Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nguyên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids tại bệnh viện a thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC







HOÀNG THỊ PHƢƠNG DUNG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÂN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HIV/AIDS
TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC






Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC





HOÀNG THỊ PHƢƠNG DUNG




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÂN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HIV/AIDS
TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60.72.16



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN




Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Lời cảm ơn


Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tôi nhận
được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên rất tận tình của các thầy cô, bạn bè,
đồng nghiệp, người thân trong gia đình cùng các cơ quan hữu quan.
Với lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Phạm Trung Kiên - Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên. Người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, luôn luôn động viên,
khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Bộ môn Nhi,
các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòng ban Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Phòng khám ngoại trú Bệnh viện A Thái Nguyên
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số
liệu phục vụ luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân
viên Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu nặng đến cha, mẹ, chồng, con và
người thân trong gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn, động
viên hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi đạt được kết quả như hôm nay.

Thái Nguyên, Ngày 5 tháng 10 năm 2011
Hoàng Thị Phương Dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin can đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố ở bất
kỳ công trình nào khác.

Tác giả




Hoàng Thị Phương Dung





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm về HIV/AIDS 3
1.2. Sơ lược lịch sử bệnh 3
1.3. Dịch tễ học của HIV/AIDS 4
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam 4
1.3.2. Mầm bệnh 7
1.3.3 Đối tượng cảm thụ 9
1.3.4 Sự lây truyền HIV 9

1.4. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV 12
1.5. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em 13
1.5.1. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi 14
1.5.2. Chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng (giai đoạn 4) ở trẻ
dưới 18 tháng tuổi 15
1.5.3. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ ≥18 tháng tuổi 16
1.6. Phân loại nhiễm HIV ở trẻ em 16
1.6.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng 16
1.6.2. Phân loại giai đoạn miễn dịch. 17
1.6.3. Điều trị HIV/AIDS ở trẻ em 17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Mẫu nghiên cứu 22
2.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 23
2.2.5. Nhận định kết quả 23
2.5. Xử lý số liệu 28
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 29
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 32
3.3. Kết quả điều trị 37
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 42
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 42
4.1.1. Tuổi và giới 42
4.1.2. Thông tin chung về bệnh nhân 43
4.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm 45

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 45
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 51
4.3. Kết quả điều trị 53
KẾT LUẬN 57
KHUYẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS
: Acquired immuno deficiency syndrom (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải )
3TC
: Lamivudin
ADN
: Acid Deoxyribo Nucleic
ALT
: Alanine aminotransferase
ARN
: Axít ribonucleic
ARV
: Thuốc kháng retrovirus
AST
: Aspartate aminotransferase
D4T
: Stavudin
DBS
: Dried blood Stain (Kỹ thuật lấy máu khô)

DPLTMC
: Dự phòng lây truyền mẹ con
ELISA
: Enzyme – linked immunosorbent assay (Xét nghiệm
miễn dịch gắn men)
Hb
: Hemoglobin
HIV
: Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm
miễn dịch ở người )
NCMT
: Nghiện chích ma tuý
NTCH
: Nhiễm trùng cơ hội
NVP
: Nevirapine
PCP
: Pneumocystis pneumonia (Viêm phổi do Pneumocystis)
PCR
: Polymerase chain reaction (Phản ứng khuyếch đại chuỗi
Polymerase)
SDD
: Suy dinh dưỡng
TCD4
: Tế bào lympho TCD4
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
ZDV
: Zidovudine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Nguy cơ lây truyền HIV 12
Bảng 1.2. Chẩn đoán suy giảm miễn dịch nặng theo tổng số tế bào lympho . 17
Bảng 1.3. Chỉ định dự phòng bằng cotrimoxazole cho trẻ nhiễm HIV. 18
Bảng 1.4. Phát ban do cotrimoxazole và cách xử trí 19
Bảng 2.1. Phân mức độ HIV/AIDS theo huyết học 26
Bảng 2.2. Đánh giá kết quả điều trị 28
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới 29
Bảng 3.2. Thông tin chung về bệnh nhân 30
Bảng 3.3. Cân nặng lúc đẻ của trẻ. 31
Bảng 3.4. Hoàn cảnh gia đình 31
Bảng 3.5. Các lý do vào viện của bệnh nhi 32
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm HIV 32
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng theo tuổi 33
Bảng 3.8. Thời gian từ khi chẩn đoán đến khi được điều trị 34
Bảng 3.9. Chỉ số huyết học theo lứa tuổi 34
Bảng 3.10. Phân loại thiếu máu theo tỷ lệ huyết sắc tố 35
Bảng 3.11. Chỉ số sinh hóa máu theo lứa tuổi 35
Bảng 3.12. Phân độ HIV/AIDS theo T
CD4
36
Bảng 3.13. Phác đồ điều trị theo lứa tuổi 37
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển phác đồ 37
Bảng 3.15. Cha, mẹ/ người chăm sóc giúp trẻ thực hiện tuân thủ 38
Bảng 3.16. Số lượng lympho và tỷ lệ T
CD4
sau thời gian điều trị 39
Bảng 3.17. Thay đổi huyết học theo thời gian điều trị 39

