang 35
2.1.2.2 Hạn chế của dịch vụ bao thanh toán …………………………………………Trang 40
2.1.2.3 Rủi ro bao thanh toán ……………………………………………………………………… Trang 41
2.2 Tình hình thực hiện bao thanh toán trong thời gian vừa qua ở các
Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh ………………………Trang 44
2.3 Những khó khăn và nguyên nhân thực hiện bao thanh toán …Trang 46
2.3.1 Nh ng khó kh n chính ………………………………………………………………………….Trang 46
2.3.2 Những nguyên nhân chủ yếu ……………………………………………………………..Trang 49
2.3.3 Triển vọng áp dụng bao thanh toán xuất khẩu ở Việt Nam….Trang 53
2.3.4 So sánh bao thanh toán với các phương thức tài trợ và quản lý tín
dụng thương mại khác ………………………………………………………………………………………..Trang 55
Kết luận Chương 2 ………………………………………………………………………………………………………Trang 59
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BAO THANH TOÁN Ở CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2006-2010 …Trang 60
3.1. Phương hướng hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
TP.HCM 2006-2010 ……………………………………………………………………………………………………Trang 60

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng của NHNN VN giai
đoạn 2006 – 2010 ……………………………………………………………………………Trang 60
Lu n v n t t nghi p


-6-

3.1.2 Phương hướng hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2010 ……………………………… Trang 62
3.1.2.1 Giai đoạn 2006-2008 …………………………………………………… Trang 62
3.1.2.2 Giai đoạn 2009-2010 …………………………………………………… Trang 63
3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ để phát triển dịch vụ bao thanh toán …… Trang 64
3.2.1 Các giải pháp về môi trường pháp lý ……………………………………Trang 64
3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ………………………………… Trang 65
3.2.2.1 Đối với Chính phủ ………………………………………………………… Trang 65
3.2.2.2 Đối với Bộ Tài Chính ………………………………………………… Trang 65
3.2.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà Nước …………………………………Trang 66
3.3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán đối với Ngân hàng
Thương mại …………………………………………………………………………………………………………………………………… Trang 69
3.3.1 Giải pháp về nâng cao khả năng tài chính ………………………………… Trang 70
3.3.2 Đầu tư phát triển công nghệ hạ tầng kỹ thuật ……………………………Trang 71
3.3.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh …………………………………………………… Trang 71
3.3.4 Tăng cường hoạt động hỗ trợ phi tài chính đối với doanh nghiệp … Trang 72
3.3.5 Nhóm giải pháp về Marketing …………………………………………………………………Trang 72
3.3.6 Các giải pháp về nguồn nhân lực ……………………………………………………………Trang74
3.3.7 Giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động bao thanh
toán ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Trang 75
3.3.8 Các giải pháp khác ………………………………………………………………………………………Trang 81

Kết luận Chương 3…………………………………………………………………………………………………………Trang 81


PHẦN 2: KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………Trang 83
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………………………………..Trang 85

Lu n v n t t nghi p


-7-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB
BTTNK
BTTXK
CIC
D/A
D/P
FENB
FDI
FCI
IMF
IFG
L/C
MSB
NFC
NHVN
NHTM
NHTMCP
OCB
TCB
SACOMBANK


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Bao thanh toán nhập khẩu
Bao thanh toán xuất khẩu
Trung tâm thông tin tín dụng
Documents againts acceptance
Documents againts payment
Ngân hàng Far East National bank
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp hội Factor Chain International
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hiệp hội International Factor Group
Tín dụng chứng từ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải
Công Ty tài chính dầu khí
Ngân hàng Việt nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
Ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín
TCB
Ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam
TCTD
Tổ chức tín dụng
TTCK
Thị trường chứng khoán
UFJ Bank
Ngân hàng Nhật UFJ

UNIDROIT
Cơ quan quốc tế và thống nhất tư pháp
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
Ký hiệu đồng tiền của một số quốc gia
BATH
Đồng Bath Thái Lan
EURO
Đồng tiền chung Châu Âu

