Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trường tiểu học hoàng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm học 2011- 2012, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5B.
Trong năm học này toàn trường tập trung triển khai và đẩy mạnh phong trào
”Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giảng dạy”. Dạy học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, nâng cao chất lượng dạy học. Tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của ngành. Đổi mới
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
đặc biệt quan tâm đến học sinh có hồn cảnh khó khăn. Mục tiêu giáo dục tiểu
học là nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Mỗi mơn học ở Tiểu học đều góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và cung cấp cho học sinh
những tri thức cần thiết. Phân môn tập đọc ở có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn
kỹ năng đọc, nghe và nói, có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, học sinh
yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái
đẹp trong văn chương. Ngồi ra học sinh cịn được rèn luyện trí tưởng tượng
phán đốn ghi nhớ...
Mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện qua bốn dạng
hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một
phần của chương trình của Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có
vị trí trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu
tiên này.
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên
đối với người đi học. Đối với môn tập đọc lớp 5 trong chương trình này đã bộc
lộ là một bộ môn nghệ thuật với hai yêu cầu cơ bản là rèn đọc diễn cảm và cảm
thụ tốt bài văn bài thơ.
Đọc diễn cảm là quá trình đỉnh cao của quá trình luyện đọc. Muốn đạt
được đặc trưng nhiệm vụ của phân mơn thì người giáo viên phải nắm được qui
trình của cảm thụ văn học là đi tìm hiểu nghệ thuật đến nội dung . Từ chỗ tìm


hiểu nội dung thông qua các dấu hiệu nghệ thuật mới có khả năng xây dựng tốt
tư tưởng, tình cảm đó qua giọng đọc,muốn vậy người giáo viên phải thấy được
cái hay của nội dung bài, biết khai thác những giá trị nghệ thuật thơng qua đó
bộc lộ nội dung, từ đó biết rung động trước cái đẹp. Đồng thời tìm hiểu kĩ những
hướng dẫn luyện đọc có liên quan đến cách đọc mỗi bài tập đọc là một tác phẩm
văn học đã được chọn lọc cả về nội dung lẫn hình thức mang tính tư tưởng cao.
Bằng cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với những biện pháp phù hợp với những
biện pháp nghệ thuật và lối hư cấu đầy sáng tạo của tác giả đã vẽ lên bức tranh
sống động về cuộc sống, về những cảnh đẹp đất nước, những anh hùng trong
chiến đấu, trong lao động sản xuất thơng qua đó người đọc tái hiện lại bức tranh
phong phú bằng trí tưởng tượng qua giọng đọc. Vậy muốn đọc được diễn cảm
phải thơng qua việc tìm hiểu nội dung và khai thác các yếu tố nghệ thuật liên
quan chặt chẽ với nhau và liên quan đến đọc diễn cảm.
1


Hiện nay cùng với quy luật phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ln
địi hỏi theo sự phát triển đó. Học Tiếng Việt giúp học sinh có kiến thức ham
học hỏi sáng tạo chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học. Rèn đọc diễn
cảm cho học sinh chính là xây dựng cho các em những cảm xúc lành mạnh
thông qua nội dung bài và giá trị nghệ thuật. Từ đó giáo dục tư tưởng tình cảm
tốt đẹp đối với đất nước, con người, xã hội và thiên nhiên. Cũng từ đó học sinh
thêm yêu Tiếng Việt, góp phần vào sự giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Các
em cũng đáp ứng đươc nhu cầu của thời đại mới. Con người hiện đại có quyết
tâm, có tư tưởng vững vàng biết tạo và nắm bắt trong cuộc sống.
Sau 6 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” gồm bốn nội dung do
Bộ giáo dục và đào tạo phát động .Ngành giáo dục của huyện ta đã có nhiều
bước tiến mới.Cơng tác tổ chức thi và chấm thi đã nghiêm túc khơng cịn tiêu
cực. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đã chính xác khơng cịn chạy
theo tiêu cực. Chất lượng giáo dục mang tính thực chất. Tuy nhiên vẫn cịn bất

cập là một số học sinh học yếu môn Tiếng Việt, dù Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ
nhưng nhiều học sinh lớp 5 phải nhẩm , đọc không trôi chảy, tốc độ đọc chậm
nên không thể hiểu được nội dung, ý nghĩa, khơng phát hiện được giá trị nghệ
thuật, khơng có hiểu biết về con người, về tự nhiên xã hội, về khoa học, đất
nước chứa đựng trong bài.Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân mơn tập
đọc là mơn học căn bản cho tất cả các mơn học cịn lại, là nền tảng để học sinh
bước lên cấp hai. Vì có đọc thơng viết thạo các em mới có thể đọc hiểu và học
tốt tất cả các mơn địi hỏi tư duy cao như toán, khoa học, lịch sử, địa lí, tập làm
văn, luyện từ và câu.
Phân mơn Tập đọc chỉ được giảng dạy ở bậc tiểu học và lớp 5 là lớp cuối
cấp nên yêu cầu của phân môn tập đọc rất đa dạng, không đơn giản chỉ đọc hiểu
như các lớp 2, 3. Ngoài ra, tuy tất cả học sinh lớp 5 của các lớp cùng học một
chương trình, sử dụng cùng một bộ sách giáo khoa nhưng do có sự phát triển
khác nhau về kinh tế, về môi trường sống, về năng lực học tập, sự quan tâm của
cha mẹ học sinh, hoàn cảnh sống...nên chất lượng học sinh vùng sâu, vùng xa
như chúng ta còn thấp hơn nhiều so với học sinh thành thị, ở tỉnh thành. Tỉ lệ
học sinh yếu của chúng ta cũng cao hơn. Học sinh chúng ta có nhiều em khơng
thích đọc sách, báo, khơng có thói quen đọc sách, khơng biết ghi chép những
thông tin cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ mơn và vì những lí do trên tôi đã
nghiên cứu và chọn đề tài “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” qua
phân mơn Tập đọc
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 đặc biệt là phần
luyện đọc diễn cảm, tìm ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập
đọc phần đọc diễn cảm. Tổng số học sinh lớp tôi là 22 em tất cả các em là nông
dân, lao động vùng quê nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tự rèn
luyện ở nhà, tiếp thu còn hạn chế. Đầu năm học khi nhận lớp, tôi cho các em
làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm để nắm chắc chất lượng đầu năm, đánh giá

2


kiến thức của các em, tôi thấy đa số các em chưa nắm được phương pháp học
phân môn tập đọc đặc biệt là phần “ luyện đọc diễn cảm”. Nhìn chung chưa có ý
thức cao về nhu cầu học tập nên việc dạy phân mơn tập đọc cịn gặp nhiều khó
khăn. Do nắm được thực trạng của lớp, nhận thức được tầm quan trọng của việc
giảng dạy phân môn tập đọc cuối cấp tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn kỹ
năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” trường Tiểu học Hương Sơn C
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Là học sinh lớp 5B tơi đang giảng dạy có tổng số học sinh là 22 và một số kinh
nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm”
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.Để thực hiện đạt hiệu quả trong giảng dạy phân môn tập đọc phần “ luyện đọc
diễn cảm” lớp 5B tôi đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều tra: Thông qua giờ dạy tập đọc tôi kiểm tra học sinh đọc với
biểu điểm của yêu cầu đọc, xác định dấu hiệu đọc diễn cảm để dự kiến phương
pháp day
- Phương pháp thực hành: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra chất lượng học sinh yếu, số học sinh
khơng thích học phân mơn tập đọc và số học sinh khơng có kỹ năng đọc diễn
cảm.
-Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ học tập của học sinh, quan sát các buổi
sinh hoạt , học tổ, học nhóm của học sinh.
- Phương pháp đọc sách: xem tài liệu, sách tham khảo, nội dung liên quan đến
đề tài nhằm giúp học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm khi học phân môn tập đọc
-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc tài liệu giáo dục, sách tài liệu tham
khảo, sách giáo viên, sách Để học tốt môn Tiếng Việt , chuyên san giáo dục ...
tất cả các tài liệu trên cùng góp phần thực hiện đề tài.
3.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc phần “luyện đọc diễn cảm cho
học sinh “ lớp 5B trường Tiểu học Hương Sơn C.
4.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
-Tháng 9: Chọn đề tài. Báo cáo Ban giám hiệu.
-Tháng 10: Khảo sát chất lượng đọc. Xây dựng đề cương.
- Tháng 11: Nghiên cứu lí luận, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn và
xử lí thơng tin.
- Tháng 12: Đề xuất phương án thực hiện.
- Tháng 1-4: Dạy thử nghiệm, rút ra bài học kin nghiệm.
- Đầu tháng 5: Hoàn thành đề tài