Bảng 3.18. Thay đổi huyết học và tuân thủ điều trị 40
Bảng 3.19. Kết quả điều trị theo tuân thủ 41
Bảng 3.20. Kết qủa điều trị theo lứa tuổi 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của HIV trong tế bào 8
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới 29
Biểu đồ 3.2. Cân nặng lúc đẻ 31
Biểu đồ 3.3. Phân độ SDD trước điều trị 33
Biểu đồ 3.4. Phân độ HIV/AIDS theo lâm sàng 36
Biểu đồ 3.5. Tình trạng dinh dưỡng theo thời gian điều trị 38
Biểu đồ 3.6. Thay đổi tỷ lệ TCD4 ở các lứa tuổi sau điều trị 39
Biểu đồ 3.7. Thay đổi men gan theo thời gian 40


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay dịch HIV/AIDS đã trở thành đại dịch trên toàn cầu. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế thế giới có 33,4 triệu người nhiễm HIV trong đó có 2,1
triệu trẻ em dưới 15 tuổi [23]. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn quan niệm
HIV/AIDS chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn. Tuy nhiên, trẻ em nhiễm
HIV/AIDS là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch và nó làm tăng
tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng trẻ em. Tại Việt Nam, tính
đến ngày 30/09/2010 cả nước có 108.312 người nhiễm HIV, trong đó trẻ em

dưới 15 tuổi chiếm gần 3%, trong đó có 2.398 trẻ được điều trị thuốc chống
virus. Năm 2010 là năm thứ ba liên tiếp số người nhiễm HIV giảm, nhưng
mức độ giảm chậm hơn so với những năm 2008, 2009. Tính trong 9 tháng đầu
năm 2010, toàn quốc đã phát hiện 9.128 người nhiễm HIV mới, 3.841 bệnh
nhân AIDS và 1.498 người tử vong vì AIDS [5].
Trẻ em bị nhiễm HIV chủ yếu theo con đường lây truyền từ mẹ sang con
(hơn 90%) [14], [17]. Các nghiên cứu cho thấy nếu các bà mẹ có HIV dương
tính, nếu không được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) tỉ
lệ trẻ nhiễm HIV ở trẻ là 29-42%. Nếu bà mẹ được DPLTMC, tỉ lệ trẻ nhiễm
từ 2-10% tuỳ theo từng phác đồ can thiệp [17]. Bên cạnh việc truyền virus,
người mẹ cũng truyền kháng thể kháng HIV cho con trong quá trình mang
thai và khi cho con bú. Trong quá trình lớn lên, nồng độ kháng thể của con sẽ
giảm dần, các nghiên cứu cho thấy khi trẻ 6 tháng tuổi 64% số trẻ hết kháng
thể HIV, đến 9 tháng tuổi 90% số trẻ hết kháng thể HIV và khi 12 tháng tuổi
95,5% số trẻ hết kháng thể HIV, cho đến 18 tháng tuổi chỉ những trẻ nhiễm
HIV mới còn mang kháng thể kháng HIV [17].
Đặc điểm lâm sàng HIV/AIDS ở trẻ em có những đặc điểm khác biệt so
với người lớn [6]. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
đặc điểm lâm sàng HIV/AIDS ở trẻ em. Một số tác giả cho thấy, nếu những
trẻ HIV dương tính, không được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) thì
khoảng 40% số trẻ sẽ chết trong năm đầu tiên của cuộc đời và 50% sẽ chết
trong vòng 2 năm [17].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, là một trung tâm kinh tế văn
hoá xã hội của khu vực miền núi phía Bắc. Tại Thái Nguyên, các đối tượng
nguy cơ lây nhiễm HIV cao là nhóm nghiện chích ma túy, gái mại dâm và tiếp
viên của các nhà hàng có liên quan đến mại dâm, đây là nhóm có liên quan
nhiều nhất đến nhiễm HIV ở trẻ em [11]. Thái Nguyên là tỉnh có tỉ lệ nhiễm