Lu n v n t t nghi p


-8-

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan
đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng
hình thành rõ nét, đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi
chung cho tất cả các nước, thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi hoạt động
gần như không biên giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc,
gay gắt thêm quá trình cạnh tranh. Trước những thách thức nảy sinh do thực hiện
mở cửa và hội nhập về lónh vực dịch vụ tài chính – Ngân hàng, khuynh hướng các
tổ chức tín dụng trong nước đẩy mạnh quá trình hoạt động của mình ngày càng
trở nên rõ nét. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và xu thế toàn
cầu hóa hiện nay luôn đặt các doanh nghiệp tự động sẽ có những phản ứng cần

thiết để đương đầu với những thách thức này.
Tuy nhiên, bản thân hệ thống các Ngân hàng thương mại phải tự mình
chuyển đổi mới là điều quan trọng và cốt yếu. Các ngân hàng thương mại Việt
Nam bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn nghiệp vụ, nâng cao hiệu qủa sử
dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ mới. Vì vây tác
giả đã chọn đề tài “ Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán – giải pháp hũu hiệu mở
rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình hội nhập, lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc vào nhóm ngân hàng
nước ngoài và sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn đối với các ngân hàng thương
mại trong nước. Các Ngân hàng nước ngoài sẽ nhanh chóng phát triển các loại
hình dịch vụ và cạnh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng Việt Nam. Vì vậy đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và
cần phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. Để thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ,
Lu n v n t t nghi p


-9-

đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán góp
phần mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thng mại trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt chuyên cung ứng các sản
phẩm dịch vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng cho công chúng và cho nền kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng thì nhiều và đa dạng nhưng do trình độ và thời gian có hạn
nên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển
nghiệp vụ bao thanh toán-giải pháp hữu hiệu mở rộng hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội

nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Là sản phẩm nghiên cứu khoa học mang tính ưng dụng vào thực tiễn hoạt
động ngân hàng nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp và so sánh, đối chiếu
khái quát hóa, hệ thống hóa. Quá trình nghiên cứu có kết hợp lý luận và thực
tiễn, lý luận của bản thân kết hợp vợi kinh nghiệm, thành tựu nghiên cứu của các
bậc tiền bối. Xem xét sản phẩm bao thanh toán trong tác động tương tác qua lại
với tiện ích cung cấp cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế.
5. Về mặt cấu trúc đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Hệ thống hóa về lý luận bao thanh toán và các qui phạm pháp
luật trên thế giới và Việt Nam. Kinh nghiệm thực hiện bao thanh toán ở một số
nước
Chương 2:Thực tế áp dụng bao thanh toán của các nước trên thế giới và
của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh Qua đó rút ra những

Lu n v n t t nghi p


- 10 -

tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân vì sao dịch vụ bao thanh toán chưa áp dụng rộng
rãi ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những giải pháp và đề xuất cho sự phát triển dịch vụ bao thanh
toán ở Việt Nam phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam trong thời hội
nhập

Lu n v n t t nghi p



- 11 -

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
1.1. Khái quát về bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt
động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát
triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho người ủy
nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông qua các
nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất,
sợi tổng hợp… Với lịch sử lâu đời nên định nghóa nghiệp vụ bao thanh toán cũng
hết sức đa dạng.
1.1.1.Bản chất
Bao thanh tốn theo ngh a Latinh có ngh a là m t ng
doanh cho m t ng
c thi t l p
khác nhau, h
Các th
“ng

i khác. Trong nh ng n m 1880, khi khu ki u dân Plymouth

châu M , nh ng th

ng gia Anh bn bán nhi u lo i hàng hố

ã khơng quen v i nh ng th t c mua bán

ng gia ã bán hàng cho nh ng th


i

i di n ho c

i lý”. Nh ng

a ph

ng và i thu n .

ng lái mà h g i v i danh ngh a là

i lý này th

ng

hàng t Anh qu c và châu Âu, thu h nh ng món n
hàng…

i th c hi n vi c kinh

m trách ph n vi c bán
n h n, s p x p ch bán

l y ti n hoa h ng.