3


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1.1 Một số vấn đề liên quan đến dạy đọc
1.1.1 Vị trí của dạy đọc ở tiểu học
+Khái niệm
Đọc là một dạng hoạt động ngơn ngữ là q trình chuyển hóa từ dạng
thức chữ sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó là q trình chuyển trực tiếp
từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa có âm thanh.
+ Ý nghĩa của việc đọc
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diên ngữ âm là một mặt của
việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công viêc này bắt đầu bằng việc
luyện cho các em phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến tới đọc hiểuvawn
bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong
bốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc , viết.

Đọc là một phần chương trình của Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân
mơn có vị trí trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển
cho học sinh kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học này
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học,
những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời
phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu khơng biết đọc thì con người khơng
thể tiếp thu nền văn minh của lồi người, khơng thể sống bình thường có hạnh
phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần . Từ đây,
họ biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, quan
hệ xã hội , tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn
hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên ngồi, thơng hiểu tư tưởng,
tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương con người
không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động tình cảm, nảy nở
những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng
như được bồi dưỡng tâm hồn.Khơng biết đọc , con người sẽ khơng có điều kiện
hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội giành cho họ, khơng thể hình thành được một
nhân cách tồn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày
càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thơng tin, đọc chính là
học, học nữa, học mãi để tự học, học cả đời.
+Ý nghĩa của việc đọc ở tiểu học
Day đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên với người
đi học . Các em phải học đọc sau đó các em phải đọc để đọc. Đọc giúp các em
chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Dọc là một
công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và tạo ra động cơ học
tập .Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần để học tập cả
đời. Đó là khả năng không thể thiếu được của con người của thời đại văn minh.
Chính vì vậy Trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh cách có kế
4



hoạch, có hệ thống. Tập đọc với cung cách là một phần mơn của Tiếng Việt có
nhiêm vụ đáp ứng nhu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho
học sinh.
Đọc giúp các em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập .
Nó là cơng cụ để học các mơn khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó
tạo ra điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là
một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực đến trình độ mgơn ngữ cũng
như tư duy của người đọc, đọc giúp trẻ hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng
yêu cái thiên và cái đẹp. Các em biết suy nghĩ một cách lơgic cũng như biết tư
duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn bao gồm các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
1.1.2 Những cơ sở của việc dạy đọc diễn cảm ở Tiểu học
Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ
quan phát âm, các cơ quan thính giác và thơng hiểu những gì đọc được, càng
ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động với nhau nhiều hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kĩ năng đọc là đạt đến sự tổng hợpgiuwax
những mặt riêng và chung cuả người đọc sao cho thành thạo, càng có khả năng
tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hồn thiện, càng chính xác và
biểu cảm bấy nhiêu.
Dễ dàng nhận thấy rằng “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa. Theo
nghĩa hẹp , việc hình thành kĩ năng đọc trùng với nắm kĩ năng đọc Theo nghĩa
rộng, đọc được hiểu là kĩ thuật đọc cộng với thông hiểu điều được đọc
Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ đọc được ghi nhận trong các tài liệu tâm lí
học và phương pháp dạy học và được chia làm 3 giai đoạn: Phân tích , tổng hợp
và giai đoạn tự động hóa.
Thời gian gần đây người ta chú trọng đến những mối quan hệ quy định
lẫn nhau của việc hình thành kĩ năng đọc và hình thành kĩ năng làm việc với văn
bản, nghĩa là đòi hỏi tổ chức giờ tập đọc sao cho phân tích nội dungcuar bài đọc

đồng thời hướng đến hoàn thiện kĩ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc.
Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức, chỉ có thể xem đứa trẻ biết đọc mà
hiểu được điều mình đọc. Đọc là sự hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu
những từ ta đưa ra cho chúng chúng đọc chúng sẽ khơng có hứng thú học tập và
khơng có khả năng thành cơng. Do đó, hiểu những gì đọc được sẽ tạo ra động
cơ, hứng thú cho việc đọc.
1.2Cơ sơ ngôn ngữ và văn học của việc dạy tập đọc diễn cảm
Dạy tâp đọc phải dựa trên những cơ sở của ngơn học Nó liên quan mật
thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm. Dạy tập đọc
phải dưa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, Việt ngữ học để xây
dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Không coi trọng đúng mức
những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và khơng đảm bảo dạy học.
Mặt khác, cần phải thấy rằng những nghiên cứu ít ỏi về ngữ điệu Tiếng Việt làm
cho phương pháp dạy tập đọc không tách khỏi những lúng túng khi giải quyết
những vấn đề đọc đúng, đọc diễn cảm. Không có được những chỉ dẫn cụ thể cho
đọc diễn cảm mà đành bằng lịng với cách nói chung chung, hời hợt. Những quy
5


tắc ít ỏi của ngữ pháp đọc kết thúc câu kể phải xuống giọng, câu hỏi phải lên
giọng chỉ đưa lại những chỉ dẫn chung chung về đọc diễn cảm như bài thơ được
đọc với giọng tha thiết sôi nổi, cịn những chỉ dẫn có tính chất định lượng về
mối tương quan giữa các cao độ, chỗ ngắt.. của đoạn, bài thơ được xác định. Vì
vậy việc dạy đọc diễn cảm nhiều lúc mang tính chủ quan, cảm tính
+ Chính âm trong Tiếng Việt
Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngơn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt
xã hội. Theo đa số các nhà nghiên cứu, nội dung cơ bản của chính âm Trong
Tiếng Việt hiện nay nên lấy hệ thống ngữ âm (cách phát âm) của phương ngữ
Bắc Bộ mà tiêu biểu là Hà Nội làm căn cứ, bổ sung cách phát âm một số phụ âm
đầu quặt lưỡi (tr,s/r) và không phát âm phân biệt d/gi

