Nhóm thực hiện:
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Lê Huy Hoàng
Lê thị Quế Minh
Huỳnh Thị Ngọc Nga
Vũ Lê Kim Ngân
Trần Vũ Phương Thảo
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Lời mở đầu 3
A Khái quát về trục lợi bảo hiểm 4
Ví dụ 4
1.Các khái niệm 6
a. Bảo hiểm 6
b. Trục lợi bảo hiểm 6
2.Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh hành vi trục lợi bảo hiểm: 6
B.Các dạng trục lợi bảo hiểm 7
1.Hành vi trục lợi từ bên mua bảo hiểm 7
a/Khai tăng giá trị tổn thất 7
b/Đã xảy ra tổn thất mới mua bảo hiểm: 7
c/Bảo hiểm trùng 8
d/Cố ý gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm 8
e/ Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn chấm dứt hợp đồng 8
f/Lập hồ sơ giả 9
g/Tạo hiện trường giả 9
2. Các hành vi trục lợi từ phía doanh nghiệp bảo hiểm 9
D.Thực trạng trục lợi bảo hiểm 10
E.Hậu quả c\a trục lợi bảo hiểm 13
F.Giải pháp kh_c phục trục lợi bảo hiểm 14
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
2
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
!
Năm 1993 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất đó là
Bảo Việt. Vì vậy mọi khách hàng tham gia bảo hiểm đều phải qua Bảo Việt do đó Bảo
Việt n_m rõ mọi thông tin về khách hàng. Tuy nhiên sau khi có nghị định 100/CP (ngày
18/12/1993) nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi
động hơn chấm dứt thời kì độc quyền c\a Bảo Việt.Với nhiều doanh nghiệp mới được
thành lập nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng quyết liệt, gay g_t
hơn.Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, trục lợi cũng ngày càng
gia tăng- đây cũng là một tất yếu khách quan không chỉ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam
mà tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt với thực trạng này.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
3
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
"#$%&%
'()*+, /0123/45673,()*+589,7:1;<=;>*+3?@'ABC*37=DE7F3=1
Ông giáo về hưu Vũ Quang Uông (sinh năm 1946) trú tại tỉnh Hải Dương là khách hàng
của 3 công ty bảo hiểm nhân thọ (Prudential VN, Bảo Minh và Hà Nội) với tổng giá trị
hợp đồng mua bảo hiểm 3,651 tỉ đồng. Chỉ tính riêng số tiền ông Uông mua bảo hiểm
của Công ty Prudential trong vòng 6 ngày (21/3 - 26/3/2001) qua 4 hợp đồng đã là 750
triệu đồng cùng với sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật là 1,5 tỉ đồng. Hằng tháng, ông Uông
phải đóng số tiền bảo hiểm khoảng 15 triệu đồng. Ông Uông đóng phí bảo hiểm đầy đủ
(trừ công ty Bảo Minh) đến ngày 1/10/2002.
Vào khoảng 23h ngày 23/3/2002, ông Uông điều khiển xe máy đến Km 40+500 thuộc địa
phận huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương thì bị ngã xe. Ông được đưa vào Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng cấp cứu, vết thương gãy hở 1/3 cẳng chân dưới, hôm sau chuyển lên
Bệnh viện Việt - Đức, ra viện vào ngày 29/3/2002. Sau đó ông vào Bệnh viện tỉnh Hải
Dương, sau nữa là Viện Quân y 7. Tại đây, ngày 24/4/2002, bệnh viện đã cắt cụt 1/3
xương cẳng chân của ông Uông.
Sau khi ra viện (21/6/2002), ông Uông đòi Công ty Bảo hiểm Prudential bồi thường số
tiền 750 triệu đồng, Công ty Bảo hiểm Hà Nội 330 triệu đồng (tổng cộng 1,08 tỉ đồng),
Công ty Bảo Minh không bị kiện vì trước đó do ông Uông không đóng tiền nên hợp đồng
với công ty này hết hiệu lực. Cả hai công ty bị đòi bồi thường đều từ chối bồi thường,
ông Uông đưa vụ kiện công ty Prudential ra TAND tỉnh Hải Dương.