Theo truy n th ng, công vi c c a nh ng ngân hàng t p trung vào vi c tài tr
th

ng m i và các giao d ch nh : mua bán ngo i t , chuy n ti n, m L/C, qu n lí tài


kho n… H th ng ngân hàng c ng cung ng các h n m c tin d ng v v n l u
ng, v n c

nh, b o lãnh… Th nh ng m t ngân hàng th

phép h n m c th u chi v

t biên t an toàn mà khách hàng yêu c u. B i vì nh ng

doanh nghi p có khi c n thêm v n l u

ng nh ng h không th v

th u chi cho phép. Các cơng ty tài chính v n khơng giúp
ch cung ng v n c
chính

nh cho ng

i v i nhu c u v n c

Lu n v n t t nghi p

ng m i ít khi cho

t qua h n m c

c gì h n b i vì h


i tiêu dùng và cho vay tr góp, thuê mua tài

nh. Nhi u doanh nhân ã tìm l i ra b ng cách vay


- 12 -

ti n t nh ng ng
s

i cho vay, r i chuy n d n sang bao thanh toán khi h phát hi n ra

i m i c a th th c này. Và c nh th , bao thanh toán d n d n phát tri n ngày

càng m nh .
1.1.2.Khái niệm
Theo công ước về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT 1988 đã đưa ra
định nghóa về nghiệp vụ như sau : Bao thanh toán (factoring) là một dạng tài trợ
bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ
chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong
số các chức năng sau : Tài trợ bên cung ứng (gồm cho vay và ứng trước tiền),
quản lí sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, đảm
bảo rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
Còn hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI) thì định nghóa bao thanh toán
là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn
hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu
hộ. Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor)
với người cung ứng hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan
hệ mua bán hàng hoá (seller). Theo như thảo thuận, factor sẽ mua lại các khoản
phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ

mua bán hàng hoá (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).
Ngoài ra, theo một số tổ chức cung cấp dịch vụ bao thanh toán khác thì
nghiệp vụ bao thanh toán được định nghóa là việc mua lại các khoản phải thu, hay
việc cung cấp tài trợ tài chính ngắn hạn thông qua việc trả các khoản phải thu
ngay lập tức bằng tiền mặt để cải thiện dòng ngân lưu của khách hàng (clients)
đồng thời nhận lấy rủi ro tín dụng. Các dịch vụ đi kèm gồm có quản lí nợ, quản lí
sổ cái bán hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của
ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chức bao thanh
Lu n v n t t nghi p


- 13 -

toán (client hay seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán (debtors hay
buyers). Đối với các loại bao thanh toán xuất nhập khẩu thì sẽ có hai đơn vị bao
thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị ở nước của nhà
nhập khẩu. Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợp đồng thực hiện nghiệp vụ
bao thanh toán đối với factor, họ sẽ bán không phải là một mà một số các khoản
phải thu từ nhiều khách hàng khác nhau, cho nên trong một nghiệp vụ bao thanh
toán có thể có rất nhiều con nợ của factor

Bên bán

Hợp đồng Bao thanh toán

Hợp đồng mua bán
HH.DV

Bên bao thanh toán (Factor)


Thanh toán

Bên nợ (Bên mua)

Trong quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng , NHNN
đã đưa ra định nghóa về bao thanh toán : “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín
dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản
phải thu phát sinh từ việc mua , bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua
hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá “ (QĐ số 1096/2004/QĐNHNN).
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho khái niệm về nghiệp vụ bao
thanh toán, nhưng nói chung có thể hiểu nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình
thức tài trợ cho những khoản thanh toán từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung ứng hàng hoá và dịch vu,ï đó chính là hoạt động mua bán nợ.
1.1.3.Chức năng của Bao thanh toán
1.1.3.1. Chức năng dịch vụ thanh toán
Lu n v n t t nghi p