+ Ngữ điệu trong Tiếng việt
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc; là sự hạ thấp
giọng đọc, giọng nói ngữ điệu là một trong những thành phần của ngữ điệu. Ngữ
điệu gồm toàn bộ các siêu đoạn tính được sử dụng ở bình diện câu như: cao độ,
cường độ , trường độ...Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia
tạo thành lời nói. Theo nghĩa rộng, tồn bộ những phương tiện được sử dụng để
đọc diễn cảm như chỗ lên giọng, xuống giọng, chỗ ngừng tốc độ, chỗ nhấn
giọngn được thống nhất lại thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ , tình cảm,
cảm xúc của tác giả khi mô tả gọi là ngữ điệu. Như vậy ngữ điệu là sự hòa đồng
về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc. Vì vậy sử dụng
ngữ điệu rất quan trọng trong đọc diễn cảm
+ Lý thuyết về văn bản, phong cách học và nghiên cứu văn học trong dạy học
Việc hình thành kĩ năng đọc cho học sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh
giá văn bản như:
-Tính chính xác đúng đắn và tính thẩm mĩ, đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ, các
phong cách chức năng, các thể loại văn bản, các đặc điểm về thể loại các tác
phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở Tiểu học. Phải dựa trên những hiểu
biết về đề tài, chủ đề kết cấu nhân vật, quan hệ giữa nội dung và hình thức, các
biện pháp thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm miêu tả, kể chuyện và biểu
hiện, các phương tiện, biện pháp tu từ, việc luyện đọc cho học sinh phải dựa trên
những hiểu biết về đặc điểm ngôn ngữ văn học , tính hình tượng, tính tổ chức
cao. Tất cả những vấn đề trên đều thuộc phạm vi nghiên cứu lý thuyết văn bản
phong cách học, lý luận học. Vì vậy ta dễ dàng nhận thấy dạy tập đọc không thể
dựa trên những thành tựu nghiên cứu của lý thuyết văn bản nói chung và nghiên
cứu văn học nói riêng.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Qua nhiều năm thực dạy ở lớp 5, tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng đọc
của các em mới dừng ở mức độ nhất định: Thực hiện khá tốt kỹ năng đọc lưu
loát trơi, chơi chảy cịn kỹ năng đọc diễn cảm vẫn cịn nhiều hạn chế, các em đã
đọc lưu lốt nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dãn,

chưa lôi cuốn được người nghe, chưa thể hiện được cái hay của nội dung văn
bản. Ở tất cả các tác phẩm văn thơ, các em đọc giọng đều đều chung chung như
nhau chưa nêu được nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến. Các em chưa
có kỹ năng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu ( Từ ngữ cần hạ
6


giọng, cao giọng nhấn dài theo các kiểu câu ; câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu
khiến) những từ ngữ quan trọng trong câu, các tiếng gieo vần trong thơ ca em
chưa phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui,
nỗi buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các
em đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong
bài văn hội thoại. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu
của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Trong một lớp ít học sinh
thực hiện được các kỹ năng rèn đọc diễn cảm vì kỹ năng rèn đọc diễn cảm rất
khó, thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp khơng đều.
Một số học sinh cịn khơng có kỹ năng đọc trơn. Đọc thầm và đọc diễn
cảm vì thế khi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài nhiều em chỉ trả lời được theo nội
dung có sẵn trong sách giáo khoa hoặc đọc dài dịng cả đoạn văn mà khơng biết
tóm ý, khơng biết dùng từ ngữ để diễn đạt ý vủa mình.
Qua khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học, tôi thấy số lượng
học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ là rất ít. Qua khảo sát chất lượng
học sinh lớp 5B – lớp tơi chủ nhiệm , tơi có số liệu cụ thể như sau:
Tổng số HS
22

Đọc nhỏ, ấp úng
Số lượng Tỉ lệ
7
32%


Đọc to, rõ, lưu loát
Số lượng Tỉ lệ
12
54%

Đọc điễn cảm
Số lượng Tỉ lệ
3
13%

Sau khi nhận lớp , tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua
tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về kỹ năng đọc và phân loại
học sinh theo ba đối tượng.
- Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
- Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
- Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ lí nhí, ấp úng, ngọng.
Dựa vào đó, tơi sắp xếp chỗ cho những em đọc yếu ngồi cạnh những em
đọc khá, đọc tốt và ngồi vào các bàn đầu gần bàn giáo viên. Sau đó tơi sẽ hướng
dẫn học sinh cách đọc.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: “ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC
SINH LỚP 5”
3.1 Xây dựng cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà, có thói quen
thích đọc sách, báo và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
Học sinh yếu và trung bình thường viết chữ rất xấu, sai chính tả nhiều do
đọc lấp dấp , phát âm sai dẫn đến viết sai, mà phần lớn bài chính tả được lấy từ
bài tập đọc. Để giúp học sinh rèn chữ viết, viết bớt sai chính tả, tăng cường kỹ
năng đọc, tơi yêu cầu học sinh phải viết cả bài tập đọc ở nhà. Viết bài tập đọc
vào vở song, các em sẽ phải đọc và soạn bài trước ở nhà. Trước khi đọc bài mới,
ngoài việc xem lại bài cũ học sinh còn phải:

+ Đọc bài trước nhiều lượt, tự trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Chia bài thành từng đoạn, tìm nội dung của mỗi đoạn. Sau đó tìm nội
dung, ý nghĩa của bài, ghi tất cả vào vở soạn.
7


Mục đích của việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà là giúp học
sinh rèn kỹ năng đọc hiểu, nắm được nội dung bài, biết đọc diễn cảm. Ta cũng
biết nội dung của bài tập đọc cuả chương trình lớp 5 cịn giúp học sinh mở rộng
tầm hiểu biết về nhiều lĩnh vực như: văn học, tự nhiên xã hội, đời sống bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho học sinh.
Vào 15 phút truy bài, từng cặp học sinh sẽ kiểm tra chéo vở soạn, sau đó
đọc bài tập đọc cũ, mới cho nhau nghe. Trong quá trình đọc, bạn này sẽ chỉnh
sửa cách phát âm cho bạn kia.
Từ giữa học kì I trở đi 100% học sinh của lớp tơi đã có thói quen chuẩn
bị bài trước ở nhà và đọc khá trôi chảy, các em biết đọc diễn cảm và đã biết tìm
hiểu nội dung bài và phát hiện ra những cái mới, cái lạ hấp dẫn xung quanh, các
em thích học phân mơn tập đọc khơng cịn thụ động như trước. Tơi thường nhắc
nhở các em những giờ nghỉ vào thư viện tìm mượn nhiều loại sách phù hợp với
lứa tuổi các em chẳng hạn như truyện tranh, truyện thiếu nhi, truyện khoa học...
để đọc thêm. Tôi cũng hướng dẫn các em cách ghi chép những thơng tin cần
thiết khi đọc.
Ví dụ: Ghi lại những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có sử
dụng biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh..để làm giàu vốn từ, tăng
cường kỹ năng viết văn, biết được nhiều câu chuyện với những chủ đề khác
nhau.
3.2 Đổi mới nội dung dạy học:
Như chúng ta đã biết, chất lượng đọc diễn cảm của học sinh phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó vai trị của người giáo viên rất quan trọng. Dễ nhận
thấy cho giáo viên đọc diễn cảm tốt thì lớp, có nhiều học sinh đọc diễn cảm tốt.

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5 hiện nay tôi đưa
ra biện pháp sau:
3.2.1Chuẩn bị kỹ cho việc đọc diễn cảm
+ Đọc mẫu tốt
+ Chuẩn bị hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm tốt
Đọc mẫu của giáo viên, đây là khâu quan trọng mà có thể nói là dẫn
đến thành công của một tiết học. Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc hấp dẫn, lôi
cuốn thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ đầu năm. Nếu như khơng làm
được điều này thì dù giáo viên có thể hiện hết khả năng của mình trong quá
trình dạy tập đọc và dù bài soạn có tốt đến đâu nữa cũng không thể thu hút được
kết quả cao.
Để đọc mẫu tốt, chúng ta phải rèn luyện khá công phu về giọng đọc, kỹ thuật
đọc lẫn năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ bài văn để cảm thụ sâu sắc, tinh
tế se tìm được cách đọc hấp dẫn và ngược lại, cứ thế đọc to bài văn, bài thơ thật
nhiều lần cũng giúp chúng ta cảm thụ tốt hơn. Giáo viên cố gắng đọc mẫu thật
diễn cảm vừa gây được hứng thú cho học sinh vừa có cơ sở để dạy các em đọc
tốt. Dựa vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, bài soạn để tự luyện đọc
bài văn thật diễn cảm. Ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị để hướng dẫn học
sinh đọc diễn cảm trên lớp chu đáo. Sự chuẩn bị đọc được ghi lại trên văn bản ở
sách giáo khoa coi đây là một bộ phận của giáo án lên lớp. Cần tránh sự chuẩn
8


bị một cách tùy tiện. Bài văn trong sách giáo khoa của giáo viên cần được ghi
vắn tắt bằng bút chì sắc thái tình cảm cần đọc ở câu, đoạn, tồn bài.
Ví dụ
Bài: Tiếng rao đêm
Đoạn đầu:
Giọng kể chuyện, trầm buồn.
Đoạn tả đám cháy: Giọng dồn dập, căng thẳng, bất ngờ

