Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN: Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.94 KB, 19 trang )

Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là một môn khoa học vô cùng lí thú đối với các em học sinh bởi các
em có thể khám phá được nhiều hiện tượng hóa học vừa hấp dẫn, vừa gần gũi với cuộc
sống xung quanh mình. Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh tích cực khi đề cập đến môn
hóa học. Bởi vì, học hóa không chỉ đơn giản là được quan sát thí nghiệm, giải thích các
hiện tượng mà học hóa phải kèm theo việc nắm vững các kiến thức lí thuyết và biết giải
nhiều dạng bài tập khác nhau. Có những em có năng khiếu, đam mê hay ít nhất có tính
cần cù, chăm chỉ thì học hóa vô cùng dễ dàng. Ngược lại, một số em cảm thấy khó khăn
và áp lực khi học môn hóa vì phải vận dụng kiến thức chương trước mới có thể giải
được bài tập của chương sau. Bên cạnh đó, có một số dạng bài tập cần có phương pháp
giải riêng mà kể cả học sinh khá giỏi đôi khi phải lúng túng, một số dạng bài tập có ý
nghĩa quan trọng, làm nền tảng xuyên suốt trong quá trình học hóa học của các em ở phổ
thông.
Về mặt lí luận, bài tập hóa học là một nội dung hết sức quan trọng giúp giáo
viên có thể kiểm tra, đánh giá kiến thức cũng như năng lực học tập của học sinh, từ đó
có thể kịp thời củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh yếu kém, đồng thời phát hiện,
bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn. Hơn nữa, đó cũng là một công cụ hữu hiệu để giáo
viên có thể nhìn nhận lại phương pháp giảng dạy của mình mà điều chỉnh, sửa đổi để có
phương pháp mới tốt hơn, giúp học sinh dễ tiếp thu hơn.
Chính vì tính quan trọng của bài tập hóa học và mục tiêu trang bị cho học sinh
những kiến thức căn bản và toàn diện nhất để các em làm hành trang bước sang cấp ba
và xa hơn nữa, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa ra phương pháp giải bài tập đơn
giản, dễ hiểu, dễ nhớ nhất cho học sinh của mình. Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm từ
việc giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ quý thầy cô đồng nghiệp, tôi đã
rút ra được một số phương pháp giải bài tập hiệu quả hơn so với phương pháp tôi đã áp
dụng trước đó.
Thông qua đề tài này, tôi xin giới thiệu những phương pháp mà tôi đã áp dụng
để quý thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến giúp tôi có thể khắc phục những hạn chế
1
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu


Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
cũng như phát huy những ưu điểm của phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng của
bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
2
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN HÓA HỌC CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá, tôi nhận thấy một bộ phận
không nhỏ các em học sinh luôn gặp khó khăn khi giải các bài toán hóa học. Điều này
đặt ra yêu cầu phải tập trung rèn luyện các dạng bài toán này cho các em hơn nữa. Sau
đây là một số dạng bài toán phổ biến mà các em học sinh sẽ gặp không chỉ trong chương
trình trung học cơ sở mà còn ở chương trình trung học phổ thông:
1. Tính theo phương trình hóa học (không có dư).
2. Tính theo phương trình hóa học (có dư).
3. Toán hỗn hợp.
4. Toán hiệu suất phản ứng.
5. Toán tìm nguyên tố chưa biết dựa theo phương trình hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN
1. Phương pháp chung:
Bước 1. Giới thiệu cho học sinh các bước giải bài toán.
Bước 2. Cho ví dụ minh họa để học sinh hiểu rõ hơn các bước giải bài toán.
Bước 3. Cho bài tập áp dụng để học sinh vận dụng.
Thông thường để học sinh hiểu và nhớ cách làm một bài toán phải mất khá
nhiều thời gian. Do đó, để tiết kiệm thời gian tôi thường chuẩn bị sẵn phiếu học tập cho
học sinh. Trường hợp không chuẩn bị kịp phiếu học tập, tôi thường khuyến khích học
sinh chép bài nhanh bằng cách cho điểm cộng 5 đến 10 học sinh chép bài nhanh nhất và
có chữ viết rõ ràng.

Khi làm ví dụ minh họa, nên cho học sinh tự giải những bước nào nằm trong
khả năng của các em (viết phương trình, tính số mol, khối lượng, thể tích, …) Bước nào
3
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
khó thì giáo viên mới hướng dẫn chi tiết hơn (tính khối lượng thực tế khi có hiệu suất,
lập hệ phương trình, …). Những bài ví dụ nên có tính chọn lọc cao để loại bỏ được
những nhầm lẫn mà học sinh thường mắc phải khi giải toán.
Bước 3, cho học sinh làm bài dựa theo bài mẫu. Có thể khuyến khích học sinh
thi đua với nhau bằng cách nộp bài để được tính điểm.
2. Những kĩ năng nền tảng cần trang bị cho học sinh trước khi giải toán hóa học:
Những kĩ năng nền tảng để học sinh vận dụng khi giải toán hóa học bao gồm:
- Vận dụng qui tắc đường chéo để lập nhanh công thức hóa học.
- Viết phương trình.
- Tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch,
Đây là những kĩ năng học sinh được hình thành từ năm lớp 8. Tôi xin chia sẻ
một số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy và học hỏi được khi rèn luyện cho học sinh như
sau:
a. Vận dụng qui tắc đường chéo để lập nhanh công thức hóa học:
Có 3 trường hợp thường gặp khi lập công thức hóa học:
- Trường hợp 1. Hai hóa trị bằng nhau: không ghi chỉ số. Ví dụ: Công thức
hóa học của hợp chất tạo bởi Ca(II) và SO
4
(II) là CaSO
4
, tạo bởi Na (I) và Cl (I) là
NaCl.
- Trường hợp 2. Hai hóa trị cùng là số chẵn: lấy hóa trị nguyên tố này làm chỉ
số nguyên tố kia, rồi chia mỗi chỉ số vừa chéo cho 2. Ví dụ: Công thức hóa học của hợp
chất tạo bởi Mn (IV) và O (II) được lập như sau:

4
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
- Trường hợp 3. Hai hóa trị có ít nhất 1 hóa trị lẻ: lấy hóa trị của nguyên tố
này làm chỉ số của nguyên tố kia. Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Al (III)
và O (II) được lập như sau:
b. Viết phương trình hóa học
Để viết đúng phương trình, trước tiên học sinh cần xác định đúng công thức
hóa học của các chất tham gia và sản phẩm, chỉ cần sai 1 công thức hóa học bất kì thì
toàn bộ phương trình đó sẽ sai hết. Tiếp theo, không kém phần quan trọng là chọn hệ số
thích hợp để phương trình được cân bằng. Cân bằng là bước khó nhất đối với học sinh.
Tôi thường hướng dẫn học sinh cân bằng theo thứ tự: Kim loại  Phi kim hay nhóm
nguyên tử  H  O, tìm hệ số bằng phương pháp tương tự như qui tắc đường chéo khi
lập công thức hóa học kết hợp phương pháp làm chẵn số lẻ. (chéo số nguyên tử trước
làm hệ số cho số nguyên tử sau và ngược lại)
Ví dụ: Al + O
2
 Al
2
O
3
Bước 1. Đếm số nguyên tử Al:
Trước: 1 Al Sau: 2 Al, ta chéo như sau:
2Al + O
2
 Al
2
O
3
(1 không ghi)

Bước 2. Đếm số nguyên tử O:
Trước: 2O, sau: 3O, ta chéo như sau:
2Al + 3O
2
 2Al
2
O
3
Bước 3. Đếm lại số nguyên tử Al: Trước phản ứng có 2Al, sau phản ứng có
4Al, ta chia số nguyên tử hai vế trước và sau cho 2, ta được 1Al (trước) và 2Al (sau),
chéo số nguyên tử thì kết quả là Al trước phải nhân thêm 2 và ta có kết quả như sau:
4Al + 3O
2
 2Al
2
O
3
5
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
Phương pháp cân bằng này có thể không nhanh như phương pháp khác nhưng
nó gần gũi vì tương tự với cách lập công thức hóa học, có thể nói là chậm mà chắc.
c. Tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch:
- Để cho học sinh dễ dàng vận dụng công thức, chúng ta cần giới thiệu cho
học sinh bảng tóm tắt gồm tên đại lượng, kí hiệu và đơn vị tính của từng đại lượng để từ
đó học sinh dễ dàng xác định đề cho gì và cần tính gì.
Đại lượng Kí hiệu Đơn vị tính
Số mol n Mol
Khối lượng m g
Thể tích V ml hay lít

Nồng độ mol C
M
M hay mol/lít
Nồng độ phần trăm C% %
Việc xác định đúng dữ kiện đề cho đóng vai trò quyết định đối với kết quả bài toán.
6
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN HÓA HỌC CỤ THỂ:
DẠNG 1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (KHÔNG CÓ DƯ)
A. Nhận dạng bài tập: Từ đề chỉ tìm được số mol của 1 chất trong phản ứng.
B. Các bước giải:
Bước 1. Tìm số mol từ số liệu đề cho:
- Nếu đề cho khối lượng m (số + “g”), áp dụng:
M
m
n =
(1)
- Nếu đề cho thể tích khí ở đktc V (số + “lít” đktc), áp dụng:
4,22
Vdktc
n =
- Nếu đề cho nồng độ mol C
M
với thể tích dung dịch V
dd
, áp dụng:
n = C
M
.V

dd
- Nếu đề cho nồng độ phần trăm C% và khối lượng dung dịch – m
dd
thì ta phải tìm số
mol theo 2 bước:
+) Tìm khối lượng chất tan (m
ct
)

