Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 132 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN









THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Nguyễn Hoàng Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp đến khi hoàn thành luận văn
thạc sỹ khoa học nông nghiệp, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm và
hướng dẫn tận tình về phương pháp nghiên cứu thí nghiệm cũng như hoàn
thiện luận văn của cô giáo TS. Phan Thị Vân; Sự hợp tác rất nhiệt tình và có
trách nhiệm của các em sinh viên cũng như sự yêu thích học hỏi, ứng dụng
những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất của bà con nông dân tại xã Hồng

Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Để luận văn này được hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trưởng Bộ môn cây Lương thực, trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, người tận tâm theo dõi và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa đào tạo Sau Đại học;
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các cán bộ Viện
nghiên cứu ngô đã tạo điều kiện trong quá tình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên,
Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện và đánh giá hiệu
quả mô hình trình diễn giống ngô mới có triển vọng.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè, những người luôn quan tâm, sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


Nguyễn Hoàng Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 12
1.3. Vai trò của giống trong sản xuất ngô 14
1.4. Các loại giống ngô 17
1.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety) 17
1.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize) 19
1.5. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống trên thế giới 21
1.6. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ở Việt Nam 28
1.7. Định hướng nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam 32
1.7.1. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô ở Việt Nam 32
1.7.2. Hạn chế trong nghiên cứu ngô ở Việt Nam 33
1.7.3. Thách thức trong nghiên cứu, chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 34
1.7.4. Cơ hội đối với ngành sản xuất ngô Việt Nam 34
1.7.5. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô trong thời gian tới 35
1.7.6. Giải pháp phát triển nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam 36
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Vật liệu nghiên cứu 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 39
2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 40
2.4. Nội dung nghiên cứu 41
2.5. Phương pháp nghiên cứu 41
2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống ngô
lai thí nghiệm 41
2.5.2. Xây dựng mô hình trình diễn 47
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 48

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm 49
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm
vụ Xuân và Đông năm 2010 49
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm 53
3.1.3. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm 56
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống thí nghiệm 60
3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm 65
3.1.6. Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các
giống thí nghiệm 71
3.1.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm 73
3.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh thực hiện thí nghiệm 91
PHỤ LỤC 2: Kết quả phân tích thống kê vụ xuân năm 2010 93
PHỤ LỤC 3: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2010 tại Thái Nguyên 123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2001 - 2010 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2009 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2009 7
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô chính

của Việt Nam năm 2009 11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên năm 2001 - 2009 13
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 50
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai vụ
Xuân 2010 tại Thái Nguyên 54
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai vụ
Đông 2010 tại Thái Nguyên 55
Bảng 3.4. Tốc độ ra lá của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2010
tại Thái Nguyên 57
Bảng 3.5. Tốc độ ra lá của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Đông 2010
tại Thái Nguyên 58
Bảng 3.6. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai vụ
Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 60
Bảng 3.7. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và Đông tại Thái Nguyên 64
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 67
Bảng 3.9. Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Đông 2010 tại Thái Nguyên 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
Bảng 3.10. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống thí
nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 72
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ
Xuân 2010 tại Thái Nguyên 74
Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ
Đông 2010 tại Thái Nguyên 75
Bảng 3.13. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô

lai thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 79
Bảng 3.14. Giống, địa điểm và qui mô trình diễn giống ưu tú 82
Bảng 3.15. Thời gian sinh trưởng và năng suất của giống ngô lai LCH9
vụ xuân 2011 tại Phổ Yên, Thái Nguyên 83
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống ngô ưu tú
vụ xuân 2011 84



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Đông 2010 61
Biểu đồ 3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 61
Biểu đồ 3.3. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 80
Biểu đồ 3.4. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV %
:
Hệ số biến động
CIMMYT

:
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế
đ/c
:
Đối chứng
G-TC
:
Gieo - trỗ cờ
G-TF
:
Gieo - tung phấn
G-FR
:
Gieo - phun râu
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
P
:
Xác suất
CSDTL
:
Chỉ số diện tích lá
TT cây
:
Trạng thái cây
CD bắp
:
Chiều dài bắp
ĐK bắp

:
Đường kính bắp
M1000
:
Khối lượng 1000 hạt
FAO
:
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
IPRI
:
Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
KL
1000