Tại phiên xét xử sơ thẩm dân sự ngày 21/6/2004, TAND tỉnh Hải Dương nhận định:
khoảng 23h ngày 23/3/2002, ông Vũ Quang Uông điều khiển xe mô tô từ Hà Nội về Hải
Dương đến Km 40+500 quốc lộ 5A do tránh xe ô tô cùng chiều, xử lý phanh và tay lái
gấp, trời tối, mưa, đường trơn nên xe mô tô đổ và đè lên chân trái bị gãy hở 2 xương vị
trí 1/3 cẳng chân trái. Ông Nguyễn Văn Vị và anh Nguyễn Văn Trường là hai bố con
cùng đi một xe máy sau ông Uông phát hiện ông Uông nằm trên mặt đường chiều đi về
Hải Dương và lập tức đưa ông Uông vào bệnh viện. Quá trình điều tra và tại Tòa án tuy
có những điểm lời khai khác nhau nhưng cơ bản những lời khai đó phù hợp với lời khai
của cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, phù hợp với kết quả khám nghiệm phương
tiện và kết quả xem xét dấu vết bộ quần áo ông Uông mặc khi tai nạn, với kết luận giám
định pháp y tỉnh Hải Dương nên có đủ căn cứ kết luận có sự kiện tai nạn của ông Vũ
Quang Uông và toà đã đã tuyên buộc Công ty Prudential bồi thường cho ông Uông số
tiền là 750 triệu đồng.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
4
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Công ty Prudential kháng cáo và đề nghị các cơ quan điều tra vào cuộc vì theo nhận
định của phía đại diện của công ty Prudential thì có dấu hiệu trục lợi:
- Tòa chưa xác minh về thu nhập của ông Uông - một thầy giáo về hưu - để lý giải vì sao
ông Uông trong một thời gian ngắn lại mua nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Và
con ruột của ông Uông là Vũ Trung Thành - đại lý của Công ty Prudential, là người giao
tiền mua bảo hiểm của ông Uông cho Prudential.
- Hồ sơ bệnh án trong các bệnh viện có kết quả khác nhau, có nhiều dấu hiệu tẩy xóa
nhưng tòa không cho trưng cầu giám định
- Một vấn đề quan trọng là có hay không tai nạn đêm 23/3/2002?
Ông Uông tự mình đi trong đêm mưa trong 4 giờ liên tục (không nghỉ) bằng xe máy với
vận tốc 40 km/h nhưng chỉ đi được 50 km (từ Hà Nội đến nơi xảy ra tai nạn) là một
điều hết sức vô lý. Đi trong mưa, không mặc áo mưa mà khi bị tai nạn áo vẫn khô là điều
vô lý thứ hai.
Nhiều nhân chứng tại tòa đều không thấy ông Uông ngã xe, chỉ thấy ông Uông đang bị
xe máy đè lên chân. Lời khai trước cơ quan chức năng của ông Uông rất mâu thuẫn. Lúc
ông khai do buồn ngủ bị ngã, lúc ông khai va vào dải phân cách (thực tế nơi xảy ra tai
nạn không có dải phân cách) Tại tòa, ông Uông không trả lời được rất nhiều câu hỏi
của thẩm phán và luật sư.
Có rất nhiều nghi vấn trong việc ông Uông nhiều lần làm đơn xin cắt chân trong khi các
bác sĩ điều trị không chấp nhận.
Nhu vậy như thế nào là trục lợi bảo hiểm, có hay không trục lợi bảo hiểm trong trường
hợp này và các cơ quan có chức năng cũng như công ty bảo hiểm liên quan làm thế nào
để nhận dạng hành vi trục lợi và phòng tránh trục lợi bảo hiểm, người được bảo hiểm làm
thế nào để không bị mất đi quyền lợi c\a mình khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, những
vấn đề đó sẽ được đề cập đến trong bài tiểu luận.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
5
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
#G;H,G7*7F1
=#89,7:1
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền đươc hưởng trợ cấp nhờ vào
một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra r\i ro.
Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các r\i
ro và đền bù thiệt hại theo các phương pháp c\a thống kê.
