Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

luận văn ngành thủy sản Địa lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 132 trang )

ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất
tới GS.TS: Lê Thông - Giảng viên Khoa Địa lý - Trường ĐHSP Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ Nhiệm, các phòng ban chức
năng cùng các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý đã cung cấp kiến thức, tạo
điều kiện giúp đỡ em để em có thể thực hiện tốt bài khóa luận.
Nhân dịp này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú
trong Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ Ban
nhân dân huyện Cẩm Xuyên, cùng bà con ngư dân ven biển, gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu Linh
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
MỤC LỤC
Biểu đồ 1: Tình hình nguồn lao động trong ngành thủy sản huyện 31
Cẩm Xuyên 31
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động ngành thủy sản (đơn vị:%) 32
Biểu đổ 3: Gía trị sản xuất ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên 48
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác, nuôi trồng, dịch vụ của
huyện Cẩm Xuyên (2005-2012) 49
Biểu đồ5 : Cơ cấu sản lượng khai thác biển và khai thác nội địa năm 2005,
2008, và 2009 ( Đơn vị:%) 54
Biểu đồ 6: Mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và tổng công suất 58
Biểu đồ 7: Cơ cấu tàu thuyền của huyện Cẩm Xuyên 60
năm 2005 và 2012 (%) 60
Biểu đồ 8: Mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và sản lượng 66
Biểu đồ 9: Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản Cẩm Xuyên (%) 69


Biểu đồ 10: Gía trị khai thác thủy sản huyện Cẩm Xuyên 70
giai đoạn 2005-2012 70
Biểu đồ 11: Sản lượng hải sản phân theo xã năm 2012 (%) 71
Biểu đồ 12: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 75
Biểu đồ 13: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của 77
huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2005-2012 77
Biều đồ 14: Cơ cấu giá trị sản lượng của ngành nuôi trồng (%) 77
Biểu đồ15:Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 83
nước mặn,lợ (2005-2012) 83
Biểu đồ16: Gía trị xuất khẩu thủy sản của huyện Cẩm Xuyên 98
trong giai đoạn 2005-2012) 98
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình phát triển ngành thủy sản Bắc Trung Bộ(2005-2012) 16
Bảng 2: Số lượng tàu thuyền và tình hình khai thác thủy sản của tỉnh 19
Hà Tĩnh ( 2000-2012) 19
Bảng 3: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 – 2012 21
Bảng 4: Cơ cấu sản lượng và tỷ trọng các đối tượng thủy sản nuôi trồng 22
Bảng 5 : Diện tích, dân số huyện Cẩm Xuyên 28
phân theo thị trấn,xã (2012) 28
Bảng 6 : Lao động trong ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2005-
2012 31
Bảng 7 : Diễn biến số hộ tham gia hoạt động thủy sản 31
Bảng 8: Tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu 46
ngành kinh tế Cẩm Xuyên 46
Bảng9 : Gía trị sản xuất ngành thủy sản Cẩm Xuyên 48
giai đoạn2005 - 2012 48
Bảng 10: Tình hình phát triển ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên phân theo
các hoạt động trong giai đoạn 2005-2012 51

Bảng 11: Số lượng và công suất tàu thuyền huyện Cẩm Xuyên 56
(2005- 2012) 56
Bảng12:Số lượng các loại dụng cụ đánh bắt hải sản của huyện Cẩm Xuyên
giai đoaạn 2005 đến 2012 60
Bảng13: Sản lượng khai thác hải sản phân theo sản phẩm 65
2005 -2012 65
Bảng14 : Năng suất đánh bắt hải sản 69
Bảng 15 : Sản lượng đánh bắt hải sản phân theo xã trong giai đoạn 71
(2005 – 2012) 71
Bảng16: Gía trị sản lượng khai thác phân theo xã 72
Bảng 17 : Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện 75
Cẩm Xuyên ( 2005-2012) 75
Bảng 18: Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Cẩm Xuyên
phân theo nước ngọt, nước mặn, lợ 76
Bảng 19: Sản lượng nuôi trồng tôm chân thẻ trắng 80
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Bảng 20: Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ phân theo sản
phẩm (2005-2012) 84
Bảng 21: Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ 84
phân theo sản phẩm 84
Bảng 22: Năng suất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lơ của huyện Cẩm Xuyên
giai đoạn 2005-2012 85
Bảng 23: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn,nước lợ phân
theo xã của huyện Cẩm Xuyên năm 2012 86
Bảng24: Diện tích và sản lượng nuôi trồng nước ngọt ( 2005-2012) 88
Bảng 25 : Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo 89
đối tượng 2005 - 2012 89
Bảng 26 : Diện tích và sản lượng thủy sản nước ngọt 91
phân theo xã năm 2012 91

