Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ BÍCH THỦY

NGÔ SÀO THI TẬP CỦA NGÔ THÌ LỮ TRONG
DÒNG THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ GIA VĂN PHÁI

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ
NlNGOGỌC LAN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
đảm bảo tính khách quan, khoa học và nghiêm túc.
Tác giả luận văn

Lê Bích Thủy


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU. ........................................................................................................ .1
Chƣơng1: THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGÔ THÌ LỮ ........................ 7
1.1.Quê hƣơng văn hiến và gia tộc văn hóa .................................................... 7
1.2.Thời cuộc rối ren, những biến cố của gia tộc và cuộc đời
của Ngô Thì Lữ ....................................................................................... 13
1.3 Chuyến đi sứ năm Kỉ tị (1809) và sự ra đời của Ngô Sào thi tập tiếp nối
dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái ........................................................... 17
Chƣơng 2: NGÔ SÀO THI TẬP CỦA NGÔ THÌ LỮ NỐI TIẾP NỘI
DUNG THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ GIA VĂN PHÁI.............................. ... ......21
2.1 Sơ lƣợc về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam ........................... 21
2.2 Nội dung Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ ............................................. ..23
Chƣơng 3: NGÔ SÀO THI TẬP CỦA NGÔ THÌ LỮ NỐI TIẾP NGHỆ
THUẬT THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ GIA VĂN PHÁI .................................. .53
3.1 Thể thơ và bút pháp ................................................................................... 53
3.2 Dụng điển .................................................................................................. 61
3.3 Tính kỷ sự.................................................................................................. 64
KÊT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................... ....................................... 71
PHỤ LỤC NIÊN BIỂU NGÔ THÌ LỮ......................................................... 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X - XIX đã ghi dấu một thời đại
rực rỡ của xã hội phong kiến Việt Nam cũng nhƣ chứng kiến sự lụi tàn và suy
vong của xã hội ấy. Suốt mƣời thế kỷ, bộ phận văn học này đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn, làm tiền đề cho các giai đoạn văn học kế tiếp. Trong
thành tựu chung đó có đóng góp không nhỏ của dòng văn Ngô Thì ở Tả
Thanh Oai - một dòng họ duy nhất tự định danh thành văn phái (Ngô gia văn
phái), có thành tựu cả về văn và sử, hơn nữa lại có những đặc sắc riêng, đƣợc

coi là hiện tƣợng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam. Lịch trình phát
triển của Ngô gia văn phái đƣợc xây dựng, bồi đắp dần từ thành tựu của mỗi
cá nhân và qua từng thế hệ. Có những tác phẩm lớn của văn phái nhƣ Hoàng
Lê nhất thống chí đƣợc coi là đỉnh cao của tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam
đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, cũng đã có không ít tác gia của
văn phái đƣợc coi là tác gia tiêu biểu của văn học giai đoạn thế kỷ XVIIIXIX, đƣợc nghiên cứu công phu nhƣ Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm. Những
nghiên cứu chuyên sâu đó đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của văn học
trung đại. Tuy nhiên để thấy đƣợc sự tiếp nối của các thế hệ và đặc sắc riêng
của mỗi tác gia trong thành tựu chung của văn phái, ngoài những tác gia, tác
phẩm đã đƣợc nghiên cứu nhiều, chúng ta không thể bỏ qua một số tác gia lâu
nay chƣa đƣợc quan tâm tìm hiểu nhƣ Ngô Thì Ức, Ngô Thì Trí, Ngô Thì
Hoàng, Ngô Thì Hƣơng, Ngô Thì Điển, Ngô Thì Lữ, Ngô Thì Du, Ngô Giáp
Đậu…
Mặt khác, dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai vốn là dòng họ khoa bảng,
có nhiều ngƣời đỗ đạt, làm quan, từng đƣợc cử đi sứ Trung Hoa. Trên hành
trình đi sứ, các vị quan - sứ thần của Ngô gia đồng thời cũng là thi nhân, đã
sáng tác không ít thơ văn ghi lại hành trình đi sứ, cùng các giao tiếp, thƣởng
lãm và tâm trạng của chính mình. Vì thế cho đến nay trong di sản văn học của
Ngô gia văn phái chúng ta còn biết đến ba tập thơ đi sứ: Hoa trình gia ấn thi
tập (còn gọi là Hoàng hoa đồ phả) của Ngô Thì Nhậm, Mai dịch thú dư của
Ngô Thì Hƣơng và Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ. Trong khoảng vài thập
1


kỷ gần đây, việc nghiên cứu về thơ đi sứ và văn học bang giao đã đƣợc học
giới quan tâm tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, song cho đến nay chƣa có
công trình chuyên biệt nghiên cứu về dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái.
Chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu về tác giả Ngô Thì Lữ và Ngô Sào thi tập
của ông đặt trong diễn trình/ vận động của dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn
phái cũng là một việc làm rất có ý nghĩa.

Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn của
mình là“Ngô Sào thi tập” của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia
văn phái.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thơ đi sứ hay còn gọi là thơ sứ trình là bộ phận thơ do các sứ giả sáng
tác trên đƣờng đi sứ. Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ là một tập thơ đi sứ
nằm trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái. Vì vậy liên quan đến đề tài
nghiên cứu của chúng tôi có việc nghiên cứu chung về thơ đi sứ trong văn học
trung đại Việt Nam; mặt khác trọng tâm vấn đề đƣợc dành cho các nghiên cứu
về tác giả Ngô Thì Lữ và tập thơ Ngô Sào thi tập trong dòng thơ đi sứ của
Ngô gia. Trên đại thể tình hình nghiên cứu nói trên có thể đƣợc mô tả trên hai
vấn đề chính:
2. 1 Nghiên cứu về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam
Ngay từ thế kỷ XX việc nghiên cứu về thơ đi sứ và văn học bang giao,
chủ yếu là quan hệ bang giao với Trung Quốc đã đƣợc học giới quan tâm tìm
hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Mốc thời gian đáng chú ý có sự tập trung
nghiên cứu về loại hình sáng tác này là thập niên 80 của thế kỷ XX. Sau cuộc
chiến tranh biên giới chống quân xâm lƣợc bành trƣớng Trung Quốc năm
1979, chúng ta có một công trình do Viện Văn học chủ trì, nhan đề Văn học
Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược
[95]. Công trình này tập trung khá nhiều phần viết về thơ đi sứ, chẳng hạn
Trần Thị Băng Thanh với Khí phách “Đông A” trong thơ sứ trình đời Trần
[95, tr.87-113]. Vũ Khiêu với Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh
chống xâm lược [95, tr.415 – 431], Bùi Duy Tân với Tình cảm yêu nước,
thương nhà trong thơ sứ trình thời Lê Trung hưng [95, tr. 344 – 364], Trƣơng
Chính với Tập “Tinh sà kỷ hành” cùng một vài văn kiện ngoại giao của Phan
2


Huy Ích [95, tr.432 - 448], Nguyễn Du và chuyện Trung Quốc [95, tr. 513530], Nguyễn Đổng Chi với Mấy nét về thơ ca sứ trình thời Nguyễn [95, tr.

502 - 512] và Lý Văn Phức, cây bút luận chiến ngoại giao cứng cỏi [94, tr.
530- 541].
Những thập niên đầu của thế kỷ XXI đã xuất hiện những luận án có
tính chất chuyên sâu về thơ đi sứ, chẳng hạn luận án của Nguyễn Thị Hòa với
đề tài Thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn [20], Lý Na
(Li Na) với Thơ đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam từ thế kỷ X –
XVIII [38], Đỗ Thị Thu Thủy với Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến
đầu triều Nguyễn (1740 -1820)[84].
Ngoài ra trƣớc và sau đó cũng có khá nhiều bài nghiên cứu về các tác
giả và các tập thơ đi sứ trong thành tựu chung của văn học chữ Hán thời trung
đại Việt Nam đƣợc in rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, chẳng hạn
Nguyễn Đổng Chi có Lý Văn Phức, ngòi bút đấu tranh ngoại giao xuất sắc
đời Nguyễn [7, tr. 52 – 58], Bùi Duy Tân có Nguyễn Tông Quai: Sứ giả nhà thơ nổi tiếng thế kỷ XVIII [66, 36- 47] và Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và chủ
nghĩa yêu nước [67, 482-503], Trƣơng Chính có Phan Huy Ích và Dụ Am
ngâm lục [10, tr. 118 – 131 và 137], Đỗ Văn Hỷ có Những vần thơ biên tái [
25 ], Hoàng Văn Lâu có Đào Công Chính với Bắc sứ thi tập [31], Mai Quốc
Liên có Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu nước và ý chí chiến đấu [32], Trần
Thị Băng Thanh có Lạng Sơn trong hành trình thơ đi sứ [70, tr.25-31], Ngô
gia văn phái một hiện tượng của văn học trung đại Việt Nam [72, tr.3-12],
Tập thơ Giới Hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn [73, tr.3-26], Nguyễn
Đăng Na có Nguyễn Trung Ngạn – một người tài hoa [46], Nguyễn Thị Thanh
Chung có bài Thiên nhiên trong thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn
Văn Siêu [13, tr. 225- 246], Nguyễn Công Lý có Thơ trung đại Việt Nam viết
về danh thắng ở Hồ Nam – Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn
[39], Diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam và thơ đi sứ của Nguyễn
Trung Ngạn [40, tr. 95-109], Nguyễn Thị Hoàng Quý có Giới thiệu tác giả
tác phẩm Hoa trình tạp vịnh [59, tr. 37 – 46] và Dòng họ Phan Huy Sài Sơn
và những tập thơ đi sứ [60, tr.457 – 463], Đỗ Thị Thu Thủy với Cảm hứng
văn hóa – lịch sử trong thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê – đầu Nguyễn (1740 3