:
Khối lượng 1000 hạt
LSD
5%

:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
LAI
:
Chỉ số diện tích lá
NSTK
:
Năng suất thống kê
NSLT
:
Năng suất lý thuyết

NSTT
:
Năng suất thực thu
OPV
:
Giống ngô thụ phấn tự do
TPTD
:
Thụ phấn tự do
ƯTL
:
Ưu thế lai
WTO
:
Tổ chức thương mại thế giới



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây ngũ cốc cổ nhất, cho
năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn của loài người. Do có tính đa dạng sinh
học và khả năng thích nghi cao nên ngô là cây trồng có địa bàn phân bố vào
loại rộng nhất thế giới: trải dài trên 90 vĩ tuyến (từ 40 vĩ độ Nam tới gần 55 vĩ
độ Bắc), từ độ cao 1- 2m cho tới gần 4000m so với mặt nước biển (Nguyễn
Đức Lương và cs, 2000)[17].
Ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông
nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Tất cả các nước trồng ngô đều sử dụng

ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Trên thế giới, sản lượng ngô
làm lương thực chiếm 17%, trong đó ở các nước đang phát triển là 30%, các
nước phát triển là 4%. Ngô cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các
nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính.
Các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản lượng ngô làm lương thực, Tây
Trung Phi 66%, Bắc Phi 45% (Ngô Hữu Tình, 2003) [31].
Những năm gần đây, ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng. Người
ta sử dụng ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn cao cấp. Nghề trồng ngô rau đóng
hộp xuất khẩu phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nước trên
thế giới như: Thái Lan, Đài Loan
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm, ngô còn là nguồn thức ăn
gia súc vô cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc
là ngô. Ở các nước phát triển đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho chăn
nuôi như Bồ Đào Nha (91%), Italia(93%), Latvia (97%), … Cây ngô là thức
ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa (Ngô
Hữu Tình, 2003) [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến. Trong y học từ ngô có thể bào chế ra glucoza, penicillin. Ngày nay,
một số nước phát triển trên thế giới còn dùng ngô để điều chế nhiên liệu
sinh học (ethanol) thay thế một phần nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt
trong lòng đất.
Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô trên thế
giới phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2009, diện tích
ngô là 159,5 triệu ha, năng suất 51,2 tạ/ha và sản lượng đạt 817,1 triệu tấn. So
với năm 2000, năm 2009 diện tích tăng 16,4%, năng suất tăng 18,5% và sản
lượng tăng 37,9% (FAO, 2011) [42].
Sản xuất ngô trên thế giới có sự phát triển vượt bậc vào đầu thế kỷ XX

là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống. Các nhà khoa học nghiên
cứu về ngô đã ứng dụng ưu thế lai để tạo ra các giống ngô lai có năng suất cao
và khả năng chống chịu tốt, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng,
góp phần cung cấp lương thực cho nhân loại trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, cây trồng chính là lúa nước song ngô được xác định là cây
lương thực cho năng suất cao và ổn định, đặc biệt ở vùng núi vì cây ngô có
khả năng thích nghi cao hơn so với cây lúa trong điều kiện đất đai nghèo dinh
dưỡng, khí hậu khắc nghiệt và trình độ canh tác hạn chế. Ở nước ta, ngô được
trồng chủ yếu trong điều kiện khó khăn (70% diện tích ngô trồng trong điều
kiện không chủ động nước), vì vậy năng suất ngô bình quân của nước ta vẫn
còn thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Theo thống kê của FAO (2011) [42],
năm 2009 năng suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 78,5% năng suất trung bình
thế giới, 73,5% năng suất trung bình của Trung Quốc; 38,9% năng suất trung
bình của Mỹ; 21,2% năng suất trung bình của Jordan và chỉ bằng 19,1% năng
suất trung bình của Kuwait. Vì vậy để góp phần cải thiện năng suất ngô thì
ngoài việc áp dụng đồng bộ những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
với các chính sách phù hợp cần xác định đúng những giống ngô lai mới có
năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô
lai mới tại Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt
phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm.