Đoạn cuối:
Giọng trầm, ngỡ ngàng
Những từ ngữ cần nhấn mạnh phải được gạch chân. Những câu đoạn trọng tâm
cần ghi kí hiệu ngắt hơi (/ ), nghỉ hơi (// ) . Ngồi ra cịn có thể sử dụng những
ký hiệu đọc diễn cảm nếu thấy cần thiết như lên giọng (
) xuống giọng (
)
, kéo dài (~ ) có những từ ngữ quan trọng khi đọc bài văn. Trong giáo án cần ghi
rõ trọng tâm luyện đọc diễn cảm từng bài phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu
giáo án còn ghi được cả dự kiến các loại đối tượng học sinh đọc ở từng đoạn
hoặc câu có sửa chữa và lưu ý thì càng tốt. Dĩ nhiên, khi lên lớp, cịn có nhiều
tình huống sư phạm mới mẻ cần xử lí song sự chuẩn bị cho việc đọc diễn cảm
càng chu đáo, càng giúp cho người giáo viên chủ động và sáng tạo trên lớp
3.2.2 Tăng cường luyện đọc diễn cảm trên lớp
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ qua lại trong q trình
tiếp xúc với văn bản. Cảm thụ văn học thông qua luyện đọc diễn cảm là con
đường phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu học. Tăng cường luyện đọc diễn
cảm cho học sinh trên lớp là yêu cầu cần được học sinh coi trọng. Ở những khâu
lên lớp cơ bản, giáo viên đều có thể giúp học sinh tìm hiểu, suy nghĩ kĩ để thật
sự rung cảm với bài văn, từ đó mới xác định được nhiệm vụ đọc, cách diễn tả
sắc thái của từng đoạn văn, từng nhân vật, từng mức độ và biện pháp khác nhau.
Do vậy, tôi sử dụng triệt để khoảng thời gian đọc diễn căm trên lớp để hướng
dẫn, lắng nghe học sinh đọc và tổ chức cho học sinh thi đọc, bình chọn bạn đọc
hay nhất trong từng tiết học.
3. 2.2.1 Khâu kiểm tra bài cũ
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập ở bài trước giáo viêncần coi
trọng việc đọc diễn cảm bài học thuộc lòng hoặc đoạn văn, đoạn thơ đã luyện
đọc ở giờ trước. Những học sinh đọc liến thoắng cần được uốn nắn đọc lại cho
thong thả, diễn cảm không nên cho điểm cao những học sinh chỉ thuộc mà chưa
đọc diễn cảm.

3.2.2.2 Khâu hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu lần 1 thật diễn cảm có tác dụng vừa gây hứng thú vừa
định hướng cách đọc bài văn trọn vẹn cho học sinh với ấn tượng ban đầu khó
phai . Ở một đơi câu hoặc đoạn bài có thể áp dụng quy trình đọc – hiểu ( để
giảng từ và gợi ý cách đọc diễn cảm thử ).
Ví dụ:
Ở bài Mùa thảo quả
Học sinh đọc đoạn 1 “Thảo quả trên rừng.....nếp khăn “, học sinh trả lời
câu 1 trong muc tìm hiểu bài, giáo viên giảng bài, gợi tìm cách đọc diễn cảm
nội dung và cảm thụ “ chất thơ” trong văn xuôi được thể hiện qua nhịp điệu,
thanh điệu bài sao cho hài hòa. Như vậy việc luyện đọc diễn cảm có lúc được
lồng vào từng khâu tìm hiểu bài mới (có mức độ ) giờ học như vậy sẽ sinh động,
nhẹ nhàng hứng thú.
3.2.2.3 Khâu luyện đọc
9


- Hướng dẫn nhiệm vụ dọc toàn bài, cách đọc từng đoạn, sau đó đọc mẫu lần 2,
hướng dẫn cụ thể và luyện đọc diễn cảm từng bước: đoạn 1,2,3..., cả bài
+ Vân dụng linh hoạt sáng tạo để gây hứng thú, khơng khí sinh động
nhưng khơng q tự do.
+ Kỹ thuật đọc và cách biểu hiện tình cảm khi đọc: Giáo viên cần hướng
dẫn, uốn nắn cụ thể rõ ràng. Đối với học sinh đọc yếu cần lưu ý cả cách lấy hơi
để ngắt nghỉ đúng, để đọc liền những từ ngữ bị ngắt giọng do trang in của sách
giáo khoa.
+ Thái độ: Giáo viên cần kiên trì uốn nắn, sửa cách đọc cho học sinh một
cách chân thành, động viên học sinh cho tốt, khuyến khích cách đọc biểu lộ tình
cảm riêng, sáng tạo.
Ví dụ: Ở bài Chú đi tuần
Gió heo hút / lạnh lùng

Trong đêm khuya / phố vắng
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần / đêm nay
Hải Phịng / n giấc ngủ say
Cây rung theo gió, lá bay / xuống đường
3.2.3 Xây dựng phong trào đọc diễn cảm ngồi lớp học.
Phần này địi hỏi giáo viên phải cơng phu đầu tư cơng sức và có nhiều
biện pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn. Có thể kết hợp với đội thiếu niên tiền
phong tổ chức các hoạt động ngoại khóa như:” thi đọc diễn cảm “, thi ngâm thơ
để các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình và các em chưa đạt cũng thấy
được rõ hơn mình chưa đạt chỗ nào để cố gắng trong việc rèn luyện kỹ năng
đọc.
Ví dụ: Bài Ê – mi –li, con… Tiếng việt 5- tập 1
Sau khi tìm hiểu kỹ bài thơ và dự kiến cách đọc diễn cảm của mình, em
đối chiếu với phần đọc của bạn xem.
- Những chỗ nào em đọc đúng, những chỗ nào em đọc sai? Lý do vì sao?
- Chỗ nào em chú ý thêm? ( về giọng đọc từ ngữ cần nhấn mạnh )
- Những câu thơ nào cần đặc biệt lưu ý cách ngắt nhịp? Vì sao vậy?
3.2.2.4 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để dạy đọc diễn
cảm tốt
Cải tiến hình thức sinh hoạt chun mơn sao cho thiết thực, nâng cao tay nghề
cho giáo viên. Ngoài những nội dung cần thiết bồi dưỡng hàng tuần, các nhóm
chun mơn cần phân cơng giáo viên soạn kỹ bài, đọc diễn cảm một bài đọc
trước nhóm để cùng nhau trao đỏi, nhận xét góp ý, phổ biến kinh nghiêm của
những giáo viên đọc diễn cảm tốt. Đó là việc làm thiết thực. Bên cạnh đó có thể
nghe đài, nghe nghệ sĩ đọc nhằm bồi dưỡng năng lực của giao viên.
3.3. Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là một hiện tượng xã hội cái gì cũ kĩ lạc
hậu thì khơng thể tồn tại và phải được thay thế bằng sự tiến bộ phù hợp với xu
thế của thời đại mới, phương pháp dạy học cũng nằm trong quy luật đó.

Đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay được hiểu là trên
cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống, vận dụng những
10


phương pháp dạy học tiên tiến vào nhà trường Tiểu học nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục mà vẫn bảo đảm tính hoạt động ổn định của nhà
trường.
Dạy các loai bài Tiếng việt, bên cạnh các phương pháp đặc biệt gắn với
từng loại bài là các phương pháp dạy học có thể sử dụng nhiều loại bài học.
+ Phương pháp thực hành
Thực hành là phương pháp được sử dụng nhiều trong dạy học nói chung
trong dạy học Tiếng việt nói riêng. Có thể dùng phương pháp thực hành để day
trí thức, để rèn luyện kỹ năng và khả năng giao tiếp Tiếng việt. Hình thức phổ
biến để hình thành cho học sinh thơng qua thực hành là xây dựng nên các tình
huống giao tiếp sau đó dùng biện pháp sắm vai để thực hiện các tình huống giao
tiếp này.
+Phương pháp thảo luận nhóm:
Phương pháp chủ yếu khi học theo nhóm là thảo luận nhóm. Thảo luận
là cách học tạo điều kiện cho học sinh luyện tập kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp
tác và khả năng thích ứng với hồn cảnh xung quanh. Thơng qua thảo luận ,
ngôn ngữ tư duy của học sinh trở nên linh hoạt và sinh động hơn.

Học sinh tích cực thảo luận nhóm trong giờ tập đọc
+Phương pháp sử dụng các trị chơi học tập:
Là hình thức học tập thơng qua trị chơi. Trị chơi học tập khơng chỉ nhằm
vui chơi giải trí mà cịn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập của
học sinh. Hầu hết các bài tập đọc tôi đều tổ chức thi đọc diễn cảm . Làm như vậy
vừa tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh vừa kiểm tra được mức độ đọc
của học sinh. Từ đó, tơi đưa ra các phương pháp hiệu quả hơn trong giảng dạy.

11


Học sinh thi đọc diễn cảm
Trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn
luyện kỹ năng của học sinh bớt đi vẻ khô khan tăng thêm phần sinh động hấp
dẫn tôi thường tổ chức các hình thức dạy học như:
- Học sinh học theo lớp: Tổ chức học chung tồn lớp.
- Học theo nhóm: Tạo bầu khơng khí hợp tác học tập. Học tập có tổ chức, có
trách nhiệm giữa các thành viên trong một nhóm học sinh. Khi học theo nhóm,
mỗi học sinh phải phát biểu ý kiến riêng của mình. Phải thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Học cặp đơi: Hai cá nhân gần nhau cùng nhau đọc cho nhau nghe, cùng nhau
trao đổi thảo luận về một nội dung, về một câu hỏi được giáo viên nêu ra.
- Học cá nhân: Tạo điều kiên phát huy tối đa nưng lực của học sinh để các em
giải quyết các nhiệm vụ học tập ở lớp.
Đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay được hiểu là từ
phương pháp truyền thụ thụ động sang phương pháp tích cực hóa hoạt động
người học, trong đó thầy đống vai trị tổ chức các hoạt động của học sinh, mỗi
học sinh đều được bộc lộ và phát triển.
Đổi mới phương pháp dạy học vận dụng quan điểm tích hợp. Vừa hình
thành kỹ năng, vừa cung cấp tri thức. Trong các tri thức cung cấp cho học sinh,
ngồi những tri thức Tiếng việt cịn có các tri thức về khoa học tự nhiên và xã
hội.

12


.


Ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ tập đọc
3.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong từng dạng bài tập đọc
Phân loại các dạng bài là một bước quan trọng vì Tập đọc lớp 5 là một bài
văn cần phải coi trọng phần đọc và luyện đọc. Bài tập đọc lớp 5 là bài tổng thể
về kiến thức ngữ pháp, từ ngữ, nghệ thuật, văn cảnh. Bởi vậy giáo viên phải nắn
chắc phương pháp và hướng dẫn đọc diễn cảm với cụ thể mỗi loại bài thích hợp.
3.4.1.Loại bài với giọng đối đáp
Là loại bài có 2, 3, 4 giọng đọc của 2,3,4 nhân vật
Ví dụ 1 : Dạy bài : Lòng dân (phần một)
Qua phần tìm hiểu bài, giáo viên giúp học sinh xác định nội dung trọng tâm
của bài. Vở kịch có 5 nhân vật : Dì Năm, An, chú cán bộ (Đại diện cho người
Việt Nam yêu nước ), tên lính , tên cai ( kẻ cướp nước).
Với mục tiêu của chương trình học, mơn học, của việc rèn đọc diễn cảm
nên ngay từ bài văn này là bài văn thứ 5 của học kì 1. Tơi đã u cầu học sinh tự
xác định cho mình cách đọc: đọc trơi chảy tồn bài, biết ngắt giọng đúng đẻ
phân biệt tên nhân vật,đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu
cảm trong vở kịch. Từ đó đọc diễn cảm tồn bài, phù hợp với tính cách từng
nhân vật, tình huống vở kịch.
Giọng dì Năm: Đoạn đầu giọng tự nhiên, đoạn sau giọng dì năm nhỏ, nỉ
non rất khéo khi giả vờ than vãn, nghẹn ngào, nói lời trăng trối với con trai khi
bị giặc dọa bắn chết.
Muốn biểu lộ giọng đọc theo yêu cầu diễn cảm trên, học sinh phải thực
hiện tốt khâu chuẩn bị bài ở nhà bằng cách tự ghi ký hiệu gạch chéo (/ ) những
13


chỗ cần ngắt hơi, gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng khi đọc một số câu văn
hội thoại của các nhân vật trong một bài.
* Dì năm: Bình tĩnh vờ diễn tả tâm trạng không biết người cán bộ chạy vô một
cách khéo léo.

- Dạ , cậu kêu chi ? ( vờ hỏi lại bọn lính cai )
- Dạ, hổng thấy (ứng xử nhanh
- Chồng tui. Thằng này / là con (dũng cảm nhận người cán bộ là chồng )
- Dạ, chồng tui
* Lính cai: Cậy quyền , quát nạt, hống hách trấn áp dọa nạt, nói trống khơng tỏ ý
ngờ vực.
- Anh kia là chi
-Có thấy một người mới chạy vô đây không ?
- Thiệt không thấy chớ ? Anh này là…
- Chồng chị a ?
- Trói nó lại / cho tao. Cứ trói đi .Tao ra lệnh mà.
*Cán bộ: Thơng minh, nhanh trí hiểu ý, khéo léo dẫn chuyển các tình tiết thành
câu chuyện gia đình
* Lính: Hăm dọa bằng vũ khí
- Ngồi xuống . Rục rịch / tao bắn
* An: Giọng rất tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc
- Má ơi / má.
* Những nhân vật ấynhưng sự thay đổi về tâm trạng thì ta đọc như thế
nào? ( Giọng nhẹ nhàng, che giấu niềm vui, đượm buồn pha xúc động
* Cai: Từ thái độ hống hách, xấc xược chuyển sang hạ thế, dỗ dành tin là thật
- Nếu chi nói thật, tơi thưởng.
- Có thế chứ .Nào/ nói lẹ đi
* Dì Năm: Khơn khéo mưu trí, vờ kêu oan, gọi con dặn dị chăn chối, đưa dẫn
bọn cai lính vơ tình bước vào bẫy –vui mừng hụt, bẽ mặt - buộc phải nhân
nhượng.
- Trời ơi. Tui có tội tình chi
- Mấy cậu ...để tui...
- An .....Mầy qua bà Mười dắt con heo về, đội luôn năm dạ lúa. Rồi ... cha
con ráng đùm bọc lấy nhau.
* Giáo viên hỏi: Nếu chỉ chú trọng giọng đọc của năm nhân vật thì yêu

cầu của bài đọc trên đã đạt được mục đích luyện đọc diễn cảm chưa ? (Chưa mà
phải chú ý đọc phần dẫn chuyện với giọng nhẹ nhàng đưa người nghe vào
chuyện )
Tiếp tục gọi học sinh đọc phân vai từng nhân vật, sau khi học sinh đọc nhuần
nhuyễn giáo viên cho học sinh thi đọc phân vai trước lớp cuối cùng là học sinh
đọc toàn bài.
Cùng loại bài thể hiện giọng đọc đối thoại nhưng ở học kì 2 yêu cầu về rèn đọc
diễn cảm cao hơn.
Ví dụ 2: Dạy bài: Người cơng dân số Một (tập 2 trang 4 )

