SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
TRONG GIẢNG ĐỊA LÍ 7
Người thực hiện: Phạm Thị Phương Hoàn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Ngọc, Cẩm Thủy
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa lý
THANH HOÁ NĂM 2013
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn
vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của
nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết
về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh
Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng
dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó
đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan
trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-
1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”.
Hè năm 2012, Giáo viên đã được tập huấn chuyên đề về một số phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nằm trong dự án Việt - Bỉ. Tuy nhiên, việc
vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn địa lí không phải là vấn đề đơn giản,
nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học, trình độ học sinh vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương
thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào
thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức Riêng
đối với trường THCS Cẩm Ngọc, việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học còn khá
khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kỹ thuật dạy học còn hạn chế,
phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Vận dụng một số kỹ thuật
dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học sinh trong giảng dạy địa lí 7"
với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng
nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất
lượng môn địa lí.
Phần II: NỘI DUNG
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh
trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học
vấn cho thế hệ trẻ.
Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và
chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành
của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình
thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.
Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh
lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ
động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề
thật cần thiết.
2. Kĩ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học
dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng
dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học,
tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy.
Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập,
chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn
vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều
kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật
dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ
ràng.
Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và
nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao
năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học,
kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.
Có rất nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau mà người giáo viên có thể sử
dụng trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh. Và trong
đề tài này chỉ mới đề cập đến một số kỹ thuật dạy học tích cực thường xuyên sử
dụng trong giảng dạy địa lí 7. Bao gồm các kỹ thuật: kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ
thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật sơ đồ tư duy.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
3
Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì đến năm 2015 sẽ thực hiện thay
sách giáo khoa mới. Vì vậy việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết.
Hè năm 2012, Sở giáo dục đào tạo đã triển khai chuyên đề giới thiệu một
số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên việc áp dụng các kỹ
thuật dạy học này để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế,
nhiều nơi còn mang tính hình thức. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học
hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK,
học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động.
Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn
hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng
những kỹ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian
45 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở
vật chất phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ
giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới
phương pháp kỹ thuật dạy học.
Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu
hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi
cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa
số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá
trình lĩnh hội kiến thức.
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập,
một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài
tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững
được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ,
đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so
sánh…thì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung.
Qua các lần kiểm tra đối với lớp 7A tôi có sử dụng đồ dùng dạy học và một
số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá- giỏi tham gia học
tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học
tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển
năng lực cá nhân.
Đầu năm học 2012 – 2013 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập
của học sinh lớp 7A và thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát của lớp 7A
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
4
Sĩ số học sinh lớp: 31 hs
Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không
Chú ý nghe giảng
17 10 4
Tham gia trả lời câu hỏi
16 8 7
Nhận xét ý kiến của bạn
15 9 7
Tự giác làm bài tập
18 8 5
Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn
chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn
học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao
tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong
các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen
hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có
nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là
do phương pháp giáo dục.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
5
Trong quá trình giảng dạy địa lí 7 bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa
các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng
giảng dạy. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là: Kỹ thuật mảnh ghép,
kỹ thuật khăn phủ bàn và kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy.
1. Kỹ thuật mảnh ghép:
1.1 Khái niệm:
Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:
• Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
• Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm
• Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận
thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn
thành nhiệm vụ ở Vòng 2)
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân
1.2 Cách tiến hành
Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi
nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo
luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của
nhóm.
- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1,
mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới
là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới,
nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu
từ các nhóm “chuyên sâu”
1.3 Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí 7
Trong quá trình giảng dạy Địa lí 7, có thể áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép”
vào các bài sau:
Tiết
học
Bài học Tên bài Tên mục sử dụng kỹ thuật
mảnh ghép
Tiết 2 Bài 2 Sự phân bố dân cư, các
chủng tộc trên thế giới
Mục 2: Các chủng tộc
Tiết 3 Bài 3 Quần cư. Đô thị hóa Mục 1: Quần cư nông thôn và
quần cư đô thị
Tiết 6 Bài 6 Môi trường nhiệt đới Mục 1: Khí hậu
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
6
Tiết 7 Bài 7 Môi trường nhiệt đới gió
mùa
Mục 1: Khí hậu
Tiết 8 Bài 9 Hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở đới nóng
Mục 1: Đặc điểm sản xuất
nông nghiệp
Tiết 14 Bài 13 Môi trường đới ôn hòa Mục 2: Sự phân hóa của môi
trường
Tiết 18 Bài 17 Ô nhiễm môi trường ở đới
ôn hòa
Mục 2: Ô nhiễm nước
Tiết 19 Bài 18 Thực hành: Nhận biết đặc
điểm môi trường đới ôn hòa
Mục 1: Xác định các biểu đồ
tương quan nhiệt ẩm của đới
ôn hòa.
Tiết 20 Bài 19 Môi trường hoang mạc Mục 1: Đặc điểm của môi
trường
Tiết 31 Bài 30 Kinh tế châu Phi Mục 1: Nông Nghiệp
Tiết 33 Bài 32 Các khu vực châu phi Mục 2: Khu vực Trung Phi
Tiết 37 Bài 34 Thực hành: So sánh nền
kinh tế của ba khu vực châu
Phi
Mục 2: So sánh nền kinh tế
của 3 khu vực
Tiết 39 Bài 36 Thiên nhiên Bắc Mĩ Mục 1: Các khu vực địa hình
Tiết 44 Bài 41 Thiên nhiên Trung và Nam
Mĩ
Mục 1b: Khu vực Nam Mĩ
Tiết 47 Bài 44 Kinh tế Trung và Nam Mĩ Mục 1a: Các hình thức sở
hữu trong nông nghiệp
Tiết 53 Bài 48 Thiên nhiên châu Đại
Dương
Mục 2: Khí hậu thực vật và
động vật
Tiết 58 Bài 52 Thiên nhiên châu Âu (tiếp) Mục 3: Các môi trường tự
nhiên
Tiết 59 Bài 53 Thực hành: Đọc và phân
tích lược đồ, biểu đồ nhiệt
độ và lượng mưa châu Âu
Mục 2: Phân tích một số biểu
đồ nhiệt độ, lượng mưa.
Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật
mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 nội dung
chính. Cách tiến hành như sau:
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
7
+ Trong giai đoạn 1, giáo viên chia lớp thành 8 hoặc 10 nhóm theo các
bàn. Yêu cầu các nhóm lẻ (nhóm 1,3,5,7,) thảo luận 1 nội dung; các nhóm chẵn
(nhóm 2,4,6,8) thảo luận 1 nội dung bài học. Sau thời gian 2 đến 3 phút các
thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình.
Sang giai đoạn 2 giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và
tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5
và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D. Như vậy ở vòng 2 này các nhóm mới
đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình
bày trước lớp.
Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thi học sinh
không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích
cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học
* Ví dụ cụ thể: Tiết 18 – bài 17 : Ô nhiêm môi trường ở đới ôn hòa
Mục 2 : Ô nhiễm nước.
- Giai đoạn 1: GV chia lớp thành 8 nhóm (theo 8 bàn), yêu cầu các nhóm
dựa vào sgk + hiểu biết của bản thân + hình ảnh trên bảng làm vào phiếu học tập
số 1
+ Nhóm lẻ: tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông và hậu quả tới
thiên nhiên và con người?
+ Nhóm chẵn: tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển? Hậu quả?
Phiếu học tập số 1a(nhóm lẻ) Phiếu học tập số 1b(nhóm chẵn)
- Giai đoạn 2: Sau thời gian 3 phút GV yêu cầu các nhóm 1 và 2; 3 và 4; 5
và 6; 7 và 8 quay lại tạo thành 4 nhóm mới và thảo luận thống nhất nội dung
điền vào bảng phụ nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước sông và biển.
