Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.34 KB, 72 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, không thể tái sinh qua thời
gian địa chất. Đó là tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành nghề công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ… trong đó, đối với nông nghiệp thì ruộng đất lại càng
khẳng định được vị trí đặc biệt của mình. Đất đai còn có vai trò là nơi cung
cấp cho con người khu vực sinh sống và phát triển đời sống văn hóa, kinh tế,
xã hội… tạo ra ranh giới sự phân bố các khu dân cư, các cụm công nghiệp,
kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của một quốc gia. Khẳng định độc lập,
chủ quyền trước tiên phải có ranh giới lãnh thổ rõ ràng trên tài nguyên đất.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, trong đó tỷ lệ dân
cư lao động trong các ngành này chiếm tới 80 % so với các ngành nghề khác.
Với truyền thống “dĩ nông vi bản” ruộng đất cùng với con trâu, cái cày là tư
liệu sản xuất vô cùng quan trọng không thể thay thế.
Dưới chế độ phong kiến, người nông dân tuy là lực lượng lao động chiếm
số đông trong xã hội nhưng lại không có tư liệu sản xuất, bị bần cùng hóa và
đẩy vào vị thế của người làm thuê. Khi thực dân Pháp xâm lược, cùng lúc
nhân dân chịu cảnh “một cổ hai tròng”, sưu cao thuế nặng. Mong muốn của
họ là có một mảnh đất để làm ăn sinh sống, an cư lạc nghiệp. Tháng 1/ 1930,
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ
giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và lật
đổ tàn tích phong kiến, mang lại cuộc sống mới cho người dân. Sau khi cách
mạng Tháng Tám/ 1945 thành công, nhiệm vụ phải xây dựng một nền kinh tế
kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân là hết sức quan trọng. Đảng và
Chính phủ rất chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Để đẩy mạnh sản xuất, Nhà nước đã thi hành những chính sách giảm tô, giảm
tức, tạm cấp ruộng đất vắng chủ và chia lại ruộng đất công cho hợp lý… Điều
đó đã tạo niềm tin trong quần chúng, cổ vũ tinh thần chiến đấu để quân và dân
ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
1
Tháng 12/ 1953, Trung ương Đảng quyết định chọn 6 xã: Hùng Sơn, An


Mỹ (nay là Mỹ Yên), Bình Thuận, Trần Phú (nay là Khôi Kỳ), Tân Thái, Độc
Lập (nay là Tiên Hội) thuộc huyện Đại Từ làm thí điểm cho cuộc cải cách
ruộng đất theo Sắc lệnh ngày 12/4/1953 về chính sách ruộng đất. Thắng lợi
trong đợt thí điểm tại 6 xã của huyện Đại Từ nói riêng và cuộc cải cách đợt I ở
Thái Nguyên nói chung đã cổ vũ tinh thần hăng hái sản xuất của nhân dân
trong cả nước. Thấy được ý nghĩa của cuộc cải cách này, Trung ương Đảng đã
khắc phục những hạn chế, tồn tại và triển khai thực hiện tại các địa phương
trong cả nước, qua đó thu được nhiều kết quả to lớn.
Kể từ năm 1997, sau khi thực hiện thành công mô hình đánh giá đất theo
quy chuẩn của Tổng Cục Địa Chính và được UBND tỉnh Thái Nguyên nghiệm
thu đánh giá tốt (tháng 12/ 2007), huyện Đại Từ đã quy hoạch, thực hiện kế
hoạch quản lí đất đai một cách chặt chẽ, có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự
phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của một huyện miền núi khó
khăn. Đặc biệt trong giai đoạn 1997 – 2008, với sự quan tâm của Đảng- Nhà
nước, lãnh đạo huyện Đại Từ đã có những chính sách ưu tiên đến tình hình
phát triển đất đai của địa phương, đặc biệt là tình hình ruộng đất nông- lâm
nghiệp và nông thôn trong giai đoạn mới.
Phát huy tinh thần hăng hái trong lao động sản xuất, nhân dân Đại Từ dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã gặt hái được nhiều thành tựu trên đồng đất
quê hương mình. Thuận lợi trong sản xuất ngày càng được phát huy: khoa học
kỹ thuật tiến bộ cùng với các loại máy móc xuất hiện ngày càng nhiều; chất
lượng cây, con giống được nâng cao; năng suất sản lượng các loại cây lương
thực- thực phẩm đạt giá trị lớn, sản phẩm chè đã có thương hiệu trên thị
trường. Đời sống nhân dân ổn định, những mô hình kinh tế có hiệu quả được
nhân rộng, khẳng định người nông dân có thể làm giàu ngay trên đồng ruộng
của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo của Đảng, triển khai các
chính sách đến người nông dân còn nhiều hạn chế: cơ chế quản lý chưa thông
thoáng; mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhiều chương trình, đề án phát
triển chưa khai thác được hết thế mạnh của huyện. Từ đó yêu cầu Đảng bộ
2

huyện cần xây dựng chủ trương gắn liền với thực tế, giảm nhẹ tính lý thuyết,
tăng hiệu quả thực tiễn.
Việc thực hiện các chính sách liên quan đến ruộng đất của Đảng bộ
huyện Đại Từ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống
nhân dân toàn huyện. Đó là quá trình thể hiện sự quan tâm không chỉ của
lãnh đạo địa phương mà còn của Đảng và Nhà nước đến công cuộc phát
triển nông nghiệp- nông dân và nông thôn trong huyện. Là một vấn đề
nghiên cứu rất cần thiết, tuy nhiên lại có rất ít những nhận xét, đánh giá về
các chính sách hoặc có cũng chỉ là những báo cáo, thống kê số liệu qua
từng năm. Như vậy, đây là vấn đề có tính bức thiết và thực tiễn rất lớn. Nó
giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được vai trò của ruộng đất trong
hoạt động sản xuất tại địa phương. Từ đó có phương hướng lãnh đạo cụ
thể, linh hoạt, sáng tạo nhằm phát triển nền kinh tế đạt hiệu quả cao, phát
huy tối đa thuận lợi và hạn chế những tồn tại trong quá trình sản xuất nông
nghiệp. Đây là những chính sách phù hợp với sự lãnh đạo chung của toàn
tỉnh và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội huyện Đại Từ.
Vấn đề ruộng đất và quá trình Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo thực hiện
chính sách ruộng đất của Đảng đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học
hay tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống.
Để thấy được sự cần thiết trong công tác lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng
đất của toàn tỉnh nói chung và huyện Đại Từ nói riêng. Chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện
chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)” làm đề tài khoá luận
của mình.
3
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, những
bài báo, tạp chí viết riêng về vấn đề ruộng đất.
Về lịch sử ruộng đất thời kỳ phong kiến đã được rất nhiều tác giả lớn đề
cập tới, có giá trị khoa học cao. Từ đó thấy được những hình thức và chế độ