5#'4;D-7589,7:1
Theo quy định tại Thông Tư 31/2004/TT-BTC c\a Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định 118/NĐ/2004/CP c\a Chính ph\ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân
nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và
giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi c\a tổ
chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nh_m thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi
trục lợi bảo hiểm ở đây phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ
bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm nhằm để
thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo
hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm c\a đại lý bảo hiểm và doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng muốn
thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm thì các ch\ thể này cũng phải tham gia vào quan
hệ kinh doanh bảo hiểm.
Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp
pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
I#23JK*+A?L**,M*BN*OP*.,G3J7*,,Q*,/73'4;D-7589,7:1
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo hiểm:
Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra,
kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.
Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, tình hình cạnh tranh khốc liệt nên các doanh nghiệp
bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách
hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không có. Vì vậy, một đối tượng tài sản có
thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Khi r\i ro tổn thất xảy ra họ được
nhận tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
6
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Không gian địa lý cũng là nơi phát sinh gian lận bảo hiểm. Đối với những tổn thất xảy ra
ở xa, hoang v_ng, ít người qua lại (đối với bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền), khó có thể
giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo
hiểm là rất dễ xảy ra.
Do lỗi vô tình hay cố ý c\a các nhân viên bảo hiểm. Họ có thể vô tình ghi sai ngày tham
gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh
giá đúng mức độ trầm trọng c\a r\i ro cũng có thể nhân viên bảo hiểm thông đồng với
khách hàng để trục lợi bảo hiểm.
Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những
người có liên quan như y, bác sỹ, những người làm chứng trong các tai nạn, r\i ro… Ví
dụ như mua chuộc bác sỹ để dựng lên bệnh án hoặc làm giả, kê những đơn thuốc đ_t tiền
để đòi được số tiền bảo hiểm nhiều hơn… khá phổ biến trong loại hình bảo hiểm con
người.
#%R
#Q*,/73'4;D-73S5L*1A=589,7:1
=T$,=73U*++7G3'V3W*3,X3
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng
thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng
toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách
khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức
miễn thường để được bồi thường.
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là
0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là
0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc
“tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường.
5YZ[8?'=3W*3,X31\71A=589,7:1
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc,
phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo
hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo
hiểm.
Ví dụ: Tàu biển đã bị đ_m, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, ch\ hàng mới đi mua bảo hiểm.
Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đ_m, nhưng phần lớn
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
7
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
là có sự “b_t tay” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra
đ_m tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý.
;Y89,7:13']*+
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh
nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự
kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm
thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi
thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm c\a tất
cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường c\a các
doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế c\a tài sản. Khi xảy ra tổn
thất cho tài sản mà r\i ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có
hiệu lực c\a hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia
bảo hiểm đã “b_t cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo
hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản.
Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với
số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty
phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng.
BYK^+M?3W*3,X3;,9OK73(-*+O(-;589,7:1
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm,
được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra. Một cách khá phổ
biến là tìm cách h\y hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật.
Tất nhiên là kẻ trục lợi n_m vững mọi điều khoản c\a hợp đồng bảo hiểm để ch_c ch_n
r\i ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả
nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên
mua bảo hiểm và cán bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo
hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la,
được nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đ_m rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo
hiểm phải trả là 32 triệu đô-la.
CY$,=7*+Q?[8?'=J_H7F*589,7:13'(\;3,)7,`*;,X1Ba3, O6*+
Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có
sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
8
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24
tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn
cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao
cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007.
bYc.,6Jd+78
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “b_t tay”
với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc,
thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đ\
chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đ\ chữ ký thật, dấu
thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả.
+Y`9,7F*3'()*++78
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật.
Ví dụ: Giả vờ bị mất c_p hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở,
mái kho bị dỡ ra…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không
tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập
sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp lý hóa hồ sơ. Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra
việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số
tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát
giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu
được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai
thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng.