- Sau 3 phút đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
Ô NHIỄM NƯỚC NGỌT
Nguyên
nhân
Hậu quả
Ô NHIỄM NƯỚC MẶN
Nguyên
nhân
Hậu quả
8
Ô nhiễm nước ngọt Ô nhiễm nước mặn
Nguyên
nhân
- Rác thải từ công nghiệp
- Lượng phân hoá học,
thuốc trừ sâu dư thừa trên
đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt đô thị
- Váng dầu (khai thác, chuyên chở, đắm
tàu )
- Khu đô thị ven biển thải ra
- Chất thải từ sông ngòi chảy ra.
- Chất thải phóng xạ, chất thải công
nghiệp
Hậu quả
- Gây bệnh tật cho con
người (bệnh ngoài da, bệnh
đường ruột, ung thư )
- Ảnh hưởng xấu đến
ngành nuôi trồng thuỷ sản
- Tạo ra hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ
triều đỏ gây chết ngạt nhiều sinh vật
biển.
- Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng
hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái.
- GV chuẩn kiến thức bổ xung thêm kiến thức:
+ Thủy triều đỏ: Do dư thừa lượng đạm và Nitơ nước thải sinh hoạt, phân bón
hóa học đối với loài tảo đỏ chứa chất độc phát triển nhanh chiếm hết lượng khí
oxi trong nước khiến cho cả hệ sinh thái biển vùng cửa sông, ven bờ chết hàng
loạt, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái . Ô nhiễm nặng vùng
ven bờ.
+ Thủy triều đen: Sự ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng nhất cho biển về môi
trường. Màng váng dầu ngăn cản việc tiếp xúc giữa nước và không khí làm cho
thức ăn của động vật bị suy giảm. Váng dầu cùng 1 số chất độc khác hòa tan vào
trong nước lắng xuống sâu gây hại cho hệ sinh thái đáy biển, hủy diệt sự sống
trên biển và ven biển.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
9
Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí 7 ở trường
THCS Cẩm Ngọc:
Học sinh làm việc theo nhóm "chuyên sâu"
Học sinh làm việc theo nhóm "mảnh ghép"
Học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm (KT mảnh ghép)
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
10
1.4 Nhận xét
Qua áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình Địa lí 7 có thể thấy
rõ kỹ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia
vào các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật
mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các
hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua hoạt
động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và
tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. Đồng thời hình thành ở học sinh các kỹ
năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề…
Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên cần hình thành ở học
sinh thói quen học tập hợp tác và những kỹ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần
trách nhiệm trong học tập. Cần lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp. Từ đó xác
định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm
vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1. Đồng thời giáo viên cần theo dõi quá
trình hoạt động của các nhóm để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm đều
hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao
2. Kỹ thuật “khăn phủ bàn”
2.1 Khái niệm
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt
động cá nhân và nhóm nhằm:
• Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
• Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
• Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
2.2 Cách tiến hành
− Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
− Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người
ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
− Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của
mình trên tờ A0.
− Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”
2.3 Vận dụng kỹ thuật “khăn phủ bàn” vào chương trình Địa lý 7
Trong chương trình Địa lí 7 có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào tất
cả các bài học. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mất nhiều thời gian nên trong
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
11
giảng dạy địa lí 7 bản thân tôi đã sử dụng vào một số bài với những câu hỏi thảo
luận là câu hỏi mở như sau:
Tiết
học
Bài
học
Tên bài Tên mục Nội dung thảo luận
Tiết 9 Bài
10
Dân số và sức ép
dân số tới tài
nguyên, môi
trường ở đới nóng
Mục 2: Sức ép
của dân số tới
tài nguyên,
môi trường
Ảnh hưởng của dân số tới tài
nguyên, môi trường ở đới
nóng?