Bảng 27: Giá trị xuất khẩu thủy sản huyện Cẩm Xuyên 98
trong giai đoạn 2005-2012 98
Bảng28: Dự báo nuôi trồng thủy sản của huyện Cẩm Xuyên 106
trong giai đoạn 2015 - 2020 106
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình nguồn lao động trong ngành thủy sản huyện 31
Cẩm Xuyên 31
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động ngành thủy sản (đơn vị:%) 32
Biểu đổ 3: Gía trị sản xuất ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên 48
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác, nuôi trồng, dịch vụ của
huyện Cẩm Xuyên (2005-2012) 49
Biểu đồ5 : Cơ cấu sản lượng khai thác biển và khai thác nội địa năm 2005,
2008, và 2009 ( Đơn vị:%) 54
Biểu đồ 6: Mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và tổng công suất 58
Biểu đồ 7: Cơ cấu tàu thuyền của huyện Cẩm Xuyên 60
năm 2005 và 2012 (%) 60
Biểu đồ 8: Mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và sản lượng 66
Biểu đồ 9: Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản Cẩm Xuyên (%) 69
Biểu đồ 10: Gía trị khai thác thủy sản huyện Cẩm Xuyên 70
giai đoạn 2005-2012 70
Biểu đồ 11: Sản lượng hải sản phân theo xã năm 2012 (%) 71
Biểu đồ 12: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 75
Biểu đồ 13: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của 77
huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2005-2012 77
Biều đồ 14: Cơ cấu giá trị sản lượng của ngành nuôi trồng (%) 77
Biểu đồ15:Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 83
nước mặn,lợ (2005-2012) 83
Biểu đồ16: Gía trị xuất khẩu thủy sản của huyện Cẩm Xuyên 98

trong giai đoạn 2005-2012) 98
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn
mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng
thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Hiện nay, ngành thuỷ sản
không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất luợng. Ngoài ra, ngành
thủy sản đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu mang về một lượng ngoại
tệ lớn cho Việt Nam.
Với những thuận lợi là một đất nước có tính biển cao với 3260km đường
bờ, 1 triệu km
2
vùng đặc quyền kinh tế, biển phong phú về các loại hải sản, thêm
vào đó lại có tới trên 500.000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đây là
một lợi thế nổi bật để Việt Nam phát triển ngành thủy sản, ngành mà trên thực tế
đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển của đất nước,
đặc biệt là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu, đóng góp lượng lớn
ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Hà Tĩnh –một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã có những đóng góp
nhất định trong sự phát triển ngành thủy sản nước ta. Hà Tĩnh có 5 huyện giáp
biển: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Với đường bờ
biển dài 137km, 4 cửa lạch đổ ra biển (cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa
Khẩu), tổng diện tích các vùng biển là 18.400 km
2
, gấp 3 lần diện tích đất liền,
45 xã có tàu cá hoạt động trên biển và hệ thống sông phân bổ khá đều tạo nên
một tiềm năng lớn về diện tích đất, mặt nước cho phát triển nuôi trồng thuỷ

sản diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Hà Tĩnh ngày càng được mở rộng từ nuôi
trồng nước ngọt cho đến nuôi trồng nước mặn, nước lợ, nhiều diện tích hoang
hoá, đất nông nghiệp kém hiệu quả, sản xuất muối năng suất thấp đã chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, đồng thời
tập trung đầu tư phát triển ngành thủy sản bằng nhiều dự án lớn, mà huyện
Cẩm Xuyên là một trọng tâm đầu tư.
Cẩm Xuyên là một huyện nhỏ nằm phía đông của tỉnh Hà Tĩnh, nền
kinh tế còn phát triển chậm, đời sống nhân dân khó khăn Điều này đặt ra
vấn đề làm thế nào để đưa nền kinh tế huyện này đi lên, khai thác hiệu quả
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
1
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
tối đa nguồn tài nguyên và lợi thế vốn có để góp phần đưa Cẩm Xuyên trở
thành một huyện giàu có, một nền kinh tế chuyển dần sang công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là điều trăn trở của nhiều cán bộ và nhân dân trong toàn
huyện. Một trong những hướng có nhiều khả năng hiện thực là phát triển
các ngành kinh tế biển gắn với những thị trường nội địa và xuất khẩu đó
mà trước hết là ngành thủy sản.
Thông qua việc tìm hiểu về những tiềm năng, hiện trạng và phương
hướng phát triển của ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên. Em mong muốn
đóng góp phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng kinh tế quê hương nói
chung và đối ngành thủy sản nói riêng. Vì thế em quyết định chọn đề tài
nghiên cứu : “ Địa lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích.
Trên cơ sở những kiến thức đã học trong thời gian ngồi trên ghế nhà
trường và vận dụng chúng vào đề tài, mục đích chủ yếu của khóa luận là
nghiên cứu ngành thủy sản của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh dưới góc
độ địa lí học
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Thu thập và tồng quan các nghiên cứu về lí luận liên quan đến
ngành thủy sản
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với
việc phát triển ngành thủy sản của huyện Cẩm Xuyên.
- Tìm hiểu hiện trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ sở dịch vụ,
hậu cần trong ngành thủy sản ở địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất mục tiêu,phương hướng, giải pháp cơ bản của ngành trong
thời gian tới.
2.3. Giơí hạn đề tài
Về nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hoạt động nuôi trồng
và khai thác. Các hoạt động khác (chế biến, tiêu thụ) cũng được nghiên cứu
nhưng không đi quá sâu
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
2
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Về phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Trên cái nền là nghiên cứu sự phát triển thủy
sản của toàn huyện Cẩm Xuyên, khóa luận chỉ đi sâu vào các xã có điều
kiện phát triển cả khai thác,nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần
khác. Không gian khai thác là toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Trung Bộ,
khu vực nuôi trồng thủy sản thuộc các xã vùng biển. Không gian tiêu thụ
sản phẩm được nghiên cứu trên phạm vi rộng bao gồm trên địa bàn toàn
huyện, tỉnh, vùng và xuất khẩu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 20/12/2013 đến 29/4/2014
Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012. Tuy nhiên, nghiên cứu
tập trung ở thời điểm năm 2012
3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quan điểm nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp đòi hỏi phân tích đối tượng nghiên cứu như
một hệ thống trong các mối quan hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh
thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành
Sự phát triển của ngành kinh tế thủy sản một địa phương gắn liền với
sự phát triển của khu vực kinh tế nông - lâm - ngư và tổng thể toàn bộ nền
kinh tế. Kết quả tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của ngành thủy sản tạo nên thực trạng hoạt động thủy sản của chính
địa phương đó. Vì vậy, khi nghiên cứu về thủy sản Cẩm Xuyên, vận dụng
quan điểm tổng hợp để em nhìn nhận tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
trong mối quan hệ tương tác, tìm ra quy luật và các nhân tố “trội” chi phối
chủ yếu đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản trong phạm vi huyện
Cẩm Xuyên
3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi hệ thống sản xuất nông nghiệp đều gắn với một lãnh thổ nhất
định. Hệ thống đó lại bao hàm những bộ phận lãnh thổ nhỏ hơn có liên
quan mật thiết với nhau. Hệ thống chung đó lại là một bộ phận của hệ
thống lãnh thổ lớn hơn. Vì vậy phải gắn đối tượng nghiên cứu với một
không gian cụ thể mà nó đang tồn tại với không gian xung quanh. Ngành
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
3
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
thủy sản Cẩm xuyên được đặt trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong ngành
thủy sản của cả tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.3 Quan điểm hệ thống
Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ
tương tác với nhau. Bởi vậy, khi xem xét sự vật hiện tượng cần đặt trong hệ
thống các mối quan hệ, các quá trình để thấy được rõ bản chất, sự vận động
phát triển của chúng.
Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu địa lý thủy sản
huyện Cẩm Xuyên, em xem xét ngành thủy sản của huyện là một hệ thống