HIV cao, theo báo cáo năm 2010, tỉ lệ nhiễm mới HIV tại Thái Nguyên đứng
thứ tư toàn quốc với 466 trường hợp [5]. Hiện nay tại Thái Nguyên có 7.641
trường hợp HIV dương tính và AIDS, trong đó số trẻ em được điều trị thuốc
kháng virus tính đến cuối năm 2010 là 79 trẻ [28]. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm HIV và đặc điểm HIV/AIDS ở trẻ em. Để
góp phần hạ thấp nguy cơ lây nhiễm HIV ở trẻ em và kéo dài cuộc sống cho
những trẻ đã bị nhiễm HIV/AIDS. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi
HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên" nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi HIV/AIDS
điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên.
2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhi HIV/AIDS tại Bệnh viện A
Thái Nguyên.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency Virus) thuộc họ Retrovirus nhóm
Lentivirus (bao gồm HIV-1 và HIV-2) là virus gây suy giảm miễn dịch ở
người có giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài. AIDS (Acquired
Immuno Defficiency Syndrom) hay hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
là biểu hiện nặng ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV [20].
1.2. Sơ lƣợc lịch sử bệnh

Lịch sử diễn biến HIV/AIDS trên thế giới có thể trải qua 3 giai đoạn
[16],[16].
- Thời kỳ “yên lặng” (1970 - 1981).
Có thể nói HIV đã bắt đầu một cách lặng lẽ từ những năm 70 trước khi
mà AIDS và HIV được mô tả.
- Thời kỳ phát hiện virus (1981-1985).
Trong thời kỳ này đã phân lập được virus, xác định được phương thức
truyền bệnh. Phát hiện được kỹ thuật phát hiện bệnh.
Năm 1981 ở New York (Mỹ) báo cáo có nhiều trường hợp Sarcoma
Kaposi ở ngoài da và thông báo ở Los Angeles có 5 thanh niên đồng tính
luyến ái bị viêm phổi nặng do Pneumocystis pneumonia.
Năm 1985: Hội nghị danh pháp quốc tế xác nhận 3 vi rút (LAV, HTLV III,
ARV) chỉ là 1 và thống nhất tên gọi HIV1 là căn nguyên gây bệnh AIDS.
Năm 1984 - 1985: xác định kỹ thuật phát hiện kháng thể HTLV III và
chuẩn hóa bộ sinh phẩm phát hiện kháng thể kháng HIV bằng kỹ thuật gắn
men ELISA để sàng lọc máu và phát hiện lâm sàng.
Năm 1985, thuốc điều trị AIDS đầu tiên AZT được thử nghiệm điều trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
- Thời kỳ 1985 đến nay: là thời kỳ toàn thế giới chống AIDS. Chương
trình AIDS toàn cầu (GPA- Global Programe on AIDS). Được thành lập ngày
01/02/1987 với 3 mục tiêu là:
+ Phòng lây nhiễm HIV, phát hiện vacxin.
+ Giảm ảnh hưởng của HIV tới cá nhân và xã hội.
+ Hợp nhất các quốc gia và các tổ chức quốc tế chống AIDS.
1.3. Dịch tễ học của HIV/AIDS
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1.Trên thế giới
Trong suốt hai thập kỷ qua nhân loại phải đương đầu với HIV/AIDS

bệnh phát triển thành đại dịch nguy hiểm và có mặt tại hầu hết các châu lục.
Đại dịch HIV/AID không những đã gây hậu quả rất to lớn về mặt kinh tế, xã
hội đối với các quốc gia ở khắp các châu lục mà còn để lại bao nỗi bất hạnh
cho bản thân người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ.Theo
ước tính Tổ chức Y tế Thế giới tính đến năm 2009 trên thế giới có khoảng
33,3 triệu người trên thế giới sống chung với HIV là nguyên nhân gây tử vong
cao (đứng thứ tư). Tốc độ lây lan mạnh nhất là ở các nước đang phát triển ở
Nam Phi và Nam Sahara chiếm trên 50% (22,5 triệu người) trong số đó 2,3
triệu người là trẻ em. Ở Châu Á 2009 chiếm 4,9 triệu người trong đó trẻ em là
160.000 người. Đông Nam Á có 770.000 người. Tỷ lệ nhiễm mới của Châu Á
là 360.000 người và tập trung cao ở các nước như Thái Lan, Căm Pu Chia,
Băng la đet [55]. Nhiễm HIV/AIDS xảy ra chủ yếu ở người trẻ ở độ tuổi lao
động và hoạt động tình dục mạnh, khoảng ½ số nhiễm HIV khi dưới 25 tuổi
và chết vì AIDS trước 35 tuổi [46]. Có tới 90% người nhiễm HIV sống ở các
nước đang phát triển và nhiều người trong số họ không biết rằng mình bị
nhiễm HIV [42]. Trong đó trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhất và đang
có xu hướng gia tăng [32]. Đa số trẻ em bị nhiễm HIV là do lây truyền từ mẹ
sang, tỷ lệ này thường đạt hơn 90% [7], [19], [ 39].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5


Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), trên toàn thế giới, mỗi
ngày có trên 2.000 trẻ em bị nhiễm HIV và hiện có khoảng 15 triệu trẻ em bị
mồ côi bởi AIDS. Tại Đông Á có tỉ lệ lây truyền HIV cao nhất thế giới,
khoảng 24% năm 2004. Châu Á - Thái Bình Dương số người nhiễm HIV cao
thứ hai trên thế giới (chiếm 21% số người có HIV trên thế giới, bao gồm cả
Trung Quốc và Ấn Độ) [23].
Hiện nay ở các nước phát triển tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS đã

giảm do người bệnh nhiễm HIV được áp dụng liệu pháp điều trị đồng thời
được tiêm phòng vacxin và dự phòng thuốc đặc hiệu để ngăn ngừa một số
bệnh NTCH nguy hiểm [36], [47]. Khi được điều trị bằng thuốc kháng virus tỉ
lệ mắc các bệnh NTCH ở hầu hết các bệnh nhân HIV đã giảm nhiều, tỉ lệ mắc
các NTCH ở hệ thần kinh trung ương đã giảm đáng kể [38], [41], [44], [51].
Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV.
1.3.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS đến muộn hơn những nơi khác. Ca nhiễm
đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam là năm 1990, bệnh nhân AIDS đầu tiên
được phát hiện năm 1993 từ đó trở đi HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng và
tăng cao ở nhóm có nguy cơ (nghiện hút ma túy, mại dâm), đến năm 1998
HIV/AIDS đã được phát hiện tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam [2]. Nay có
nguy cơ gia tăng ra cộng đồng.
Dịch HIV gia tăng nhưng vẫn còn tập trung trong nhóm nguy cơ cao [2], [5],[58].
Hai hình thái dịch song hành:
- Lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý chủ yếu ở Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận Thành phố Hồ Chí Minh .
- Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục chiếm ưu thế ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đặc biệt tại các tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Tính đến ngày 31/3/2010, tính chung cả nước tỉ suất hiện nhiễm HIV
trên 100.000 dân là 191 người nhiễm/100.000 dân. Tỉ suất hiện nhiễm có sự
chênh lệnh giữa các địa phương, cao nhất là (1) Điện Biên với 599 người
nhiễm/100.000 dân, đứng thứ hai (2) là TP. Hồ Chí Minh với 578 người
nhiễm/100.000 dân, tiếp theo là các tỉnh như (3) Thái Nguyên (566 người
nhiễm/100.000 dân), (4) Sơn La (481 người nhiễm/100.000 dân) Yên Bái
(385 người nhiễm/ 100.000 dân), (6) Bắc Kạn (359 người nhiễm/100.000

dân), Hải Phòng (358 người nhiễm/ 100.000 dân), (8) Bà Rịa - Vũng Tàu (343
người nhiễm/100.000 dân), (9) Cao Bằng (335 người nhiễm/100.000 dân),
(10) Quảng Ninh (304 người nhiễm/100.000 dân) [4].
Tính đến ngày 30/09/2010 cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS
đang còn sống được báo cáo trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số
người chết vì AIDS đã được báo cáo là 48.368 người . Tính đến tháng 7/2010
cả nước điều trị ARV cho 44.847 bệnh nhân AIDS trong đó có 2.398 bệnh
nhân trẻ em. Tuy nhiên đến nay ước tính mới chỉ có hơn 50% số bệnh nhân
AIDS cần điều trị đã được điều trị [5].
Tỉ lệ trẻ nhiễm HIV càng tăng trong những năm gần đây [14], [32]. Trên
đây là số liệu thống kê của các địa phương nhưng con số thực tế còn khác xa.
1.3.1.3. Tại Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội với 9 đơn vị hành chính và đây cũng là vị trí giao
thông thuận lợi
Hiện Thái Nguyên đang có 466 người nhiễm/100.000 dân, đứng thứ 4
trên toàn quốc [5]. Tính đến ngày 31/12/2010 Thái Nguyên có 7.641 người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
nhiễm HIV còn sống và 3.529 bệnh nhân AIDS [28]. Tại bệnh viện A Thái
Nguyên đây cũng là cơ sở duy nhất trong tỉnh có phòng khám ngoại trú Nhi
đang điều trị cho những trẻ nhiễm và phơi nhiễm HIV. Lũy tích đến
31/12/2010 trẻ được điều trị thuốc kháng virus là 79 trẻ, có 208 trẻ được điều
trị dự phòng bằng Cotrimoxazol [28]. Nhưng thực tế con số này chưa phản
ánh đầy đủ về tình trạng trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Thái Nguyên.