- Theo dõi khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng sinh trưởng, phát triển của các
giống thí nghiệm, chọn giống ưu tú để khảo nghiệm sản xuất.
- Theo dõi một số đặc điểm nông học của giống ưu tú trong mô hình
trình diễn.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học chọn giống phù hợp
với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên
cứu về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được giống ngô năng suất cao, khả năng chống chịu tốt để phát
triển sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay sản xuất nông nghiệp đang phát triển với quy mô lớn nhằm
phục vụ nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cần có
các giống mới ưu việt hơn thay thế các giống cũ. Đặc biệt ở các tỉnh Trung du
và miền núi điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế khó
khăn, vì vậy cần có các giống năng suất cao, khả năng chống chịu tốt.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống ngô lai
năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái. Các giống ngô
lai của Việt Nam có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

tốt hơn và giá thành rẻ hơn so với các giống được sản xuất bởi các công ty
nước ngoài. Tuy có khả năng thích nghi rộng, nhưng muốn đưa một giống
mới vào sản xuất ở một vùng nào đó đều phải tiến hành khảo nghiệm đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi của giống với điều kiện
sinh thái của vùng, để tránh rủi ro trong sản xuất.
Với mục tiêu, chọn giống ngô lai mới để bổ sung vào cơ cấu giống của
tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài này.
Việc đánh giá các đặc tính sinh học, tiềm năng năng suất, khả năng
chống chịu của giống mới sẽ là cơ sở khoa học xác định được giống phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của khoa học
kỹ thuật và công nghệ đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất ngô nói riêng có những thay đổi mạnh mẽ. Ngô là một trong những cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù chỉ đứng thứ 3 về
diện tích (sau lúa mỳ và lúa nước), nhưng với vị trí là cây có địa bàn phân bố
rộng rãi trên thế giới, ngô đã có năng suất và sản lượng cao nhất trong các cây
ngũ cốc. Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chưa đến 20 tạ/ha
nhưng đến năm 2010 năng suất đã đạt 51,22 tạ/ha (FAOSTAT, 2011) [42].
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng

(triệu tấn)
2001
137,49
44,77
615,48
2002
137,29
44,06
604,92
2003
144,67
44,60
645,23
2004
147,47
49,48
729,21
2005
147,44
48,42
713,91
2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,61
49,69
788,11
2008

161,02
51,09
822,71
2009
157,19
50,60
794,80
2010
162,32
51,22
820,62
Nguồn: FAOSTAT, 2011[42]; USDA, 2011[51]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy giai đoạn 2001-2010 sản xuất ngô trên thế
giới phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2001, diện tích
trồng ngô trên thế giới là 137,49 triệu ha, năng suất đạt 44,77 tạ/ha, sản lượng
615,48 triệu tấn, nhưng đến năm 2010 diện tích đạt 162,32 triệu ha, sản lượng
820,62 triệu tấn (USDA, 2011) [51]. Giai đoạn 2001-2010, diện tích tăng
18,06%, năng suất tăng 14,41% và sản lượng tăng 33,33%.
Kết quả trên có được trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong
chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
tác. Đặc biệt, từ hơn 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn
tạo giống bằng kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì
việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác ngô đã góp phần đưa sản lượng
ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước.
Vị trí của cây ngô đã được khẳng định ở nhiều vùng, nhiều quốc gia
trên thế giới. Số liệu thống kê của FAO (2011) [42] cho thấy sản xuất ngô có
sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các châu lục.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2009
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Châu Á
52,17
44,21
233,63
Châu Mỹ
62,50
70,75
442,21
Châu Âu
13,82
60,76
83,96
Châu Phi
30,27
18,73
56,69
Nguồn: FAOSTAT, 2011 [42]
Châu Mỹ là Trung tâm phát sinh của cây ngô nên sản xuất ngô được
hình thành và phát triển mạnh mẽ. Châu Mỹ không chỉ có diện tích trồng ngô
lớn nhất thế giới, mà còn có năng suất và sản lượng ngô cao nhất thế giới:
năm 2009 năng suất đạt 70,75 tạ/ha, cao hơn 39,82% so với năng suất trung
bình của thế giới, sản lượng đạt 442,21 triệu tấn, chiếm hơn 55,64% sản

