Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.57 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: Quản Trị Kinh Doanh

Môn: VHDN và ĐĐKD.
Đề tài: TNXH của doanh nghiệp
với người tiêu dùng.
Nhóm thành viên thực hiện:
Hồ Thanh Tú
Trần Thụy An
Nguyễn Văn Toản
Phẩm Quốc Thuật
Nguyễn Thị Cẩm Ly
Nguyễn Thị Thùy Trang
Lê Nguyễn Phương Thái
(Lớp: 08QK4).
06/2011
1
TNXH của doanh nghiệp với người tiêu dùng
Thực trạng và Giải pháp.
1) Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo
chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào
tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng
chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách
nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách
nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các
hậu quả tiêu cực đối với xã hội.


1.1 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham
gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em
mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng
nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong
trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và
đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và
phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự
phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã
hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp
vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả
năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy,
phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó
2
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh
vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp
lý, đạo đức và lòng bác ái.
• Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng
hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và
làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng
lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển
sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ
thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm
phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với
mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn,
hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo

quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và
dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an
toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh
tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế
hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
• Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải
thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những
điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường,
thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi
sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản,
nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
3
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi
được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách
nhiệm pháp lý của mình
• Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và
hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ
thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua
cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành

viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng
không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên
tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự
phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan
1.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn.
Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu
hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện
đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các
tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và
các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem
như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ
ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này
sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết
định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết
4
định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ
vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên ngoài.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân
thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều
bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc
tăng lợi nhuận.

Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp
thông qua những hành động pháp lý dân sự.
TD: Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau
khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”.
Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc,
công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và
cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng.
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp
luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội.
Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần
được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc
lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc
riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức
độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.
2) Trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, thực trạng hiện nay ở
Việt Nam:
Lòng tin của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp đang bị tổn thương nghiêm trọng
trước tình trạng làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đã trở nên phổ biến.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu
và đang trở thành nỗi ám ảnh lớn của cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Nhưng với
người dân bình thường, vẫn còn một nỗi ám ảnh khác cũng nặng nề không kém, đó là
mối đe dọa về hàng hóa kém chất lượng, nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến
sức khỏe, và tình trạng môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng.
5
Thủ phạm gây ra tình trạng này không phải ai khác, mà chính là các doanh nghiệp làm ăn
gian dối.
Chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả:
Những vụ nước tương nhiễm chất độc 3-MCPD, nước mắm chứa urê, hay chất kích thích
tăng trưởng ngấm vào thịt gia súc qua thức ăn chăn nuôi còn chưa kịp lắng hẳn, thì lại
bùng phát chuyện sữa nhiễm hóa chất melamine, rượu được sản xuất bằng cồn công

nghiệp gây chết người cùng với nạn phân bón giả, kém chất lượng và các cây xăng buôn
bán gian dối…
Tình trạng trên, cộng với hành động hủy hoại môi trường, phần nào cho thấy đạo đức
kinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội trong một bộ phận doanh nghiệp đang xuống
cấp. Họ chạy theo lợi nhuận, bất chấp hậu quả gây ra cho khách hàng, là những người mà
doanh nghiệp nào cũng khẳng định là được đối xử như “thượng đế”.
Trong kinh doanh, niềm tin là yếu tố quan trọng. Với thị trường có nhiều cạnh tranh như
hiện nay, chọn sản phẩm nào là quyền của người tiêu dùng và lẽ đương nhiên ai cũng
muốn mua được sản phẩm có chất lượng phù hợp với số tiền bỏ ra.
Nhưng người tiêu dùng hầu như không có cách nào để biết sản phẩm mua có đạt chất
lượng hay không, mà chủ yếu dựa vào lòng tin đối với nhà sản xuất, tin vào những gì họ
quảng cáo hay thông tin ghi trên bao bì. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, lấy
mẫu sản phẩm đi kiểm tra thì sự thật mới được phơi bày.
Nhiều loại nước tương được làm từ bánh dầu, acid clohydric, nhưng doanh nghiệp lại ghi
trên bao bì là sản xuất từ đậu nành; không ít thức ăn gia súc chứa chất kích thích tăng
trưởng, sữa chứa melamine, phân bón làm từ đất sét và kẹo chứa bột đá với hàm lượng
đến hơn một phần ba, nhưng trên bao bì chẳng có một chữ nào đề cập đến những hóa
chất và chất độn này. Thậm chí trong những trường hợp gian dối bị phát hiện, có không ít
doanh nghiệp có tên tuổi, được nhiều người biết đến.
Nhiều năm qua, Chính phủ cũng như doanh nghiệp đã không ngừng vun đắp cho phong
trào khuyến khích dùng hàng sản xuất trong nước. Thực chất của cuộc vận động này là
khôi phục lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt
Nam, vốn đã bị mai một nhiều trong thời bao cấp. Nhưng với kiểu làm ăn thiếu trung
thực như nói trên, chắc chắn lòng tin của người tiêu dùng sẽ bị tác động không nhỏ.
Hiện nay, các công ty đều phải nỗ lực nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí và
tăng năng suất lao động để có thể vượt qua khó khăn. Đáng tiếc là một số doanh nghiệp
6
lại không làm như vậy, mà chọn cách làm ăn gian dối. Tất nhiên, những doanh nghiệp
như thế khó tồn tại lâu, nhưng nếu không có giải pháp ngăn chặn, thì chẳng những người
tiêu dùng bị thiệt hại mà cả nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn không ít lỗ hổng nên trong nhiều vụ
việc, các cơ quan chấp pháp không khỏi lúng túng. Những tranh cãi xung quanh việc xử
phạt Vedan là một điển hình. Sự việc lớn như vậy, nhưng đến nay Bộ Tài nguyên và Môi
trường mới chỉ phạt công ty này 216 triệu đồng. Còn về khả năng đóng cửa nhà máy hoặc
truy tố hình sự thì người này nói được, người khác nói không thể và ai cũng có thể viện
dẫn luật để bảo vệ cho ý kiến của mình.Một ví dụ khác liên quan đến việc sử dụng bột đá
để sản xuất kẹo. Theo Bộ Y tế, loại bột đá này có thể sử dụng trong thực phẩm, nhưng
với hàm lượng tối đa là bao nhiêu để không gây hại, thì chẳng có quy định cụ thể nào!
Bên cạnh đó, chế độ xử phạt của Việt Nam hiện nay chưa đủ sức răn đe cũng khiến
không ít doanh nghiệp “lờn thuốc”, bất chấp luật pháp để làm ăn gian dối. Thực tế đã
chứng minh điều đó. Tháng 10-2008, tỉnh Vĩnh Long phát hiện 11 cơ sở sản xuất phân
bón kém chất lượng, trong đó hàm lượng chất hữu ích trong nhiều sản phẩm gần như
bằng không, nhưng cuối cùng các cơ sở này chỉ bị phạt tổng cộng 130 triệu đồng. Rõ
ràng, mức phạt trên là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc làm gian dối,
cũng như tác hại của nó đối với nông dân.
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước những doanh nghiệp vi phạm các quy định về
chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường là chức trách của các cơ
quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trước tình trạng phân bón giả tràn lan vừa qua, một số
quan chức lại cho rằng nông dân phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đi kiện nhà
sản xuất. Một khi người tiêu dùng đã mất lòng tin với doanh nghiệp, thì chỗ dựa còn lại
chính là các cơ quan thực thi pháp luật. Nếu các cơ quan này làm việc kém hiệu quả,
thiếu nghiêm minh, thì họ còn biết trông chờ vào ai?
Nhiều loại hàng hóa bị làm giả
Trong năm 2008, trên thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ liên tục xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ. Thủ đoạn và kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi,
có sự liên kết khép kín từ khâu sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ. Sự giả mạo tinh vi đến nỗi
ngay cả cơ quan chức năng cũng khó phát hiện và nhà sản xuất hàng thật cũng bó tay,
người tiêu dùng vì thế rất khó phân biệt đâu là giả, đâu là thật khi chọn mua. Tùy theo
7