1820) [82, tr. 76 -82], Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình
thời Lê Trung Hưng (1533- 1788) [83, tr. 44-51], Lê Quang Trƣờng với Bước
đầu tìm hiểu thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức [86], Nguyễn Hoàng Yến với
Tổng quan tình hình nghiên cứu về các tác phẩm đi sứ Trung Quốc của Việt
Nam ở nước ngoài [98, tr. 64-73].
Đáng chú ý, đã có khá nhiều công trình tuyển dịch tác phẩm thơ đi sứ.
Chỉ tính riêng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái đã có khá nhiều thơ đƣợc tuyển
dịch, chẳng hạn Thơ đi sứ [77] tuyển dịch của Ngô Thì Nhậm 7 bài, của Ngô
Thì Vị 5 bài; Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, Quyển 1[51], tuyển Hoàng
hoa đồ phả 98 bài; Thơ Ngô Thì Nhậm [30] tuyển 50 bài; Ngô Thì Nhậm tác
phẩm, tập 2 [33] tuyển 98 bài; Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 3 [52] chọn 115
bài; Tuyển tập Ngô gia văn phái [73] tuyển 18 bài trong Hoàng hoa đồ phả
của Ngô Thì Nhậm, 30 bài trong Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hƣơng, 38 bài
trong Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ.
2.2 Nghiên cứu về tác giả Ngô Thì Lữ cùng tác phẩm “Ngô Sào thi
tập” và dòng thơ đi sứ của Ngô gia
Bên cạnh rất nhiều công trình nghiên cứu về dòng văn Ngô Thì nhƣ
một hiện tƣợng độc đáo của văn học trung đại, tập trung đặc biệt đến Hoàng
Lê nhất thống chí và các tác gia Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, thì gần đây công
trình Tuyển tập Ngô gia văn phái, Nxb. Hà Nội, 2010 [73] có giới thiệu khá
đầy đủ về thành tựu của dòng văn và những tác gia tiêu biểu. Đặc biệt, trong
phần giới thiệu khái quát về dòng văn, Trần Thị Băng Thanh đã rất chú ý đến
thơ đi sứ của Ngô gia văn phái: “Cũng có thể xếp vào loại đề vịnh là thơ đi
sứ. Chỉ trong vòng ba chục năm, Ngô gia có tới ba tập thơ đi sứ: hai tập của
Ngô Thì Nhậm và Ngô Thì Hƣơng dầy dặn, tập của Ngô Thì Lữ mỏng hơn.
Nhìn chung thơ đi sứ của Ngô gia, đặc biệt là Hoa trình gia ấn (cũng gọi là
Hoàng hoa đồ phả) của Ngô Thì Nhậm có thể nói đã tiếp nối đƣợc hào khí
của thơ đi sứ đời Trần”[73, I, tr.40].
Ngô Thì Lữ là con của Ngô Thì Chí, cháu nội của Ngô Thì Sĩ và cháu

gọi Ngô Thì Nhậm là bác ruột. Thành tựu văn chƣơng của Ngô Thì Lữ rất
khiêm tốn so với ông cha, song thơ ông cũng có những nét riêng, và cũng có
bài hay. Tuy nhiên về tác gia này trƣớc đây chúng ta chƣa có công trình dịch
4


tác phẩm và giới thiệu về tác giả; càng chƣa có công trình nghiên cứu chuyên
biệt về Ngô Thì Lữ và sáng tác của ông. Do vậy có thể coi Tuyển tập Ngô gia
văn phái là công trình đầu tiên có giới thiệu về ông và dịch trọn vẹn 38 bài
thơ chữ Hán trong Ngô Sào thi tập của ông (bản dịch do Nguyễn Văn Thiệu
và Phạm Văn Ánh thực hiện) [73, I, tr. 480- 532]. Ngoài lời giới thiệu về tác
giả Ngô Thì Lữ ở đầu phần tuyển chọn thơ ông, cũng ở công trình này, trong
phần “Khái quát”, nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đã nhắc đến Ngô Thì
Lữ và thành tựu chung của Ngô gia văn phái có đóng góp riêng của ông [73, I,
tr.21], [73, I, tr. 111]. Cũng có thể nói đây là công trình đầu tiên đƣa đến cho
độc giả một hình dung về Ngô Thì Lữ và thơ đi sứ của ông trong dòng thơ đi
sứ của Ngô gia văn phái. Đƣợc gợi ý từ công trình này và từ các nghiên cứu
về thơ đi sứ của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về Ngô Thì
Lữ và Ngô Sào thi tập của ông trong tƣơng quan với thơ đi sứ của Ngô gia
văn phái nói riêng, thơ đi sứ của văn học trung đại Việt Nam nói chung cũng
là một việc làm rất có ý nghĩa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thân thế sự nghiệp của Ngô Thì Lữ và
tập thơ Ngô Sào thi tập, chúng tôi mong muốn giới thiệu kỹ về một tác giả
của Ngô gia văn phái trƣớc đây còn chƣa đƣợc quan tâm tìm hiểu, đồng thời
làm rõ tính kế thừa tiếp nối và nét riêng của Ngô Sào thi tập trong diễn tiến
của dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái; qua đó góp thêm cứ liệu khẳng định
giá trị và những đóng góp về thơ đi sứ của Ngô gia văn phái trong văn học
trung đại Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Ngô Thì Lữ; đi

sâu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tập thơ Ngô Sào thi tập. Trong khi
triển khai vấn đề, chúng tôi đặt Ngô Sào thi tập trong liên hệ, so sánh với
Hoàng hoa đồ phả (còn gọi là Hoa trình gia ấn thi tập) của Ngô Thì Nhậm và
Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hƣơng, từ đó chỉ ra nét riêng và đóng góp của
Ngô Thì Lữ trong thành tựu chung của thơ đi sứ của Ngô gia văn phái.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chính của chúng tôi là thân
thế, sự nghiệp của Ngô Thì Lữ và tập thơ Ngô Sào thi tập của ông; đồng thời
5


chúng tôi cũng mở rộng phạm vi khảo sát đến Hoàng hoa đồ phả (còn gọi là
Hoa trình gia ấn thi tập) của Ngô Thì Nhậm và Mai dịch thú dư của Ngô Thì
Hƣơng.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu tập thơ Ngô Sào thi tập (đƣợc
dịch giả Nguyễn Văn Thiệu và Phạm Văn Ánh thực hiện), Hoàng hoa đồ phả,
Mai dịch thú dư trong bộ sách Tuyển tập Ngô gia văn phái (2 tập, Nxb. Hà
Nội, 2010). Ngoài ra chúng tôi có tham khảo thêm bản dịch Hoàng hoa đồ
phả đầy đủ hơn trong Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 3 (Lâm Giang – Nguyễn
Công Việt chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 7 – 260.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử, phƣơng pháp
so sánh; phối hợp các thao tác thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn làm rõ hơn về thơ đi sứ trong văn học trung đại và đặc điểm thơ đi
sứ của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái, qua đó bổ sung
một góc nhìn văn học sử đầy đủ hơn về dòng thơ đi sứ và thành tựu văn
chƣơng của Ngô gia văn phái.
- Luận văn cung cấp các số liệu, dẫn liệu, đặc điểm thơ đi sứ của Ngô Thì Lữ
trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái; đồng thời cung cấp một Niên biểu

tƣơng đối đầy đủ về cuộc đời Ngô Thì Lữ và các sự kiện lịch sử, văn hóa
đƣơng thời liên quan đến một số tác giả dòng văn Ngô Thì Tả Thanh Oai.
Những kết quả đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời làm
công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa, văn học trung đại Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo, phụ lục Niên biểu
Ngô Thì Lữ, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng1: Thân thế và sự nghiệp của Ngô Thì Lữ
Chƣơng 2: Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ nối tiếp nội dung thơ đi sứ
của Ngô gia văn phái
Chƣơng 3: Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ nối tiếp nghệ thuật thơ đi sứ
của Ngô gia văn phái
Kết luận
6