Tiết
10
Bài
11
Di dân và sự bùng
nổ đô thị ở đới
nóng
Mục 2: Đô thị
hóa
Những tác động xấu tới môi
trường do đô thị hóa tự phát
gây ra?
Tiết
18
Bài
17
Ô nhiễm môi
trường ở đới ôn
hòa
Phần liên hệ
thực tiễn địa
phương
Là học sinh, em sẽ làm gì để
góp phần bảo vệ môi trường?
Tiết
21
Bài
20
Hoạt động kinh tế
của con người ở
hoang mạc
Mục 2: Hoang
mạc đang ngày
càng mở rộng
Nêu các biện pháp nhằm hạn
chế sự phát triển của hoang
mạc?
Tiết
32
Bài
31
Kinh tế châu Phi
(tiếp theo)
Mục 4: Đô thị
hóa
Nêu những vấn đề kinh tế xã
hội nảy sinh do sự bùng nổ
dân số đô thị ở châu Phi?
* Ví dụ cụ thể: Tiết 18 – bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
(Phần liên hệ thực tiễn địa phương)
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi
trường?
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm từ 7 đến 8 thành viên (Vì lớp học có 31
học sinh), phát cho mỗi nhóm 1 tờ A0. Trên giấy A0 chia thành các phần gồm
phần chính giữa và phần xung quanh. phần xung quanh đuợc chia thành 8 phần
nhỏ dành cho 8 hoc sinh.
- Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên "khăn phủ
bàn"
- Sau đó, các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa "khăn phủ
bàn"
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
12
- Sau thời gian 5 phút, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác
tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận.
* Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật khăn phủ bàn trong giảng dạy Địa lí 7 ở
Trường THCS Cẩm Ngọc:
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
13
(viết ý kiến cá nhân) (viết ý kiến cá nhân)
1 2
8 yY yy y 6 3
ddrhd
c ggsgsd
4
6 5
Học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm theo kỹ thuật “khăn phủ bàn”
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
14
2.4 Nhận xét:
Qua áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong chương trình địa lí 7 có thể rút
ra một số nhận xét như sau:
Kỹ thuật “khăn phủ bàn” là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể
tổ chức trong tất cả các bài học. Kỹ thuật này khắc phục được những hạn chế
của dạy học theo nhóm: trong dạy học theo nhóm nếu tổ chức không tốt đôi khi
chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ
lại, trông chờ, không tích cực dẫn đến mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập
không cao.
Trong kỹ thuật “khăn phủ bàn” đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm
việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như
vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó các cuộc
thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có
cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận
thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả học tập và phát
triển các kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có nhược điểm là nếu giáo viên không chú
ý đôn đốc học sinh tích cực làm việc trong hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm thì sẽ mất nhiều thời gian trong giờ học.
Kỹ thuật này thích hợp nhất với những phòng học chức năng có bàn rộng
đủ để trải hết tờ giấy A0 cho các thành viên trong nhóm cùng viết ý kiến cá
nhân. Đối với trường THCS Cẩm Ngọc trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều
hạn chế, còn thiếu các phòng chức năng, bàn học của học sinh nhỏ khó có thể để
đủ tờ giấy A0 lên bàn để các thành viên trong nhóm có thể viết cùng một lúc ý
kiến cá nhân. Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách phát cho học sinh những
mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh
“khăn phủ bàn”.
3. Sơ đồ tư duy
3.1 Khái niệm
Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp
người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một
cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu
quả.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý
tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý
tưởng trên phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích
mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
15
Sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư
duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi
nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Đồng thời sơ đồ tư duy phù hợp với tâm
sinh lí học sinh, đơn giản, dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ
dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức.
3.2 Cách tiến hành
− Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý
tưởng hay chủ đề, nội dung chính.
− Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
− Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.
− Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố nội dung luôn được kết nối với
nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một
cách đầy đủ và rõ ràng.