chủng loại hàng, thủ đoạn thường được áp dụng hiện nay của bọn làm giả là sử dụng bao
bì cũ còn nhãn hiệu hoặc làm gần giống, cũng có khi làm giống 100% bao bì, nhãn hiệu,
kiểu dáng hàng hóa hàng thật.
Theo ông Đỗ Hữu Quang, Cục phó Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương, hiện nay
hàng giả còn xuất hiện ở trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. Hàng làm giả phổ biến
nhất là phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu, xe máy nguyên chiếc giả kiểu dáng công nghiệp,
làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng là hàng do các công ty có uy tín trên thị trường sản
xuất. Nổi lên và nguy hiểm như bom nổ chậm là mặt hàng gas. Do bị sang chiết trái phép,
sang chiết vào ngay các bình chứa của công ty kinh doanh uy tín, có thị phần lớn nhằm
thu lợi bất chính, gây nguy hiểm về an toàn trong sử dụng. Các loại bột ngọt bị làm giả
phổ biến là sử dụng các loại bột ngọt có giá thấp hơn, đóng vào bao bì in giả nhãn hiệu
nhập từ nước ngoài loại giá cao. Các loại hàng điện tử, quần áo, giày dép, túi xách thì in
giả các nhãn hiệu của hãng nổi tiếng, có uy tín trên thị trường, giả nguồn gốc xuất xứ.
Còn xăng dầu thì bị pha trộn không chỉ đơn giản là pha xăng với dầu hỏa, xăng có trị số
octan thấp vào xăng có trị số octan cao, mà táo bạo hơn là còn pha thêm dầu cặn vào dầu
thật, tái chế nhớt đã qua sử dụng rồi pha với nhớt thật.
Chưa hết, khi xảy ra cơn sốt xi măng ở thị trường TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam,
người tiêu dùng phát hiện xi măng bị rút bớt rồi dùng xi măng khác có mác thấp hơn, giá
rẻ hơn bù trở lại rồi đóng miệng bao như cũ hoặc bị rút bớt dẫn đến thiếu trọng lượng, bị
pha trộn với canxicacbonnat (bột đá) với tỷ lệ tới 35-40%. Giữa tháng 4- 2008, giá lúa
gạo bỗng nhiên sốt chưa từng thấy trong 30 năm qua đã góp phần đẩy giá phân bón nông
nghiệp trong một thời gian dài cao chót vót. Hậu quả là phân bón giả xuất hiện khắp nơi,
vùng miền nào cũng có, từ vùng núi xuống đồng bằng, phân bón bị tráo đổi bao bì nhằm
giả xuất xứ, thành phần chính thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn công bố, làm hàng triệu
nông dân điêu đứng do mua nhầm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả và kém chất
lượng.
Doanh nghiệp làm tốt TNXH với ngưòi tiêu dùng
Bên cạnh thực trạng doanh nghiệp vô tâm với ngưòi tiêu dung như hiện nay, vẫn còn có
rất nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm cua mình. Đơn cử một vài doanh nghiệp
như Unilever luôn cung cấp những sản phẩm chất luợng cho ngưòi tiêu dùng, hay