Chƣơng 1
THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGÔ THÌ LỮ
1.1 Quê hƣơng văn hiến và gia tộc văn hóa
Ngô Thì Lữ (1773 -1821) còn có tên là Phẩm (vì về sau chữ Lữ đƣợc vua
ban thêm nét, thành chữ Phẩm). Ông tên tự là Bằng Phủ, hiệu Thuật Trai, sinh
ngày 11 tháng Hai năm Quý tị (1773) trong một dòng họ văn hóa nổi tiếng ở
làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (từ 1741 đổi là Sơn Nam thƣợng)1. Dòng
họ ông vốn quê gốc ở làng Động Phang, huyện Yên Định, trấn Thanh Hoa2,
khoảng từ đầu đời Lê Trung hƣng mới đến lập ấp ở Tả Thanh Oai. Chính trên
quê hƣơng mới này dòng họ Ngô Thì (lúc đầu lót chữ Đình), đã tìm thấy miền
an cƣ và khởi phát thực sự.
Tả Thanh Oai tên Nôm là làng Tó, hay Kẻ Tó (còn gọi là Tó Tả vì ở
bên trái dòng sông Nhuệ). Đây là một vùng văn hiến lâu đời đƣợc biết đến với
đình Hoa Xá, đình Tổ Thị thờ Lê Hoàn và bà chúa Hến – cô gái làng Tó đƣợc

Lê Hoàn lấy làm phi trong dịp dẫn đại quân theo đƣờng sông ra Bắc để tiêu
diệt quân xâm lƣợc Tống. Đây cũng là nơi có chùa chiền cổ kính, có lễ hội
làng và những nghi lễ hát xƣớng hàng năm đề cao truyền thống văn vật của
làng, có những phiên chợ Tó đông vui, thuần phác đã thành phong tục lâu đời.
Đây cũng là vùng kề cận với kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là đất thi thƣ
văn vật, khởi phát về khoa bảng và văn chƣơng. Theo Ghi chép về địa dư của
ấp (Ấp địa dư, ký cương giới, giang khê, thị kiều, duyên cách) của Ngô Thì
Đạo thì đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”: “Ấp Thanh Oai ta, nằm ở phía
trái dòng sông Nhuệ” [73, tập I, tr. 509]: “Bên cánh tay phải đột khởi một
ngọn đồi tròn, cùng với các dãy đồi ở Quang Liệt tạo thế nghênh tống, cũng
gọi là thế đất “Y quan lại”… Phía đông ấp, núi Huỳnh chiếu ảnh, cho nên nối
đời khoa giáp; phía nam ấp có thế Thiên mã chầu cửa khuyết, cho nên đời nào
cũng có ngƣời ngâm thơ Hoàng hoa mà thả bè sao, tất cả đều do địa linh
chung đúc lên vậy” [73, tập I, tr. 510]. Ngô Thì Sĩ cũng từng mô tả đây là nơi
1

2

Nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
Nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

7


thôn xóm trù mật “quán dựng bên sông trong”, “Nhà cửa dọc ngang nhƣ gò
kiến; tiếng gà khắp thôn xóm rộn ràng”, là nơi kẻ chợ phồn hoa với những
phong tục văn hóa, những lễ hội đình đám “mũ áo tấp nập”, “trống chuông
rền vang” (Tổ thị phong cảnh, tính dẫn). Quan trọng hơn, chính Ngô Thì Sĩ
từng ghi nhận đây thực sự là một miền quê có thi thƣ giáo hóa, có nhiều bậc
tài trí thông minh đỗ đạt, làm quan, biết thu nhận những văn minh tinh túy từ

bốn phƣơng hội tụ về để làm đẹp thêm cảnh sắc quê hƣơng.
Lần theo gia phả dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai3 có thể thấy ở mấy
đời đầu, dòng họ này mới có chút tiếng tăm, hoặc là về sự nghiệp chính
trƣờng, hoặc là về đƣờng võ bị, song đƣờng đỗ đạt và khoa hoạn chƣa khởi
sắc; đến đời thứ tƣ mới có Cẩn tiết công đỗ Nho sinh trúng thức, ghi dấu ấn từ
đây dòng họ đã chuyển sang nghiệp văn: “đời đời theo nghề đao bút, lúc đọc
sách, lúc làm ruộng, đƣợc tiếng tốt trong hƣơng thôn” (Tựa gia phả). Song
phải đến đời thứ 9 với “Đan nhạc công Ngô Trân, ông nội của Ngô Thì Sĩ,
văn nghiệp dòng họ mới thực sự khởi phát” [73, tập, I, tr. 10]. Cụ Ngô Trân
tuy đỗ đạt muộn và cũng không đỗ cao – năm 73 tuổi mới đỗ khoa Hoằng từ,
nhƣng là ngƣời hay chữ nổi tiếng trong vùng, từng đƣợc các nho sĩ kinh thành
coi là một trong "Trƣờng An thất hổ". Cụ đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết truyền thụ kiến thức cho thế hệ con cháu trong dòng họ và đã đào tạo
đƣợc nhiều ngƣời hiển đạt. Từ ngƣời con trai là Ngô Thì Ức đến các cháu
Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Đạo, các chắt Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí đều đƣợc cụ
Ngô Trân đích thân rèn cặp từ những ngày đầu theo nghiệp sách đèn. Truyền
thống dạy học của dòng họ có lẽ cũng đƣợc bắt đầu từ cụ, để rồi sau này, Thì
Ức, Thì Sĩ, Thì Nhậm, Thì Chí, Thì Hoàng, Thì Điển, Thì Du đều từng có
thời kỳ dạy học, vừa để mƣu sinh vừa góp phần nâng cao dân trí trong vùng
và đào đạo anh tài cho đất nƣớc. Chỉ riêng dƣới triều Lê (1427-1786) làng Tó
đã có đến 11 Tiến sĩ, trong đó ngành trƣởng của dòng họ Ngô Thì có hai anh
em Ngô Đình Thạc (Tiến sĩ khoa Canh Thìn, 1700), Ngô Đình Chất (Tiến sĩ
khoa Tân Sửu, 1721); ngành thứ phát đạt muộn hơn, song đƣờng thanh vân có
Chúng tôi dựa theo nghiên cứu gia phả dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai của nhà nghiên
cứu Trần Thị Băng Thanh [73, tập I, tr. 7 – 10].
3