lượng ngô toàn thế giới.
Châu Á là khu vực có diện tích ngô lớn thứ 2 sau châu Mỹ với 52,17
triệu ha nhưng năng suất ngô ở khu vực này chỉ đạt 44,21 tạ/ha, bằng 81%
năng suất trung bình của thế giới.
Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất với 60,76 tạ/ha (2009).
Châu Phi đứng thứ 3 trên thế giới về diện tích nhưng có năng suất ngô rất thấp,
chỉ đạt 18,73 tạ/ha (2009), bằng 37,01% năng suất bình quân của thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Ở các nước phát triển năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của
thế giới, còn các nước đang phát triển và kém phát triển năng suất thấp hơn
năng suất trung bình của thế giới. Nguyên nhân chính do trình độ khoa học kỹ
thuật ở các nước đang phát triển và kém phát triển còn hạn chế, chưa tạo ra
được giống ngô phù hợp cho sản xuất; điều kiện khí hậu, đất đai không thuận
lợi; kinh tế còn kém phát triển nên thiếu vốn đầu tư cho thâm canh.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc năm 2009
Nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Mỹ
32,21
103,4
333,01
Trung Quốc
30,48

53,5
163,12
Brazil
13,79
37,2
51,23
Mehicô
7,20
28,1
20,20
Ấn Độ
8,40
20,6
17,30
Italia
0,92
86,0
7,88
Đức
0,46
97,5
4,53
Hy Lạp
0,24
98,0
2,35
Israel
0,005
162,2
0,08

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, năm 2011 [42]
Ở châu Mỹ, có rất nhiều nước điển hình về sản xuất ngô, nhưng nước
có sản xuất ngô phát triển nhất là Mỹ. Nước Mỹ luôn được coi là cường quốc
số một về ngô. Năm 2009, diện tích trồng ngô của Mỹ là 32,21 triệu ha, năng
suất bình quân đạt 103,4 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 333,01 triệu tấn chiếm
41,9% sản lượng ngô toàn thế giới. Từ những năm 1990, 100% diện tích ngô
của Mỹ đã trồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn
(Ngô Hữu Tình và cs, 1993) [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Phần lớn các nước phát triển năng suất ngô tăng không đáng kể nhưng
năng suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng
công nghệ sinh học trong sản xuất. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen
ở Mỹ đạt 27,4 triệu ha chiếm 73% tổng diện tích ngô (Phan Xuân Hào, 2008)
[12]. Minh-Tang Chang and Peter (2005) [49] cho biết, ở Mỹ chỉ còn sử dụng
48% giống ngô được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52% bằng công
nghệ sinh học.
Mỹ cũng là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới, năm 2009 Mỹ xuất
khẩu 53,5 triệu tấn (chiếm 55 - 60%) tổng lượng ngô xuất khẩu trên thế giới,
còn lại Nhật Bản chiếm 40%, Mêhicô 19%, Hàn Quốc 6% và Đài Loan 6%.
Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc (FAO),
việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối giữa cung
và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần, các nước xuất
khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất khẩu ngô đã
đem lại nguồn lợi đáng kể cho các nước sản xuất ngô lớn như Mỹ.
Trung Quốc là nước sản xuất ngô đứng thứ 2 trên thế giới và đứng đầu
Châu Á. Năm 2009, Trung Quốc có tổng diện tích trồng ngô là 30,48 triệu ha
chiếm 19,4% diện tích thế giới, năng suất đạt 53,5 tạ/ha và tổng sản lượng đạt
163,12 triệu tấn chiếm 20,52% tổng sản lượng ngô toàn thế giới (FAO,

2011)[42]. Theo USDA, năm 2010, Trung Quốc có tổng diện tích trồng ngô là
32,45 triệu, năng suất đạt 53,30 tạ/ha và tổng sản lượng đạt khoảng 173 triệu
tấn (USDA, 2011)[51].
Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xu hướng phát triển ngô trong
thời gian tới là diện tích trồng ngô đi vào ổn định và có thể giảm dần do diện
tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công
nghiệp phát triển mạnh, hiện tượng sa mạc hoá,…). Nhưng nhu cầu của thị
trường ngày càng lớn, theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
thực thế giới (IPRI) tổng nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là
852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn
nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ
dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là
22% (IPRI, 2003) [48]. Vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội cần tăng sản
lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô có khả năng chịu thâm canh, cho
năng suất cao, chống chịu tốt.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô là được nhập nội vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm. Nhờ
những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh,
đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ khác
nhau trong năm nên cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và
trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa góp phần đáng kể
trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Những năm gần đây, nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
cùng với sự hợp tác tích cực của các tổ chức lương thực quốc tế như FAO,
CIMMYT và nỗ lực của các nhà khoa học cũng như sự năng động sáng tạo
của người nông dân, cây ngô trở thành một trong những cây trồng quan trọng
trong hệ thống cây lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [28].