sản xuất trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng và toàn ngành kinh
tế của huyện nói chung. Xem xét ngành thủy sản Cẩm Xuyên từ cái nhìn
tổng quan về thủy sản tỉnh Hà Tĩnh và thủy sản Bắc Trung Bộ
3.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển
riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu đề tài
này để cắt nghĩa được sự thay đổi, phát triển của ngành thủy sản huyện
Cẩm Xuyên trong quá khứ, hiện tại trong từng giai đoạn. Sự phát triển của
ngành thủy sản ở Cẩm Xuyên phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế của
huyện, của tỉnh theo xu thế thời đại trong công cuộc đổi mới dưới ánh sáng
đường lối đổi mới của Đảng. Từ đó hoạch định triển vọng phát triển của
ngành trong tương lai.
3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Nội dung của phát triển bền vững khái quát ở 3 mục tiêu của sự phát
triển. Đó là mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Thủy sản là ngành
gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Sử dụng môi trường tự nhiên là
một nguồn lực quan trọng của sự phát triển và sự phát triển của ngành thủy
sản tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên. Vì vậy, khi nghiên cứu tác
giả không chỉ quan tâm tới hiệu quả khai thác tài nguyên, mà còn cả khía
cạnh môi trường, xã hội. Quan tâm đến vấn đề sinh thái trong sản xuất của
ngành thủy sản là hướng đi đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành thủy
sản Cẩm Xuyên cả ở hiện tại và tương lai
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
4
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu.
Thu thập tài liệu, đặc biết số liệu trong địa lý kinh tế - xã hội là yêu cầu
quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Khi tiến hành nghiên cứu về địa
lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên, em tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều

nguồn khác nhau như: từ các loại sách báo, luận văn, luận án, tạp chí, thông
tin trên mạng internet Số liệu cũng được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy
như: Phòng nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên, niên giám thống kê, sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, các số liệu trên mạng của các trang
Web chính thống như: Tổng cục thống kê, trang Web của Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Hà Tĩnh, cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Xuyên
3.2.2. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu.
Thu nhập tài liệu, số liệu là khâu quan trọng và là cơ sở cho quá trình
phân tích các tài liệu đó.Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập được,
em đã xử lí thông tin tài liệu đó để đưa vào bài nghiên cứu của mình dưới
nhiều hình thức khác nhau, với các chức năng khác nhau.
Nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí ngành thủy sản
nói riêng thì vấn đề quan trọng là phải thấy được sự phân bố không gian và
sự vận động phát triển của hiện tượng theo thời gian. Vì thế từ các số liệu
và thông tin thu thập được, cần thiết phải tiến hành các thao tác so sánh,
đánh giá, phân tích và tổng hợp các tài liệu.
3.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, GIS
Các số liệu bản thân nó chứa đựng rất nhiều thông tin và hiện tượng.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, để phân tích rõ, trực quan về hiện
tượng, em vận dụng những kiến thức về bản đồ để thành lập bản đồ hành
chính, bản đổ thủy sản huyện Cẩm Xuyên.
3.2.3. Phương pháp khảo sát, thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa là một phương pháp khá quan trọng trong
quá trình em nghiên cứu địa lý ngành thủy sản Cẩm Xuyên. Qua điều tra,
khảo sát thực tế em sẽ có cách nhìn thực tế hơn đối với những nghiên cứu
trong luận văn của mình, phương pháp này giúp gắn liền lý thuyết và thực
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
5
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
tiễn, đối chiếu với các thông tin số liệu thu thập được, đồng thời bổ sung