8



phần hiển hách hơn: hai cha con Ngô Thì Sĩ (Hoàng giáp khoa Bính Tuất,
1766), Ngô Thì Nhậm (Tiến sĩ khoa Ất Mùi, 1775) đều là những quan triều
đƣợc hƣởng ơn tri ngộ của vua chúa triều Lê – Trịnh; riêng Ngô Thì Nhậm về
sau còn là một trong những nhân vật chủ chốt dƣới triều Tây Sơn. Nhƣ vậy họ
Ngô Thì từng đƣợc ca tụng "Họ Ngô một bồ Tiến sĩ" cũng không phải là quá
lời. Mặt khác, xét ở khía cạnh đóng góp văn hóa, ở truyền thống học hành, đỗ
đạt, làm quan và sáng tác văn chƣơng, nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh
cho rằng, đối với Tả Thanh Oai “xem ra ảnh hƣởng của dòng Ngô Thì dày
dặn hơn cả” [73, tập I, tr.15]. Theo Tổ thị phong cảnh, tính dẫn của Ngô Thì
Sĩ thì ngành trƣởng dòng họ Ngô Thì có Phƣơng quận công Ngô Đình Chất
từng giúp dân làm đƣờng, bắc cầu, bỏ tiền mua đất mở chợ Tó, xây dựng quê
hƣơng thành một nơi dân cƣ đông đúc, phong tục đẹp. Ngành thứ tuy không
nhiều đóng góp lớn về vật chất nhƣng với trình độ hiểu biết, công lao đắp bồi
học vấn, thực hành tín ngƣỡng và các sinh hoạt văn hóa… đã cho thấy ý thức
văn hóa rất cao và khả năng lan truyền ảnh hƣởng văn hóa của dòng họ. Ngay
hứng thú xếp đá làm núi, trồng hoa, vẽ tranh, đề thơ, giao lƣu với khách văn
chƣơng của Ngô Thì Ức, hay những Quan Lan sào ở Thanh Hóa, động Nhị
Thanh ở Lạng Sơn của Ngô Thì Sĩ, cũng nhƣ ngôi nhà “Sơn Hải kính” “xa
lánh bụi trần” ở làng Tó của Ngô Thì Trí đều là những hành vi văn hóa đáng
ngƣỡng mộ, bắt nguồn từ nếp sống của những ngƣời con của một gia tộc văn
hóa, lớn lên từ mảnh đất Tả Thanh Oai văn vật. Nói cách khác, cùng với họ
Nguyễn Khai Khoa, họ Ngô Vi và họ Nguyễn Thế, họ Ngô Thì đã đóng góp,
xây dựng cả về vật chất lẫn tinh thần cho vùng đất Tả Thanh Oai mà mình cƣ
ngụ dần trở thành một vùng quê văn hiến có tiếng ở Bắc Hà suốt nhiều thế kỷ
kể từ thời Lê Trung hƣng, nhƣ Ngô Thì Sĩ từng tự hào khẳng định: “Làng tôi
là đất thi thƣ văn vật” (Tựa gia phả).
Điều đáng nói là dòng họ Ngô Thì ngay ở sát kinh thành Thăng Long,
đƣợc giao lƣu với các trí thức nho sĩ từ các miền quê về Thăng Long hội tụ, tu
rèn học vấn và thi thố qua các kỳ thi tuyển chọn của triều đình. Đây là cơ hội
để các cá nhân trong dòng họ Ngô Thì có mối quan hệ hôn nhân và giao lƣu

văn hóa văn chƣơng với các danh sĩ, các dòng họ nổi tiếng một thời nhƣ dòng
9


họ Nguyễn Huy ở Trƣờng Lƣu, dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn, dòng họ
Nguyễn ở Tiên Điền… Phan Huy Ích, con trai của cụ Phan Huy Cẩn trở thành
con rể của Ngô Thì Sĩ, anh rể của Ngô Thì Nhậm, cùng nhiều thơ xƣớng họa,
tặng đáp của các cá nhân trong dòng họ với các danh sĩ đƣơng thời còn lƣu lại
đến nay là minh chứng cho những các mối quan hệ thâm tình đó.
Không phải ngẫu nhiên dòng họ Ngô Thì đƣợc coi là một dòng tộc văn
hóa, vừa thành công về đƣờng học vấn, khoa hoạn, vừa có truyền thống văn
chƣơng. Trên thực tế, các con cháu dòng họ Ngô Thì Tả Thanh Oai nhiều
ngƣời đỗ đạt, làm quan; hơn nữa khối lƣợng trƣớc tác của dòng họ rất đồ sộ,
phong phú cả về nội dung lẫn thể loại, tác giả thuộc nhiều thế hệ, “lớp cha
trƣớc, lớp con sau”, đƣợc tập hợp trong bộ sách Ngô gia văn phái, đã cho thấy
tầm vóc văn hóa của một dòng tộc đã đƣợc định vị nhƣ một hiện tƣợng độc
đáo trong lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam. Trong bộ tùng thƣ này, cụ Ngô
Trân nổi tiếng uyên bác nhƣng không có thi tập truyền lại. Ngƣời con trai cụ
là Ngô Thì Ức (1709- 1736), hiệu Tuyết Trai để lại tập thơ Tuyết Trai thi tập4
và tập thơ Nam trình liên vịnh thể hiện rõ ràng khí chất của một con ngƣời có
tài văn chƣơng nhƣng không mặn mà với khoa cử, sớm lui về vui thú điền
viên. Đây chính là ngƣời đã mở lối văn chƣơng cho dòng họ. Cũng giống nhƣ
cha, Ngô Thì Sĩ (1726 -1780), tự là Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, biệt hiệu là
Nhị Thanh cƣ sĩ, là ngƣời nổi tiếng về văn chƣơng. Ông đỗ Hoàng giáp năm
1766 nhƣng ngay từ trƣớc đó mƣời năm (năm 1756), qua một kỳ thi tuyển
nhân tài, ông đã đƣợc tuyển vào ban văn trong phủ chúa, giữ việc soạn thảo
giấy tờ, đƣợc theo chúa Trịnh Doanh đi kinh lý nhiều nơi. Từ sau khi thi đỗ
đến cuối đời, ông từng trải các chức: Hiến sát sứ Thanh Hoa, Tham chính
Nghệ An, Hiệu lý Hàn lâm viện, Thiêm đô Ngự sử, Đốc trấn Lạng Sơn. Ông
cũng là ngƣời luôn say mê kiếm tìm hứng thú tao nhã từ thiên nhiên, sáng tác

rất nhiều thể loại, cả về văn và sử: Anh ngôn thi tập, Anh ngôn phú tập, Ngọ
Phong văn tập, Bảo chướng hoằng mô, Khuê ai lục, Việt sử tiêu án; ngoài ra
còn tham gia biên soạn Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên.
Ngƣời con trai thứ hai của Ngô Thì Ức là Ngô Thì Đạo (1732 – 1802), còn có
4

Khi khắc in Ngô Thì Nhậm đặt tên là Nghi vịnh thi tập.

10


tên là Tƣởng Đạo, hiệu Ôn Nghi và Văn Túc. Ông là em trai Ngô Thì Sĩ và là
thân sinh của Ngô Thì Du, từng đỗ Á nguyên khoa thi Hƣơng năm Quý dậu
(1753), đỗ Giải nguyên khoa Hoằng từ năm Đinh sửu (1757), đƣợc trao chức
Đại lý tự thừa, Hiến sát phó sứ kiêm Ủy phó sứ Kinh Bắc, Thị giảng Đông
cung. Ông có tài quân sự, từng đƣợc sai đi dẹp những toán cƣớp biển có thanh
thế ở vùng Sơn Nam, chấn chỉnh vụ lộn xộn của kiêu binh năm 1782, bôn ba
chiêu mộ hào kiệt ủng hộ Chiêu Thống khi Tây Sơn ra bắc diệt Nguyễn Hữu
Chỉnh. Ông trƣớc sau chỉ trung thành với nhà Lê, không chịu cộng tác với
Tây Sơn, song cũng không tham gia với nhóm Trần Danh Án cầu viện nhà
Thanh giúp Chiêu Thống khôi phục ngôi vị. Khi còn làm quan, Ngô Thì Đạo
để tâm nhiều đến việc dạy học, những năm cuối đời Tây Sơn, ông sống cuộc
đời một “ông già thôn quê, đóng cửa tạ khách”. Tác phẩm của ông tập hợp
thành Hoằng từ Hiến sát Văn Túc công di thảo.
Đến đời các cháu, ngƣời đóng góp nhiều nhất cho Ngô gia văn phái
phải kể đến Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, là con
trai trƣởng Ngô Thì Sĩ và anh vợ Phan Huy Ích. Ông là ngƣời thông minh,
đọc rộng và thích nghiên cứu. Ngay từ năm 16 tuổi, dƣới sự hƣớng dẫn của
cha, ông đã viết công trình sử học đầu tiên, đó là cuốn Nhị thập tứ sử toát yếu.
Sau khi đỗ Giải nguyên, Thì Nhậm đƣợc bổ chức Hiến sát phó sứ Hải Dƣơng;

sau khi thi đỗ Tiến sĩ (năm 1775), dƣới triều Lê Trịnh, ông từng trải các chức
Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ, Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, Đốc đồng trấn
Kinh Bắc rồi lại đƣợc giao kiêm Đốc đồng Thái Nguyên. Năm 1788, sau khi
Chiêu Thống bỏ chạy, Ngô Thì Nhậm ra cộng tác với Tây Sơn, đƣợc trao
chức Thị lang bộ Lại, tƣớc Tình phái hầu và dần trở thành một trọng thần
dƣới thời Quang Trung, có nhiều đóng góp quan trọng, đặc biệt trong đối
ngoại với nhà Thanh. Dƣới thời Quang Toản, không đƣợc trọng dụng nhƣ
trƣớc, ông trở ra Bắc chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật, lập Thiền viện Bích
Câu, lấy đạo hiệu Hải Lƣợng. Gia Long lên ngôi, ông (và Phan Huy Ích) bị
đem kể tội, đánh đòn đau ở Văn Miếu Thăng Long, rồi mất sau đó. Ông sáng
tác nhiều, có các tác phẩm: Hải Đông chí lược, Bút hải tùng đàm, Thủy vân
nhàn vịnh, Ngọc đường xuân khiếu, Cúc hoa thi trận, Thu cận dương ngôn,
11