I#G;,Q*,/73'4;D-73S.,e=B9=*,*+,7F.589,7:1#
=Y(=/Q9, O6*+*,f*+O70AH,98*5X3D-7;,95L*1A=589,7:1g*+()7O(-;
589,7:1T
Việc đưa vào hợp đồng những điều khoản gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm là hành vi
trục lợi bảo hiểm vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, việc pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền quy định nội dung
các điều khoản c\a hợp đồng bảo hiểm là dựa trên cơ sở sự am hiểu c\a doanh nghiệp
bảo hiểm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng sự
hiểu biết c\a mình để thiết kế những điều khoản gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm là
không trung thực, trái với nguyên t_c: các bên phải trung thực tuyệt đối khi tham gia
quan hệ bảo hiểm.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
9
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Thứ hai, mục đích c\a doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa vào hợp đồng những điều khoản
bất lợi cho bên mua bảo hiểm là nhằm tạo lợi thế cho mình. Hệ quả c\a việc tạo lợi thế
này là làm giảm quyền lợi tài chính c\a người được bảo hiểm và điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp bảo hiểm kiếm lời bằng việc tước đoạt quyền lợi tài chính c\a người
được bảo hiểm.
5Y$,>*+3'A*+3,_;3'9*+/7F;+7873,e;,;G;O70AH7F*hO70AH,98*589,7:1hiA?0*
/Q*+,j=/4;<=5L*1A=589,7:1#
Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã tranh th \ s ự sự hiểu biết c\a khách
hàng để giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm làm cho bên mua bảo hiểm nhầm
lẫn về quyền lợi c\a mình mà giao kết hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, doanh nghiệp bảo
hiểm đã đưa ra những thông tin không chính xác nhằm thuyết phục bên mua bảo hiểm tin
vào những quyền lợi mà thực ra là không hề có trong hợp đồng. Hành vi này bị coi là trục
lợi bảo hiểm vì rõ ràng nó có dấu hiệu c\a sự lừa dối để nhằm mục đích mang quyền lợi
tài chính về cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm
này.
R#kl"
#,_;3'`*+3'4;D-7589,7:1E7F3=1
Quay trở lại trường hợp của vụ bồi thường bảo hiểm của công ty Prudential
Theo nhận định khách quan thì công ty Prudential đã có nhiều điểm vô lý:
Biết ông Uông có bệnh giun chỉ ở chân trái, Công ty Prudential vẫn chấp nhận cả 4 hợp
đồng bảo hiểm cho ông, và ông còn phải đóng thêm tiền cho sản phẩm bổ trợ chết và tàn
tật kèm theo các hợp đồng này. Suốt từ tháng 3/2001, ông Uông và gia đình vẫn đều đặn
đóng phí và thực hiện đầy đủ các cam kết thì lúc đó sao Công ty Prudential không đề
cập đến chuyện nghi ngờ nguồn tiền khi ông Uông gặp nạn rồi yêu cầu bồi thường, Công
ty mới bắt đầu có ý nghi vấn.
Ngoài ra, công ty này khi dạy cho các đại lý phương pháp tìm khách hàng tiềm năng
giữa một thị trường cạnh tranh rất khó khăn, đã lưu ý các đại lý nên bắt đầu từ mối quan
hệ cá nhân, gia đ ình, họ hàng, bạn bè - một thị trường sẵn có. Do đó khi lấy lý do con
ruột của ông Uông là Vũ Trung Thành - đại lý của Công ty Prudential, là người giao tiền
mua bảo hiểm của ông Uông cho Prudential để nghi ngờ là điều không chấp nhận.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
10
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Theo lý giải của ông Uông về việc ông mua 4 hợp đồng bảo hiểm riêng lẻ nhau thay vì 1
hợp đồng của công ty Prudential là để mang lại thành tích cho anh Trung (con trai ông
và là đại lý bảo hiểm).
Bác bỏ những lập luận của đại diện công ty Prudential, TAND Tối cao tuyên giữ nguyên
bản án sơ thẩm về vụ tranh chấp quyền lợi bảo hiểm giữa Công ty TNHH Bảo hiểm nhân
thọ Prudential Việt Nam với khách hàng tại Hải Dương là ông Vũ Quang Uông. Theo đó,
Prudential phải trả gần 900 triệu đồng cho nguyên đơn Uông.
Như vậy xảy ra sự việc tranh chấp như trên là do 1 phần lỗi c\a phía Prudential đã không
đánh giá đúng r\i ro và không n_m những thông tin cụ thể, cần thiết từ khách hàng.