những thông tin thực tế mà trong sách vở chưa có.
Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là địa phận huyện Cẩm Xuyên,
em đã lựa chọn một số địa điểm khá tiêu biểu về các hoạt động khai thác,
nuôi trồng và dịch vụ thủy sản để tiến hành thực địa như: Cẩm Phúc, thị
trấn Thiên Cầm, Cẩm Nhượng, Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh
3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội là phương pháp quan trọng trong quá trình em nghiên
cứu địa lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên. Em đã trực tiếp đi đến các xã
ven biển điều tra theo bảng hỏi và điều tra được 100 phiếu,thực hiện trong
khoảng tháng 12/2013 đến tháng 2/2014, đối tượng chủ yếu là các cô, chú
sống tại các xã ven biển, phiếu điều tra tập trung hỏi về điều kiện thuận lợi
và khó khăn trong phát triển ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên. Dựa trên
cơ sở tính phần trăm đáp án phiếu điều tra, em phân tích, đánh giá chung sự
phát triển ngành thủy sản trong bài khóa luận.
4. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Khóa luận bao gồm 124 trang với 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về ngành thủy sản
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành
thủy sản ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành thủy
sản ở huyện Cẩm Xuyên đến năm 2012
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
6
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngành thủy sản
a)Khái niệm
Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng

tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Thủy sản bao
gồm hai hoạt động chính là đánh bắt (hay khai thác) và nuôi trồng. Ngoài
ra còn có một vài hoạt động khác có liên quan như chế biến, tiêu thụ
Các hoạt động chính của ngành thủy sản gồm có :
+ Ðánh bắt (hay khai thác) thủy sản là một hoạt động của con người
(ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác
nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm của khai thác thủy sản bao gồm:
* Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
* Con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho nuôi trồng thủy sản và cho
đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản;
* Thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân
tạo thả vào thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình
nuôi. Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản bao gồm:
* Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt
được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng;
* Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
* Sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay vỗ béo cá tự nhiên.
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
7
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
b) Vai trò:
Đối với đời sống, ngành thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao. Thủy sản là một ngành kinh tế có từ lâu đời, các sản
phẩm của thủy sản hầu hêt có mặt trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc
phát triển ngành này đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn thực phẩm có
chất lượng, đảm bảo ngày càng cao nhu cầu dinh dưỡng cho con người.
Sản phẩm của ngành thủy sản là nguồn thực thực phẩm quan trọng trong
đời sống hàng ngày, chiếm 30 – 40% khẩu phần thực phẩm của con người.

Thủy sản không những cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, xuất khẩu, cho y học, mà còn cung cấp nguồn thức ăn cho
gia súc ngày càng có chất lượng cao và tiện sử dụng.
Đối với kinh tế, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của nền kinh tế. Thủy sản hiện nay không chỉ cung cấp một khối
lượng lớn hàng hóa trong nước, mà còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu
có giá trị, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Đồng thời, đây là điều kiện để
các nước mở rộng quan hệ thương mại trên nhiều lĩnh vực khác, tích cực
hội nhập, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản còn giúp tạo môi trường thuận lợi
cho việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao, thúc đẩy phân công sản xuất
theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước. Gía trị thủy sản tăng lên nhờ chế biến
và công tác bảo quản. Thủy sản phát triển còn cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến góp phần đa dạng hóa và phát triển công nghiệp,
công nghiệp hóa nông thôn. Ngoài ra, thủy sản còn cung cấp một phần thức
ăn cho chăn nuôi như bột cá và các phụ phẩm thủy sản, từ đó thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển. Sản phẩm thủy sản cũng là nguyên liệu cho
ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
8
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Đối với xã hội và môi trường sống, ngành thủy sản hiện nay đang
thu hút một lực lượng lao động khá lớn, góp phần giải quyết việc làm, đặc
biệt là lao động vùng ven biển, vùng nông thôn. Nhất ở những vùng nông
thôn, ven biển phát triển ngành thủy sản theo hướng hàng hóa sẽ góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
vùng ven biển. Phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa sẽ góp phần nâng
cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng
ven biển, hải đảo vùng nông thôn. Phát triển ngành thủy sản còn có vai trò

thúc đẩy sự phân công lao động trong nội bộ nông - lâm - thủy sản và
chuyển dịch lao động theo hướng tích cực. Thủy sản là tài nguyên có thể tái
tạo được và phát triển dựa trên nền tảng của hệ sinh thái nên có sự phụ
thuộc chặt chẽ vào môi trường và ảnh hưởng của kinh tế thủy sản tới môi
trường là rất lớn. Khi phát triển ngành thủy sản hợp lý sẽ khai thác có hiệu
quả các nguồn lực tự nhiên, đồng thời góp phần duy trì và bảo vệ các hệ
sinh thái bền vững.
Tóm lại, thủy sản hiện nay được xem là ngành kinh tế có nhiều vai
trò quan trọng đối những vùng giáp biển. Sự phát triển tích cực của ngành
thủy sản theo xu hướng mới sẽ có những đóng góp quan trọng trong tiến bộ
và phát triển của nền kinh tế quốc dân
1.1.2.Đặc điểm ngành thủy sản
Ngành thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa
rộng nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa
mang những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm của ngành thủy sản là:
a)Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi vì những lí do sau:
- Đối tượng sản xuất của ngành thủy sản là những sinh vật sống dưới
nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những
cây trồng vật nuôi mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
9
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
số lượng. Điều đó đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thủy sản
có trong một ao hồ hay môt ngư trường.
- Ngành nuôi trồng thủy sản có lực lượng lao động chuyên nghiệp
thể hiện đó là một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành
thủy sản quyết định đến tính chuyên môn hóa của lực lượng sản xuất.
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản phải cần những lao động có đủ trình
độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh Còn