- 14 -

Tổ chức bao thanh toán xuất khẩu (Tổ chức BTTXK) đảm nhiệm mọi
nhiệm vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu về những khoản thanh toán
chuyển nhượng , đảm nhiệm nghiệp vụ nhờ thu hoặc thông báo cho nhà
nhập khẩu, giải quyết những vướng mắc trong hoạt động thanh toán. Do
đó, với chức năng này, Tổ chức BTTXK thực hiện tất cả những nghiệp vụ
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Mặt khác Tổ chức BTTXK còn thực
hiện chức năng kiểm tra và giám sát khả năng thanh toán của nhà nhập
khẩu, thống kê kế hoạch sản xuất và doanh thu cho nhà xuất khẩu, xác
định các khoản thuế, lệ phí…qua đó chúng ta có thể xem công ty bao thanh

toán như là một nhà tài chánh, Ngân hàng phục vụ đắc lực cho nhà xuất
khẩu. Với mối quan hệ giao dịch với các các Tổ chức bao thanh toán nhập
khẩu (Tổ chức BTTNK), Tổ chức BTTXK đã đảm bảo khâu thanh toán
cho nhà xuất khẩu và đảm bảo thanh toán đúng hạn thông qua Tổ chức
BTTNK tại nước nhập khẩu. Đây là một đặc tính ưu việt của bao thanh
toán, điều này có ý nghóa vô cùng quan trọng đối với những hợp đồng dài
hạn và cung ứng theo định kỳ. Trong khi đó, hệ số an toàn cao hơn tất cả
các phương thức thanh toán khác, vì thực chất các công ty đại lý là những
công ty con của Tổ chức Bao thanh toán (hoặc Ngân hàng), ngoài chức
năng thanh toán nó còn kiêm thêm nhiệm vụ có quyền kiểm tra, giám sát
khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
1.1.3.2. Chức năng tài chính
Để hiểu rõ chức năng tài chính của bao thanh toán, trước hết chúng ta
thống nhất rằng: Cho dù Bao thanh toán là việc mua bán các khoản thanh
toán, nhưng thỏa thuận mua bán các hóa đơn và khi người mua thanh toán
thường diễn ra ở hai thời điểm tương đối xa nhau chứ không phải kiểu
“tiền trao, cháo múc”
Thực chất, đây là việc chuyển giao sỡ hữu trong lòng tin. Tổ chức bao
thanh toán mua các hóa đơn kèm theo các điều kiện về phí, tỷ lệ, thời gian
Lu n v n t t nghi p


- 15 -

thanh toán…Và mọi tất toán nghiệp vụ chỉ chấm dứt sau khi nhà nhập khẩu
thanh toán.
Tổ chức BTTXK đảm nhiệm chức năng cung ứng tài chính cho nhà
xuất khẩu và cơ sở để Tổ chức BTTXK đảm nhiệm việc này là mối quan
hệ giao dịch giữa Tổ chức BTTXK và Tổ chức BTTNK. Trên thực tế Tổ
chức BTTXK sẽ thực hiện hai nghiệp vụ tài chính như sau:

- Nghiệp vụ ứng trước tài chính:
Cho dù hợp đồng Bao thanh toán được ký kết từ trước, nhưng ngày
có hiệu lực là ngày thanh toán theo định kỳ của nhà nhập khẩu. Do đó, khi
nhà xuất khẩu muốn sử dụng vốn trước, anh ta có thể vay tín dụng của Tổ
chức bao thanh toán. Tổng mức tín dụng này phụ thuộc vào khả năng
thanh toán của nhà nhập khẩu, trung bình từ 70-90% giá trị của khoản
thanh toán.
Khi nhà nhập khẩu thanh toán và Tổ chức BTTXK nhận được khoản
thanh toán này thì Tổ chức BTTXK sẽ thu hồi khoản tín dụng ứng trước
cộng với lệ phí Bao thanh toán (phí dịch vụ, phí hoa hồng, phí rủi ro) và lãi
tín dụng ứng trước nếu có. Số còn lại cộng với lãi suất tiền gửi tài khoản
khống chế sẽ được trả cho nhà xuất khẩu.
Qua đó ta thấy, bao thanh toán đã thể hiện ưu thế của nó hơn các
khoản tín dụng khác. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong
việc tái cơ cấu vốn. Phần lãi suất tài khoản khống chế đã giảm bớt lãi suất
vốn vay. Một số dư tiền gửi nhưng chưa có nguồn. Xem ra có vẻ vô lý,
nhưng không có nó thì không có phạm trù mua bán các khoản nợ thanh
toán nữa. Phải chăng đây là một nghệ thuật kinh doanh của Ngân hàng.
Hơn thế nữa, tài khoản khống chế bảo đảm phần nào rủi ro cho tổ chức
bao thanh toán.
- Nghiệp vụ chiết khấu:
Lu n v n t t nghi p