Vinamilk, FrieslandCampina (Dutch Lady) và NutiFood cam kết không tăng giá trong
bối cảnh lạm phát hiện nay. Cty TNHH Du lịch & Vận tải Phuơng Trang, Mai Linh
8
coporation đuợc đánh giá là hai trong số các doanh nghiệp vận tải có chất luợng phục vụ
khách hàng tốt. Do đó không thể phủ nhận nuớc ta vẫn có các doanh nghiệp thực hiện tốt
trách nhiệm của mình, đó cũng là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp đứng vững
trong bối cảnh hiện nay.
3) Thí dụ cụ thể:
3.1 TV Home Shopping (nguồn )
Mất tiền oan với cây lau nhà
Cây lau nhà là một trong những sản phẩm gia dụng được quảng cáo trên các kênh truyền
hình cáp khá nhiều. Phần lớn chúng được làm bằng nhựa, có xuất xứ từ Trung Quốc, bình
thường như bao cây lau nhà khác, nhưng được người bán cho quảng cáo ồ ạt, gắn vào
những cái tên nghe rất oách, như “cây lau nhà thông minh”, “cây lau nhà thần kỳ”, “cây
lau nhà được thiết kế với công nghệ cao”, “cây lau nhà 360 độ” Tất nhiên, sản phẩm
“thần kỳ” thì giá cũng ngất ngưởng, thời gian đầu cả triệu đồng, sau giảm dần còn
khoảng 800 ngàn đồng/cây. Cây lau nhà tương tự như sản phẩm quảng cáo trên truyền
hình, tại một siêu thị điện máy bán giá 220 ngàn đồng, thậm chí có nơi còn rẻ hơn.
Cây lau nhà 360 độ mua về dùng không bao lâu thì hư
Một gia đình ở KP8, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM đặt mua “cây lau nhà
thần kỳ”, sản phẩm được quảng cáo trên truyền hình cáp, theo số điện thoại: (08)
3985xxxx với giá 760 ngàn đồng. Gia đình này kể khi nhân viên giao hàng tận nhà, hai
bên có ký vào giấy bảo hành sản phẩm trong vòng 2 năm. Nhân viên đem hàng đến còn
cam kết trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề gì cứ gọi vào số điện thoại của công ty, sẽ
9
có nhân viên đến tận nơi xem và sửa chữa. Thấy sản phẩm tiện dụng lại có chế độ bảo
hành, cũng như cách chăm sóc khách hàng ra vẻ chu đáo, họ rất yên tâm. “Thế nhưng,
ngay lần sử dụng đầu tiên, tôi đạp mãi mà lò xo không nhảy (lò xo quay để vắt nước).
Vội vàng gọi vào số điện thoại của công ty đã đặt mua, nhưng không có ai nghe máy.
Sang lần sử dụng thứ 2 cũng tồi tệ chẳng kém, lúc này phải dùng tay lôi cây lau nhà ra”,

“Bỏ gần triệu bạc mua cây lau nhà, để rồi cứ mỗi lần lau nhà xong là “cục tức” lại nổi
lên, lại gọi điện thoại cho công ty nhưng không ai nghe máy. Tôi nhớ như in là sang lần
sử dụng thứ 7 thì cây lau nhà “thần kỳ” bị gãy. Chúng tôi tính mang hàng lên công ty
khiếu nại nhưng vì công ty đó ở đâu tận Q.6, gia đình tôi lại ở Thủ Đức, xa quá, nên thôi,
bỏ luôn cho rồi!”.
Chị H., (nhà ở P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM) thấy quảng cáo cây lau nhà
thần kỳ xoay tay kiểu mới hấp dẫn quá, nên nài nỉ chồng mua một cây. “Để tạo bất ngờ
cho vợ, ông xã không nói gì nhưng mấy ngày sau, có nhân viên đến giao hàng tại nhà.
Mình cảm thấy hạnh phúc và thích lắm, vì nghĩ từ nay “gánh nặng” lau nhà phần nào
được giảm đi”, chị H. kể. Ngay sau khi được chồng tặng, chị H. hí hửng đem ra lau thử
nghiệm. Nhưng khi bỏ vào thùng đạp giống như hướng dẫn trên quảng cáo thì tay cầm
gãy ra. Chị hốt hoảng xem lại mới thấy ngay khúc gãy có gắn một cái vít rất mỏng manh.
Chị hỏi thì chồng chị cho biết đã gọi vào số điện thoại (08) 3985xxxx để đặt mua với giá
760 ngàn đồng. Chị H. liền gọi để phản ánh nhưng không thấy ai nghe máy.
Tiếc của, chị H. ráng vừa lấy tay giữ chỗ gãy, vừa lau nhưng chỉ được 2 lần nữa thì cán
chổi gãy hẳn. Tức quá, chị tháo bung cây lau nhà, thùng chứa nước thì lấy để đựng nước,
còn tay cầm vứt ra thùng rác… “Quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo”, chị H. bức
xúc.
Anh N.V.L nhà ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM, rất cay cú mỗi lần nghe ai nhắc đến
các sản phẩm quảng cáo và bán hàng qua điện thoại trên truyền hình. Bởi vì anh từng hai
lần là nạn nhân của kiểu mua bán này (mua 2 sản phẩm đều gặp nạn cả hai, trong đó có
sản phẩm cây lau nhà). Khi thấy cây lau nhà quảng cáo trên một kênh truyền hình cáp, L.
liền gọi điện đặt mua. “Chưa đầy một giờ sau đã có người đến giao hàng tận nhà, nhân
viên cũng ra vẻ sốt sắng, ghi sổ bảo hành 2 năm… Lúc bấy giờ sản phẩm này mới được
quảng cáo nên có giá hơn 1 triệu đồng. Ngày đầu đi làm về, mấy anh em giành nhau lau
nhà. Thế nhưng, khi tôi vừa đưa chân đạp như trong quảng cáo thì lò xo phóng thẳng lên,
bay ra khỏi thùng chứa nước! Mấy anh em hì hục gắn lại, nhưng cái bàn đạp vẫn không
10
thể nào hoạt động. Cuối cùng tôi phải nhúng nùi lau vào trong thùng nước rồi lấy tay vắt
theo kiểu thủ công. Khổ nỗi, mỗi lần lau như thế phải thật nhẹ nhàng như nâng trứng, vì