trong lĩnh vực chế biến thủy sản lại cần những lao động được đào tạo một
cách bài bản để có thể nắm bắt được công nghệ chế biến.
- Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của
điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn Điều đó sẽ tác
động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng
- Nếu đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của ngành trồng trọt
thì thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành thủy sản
bởi không có thủy vực thì các sinh vật thủy sinh không thể tồn tại được.
Thủy vực trong ngành thủy sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước
ruộng, cửa sông, biển Tính chất của thủy vực cũng khác nhau phụ thuộc
vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền.
b) Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính
liên ngành cao .
Ngành thủy sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống
như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong
môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng
trưởng, chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng của từng loài. Chính vì
vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu
và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi.
Ngành thủy sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối
tượng sau khi khai thác có tính chất mau hỏng. Chất lượng và giá trị dinh
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
10
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị
giảm sút và biến đổi. Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có
một sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế
biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi
c)Trong nền kinh tế hiện đại, khai thác và nuôi trồng thủy sản đang
trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

Đây là yêu cầu và xu hướng phát triển tất yếu của ngành thủy sản trong
bối cảnh hội nhập quốc tế. Trước thời kỳ đổi mới ngành thủy sản nước ta
nói chung tồn tại một cách manh mún, nhỏ bé, tự phát, đầu tư cho sản xuất
hạn chế, sản xuất thủy sản thương phẩm chưa nhiều. Thế mạnh hàng đầu
của ngành thủy sản nước ta là đã khai thác được các thị trường đầy tiềm
năng (như Mỹ, EU, Nhật). Cùng với việc chuyên môn hóa nông nghiệp,
thủy sản cũng có sự phát triển theo hướng chuyên môn hóa, mở rộng quy
mô khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn liền với công nghiệp chế biến. Đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản, quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm để đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính. Vì thế, hiệu
quả của ngành thủy sản được tăng lên rõ nét, vai trò của ngành được khẳng
định trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển ngành thủy sản
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển ngành
thủy sản. Tựu trung lại, có thể chia thành 3 nhóm nhân tố như sau:
Các nhân tố kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng quyết định tới sự phân
bố và phát triển của ngành thủy sản.
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng
quan trọng tới hiệu quả sản xuất, từ đó tác động trở lại đến các yếu tố đầu vào
của sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ cao của người dân, công nghiệp chế biến phát
triển cùng với việc đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ mở rộng thị
trường tiêu thụ cho ngành thủy sản, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển. Qua
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
11
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
đó ta thấy, yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự
phát triển ngành thủy sản
Dân cư và lao đông là lực lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời là thị
trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Do vừa là yếu tố đầu vào, vừa là
đầu ra của sản xuất nên đây được xem là yếu tố hàng đầu trong phát triển

thủy sản. Quy mô dân số, mức sống dân cư, thói quen ăn uống, và nhất là
chất lượng dân cư là những khía cạnh ảnh hưởng cơ bản tới sự phát triển và
phân bố ngành thủy sản. Lao động hoạt động trong ngành thủy sản có một
số đặc điểm cơ bản đó là: Xuất phát từ đặc điểm của ngành thủy sản nên
lao động của ngành thủy sản cũng có tính thời vụ, đặc biệt là lao động khai
thác. Tỷ lệ lao động trong hoạt động đánh bắt khá cao nhưng đang có xu
hướng giảm, khai thác thủy sản cần lao động trẻ khỏe nên chủ yếu là nam
tham gia và làm việc theo kinh nghiệm của người đi trước truyền lại. Lao
động trong hoạt động nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản khác
đang ngày càng có xu hướng tăng lên, lực lượng đa dạng hơn và có nhiều
đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật, cũng như các ngành kinh tế
khác ngành thủy sản cũng sử dụng chung một số cơ sở hạ hầng với các ngành
khác như: điện, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc. Tính độc lập tương đối
của ngành thủy sản thể hiện ở chỗ ngành này đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
như: các phương tiện phục vụ cho hoạt động đánh bắt, hệ thống cảng cá bến
cá, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, dịch vụ cung ứng giống, vốn Do đó,khi
ngành thủy sản phát triển thì các bộ phận trên càng phải phát triển đồng bộ để
đáp ứng yêu cầu
Đường lối chính sách phát triển thủy sản có tác dụng định hướng,
khuyến khích ngành thủy sản phát triển. Những thay đổi cơ bản về đường
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
12
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
lối chính sách qua các giai đoạn phát triển sẽ có những tác động mạnh mẽ,
đánh dấu những thăng trầm trong lịch sử phát triển của ngành .
Vốn đầu tư trong ngành thủy sản là một đối tượng động, quay vòng từ
sản xuất, là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Vốn không
chỉ bao gồm tiền đầu tư cho sản xuất mà bao gồm cả các tư liệu lao động có