- 16 -

Đây là hình thức thứ hai của hoạt động tái tài chính xuất khẩu. Với
hình thức này, nhà xuất khẩu có thể bán tất cả các chứng từ thanh toán cho
Tổ chức BTTXK và nhận tiền ngay tức khắc nhưng với tỷ lệ chiết khấu
khá cao (10%-30%) và phụ thuộc khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.

Hay nói cách khác tỷ lệ này bao hàm cả lệ phí rủi ro và lãi tín dụng
kể từ ngày mua cho đến ngày định kỳ thanh toán. Nhưng để được chiết
khấu các khoản thanh toán, nhà nhập khẩu phải hợp đồng dịch vụ chống
rủi ro và phải nộp lệ phí cho dịch vụ này. Do đó nghiệp vụ chiết khấu
không ưu việt như nghiệp vụ ứng trước tài chính và không thông dụng
trong hoạt động bao thanh toán. Đối với bao thanh toán thì việc mua lại
các khoản thanh toán không có tính truy đòi trong khi chiết khấu hối phiếu
cho phép Ngân hàng và người chiết khấu hối phiếu được truy hoàn người
phát hành.
1.1.3.3. Chức năng chống rủi ro
Với chức năng này, các tổ chức bao thanh toán đảm nhiệm những
rủi ro do khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Những rủi ro này xảy ra
một khi nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán trong một thời hạn
quy định và khi đó nhà Tổ chức BTTXK không có quyền truy đòi đối với
nhà xuất khẩu.
Trong trường hợp miễn truy đòi, Tổ chức BTTXK chỉ gánh chịu
những rủi ro do nhà nhập khẩu gây ra, không gánh chịu những rủi ro về
chính trị cũng như rủi ro do nguyên nhân chủ quan của nước nhập khẩu
gây nên. Chẳng hạn lý do khống chế ngoại tệ, các chính sách phong tỏa
kinh tế của chính phủ, nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc làm thủ
tục nhận hàng được, cũng như nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng khi hàng
hóa giao không đúng số lượng, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết. Do
đó, để khắc phục những rủi ro này, Tổ chức BTTXK đòi hỏi nhà xuất khẩu
Lu n v n t t nghi p


- 17 -

phải có bảo hiểm và để lại tỷ lệ 10%-30% vào tài khoản khống chế và đây
là một trong các yếu tố làm cơ sở an toàn cho các việc thực hiện các

nghiệp vụ nêu ở trên
Lệ phí chống rủi ro thông thường từ 0,3%-1% giá trị khoản thanh
toán được chuyển nhượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho khả năng
thanh toán và trên kết quả thẩm định của các Tổ chức bao thanh toán nhập
khẩu, các nhà bao thanh toán xuất khẩu còn qui định rõ hạn mức thanh
toán cho từng nhà nhập khẩu, từng đối tượng mặt hàng, từng thị trường
hàng hóa, từng nước nhập khẩu.
1.2. Quy định luật quốc tế về bao thanh toán và quy chế bao thanh
toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.2.1 Quy định về nghiệp vụ Bao thanh toán trong luật quốc tế:
Trên thế giới hoạt động bao thanh toán đã xuất hiện khá lâu và phát trriển
mạnh mẽ. Nhận thấy các giao dịch bao thanh toán đang đóng một vai trò rất lớn
trong sự phát triển của thương mại quốc tế, xuất phát từ nhu cầu về xây dưng một
chuẩn mực thống nhất nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ các giao dịch
bao thanh toán quốc tế nhằm đạt được sự bình đẳng lợi ích giữa các bên.
UNIDROIT ( Cơ quan quốc tế về thống nhất tư pháp) đã ban hành Công ước về
Bao thanh toán quốc tế vào ngày 28/05/1988, Công ước đã đưa các khái niệm
chuẩn mực về nghiệp vụ Bao thanh toán quốc tế, các yếu tố cơ bản của hơp đồng
cũng như các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong loại giao dịch tài
chính này trong thương mại quốc tế.
Công ước đã xác định Hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng được ký kết
giữa một bên là Bên bán và một bên là Bên bao thanh toán (Factor) với các điều
kiện sau:
-