Hoàng hoa đồ phả, Cẩm đường nhàn thoại, Kim mã hành dư, Hàn các anh
hoa, Bang giao hảo thoại, Xuân thu quản kiến, Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh. Với dòng họ Ngô Thì, sau khi Ngô Thì Sĩ mất, Ngô Thì Nhậm trở
thành ngƣời trụ cột, không chỉ là ngƣời chèo chống đại gia đình, mà còn là
chỗ dựa tinh thần, là ngƣời duy trì, gây dựng cho các em, các cháu tiếp nối
nền nếp cùa gia tộc. Ông có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến các em và thế hệ sau
của Ngô gia, trong đó có Ngô Thì Hƣơng và Ngô Thì Lữ.
Em cùng mẹ với Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Chí (1753- 1788), tên chữ
là Học Tốn, hiệu Uyên Mật. Ông là cha Ngô Thì Lữ, từng đỗ Á nguyên
Hƣơng tiến, làm quan đến chức Thiêm thƣ bình chƣơng tỉnh sự, có tác phẩm
Học Phi thi tập, Học Phi văn tập, Hào mân khoa sớ, Quốc sử tiệp lục và 7 hồi
đầu Hoàng Lê nhất thống chí. Hai ngƣời em cùng cha khác mẹ nhƣng chịu
khá nhiều ảnh hƣởng của Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Trí và Ngô Thì Hoàng
cũng đều là những tác gia có thành tựu của Ngô gia văn phái. Ngô Thì Trí
(1766 -?) hiệu Dƣỡng Hạo, dƣới thời Tây Sơn làm đến chức Hữu thị lang bộ

Hộ, tƣớc Bính phong hầu là ngƣời khởi xƣớng việc sƣu tập tác phẩm của dòng
họ, nhờ vậy mà ngày nay chúng ta có bộ tùng thƣ Ngô gia văn phái đồ sộ, trong
đó cũng lƣu giữ tác phẩm Sóc Nam hành kính của ông. Khác với sự nhập cuộc
hăm hở của cha và anh cả Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Hoàng (1770- 1814) không
thích làm quan, thích cuộc sống ẩn dật, dạy học và nghiên cứu đạo thiền; từng là
nhân vật quan trọng trong nhóm Trúc Lâm ở Bích Câu của Ngô Thì Nhậm, lấy
hiệu là Huyền Trai, biệt hiệu Thạch Ổ cƣ sĩ. Ông có tác phẩm Thạch Ổ di
chương và phần thanh dẫn trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.
Không giống với lớp ông cha, những tác gia sinh sau đẻ muộn của dòng
họ nhƣ Ngô Thì Hƣơng, Ngô Thì Du, Ngô Thì Điển, Ngô Thì Lữ sống vất vả
hơn, họ sinh ra và lớn lên khi dòng họ đã sa sút, giữa thời buổi rối ren, loạn
lạc, họ không đƣợc học hành nhiều và cũng không thành đạt nhƣ các thế hệ
trƣớc, song ít nhiều đã nối tiếp truyền thống văn chƣơng của dòng họ và là
những tác gia có thành tựu. Ngô Thì Hƣơng (1774- 1821), còn có tên là Vị,
tên chữ là Thành Phủ, hiệu Ƣớc Trai, là con trai út Ngô Thì Sĩ. Khi Gia Long
lên ngôi, ông đƣợc thu dùng ngay và đƣợc trao chức Thiêm sự bộ Lại, từng
12


hai lần đƣợc cử đi sứ nhà Thanh, có tác phẩm Mai dịch thú dư và Thành Phủ
công di thảo. Ngô Thì Du (1772 -1840) tên chữ là Trƣng Phủ và Văn Bác, là
con của Ngô Thì Đạo và cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột. Ngô Thì Du có chí
học tập, học giỏi nhƣng không đỗ đạt, khoảng gần 40 tuổi, mới ra làm quan
với nhà Nguyễn, giữ chức Đốc học Hải Dƣơng, nhƣng không bao lâu buồn
nản, nhớ quê mà thành bệnh, bèn xin từ chức trở về quê nhà cho đến lúc qua
đời. Thơ văn ông đƣợc tập hợp trong Trưng Phủ công thi văn, và theo Ngô
gia thế phả, ông còn là tác giả của 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí.
Ngô Thì Điển tự Kính Phủ, hiệu Tĩnh Trai, con trƣởng Ngô Thì Nhậm, sinh
năm Tân Mão (1771), có tác phẩm Dưỡng Chuyết thi văn và là ngƣời sƣu tập
chính của bộ tùng thƣ Ngô gia văn phái.

Nhƣ vậy, có thể nói, Ngô Thì Lữ đƣợc sinh ra trong gia đình dòng dõi,
đƣợc tiếp thu ảnh hƣởng từ quê hƣơng có nền văn hiến lâu đời và từ gia tộc
giàu truyền thống văn hóa, đó là mảnh đất đã nuôi dƣỡng tâm hồn, tài năng
văn chƣơng của ông từ thuở ấu thơ.
1.2. Thời cuộc rối ren, những biến cố của gia tộc và cuộc đời Ngô Thì Lữ
Bƣớc sang thế kỷ XVIII, tình hình Bắc Hà càng ngày càng trở nên rối
ren: triều đình vừa có vua, vừa có chúa; vua chỉ là hƣ vị, chúa mới nắm thực
quyền. Trong quan hệ giữa vua và chúa, vua thƣờng phải chịu nhân nhƣợng
để êm mọi chuyện, do vậy, quyền lực ngày càng tập trung trong tay chúa. Đến
giữa thế kỷ XVIII, triều chính càng xảy ra nhiều mối tệ bởi sự lấn lƣớt quá
đáng của chúa, vua Lê Hiển Tông nhu nhƣợc cầu an đã chấp nhận "rủ áo chắp
tay", đàn hát vui chơi, mặc chúa gánh cái lo. Bên phủ chúa các chúa Trịnh
thƣờng lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn lo việc trị nƣớc. Vũ
trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ
- Nguyễn Án từng ghi lại khá chân thực tế những thói ăn chơi xa xỉ của chúa:
mỗi năm đến tết trung thu phát gấm trong cung ra làm hàng trăm, hàng nghìn
cái đèn lồng treo xung quanh bờ hồ, rồi cảnh chúa Trịnh Sâm mỗi tháng ba
bốn lần ngự chơi cung Thụy Liên trên bờ Hồ Tây, binh lính dàn hầu vòng
quanh bốn mặt hồ, kẻ nội thần đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, dàn bày hàng hóa
bán để mua vui, hay sự nhũng nhiễu của lính tráng đối với ngƣời dân khi đi
13


các nơi thu mua thú lạ, cây cảnh non bộ quý hiếm dâng lên chúa, v.v... Ngƣời
dân phải cung đốn, phục dịch cho những chuyến ngoạn cảnh tuần du của chúa
đã rất khốn khổ, lại thêm mất mùa, đói kém khiến cho đời sống dân gian ngày
càng thêm cơ cực. Vào cuối đời, Trịnh Sâm ham mê tửu sắc, bỏ con trƣởng
lập con thứ, gây ra nhiều chuyện lộn xộn, bè đảng tranh giành, cha con anh
em sát phạt lẫn nhau trong phủ chúa khiến Thăng Long trải qua một thời kỳ
náo loạn. Trong một xã hội đầy rẫy những bất ổn nhƣ vậy, các cuộc nổi dậy