tay cầm của cây lau nhà này rất yếu. Chỉ cần chà mạnh tay là nguy cơ sẽ bị gãy”, L. kể
lại. Nhưng có nâng niu cỡ nào, thì sang lần sử dụng thứ 5 cây lau nhà bạc triệu cũng gãy
ra từng khúc.
Nạn nhân của dao, chảo
Ngoài cây lau nhà, các sản phẩm rất đỗi bình thường như dao, chảo, bột giặt, bình lọc…
cũng được ra rả quảng cáo trên nhiều kênh truyền hình cáp, gắn vào những tính năng
“diệu kỳ” như “bình lọc nước làm đẹp da”, “dao cắt nước đá ngọt như bánh kem”…
Có rất nhiều loại chảo dùng cho bếp núc được quảng cáo liên tục và bán với giá khá cao:
hơn 1 triệu đồng/chiếc. Trong số đó, có loại chảo được quảng cáo xuất xứ từ Hàn Quốc,
là loại chảo hai mặt - chiên cá, thịt… không cần phải lấy đũa trở qua trở lại vì có thể lật
úp ngược nguyên cả cái chảo mà dầu mỡ không chảy ra ngoài. “Chỉ sản phẩm hai mặt
Happy Call mới có thể làm được những điều như thế, đã được kiểm chứng tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, nên không phải lo lắng ”, đó là lời rao trong một đoạn quảng
cáo về chảo hai mặt Happy Call.
Hình ảnh quảng cáo về chiếc chảo chiên không chảy dầu khi lật úp hấp dẫn các bà nội trợ
Thế nhưng, vợ anh H. (ở Q.Tân Bình, TP.HCM), than với chúng tôi: “Tôi mua chiếc
chảo Happy Call giá 1,1 triệu đồng, đó là họ nói đã giảm giá, chứ giá thực là gần 1,3 triệu
đồng/chiếc. Mua về chiên được vài bữa, cũng làm thử lật úp ngược qua lại như quảng
cáo, thì dầu từ chảo chảy ra ngoài, làm dơ bếp quá, nên tôi không sử dụng nữa”.
11
Theo chỉ dẫn khu vực bán hàng tiêu dùng ở khu vực Q.5 (gần chợ Kim Biên) nhiều cửa
hàng trước chợ bán chảo Happy Call, với chỉ có 650 ngàn đồng/chiếc. Người bán hàng
trả lời câu hỏi “Sao rẻ vậy anh ? ” là “Hàng nhập chính thức từ Hàn Quốc về đây bán, rẻ
hơn vì chúng tôi không tốn tiền quảng cáo trên truyền hình!”.
Dao cắt đá trơ như đá
Anh N.V.L (nhà ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) là nạn nhân của cây lau nhà mua
qua số điện thoại rao trên truyền hình cáp mà chúng tôi đã đề cập ở số báo trước. Sau lần
“gặp nạn” đầu tiên với cây lau nhà “thần kỳ”, anh đã mua tiếp một bộ dao thông minh
dùng cắt nước đá cục, với những lời quảng cáo “dao cắt đá cục nhẹ nhàng như cắt bánh
kem”. Anh L. kể lại: “Tôi gọi qua số điện thoại rao trên truyền hình, đặt mua một bộ dao

gồm 4 chiếc, với giá hơn 1 triệu đồng. Sau đó, tôi và mấy anh em hí hửng vào bếp “thử
nghiệm”, mỗi người xài một chiếc. Nhưng khi cầm lên để cắt đá như hướng dẫn thì có
một lưỡi dao bị te tua như lưỡi cưa, còn mấy chiếc dao khác thì không bị sứt mẻ gì nhưng
độ sắc của nó thua dao thông thường. Đến giờ tôi mới thật sự biết rằng, mình đã bị những
lời rao “có cánh” trong các clip quảng cáo đánh lừa”.
Bình lọc nước tiết ra chất làm đẹp da (!)
Gọi vào số điện thoại (08) 3911xxxx thì nhân viên hướng dẫn sản phẩm bán tại số 201
Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM. Tới địa điểm này, thấy có 2 nhân viên nữ
tiếp. Theo họ, đây là những bình lọc nước kangaroo được nhập về từ Úc, uống vào sẽ đẹp
da. Bình lọc nước này cao khoảng 0,6m, có hai vòi, trông đơn giản. Bình lọc có một dây
gắn với nguồn nước, một dây cắm vào nguồn điện (giống những bình lọc nước khác), khi
bật lên, máy sẽ tự hút nước vào bình nhựa trắng, chừng 10 lít ở ngăn dưới cùng và sau đó
sẽ tự xử lý thành nước tinh khiết có thể uống không cần phải đun sôi. “Thế thì có khác gì
với các loại nước uống khác?”, chúng tôi hỏi. Cô nhân viên bảo, về khoản vệ sinh thì an
toàn tuyệt đối, nước đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm (?) và đạt tiêu chuẩn của
nước tinh khiết. Hỏi: “Nước tinh khiết thì liên quan gì tới đẹp da?” thì được giải thích:
“Nước tinh khiết khác vẫn còn cặn, nhưng nước lọc từ máy này qua nhiều thiết bị, không
những không có cặn mà sẽ có các chất tiết ra, giúp thanh lọc cơ thể, giúp da mịn màng,
trắng trẻo”. Sản phẩm “kỳ diệu” này được bán với giá chỉ 4,1 triệu đồng!
Trong khi đó, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn Da liễu ĐH Y Dược
TP.HCM, khẳng định màu da là tố chất. Những chất có tác động lên màu sắc của da đa
phần là chất bôi - chúng làm giảm đi lượng sắc tố (đen) trên da. Còn với nước tinh khiết
12
đơn thuần là nước đã qua xử lý nhằm loại bỏ bụi bẩn và một số chất vi lượng thì không
thể có công dụng làm trắng da được!
Nhiều nhưng chất lượng chưa cao
Những mặt hàng trên truyền hình khá đa dạng, từ đồ gia dụng đến các sản phẩm làm đẹp,
máy tập thể dục Các sản phẩm thường được giới thiệu bằng những clip 5-10 phút với
hình ảnh bắt mắt và những lời giới thiệu “trên mây” không quên kèm số điện thoại liên
hệ để được tư vấn và đặt hàng. Không ít người tiêu dùng đã ngã ngửa khi mua những mặt