ruộng đất giai đoạn trước có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội: Tác
phẩm: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần của Uỷ Ban Khoa Học xã hội
Việt Nam- Viện Sử học, Hà Nội, 1980. Phan Huy Lê: Chế độ ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ, Nxb Văn- Sử- Địa, Hà Nội,1959; Trương Hữu
Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI- XVII, Nxb Khoa học xã hội,
Tập 1, Hà Nội,1982, Tập 2,Hà Nội,1983…
Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, có nhiều tác
phẩm lớn như : Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và
Võ Nguyên Giáp), 1937; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Trường
Chinh, Nxb Sự thật, 1975… Ngoài ra là những tác phẩm nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước: Ruộng đất và sử dụng ruộng đất trong
nông ngiệp của Gu- Me- Rốp, Hà Nội, 1961.
Thời kỳ đổi mới là giai đoạn mà vấn đề ruộng đất được nghiên cứu sâu và
rộng hơn. Đó là các tác phẩm: Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Việt Nam từ 1976 đến 1990 của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội,
1991; Tác giả Trương Thị Tiến với Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách nghiên
cứu mới nhất về ruộng đất được ấn hành gần đây là: Vấn đề ruộng đất ở Việt
Nam của Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học xã hội, 2007. Ngoài ra còn có
nhiều bài viết, nghiên cứu trên các Tạp chí như: Tác giả Nguyễn Điền với vấn
đề Một số vấn đề ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 238, tháng 3/ 1998; Mấy suy nghĩ
về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu của Trương Hữu Quýnh, Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 năm 1993.
4
Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều công trình nghiên cứu như;
Quá trình thực hiện quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên
(1945- 1957) của TS Nguyễn Duy Tiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, xuất bản 2005…
Đề tài “Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính

sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)”, chưa có công trình nghiên
cứu hoàn chỉnh nào dưới góc độ lịch sử để thấy được sự cần thiết của vấn đề
trong thời kỳ mới. Các tài liệu liên quan: Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ, Tập
1 (1930- 1945), 1991, Tập 2 (1955- 1995), 2000; Báo cáo Quy hoạch sử dụng
đất đai huyện Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000- 2010, Khoa quản lý
đất đai- Trường Đại học Nông Nghiệp I, 2000. Bên cạnh đó là các phương
hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn qua các Hội nghị khoá XV,
XVI, XVII của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Các Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Đại Từ lần XIX, XX, XXI. Các văn kiện này đã đưa ra nhiệm vụ cụ
thể cho sự phát triển của toàn tỉnh và đưa ra chính sách lãnh đạo cụ thể cho
huyện Đại Từ trong giai đoạn 1997- 2008.
Với số lượng tài liệu trên đã góp phần làm rõ tình hình ruộng đất nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta trong suốt một quá trình lịch sử lâu
dài. Cùng với đó là các chính sách phát triển và quan tâm của Đảng, Nhà nước
tới tình hình sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Tuy chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình lãnh đạo thực hiện chính
sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ nhưng với nguồn tài liệu trước đây
đã giúp tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI
* Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên)
lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong giai
đoạn 1997- 2008
5
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các chính sách về ruộng đất của Đảng từ 1997- 2008, thông qua
các Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIX, X. Việc thực hiện và triển khai trên
toàn tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh tại các kỳ Đại hội
Đảng bộ khóa XV, XVI, XVII

- Tìm hiểu về chính sách liên quan đến vấn đề ruộng đất ở huyện Đại Từ
sau khi có Quyết định tách tỉnh năm 1997.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đến hình thức quản lý, sở hữu và sử
dụng ruộng đất ở huyện Đại Từ. Từ đó thấy được những chuyển biến rõ rệt
trong đời sống nhân dân toàn huyện.
- Tìm hiểu những mặt mạnh và các vấn đề còn tồn tại ở địa phương trong
quá trình sản xuất. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao
hiệu quả, năng suất, chất lượng và hạn chế những khó khăn trong việc sử dụng
ruộng đất của nông dân Đại Từ.
* Giới hạn nghiên cứu
Tìm hiểu những chính sách liên quan đến phát triển ruộng đất, nông nghiệp
tại huyện Đại Từ giai đoạn 1997- 2008 và tác động của nó đến sự phát triển
kinh tế. Đặc biệt là những thành tựu và thách thức trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu là toàn bộ huyện Đại Từ.
- Phạm vi thời gian được xác định là từ khi có Quyết định tách tỉnh
1997 đến 2008.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Nguồn tài liệu
Đề tài đã dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo sau
- Các tác phẩm thông sử đã được công bố và xuất bản; Các tạp chí
chuyên ngành; Báo; Tạp chí địa phương.
6
- Tài liệu lưu trữ: Các Báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống
kê, Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, Chi
cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên,
Ủy Ban nhân dân huyện Đại Từ, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đại Từ,
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ. Đây đều là những
tài liệu có độ chính xác cao và đáng tin cậy.

- Đề tài còn được kế thừa những kinh nghiệm quý báu từ những đề tài
nghiên cứu, luận văn trước đây.
* Phương pháp nghiên cứu
-Với các nguồn tài liệu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp logic để làm nổi bật được vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, của tỉnh và huyện Đại Từ đến tình hình kinh tế nông nghiệp- nông thôn
trong sự phát triển kinh tế chung tại địa phương trong một thời gian dài.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để thấy được bước phát triển qua
từng thời kỳ lịch sử; đặc biệt là phương pháp phân tích số liệu thống kê và các
báo cáo tổng kết được quan tâm.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Qua việc tìm hiểu các chính sách về ruộng đất tại huyện Đại Từ, đề tài
nghiên cứu đã làm rõ được những thay đổi cơ bản trong sự lãnh đạo của đảng
bộ huyện trong giai đoạn mới từ sau khi có Quyết định tách tỉnh 1997 đến
2008 trên các phương diện: công tác quản lý, phương thức khai thác, sử dụng.
- Đồng thời, đề tài góp phần đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình khai thác và sử dụng ruộng đất. Qua đó nêu ra những bài học kinh
nghiệm để quá trình khai thác ruộng đất trong nông nghiệp đạt kết quả cao
nhất, thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế những khó khăn bất cập còn tồn tại.
7
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1. Khái quát về huyện Đại Từ
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
1.3 Tình hình ruộng đất và phương thức khai thác, sử dụng ruộng
đất ở Đại Từ trước năm 1997
Chương 2. Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực
hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008)