14


Bài kịch này chỉ có hai nhân vật (anh Thành, anh Lê ) đối thoại liên tiếp với
hai giọng đọc khác nhau mà học sinh phải biểu thị rõ ràng phân biệt lời hai nhân
vật anh Thành, anh Lê thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng nhân vật
* Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tính, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ
về vân nước
- Có lẽ thôi ,anh ạ: giọng điềm tĩnh, mong được thông cảmvà ẩn chứa một
tâm sự chưa nói ra được
- Nếu chỉ cần miếng cơm / manh áo / thì tơi ở Phan Thiết cũng đủ
sống...( dấu ba chấm thể hiện ý nghĩa kín đáo, sâu lắng chưa tiên nói ra )
* Giọng anh Lê: Hồ hởi, nhiệt tình thể hiện tính cách của một người có tinh thần
u nước,nhiệt tình với bạn bè nhưng suy nghĩ còn đơn giản hạn hẹp.
-Vậy anh vào Sái gịn này làm gì ? (giọng ngạc nhiên , bất bình )
- Anh Thành, mọi thứ tơi thu xếp xong rồi . Sáng mai anh có thể nhận
việc đấy. (giọng hồ hởi )
-Sao lại thôi ?( giọng ngạc nhiên, tỏ ý thắc mắc )
- Không bao giờ. Khơng bao giờ tơi qn dịng máu đỏ trong cánh tay
này là của họ Lê, anh hiểu không. Nhưng / tơi khơng hiểu vì sao anh thay đổi ý

kiến, khơng định xin việc làm ở Sài Gòn nữa. ( nhấn giọng thể hiện tính cách tốt
của anh Lê là yêu nước )
* Tóm lại trên đây là một loại văn bản hội thoại khi đọc với hai nhân vật diễn
ra như là một màn kịch nói hội thoại có sử dụng nhiều dấu câu, dấu chấm than,
dấu chấm hỏi, dấu phẩy liên tiếp với tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng chức
vụ, dấu chấm lửng và hàng loạt dấu gạch ngang liên tiếp, yêu cầu học sinh tự
xác định cách đọc, chuyển đổi giọng đọc linh hoạt đúng ngữ điệu lên xuống
trầm bổng, hồ hởi, trầm tĩnh, sâu lắng... để tốt lên nội dung chính của bài. Tâm
trạng của người thanh niên, Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường
cứu nước, cứu dân.

15


Học sinh thi đọc diễn cảm (diễn kịch ) một đoạn trong bài Người công
dân số Một (Tiếng việt 5- tập 2 )
Khi các em đã biết tự xác định, phân biệt giọng đọc hội thoại của nhiều
nhân vật dựa vào từ ngữ và ngữ điệu các dấu câu thì học sinh cũng phải đọc rõ
tiếng, liền mạch các từ phiên âm nước ngoài, cùng với các loại dấu câu kèm theo
3.4.2 Loại bài có từ phiên âm nước ngồi
Ví dụ: Bài Tiếng đàn Ba- la - lai - ca trên sông Đà ( Tiếng viêt 5 – tập
1,trang 64 ). Tôi hướng dẫn các em đoc như sau:
Khi đọc bài này, các em cần chú ý đọc liền mạch các tiếng là từ phiên âm
tiếng nước ngoài (ba- la-lai-ca ) và cách đọc diễn cảm qua các bước chuẩn bị.
+ Đọc thầm nhiều lần để tìm hiểu nội dung và cách đọc
+ Tự ghi kí hiệu và lời chỉ dẫn cách đọc diễn cảm bài thơ, sau đó tiến hành
luyện đọc.
Cụ thể: Đoạn 1: Tả đêm trăng và hình ảnh cô gái Nga nên đọc diễn cảm
với giọng nhẹ nhàng gợi tả trăng trôi nhẹ trên khoảng không gian mênh mông,
gợi cảm giác như thấy trăng bay lơ lửng, ánh trăng bồng bềnh tô đậm vẻ đẹp của

cô gái Nga
Đoạn 2: Ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả nào ? Vì sao?
Những từ nào cần đọc hơi kéo dài để diễn tả nội dung ?
Ngắt nhịpnhư thế nào cho phù hợp với lời thơ ?
Đoạn 3: Nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng, biểu lộ cảm xúc... để diễn tả sự đổi thay
của sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
16


Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi mn ngả
Từ cơng trình thủy điệ lớn đầu tiên
3.4.3 Loại bài đọc với giọng kể chuyện
Tôi tiến hành dạy như sau:
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn văn (gọi một số học sinh đọc, yêu
cầu mỗi học sinh đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. Trong lúc học
sinh đọc tôi theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn )
- Tiếp theo tôi sẽ chọn đoạn nào biểu lộ tình cảm, cảm xúc nhất để hướng
dẫn học sinh đọc diễn cảm (tôi viết sẵn đoạn văn vào bảng phụ, gạch chân các từ
cần nhấn giọng, chỗ cần tách ý đối với những câu văn dài ). Tôi yêu cầu học
sinh cho biết giọng đọc (vì học sinh hiểu được nội dung sẽ tìm ra giọng đọc
tương ứng ). Sau đó tơi sẽ đọc mẫu cho học sinh nghe.
- Tôi gọi nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn ( trong lúc học
sinh đọc tôi theo dõi và hướng dẫn học sinh đọc ). Sau đó yêu cầu học sinh
luyện đọc theo cặp.
- Cuối cùng tôi cho học sinh thi đọc diễn cảm lại đoạn văn trước lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài Kì diệu rừng xanh SGK – 75, tôi hướng dẫn như sau:
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc của từng đoạn ( nếu học sinh chưa biết

giọng đọc tôi hướng dẫn các em ).
Đoạn 1: Giọng đọc khoan thai thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
Đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của
mn thú. Đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ đẹp đầy thơ mộng của
cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
- Gọi học sinh đọc (yêu cầu mỗi em đọc một đoạn trong bài, trong lúc học sinh
đọc tôi theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn,
với bài này tôi sẽ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.Ở đoạn này
cần hướng dẫn các em đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt
hiện của mng thú, nhấn giọng ở các từ: rừng sâu, đến đâu, rào rào, đến đấy,
nghỉ hơi sau các từ bạc má, truyền nhanh và vút qua.
- Đính đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm lên bảng. Giáo viên đọc mẫu cho học
sinh nghe.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2 (trong lúc học sinh luyện đọc tôi theo
dõi, điều chỉnh cách phát âm và giọng đọc cho các em ).
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp ( đầu năm tôi đã sắp xếp cho học sinh
đọc yếu ngồi cạnh học sinh đọc khá, đọc tốt để các em có thể luyện đọc cho
nhau )
- Gọi học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp (cả lớp theo dõi bình chọn bạn có
giọng đọc diễn cảm hay nhất )
3.3.4 Đối với các bài có u cầu học thuộc lịng
- Đối với các bài thơ, tùy theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh
cách đọc sao cho đúng nhịp thơ, dịng thơ, vần thơ.
- Tiếp theo tơi u cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ
theo chỉ định trong sách giáo khoa. Sau đó yêu cầu học sinh thi đọc thuộc lòng
từng khổ thơ, cả bài thơ hay đoạn văn.
17