1.3.2. Mầm bệnh
Tác nhân gây bệnh là HIV1 (Gây bệnh phổ biến trên thế giới) và HIV2
(gây bệnh chủ yếu ở Châu Phi). HIV1 là một virus họ Retrovirus nhóm
Lentivirus gây nhiễm trùng mạn tính tiến triển ở người. Virus có dạng hình
cầu kích thước 80 - 120 nm từ ngoài vào trong cấu trúc của virus HIV có ba lớp:
- Màng ngoài là một màng lipit kép có câu trúc glycoprotein (gp) mang
tính kháng nguyên (gp120, gp41).
- Lớp vỏ trong là protein sát với màng lipit hình cầu có phân tử p18 với
HIV1 và p16 với HIV2.
- Lõi (nhân) hình trụ được bọc trong một lớp protein p24 đối với HIV1
và p26 đối với HIV2. Trong lõi có bộ gen của virus gồm hai sợi đơn ARN gắn
với men sao mã ngược (RT), một phân tử ARN truyền tin và các protein khác
như p7, p9.
Những glycoprotein và protein của virus đóng vai trò như những kháng
nguyên, có thể kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra những kháng thể đặc
hiệu mà có thể phát hiện bằng các biện pháp huyết thanh [12].
Các Retrovirus là những virus mà mã di truyền là phân tử ARN có một
men đặc biệt là men sao mã ngược có khả năng chuyển ARN thành ADN có
khả năng đột nhập vào các nhiễm sắc thể ở nhân tế bào vật chủ bị nhiễm virus
khi đó mã di truyền được gắn vào ADN mới. Men sao chép ngược giúp cho
virus tồn tại mãi trong tế bào bị nhiễm và khi tế bào này gián phân thì có cả
bản sao chép mã di truyền của virus nhập vào theo [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
+ Tính chất sinh vật hoá học:
Virus HIV dễ bị bất hoạt bới các yếu tố vật lý, hoá và các chất khử
khuẩn thông thường. Trong dung dịch, HIV bị phá huỷ ở 56
0
C trong 20

phút, ở môi trường đông khô nó bị mất hoạt tính ở 68
0
C sau 2 giờ. HIV cũng
bị bất hoạt bởi các hoá chất khử khuẩn, song màng lipit có thể bảo vệ cho
virus không bị mất nước vì vậy virus có thể sống vài ngày ở bên ngoài cơ
thể trong điều kiện đông khô thậm chí có thể sống vài tuần trong dung dịch
ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, do đó cần xử lý dụng cụ bằng các chất sát
khuẩn có hiệu lực [12].

Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của HIV trong tế bào

+ Sự xâm nhập của HIV
Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường da niêm mạc và mạch máu. Virus di
chuyển đến các hạch bạch huyết và ở đây virus tấn công có lựa chọn vào tế
bào T
CD4
. Virus HIV còn xâm nhập và nhân lên ở nhiều tế bào khác như
lymphoB, đại thực bào, tế bào nguồn…Trong vòng 5 ngày sau khi xâm nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
virus nhân bản rất nhanh gây huỷ diệt tế bào T
CD4
dần dần làm suy giảm hệ
thống miễn dịch của cơ thể người nhiễm. Các tế bào bị nhiễm và sản sinh virus
có thời gian bán huỷ là 2-3 ngày, trong khi ở những tế bào không bị nhiễm thời
gian đó là 180 ngày [20]
Virus HIV có thể phân lập được ở hầu hết các dịch trong cơ thể nhất là
trong máu. Số lượng virus trong máu khác nhau giữa các bệnh nhân và giữa
các giai đoạn bệnh.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể nhiễm có hàng tỉ virus mới được sản
sinh ra hàng ngày và khoảng 100.000 tế bào T
CD4
bị tiêu diệt mỗi ngày.
1.3.3 Đối tượng cảm thụ
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của HIV, không có ổ nhiễm trùng tự nhiên ở động vật.
Mọi người đều có thể bị bệnh tuy nhiên lứa tuổi thanh niên mắc cao hơn
chủ yếu tập trung ở độ tuổi 20 - 39 tuổi chiếm 81,6% [4], [11], [15].
Tỉ lệ nhiễm bệnh có khác nhau tuỳ theo khu vực, lối sống, phong tục, hành
vi… Theo kết quả báo cáo xét nghiệm phát hiện trong quý I/2010 cho thấy,
trong số các trường hợp nhiễm HIV thì có đến 41,6% là đối tượng nghiện
chích ma túy [4], [23], 6,2% là bệnh nhân nghi AIDS, 4,7% là bệnh nhân lao,
đối tượng nhiễm HIV là gái mại dâm, bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, người cho máu đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 1% [4].
HIV phân lập được từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước
mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Nhưng nhiều nghiên cứu
dịch tễ học cho thấy chỉ có máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch đóng vai trò quan
trọng trong việc làm lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức lây truyền:
1.3.4 Sự lây truyền HIV
Có 3 phương thức lây truyền được xác định là lây truyền qua đường tình
dục, đường máu và đường mẹ con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
1.3.4.1. Lây truyền qua đường tình dục.
Virus HIV có thể lây qua đường tình dục đồng giới (15%) hoặc khác giới
(71%). Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, nên tỉ lệ nam
truyền cho nữ nhiều gấp 4 lần qua quan hệ tình dục. Khi có bệnh viêm nhiễm
ở đường sinh dục nguy cơ cao hơn gấp 20 lần [9], [16].