nguồn gốc kỹ thuật và các tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học ( vốn cố
định). Đặc điểm cơ bản của vốn trong sản xuất thủy sản là: vốn tương đối
lớn tính luân chuyển chậm chạp do đầu tư ban đầu cho nuôi trồng, sắm tàu
thuyền và các phương tiện khai thác lớn, chu kỳ nuôi trồng và mỗi chuyến
đi biển khai thác thường tương đối dài và có tính mùa vụ. Nguồn vốn đầu
tư cho thủy sản cũng thường có nhiều rủi ro, tuy nhiên khi đâu tư sản xuất
ở trình độ cao trình độ cao thì mức độ rủi ro sẽ giảm. Vì vậy, đầu tư huy
động vốn cho ngành thủy sản là một vấn đề cần quan tâm.
Vị trí địa lí, là nhân tố quan trọng tác động đến các nhân tố tự nhiên và
từ đó đến ngành thủy sản đặc biệt là khai thác. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến
đặc điểm mặt nước(đặc biệt vị trí địa lý giáp biển hay không), quy định
nhũng đặc điểm cơ bản của khí hậu,từ đó ảnh hưởng tới các nhân tố khác
như thủy văn, nguồn lợi sinh vật,
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phân bố và phát triển của ngành thủy sản
- Mặt nước là nơi cư trú của thủy sinh vật. Đây là tư liệu sản xuất chủ
yếu và không thể thay thế của ngành thủy sản. Theo nguồn gốc mặt nước cho
phát triển thủy sản, có thể chia làm 2 loại: Mặt nước tự nhiên và mặt nước
nhân tạo. Mặt nước tự nhiên là những loại có sẵn trong tự nhiên có thể sử
dụng để sản xuất thủy sản như mặt biển, sông, hồ Mặt nước nhân tạo do con
người tạo ra như đào ao, xây dựng hồ đập đa chức năng. Dựa theo tính chất
nguồn nước có vùng nước ngọt, vùng nước lợ, vùng nước mặn gần bờ và
vùng biển mặn xa bờ. Diện tích mặt nước, đặc điểm và tính chất nguồn
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
13
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
nước Sẽ ảnh hưởng tới quy mô sản xuất, cơ cấu, hình thức nuôi trồng và khai
thác thủy sản. Mỗi loại mặt nước có những đặc trưng khác nhau về năng suất
sinh học, năng suất sinh học cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ sản xuất của
con người.

- Nhân tố sinh vật, quan trọng nhất là sinh vật sống trong nước đây là
đối tượng sản xuất của ngành thủy sản. Sinh vật trong nước phong phú và
giàu có sẽ thuận lợi cho khai thác và là cơ sở của nuôi trồng thủy sản.
Nguồn lợi thủy sinh vật là tài nguyên có thể tái tạo, có thể khai thác lâu dài
nhưng phải có phương pháp hợp lý.
- Khí hậu ,thủy văn là nhân tố có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động khai
thác và nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố nhiệt độ, mưa, chế độ gió, các hiện
tượng thời tiết bất thường, đặc biệt hải văn như độ mặn của nước, dòng
biển ảnh hưởng giống loài, tới sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh
vật và tới năng suất của ngành. Thời tiết diễn biến thất thường là nhân tố
chủ yếu tạo nên tính rủi ro của ngành thủy sản.
Như vậy, thủy sản là ngành kinh tế chịu tác động tổng hợp của rất nhiều
các nhân tố. Nhóm nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng
nhưng quyết định sự phát triển của ngành thủy sản là các nhân tố kinh tế - xã
hội, trong đó trụ cột để xây dựng ngành thủy sản phát triển theo hướng hiện đại
là thị trường tiêu thụ, vốn, chính sách phát triển ngành thủy sản.
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá đối với ngành thủy sản
Để đánh giá sự phát triển của ngành thủy sản, các nhà kinh tế đã đưa
ra một số chỉ tiêu cụ thể là:
- Gía trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản. Gía
trị sản xuất cao hay thấp,tỉ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong nông
nghiệp, trong cơ cấu GDP là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá vị trí và sự
phát triển của ngành thủy sản.
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
14
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
- Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản là một chỉ tiêu quan trọng để có
thể đánh giá được sự phát triển của ngành qua các năm.
- Sản lượng thủy sản, trong đó chia ra sản lượng thủy sản khai thác
và thủy sản nuôi trồng

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành thủy sản như: số lượng tàu
thuyền, công suất tàu thuyền, mạng lưới dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đối với ngành khai thác thủy sản có thể đưa chỉ tiêu về năng suất
khai thác. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản là chỉ tiêu về diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1Tổng quan về tình hình phát triển thủy sản vùng Bắc Trung Bộ
a) Khái quát chung
Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế với diện tích tự nhiên
hơn 51.524,6 km2, dân số năm 2012 là 10.189.6 nghìn người ( chiếm 11,5
dân số cả nước)
Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện để phát triển thủy sản, với hai ngư
trường lớn có mùa vụ khai thác chính từ tháng 4 và tháng 7. Đó là ngư
trường IV quanh khu vực đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45 – 70m với
các loài cá có sản lượng lớn là cá phèn, cá mối, cá lượng, cá háo…Ngư
trường V nằm ở Đông Bắc đảo Cù lao Chàm, với độ sâu dao động từ 100
đến 300m(rộng hơn 1300 hải lí vuông), đất bùn cát. Các loại cá đánh bắt
chủ yếu ở ngư trường V là cá mối, cá ngân , cá phèn… Phía bắc của vùng
Bắc Trung Bộ còn có ngư trường III thuộc nam vịnh Bắc Bộ, vùng quanh
đảo Hòn Mê, Hòn Mát với độ sâu khoảng 20m nước có các loài cá chính là
cá phèn, cá mối, cá lương, cá khế. Hiện nay, các địa phương đã đầu tư, đổi
mới trang thiết bị, phương tiện đánh bắt nên sản lượng được nâng cao. Ở
đây có những cơ sở chế biến như Cửa Hội (Nghệ An) Cẩm Nhượng (Hà
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
15
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Tĩnh), Thuận An (Thừa Thiên Huế), Sầm Sơn (Thanh Hóa) và nhiều cơ sở
nhỏ của huyện. Về nuôi trồng, việc nuôi tôm nước mặn, nước lợ được phát
triển ven bờ thuộc các vũng, vịnh, đầm, phá. Dọc ven biển theo các tỉnh,