Giai đoạn 2001 - 2010 sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010, diện tích trồng ngô là 1.200 nghìn
ha, tăng 470,5 nghìn ha so với năm 2001. Việc tăng cường sử dụng giống ngô
lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đã
cải thiện đáng kể năng suất ngô.
Trong 20 năm qua, năng suất ngô nước ta tăng liên tục so với năng suất
trung bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với
trung bình thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8%, nhưng đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
năm 2010 đã bằng 78,5%. Năng suất ngô được cải thiện là nhờ ứng dụng ưu
thế lai trong quá trình chọn tạo giống. Năm 2010 diện tích trồng ngô lai đã
chiếm trên 90% diện tích ngô của cả nước. Một số tỉnh có diện tích trồng ngô
lai đạt gần 100% như Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Sơn La, Vĩnh Phúc…
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2001
729,5
29,6
2.161,7
2002
816,0

30,8
2.511,2
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6
3.430,9
2005
1.052,6
36,0
3787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,5
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,6
40,8
4.431,8

2010
1.200,0
41,7
5000,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011[33] và USDA, 2011[51]
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử
phát triển ngô lai trên thế giới. Sự phát triển ngô lai ở Việt Nam đã được
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông
lương (FAO) của Liên Hợp Quốc cũng như các nước trong khu vực đánh giá
rất cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu
tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ
gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003) [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
Mặc dù năng suất ngô của nước ta tăng liên tục từ năm 2001-2010
nhưng so với năng suất bình quân của thế giới và khu vực thì năng suất ngô
của nước ta còn thấp. Năm 2009 năng suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 78,5%
năng suất trung bình thế giới, 73,5% năng suất trung bình của Trung Quốc;
38,9% năng suất trung bình của Mỹ (Tổng cục thống kê, 2011) [33]. Vì vậy
đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục nỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô
mới và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với giống mới để
nâng cao năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam
Ở nước ta, cây ngô được trồng khắp hai miền Nam - Bắc, song do khác
nhau về đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng có sự khác biệt
rất lớn giữa các vùng.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô
ở các vùng ngô chính của Việt Nam năm 2009
Vùng
Diện tích

(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Cả nước
1.086,8
40,8
4.431,8
Đồng bằng sông Hồng
72,7
43,1
313,3
Trung du và miền núi phía Bắc
443,4
34,5
1.527,6
Bắc Trung bộ và Duyên Hải
miền Trung
202,1
38,5
777,8
Tây Nguyên
242,1
47,9
1.159,2
Đông Nam Bộ
89,4
51,6
461,5

Đồng Bằng sông Cửu Long
37,1
51,8
192,3
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [33]
Số liệu thống kê ở bảng 1.5 cho thấy ngô được trồng chủ yếu ở vùng
Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2009, diện tích trồng ngô của vùng
Trung du và miền núi phía Bắc là 443,4 nghìn ha chiếm 40,8% diện tích ngô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
cả nước, ở đây ngô được trồng chủ yếu trên những diện tích bạc màu, nghèo
dinh dưỡng. Đây là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạn hán và rét kéo
dài, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, nhiều nơi băng giá có sương muối,
lượng mưa phân bố không đồng đều và chủ yếu trồng những giống ngô địa
phương năng suất thấp. Do điều kiện bất lợi nên năng suất ngô trung bình của
vùng này thấp nhất trong cả nước. Năng suất ngô năm 2009 chỉ đạt 34,5 tạ/ha
bằng 84,6% năng suất ngô của cả nước, 66,6% năng suất của đồng bằng sông
Cửu Long. Mặc dù năng suất thấp nhất so với các vùng trong cả nước nhưng
do diện tích lớn nên sản lượng ngô của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
cao nhất trong cả nước chiếm 34,5% sản lượng ngô cả nước.
Diện tích trồng ngô ở Đồng bằng sông Cửu Long không lớn (37,1
nghìn ha) nhưng được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, lượng mưa cao và
phân bố đều quanh năm nên năng suất ngô của vùng này rất cao (51,8 tạ/ha).
Năng suất ngô trung bình của cả nước chỉ bằng 78,8% năng suất ngô của
đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có tiềm năng phát triển sản xuất ngô
rất lớn, nếu mở rộng diện tích trồng ngô thì sản lượng ngô của vùng này sẽ
đóng góp không nhỏ vào sản lượng ngô của cả nước.
Nhìn chung, mỗi vùng đều có những điều kiện thuận lợi và khó khăn
riêng, vì vậy cần khắc phục những khó khăn và phát huy những thế mạnh