Xét tiếp 1 vụ bồi thường bảo hiểm lớn ở thị trường việt nam:
Vụ việc xảy ra vào tháng 11/2002, lô hàng của Công ty Sông Tiền bị cháy trên đường
vận chuyển từ cảng TP.HCM đến cảng Hamburg (Đức). Phan Hồng Thu biết tin vội sai
nhân viên làm giả giấy tờ giả mạo để chứng minh công ty của mình có đủ tư cách mua
hiểm của Pjico và thụ hưởng tiền bảo hiểm (110% trị giá hàng, tương đương 224.928
USD).
Biết ý định trục lợi của Thu, Tổng Giám đốc Pjico lúc đó là Trần Nghĩa Vinh (tổng
Giám đốc Pjico) và Hồ Mạnh Quân (Phó Tổng Giám đốc) đã thỏa thuận sẽ thanh toán
3,8 tỷ đồng bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện sẽ được "lại quả" một nửa số này. Cụ thể,
Thu đã "có hành vi đưa hối lộ 1,9 tỷ đồng cho Vinh và Quân là tiền Thu đã chiếm đoạt
của Pjico".
Các đồng phạm còn lại gồm: Nguyễn Thị Bích Hợp là người trực tiếp báo bảo hiểm cho
lô hàng bị cháy mà công ty Việt Thái Phong đứng ra làm thủ tục; Vũ Dương Quý và Ngô
Hồng Khoa cùng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và đề xuất các biện pháp giải quyết
bồi thường. Mặc dù hồ sơ bồi thường không đủ căn cứ để chi trả bảo hiểm nhưng Khoa
đã không kiểm tra để phát hiện, mà còn đề nghị lãnh đạo duyệt phương án trả tiền bồi
thường cho công ty Việt Thái Phong
Nhu vậy, từ ví dụ thực tế cho thấy trục lợi bảo hiểm không những liên quan đến những
người được bảo hiểm mà còn liên quan đến những cán bộ, nhân viên c\a công ty bảo
hiểm với nhiều th\ đoạn trục lợi tinh vi.
Từ khi bảo hiểm trở thành một ngành thương mại trên thế giới thì đó cũng chính là lúc
xuất hiện hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Và theo sự phát triển c\a ngành bảo hiểm ở mỗi
quốc gia cũng như là sự phát triển đa dạng c\a các hình thức bảo hiểm, mà hiện tượng
trục lợi bảo hiểm cũng trở ngày càng gia tăng.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
11
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
,C9JKD7FA3,K*+HLJd52;<=Rg897F3h@h@mh"hh@Th
*U1InhOZ.,G3,7F*H,98*+#o/43'4;D-7/\73W*+JK370*+p*3qO6*+r
Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã không ngừng hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm, song nhìn chung các qui định về phòng chống trục
lợi bảo hiểm còn bất cập và chưa theo kịp với thực tế. Mặt khác các doanh nghiệp bảo
hiểm cũng chịu những hạn chế về mặt pháp luật khi mà giải quyết các yêu cầu bồi thường
tiền bảo hiểm. Do đó, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp đã không có đ\ quỹ thời
gian cần thiết để điều tra đầy đ\ về những vụ có dấu hiệu trục lợi hoặc có cơ sở để nghi
ngờ trước khi quyết định việc trả tiền bảo hiểm
Có một thực tế đáng lo ngại là cho đến nay, mặc dù đã có không ít vụ trục lợi bảo hiểm
đã được phát hiện, song chưa có một tổ chức cá nhân nào thực hiện hành vi trục lợi phải
chịu bất kỳ một chế tài hành chính hay hình sự nào. Điều này đã khuyến khích những kẻ
làm ăn bất chính tìm cách thử vận may bằng cách gian dối, lừa đảo DNBH để nhận tiền
bảo hiểm mà không sợ bị trừng phạt. Nếu bị phát hiện, thì điều duy nhất mà họ mất đi là
không được trả tiền bảo hiểm, trong khi nếu được thì họ sẽ thu được những khoản tiền rất
lớn.