1.3.4.2. Lây truyền theo đường máu.
HIV có mặt trong máu toàn phần và các thành phần của máu do đó HIV
có thể truyền qua máu hay sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây
nhiễm qua đường máu rất cao trên 90% [9]. Song nhờ các biện pháp sàng lọc
được tuân thủ nghiêm túc nên đã hạn chế được con đường lây nhiễm này. Tuy
nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có
thể xảy ra. Người cho máu có thể cho máu sau khi mới bị nhiễm HIV, nhưng
chưa phát triển kháng thể và trước khi có thể phát hiện bằng các xét nghiệm
thông thường. Người đó đang ở trong thời kỳ cửa sổ của quá trình nhiễm HIV.
Do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng nên nhóm nghiện
ma tuý lây HIV mạnh ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
HIV có thể lây qua truyền máu, các sản phẩm của máu, ghép tạng mà
không kiểm soát, sàng lọc được HIV, virus cũng lây qua xăm mình, qua dùng
chung bơm kim tiêm, sử dụng các dụng cụ y tế không được tiệt trùng tốt [9].
1.3.4.3. Lây truyền từ mẹ sang con
Sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra trong lúc mang thai, trước
trong và sau đẻ, tuy vậy rất khó khẳng định trẻ nhiễm HIV vào khi nào. Nguy
cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tuỳ từng nước, từ 13-32% ở các nước
công nghiệp phát triển, 25-48% ở các nước đang phát triển [9], [48], [57].
Người mẹ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng bằng
thuốc chống HIV ngay từ tuần 28, theo khuyến cáo mới thì sử dụng từ tuần
thứ 12 thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 2-8% [7],

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
[8], [27]. Theo nghiên cứu của Trần Tôn và CS, tỉ lệ trẻ nhiễm từ mẹ có tham
gia phòng lây truyền mẹ con đầy đủ là 5,5%, không tham gia DPLTMC là
69,2% [30].
Nhiễm HIV ở trẻ em có những đặc điểm riêng khác với người lớn về
nhiều phương diện. Trẻ em nhiễm HIV chủ yếu là do mẹ truyền cho con

(90%). Theo nghiên cứu của Trương Hữu Khanh trên 329 bệnh nhi nhiễm
HIV tại thành phố Hồ Chí Minh thì 95% là lây truyền dọc từ mẹ nhiễm HIV
truyền sang con, song tác giả cũng chưa đủ điều kiện để phân tích rõ tỉ lệ lây
truyền trong tử cung, thời kỳ chu sinh sau đẻ là bao nhiêu [19].
- Lây truyền thẳng từ mẹ sang con
Virus được phát hiện trong bánh rau bào thai từ tuần thứ 14. Song nhờ
vai trò bảo vệ thai nhi của bánh rau mà khoảng 80%-90% trẻ do bà mẹ nhiễm
HIV sinh ra không bị nhiễm bệnh, 20% còn lại bị nhiễm. Có thể sự lây truyền
qua bánh rau sảy ra trong một đợt vãng khuẩn huyết của mẹ hoặc qua trung
gian các tế bào của mẹ bị nhiễm virus nếu màng rau bị tổn thương.
- Lây truyền thời kỳ chuyển dạ
Sự lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu là ở giai đoạn này. Những cơn co
tử cung có thể đẩy máu mẹ có chứa virus HIV vào tuần hoàn thai nhi trong
quá trình đẻ. Đẻ khó, đẻ lâu, có nhiều tổ chức của mẹ dập nát và những xây
xước trong quá trình sang chấn của trẻ khi tiếp xúc với chất dịch âm đạo có
chứa virus trong quá trình đẻ là những yếu tố làm tăng nguy cơ lây HIV. Vì
vậy để làm giảm nguy cơ lây nhiễm nên rửa âm đạo bằng một chất diệt virus
không có hại khi chuyển dạ như chlorhexidin hay clorua de benzakemilim,
hoặc mổ lấy thai chủ động. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Nhung lây truyền
trong giai đoạn chuyển dạ là 60 - 65% [27].
- Lây truyền qua sữa mẹ
HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ. Ở châu Phi tỷ lệ này chiếm từ 16-24%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
số trẻ nhiễm HIV [51]. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nếu có điều
kiện thì không nên cho trẻ bú sữa người mẹ có HIV dương tính.
Mức độ lây truyền từ mẹ sang thai phụ thuộc vào: tình trạng nhiễm HIV
của mẹ, mẹ mang thai lúc mới nhiễm HIV hoặc ở giai đoạn AIDS nặng do khi
đó nồng độ virus HIV trong máu cao.

Bảng 1.1: Nguy cơ lây truyền HIV [9].