hàng không đúng như quảng cáo hoặc giá thành cao gấp nhiều lần các mặt hàng tương tự
ngoài thị trường.
Hiện cơ quan quản lý các kênh truyền hình là Bộ Thông tin - Truyền thông cũng chưa có
một đánh giá nào về số lượng cũng như chất lượng của các kênh truyền hình có hình thức
bán hàng. Tuy nhiên, vẫn có thể điểm tên một số kênh như Viet Home Shopping (VHS)
trên HTVC+, Home Shopping Network (HSN) phát sóng 24/24 giờ trên kênh SCTV,
TVS-VHS trên kênh SCTV5 hay Truyền hình cáp Việt Nam có hẳn kênh mua bán hàng
hóa TV Shopping phát 24/24 giờ trên VCTV11; ngoài ra còn được phát trên các đài
truyền hình địa phương và các kênh khác trên hệ thống truyền hình cáp
Cũng theo đánh giá của đại diện Bộ này thì bán hàng qua truyền hình của Việt Nam nghe
có vẻ rôm rả nhưng thực tế vẫn thiên về quảng cáo nhiều hơn. Người tiêu dùng khi nghe
giới thiệu về một món đồ trên truyền hình thì đa số vẫn phải đến trực tiếp showroom để
xem sản phẩm sau đó mới quyết định mua về. Trong khi đó, bán hàng trên truyền hình ở
các nước là khi người ta nghe giới thiệu về một sản phẩm thì gọi điện đến đơn vị bán, sau
đó thanh toán qua tín dụng và nhận hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen tiêu dùng
của người Việt, vẫn quen mua hàng tại các chợ, cửa hàng hoặc mới đây là tại các siêu thị,
được mắt thấy, tay sờ sản phẩm. Thứ hai là thói quen tiêu tiền mặt, cũng như hệ thống
thanh toán tín dụng của Việt Nam còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của mua bán qua
truyền hình. Thứ ba là niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm được bán trên
truyền hình về chất lượng và giá cả còn thấp. Sự làm ăn chụp giật của một số nhà cung
cấp cũng là nguyên nhân khiến niềm tin của người tiêu dùng giảm. Không ít doanh
nghiệp vẫn lợi dụng “uy tín” của nhà đài để quảng cáo một đằng, bán hàng một nẻo.
Trong khi đó, trách nhiệm của Bộ Thông tin - Truyền thông là cấp phép cho các Đài, và
các Đài sẽ phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về chất lượng, giá cả… của sản
phẩm. Tuy nhiên, nhà đài cũng không phải là cơ quan chuyên môn để kiểm tra chất lượng
13
của từng sản phẩm được bán qua sóng của mình mà chỉ đánh giá dựa trên tính hợp pháp
của sản phẩm: có GCN xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng không… Còn sản phẩm
từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng thì vẫn chưa thuộc quản lý của cơ quan nào.
Nói như vậy thì chỉ khi xảy ra vụ việc thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc và tìm ra

đơn vị sai phạm. Đến khi đó thì người tiêu dùng đã lĩnh đủ, nhất là khi người tiêu dùng
Việt Nam vẫn chưa có nhiều ý thức về việc tự bảo vệ mình.
 Giải pháp
Nên kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm trước khi quảng cáo trên TV, để làm được điều này
cần các cơ quan chức năng vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Nhà đài cần kiểm tra tính đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc của các sản phẩm
trước khi quảng cáo để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của đài.
Các công ty trực tiếp bán các sản phẩm phải trung thực hơn trong vấn đề quảng cáo “có
sao nói vậy” để tránh ảnh hưởng đến công ty cũng như tránh là cho người tiêu dùng có
nhận xét sai lầm về thương hiệu của sản phẩm.
3.2 Nhà hàng nổi Dìn Ký:
Tàu Dìn Ký đi vào hoạt động chính thức từ năm 2008 và đã thông tin từ Cảng vụ đường
thủy nội địa khu vực 3 cho biết, chiếc thuyền của khu du lịch Dìn Ký (xã Bình Nhâm, thị
xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) bị chìm đã hết hạn đăng kiểm vào ngày 28/1/2011. Thế
mà nó vẫn vô tư được dùng để làm tàu du lịch ròng rã trong gần 4 tháng. “Do không đảm
bảo an toàn về quy định làm du lịch như, lòng sông sâu, nước chảy xiết nên khu vực con
tàu bị chìm cũng không được cấp phép để làm dịch vụ này”,
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Dương, trước khi xảy ra vụ tai nạn, Khu du lịch (KDL) Dìn Ký
đã nhiều lần bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện một số lỗi vi phạm như tự ý thay
đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện
Cụ thể, thanh tra Sở đã đình chỉ hoạt động 4 chiếc du thuyền của KDL Dìn Ký. Ngày
25/1, lực lượng chức năng đã phát hiện KDL Dìn Ký mở bến thủy nội địa khi chưa được
phép của cơ quan thẩm quyền. Lực lượng thanh tra đã đình chỉ hoạt động của bến và phạt
hành chính 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, KDL Dìn Ký vẫn tiếp tục "lén lút" hoạt động đến
khi xẩy ra tai nạn thảm khốc.
Theo tìm hiểu, con tàu Dìn Ký BD-0394 không đảm bảo an toàn về các thông số kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng. Cụ thể, theo quan sát, vật dụng của con tàu đều là bằng gỗ đã cũ và
14
có dấu hiệu bị mục nát một số bộ phận, bề ngang của con tàu khá hẹp, nhưng độ cao
khá… cao.