Ví dụ: Khi dạy bài Hạt gạo làng ta ( Tiếng việt 5- tập 1 ), tôi hướng dẫn như

sau:
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (Trong lúc học sinh đọc tôi theo
dõi, điều chỉnh cách phát âm, giọng đọc của các em sau mỗi khổ thơ ).
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm khổ thơ cuối và học thuộc lòng bài
thơ.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ, giọng chậm rãi ngân nga, thể hiện cảm xúc của
tác giả bởi hạt gạo làng ta chứa tất cả những gì tinh túy nhất của quê hương .
* Việc đọc diễn cảm thường phải gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử
chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn, câu thơ như thân mật ,
gợi cảm, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận.
Ví dụ: Khi dạy bài Bầm ơi ( tuần 31 Tiếng việt 5), tôi hướng dẫn như sau:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (trong lúc học sinh đọc, tôi
theo dõi. điều chỉnh cách phát âm, giọng đọc cho các em sau mỗi khổ thơ )
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 2 và học thuộc lòng bài thơ.
Bầm ơi có rét khơng bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lôi dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
* Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp khơng khí
thoải mái để dễ trực cảm với bài thơ, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo
viên và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước cô.
* Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường chú ý đến
- Những học sinh rụt rè, nhút nhát, tơi thường xun khuyến khích, khơng gắt
gỏng để các em không luống cuống.
- Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng , không chú ý đến tiết học, tôi
thường để ý đến thường xuyên, thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.

- Đối với học sinh yếu, ngồi việc hướng dẫn đọc dứt khốt từng từ, cụm từ thì
với các câu văn dài cho học sinh ngắt hơi đúng chỗ, ra yêu cầu rèn đọc ở nhà,
kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, này phải được tiến hành
thường xuyên không được ngắt quãng.
- Sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua
đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng: giỏi, khá, trung bình ) xem các em đã đọc diễn
cảm chưa
4. Dạy thử nghiệm
4.1. Mục đích của dạy thử nghiệm:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, có thể tự nêu cảm hứng về nội dung, đề
xuất cách đọc hoặc đưa ra ý kiến nhận xét cách đọc của bạn đúng hay sai.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm nâng chất lượng dạy học, giờ học.
- Nhiều học sinh được đọc.
18


- Rèn đọc sát với các đối tượng học sinh.
- Giờ học sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả cao.
- Giáo viên tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, thói quen thực hiện phương pháp
dạy học nhuần nhuyễn, sáng tạo.
- Tự đánh giá được giờ day và phát huy những mặt tích cực.
4.2. Tiến hành dạy thử nghiệm

Bài Đất nước
( Tiếng việt 5 – tập 2, trang 94 )
A. MỤC ĐÍCH U CẦU.
1.Đọc lưu lốt, diễn cảm, bài thơ với giọng đọc trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự
hào về đất nước.
2.Hiểu bài:

Hiểu những từ ngữ khó trong bài: Những ngày đã xa, trời thu thay áo, những
buổi ngày xưa vọng nói về.....
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về
đấy nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, truyền thống bất
khuất của dân tộc.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Một số tranh ảnh về phong cảnh đất nước.
- Bảng phụ chép sẵn đoạn thơ luyện đọc diễn cảm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
Gọi 2 học sinh đọc bài: ” Tranh Làng Hồ + HS1: Đọc từ đầu đến tươi vui:
” và trả lời câu hỏi:
Trả lời câu hỏi 3/ SGK
+ HS2: Đọc tiếp phần còn lại và trả
- GV nhận xét và ghi điểm.
lời câu hỏi 4/SGK
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
.b. Luyện đọc (10’)
- 1HS giỏi đọc bài ( cả lớp theo dõi
Trong quá trình Hs đọc Gv kết hợp rèn SGK )
phát âm và ngắt hơi nhịp thơ.
- Nhiều học sinh đọc tiếp nối từng
- Gv giúp học sinh giải nghĩa thêm những khổ thơ (3 lượt)
từ các em chưa hiểu.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc

phù hợp với cảm xúc của từng đoạn.
c. Tìm hiểu bài (12’)
- Gọi 2 học sinh giỏi lần lượt điều khiển Câu 1
cả lớp, trao đổi nội dung thảo luận nội - Hs đọc khổ thơ 1 và 2, cả lớp đọc
dung cả bài. ( HS1 câu hỏi 1 & 2, HS 2 thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
câu hỏi 3)
+ Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh mùa thu +Mùa thu Hà Nội, cảnh mùa thu
19


ở đâu? Đó là cảnh mùa thu nào?
- Gv giải thích ” Những ngày thu đã qua
”, những ngày thu năm 1946, trước ngày
toàn quốc kháng chiến ( 19.12.1946)
những ngày người Hà nội, những chiến sĩ
Trung đồn thủ đơ đã từ biệt thủ đô lên
đường đi kháng chiến.
+ “ Những ngày thu đã qua ” được tả
trong khổ thơ đầu đẹp mà buồn .
Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều
đó?
Gv tóm tắt ý và ghi bảng.
- Ý của hai khổ thơ này là gì?
- Gv tóm tắt ý và ghi bảng.
Gv giảng thêm và chuyển ý:
Đây là câu thơ viết về mùa thu Hà Nội
năm xưa, năm của những người con của
thủ đô Hà Nội từ biệt Hà Nội-Thăng
Long-Đông Đô lên chiến khu đi kháng
chiến. Kết quả của cuộc kháng chiến ra

sao, ta đi tìm hiểu tiếp khổ thơ 3.
Câu 2: Cảnh Đất nước trong mùa thu mới
được tả trong khổ thơ thứ 3 đẹp mà vui
như thế nào?
- Gv chốt ý, ghi bảng
- Gv hỏi thêm: Trong khổ thơ này tác giả
sủ dụng biện pháp nghệ thuật gì? .
Giảng: cách kết hợp từ rất mới, rất lạ
trong câu thơ : “ Trời thu......thiết tha ”,
nghệ thuật ẩn dụ “ Nói chuyện”:
Trời thu thay áo , cũng là nói chuyện đời,
chuyện đất nước đổi thay: nghệ thuật
nhân hóa. Thể hiện niếm vui phơi phới
rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong
mùa thu thắng lợi của kháng chiến.
* Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân
tộc ta . Niềm tự hào đó được thể hiện rất
rõ qua hai khổ thơ cuối chúng ta cùng
tìm hiểu
Gv tóm tắt ghi bảng.
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ ?.
d. Luyện đọc diễn cảm(12’)

năm xưa

* Mùa thu Hà Nội xưa đẹp mà
buồn.
- Đẹp: Sáng mát trong, gió thổi mùa
thu hương cốm mới, sáng chớm
lạnh.

- Buồn: những phố dài, xao xác hơi
may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra
đi đầu không ngoảnh lại.
Học sinh trả lời

-Học sinh trả lời.

- Nghệ thuật nhân hóa

Như vẽ ra cảnh đất nước tự do bao
la.