2.1. Một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chính sách
pháp luật về ruộng đất
2.2. Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách
ruộng đất của Đảng
Chương 3. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ
3.1. Thành tựu
3.2. Hạn chế
3.3. Bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện
chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ.
8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ
9
1.1. Điều kiện tự nhiên
Tên huyện Đại Từ đã có từ lâu đời “Sách “Thiên nam dư hạ tập” của Lê
Thánh Tông có ghi lại: Đại Từ là một trong sáu huyện (Đại Từ, Tư Nông- huyện
Phú Bình ngày nay, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Bình Tuyên- nay thuộc Sóc
Sơn ngoại thành Hà Nội) thuộc phủ Phú Bình ngày xưa”, “Sách “Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi (1380- 1442) là một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại, có giá trị
nghiên cứu về địa lý của nước ta cũng chép: huyện Đại Từ là một trong tám huyện
(Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Vũ Nhai, Thái Nguyên và Bình
Tuyên- Sóc Sơn Hà Nội ngày nay) của phủ Phú Bình thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc”.
Dưới thời Hùng Vương, Đại Từ thuộc bộ Vũ Định (một trong mười lăm
bộ cả nước). Thời Lý, Đại Từ thuộc phủ Phú Lương (Phủ Phú Lương có một
thời Dương Tự Minh- dân tộc Tày- làm thủ lĩnh, bao gồm phần đất rộng lớn
từ Bắc Thái lên đến tận Cao Bằng bây giờ). Năm 1466, nhà Lê chia nước làm
12 đạo, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình, Đạo Thái Nguyên. Năm 1469, nhà Lê đổi
đạo thành thừa tuyên, phủ Phú Bình trong đó có Đại Từ thuộc thừa tuyên
Ninh Sóc. Năm 1490, thừa tuyên Ninh Sóc đổi thành xứ Thái Nguyên, huyện
Đại Từ vẫn thuộc phủ Phú Bình của xứ Thái Nguyên.

Từ cuối thế kỷ XVI đến những năm bẩy mươi của thế kỷ XVII, xứ Thái
Nguyên là nơi thường xuyên xảy ra những cuộc giao tranh giữa hai tập đoàn
phong kiến Trịnh- Mạc. Thời nhà Nguyễn, chia nước thành trấn, Đại Từ vẫn
thuộc phủ Phú Bình trấn Thái Nguyên. Năm 1831, Minh Mạng đổi trấn thành
tỉnh và năm 1835 cắt một số châu thuộc phủ Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) lập
phủ Tòng Hoá. Huyện Đại Từ và châu Văn Lãng (phía Bắc Đại Từ hiện nay)
thuộc phủ này. Ngày 1/ 8/ 1922, Đại Từ và Văn Lãng hợp lại thành một, gọi là
huyện Đại Từ cho đến ngày nay. Trước cách mạng tháng Tám, Đại Từ cùng
với Định Hoá, Sơn Dương là vị trí trung tâm của chiến khu Nguyễn Hụê (bao
gồm phần đất phía tây sông Cầu lan sang Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái),
có thời gian huyện Đại Từ mang tên là châu Giải Phóng nằm trong chiến khu.
Với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.618,0 ha trong đó đất nông
nghiệp chiếm 26,87%, đất lâm nghiệp chiếm 45,13%, còn lại là đất phi nông
10
nghiệp chiếm 28%, Đại Từ nằm trong toạ độ từ 21
0
30’ đến 21
0
50’ độ vĩ Bắc,
từ 105
0
32’ đến 105
0
42’ độ kinh Đông. Huyện được tiếp giáp với các huyện
trong tỉnh với các hướng sau: Phía Tây giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía
Đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện
Định Hoá, phía Nam giáp huyện Phổ Yên.
Với vị trí này, Đại Từ có khả năng phát huy mọi thế mạnh của vùng,
việc trao đổi hàng hoá, buôn bán giữa các địa phương diễn ra thuận lợi hơn.
Cùng với sự quan tâm của Nhà nước và địa phương, các tuyến đường giao

thông mới được mở chính là điều kiện khuyến khích việc phát triển kinh tế- xã
hội, không chỉ trong vùng mà còn trên toàn tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Đại Từ có địa hình khá phức tạp, mang đặc trưng của vùng núi, trung
du và đồng bằng “Ở phía Đông Nam, song song với dãy Tam Đảo có dãy núi Thằn
Lằn chạy theo hướng Đông Nam- Tây Bắc, từ cuối huyện lên đến Hồ Núi Cốc rồi
qua sông Công tiếp đến núi Vuốt, núi Pháo lan sang núi Chúa” [1, 8].
Biểu 1: Tổng hợp diện tích theo độ cao tuyệt đối, độ dốc [1, 6]
Độ cao tuyêt đối
ĐVT : m
Diện tích
( Ha)
Tỷ lệ
(%)
Độ dốc
(độ)
Diện tích
( Ha)
Tỷ lệ
(%)
< 100m
100- 300m
300- 700m
> 700m
25.123,26
22.259,93
7.178,91
3.227,94
43,47
38,52
12,42

5,59
<8
0
8- 15
0
15- 25
0
> 25
0
16.123,42
6.599,62
14.066,09
21.000,91
27,90
11,42
24,34
36,34
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, huyện có thế mạnh về phát triển lâm
nghiệp, cùng với vùng thung lũng nhỏ bên cạnh dãy Tam Đảo phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Chính điều kiện đó đã giúp huyện Đại Từ là vùng có
ngành sản xuất và chế biến chè hết sức nổi tiếng. Hiện nay với việc đầu tư
vốn, khoa học kỹ thuật, các loại giống mới, chè Đại Từ đang dần trở thành
thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.
Khí hậu huyện Đại Từ được hình thành do đặc điểm khu vực tạo nên
bởi các cánh cung lớn Tây bắc và Việt bắc gần như đồng quy về tỉnh Thái
Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng. Dạng địa hình này tạo thuận lợi
11
cho sự xâm nhập khí lạnh từ phương Bắc vào sâu suốt lãnh thổ qua các huyện
miền núi của tỉnh vào khu vực huyện Đại Từ. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Nam thổi tới. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện

qua các chỉ số:
- Nhiệt độ trung bình từ 22,9
0
C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình trong năm là 27,2
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 20,0
0
C
Tổng số nhiệt độ năm của huyện Đại Từ từ 7000 – 8000
0
C
Đại Từ có lượng mưa cao, bình quân từ 1872 mm/ năm. Hệ số ẩm ướt
của Đại Từ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa phân bố
không đồng đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệnh lớn giữa mùa
mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng
lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi trung bình năm 985,5 mm/năm.
Độ ẩm không khí khá cao trung bình theo tháng biến thiên từ 78- 86%,
trung bình năm 82%. Chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô lớn. Khí
hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Lúc này, gió đông
nam chiếm ưu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết hanh khô.
Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho phát triển nông nghiệp, các cây
trồng nhiệt đới. Lượng mưa khá lớn trong năm đảm bảo công tác thuỷ lợi cho
những cánh đồng trên địa bàn huyện.
Tài nguyên đất đai của huyện Đại Từ khá đa dạng với nhiều loại đất:
đất phù sa chua chiếm 2,96% đất tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong
huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã: Bản Ngoại, Hùng Sơn, An
Khánh…; đất phù sa chiếm 11,57%, phân bố ở các khu vực: Bình Thuận, Lục