2. Thực trạng trục lợi bảo hiểm trên thế giới:
Trục lợi bảo hiểm là hành vi phi pháp, nó đã gây ra không chỉ thiệt hại cho các công ty
bảo hiểm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống c\a những người không liên quan khác. Nhất
là ở những nước có lĩnh vực bảo hiểm phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Châu Âu … trục
lợi bảo hiểm càng gây ra những thiệt hại to lớn.
+ Theo Hội liên hiệp chống trục lợi bảo hiểm c\a Mỹ (Coalition Against Insurance Fraud
) ước lượng trong năm 2006 tổng thiệt hại mà hiện tượng này gây ra cho Mỹ là khoảng
80 tỷ USD. Và theo ước tính c\a Tổ chức cung cấp thông tin bảo hiểm (Insurance
Information Institute) khoảng 10% hành vi trục lợi bảo hiểm hay tương đương 30 tỷ USD
thiệt hại thuộc lĩnh vực tài sản và ngành chăm sóc sức khỏe ở Mỹ.
+ Tại Anh, tổ chức c\a chính ph\ nghiên cứu về trục lợi bảo hiểm Insurance Fraud
Bureau ước tính thiệt hại gây ra bởi trục lợi bảo hiểm khoảng 1.5 tỷ bảng Anh, gây ra
việc tăng 5% phí bảo hiểm.
+ Tại Canada, 1 tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm Insurance Bureau of Canada
hành vi trục lợi từ bảo hiểm thương tích cá nhân đã gây thiệt hại 500 triệu đô la Canada
hằng năm.
+ …
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
12
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Vì vậy, chính ph\ các nước đã xem đây là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và do đó ra
sức ngăn chặn cũng như đưa ra các hình thức xử phạt. Và sau đây là một số chính sách
c\a một số nước:
+ Ở Mỹ, trục lợi bảo hiểm được xếp vào hành vi phạm tội tại 48 trong 50 bang c\a
Mỹ. 19 bang b_t buộc các công ty bảo hiểm phải có kế hoạch chống trục lợi bảo hiểm, cụ
thể các công ty phải đề ra một kế hoạch cụ thể để chống lại hành vi trục lợi và trong vài
trường hợp phải nâng cao hiệu quả c\a hê thống điều tra về hành vi trục lợi c\a công ty.
Điều 1347 c\a chương 18 c\a Bộ luật Mỹ đưa ra mức xử phạt như sau: những ai dính líu
hoặc thực hiện những âm mưu để trục lợi hoạt động chăm sóc sứ khỏe sẽ bị giam không
quá 10 năm hoặc bị phạt tiền theo quy định hoặc chịu cả 2 …
+ Ở Canada, Cục phòng chống hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm đã được
thành lập vào năm 1973 để giúp chống lại hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Tổ chức này sẽ
thu thập những thông tin về trục lợi bảo hiểm, đồng thời thực hiện những cuộc điều tra.
Khoảng 1/3 các kết quả điều tra sẽ bị buộc tội, 1/3 bị từ chối và 1/3 sẽ được chi trả. Theo
luật c\a Canada, bất cứ người nào đòi tiền bảo hiểm cho xe máy hoặc phương tiện vận
chuyển mà trong đó có chứa những thông tin sai sự thật hoặc khiến sự thật bị che giấu sẽ
lần thứ nhất sẽ bị phạt 25,000 đô la Canada hoặc bị giam 2 năm hoặc cả hai. Nếu vi
phạm lần thứ hai sẽ bị phạt 50,000 đô la Canada hoặc bị giam 2 năm hoặc chịu cả 2 hình
phạt.