Phương thức
lây truyền
Nguy cơ lây truyền qua
một lần tiếp xúc (%)
Tỷ lệ %/tổng số nhiễm
HIV trên thế giới
Truyền máu
Rất cao, >90%
3-5
Mẹ truyền con
14-40
5-10
Dùng chung kim, bơm
tiêm
0,5-1
5-10
Tình dục
- Âm đạo
- Hậu môn
0,1-1
5-10
70-80
60-70
Chăm sóc y tế
< 0,3%
<0,01

Nguy cơ tăng khi tuổi của mẹ càng tăng, khi có tồn tại kháng nguyên p

24

trong máu mẹ hoặc khi tình trạng miễn dịch của người mẹ thấp. Tỉ lệ kháng
thể kháng gp120 thấp, số lượng tế bào T
CD4
càng thấp nguy cơ càng cao.
Mẹ có nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm virus, nhiễm ký
sinh trùng, hay bị áp xe vú cũng làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ
sang con.
1.4. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV
Khác với ở người lớn, quá trình nhiễm HIV ở trẻ em xảy ra từ rất sớm
khi cơ thể còn non yếu, thậm chí ngay từ thời kỳ bào thai khi hệ miễn dịch
chưa hoàn thiện, chưa có đáp ứng miễn dịch với yếu tố nhiễm trùng từ môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
trường ngoài. Nếu không được chăm sóc điều trị, diễn biến nhiễm HIV/AIDS
ở trẻ em có 3 hình thái tiến triển [3], [6]:
Tiến triển nhanh: khoảng 15% tiến triển nhanh thành giai đoạn AIDS
trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tại Việt Nam hầu hết các trường hợp tử
vong do nhiễm PCP, viêm phổi nặng, suy kiệt …xét nghiệm T
CD4
ở mức suy
giảm miễn dịch nặng của lứa tuổi và trẻ thường tử vong trong tình trạng suy
hô hấp.
Tiến triển trung bình: khoảng 80% số trẻ bệnh tiến triển trong 5 năm, và
tuổi trung bình biểu hiện bệnh ở giai đoạn AIDS là 59 tháng. Tại Việt Nam
các bệnh hay gặp ở lứa tuổi này là nấm (như PCP, Penicillinum marneffei), do
lao (lao phổi, lao màng não), suy kiệt, mắc các bệnh nhiễm trùng nặng.
Tiến triển chậm: có khoảng 5% số trẻ có diễn biến chậm, thời gian biểu

hiện bệnh có thể kéo dài 9-10 năm.
1.5. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, hơn 90% số trẻ bị lây nhiễm
HIV là do lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong 100 người mẹ nhiễm HIV
sinh con dù tất cả số trẻ được sinh ra đều mang kháng thể kháng HIV do mẹ
truyền cho, nhưng chỉ có khoảng 25-40% số trẻ sẽ nhiễm HIV từ người mẹ.
Trẻ em nhiễm HIV hoặc mang kháng thể từ người mẹ thông qua đường nhau
thai, trong cuộc đẻ và khi bú mẹ. Thông thường lượng kháng thể này sẽ giảm
dần và đến 18 tháng tuổi thì hết hoàn toàn. Vì vậy trong vòng 18 tháng nếu
xét nghiệm kháng thể (+) thì cũng không biết là kháng thể của mẹ hay của
con. Sau 18 tháng nếu có kháng thể thì đó là kháng thể của cơ thể con sinh ra.
Nhiễm HIV ở trẻ em có thể ở các thời kỳ khác nhau, chẩn đoán xác định
nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi phải dựa vào xét nghiệm xác định. Các xét
nghiệm xác định gồm: PCR AND, PCR ARN, p24. Chẩn đoán nhiễm HIV đối
với trẻ trên 18 tháng tuổi có thể dựa vào xét nghiệm kháng thể như người lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
1.5.1. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi [3], [6]
Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, bao gồm trẻ
phơi nhiễm (trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV) và trẻ có biểu hiện nghi ngờ
nhiễm HIV, bằng xét nghiệm PCR để phát hiện ADN và ARN của virus HIV.
Hiện nay lấy mẫu máu để xét nghiệm PCR gồm 2 kỹ thuật đang được áp
dụng tại Việt Nam.
Lấy mẫu máu khô: xác định được AND của HIV.
Lấy mẫu máu toàn phần: xác định được ARN của HIV và đo tải lượng virus.
Hiện nay các tỉnh thường áp dụng kỹ thuật lấy mẫu máu khô DBS vì kỹ
thuật lấy mẫu máu toàn phần và chống đông bằng EDTA chỉ được áp dụng tại
các cơ sở có thể vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm trong vòng từ 4 đến 6 giờ.
1.5.1.1. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV cho trẻ phơi nhiễm dưới 9 tháng tuổi