trong sản xuất ngô của mỗi vùng.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện
tích tự nhiên 3.562,82km
2
, dân số 1.127.430 nghìn người (Tổng cục thống kê,
2011) [15]. Đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8%
tổng diện tích tự nhiên). Đất phù sa có diện tích nhỏ (19.448 ha) chiếm 5,49%
diện tích tự nhiên; đất bạc màu diện tích là 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự
nhiên; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
nhiên; đất dốc tụ 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên; đất đỏ vàng trên
phiến thạch sét là 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên (Tổng cục
thống kê, 2011) [15].
Đại đa số các huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trình độ thâm canh
còn thấp; điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống thuỷ lợi còn chưa đáp ứng
được nhu cầu nước tưới cho nên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
ngô nói riêng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên do cây ngô có một vị thế quan
trọng trong nền kinh tế nên tỉnh đã rất chú trọng đưa ra những giải pháp khắc
phục khó khăn, cung cấp giống ngô mới, khuyến khích người dân phát triển
sản xuất. Vì vậy bước đầu đã đạt được những thành quả quan trọng.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên năm 2001 - 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng

(nghìn tấn)
2001
9,7
30,6
29,7
2002
11,6
32,8
38,0
2003
13,4
32,6
43,7
2004
15,9
34,3
54,6
2005
15,9
34,7
55,1
2006
15,3
35,2
53,9
2007
17,8
42,1
74,9
2008

20,6
41,1
84,6
2009
17,4
38,6
67,2
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [33]
Từ năm 2001-2009, diện tích trồng ngô của tỉnh Thái Nguyên tăng dần
và đạt diện tích lớn nhất vào năm 2008 với 20,6 nghìn ha, năng suất ngô đạt
cao nhất vào năm 2007 (42,1 tạ/ha), bằng 107,1% năng suất bình quân của cả
nước. Sản lượng năm 2008 (84,6 nghìn tấn) tăng gần 2,8 lần so với năm 2001.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
Trong vòng chưa đầy 10 năm (từ 2001 - 2009), diện tích ngô Thái
Nguyên đã tăng 1,8 lần, sản lượng tăng 2,3 lần, năng suất tăng 1,3 lần.
Kết quả này cho thấy, sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước
trong việc phát triển và mở rộng ngành sản xuất ngô tại Thái Nguyên. Đặc
biệt là việc sử dụng các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống
chịu tốt, năng suất cao ngày càng phổ biến ở tất cả các địa phương trong tỉnh.
Các ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99, và
một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300, C919 đã
được bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Theo dự kiến, tỉnh Thái Nguyên sẽ
xây dựng vùng ngô hàng hóa quy mô 7.000 ha đến năm 2010 [1].
1.3. VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NGÔ
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cũng có
nhiều thử thách, nhất là từ khi gia nhập tổ chúc thương mại Quốc tế (WTO).
Việt Nam đang cố gắng vượt qua các thử thách để cạnh tranh ở thị trường
quốc tế cũng như trong nước. Sự cạnh tranh này là động lực thúc đẩy sản xuất