s#t&l"
Theo báo cáo c\a Hiệp hội các hãng bảo hiểm châu Âu, hàng năm họ bị thiệt hại vì trục
lợi bảo hiểm không dưới 10 tỷ USD , chiếm gần 2,5% số phí bảo hiểm. Chỉ riêng các vụ
gian lận về cháy, mất c_p xe hơi, mất trộm tại nhà, hàng năm các hãng bảo hiểm ở Pháp
đã thiệt hại tới gần 10 tỷ France (theo giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm). Một vài
con số như thế tuy chưa khái quát được hết tác hại nghiêm trọng c\a trục lợi bảo hiểm đối
với kết quả hoạt động kinh doanh c\a doanh nghiệp bảo hiểm nhưng cũng đ\ làm cho các
nhà bảo hiểm phải giật mình vì lượng thất thoát đi là khá lớn. Ở nước ta hiện nay, chưa
có công ty bảo hiểm nào thống kê được chính xác hàng năm doanh nghiệp mình bị trục
lợi mất bao nhiêu .Theo đó, có thể kể đến một số hậu quả điển hình do hành vi trục lợi
bảo hiểm gây ra như sau :
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo
hiểm là làm giảm lợi nhuận hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Thậm chí còn tác động xấu
đến uy tín c\a doanh nghiệp .
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
13
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
Trục lợi bảo hiểm còn xâm phạm đến lợi ích c\a khách hàng trung thực khác bởi vì chính
những khách hàng chân chính sẽ phải chia sẻ một phần gánh nặng tài chính do những
khách hàng gian dối gây ra nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không phát hiện ra những
bằng chứng c\a sự gian dối và chấp nhận đền bù.
Đối với xã hội gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán
bộ nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng.
Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội .
u#@%@$v@
1.Doanh nghiệp bảo hiểm#
Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin,
theo dõi, quản lý và giám sát, nâng cao khả năng đánh giá r\i ro trước và sau khi nhận
bảo hiểm.
Duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân
và các tổ chức không tham gia trục lợi bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải theo dõi kiểm tra chặt chẽ các cán bộ, các đại lý và cộng tác
viên bảo hiểm. Nh_c nhở họ thực hiện đúng chức năng quyền hạn nhiệm vụ. Đề ra những
cơ chế quản lý phù hợp: phí bảo hiểm thu được trong ngày, cuối ngày phải nộp; giấy
chứng nhận bảo hiểm cấp trong ngày phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm vào cuối
ngày; khi khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền lớn là bao nhiêu thì phải báo cáo về
doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra theo dõi …
Có chính sách đãi ngộ thoả đáng với cán bộ, các đại lý và cộng tác viên bảo hiểm, thưởng
phạt phải hết sức nghiêm túc và có nề nếp.
Quá trình giám định và bồi thường, chi trả bảo hiểm phải thực hiện đúng nguyên t_c và
trình tự mỗi khâu: nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào đó trong các vụ tổn thất cần xác
minh lại ngay. Tranh th\ sự giúp đỡ c\a các bên có liên quan như: chính quyền địa
phương, công an, y bác sỹ và những người làm chứng
2.Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước
Thường xuyên giám sát tài chính và hoạt động c\a các doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm, thực thi các chế tài xử phạt nghiêm kh_c,
phải làm sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm
kh_c về mặt pháp luật Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định b_t
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
14
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
buộc khách hàng phải tham gia cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra
theo dõi và đưa ra những mức tiền phạt thích đáng cao.
Chúng ta có thể áp dụng mô hình quản lý như nhiều nước trên thế giới, đối với những
khách hàng mua bảo hiểm mà thường xảy ra tai nạn và bồi thường bảo hiểm thì sẽ được
đưa vào một “danh sách đen”, danh sách này sẽ được công bố rộng rãi đến các doanh
nghiệp bảo hiểm, khi đó những khách hàng này khi tham gia bảo hiểm sẽ phải chịu 1
khoản phí bảo hiểm lớn và chịu nhiều ràng buộc hơn những khách hàng khác.
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
15
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM 06/09/2010
w
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, ngày càng có nhiều công
ty bảo hiểm Việt Nam cũng như là nước ngoài tham gia vào thị trường này. Và những
thành quả mà doanh nghiệp bảo hiểm mang lại là không nhỏ, doanh thu phí bảo hiểm
cũng chiếm một tỷ trọng trong GDP c\a Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trục lợi bảo
hiểm là vấn đề lớn nhất khiến các doanh nghiệp cũng như những người tham gia bảo
hiểm e dè. Sự cần thiết phải xoá bỏ rào cản lớn nhất đó là rất cần thiết .
Bạn suy nghĩ gì về trục lợi bảo hiểm Đề tài 10 GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
16