3.3 Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Địa lí 7
Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong tất cả các bài học với các mức độ và
nội dung khác nhau. Về mức độ sử dụng, có thể là một phần hoặc toàn phần. Về
hoạt động sử dụng, có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn
bị bài ở nhà của học sinh và trong kiểm tra thường xuyên định kì.
Trong quá trình giảng dạy địa lí 7 bản thân tôi thường sử dụng sơ đồ tư
duy trong phần củng cố bài để hệ thống những nôi dung cơ bản cho học sinh.
Ngay khi bắt đầu giảng dạy chương trình Địa lí 7 giáo viên cần hướng dẫn học
sinh cách vẽ sơ đồ tư duy. Sau đó yêu cầu mỗi học sinh phải có 1 quyển vở riêng
để vẽ sơ đồ tư duy. Sau mỗi bài học, học sinh về nhà sẽ hệ thống lại bài bằng sơ
đồ tư duy. Mỗi khi kiểm tra miệng, học sinh sẽ phải mang vở sơ đồ tư duy cho
giáo viên kiểm tra. Cuối kỳ giáo viên sẽ thu vở sơ đồ tư duy để chấm lấy điểm
kiểm tra thường xuyên.
Dưới đây là một số ví dụ minh họa về sơ đồ tư duy mà học sinh đã vẽ
trong chương trình địa lí 7. Bao gồm:
+ Tiết 15 – Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
+ Tiết 18 – Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
16
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
17
3. 4 Nhận xét.
Qua tìm hiểu về sơ đồ tư duy và thực tế giảng dạy có thể thấy rõ một số
tác dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau:
- SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện
phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học
rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy,
học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,
không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn
số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi
chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng
thành thạo BĐTD trong dạy học, học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng
tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử
dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng
của bộ não.
Việc học tự vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học
sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn
màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các
em tự “sáng tác” nên trên mỗi SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến
thức của từng học sinh và SĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân
trọng “tác phẩm” của mình.
- SĐTD giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của SĐTD
nên người thiết kế SĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để
“ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng SĐTD sẽ giúp học sinh
dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Với cách làm này rèn luyện cho
bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp
các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng,
học vẹt.
Tóm lại, qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy tâm đắc vì kỹ thuật này giúp
cho học sinh phát huy được sự tự tin, sự logic, sáng tạo và phát triển được khả
năng tư duy,…”. Ngoài ra, dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh thuộc
bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình.
Đặc biệt, phương pháp này còn giúp cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi
nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó tạo được điều kiện cho học sinh tập trung
thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong nội dung của bài học. Với phương
pháp này buộc học sinh phải chủ động trong việc học của mình, từ đó mà hiệu
quả trong việc học không ngừng được nâng cao.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
18
IV. KIỂM NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 7 ở trường THCS Cẩm Ngọc bản
thân giáo viên đã cố gắng vận dụng tối đa các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực vào một số bài học có thể.
Kết quả cho thấy học sinh đã làm quen với các thao tác của các kỹ thuật
dạy học, trong giờ học đã chú ý học hơn, số học sinh tham gia hoạt động đông
hơn làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn.
Vào cuối năm học 2012 – 2013 giáo viên tiến hành kiểm tra đối chứng
và đạt được kết quả như sau: Lớp 7A. Sĩ số: 31 học sinh
Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không
Chú ý nghe giảng
28 3 0
Tham gia trả lời câu hỏi
26 5 0
Nhận xét ý kiến của bạn
25 5 1
Tự giác làm bài tập
29 2 0
kết quả học tập cuối học kì I cũng khá cao:
Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
Số HS 31 4 16 11 0
Tỉ lệ (%) 100 12,9 51,6 35,5 0
Đồng thời khi áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tôi
nhận thấy học sinh yêu thích môn học hơn, số học sinh đăng kí thi học sinh giỏi
môn địa đông hơn và trong kì thi học sinh giỏi các cấp đã đạt được nhiều giải
cao hơn những năm trước.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
19
Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua quá trình nghiên cứu, điều tra,thử nghiệm, khảo sát thực tế, đề tài đã
được thực hiện và đã đạt một số kết quả:
− Nêu được một số kỹ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong giảng
dạy địa lí 7 để nâng cao chất lượng học sinh.