Ba, Vạn Thọ..; đất lầy chiếm 0,69%, phân bố rải rác trong các thung lũng
sông, tập trung ở các xã: Vạn Yên, Phú Lạc, Tiên Hội…; đất đá bọt chiếm
0,54% diện tích tập trung ở khu vực xã Phục Linh; đặc biệt là đất xám feralit
chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích, được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện.
12
Thảm thực vật tự nhiên khá phong phú, rừng tự nhiên còn nhiều, vùng
đất trống đồi núi trọc chủ yếu là sim, mua, cây bụi. Ngoài ra, có rừng trồng
theo chương trình 135. Huyện Đại Từ, có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa
hình phù hợp cho sự phát triển những nhóm cây lương thực, hoa màu, cây ăn
quả và cây công nghiệp lâu năm.
Cây lương thực chủ yếu ở huyện Đại Từ là cây lúa nước, thích hợp và
phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển,
đất glây trung tính ít chua. Sau lúa là cây ngô và khoai lang. Cây công nghiệp
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, gồm các loại cây: chè,
lạc, thuốc lá, đậu tương, mía… Trong đó, cây chè ở Đại Từ đã có từ rất lâu
đời. Thời Pháp thuộc đã có những đồn điền nhỏ trồng chè như đồi chè Phủ
Khiêm (Bình Thuận), đồi chè Dốc Hoán (Hà Thượng). Cây chè thực sự trở
thành hàng hóa ở Đại Từ vào năm 1959 khi nông trường Bắc Sơn được thành
lập. Từ đó nhân dân đã tích cực khai khẩn đất hoang và trồng được nhiều
vùng chè mới có tính kinh tế cao. Ngoài cây chè, còn có cây thực phẩm: bao
gồm rau xanh các loại, phát triển ở các xã phía nam của huyện, có giá trị kinh
tế phải nói đến: cà chua, khoai tây, cà rốt, xu hào… Điều kiện tự nhiên của
Đại Từ thích hợp với một số cây ăn quả: vải, nhãn, cam, quýt, táo, trám…
Đại Từ là khu vực có nhiều mỏ khoáng sản. Toàn huyện có 16/ 31 xã,
thị trấn xuất hiện mỏ và điểm quặng khoáng sản. Than có ở Yên Lãng, Hà
Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Trên địa bàn
huyện có 3 mỏ than lớn là Làng Cẩm thuộc Hà Thượng (than mỡ, 1,6 triệu
tấn, chất lượng tốt, có thể khai thác 17- 20 năm). Mỏ than Núi Hồng thuộc
Yên Lãng, mỏ Bắc Làng Cẩm. Cả 3 mỏ than này đạt khối lượng khai thác
hàng năm đạt từ 100.000- 200.000 tấn. Ngoài ra còn có vùng thiếc Hà

Thượng, Hùng Sơn, Tân Thái…, bên cạnh đó là vùng quặng chì, kẽm tập
trung tại Khôi Kỳ , Mỹ Yên…
Ngoài ra huyện còn có tiềm năng về phát triển dịch vụ, du lịch với địa
danh Hồ Núi Cốc “là hồ nhân tạo được xây dựng năm 1973, hoàn thành năm
1985. Bờ đập được đắp cao 58 mét (so với mặt biển), ngăn dòng sông Công ở
13
gần đoạn núi Cốc biến thành một hồ chứa rộng lớn. Diện tích mặt hồ là 2500
ha, chứa 75 triệu mét khối nước. Từ hồ Núi Cốc có một hệ thống kênh mương
để dẫn nước phục vụ khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Gò Đầm;
dẫn nước tưới cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và một số
vùng thuộc tỉnh Hà Bắc. Hồ Núi Cốc là nơi nuôi và đánh bắt cá đáng kể của
tỉnh Bắc Thái, theo thiết kế kỹ thuật mỗi năm có thể khai thác 2500 tấn cá. Hồ
Núi Cốc ở giữa vùng núi, non đẹp đẽ có thể khai thác để phục vụ khách du
lịch, đem lại thu nhập đáng kể cho địa phương” [15, 9]
Như vậy, với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trên đây cho thấy Đại Từ
là một huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và
chế biến khoáng sản, đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị
cao: chè, các loại cây ăn quả… Bên cạnh đó là việc thu hút đầu tư để mở rộng
khai thác tại các mỏ khoáng sản tại địa phương, tạo năng suất và sản lượng
nhằm nâng cao thu nhập của huyện, cùng với đó là việc phát triển ngành du
lịch- dịch vụ tại các khu vui chơi và những di tích lịch sử.
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Đại Từ là một huyện miền núi có diện tích lớn thứ hai trong tỉnh Thái
Nguyên (sau huyện Võ Nhai) với địa hình tương đối phức tạp mang đặc trưng
của cả vùng miền núi có độ dốc cao trên 25
o
lẫn vùng trung du có độ dốc thấp
hơn 25
o

và cả vùng đồng bằng với dộ dốc dưới 8
o
. Diện tích đất đồi núi chiếm
tới 80% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất ở huyện Đại Từ được chia
làm nhiều loại đất khác nhau, phân bố không đồng đều trên toàn huyện. Mặt
khác, trữ lượng khoáng sản trong tài nguyên đất cao (than, thiếc, chì, kẽm…).
Do đó, Đại Từ có nhiều tiềm năng phát triển cả về nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp và công nghiệp khai thác khoáng sản. Cùng với đó, các hoạt động
thương mại, dịch vụ, tài chính tín dụng cũng được phát triển mạnh.
Về sản xuất nông- lâm nghiệp: diện tích gieo trồng và sản lượng các loại
cây lương thực: lúa, ngô, cây màu… đều tăng lên hàng năm. Năm 2004 cây
lúa có diện tích gieo cấy đạt 12.108,6 ha, sản lượng đạt 62.413 tấn. Cây ngô,
14
gieo trồng được 1.737,5 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ ha, sản lượng đạt
6.961,2 ha. Cây chè được coi là thế mạnh của huyện. Chương trình trồng mới,
thâm canh và cải tạo chè tiếp tục được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Các đề
án, chương trình phát triển: kinh tế hợp tác xã, thủy sản, kinh tế trang trại
được triển khai và thực hiện ở các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Về sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì hiệu
quả. Các ngành nghề được tạo điều kiện để phát triển trên cơ sở khai thác tốt
các tiềm năng theo lợi thế từng vùng, tăng cường đầu tư về vốn, công nghệ và
thị trường. Trong đó, tập trung phát triển một số ngành trọng tâm: khai thác,
sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, gia công cơ khí…
Công tác xây dựng cơ bản đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết
yếu và ưu tiên những vùng khó khăn. Phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
từ các chương trình, dự án hỗ trợ… những năm qua kết cấu hạ tầng cơ sở tiếp
tục được củng cố. Đặc biệt quan tâm đến đầu tư xây dựng ở các lĩnh vực như:
giáo dục, y tế, văn hoá xã hội… Năm 2003, đã xây dựng được 30 phòng học,
3 nhà hội đồng với tổng số tiền đầu tư lên 2,1 tỷ đồng.