nông nghiệp phát triển.
Trong hai thập kỷ qua, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kích lệ. Việt Nam đã trở thành một trong các quốc gia
lớn nhất thế giới về sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc cải thiện các biện
pháp kỹ thuật canh tác, giống cây trồng đã đóng vai trò rất quan trọng để đạt
được các thành tựu trên.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một tư liệu sản xuất đặc biệt.
Trước kia để có giống mới, con người chỉ chọn lọc từ những loại hình có sẵn
trong tự nhiên. Ngày nay khoa học hiện đại phát triển, công tác giống không
chỉ chọn lọc mà còn chủ động tạo ra các giống mới bằng phương pháp lai tạo,
dùng tác nhân vật lý, hóa học… Giống tốt là cơ sở tăng năng suất cây trồng, ở
hầu hết các loại cây trồng, giống quyết định 65-67% năng suất. Giống tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất cải thiện năng suất và chất
lượng nông sản.
Những kết quả trong chọn tạo giống đã tạo điều kiện cơ bản để nước ta
thực hiện thành công “Cuộc cách mạng mùa vụ”, cải thiện chất lượng và nâng
cao sản lượng nông sản.
Các nhà khoa học ước tính 30 đến 50% mức tăng năng suất hạt của các
cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt. Ở
nước ta, từ năm 1981 đến 1996 giống đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây
trồng lên 43,68% trong khi đó yếu tố phân bón hóa học - thuốc bảo vệ thực
vật và yếu tố thủy lợi đóng góp với các tỷ lệ tương ứng là 32,57% và 31,97%,
thấp hơn khoảng 10% so với giống (Phan Huy Thông, 2007) [25]. Việc chọn
đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác là
cơ sở đạt được năng suất cao, ổn định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Cùng với các ngành sản xuất nông nghiệp trong cả nước, sản xuất ngô của
Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể nhờ những thành tựu trong chọn tạo giống.

Sau giải phóng đất nước, sản xuất ngô của Việt Nam đã có hai giai
đoạn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống. Trước những năm 1980, các
giống sử dụng chủ yếu trong sản xuất là giống địa phương như: Gié Bắc Ninh,
Xiêm trắng, Lừ Phú Thọ nên năng suất rất thấp. Từ năm 1990 đến nay các
thế hệ giống lai mới đã ra đời thay thế các giống thụ phấn tự do năng suất
thấp nên năng suất ngô của nước tăng lên đáng kể. Năm 2009, năng suất ngô
tăng 4,0 lần so với năm 1975; 3,8 lần so với năm 1980 và tăng 2,7 lần so với
năm 1990. Kết quả này phải kể đến vai trò to lớn của công cuộc cải tạo giống
ngô. Giống có vai trò quan trọng trong cải thiện năng suất và tăng thu nhập
cho người sản xuất.
Vụ đông năm 2007, Công ty Giống cây trồng miền Bắc đã trồng thử
nghiệm giống ngô siêu năng suất MB069 tại Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16
Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tại các điểm thử nghiệm giống MB069 đạt năng suất 8
tấn/ha, có điểm lên đến 10-12 tấn/ha. Giống MB069 đã đứng đầu trong tập
đoàn giống khảo nghiệm tại Tứ Xuyên và Quảng Tây - Trung Quốc , năng
suất trung bình cao hơn CP888 và CP999 15-20% (Báo nông nghiệp Việt
Nam, 2008) [2].
Năm 2006, Viện nghiên cứu ngô đã thử nghiệm các giống ngô nếp lai
VN1, VN2, VN6 và VN11 tại Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Nội. Kết quả cho thấy trồng các giống nếp lai bán bắp tươi thu nhập cao
hơn từ 8-10 triệu đồng/ha so với các giống ngô lai, tăng từ 400-500 nghìn
đồng/sào so với trồng các giống ngô nếp cũ (Báo nông nghiệp Việt Nam,
2008) [2].
Tại Thiệu Nguyên, Thanh Hóa giống ngô lai LVN66, LVN61 đã khẳng
định được ưu điểm vượt trội so với các giống ngô lai cũ với năng suất bình
quân đạt trên 10 tấn/ha. LVN66 cũng đạt được kết quả tương tự ở các tỉnh
Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Hòa Bình (Báo nông nghiệp Việt Nam, 2010)

[7] [21].
Không chỉ có ưu điểm vượt trội về năng suất các giống ngô lai thế hệ
mới còn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Tại
cao nguyên đá Hà Giang hai giống ngô lai C919 và DK414 đã cho năng suất
80 tạ/ha, trong khi đó các giống ngô cũ ở đây năng suất trung bình chỉ đạt 30
tạ/ha. Kết quả này đã góp phần làm thay đổi nhận thức của những người nông
dân miền núi trong canh tác ngô (Thông tấn xã Việt Nam, 2010) [10].
Vụ Đông năm 2010, giống ngô lai LVN6654 đã được trồng thử
nghiệm tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Năng suất của LVN6654 đạt 230kg/sào,
cao hơn năng suất của giống LVN4 20-21%, tăng thu nhập so với sử dụng
giống LVN4 là 227.000 đồng/sào (Báo nông nghiệp Việt Nam, 2010) [8].

×