Bên bán sẽ chuyển nhượng cho Bên bao thanh toán các khoản nợ phát sinh
từ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa Bên bán và khách hàng

Lu n v n t t nghi p



- 18 -

(Bên nợ) ( trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng gia đình)
-

Bên bao thanh toán sẽ phải:
+ Trả Bên bán các khoản thanh toán trước
+ Duy trì tài khoản cho các khoản nợ này (sổ cái)
+ Thu các khoản nợ

-

Thông báo cho Bên nợ việc chuyển nhượng các khoản nợ
1.2.1.1 Phạm vi áp dụng của Công ước

Các hợp đồng Bao thanh toán quốc tế đïc xác định như sau:
-

Áp dụng đối với các Hợp đồng Bao thanh toán cho các khoản nợ phát sinh
từ hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa Bên bán và Bên nợ có
trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau ( với điều kiện các nước này có
tham gia Công ước hoặc cả Hợp đồng Bao thanh toán và Hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc dịch vụ được điều chỉnh bởi cùng một hệ thống pháp
luật quốc gia tham gia Công ước). Trong trường hợp một bên nào đó có
nhiều trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau thì trụ sở kinh doanh được
xác định là nơi có quan hệ mật thiết nhất tới hợp đồng có liên quan và nơi
thực hiện hợp đồng.


-

Một khoản nợ quốc tế là khoản nợ phát sinh từ hợp đồng giữa Bên bán và
Bên nợ có trụ sở khác nhau.
1.2.1.2 Quyền và nghóa vụ của các bên trong hợp đồng Bao thanh toán
quốc tế:
Vào thời điểm ký kết hợp đồng, Bên bán phải chứng minh được rằng :

-

Họ là chủ sỡ hữu hợp pháp và có quyền chuyển nhượng khoản nợ này;

-

Họ chưa chuyển nhượng khoản nợ này cho ai khác

Lu n v n t t nghi p


- 19 -

-

Bên nợ sẽ không có căn cứ nào để thoái thác việc trả nợ này
Sau khi nhận được thông báo chuyển nhượng và thông báo thanh
toán, Bên nợ có quyền yêu cầu Bên bao thanh toán đưa ra bằng chứng
chứng minh việc chuyển nhượng này trong một khoảng thời gian hợp lý.
Các thông báo chuyển nhượng này chỉ có giá trị nếu nó được soạn
thảo trong ngôn ngữ mà Bên nợ có thể hiểu được ( một cách hợp lý) hoặc
bằng ngôn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