Tàu du lịch Dìn Ký được thiết kế 2 tầng khá cao so với mặt nước- Liệu rằng, trọng tâm
con tàu này cao hơn mức cân bằng nên dễ dàng bị đánh lật?
Xem hình chụp con tàu, chúng ta thấy thân tàu rất cao, phần trên cùng cũng được bố trí
làm nơi ăn uống, vì thế phải chịu tải trọng lớn của người, bàn ghế, vật dụng khác khiến
trọng tâm con tàu dịch lên cao. Trong khi chiều ngang tàu khá mỏng. Như vậy tàu Dìn
Ký được thiết kế sai nguyên tắc vật lý. Trạng thái cân bằng của con tàu này là “cân bằng
không bền”, chỉ đứng thẳng trong điều kiện bình thường. Tàu có xu hướng đổ nhào nếu
có lực tác động đủ mạnh lên phần thân trên của nó.
Khi gió to, nhân viên đóng các cửa kính lại, gió không xuyên qua cửa sổ được nên toàn
bộ phần trên cùng của tàu chịu tác động rất mạnh của lực gió thổi. Trong khi đó, phần
chìm dưới nước rất nhỏ so với phần trên, nên dù có lực cản theo phương nằm ngang của
nước tác động lên phần thân tàu chìm, nhưng theo nguyên tắc đòn bẩy, thì lực cản của
nước không thắng nổi lực đẩy của gió (mặt nước là điểm tựa của đòn bẩy). Con tàu sẽ
nghiêng với độ nghiêng ngày càng lớn. Đến một lúc nào đấy, trọng tâm con tàu rơi ra
ngoài chân đế, trọng lực sẽ cộng hưởng với lực đẩy của gió kéo con tàu lật nhào xuống
nước nhanh hơn.
Sơ đồ chịu lực của tàu Dìn Ký
Xem xét trách nhiệm
15
Khi con tàu thiết kế sai nguyên tắc vật lý như thế, thảm họa không chỉ là trách nhiệm của
lái tàu, người quản lý tàu, người quản lý khu du lịch. Bởi việc chìm tàu có những yếu tố
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Với lái tàu, có thể xem xét trách nhiệm khi đưa tàu đi
vào vùng nước bị cấm tàu thuyền du lịch, đưa tàu đi trong tình tình thời tiết sắp mưa…
Với quản lý tàu, xem như là thuyền trưởng, xem xét trách nhiệm đã đồng ý để lái tàu đưa
tàu đi vào vùng nước bị cấm vào, không chuẩn bị đầy đủ phương tiện áo phao, cửa thoát
hiểm… Nhưng phải xử lý những người liên quan khác trong đó có người có thẩm quyền
đưa con tàu vào sử dụng và cơ quan đăng kiểm.
Nếu con tàu này là của nhà máy đóng tàu thì người có thẩm quyền cho đưa con tàu vào
sử dụng phải chịu trách nhiệm. Nhưng khả năng lớn theo dự đoán, con tàu này chỉ được
làm thủ công theo yêu cầu thiết kế của phía sử dụng là hệ thống nhà hàng Dìn Ký. Trong

trường hợp này, cần xem xét trách nhiệm người có thẩm quyền cao nhất của Dìn Ký đã
đồng ý sử dụng con tàu này. Về phía cơ quan đăng kiểm, nếu trước đó đã từng làm thủ
tục đăng kiểm con tàu này, cho phép nó hoạt động, mà không phát hiện ra kết cấu không
an toàn của con tàu này thì nay cũng phải chịu trách nhiệm (không phụ thuộc vào việc hết
hạn đăng kiểm). Và trách nhiệm này của cơ quan đăng kiểm phải là rất lớn.
16
Nhà hàng nổi Dìn Ký đã từng bị xử phạt hành chính về vấn đề này. Tệ hại hơn, người lèo
lái con thuyền, và trực tiếp nắm giữ sinh mạng tất cả hành khách là tài công thì lại không
hề có giấy phép lái tàu. Cho nên, khi gặp sự cố đáng tiếc đương nhiên sẽ không có những
biện phápxử lý kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm thiệt mạng hàng chục người.
Tàu bị chìm có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không thể phủ địch trách nhiệm của những
người liên đới. Khả năng xử lý tình huống và kinh nghiệm yếu kém của người tài công
không có bằng lái cũng góp phần dẫn đến thảm nạn thương tâm kia. Hàng loạt vi phạm
các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy của chủ nhà hàng Dìn Ký
và sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của người quản lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn đau
lòng này.
Tối 23-5, các cơ quan chức năng của TP.HCM kiểm tra đột xuất tàu SG 0168 thì thấy nơi
đây thiếu 140 áo phao cứu sinh. Các áo phao này lại được cất ở trong tủ, trông rất mới,
được bọc trong túi nylon kỹ càng. Ngoài ra, chiếc tàu này hoạt động trong tình trạng
không có giấy phép bến thủy nội địa.
17
Nhiều chủ đầu tư, nhân viên không có kiến thức nghiệp vụ, kỹ thuật
Chất lượng nhân viên phục vụ trên phương tiện du lịch đường thủy không phù hợp điều
kiện, yêu cầu thực tế khi người điều khiển tàu Dìn Ký không có bằng, nhân viên phục vụ
không có kinh nghiệm và khả năng đối phó các tình huống nên đã đóng kín cửa tàu khi
có dông bão, còn tàu QN5198 chìm là do công nhân vận hành quên khóa van vv…. người
thiệt mạng là khách du lịch, còn lái tàu và nhân viên phục vụ đều thoát. Thoát nạn là điều
đáng mừng, nhưng điều đó cho thấy rõ ràng du khách rất bị động trong việc đối phó với
tai nạn, mà trong đó có trách nhiệm rất lớn của nhân viên tàu. Khi lên tàu, rất ít trường
hợp nhà tàu hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho du khách, như khi đi máy bay. Tai nạn