diễn đã ra ở nhiều nơi; mấy lần kinh thành khói lửa ngút trời, ngƣời Thăng
Long bồng bế, dắt díu nhau chạy trốn. Đến khi vua Hiển Tông băng hà,
Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ đƣợc lập làm vua, lấy niên hiệu Chiêu Thống,
nhƣng tình hình cũng không khá hơn, triều đình đã không còn khả năng điều
hành đất nƣớc. Không những thế chỉ vì lo giữ ngôi vua của mình, Chiêu
Thống cam tâm rƣớc quân Thanh vào Thăng Long. Rồi sự xuất hiện của
Nguyễn Huệ ở Thăng Long năm 1786 và trận đại thắng quân Thanh năm
1789 đã “hoàn toàn phá vỡ thế bùng nhùng của cục diện chính trị đƣơng
thời”. Dƣới thời Quang Trung tình hình xã hội có ít nhiều thay đổi tích cực.
Nhƣng triều Tây Sơn tồn tại không đƣợc bao lâu, vua Quang Trung đột ngột
băng hà, Quang Toản lên nối ngôi còn nhỏ tuổi, triều Tây Sơn lục đục,
Nguyễn Ánh nhân tình thế ấy đã làm cuộc nhất thống và lên ngôi, lấy niên
hiệu Gia Long.
Trong bối cảnh thời cuộc rối ren ấy, gia tộc Ngô Thì đã không tránh
khỏi những biến cố lớn, có ảnh hƣởng đến từng cá nhân trong dòng họ ở
những mức độ khác nhau. Bản thân Ngô Thì Lữ cũng bị tác động nhiều từ
hoàn cảnh chung ấy. Nhìn vào lịch trình cuộc đời Ngô Thì Lữ5 có thể thấy
ông ra đời đƣợc ít lâu thì ông nội là Ngô Thì Sĩ đƣợc phục chức Hàn lâm hiệu
lý (sau một thời gian bị cách tuột hết chức tƣớc, đuổi về làm sai dịch). Những
năm ấu thơ, cảnh bác cả Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ vinh quy về làng, em trai
ông nội là Ngô Thì Đạo đƣợc thăng chức đi trấn nhậm ở Sơn Tây, rồi bác cả
Ngô Thì Nhậm đi trấn nhậm ở Thái Nguyên, ông nội Ngô Thì Sĩ đi trấn nhậm
ở Lạng Sơn, có thể đã ghi dấu ấn về sự vinh hiển của dòng họ trong trí óc non
5

Xin xem Niên biểu Ngô Thì Lữ ở phần phụ lục Luận văn.

14



nớt của Ngô Thì Lữ. Song những ngày tháng thịnh đạt, vẻ vang của gia tộc –
mà do sinh sau đẻ muộn Ngô Thì Lữ chỉ đƣợc chứng kiến phần nào - cũng
kéo dài không bao lâu, tai họa sau đó liên tiếp xảy ra: năm 1780, ông nội mất ở
trấn sở Lạng Sơn; năm 1782, Trịnh Tông lên ngôi, bác cả Ngô Thì Nhậm vì liên
quan đến vụ án năm Canh tí phải chạy trốn xuống Sơn Nam, cha của Ngô Thì
Lữ phải thay anh trông nom công việc của cả đại gia đình. Rồi những biến động
lớn của thời cuộc đã làm đảo lộn trật tự cũ, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của
cả gia tộc Ngô Thì, các cá nhân trong dòng họ buộc phải lựa chọn gắt gao để có
một hƣớng đi cho mình, điều này đƣợc thể hiện rất rõ khi đi sâu nghiên cứu tiểu
sử của từng tác gia trong Ngô gia văn phái: ngƣời theo nhà chúa, ngƣời trung
thành với vua Lê, ngƣời theo Tây Sơn, ngƣời theo nhà Nguyễn, lại có ngƣời vừa
phụng sự triều đình Lê -Trịnh, rồi sau lại có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn
nhƣ trƣờng hợp Ngô Thì Nhậm. Điều đáng nói là, dòng họ Ngô Thì coi trọng
huyết thống, gia tộc và cũng tôn trọng “khoảng tự do” trong cách nghĩ và hành
xử riêng của mỗi cá nhân trƣớc biến động thời cuộc.
Khi Tây Sơn ra bắc lần thứ hai, cha của Ngô Thì Lữ là Ngô Thì Chí theo
vua Lê Chiêu Thống chạy khỏi Thăng Long. Theo lời khuyên của ngƣời bạn
thân là Trần Danh Án, Ngô Thì Chí dâng lên vua bản Trung hưng sách,
khuyên vua chọn nơi hiểm trở làm căn cứ địa, kêu gọi hào kiệt các nơi đem
quân ứng cứu, đồng thời xin nhà Thanh ủng hộ bằng kế "Thanh viện"(đóng
quân ở biên giới để gây sức ép). Nhà vua bèn phái Ngô Thì Chí lên Lạng Sơn,
nơi cha ông từng làm Đốc trấn để chiêu mộ nghĩa quân, nhƣng mới đi đến
huyện Phƣợng Nhãn thì ông bị ốm nặng rồi mất ở huyện Gia Bình năm 1788.
Gặp lúc đất nƣớc và gia tộc trải nhiều biến động, cha long đong theo vua
Chiêu Thống, Ngô Thì Lữ phải cùng các em theo mẹ về quê ngoại ở xã Bảo
Triện, thuộc huyện Gia Bình, trấn Kinh Bắc để nƣơng náu. Sau khi cha mất, Thì
Lữ cùng gia đình quay trở về quê nhà Tả Thanh Oai, sống gần gũi với các chú
bác, anh em trong gia tộc và nhận đƣợc sự động viên giúp đỡ từ họ. Năm 21
tuổi ông đƣợc theo học Tiến sĩ Nguyễn Tả Khê, bạn của bác cả Ngô Thì
Nhậm. Năm Canh thân (1800) ông đỗ Khóa sinh Quốc tử giám, rồi mở lớp


15


dạy học ở xã Ngọc Cục, sau đó dời sang xã Cao Thọ, một vùng trồng rất
nhiều ngô nên ông đã lấy bút danh là "Ngô Sào".
Bên cạnh việc thiệt thòi vì sinh sau đẻ muộn, điều kiện gia đình không
thuận lợi nhƣ trƣớc, thời niên thiếu gặp khá nhiều trắc trở, điều kiện học hành
không nhiều, thì đến thời Ngô Thì Lữ lập thân, đất nƣớc đã tạm thời ổn định
trở lại, ông tránh đƣợc giai đoạn lịch sử rối ren mà ông nội, bác Ngô Thì
Nhậm và cha từng phải trải qua; việc lựa chọn con đƣờng đi của ông rất rõ
ràng: trƣớc mắt ông chỉ có một con đƣờng theo nhà Nguyễn để gây dựng sự
nghiệp. Năm 1807 triều Nguyễn mở khoa thi Hƣơng, Ngô Thì Lữ cũng lều
chõng đi nhƣng chỉ lọt vào đƣợc đến trƣờng ba, vì thế ông lại trở về dạy học,
vừa để mƣu sinh vừa có thời gian đọc sách vở thánh hiền.
Năm 1808 ông đƣợc khâm sai Tổng trấn Bắc Thành trao chức Tri huyện
Thanh Hà.
Năm Kỉ tị (1809) chú ruột Ngô Thì Hƣơng (lúc đó là Tả tham tri Bộ Lại)
đƣợc cử làm Phó sứ trong đoàn sứ bộ sang cống nhà Thanh. Ngô Thì Lữ đƣợc
chú tiến cử nên đƣợc sung làm thƣ ký cho sứ bộ. Sau khi trở về nƣớc, Ngô
Thì Lữ lại đƣợc phái đi công vụ ở Vạn Ninh, rồi đƣợc thăng chức vào Hàn
lâm viện, sau chuyển làm Thiêm sự bộ Hộ. Tiếp đó ông lại đƣợc sai ra Bắc
Thành đốc suất công việc và đƣợc thăng Hiệp trấn Hải Dƣơng. Trong 5 năm ở
Hải Dƣơng, thấy tình cảnh dân nghèo vất vả về thuế khóa, ông đề xuất: vụ
chiêm thu 3 phần thóc một phần tiền, vụ đông thu 3 phần tiền 7 phần thóc cất
tạm vào kho Xích Đằng rồi mới chuyển đi. Việc đề xuất chính sách thu thuế
mới của ông tốt cho dân nghèo nên đƣợc Triều đình coi trọng và cho làm
theo. Thời gian sau ông bị bệnh, đƣợc Tổng trấn Hải Dƣơng cho nghỉ dƣỡng
bệnh tại trấn, sau lại thăng cho một cấp rồi cho về quê an dƣỡng.
Ngô Thì Lữ mất năm 1821 tại thôn Đức Lâm. Ông có hai ngƣời vợ và 5

ngƣời con. Con trai ông là Ngô Văn Phong, hiệu Lật Trai, cũng là một tác gia
của Ngô gia văn phái, hiện còn tác phẩm Nga thuật thi tập.
Nhƣ vậy, giữa thời cuộc hỗn loạn, rối ren, gia tộc Ngô Thì cũng xảy ra
nhiều biến cố lớn, cuộc đời Ngô Thì Lữ vì thế cũng chịu nhiều va đập từ hoàn
cảnh khó khăn đó.
16


