Chính sách tỉ giá của Trung Quốc từ năm 1997 đến nay:
I.Chính sách tỷ giá duy trì ổn định đồng NDT yếu nhằm thúc đẩy xuất
khẩu, tăng trưởng kinh tế cao và giảm những cú sốc từ bên ngoài
(1997-nay).
1.Từ năm 1997 đến 21/7/2005:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã làm cho các nước bị
khủng hoảng rơi vào tình trạng suy thoái. Trung Quốc không phải là một ngoại lệ.
Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Vấn đề sản xuất dư thừa ngày càng
trở nên trầm trọng trong các ngành công nghiệp chế biến. Giá thị trường liên tục
giảm xuống và dần dần xuất hiện những dấu hiệu giảm phát.
Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương không phá giá đồng
NDT, tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3NDT/USD, với biên độ giao đông là nhỏ. Nhờ đó
mà những tác động của cuộc khủng hoảng khu vực Châu Á đối với nền kinh tế
Trung Quốc và cả nền kinh tế thế giới đã ít nghiêm trọng hơn.
Đồng Nhân dân tệ được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28
CNY/USD. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với
giá trị thực của nó, CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một
môi trường kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên
quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Theo các nhà phân tích, một minh
chứng cho thấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự
tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Đất nước được đánh giá là khá
thành công trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút
lượng lớn ngoại tệ (Bảng 1). Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ có
được điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy
trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm
cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Trước tình hình này, Mỹ và các đối
tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng
giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005.
2.Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, Ngân hàng
Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Trong thời
gian này Trung quốc duy trì chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ có biên độ dao động
rộng được điều chỉnh định kỳ (BBC):
Chế độ tỷ giá BBC được coi là chế độ tỷ giá trung gian nằm giữa chế độ neo
tỷ giá và chế độ tỷ giá thả nổi. Đây là chế đọ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà
nước với những đặc điểm riêng có. Chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng ra 3 đặc
điểm thông qua tên gọi của cơ chế: tỷ giá của nội tệ được xác định dựa trên 1 rổ
tiền tệ (Basket), có biên độ dao động (Band) và được điều chỉnh định kỳ (Crawl),
với yếu tố Crawl tỷ giá có thể trượt dần dần theo 1 hướng đi lên hoặc đi xuống
Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket) nhưng các
thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được đưa ra trong lần công bố này.
Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Trung
Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%.
Ngày 9/8/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ 2 của Ngân hàng Trung
ương tại Thượng Hải, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ZhouXia
Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ,
Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc và các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và
Baht Thái cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều.
Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩa CNY,
Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/ năm (B
- Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C - Crawl).
So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là
2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương
danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì
được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó,
đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại
của Trung Quốc.
Khủng hoảng tài chính 2007-2010: là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự
đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá
chứng khoán và mất giá tiền tệ với quy mô lớn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới,
mà nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở
Hoa Kỳ. Sau những năm tăng trưởng cao, kinh tế thế giới năm 2008 và 2009 bước
vào suy thoái với sự đổ vỡ của nhiều nền kinh tế lớn. Trong điều kiện các nền kinh
tế các nước có tốc độ tăng trưởng âm, tính đến hết năm 2009, chỉ có 12 nước có tốc
độ tăng trưởng dương trong đó Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng 8,7% và Việt
Nam đạt 5,32%.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có những ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế Trung Quốc và đòi hỏi Chính phủ nước này có những phản ứng
nhất định. Trong khi các nước phải chật vật để thoát khỏi “cơn bão khủng hoảng”
thì Trung Quốc lại xem đó như một cơ hội để tranh thủ các lợi thế thương mại để
tạo đà tăng trưởng cho đất nước. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong
thời kỳ này đã có những thành công nhất định và khẳng định được sự phát triển
mang tính đột phá trong việc đưa Trung Quốc trở thành nước có kim ngạch xuất
khẩu đứng hàng đầu thế giới, vượt qua cả Đức.
1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng hoảng:
Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái
trên cơ sở định giá thấp đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác (đặc biệt với
USD) để tạo lợi thế thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán
cân thương mại, duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo sự ổn định và bền vững trong
dự trữ ngoại hối
Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thực hiện có tính nhất quán
gắn trực tiếp với lợi thế thương mại về hàng giá rẻ và khối lượng lớn của Trung
Quốc.Nhờ sự nhạy bén của của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc
đã đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với bên
ngoài. Trung Quốc đã cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự
phá giá hợp lý của đồng nhân dân tệ đã tạo ra sự phát triển tối ưu cho nền kinh tế
và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tác động ngược chiều.
Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tục đảm bảo cho sự
thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Kể từ đợt điều chỉnh cuối cùng
vào tháng 7/2005, đồng nhân dân tệ đã tăng khoảng 20% so với USD, nhưng mức
tăng này vẫn thấp, nhất là sau đợt đổ vỡ tín dụng tại Mỹ vào cuối năm 2007 và dẫn
đến khủng hoảng toàn cầu. Tại trong nước, việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu tuy
có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng lại đã tạo sự cạnh tranh
khốc liệt về giá cả giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với nhau, mà hậu quả là
nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng, nổi bật là máy tính và một số đồ điện
dân dụng, đây là những mặt hàng cần đến nguồn nguyên liệu thô, nhất là kim loại
và chất dẻo, trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Sản
xuất tăng mạnh, hàng hóa bán được nhiều, thị trường chứng khoán tăng mạnh và
có vẻ đang phát triển bong bóng, nhưng nguy hiểm hơn là lợi nhuận giảm mạnh và
điều này làm tăng xác suất phá sản doanh nghiệp. Suy cho cùng, việc duy trì đồng
nhân dân tệ yếu quá lâu hoàn toàn không có lợi cho chính nền kinh tế Trung Quốc,
và điều này buộc Chính phủ Trung Quốc phải can thiệp để tăng giá bản tệ với mục
tiêu chính là giảm bớt rủi ro đối với kinh tế trong nước.
Bảng 1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại, dự trữ ngoại tệ và tỷ lệ thất
nghiệp của Trung Quốc 2002-2009