-Việc chuyển nhượng các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng mua bán
hàng hóa hoặc dịch vụ giữa Bên bán và Bên nợ sẽ không làm thay đổi
quyền và nghóa vụ các bên trong Hợp đồng này, có chăng chỉ là đối tượng,
địa chỉ người được thanh toán sau khi thông báo hướng dẫn thanh toán
được gửi cho bên nợ
- Bên nợ có nghóa vụ thanh toán cho Bên bao thanh toán các khoản
nợ đã được chuyển nhượng khi và chỉ khi Bên nợ biết rằng Bên bao thanh
toán là chủ nợ tối cao đối với các khoản nợ này và được thông báo bằng
văn bản từ bên bán hoặc từ Bên bao thanh toán (Bên bán ủy quyền) về chi
tiết các khoản nợ đã được chuyển nhượng, Bên bao thanh toán là ai, địa
chỉ để thực hiện thanh toán và các khoản nợ này phải phát sinh từ chính
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ đã được ký kết giữa Bên bán và
Bên nợ cùng vào thời điểm đó hoặc trước khi thông báo được đưa ra. Dù
Bên nợ, đã được thông báo việc chuyển nhượng hay chưa thì Bên bao
thanh toán vẫn có quyền tối cao đối với các khoản thanh toán cho các
khoản nợ đã chuyển nhượng dù nó đã được thanh toán cho Bên bán hoặc
bên nào khác. Tuy nhiên Bên bao thanh toán chỉ có quyền trong phạm vi
giá trị của các khoản nợ đã chuyển nhượng.

Lu n v n t t nghi p


- 20 -

- Việc chuyển nhượng các khỏan nợ trong tương lai sẽ được tự động
chuyển cho Bên bao thanh toán khi chúng phát sinh, nếu đã được xác định
trước trong hợp đồng mà không cần phải thực hiện gì nữa.
- Việc chuyển nhượng các khoản nợ từ Bên bán cho Bên bao thanh
toán sẽ có hiệu lực bất kể có hay không thỏa thuận giữa Bên bán và Bên
nợ ngăn cấm việc chuyển nhượng này, tuy nhiên việc chuyển nhượng như

thế sẽ không có hiệu lực nếu quốc gia nơi mà Bên nợ đặt trụ sở kinh doanh
khi tham gia Công ước có tuyên bố trước rằng việc chuyển nhượng như thế
sẽ là vô hiệu.
- Trong trường hợp Bên bán không thực hiện, vi phạm hoặc chậm
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, Bên nợ không có quyền
yêu cầu Bên Bao thanh toán bồi hoàn mà chỉ, có quyền yêu cầu Bên bán
thực hiện việc bồi hoàn đó. Tuy nhiên Bên nợ có thể yêu cầu Bên bao
thanh toán bồi hoàn các khoản nợ mà Bên nợ đã thanh toán trong các
trường hợp:
+ Bên bao thanh toán chưa thanh toán cho Bên bán giá trị các
khoản nợ này.
+ Bên bao thanh toán vẫn thanh toán cho Bên bán mặc dù vào thời
điểm đó biết về việc không thực hiện, vi phạm hoặc chậm thực hiện Hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ mà Bên nợ đã thanh toán cho Bên
bao thanh toán các khỏan nợ theo Hợp đồng đó.
+ Bên nợ có quyền từ chối yêu cầu thanh toán của Bên bao thanh
toán nếu họ không biết về việc chuyển nhượng và Bên bán đã yêu cầu
thanh toán trước.
+ Việc sửa đổi Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ có ảnh
hưởng tới quyền của Bên bao thanh toán sẽ vô hiệu nếu chúng được thực

Lu n v n t t nghi p


- 21 -

hiện sau khi thông báo chuyển nhượng đã được đưa ra trừ khi Bên bao
thanh toán đồng ý việc sửa đổi này.
1.2.1.3.Chuyển nhượng tiếp:
Các khái niệm và nguyên tắc của Công ước này cũng sẽ được áp dụng cho

việc chuyển nhượng tiếp theo ( sau khi đã chuyển nhượng lần thứ nhất) trong
trường hợp việc chuyển nhượng tiếp theo đó không bị cấm bởi hợp đồng bao
thanh toán gốc (Hợp đồng bao thanh toán lần trước).
1.2.1.4.Diễn giải và hiệu lực của Công ước
Việc diễn giải Công ước phải dựa trên mục tiêu của Công ước, đặc tính
quốc tế của vấn đề tính thống nhất của áp dụng luật và nguyên tắc trung thực
trong thương mại quốc tế. Các vấn đề liên quan đến Bao thanh toán chưa
được Công ước quy định sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc chung của tư
pháp quốc tế.
Nếu một quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ khác nhau với các hệ thống
pháp luật khác nhau điều chỉnh về Bao thanh toán, nếu không có tuyên bố
cụ thể về lãnh thổ được áp dụng Công ước thì Công ước sẽ có hiệu lực trên
toàn bộ các đơn vị lãnh thổ Công ước chỉ áp dụng cho các giao dịch bao
thanh toán các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch
vụ được ký kết vào hoặc sau ngày Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia
tham gia nơi mà các bên đặt trụ sở kinh doanh.
1.2.2. Quy định về nghiệp vụ Bao thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế, bằng
đa dạng hóa hình thức cấp tín dung cho các doanh nghiệp, ngày 06 tháng
09 năm 2004 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế hoạt
động Bao thanh toán của các tổ chức tín dụng kèm theo quyết định