Chỉ định xét nghiệm virus khi trẻ được 4-6 tuần tuổi, hoặc ngay sau lứa
tuổi này càng sớm càng tốt.
Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính, cần làm ngay xét nghiệm
PCR lần hai để khẳng định chẩn đoán nhiễm HIV, đồng thời đánh giá tình
trạng lâm sàng và chuẩn bị sẵn sàng điều trị bằng ARV.
Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 âm tính, hoặc xét nghiệm PCR để
khẳng định chẩn đoán (lần 2) có kết quả âm tính, cần tiếp tục theo dõi và làm
xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV khi trẻ đủ 18 tháng tuổi để khẳng
định chẩn đoán.
Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 âm tính nhưng trẻ đang bú mẹ (hoặc
thôi bú mẹ trước khi làm xét nghiệm chưa đủ 6 tuần) nên làm lại xét nghiệm
PCR sau khi trẻ thôi bú mẹ hoàn toàn trên 6 tuần.
Trong quá trình theo dõi, nếu trẻ có dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ
nhiễm HIV cần làm xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV. Trong trường
hợp xét nghiệm kháng thể dương tính làm ngay xét nghiệm PCR.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
1.5.1.2. Xét nghiệm chẩn đoán xác định nhiễm HIV cho trẻ phơi nhiễm từ 9
tháng đến 18 tháng tuổi.
Cần làm xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV trước. Nếu xét
nghiệm kháng thể dương tính chỉ định làm xét nghiệm PCR như đối với trẻ
dưới 9 tháng tuổi để khẳng định chẩn đoán.
1.5.1.3. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV cho trẻ phơi nhiễm dưới 18 tháng
tuổi không rõ phơi nhiễm nhưng có biểu hiện nghi ngờ nhiễm HIV.
Áp dụng như đối với trẻ phơi nhiễm từ 9 đến 18 tháng tuổi.
1.5.2. Chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng (giai đoạn 4) ở trẻ dưới
18 tháng tuổi
Chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng được áp dụng khi chưa làm
được xét nghiệm virus, nhưng trẻ có:

Xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính, và trên lâm sàng có triệu
chứng sau:
- Có một trong các bệnh của giai đoạn lâm sàng 4 như viêm phổi do
Pneumocystis (PCP), viêm màng não do Cryptococcus, viêm não do Toxoplasma,
gầy mòn nặng không giải thích được nguyên nhân, lao ngoài phổi (trừ trường
hợp lao hạch nách do biến chứng của BCG), nấm Candida thực quản.
Hoặc: trẻ có ít nhất hai trong ba biểu hiện:
1. Nấm miệng (ở trẻ trên 1 tháng tuổi).
2. Viêm phổi nặng do vi khuẩn.
3. Nhiễm trùng huyết nặng.
Các yếu tố khác hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng như:
- Mẹ mới tử vong do bệnh liên quan đến HIV, hoặc
- Mẹ có bệnh HIV/AIDS tiến triển, hoặc
- Tỷ lệ T
CD4
<20%
Cần tiến hành chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm virus càng sớm càng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16
1.5.3. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ ≥18 tháng tuổi
Chẩn đoán xác định nhiễm HIV cho trẻ ≥18 tháng tuổi bằng xét nghiệm
kháng thể kháng HIV. Chẩn đoán nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh làm xét
nghiệm dương tính cả ba lần, bằng ba loại sinh phẩm khác nhau, với nguyên
lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
Xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV.
- Thử nghiệm ELISA (phản ứng miễn dịch gắn men).
Được dùng để chẩn đoán xác định HIV.
+ Kỹ thuật ELISA, phát hiện kháng thể IgG-HIV, dễ thực hiện, đặc hiệu
cao, được sử dụng thường qui.

+ Kỹ thuật ELISA, phát hiện kháng thể IgA-HIV, tính đặc hiệu cao,
nhưng độ nhậy hạn chế có giá trị chẩn đoán HIV ở trẻ dưới 1 tuổi.
+ Xét nghiệm kháng thể IgM-HIV độ nhậy thấp nên ít dùng.
Các kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân phản ứng với kháng nguyên
HIV trong ống nghiệm. Nếu các kháng thể kháng HIV tồn tại, phản ứng dẫn
tới thay đổi mầu, khi đó kết quả dương tính.
+ Các âm tính giả xuất hiện khi xét nghiệm được làm trong vài tuần đầu
vì kháng thể chưa thực sự hình thành ở giai đoạn này của bệnh.
+ Các kết quả dương tính giả thường phối hợp với các bệnh tự miễn dịch,
bệnh thận, đa thai, bệnh gan, lọc máu và đã tiêm chủng phòng viêm gan B, dại
hay cúm.
Xét nghiệm khẳng định Western Blot
- Kỹ thuật Western Blot, độ nhậy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng chẩn
đoán xác định nhưng rất đắt tiền.
1.6. Phân loại nhiễm HIV ở trẻ em
1.6.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng [3], [6].
Trẻ nhiễm HIV được phân loại vào 1 trong 4 giai đoạn lâm sàng, tùy

×