Hệ thống đường giao thông, lưới điện được quan tâm đầu tư cải tạ, nâng
cấp và làm mới là điều kiện quan trọng góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở
địa phương. Hiện tại có 29/31 xã, thị trấn với 70% số hộ được dùng điện lưới
quốc gia. Về giao thông đã nâng cấp, sửa chữa làm mới 500 km đường giao
thông nông thôn. Một số tuyến đường trọng yếu được nâng cấp: đường Đại
Từ- Mỹ Yên, Đại Từ- Tân Thái, Đại Từ đi Tân Lạc- Phú Lạc. Từng bước
khuyến khích bê tông hoá đường giao thông nông thôn. Trong đó, ưu tiên đầu
tư cho các vùng sản xuất nhiều chè, các xã khó khăn xa trung tâm. Về thuỷ
lợi, đã tập trung đầu tư chống xuống cấp nhiều công trình như các hồ, đập
kênh mương, đặc biệt như các hồ chứa nước lớn: hồ Vai Miếu, Đoàn Uỷ, Phú
Xuyên… đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt
Hoạt động thương mại- dịch vụ trên địa bàn tiếp tục được phát triển phong
phú về số lượng và chất lượng, thị trường hàng hoá đa dạng, đáp ứng tốt nhu
15
cầu của nhân dân. Các dịch vụ như: chế biến nông lâm sản, dịch vụ vật tư kỹ
thuật nông nghiệp, bưu chính viễn thông… có sự tăng trưởng khá. Tăng
cường các hoạt động chống hàng giả, chống gian lận thương mại, đảm bảo lợi
ích cho người tiêu dùng. Tạo môi trường cạnh tranh trong kinh doanh, thúc
đẩy kinh tế của huyện mở rộng và phát triển.
Các hoạt động tài chính- tín dụng được duy trì ổn định và đạt mức tăng
trưởng tốt. Nguồn tổng vốn huy động từ nền kinh tế đạt 126,5 tỷ đồng. Trong
đó, nguồn vốn tự huy động tăng 95 tỷ đồng, nguồn vốn từ các dự án đạt 16 tỷ
đồng… Qua đó, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội,
phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho
các hộ gia đình và thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.
1.2.2. Điều kiện xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số toàn huyện đạt 163.637 người, với
mật độ dân số bình quân khoảng 283 người/ km
2
. Đại Từ là nơi cư trú của

nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Thái, Mường, Dao, Sán
Chỉ, Sán Dìu… trong đó đông nhất vẫn là dân tộc Kinh. “Người Kinh ở đây
rất lâu đời. Từ thế kỷ 15 đã có dòng họ Lưu ở Vân Yên, về sau do việc khai
thác đồn điền và hầm mỏ của người Pháp và người bản xứ, do chiến tranh, do
nhiều yếu tố khác và gần đây nhất do cuộc vận động xây dựng vùng kinh tế
mới, cư dân ở hầu hết các tỉnh phía Bắc đã có mặt ở Đại Từ để cung nhân dân
địa phương xây dựng quê hương. Đông nhất là đồng bào có quê gốc ở Thái
Bình và Hà Nam Ninh” [15, 16]. Bên cạnh người Kinh chiếm số lượng lớn thì
dân tộc Tày cũng có dân số đông và vai trò trong đời sống kinh tế- xã hội
“Người Tày đã có mặt lâu đời ở các xã phía Bắc. Hiện nay, nhiều xã ở phía
Nam tuy không có dân tộc Tày cư trú lâu đời nhưng vẫn tìm thấy tên làng
như: làng Ruồng (Luông), Nà Ca, La Thông… chứng tỏ đã có một thời xa xưa
đồng bào Tày đã có mặt ở đây” [15,17].
Như vậy, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, hoạt động sản xuất kinh tế-
văn hóa, huyện Đại Từ có nhiều nét văn hoá pha trộn và có sự đặc sắc riêng
làm cho phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng.
16
Huyện đã có nhiều chính sách phù hợp để giúp đời sống nhân dân được nâng
cao, mở mang dân trí tại các vùng sâu, vùng xa, thực hiện chương trình: điện,
đường, trường, trạm… “Hiện nay, ở Đại Từ xã nào cũng có trạm xá, có y sĩ
phụ trách. Toàn huyện có 1 bệnh viện 100 giường, với 67 cán bộ trong đó có
16 bác sĩ và dược sĩ cao cấp. Để phục vụ nhân dân ở xa, huyện đã đặt hai trạm
khám bệnh đa khoa ở Phú Thịnh và Ký Phú với 5 cán bộ, có 1 bác sĩ. Đội vệ
sinh phòng dịch của huyện có 22 cán bộ, trong đó có 3 bác sĩ. Trạm sinh đẻ có
kế hoạch có 8 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ. Ngoài ra, còn có các trạm xá, bệnh
xá của các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn. Tất cả tạo nên một mạng lưới
y tế đủ sức chăm lo sức khoẻ cho nhân dân trong huyện” [16, 18- 19].
Trên cơ sở phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Đại Từ động viên toàn
Đảng, toàn nhân dân trong huyện chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo
dục, y tế và giả quyết các vấn đề xã hội. Đảng bộ coi đây là những nhiệm vụ