Lu n v n t t nghi p


- 22 -

1096/2004/QĐ-NHNN. Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh nghiệp
vụ Ngân hàng này

1.2.2.1. Các khoản phải thu không được bao thanh toán
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm;
- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp;
- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp;
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn
lại dài hơn 180 ngày.
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán
hàng
1.2.2.2. Quy định về an toàn
- Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn
tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước;
-Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt
quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài
- Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo
lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư
bảo lãnh của Tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy
chế Bão lãnh Ngân hàng.
- Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá
15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toaùn
Lu n v n t t nghi p


- 23 -

được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.

- Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn
vị bao thanh toán
1.2.2.3. Quyền và nghóa vụ của các bên
1.2.2.3.1.Quyền và nghóa vụ của đơn vị bao thanh toán
a) Quyền của đơn vị bao thanh toán:
- Được yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên
quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của
bên bán hàng;
- Được yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bản gốc hợp
đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ có
liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán
- Có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu
được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người
bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.
- Được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng
bao thanh toán có thỏa thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ.
b) Nghóa vụ của đơn vị bao thanh toán:
- Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy
đinh : Đơn vị bao thanh toán và Bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông
báo về Hợp đồng bao thanh toán cho Bên mua hàng và các bên có liên
quan, trong đó nêu rõ việc Bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho
đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho
đơn vị bao thanh toán;

Lu n v n t t nghi p


- 24 -

- Thanh toán cho Bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã

được thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
- Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn
thành nghóa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao
thanh toán không có quyền truy đòi;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản thỏa thuận trong hợp
đồng bao thanh toán
1.2.2.3.2. Quyền và nghóa vụ của bên bán hàng
a) Quyền của Bên bán hàng:
Nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán
khoản phải thu đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
b) Nghóa vụ của Bên bán hàng:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu báo
cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán;
- Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy
định: Đơn vị bao thanh toán và Bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông
báo về Hợp đồng bao thanh toán cho Bên mua hàng và các bên có liên
quan, trong đó nêu rõ việc Bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho
đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho
đơn vị bao thanh toán.
- Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghóa
vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có
quyền truy đòi.
- Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán hợp
đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ khác

Lu n v n t t nghi p


- 25 -


có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thỏa thuận
trong hợp đồng bao thanh toán;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp
đồng Đơn vị bao thanh toán và Bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông
báo về Hợp đồng bao thanh toán cho Bên mua hàng và các bên có liên
quan, trong đó nêu rõ việc Bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho
đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho
đơn vị bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng.
1.2.2.3.3. Quyền và nghóa vụ của bên mua hàng
a) Quyền của bên mua hàng:
- Được thông báo về việc bao thanh toán
- Không thay đổi về quyền lợi và nghóa vụ quy định tại hợp đồng
mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc
điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được
bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản.
b) Nghóa vụ của bên mua hàng:
- Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam
kết thanh toán theo quy định : Đơn vị bao thanh toán và Bên bán hàng
đồng ký gửi văn bản thông báo về Hợp đồng bao thanh toán cho Bên mua
hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc Bên bán hàng chuyển
giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng
thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Thanh toán cho đơn vị bao
thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng
- Không được đòi lại số tiên đã thanh toán cho đơn vị bao thanh
toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện
không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng,
Lu n v n t t nghi p



×