hình thức nuôi trồng cá lồng gồm các loại cá song, cá vược, cá đối phát
triển mạnh. Nuôi nhuyễn thể, trồng rong, tảo nhất là rong câu, chế biến
agar chủ yếu ở các tỉnh Thanh hóa. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản tăng khá nhanh, từ 247.717 nghìn
tấn năm 2005, tăng lên 401.446 nghìn tấn năm 2012, tăng 1,6 lần, chiếm
7,2 sản lượng thủy sản cả nước. Trong cơ cấu sản lượng thủy sản vùng Bắc
Trung Bộ thì thủy sản khai thác chiếm tới 70,9%
Bảng 1: Tình hình phát triển ngành thủy sản Bắc Trung Bộ(2005-2012)
Chỉ tiêu 2005 2006 2009 2010 2011 2012
Sản lượng thủy
sản
247.717 266.245 335.326 338.014 372.445 401.446
Thủy sản khai
thác (tấn)
182.208 192.757 236.513 252.678 263.728 284.634
Thủy sản nuôi
trồng (tấn)
65.508 73.488 98.813 97.122 108.718 116.812
Diện tích nuôi
trồng (nghìn ha)
47,4 50,7 53,2 54,1 54,5 55
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

b) Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản vốn là nghề truyền thống của hẩu hết cư dân ven
biển trong vùng. Sản lượng khai thác trong những năm qua vẫn không
ngừng tăng lên, năm 2012, đạt 284.634 tấn , trong đó khai thác cá biển đạt
20521 tấn, chiếm 72,2% tổng sản lượng khai thác
Bắc Trung Bộ có nhiều lợi thế về bờ biển dài và niều cửa lạch lớn
nhỏ, là điều kiện thuận lợi để khai thác thủy sản. Các sản phẩm thủy sản

Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
16
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
đánh bắt trong vùng với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá mú,
mực và các loại đặc sản như tôm, cua, cá ngựa…
Hiện nay trong vùng đã và đang xây dựng nhiều cảng cá ở hầu hết
các tỉnh, chương trình đánh bắt xa bờ cũng đã được chú trọng. Các phương
tiện đánh bắt được cải tiến, lực lượng lao động khai thác thủy sản trong
vùng còn khá đông đảo, cả lao động kĩ thuật và lao động đến tuổi bổ sung
hằng năm ở vùng ven biển… là những điều kiện cho sự phát triển khai thác
của vùng trong tương lai
c)Nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của toàn vùng tăng
nhanh, từ 47,4 nghìn ha 2005 lên 55 nghìn ha 2012, đừng thứ 3/8 vùng
( sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng). Hầu hết các
tỉnh Bắc Trung Bộ nuôi trồng hủy sản trên bãi triều, mặt nước ao hồ, diện
tích các lưu vực sông suối, mặt nước lợ, đầm phá nước ngọt với diện tích
lớn nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản giá trị cao. Sản lượng
nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, từ năm 2005 sản lượng nuôi trồng đạt
65.508 tấn đến năm 2012 đạt 116.812 tấn, tăng 1,8 lần.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ đã xuất hiện
các mô hình mới mang lại năng suất và hiệu quả cao như: nuôi cá theo các mô
hình cá lúa, nuôi các đối tượng đặc sản có giá trị kinh tế cao ( baba, cá bống
tượng, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch…) làm giá trị kinh tế của các mô hình
nuôi nước ngọt. Nuôi thủy sản nước lợ cũng phát triển mạnh, đã có bước
chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hóa mang lại giá trị ngoại tệ
cao cho nền kinh tế và nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động.
1.2.2. Tổng quan về tình hình phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
a) Khái quát chung
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ,

có diện tích là 5997,8 km
2
với dân số là 1230.5 nghìn người năm 2012. Hà
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
17
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh
Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía
tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía đông
giáp biển Đông.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với 4 cửa lạch đổ ra biển: cửa Hội, cửa
Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, tổng diện tích các vùng biển là 18.400 km
2
,
gấp 3 lần diện tích đất liền. Toàn tỉnh có 30 xã thuộc 5 huyện tiếp giáp biển
(Nghi xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), 45 xã có tàu cá hoạt
động trên biển. Và hệ thống sông phân bố khá đều tạo nên một tiềm năng
lớn về diện tích đất, mặt nước cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời
Hà Tĩnh có hàng chục ngàn km
2
đất cát ven biển, trong đó diện tích cát có
điều kiện phù hợp phù hợp để nuôi trồng khoảng 2.000 ha, chủ yếu thuộc
các xã bãi ngang ở các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên
và Kỳ Anh chiếm 41% tổng diện tích tiềm năng nuôi mặn lợ của toàn tỉnh.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản, biển Hà Tĩnh có
trữ lượng 8-9 vạn tấn cá các loại, với 267 loài cá thuộc 97 họ, trong đó có
nhiều loài cá có giá trị cao như: cá chim, cá hồng, cá thu, cá nhỡ Ngoài
ra, vùng biển tỉnh ta còn có khoảng 20 loài tôm, với trữ lượng từ 500 - 600
tấn; nhiều loài mực, nhuyễn thể có giá trị cao và nhiều loại sinh vật, thực
vật nổi tạo môi trường và nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sản