1.3 Chuyến đi sứ năm Kỉ tị (1809) và sự ra đời Ngô Sào thi tập tiếp nối
dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái
Nhƣ trên đã nói, cha mất sớm, Ngô Thì Lữ đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ
họ hàng; ngƣời gần gũi, nâng đỡ ông nhiều nhất chính là ngƣời chú ruột Ngô
Thì Hƣơng (Vị) kém ông một tuổi. Chính ngƣời chú này đã dìu dắt ông trên
con đƣờng sự nghiệp. Nhờ có sự giới thiệu của chú, ông đƣợc cử đi sứ và sau
đó đƣợc cất nhắc, trọng dụng. Đại Nam thực lục ghi rõ về chuyến đi này: “Sai
Tham tri Lại bộ là Nguyễn Hữu Thận sung Chánh sứ tuế cống (hai lần cống
năm Đinh mão, năm Kỷ tị) sang nƣớc Thanh. Cai bạ Quảng Bình là Lê Đắc
Tấn, Thiêm sự Lại bộ là Ngô Vị sung Giáp, Ất phó sứ (hành nhân 9 ngƣời,
lục sự 2 ngƣời, thƣ ký 4 ngƣời, điều hộ 1 ngƣời, thông sự 2 ngƣời, đi theo hầu
15 ngƣời). Dụ rằng: “Bọn ngƣơi vâng mệnh đi sứ, từ lệnh phải cẩn thận cho
trọng quốc thể”. [53, I, tr. 748 – 749].
Chuyến đi sứ năm Kỷ tị (1809) đối với Ngô Thì Lữ cũng nhƣ với ngƣời
chú Ngô Thì Hƣơng đều có thể coi là thành công, vừa hoàn thành trách nhiệm
mà triều đình giao phó, vừa thu nhận đƣợc nhiều kiến văn trên đƣờng, vừa
sáng tác thơ văn ghi lại hành trình gian nan và hứng thú của mình. Bộ tùng
thƣ Ngô gia văn phái đã lƣu lại đóng góp của cả hai chú cháu vào di sản văn
chƣơng của dòng họ bằng hai tập thơ đi sứ: Ngô Thì Hƣơng có Mai dịch thú
dư, Ngô Thì Lữ có Ngô Sào thi tập ghi chép lại những sự kiện liên quan đến
cuộc đi sứ, những cảm xúc và những điều tai nghe mắt thấy trong suốt cuộc
hành trình. Tác phẩm Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ (trong tùng thƣ Ngô

gia văn phái còn đƣợc ghi là Ngô Sào thi thoại) gồm 38 bài thơ đƣợc viết
bằng chữ Hán.
Nhƣng ngƣời mở đầu cho dòng thơ đi sứ trong Ngô gia văn phái phải
kể đến là Ngô Thì Nhậm, bác cả của Ngô Thì Lữ. Trƣớc Ngô Thì Hƣơng và
Ngô Thì Lữ, Ngô Thì Nhậm cũng đã từng đi sứ với trọng trách là Chánh sứ
trong đoàn sứ sang nhà Thanh báo tang vua Quang Trung và cầu phong cho
Quang Toản vào tháng Hai năm Quý sửu (1793). Trong chuyến đi đó Ngô Thì
Nhậm đã sáng tác Hoàng Hoa đồ phả (Tập thơ họa trên đƣờng đi sứ), còn gọi
là Hoa trình gia ấn thi tập. Theo Lời tiểu dẫn tập thơ Hoàng Hoa đồ phả thì
17


hứng thú của Ngô Thì Nhậm đƣợc bắt nguồn từ chuyến đi sứ, với mục đích rõ
ràng là vẽ lại hành trình: “Đi qua các đất Việt, Sở, Tống, Ngụy, Trịnh, Triệu,
Yên, tính ra đi đƣờng dài đến một vạn hai nghìn ba trăm dặm. Khi về đƣờng
lại dài gấp bội, đi cả ngày lẫn đêm không nghỉ... trên đƣờng đi, phàm những
chỗ hiểm dị của sông núi, nơi dừng lại, nơi ra đi ở các dịch quán, những di
tích của ngƣời xƣa, những cảnh trƣớc mắt của ngƣời nay, nhất nhất đều vẽ lại,
rồi đem thơ văn ra làm”. Ông mong sau này có ai đƣợc sung công việc đi sứ
có thể lấy sách của ông “làm chỉ nam cho đƣờng Hoa chăng?”. Với Hoàng
hoa đồ phả, có thể nói Ngô Thì Nhậm đã tiếp nối đƣợc hào khí của thơ đi sứ
thời Trần.
Nhƣ vậy, từ những chuyến bang giao nói trên, chỉ trong khoảng gần hai
chục năm, dòng họ Ngô Thì Tả Thanh Oai đã có tới ba tập thơ đi sứ, hình
thành nên dòng thơ đi sứ có nét riêng của Ngô gia văn phái. Trong dòng thơ
đi sứ đó không thể không nhắc tới một sự tiếp nối từ Hoàng Hoa đồ phả của
Ngô Thì Nhậm, Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hƣơng đến Ngô Sào thi tập của
Ngô Thì Lữ, mặt khác cũng cho thấy sự khác biệt trong từng tác giả, trong
từng thời kỳ đi sứ khác nhau.
Trên cơ sở khảo sát cụ thể Hoàng hoa đồ phả, Mai dịch thú dư và Ngô

Sào thi tập chúng tôi đã sơ bộ phân loại các tập thơ theo các nhóm nội dung đề
tài. Dƣới đây là Bảng phân loại nội dung đề tài của mỗi tập thơ đi sứ trong
Ngô gia văn phái:
-Hoàng hoa đồ phả của Ngô Thì Nhậm có 115 bài đƣợc tuyển dịch trong
Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 3 [52, tr. 7- 260], phân loại cụ thể nhƣ sau:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI

SỐ LƢỢNG BÀI (%)

1. Thơ đề vịnh

79 (67%)

2. Thơ thù tạc:

12 (12%)

3. Thơ cảm tác, thuật hoài bộc lộ tâm sự

24(21%)

18


-Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hƣơng có 30 bài đƣợc tuyển dịch trong
Tuyển tập Ngô gia văn phái, tập II [ 73, tr. 358- 411], phân loại cụ thể nhƣ
sau:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI

SỐ LƢỢNG BÀI (%)


1. Thơ đề vịnh:

20(67%)

2. Thơ thù tạc:

2(6%)

3. Thơ cảm tác, thuật hoài bộc lộ tâm sự

8(27%)

- Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ gồm 38 bài đƣợc tuyển dịch trong Ngô gia
văn phái, tập II [ 73, tr. 480-532], phân loại cụ thể nhƣ sau:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI

SỐ LƢỢNG BÀI (%)

1. Thơ đề vịnh:

22 (58%)

2. Thơ thù tạc:

10 (26%)

3. Thơ cảm tác, thuật hoài bộc lộ tâm sự

6 (16%)


Về cơ bản, chúng tôi dựa vào nội dung chính thể hiện trong các bài thơ
để tiến hành phân loại, nhƣng vì trong cùng một bài thơ còn có thể lồng ghép
đan xen nhiều nội dung khác nhau nên nhìn chung sự phân loại này ít nhiều
cũng mang tính chất tƣơng đối. Tuy vậy, qua bảng thống kê phân loại trên
cũng có thể rút ra kết luận: trong cả ba tập thơ đi sứ của Ngô gia văn phái, các
tác giả đều thiên về đề tài vịnh cảnh.
Tiểu kết:
Chúng tôi đã trình bày sơ lƣợc về thân thế, tiểu sử, sự nghiệp của Ngô
Thì Lữ, một tác gia sinh ra từ miền quê Tả Thanh Oai có nền văn hiến lâu đời
và dòng họ Ngô Thì nổi tiếng về văn hóa, văn chƣơng.
Theo suốt chiều dài lịch sử, ở Việt Nam đã hình thành nhiều dòng họ
văn hóa, trong đó có dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai. Trải qua nhiều
19