xảy ra, bên cạnh phao thì thái độ bình tĩnh của nhân viên trên tàu hướng dẫn du khách
thoát hiểm chính là một “phao cứu sinh” cực kỳ quan trọng. Đáng tiếc, thực tế hầu hết
các nhân viên trên tàu đều không có được thái độ này, thậm chí không ít trường hợp còn
nhanh chân thoát hiểm, bỏ mặc khách.
Giám đốc Dìn Ký nói gì về vụ chìm tầu. Ông Châu Hoàn Tâm – Giám đốc Công ty du
lịch xanh Dìn Ký (đơn vị chủ con tàu BD – 0394) đã nhận trách nhiệm sau khi tàu BD-
0394 chìm làm 16 người thiệt mạng thương tâm.
- Thưa ông, đối với vụ tai nạn nghiêm trọng làm tử vong 16 người, hiện doanh nghiệp
của ông đã khắc phục hậu quả đối với gia đình các nạn nhân như thế nào rồi?
Hiện chúng tôi đã nỗ lực làm việc với gia đình các nạn nhân, chia buồn cùng với họ.
Bước đầu chúng tôi đã bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để lo chi phí ma chay, an táng cho 16
người, kể cả việc đưa 4 nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc về nước lo hậu sự.
18
Nhưng đó mới chỉ là bước đầu, 16 mạng người thì tiền bạc nào đền bù cho xứng đáng
đây? Số tiền đó chúng tôi chỉ khắc phục hậu quả bước đầu để an táng cho những người
đã khuất.
Còn về vấn đề bồi thường, chắc có lẽ để khi an táng xong các nạn nhân, nỗi đau gia đình
nguôi ngoai phần nào thì chúng tôi mới làm việc với gia đình các nạn nhân được. Chúng
tôi có mua bảo hiểm của Petrolimex, với mức 30 triệu đồng/hành khách và tổng số lượng
mua là 72 người. Hiện chúng tôi cũng đang làm việc với phía đơn vị bảo hiểm để giải
quyết.
- Từ khi xảy ra vụ tại nạn cho đến nay, với trách nhiệm là chủ công ty, là chủ quản lý con
tàu BD – 0394, ông đã làm việc với cơ quan công an chưa?
Tôi đã có 2 lần làm việc tại cơ quan Công an TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Những
lần này tôi có làm biên bản lời khai, tường trình đầy đủ theo yêu cầu của cán bộ điều tra.
Công ty sao tôi khai báo như vậy. Mình sai thì mình chịu thôi, chứ biết làm sao.
- Vì sao con tàu BD-0394 đã quá hạn kiểm định nhưng phía công ty không đưa đi đăng
kiểm mà vẫn sử dụng cho hoạt động chuyên chở khách du lịch? Tài công không đủ điều
kiện nhưng vẫn lái tàu?
Việc này tôi có giao trách nhiệm cho Đinh Văn Quân (là quản lý chung của nhà hàng nổi

Dìn Ký chi nhánh ở xã Bình Nhâm, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương – PV). Nhưng có lẽ
là do Quân… quên. Việc hoạt động mà quên đăng kiểm là do chúng tôi cũng nghĩ là như
trước đây, cứ đón khách lên tàu ăn uống, kết thúc thì cập bến trả khách, nhưng không
ngờ….
Còn chuyện tài công, tôi không biết mà có lẽ do quản lý làm sai, điều động lung tung;
nếu tôi biết được việc này thì đâu có những chuyên đau lòng đầy nước mắt của ngày hôm
nay.
- Trước đây công ty ông có lập hồ sơ trình cơ quan chức năng quản lý xin phép mở cảng
du lịch nhưng hồ sơ không được duyệt, có đúng không? Vì sao bến thủy không phép vẫn
hoạt động và ông có đóng khoảng phí nào cho các cơ quan quản ký không?
Đúng là trước đây, chúng tôi có gửi hồ sơ đến Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 xin
mở cảng du lịch, nhưng vì thiếu nhiều điều kiện như: kiểm dịnh chất lượng, độ an toàn
của cầu phao; phải xin ý kiến của chính quyền địa phương.
Trong khi đang làm thủ tục, chúng tôi mới hoàn tất công đoạn được cấp phép đủ điều
kiện an toàn cầu phao thì đã xảy ra vụ tai nạn. Từ trước đến giờ chúng tôi hoạt động
19
“chui”, nên cũng không đóng bất kỳ khoản phí nào cho các cơ quan quản lý ở địa
phương.
- Lâu nay các cơ quan chúc năng có kiểm tra nhắc nhở đưa tàu đi kiểm định hay xử phạt,
đình chỉ hoạt động của bến thủy “lậu” không? Có chứ, nhưng trong những lần này quản
lý của tôi là người làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng. Tôi chỉ được nhân viên
của mình báo cáo lại.
- Về trách nhiệm của người chủ, nay ông có ý kiến như thế nào? Nói tóm lại, mình sai thì
mình phải chịu, không thể đổ thừa cho ai được. Cơ quan chức năng có hướng xử lý như
thế nào, chúng tôi sẵn sàng thực hiện theo. - Xin cám ơn ông!
=> Giải pháp
Không nên để chạy theo sự vụ, khi có tai nạn mới tính đến biện pháp như hiện nay, lập ra
các ban riêng biệt chuyên giám sát kiểm tra về ATGT, về phương tiện, ban cứu hộ cứu
nạn thường trực .
Có sự đầu tư đúng đắn nghiêm túc , đầy đủ , kịp thời an toàn cho dịch vụ và phương tiện