sinh sản và phát triển. Vùng ven biển thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
thủy sản với diện tích tiềm năng trên 20.000 ha, trong đó diện tích đất có
khả năng nuôi tôm trên cát trên 4.000 ha.
Với tiềm năng trên, Hà Tĩnh được xem là địa phương có nhiều lợi
thế phát triển khai thác thủy sản. Thực vậy, trong những năm qua, khai thác
thủy sản đạt được những kết quả nhất định, tổng sản lượng hàng năm đạt
trên 22.000 tấn, trị giá trên 400 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, tạo sinh kế ổn định cho hàng vạn ngư dân
vùng biển, góp phần giữ an ninh, trật tự, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
18
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
b) Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản vốn là nghề truyền thống của hầu hết cư dân ven
biển trong tỉnh. Mặc dù tỉ trọng trong cơ cấu thủy sản toàn tỉnh có xu hướng
giảm đi, song sản lượng trong những năm qua không ngừng tăng lên.
Bảng 2: Số lượng tàu thuyền và tình hình khai thác thủy sản của tỉnh
Hà Tĩnh ( 2000-2012)
Nội dung 2000 2006 2007 2008 2009 2012
Tổng số tàu (chiếc) 3.929 3.637 2.732 3.740 3.761 3.786
Tổng công suất (CV) 48.00
0
69.04
0
70.880 71.773 72.667 74.493
Ne/tàu 12.22 18,99 18,99 19,19 19,32 19,68
1.Tổng sản lượng
khai thác(tấn)
21.08
0

20.50
8
211.31
8
22.236 22.44
0
22.600
Khai thác biển 20.19
0
19.10
8
19.918 21.136 21.34
0
21.500
Khai thác nội địa 890 1.400 1.400 1.100 1.100 1.100
Đạt giá trị (tỷ.đ) 240 400 420 440 450 550
Tấn/tàu 5.14 5,27 5,34 5,67 5,67 5,68
Tấn/CV/ năm 0.42 0.277 0.281 0,294 0,294 0.29
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh 2012)
Tiềm năng kinh tế thủy sản là lợi thế của vùng biển Hà Tĩnh. Những
năm qua, với số lượng 3.786 tàu cá, tổng công suất 80.866 CV, tổng sản
lượng hàng năm đạt 25.000-30.000 tấn, trị giá khoảng 600-750 tỷ đồng,
giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động trực tiếp trên tàu và hàng vạn
lao động dịch vụ kèm theo, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển
kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho hàng vạn ngư dân. Tuy chưa ngang
tầm với tiềm năng sẵn có, nhưng từ kết quả đạt được trong những năm qua
là cơ sở, điều kiện để tỉnh này tiếp tục khai thác nguồn lợi từ biển hiệu quả
hơn nữa trong những năm tới với lộ trình phát triển bền vững, đi đôi với
việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng
biển; đảm bảo nghề cá của tỉnh phát triển phù hợp với thời kỳ hội nhập

Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
19
ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
Từ năm 2000 đến nay , tổng sản lượng khai thác tương đối ổn định và
tăng không đáng kể, tổng công suất tàu tăng dần, năng suất khai thác tính
theo tấn/cv giảm dần từ năm 2000 là 0,42 tấn/cv đến năm 2010 còn 0,29
tấn/cv. Trên địa bàn Hà Tĩnh, khai thác thủy sản nội địa dưới dạng quy mô
nhỏ, tổ chức khai thác lúc thời gian rảnh rỗi, sản phẩm sau khai thác chủ
yếu làm thực phẩm gia đình, đánh bắt trên sông và tại các cửa lạch, trên các
thuyền thủ công hoặc thuyền máy có công suất nhỏ hơn 8CV/ chiếc, bằng
các loại nghề:lưới rê, đăng đáy, câu, lồng xếp Trung Quốc, quăng chai…
Sản lượng khai thác nội địa hàng năm tương đối ổn định khoảng 1.000 tấn,
đạt giá trị trên 15 tỷ đồng.
c) Nuôi trồng thủy sản
Trong những năm qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh ngày
càng được mở rộng từ nuôi trồng nước ngọt cho đến nuôi trồng nước mặn,
lợ; nhiều diện tích hoang hoá, đất nông nghiệp kém hiệu quả, sản xuất muối
năng suất thấp đã chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất và hiệu
quả kinh tế khá cao. Nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn
rất lớn để xây dựng và cải tạo ao nuôi tôm xuất khẩu, thu được kết quả cao,
qua đó kích thích được phong trào nuôi trồng thủy sản trong nhân dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ ngư dân, doanh nghiệp đã làm giàu
bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích: Trong những năm qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã
được mở rộng, một số diện tích đất hoang hoá, đất sản xuất nông nghiệp
kém hiệu quả, sản xuất muối năng suất thấp đã chuyển sang nuôi trồng thuỷ
sản đã nâng cao lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đến cuối
năm 2012 diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 7.870 ha tăng 2,2% so
với năm 2008 (trong đó nuôi ngọt 5.080 ha; nuôi mặn, lợ 2.790 ha). Diện
tích nuôi tôm đạt 2.050ha (trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh, thâm

canh công nghệ cao đạt 300ha tăng 2,5 lần so với năm 2008, chiếm 15%
diện tích nuôi tôm).
Nguyễn Thị Diệu Linh - K60b - Địa lí
20

×