mấu chốt trong chiến lược xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Từ
năm 1992, khi đời sống nhân dân tạm ổn định, Đảng bộ Đại Từ đã có chủ
trường từng bước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cao hơn nhịp độ đầu tư cho
các chương trình khác. Cùng với giáo dục, ngành y tế huyện Đại Từ có bước
phát triển khá cả về đội ngũ thầy thuốc, cơ sở và phương tiện khám chữa
bệnh, đáp ứng được nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội ở địa phương. Năm 1993,
Đại Từ đã có 1 bệnh viện huyện, 30 trạm xá xã và 191 cán bộ y tế. Đến năm
1995, số cán bộ y tế có trình độ từ trung cấp trở lên là 198 người, được bố trí
ở trung tâm y tế huyện và các trạm xá xã. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bệnh viện
huyện và các trạm xá xã từng bước được trang bị đầy đủ hơn, đáp ứng yêu cầu
khám chữa bệnh cho trên 40 ngàn lượt người mỗi năm. Từ năm 1986 đến năm
1994, trên địa bàn Đại Từ không xảy ra dịch bệnh. Trong nhiều năm liền,
huyện luôn hoàn thành xuất sắc chương trình tiêm chủng mở rộng. Đi đôi với
việc phát triển kinh tế- văn hoá, Đảng bộ Đại Từ đặt nhiệm vụ quốc phòng an
ninh vào vị trí chiến lược, có ý nghĩa hàng đầu. Trong 10 năm (1986- 1995),
17
trên địa bàn huyện, tình hình an ninh chính trị từng bước được ổn định. Một
số hiện tượng xảy ra ở một vài nơi đều được giải quyết kịp thời.
Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và các đối tượng chính
sách khác được Đảng bộ thường xuyên quan tâm. Đến năm 1995, Đại Từ
được Đảng và Nhà nước trao quyết định công nhận 15 bà mẹ Việt Nam anh
hùng, 1 anh hùng lao động, 42 gia đình và 106 cá nhân có công với nước.
Những năm gần đây, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ
thực hiện tốt chính sách xã hội, những đối tường chính sách đã được quan tâm
bằng nhiều việc làm cụ thể: xây nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt
Nam anh hùng, cha mẹ liệt sĩ và nhận đỡ đầu con liệt sĩ, tặng sổ tiết kiệm,
vườn cây tình nghĩa, thẻ bảo hiểm y tế…
Đại Từ là một huyện thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có
vị trí quan trọng cả về kinh tế và quân sự, đây là khu vực có sự trao đổi hàng

hoá trong buôn bán thương mại giữa các địa phương với nhau. Ngoài ra,
huyện còn có nhiều tiềm năng và thế mạnh về đất, khoáng sản… Hiện nay,
với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự đầu tư của chính quyền, Đại Từ
đã có những sự thay đổi vượt bậc, các dự án xây dựng, tuyến đường giao
thông được mở rộng và nâng cấp khiến cho mọi hoạt động kinh tế của nhân
dân trong huyện trở nên thuận lợi. Với tinh thần đấu tranh, bảo vệ và xây
dựng quê hương, cho đến ngày nay huyện Đại Từ đang phát huy truyền thống
đó để viết thêm những trang sử mới vẻ vang, phát triển để trở thành một địa
phương phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá của toàn
tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ đã góp một phần quan trọng trong sự thay đổi
chung, những bước tiến đó giúp huyện ngày càng khẳng định vị trí của mình
và sánh vai cùng với các địa phương khác trong tỉnh.
18
1.3. Tình hình ruộng đất và phương thức khai thác, sử dụng ruộng
đất ở Đại Từ trước năm 1997
1.3.1 Tình hình sở hữu ruộng đất.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, ruộng đất thuộc sở hữu của thực dân và phong
kiến. Người nông dân chiếm một số lượng lớn trong thành phần xã hội nhưng
tư liệu sản xuất lại bị chiếm đoạt và trở thành người làm thuê ngay trên đồng
ruộng của mình. Tại Đại Từ, ngoài số lớn ruộng đất của địa chủ người Việt thì
những phần đất phì nhiêu khác tập trung trong tay địa chủ người Pháp, chúng
tìm mọi biện pháp cướp để cướp đoạt diện tích ruộng đất ít ỏi của nhân dân để
lập các đồn điền trồng lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi… với quy mô lớn “Chỉ
tính riêng đồn điền của Gari (Garigue) ở Tân Thái đã chiếm 363 mẫu trong
tổng số 950 mẫu toàn xã; đồn điền của Olét (xã Vạn Thọ) chiếm 200 mẫu.
Nhà thờ Yên Hùng (Hùng Sơn) cũng chiếm trên 190 mẫu ruộng tốt” [15, 130],
“Riêng ở Đại Từ có đồn điền của Đờ- mông- pơ- da sau chuyển cho Gari, đồn
điền của Đờ- mông- pơ- da có tới 3694 ha ở nhiều địa điểm trong tỉnh, riêng ở
Đại Từ đã chiếm cả một vùng rộng lớn ở xã Bình Thuận và Vạn Thọ bây giờ.
Đồn điền Bản Ngoại của Phạm Bá Nhu chiếm 125 ha” [15, 27]. Với mọi thủ

đoạn tinh vi, chúng đã tìm cách chiếm đoạt và nắm trong tay số lượng hơn
70% ruộng đất trong huyện, người nông dân- lực lượng lao động chính chỉ
chiếm xấp xỉ 20% diện tích đất canh tác. Vì thế cuộc sống vô cùng khó khăn,
điều này đã buộc họ phải nhận ruộng phát canh của địa chủ, phú nông và chịu
nhiều hình thức bóc lột bất công trong sản xuất. Các đồn điền này không chỉ
gieo trồng sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp mà còn tiến hành
chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đánh đổ được ách xâm lược,
xây dựng được nhà nước mới, công việc được quan tâm hàng đầu là thực hiện
quyền dân chủ cho nhân dân. Đặc biệt là trong lĩnh vực ruộng đất. Tại huyện
Đại Từ trong thời gian này, bên cạnh việc đấu tranh đòi những quyền lợi với
địa chủ phong kiến như: được lĩnh canh ruộng đất từ 3- 5 năm, giảm tô, xoá
19
nợ… thì vấn đề chia lại ruộng đất của những điền chủ người Pháp và người
Việt sau cách mạng bỏ chạy cũng được tiến hành
Biểu 2: Bảng số liệu về tình hình phân tán ruộng đất của địa chủ tại 6 xã
trong huyện [15, 138]
( Ký hiệu: m: mét; s: sào; T: thước)
STT Tên xã Cho ruộng Giao canh Bán ruộng Tổng cộng
1 Bình Thuận 14
m
0.00 89
m
.4
s
.08T 61
m
.3
s
.01T 164