kinh doanh.
Một nội dung quan trọng cần làm ngay là nhanh chóng tổng rà soát hệ thống văn bản
pháp luật liên quan, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định, đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ. Ngoài ra, cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với
các nhân lực phục vụ du lịch trên tàu, thuyền, nhà hàng nổi phục vụ du lịch đường thủy,
từ thuyền viên, phục vụ buồng, phòng, đầu bếp v.v…
Cùng với việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các điểm du lịch đường thủy tập
trung lượng lớn khách du lịch, cần phải tăng cường công tác dự báo, công tác truyền
thông.
Kinh doanh du lịch đường thủy phải : Bến không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo
quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường thủy nội địa, vị trí bến, phương tiện ra vào bến phải an toàn, thuận tiện; phải có
cầu cho người, phương tiện giao thông lên xuống an toàn, có trang thiết bị neo buộc
phương tiện, có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm; đối với các bến khách ngang
sông được phép vận chuyển cả phương tiện ô tô thì công trình bến phải được áp dụng
theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bến phà, có lắp đặt báo hiệu thủy nội địa, có nhà chờ, bảng
nội quy, bảng niêm yết giá và phải có giấy cấp phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền
20
cấp. Bến đò nào không đạt tiêu chuẩn sẽ bị đình chỉ hoạt động, nếu cố tình vi phạm, lãnh
đạo địa phương sở tại phải chịu trách nhiệm.
Bảo đảm an toàn cho hành khách
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP HCM đã ban hành Văn bản số 2442/SVHTTDL-LH
yêu cầu các đơn vị hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ nội địa phải
nâng cao công tác đảm bảo an toàn cho du khách.
Theo đó, các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thuỷ nội
địa theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải. Đối với các phương tiện tàu vận chuyển
khách du lịch có tổ chức lưu trú khách du lịch qua đêm trên tàu, doanh nghiệp chủ
phương tiện phải đăng ký thẩm định cơ sở lưu trú tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch
đồng thời phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả, niêm yết nội quy phương
tiện (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả

tại những nơi dễ thấy trên phương tiện
Các nhân viên phục vụ trên tàu phải có bằng cấp, nghiệp vụ chuyên môn với chức danh
tương đương; phải tham gia các lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy, nghiệp vụ cứu
nạn cứu hộ
Có biểu đồ hành trình và nội quy an toàn
Tổ chức vận chuyển, nhận, trả hành khách an toàn từ nơi xuất phát đến nơi trả hành
khách đúng giờ, đúng tuyến đường theo biểu đồ hành trình đã được quy định.
Đón tiếp hành khách văn minh, lịch sự;
Sắp tới bến, thuyền trưởng phải thông báo cho hành khách biết
Phổ biến cho hành khách nội quy đi tầu, cách sử dụng phao cứu sinh và các trang bị an
toàn khác;
Phải có bảo hiểm hành khách;
Trong mùa lũ, người vận chuyển phải thực hiện giảm tải theo quy định.
4) Kết luận:
Doanh nghiệp cần phải trung thực
Từ thực tế nổi lên trong năm 2008 cho thấy, những vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
trước đây không những chưa được ngăn chặn hay hạn chế mà còn thêm táo tợn. Điển
hình bức xúc nhất là các vụ chỉnh sửa đồng hồ để ăn gian trong tính cước taxi, gắn chíp
điện tử để gian lận xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu pha aceton vào xăng
làm hàng loạt xe máy hỏng bugi, đến vụ sữa nhiễm melamine, vụ rượu giả pha ethanol
21
với nước lã làm chết người hàng loạt. Từ những vụ kinh doanh phi đạo đức nói trên đã
gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, nói : “Thật
đáng buồn là pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Nhà nước ban hành từ cuối năm 1999
và Nghị định Chính phủ ban hành từ năm 2001 hiện vẫn chưa được các cấp chính quyền
và cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện!”. Ông Hùng cho biết thêm, giữa năm 2008,
Thủ tướng Chính phủ lại ra Nghị định 55/TTg “Quy định chi tiết về thi hành Pháp lệnh
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và tiếp theo Bộ Công Thương ra thông tư hướng dẫn
thực hiện trong ngành và tổ chức hướng dẫn triển khai cho các doanh nghiệp. Trong nghị

định lần này có ghi rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác trung thực hàng hóa của mình, phải ghi nhãn hàng
hóa đúng quy định, công bố và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đo lường đăng ký, điều
kiện bảo hành, tiếp nhận giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thế nhưng, điều đáng tiếc là nghị định ra đời đã lâu nhưng thái độ bán hàng, xem thường
khách hàng, khiếm nhã, thiếu trách nhiệm khi khách hàng khiếu nại, giải quyết dây dưa
kéo dài thời gian, giải quyết lòng vòng thiếu trách nhiệm bồi thường vẫn còn xảy ra phổ
biến và ngày càng thách thức cơ quan công quyền và dư luận người tiêu dùng cả nước.
Các vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng khi khiếu nại luôn gặp phải thua
thiệt, không được bồi thường hay một lời xin lỗi, mà cụ thể nhất qua vụ sử dụng xăng dầu
làm hư xe, taxi gian lận giá cước, sữa nhiễm melamine gây sỏi thận, uống phải rượu độc
gây chết người
 Người tiêu dùng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại, thành công của mỗi doanh
nghiệp. Việc lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận của
doanh nghiệp sớm muộn cũng bị phát hiện. Không một doanh nghiệp nào có thể
tồn tại và phát triển được nếu không có sự ủng hộ của người tiêu dùng. Do đó, các
doanh nghiệp cần trung thực để tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với
những sản phẩm, hàng hóa do đơn vị mình sản xuất, kinh doanh.
22

×