- Lòng tự hào về truyền thống bất
khuất của dân tộc (những người
dũng cảm chưa bao giờ biết khuất
phục, những người bất tử sống mãi
với thời gian)
-Bài thơ thể hiện niềm vui tự hào,
tình yêu tha thiết của nhà thơ đối
20


- Gv giúp học sinh xác định đúng cách
đọc . Giáo viên chốt lại:
+ Khổ thơ 1.2: Đọc chậm rãi, nhẹ nhàng
tha thiết bâng khuâng.
+
Khổ thơ 3.4: Đọc với giọng nhịp
nhàng nhanh hơn, giọng vui khỏe khoắn,
tràn đầy tự hào.

Khổ thơ 5: Đọc chậm rãi trầm lắng, chứa
chan tình cảm và niềm tin yêu thành
kính.
+ Tự ngắt nhịp và nâng giọng.
VD: Trời xanh đây/ là của chúng ta
Núi rừng đây/ là của chúng ta
Những cánh đồng / thơm ngát
Những ngả đường / bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
3. Củng cố dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà HTL bài thơ
Chuẩn bị bài kiểm tra giữa kỳ II.

với đất nước, truyền thống dân tộc.
-Hs tự tìm giọng đọc ở từng khổ
thơ.
- HS tự nêu

- Hs Luyện đọc trên bảng phụ
( chép sẵn khổ thơ 3.4 )
+ Hs luyện đọc trên bảng phụ
+ Hs luyện đọc diễn cảm toàn bài
thơ: Khổ thơ, cả bài.
+Hs đọc diễn cảm trước lớp(khổ
thơ, cả bài)
+Hs đọc thuộc lòng bài thơ
+ Hs đọc thể hiện bài thơ.

5 Hiệu quả thực nghiệm

Khi thực hiện tiết dạy tập đọc phần luyện đọc diễn cảm theo cách trên tôi
đã đạt được kết quả khả quan như sau:
- Giúp học sinh có thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà. Truy bài đầu giờ, ham
thích đọc sách báo, biết ghi chép các thơng tin cần thiết khi đọc.
- Học sinh rất thích học phân mơn tập đọc vì các em đã đọc thơng, viết thạo,
hiểu được nội dung bài, vận dụng vào các môn học khác vào đời sống. Các em
sẽ có kiến thức vững vàng để học tiếp môn Tiếng việt ở cấp 2.
- Tất cả học sinh đều hoạt động trong tiết học, lớp học sinh động.
- Số học sinh yếu giảm dần, học sinh đọc trôi chảy tiến tới đọc diễn cảm.
- Hình thành nhân cách cho học sinh, xây dựng cho học sinh, xây dựng cho các
em tình yêu quê hương, yêu con người, tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp
rèn kỹ năng đọc diễn cảm như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số
liệu như sau:
Đọc nhỏ, ấp úng
Đọc to, rõ , lưu
Đọc diễn cảm
Lớp Sĩ số
lốt
Đầu
Ci Giữa Đầu Cuối Giữa Đầu Cuối Giữa
năm
học
học
năm học
học
năm học
học
kì 1
kì 2

kì 1
kì 2
kì 1
kì 2
5A
21
8
6
4
.11
12
14
2
3
3
21


(ĐC)
5B
22
(TN)

7

4

1

12


.10

8

3

8

13

Ghi chú: TN- Lớp thực nghiệm, ĐC- Lớp đối chứng .

Sau khi kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối
chứng, tôi nhận thấy:
Ở lớp .đối chứng: Hoạt động chính của giáo viên truyền thụ tri thức và
đưa ra hệ thống các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa vào ngữ liệu và kết quả phân
tích của sách giáo khoa để trả lời. Vì vậy học sinh tham gia hoạt động học tập
một cách thụ động, máy móc và chỉ tập trung vào nhóm học sinh khá giỏi và rèn
kỹ năng đọc diễn cảm cịn hạn chế. Bên cạnh đó khi hướng dẫn học sinh đọc học
sinh thường đọc với giọng đều đều, rời rạc khơng có trọng âm từ, khơng có
trọng âm câu, khơng cảm xúc. Vì vậy giờ học phần dạy đọc diễn cảm chưa cao.
Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ
học đươc biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình
thức tổ chức lớp học phương pháp linh hoạt lấy học sinh làm trung tâm đã nâng
cao hiệu quả dạy học cho học sinh đọc diễn cảm một cách rõ rệt cụ thể, trong
giờ học hầu hết học sinh được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn
luyện kỹ năng. Học sinh nhút nhát, học sinh yếu được chú ý một cách đúng
mức, khuyến khích, động viên kịp thời. Vì vậy kết quả học tập, rèn luyện được
nâng cao. Trong giờ thực nghiệm khơng có hiện tượng làm việc riêng các em

được cuốn hút vào các hoạt động học tập. Trong quá trình thực nghiệm, sự tập
trung chú ý của học sinh trong giờ học của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cũng
khác nhau. Qua đấy chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa 2 lớp thực nghiêm và đối
chứng.
Kết quả học tập của học sinh nói chung ở lớp thực nghiệm nói riêng là
học sinh hứng thú học, thực sự mang lại cho các em điều kiện rèn kỹ năng đọc
diễn cảm tốt.

22


Học sinh lớp thực nghiệm rất hứng thú trong giờ tập đọc

23


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Trên đây là một vài phương pháp “Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 5, để đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận
thấy:
- Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt giáo viên phải có nghiệp vụ sư
phạm tốt, đặc biệt việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút
học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng lớn
đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn
mực để bắt chước, để so sánh, đánh giá giọng đọc của mình. Chính vì vậy giáo
viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ nói và đọc phải chuẩn mực.
- Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học
đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, tổ chức điều
khiển khéo léo gây bầu khơng khí sơi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng

cao ý thức tự giác của học sinh.
- Giáo viên cần tìm hiểu nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo
khoa, sách hướng dẫn để nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng
đoạn văn , đoạn thơ cho học sinh hiểu.
- Giáo viên giàu lịng u nghề mến trẻ nhiệt tình, gương mẫu trong phương
pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên
phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu
đáo.
- Ln động viên khuyến khích học sinh để em tiến bộ. Rèn cho các em đọc
trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường
vào các ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải
có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới
sự hướng dẫn của giáo viên.
- Phối hợp nhịp nhàng chương trình môn tập đọc với các phân môn khác như
tập làm văn, kể chuyện.
- Giáo viên cần chủ động, sáng tạo, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết
dạy để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng cao.
- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thông báo kịp thời những tiến bộ
của các em.Thương yêu học sinh như con của mình, đối với các học sinh yếu
giáo viên phải kiên trì, nhẹ nhàng khơng nên q nơn nóng. Đối với các em khá,
giỏi thì động viên khuyến khích kịp thời.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học và thực sự là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo về mọi mặt
2 Kiến nghị
Đối với nhà trường cần mở các chuyên đề hội giảng, thao giảng với tất
các môn đặc biệt là phân môn tập đọc
- Nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh định kì và thơng báo với phụ
huynh học sinh những tiến bộ của học sinh
- Tìm hiểu và giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn.
24



Đối với phòng .Giáo dục cần mở nhiều lớp tập huấn, tăng cường chuyên
đề giảng dạy phân môn tập đọc lớp 5.
-Cần cấp đủ thiết bị dạy học, tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giáo viên tiện lợi
trong việc giảng dạy.
- Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, đọc thơ, đọc diễn cảm cho giáo
viên, cho học sinh trong khối, trường và toàn huyện.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tìm hiểu các tài liệu, tơi nhận thấy sẽ
còn nhiều biện pháp nữa để rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Đây chưa phải là
những biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất cho mọi đối tượng giáo viên và
học sinh. Tôi rất mong được trao đổi với các đồng nghiệp, những người quan
tâm đến vấn đề này để được đóng góp ý kiến bổ ích cho phần nghiên cứu của tơi
ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hương Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người viết đề tài

Đặng Kim Tuyến

25


×