m
.7
s
.09T
2 An Mỹ 129.3.08 1.3.13 68.8.13 199.6.04
3 Trần Phú 2.8.04 137.3.10 66.9.09 207.1.08
4 Độc Lập 1.3.08 62.5.05 51.5.02 115.4.00
5 Tân Thái 110.2.03 555.14 115.8.02
6 Hùng Sơn 25.9.01 103.2.11 103.7.07 232.9.04
Tổng cộng 173.4.06 504.2.05 385.0.01 1035.6.12
Năm 1955, một hình thức sở hữu mới đã xuất hiện ở Đại Từ, đó là từ
các tổ đổi công tại huyện đã xây dựng thành 3 hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, đây là những hợp tác xã đầu tiên của toàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
đó. Vào giai đoạn đầu các hợp tác xã gặp những khó khăn nhất định do trình
độ quản lý yếu kém, việc phân phối ruộng đất, nông cụ sản xuất và sản phẩm
còn nhiều bất cập, xuất hiện tình trạng tham ô, thiếu công bằng. Bên cạnh đó
là hiện tượng dong công, phóng điểm đã làm những hoạt động của hợp tác xã
ngày càng suy yếu, nhiều gia đình xã viên đã xin ra khỏi hợp tác xã hoặc xin
ruộng hợp tác xã cấy không hết vụ chiêm hay đi vỡ hoang để làm ăn riêng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất nhằm mang lại cuộc sống
mới cho người nông dân. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về đổi mới
kinh tế nông nghiệp - gọi là “Khoán 10” là một điển hình. Theo như tình hình
tại huyện Đại Từ thì người nông dân được hưởng từ 60 – 70% sản phẩm do
mình làm ra, điều này đã khuyến khích, động viên nông dân phấn khởi, yên
tâm sản xuất và gắn bó với đồng ruộng. Lúc này, sở hữu ruộng đất nằm trong
tay người nông dân là chủ yếu với cơ chế khoán để sử dụng từ 10- 15 năm,
cùng với đó là trâu bò, nông cụ sản xuất.
20
Như vậy, với chính sách của Đảng trong giai đoạn mới nhân dân huyện

Đại Từ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã có được sự tích cực trong
sản xuất. Ruộng đất được giao đến tận tay người sử dụng, đáp ứng yêu cầu
mong mỏi của người dân. Lúc này, người nông dân có quyền sử dụng và khai
thác đất đai nhằm mang lại hiểu quả sản xuất cao nhất. Từ đó, phấn đấu làm
giàu ngay trên đồng ruộng quê hương mình.
1.2.2. Phương thức khai thác, sử dụng ruộng đất
Là một huyện miền núi thấp, Đại Từ có 28 xã và 2 thị trấn, đất nông
nghiệp và đất đồi có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm khá lớn trong diện
tích tự nhiên. Ngay từ cuối những năm 70 và những năm đầu thập kỷ 80, Đại
Từ đã xác định cơ cấu kinh tế chung của huyện là nông- lâm- công nghiệp. Từ
đó có phương thức khai thác và sử dụng ruộng đất hợp lý nhất. Nhưng chủ
yếu tập trung vào chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời chú trọng
phát triển vùng chè, từng bước chuyên môn hoá sản xuất, phân công lao động
trên địa bàn huyện, tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hoá có tích
luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Với sự lãnh đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới của
đất nước, tháng 12/ 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện. Luồng gió mới đã tràn vào Đại Từ, đưa sản xuất nông
nghiệp và các hoạt động kinh tế khác của huyện vào thời kỳ phát triển mới,
vững chắc. Trong thời điểm này, Đảng bộ Đại Từ đã tỏ rõ sự nhạy bén, vận
dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đại hội
Đại biểu tỉnh Bắc Thái lần thứ V vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Tiếp
theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần XVI, nhiều chủ trương, giải pháp
của huyện sát thực tế, hợp quy luật, thuận lòng dân được ban hành, làm thay
đổi tận gốc vị trí kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện giải phóng mọi năng lực
sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn
vị sản xuất tự chủ được thừa nhận cả về kinh tế, pháp lý và được quyền sử
dụng ruộng đất lâu dài. Cơ chế quản lý được đổi mới và được hoàn thiện sau
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) đã làm bật tiềm năng sáng tạo của hơn
21

13 vạn nhân dân các dân tộc trong huyện. Với hơn 11 ngàn hecta của 2 vụ lúa
mỗi năm, năm 1986 Đại Từ đạt tổng sản lượng lương thực 32.181 tấn. Đến
năm 1988, toàn huyện đã thu được 36.262,9 tấn (tăng hơn 4000 tấn so với
năm 1987). Cơ chế khoán mới được mở ra đã khơi dậy bầu không khí dân chủ
trong cuộc sống của nhân dân ở các dân tộc Đại Từ. Cũng như trồng trọt, do
có cơ chế khuyến khích sản xuất nên ngành chăn nuôi của huyện cũng có
bước phát triển khá. Đàn trâu bò từ 17.286 con (năm 1986), tăng lên 21.302
con (năm 1988), đàn lợn đạt 37.388 con (bằng 97.2% kế hoạch).
Trong 10 năm (1986- 1995) thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng
lần VI đề ra, được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Thái qua các Nghị quyết Đại hội
Tỉnh Đảng bộ khoá 4, 5, 6, Đại Từ đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Với tiềm năng thế mạnh kinh tế ngày càng
được khai thác, mở mang và phát triển, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
sản xuất nông nghiệp của huyện đã có những bước tiến đáng kể. Từ một huyện
miền núi, ít có cánh đồng màu mỡ, thường xuyên bị lũ lụt, hạn hán, Đại Từ đã
phấn đấu giành thắng lợi trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng năm sau
cao hơn năm trước.
Với cơ chế “Khoán 10”, ở Đại Từ, hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh
tế tự chủ, quá trình sản xuất (bao gồm cả lương thực và cây công nghiệp) được khép
kín trong từng hộ. Nông dân đã có thu nhập cao do hộ được hưởng toàn bộ thành
quả lao động, chi phí gián tiếp sản xuất thấp. Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, từ
năm 1991 trở đi, Đảng bộ Đại Từ coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu mạnh,
văn minh. Trong sản xuất lương thực, cùng với việc đưa 80% giống lúa mới cao sản
vào đồng ruộng; diện tích ngô đông ở huyện Đại Từ cũng tăng lên, chiếm 25% diện
tích gieo trồng; năng suất đạt bình quân 21 tạ ha, có xã (Cù Vân) đạt 30 tạ ha.
Nhằm xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Đại Từ đặc biệt quan tâm
đến kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội như: thuỷ lợi, điện, chuyển giao tiến bộ vào trồng
trọt và chăn nuôi. Trong thời gian từ năm 1990- 1995, Đại Từ xây dựng các hồ chứa
nước Khuôn Nanh (Yên Lãng), Phú Xuyên, Phú Cường, Phú Thịnh, đập ngăn nước