đời, dòng họ Ngô Thì luôn có ngƣời học hành, đỗ đạt và tham gia quan
trƣờng. Với câu “Họ Ngô một bồ Tiến sĩ”, đáng xem đây là một gia tộc văn
hóa. Ngƣời có ảnh hƣởng quan trọng trong việc gây dựng cho con cháu một
nếp sống văn hóa, “ngƣời mở lối văn chƣơng cho dòng họ” chính là Tuyết
Trai Ngô Thì Ức. Con cháu ông sau này học hành đỗ đạt làm quan, có ý thức
giữ gìn nền nếp gia phong, phát huy truyền thống và đặc biệt là có truyền nối
về văn chƣơng. Chính truyền thống ấy đã tạo nên một dòng tộc văn hóa gắn
với nhiều nhân vật nổi danh, hiển đạt, có sáng tác và trƣớc thuật để đời.
Lịch sử từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn cực kỳ
phức tạp, liên tiếp đổi thay triều đại, hết vua Lê, chúa Trịnh lại đến thời Tây
Sơn và sau này là nhà Nguyễn. Ở giai đoạn rối ren ấy, sự lập thân lập nghiệp
của từng thành viên trong dòng họ Ngô Thì của Ngô Thì Lữ có khi đối nghịch
nhau về cách lựa chọn triều đại mà mình phụng sự nhƣng vẫn có sự cố kết về
tình cảm gia tộc: ngƣời đi trƣớc chăm lo mở trƣờng lớp, mời thầy giỏi về dạy

dỗ cho con cháu, kèm theo là viện sách, học điền...v.v, tạo ra sự giao lƣu văn
hóa, văn học với các danh sĩ đƣơng thời và không khí văn chƣơng, chữ nghĩa
thấm nhuần sâu sắc trong dòng họ. Dòng họ Ngô Thì vì thế đã có một lực
lƣợng sáng tác rất hùng hậu, từ ông đến cháu, từ cha đến con, từ anh đến em...
tạo nên bộ tùng thƣ Ngô gia văn phái đồ sộ, phong phú, hiếm có trong lịch sử
văn học Việt Nam.
Chính từ miền quê Tả Thanh Oai, Ngô Thì Lữ đã đƣợc tiếp thu ảnh hƣởng
sâu đậm của quê hƣơng và gia tộc văn hóa, chịu tác động lớn từ thời cuộc rối
ren và những biến cố của gia tộc để trƣởng thành và trở thành một tác gia có
tác phẩm Ngô Sào thi tập tiếp nối dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái do bác
(Ngô Thì Nhậm) và chú (Ngô Thì Hƣơng) tạo dựng.

20


Chƣơng 2
NGÔ SÀO THI TẬP CỦA NGÔ THÌ LỮ
NỐI TIẾP NỘI DUNG THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ GIA VĂN PHÁI
2.1 Sơ lƣợc về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam
Thơ đi sứ, hay còn gọi là thơ sứ trình, là bộ phận thơ đƣợc các sứ giả
sáng tác trên đƣờng đi sứ (đến thời Nguyễn còn có thêm các chuyến đi dƣơng
trình hiệu lực); thời trung đại Việt Nam chủ yếu là thơ đi sứ Trung Quốc.
Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử từ xƣa để lại, Việt Nam và Trung Quốc
đã có mối quan hệ bang giao kéo dài đến mấy nghìn năm. Cả hai nƣớc đã cử
các đoàn sứ bộ qua lại hoặc theo thông lệ triều cống định kỳ, hoặc mừng thọ,
mừng vua mới lên ngôi, hoặc viếng tang, hoặc cầu phong, hoặc báo tang
v.v… Hành trình đi sứ dài ngày, xa xôi, đƣờng đi cả thủy bộ phải trải qua
nhiều gian nan khó nhọc, cùng những hạn chế về phƣơng tiện giao thông đi
lại, song đó cũng là dịp có nhiều trải nghiệm thú vị đối với sứ thần. Các sứ giả
thƣờng là những nhà khoa bảng thành danh, thông kim bác cổ, thấm nhuần tri

thức văn hóa Trung Hoa, khi đƣợc cử đi sứ Trung Hoa là mang trọng trách
lớn với đất nƣớc và cũng là dịp đƣợc trở về nguồn văn hóa mà họ từng chịu
ảnh hƣởng sâu đậm. Nói cách khác, sứ giả đƣợc trực tiếp “mắt thấy tai nghe”,
thƣởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa của Trung
Hoa mà họ từng gặp trong sách vở; rồi cảnh sông núi hữu tình hay hiểm trở,
cùng những “nền cũ dấu xƣa” hoài cổ đã gợi rất nhiều thi hứng cho họ, hơn
nữa nhu cầu giãi bày tâm trạng, nỗi niềm xa nƣớc nhớ nhà cũng làm nảy sinh
những vần thơ tâm trạng da diết... Vì thế, trong các chuyến đi sứ đã có rất
nhiều tập thơ nổi tiếng đƣợc hoàn thành và lƣu truyền đến ngày nay, hình
thành nên dòng thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam với những tên gọi
thi tập khá đặc thù: Bắc sứ, Bắc hành, Phụng sứ, Sứ Hoa, Sứ trình, Hoàng
hoa, Hoa trình, Hoa nguyên, Tinh thiều, Tinh sà, Yên hành, Yên đài v.v…
Căn cứ theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2 - 16 [27] và theo khảo
sát của các nhà nghiên cứu đi trƣớc [40], [84], giai đoạn mở đầu cho dòng thơ
đi sứ trung đại là giai đoạn Trần – Hồ, hiện chỉ còn tập thơ Giới Hiên thi tập
21


của Nguyễn Trung Ngạn. Đời Lê sơ và đời Mạc để lại rất ít tập thơ đi sứ:
Nghĩa Xuyên quang quan tập của Đào Nghiễm, Tinh thiều kỉ hành của Vũ
Cận, Sứ trình khúc của Hoàng Sĩ Khải, Kim Lăng kí của Đỗ Cận.
Thời Lê trung hƣng thơ đi sứ có khá nhiều tập nổi tiếng: Mai Lĩnh sứ
Hoa thi tập của Phùng Khắc Khoan, Bắc sứ thi tập của Đào Công Chính, Hoa
trình thi tập của Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Đình Sách, Chúc Ông phụng sứ
tập của Đặng Đình Tƣớng, Tinh sà thi tập của Nguyễn Công Hãng, Kính Trai
sứ tập của Phạm Khiêm Ích, Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Kiều và Nguyễn
Tông Quai, Sứ trình tân truyện (chữ Nôm) của Nguyễn Tông Quai, Mặc Ông
sứ tập của Đinh Nho Hoàn, Bắc sứ hiệu tần thi của Lê Hữu Kiều, Phụng sứ
Yên đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh, Hải An sứ vịnh (Đoàn Hoàng giáp
phụng sứ tập) của Đoàn Nguyễn Thục, Hoa trình khiển hứng tập (Dao Đình

sứ Hoa học bộ thi tập) của Hồ Sĩ Đống.
Thời Tây Sơn (1789 - 1802), thơ đi sứ không nhiều nhƣng cũng có dấu ấn
riêng: Đoàn Nguyễn Tuấn có Hải Ông thi tập, Nguyễn Đề có Hoa trình tiêu
khiển tập, Ngô Thì Nhậm có Hoàng Hoa đồ phả, Phan Huy Ích có Tinh sà kỉ
hành, Vũ Huy Tuấn có Hoa nguyên tuỳ bộ tập.
Sang thời Nguyễn (1802 - 1884), tính riêng các tập thơ đi sứ Trung
Quốc đã có một số tập đáng chú ý: Trịnh Hoài Đức có Cấn Trai quan quang
tập (Bắc sứ thi tập), Lê Quang Định có Hoa nguyên thi thảo, Ngô Nhân Tĩnh
có Thập Anh Đường thi tập, Nguyễn Gia Cát có Hoa trình thi tập, Ngô Thì
Hƣơng có Mai dịch thú dư, Nguyễn Du có Bắc hành tạp lục, Phan Huy Chú
có Hoa thiều ngâm lục, Hoa thiều tục ngâm, Lý Văn Phức có Sứ trình chí
lược thảo, Sứ trình tiện lãm khúc, Ngô Thì Lữ có Ngô Sào thi tập, Trƣơng
Hảo Hiệp có Mộng Mai đình, Phan Thanh Giản có Sứ Thanh thi tập, Sứ trình
thi tập, Phạm Chi Hƣơng có Mi Xuyên thi tập, Bùi Quỹ có Yên đài anh thoại,
Nguyễn Văn Siêu có Phương Đình vạn lý tập, Đặng Huy Trứ có Đặng Hoàng
Trung thi sao, Bùi Văn Dị có Vạn lí hành ngâm, Phạm Phú Thứ có Giá Viên

22


×