− Đưa ra được một số bài cụ thể có thể áp dụng trong từng kỹ thuật dạy
học và có những ví dụ minh họa thực tế cho các bài
− Đề ra một số biện pháp phù hợp với thực tế trong điều kiện cơ sở vật
chất còn hạn chế.
− Đề xuất một số cách thức tiến hành, một số công đoạn của các kỹ thuật
dạy học đạt được hiệu quả trong thời gian trên lớp
Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế: chỉ đề ra một số kỹ thuật chính, chưa đi
vào tất cả các kỹ thuật. Phạm vi đề tài chỉ thực hiện trong chương trình địa lí 7
do thời gian có hạn.
Vì vậy, hướng phát triển tiếp tục của đề tài sẽ là: Vận dụng các kỹ thuật
dạy học tích cực trong môn Địa lí cấp Trung học cơ sở.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có một số kiến nghị sau:
− Khi vận dụng các kỹ thuật dạy học cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật
chất từ phía nhà trường để hỗ trợ cho việc dạy học.
− Cần tích cực nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng một
cách thành thạo và có hiệu quả vào quá trình dạy học.
− Cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giáo viên để học sinh có thể nắm
vững các thao tác của các kỹ thuật dạy học.
− Giáo viên cần liên tục củng cố thêm kiến thức và phương pháp trong quá
trình giảng dạy để nâng cao hơn nữa trình độ của học sinh.
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã tự củng cố thêm
được phần nào kiến thức. Rút ra thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ và thời gian nghiên cứu có
hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những đóng góp
của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
20
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cẩm Thủy, ngày 08 tháng4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người thực hiện
Phạm Thị Phương Hoàn
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1
PHẦN II: NỘI DUNG Trang 2
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
21
I. Cơ sở lí luận của đề tài Trang 2
1. Phương pháp dạy học Trang 2
2. Kĩ thuật dạy học Trang 2
II. Thực trạng của vấn đề Trang 3
III.Giải pháp và tổ chức thực hiện Trang 5
1. Kỹ thuật “mảnh ghép”: Trang 5
1.1 Khái niệm: Trang 5
1.2 Cách tiến hành Trang 5
1.3 Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí 7 Trang 5
1.4 Nhận xét Trang 10
2. Kỹ thuật “khăn phủ bàn” Trang 10
2.1 Khái niệm Trang 10
2.2 Cách tiến hành Trang10
2.3 Vận dụng kỹ thuât “khăn phủ bàn” vào chương trình địa lí 7 Trang 11
2.4 Nhận xét Trang 14
3. Sơ đồ tư duy Trang 14
3.1 Khái niệm Trang 14
3.2 Cách tiến hành Trang 15
3.3 Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy địa lí 7 Trang 15
3.4 Nhận xét Trang 17
IV. Kiểm nghiệm Trang 18
PHẦN III: KẾT LUẬN Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
22
1. Địa lí 7 – Nguyễn Dược, Phan Huy Xu, Nguyễn Hữu Danh, Mai Phú
Thanh. NXB Giáo dục
2. Lí luận dạy học địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. NXB Đại học
sư phạm.
3. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Bộ giáo
dục và đào tạo theo Dự án Việt - Bỉ. NXB Đại học sư phạm.
4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở - Lưu
Thu Thủy, Lê Minh Châu, Nguyễn Hải Hà, Phạm Thị Thu Phương. NXB Giáo
dục
5. Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông – Nguyễn Trọng
Phúc. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm Thị Phương Hoàn – THCS Cẩm Ngọc
23