22
Bản Ngoại, trạm bơm điện Hùng Sơn. Năm 1992, huyện thành lập xí nghiệp khai
thác thuỷ nông. Nhờ đó, 20 công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ được khai thác có
hiệu quả cao, đảm bảo việc chủ động tưới và tiêu nước cho đồng ruộng, mở rộng
diện tích gieo trồng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất cây trồng,
đặc biệt là với cây chè, cây ăn quả và cây lương thực vụ đông.
Cùng với việc đầu tư cho thuỷ lợi, lựa chọn giống cây con có chất
lượng cao, ít sâu bệnh Đảng bộ huyện còn chú trọng bồi dưỡng cho người trực
tiếp sản xuất những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, xử lý giống mới, thời vụ,
chăm sóc, phòng, chống sâu bệnh cho cây trồng và dịch bệnh cho vật nuôi. Từ
năm 1993 đến nay, trung tâm khuyến nông của huyện đã xây dựng 19 ô mẫu,
tập huấn hơn 16 ngàn lượt hộ nông dân về kỹ thuật canh tác.
Nông dân trong huyện từng bước tiếp nhận và áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông sản không chỉ cho năng suất cao,
mà còn tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên thị trường, đặc biệt
là chè búp khô. Nhờ đó, thu nhập của người nông dân tăng lên rõ rệt. Trước
những đổi thay của tình hình kinh tế của toàn huyện, hàng vạn hộ nông dân
Đại Từ đã yên tâm, phấn khởi sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho
mình và quê hương. Hàng ngàn hecta đồi trọc trước đây nay đã xuất hiện
nhiều mô hình trang trại (347 trang trại) có trại rộng tới hơn 20 ha. Có nhiều
hộ gia đình mỗi năm thu nhập tới 150 triệu đồng. Gần 200 hộ sản xuất giỏi
xuất hiện, trở thành động cơ lôi kéo nông dân trong huyện tích cực làm giàu
trên đồng ruộng, đồi rừng và ngay cả dưới ao hồ.
Sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Đại Từ cùng với những
thành tựu đạt được trong thời kỳ đầu đổi mới có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó
khẳng định hướng đi do Đảng bộ đề ra là đúng đắn đồng thời tạo thêm niềm
tin cho toàn huyện trong chặng đường tiếp theo. Về cơ bản, huyện đã giải
quyết được vấn đề phát triển sản xuất, mở rộng lượng hàng hoá trong sản xuất
nông nghiệp, ổn định tình hình nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nhân
dân. Nhìn lại 10 năm đổi mới (1986- 1995), kinh tế nông- lâm- công nghiệp

của huyện Đại Từ đã thu được những thắng lợi thực sự to lớn.
23
* Tiểu kết chương 1
Trải qua một thời gian dài, từ khi chịu ách thống trị của thực dân Pháp
đến khi đất nước giành độc lập, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhất là
trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp. Đại Từ là một huyện miền núi thuộc
tỉnh Thái Nguyên, đất đai chủ yếu phát triển nông – lâm nghiệp cũng đã có sự
chuyển biến trong tình hình ruộng đất và phương thức sử dụng. Khi đất nước
đổi mới, ruộng đất được đến với người nông dân thì nông thôn Việt Nam mới
có bộ mặt khởi sắc, mọi người hăng hái sản xuất trên đồng đất của mình, áp
dụng những biện pháp khoa học hiện đại nhất để tăng năng suất, mở rộng diện
tích… Với những kết quả tích cực mà huyện đã đạt được trong giai đoạn
1986- 1995: những mục tiêu trong nông- lâm- công nghiệp gặt hái thành tựu
lớn; các chính sách kinh tế- xã hội được thực hiện và quan tâm; đời sống nhân
dân cải thiện và ổn định. Chính quyền Đại Từ đã nhận thấy những khả năng
phát triển và có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất trong huyện, đặc biệt
là trong giai đoạn 1997- 2008. Đây được coi như bước đi đúng đắn trong việc
đầu tư, phát triển nông nghiệp - nông thôn tại địa phương.
24
CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠI TỪ (THÁI NGUYÊN) LÃNH
ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT (TỪ 1997 ĐẾN 2008)
2.1. Một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chính sách Pháp
luật về ruộng đất.
Ngay từ rất sớm, dưới các triều đại phong kiến đã ý thức được tầm quan
trọng của việc sản xuất nông nghiệp và bảo vệ nguồn tư liệu đất đai quý giá. Dựa
trên những tiền định này, bất cứ một Nhà nước phong kiến nào được hình thành
cũng đều chú ý và đầu tư cho vấn đề phát triển nông nghiệp. Sau Cách mạng tháng
Tám 1945, ngay khi giành được chính quyền, không chỉ xây dựng - củng cố chính
trị, an ninh quốc phòng trong cả nước mà Đảng và Chính phủ đã có những chính
sách phù hợp phát triển nông nghiệp- nông thôn, nhiều sắc lệnh được ban hành

trong cả nước “Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh 78/ SL ngày 14- 7- 1949, quy định
mức giảm địa tô là 25% so với mức tô trước cách mạng tháng Tám, lập Hội đồng
giảm tô cấp tỉnh; Sắc lệnh 25/ SL ngày 13- 2- 1950 về việc sử dụng ruộng đất
vắng chủ trong thời kỳ kháng chiến; Sắc lệnh số 26/ SL ngày 15- 2- 1950 về việc
lập ban giảm tô xã; Sắc lệnh 88/ SL ngày 22- 5- 1950, quy định những điểm chính
về lĩnh canh ruộng đất...”. [8, 63]. Tháng 11- 1953, Ban chấp hành trung ương họp
Hội nghị lần thứ V và Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng đã thông qua cương
lĩnh ruộng đất và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
Quốc hội họp kỳ thứ ba (tháng 12- 1953) đã nhất trí với chủ trương của Đảng và
thông qua Luật cải cách ruộng đất.
Luật cải cách ruộng đất năm 1953 gồm 5 chương, 38 điều, nêu ra những yêu
cầu tất yếu của việc cải cách ruộng đất, những công việc cần làm trong khoảng thời
gian nhất định, cách thức chia ruộng, các đối tượng được phân chia và nguyên tắc
thực hiện. Ngoài ra còn rất nhiều các điều khoản ban hành của Nhà nước nhằm thúc
đẩy sản xuất, khai hoang thêm diện tích mới trong những thời gian sau đó. Những
văn bản thời kháng chiến còn lưu lại này đã chứng tỏ: Nhà nước có nhiều biện pháp
chăm lo đời sống nhân dân, ổn định sản xuất và tạo nền tảng vững chắc cho cuộc
kháng chiến. Đây chính là tiền đề sau này luật pháp Việt Nam hình thành và xây
25

×