: m
ct
=
%100
%.Cmdd
+) Tìm số mol chất tan (n) theo công thức (1)
Bước 2. Viết phương trình hóa học (Phải cân bằng)
- Ghi tỉ lệ mol theo phương trình
- Thay số mol vừa tính được vào phương trình (ngay dưới CTHH của chất đó)
Bước 3. Tính số mol của các chất cần xác định khối lượng hoặc thể tích (theo quy
tắc tam suất: nhân chéo chia ngang)
Ví dụ: n
B
= 0,6 mol
2A + 3B  4C
2 3 4 (mol)
x=? 0,6 y = ?
7
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
nhân nhân
chia

chia
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
x =
3
2.6,0
= 0,4 mol y =
3
4.6,0
= 0,8 mol
Bước 4. Tính theo yêu cầu đề bài từ số mol vừa tính ở bước 3.
m = n.M V(đktc) = n. 22,4 C
M
=
Vdd
n
C. Ví dụ
Đốt cháy 6,5g kẽm trong không khí. Tính khối lượng kẽm oxit thu được và
thể tích O
2
(đktc) đã phản ứng.
Giải
n
Zn
=
65
5,6
= 0,1 (mol)
2Zn + O
2
 2ZnO

2 1 2 (mol)
0,1 0,05 0,1 (mol)
m
ZnO
= n
ZnO
.M
ZnO
= 0,1 . 81 = 8,1 g
V
O2
(đktc) = n
O2
.22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít
DẠNG 2. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (LOẠI TOÁN DƯ)
A. Nhận dạng: Từ đề bài tìm được số mol của cả hai chất tham gia phản ứng.
B. Các bước giải:
Bước 1. Tìm số mol từ dữ kiện đề cho
Bước 2. Viết phương trình phản ứng, ghi tỉ lệ mol, chừa 1 dòng
Bước 3. Lập tỉ lệ xác định chất hết, chất dư
8
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
t
o
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
Chất nào có tỉ lệ nhỏ hơn là chất hết, có tỉ lệ lớn hơn là chất còn dư
Bước 4. Thay số mol theo đề của chất hết lên trên phương trình (đúng cột chất hết). Suy
ra số mol của các chất khác trên phương trình theo qui tắc tam suất (nhân chéo chia
ngang)
Bước 5. Tính số mol dư của chất còn dư: n


= n
tính theo đề
- n
phản ứng
Bước 6. Tính theo yêu cầu đề bài từ số mol đã tính trên phương trình (dòng thứ 2) và số
mol chất dư ở bước 5.
C. Ví dụ:
Cho 5,6g sắt tác dụng với 10,95 g HCl
a. Chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam?
b. Tính thể tích H
2
(đktc) thoát ra.
c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Giải a. n
Fe
=
56
6,5
= 0,1 (mol) n
HCl
=
5,36
95,10
= 0,3 (mol)
Fe + 2HCl  FeCl
2
+ H
2


1 2 1 1 (mol)
0,1 0,2 0,1 0,1 (mol)
Ta có tỉ lệ:
1
nFe
=
1
1,0
= 0,1 Vì
1
nFe
<
2
nHCl
nên Fe hết, HCl còn dư
2
nHCl
=
2
3,0
= 0,15 Tính theo số mol Fe
n
HCl dư
= 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)
9
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
m
HCl dư
= 0,1 . 36,5 = 3,65 g

b. V
H2
(đktc) = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
c. m
FeCl2
= 0,1 . 127 = 12,7 g
DẠNG 3. TOÁN HỖN HỢP
Loại 1. Toán hỗn hợp không cần lập hệ phương trình
A. Nhận dạng: Có 2 dạng
- Chỉ có 1 chất trong hỗn hợp tham gia phản ứng.
- Cả hai chất đều tham gia phản ứng nhưng số mol chất tính được theo đề chỉ có thể thay
trực tiếp lên 1 phương trình hóa học.
B. Các bước giải
Bước 1. Viết phương trình hóa học, ghi tỉ lệ mol, chừa 1 dòng để thay số mol
Bước 2. Tính số mol từ dữ kiện đề cho
Bước 3. Thay số mol vừa tính lên phương trình cho thích hợp, suy ra số mol của 1 chất
trong hỗn hợp.
Bước 4. Tính khối lượng hoặc thể tích của chất vừa tìm được số mol.
Bước 5. Tính khối lượng hoặc thể tích chất còn lại trong hỗn hợp (nếu cần) theo công
thức: m
2
= m
hỗn hợp
– m
1
hay V
2
= V
hỗn hợp
– V

1
Bước 6. Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích mỗi chất trong hỗn hợp
(nếu có) theo công thức:
% V
1
=
Vhh
V1
. 100% %V
2
= 100% - %V
1
%m
1
=
mhh
m1
. 100% %m
2
= 100% - %m
1
10
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
C. Ví dụ:
Cho 20 lít hỗn hợp gồm etilen và metan (đktc) đi qua dung dịch Br
2
dư thì
thấy có 200ml dung dịch Br
2

1M phản ứng. Tính phần trăm về thể tích mỗi khí
trong hỗn hợp ban đầu.
Giải
CH
4
+ Br
2
 không phản ứng
C
2
H
4
+ Br
2
 C
2
H
4
Br
2
1 1 1 (mol)
0,2 0,2 (mol)
n
Br2
= 0,2 . 1 = 0,2 mol
V
C2H4
(đktc) = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít
V
CH4

(đktc) = 20 – 4,48 = 15,52 lít
%V
C2H4
=
20
48,4
. 100% = 22,4%
%V
CH4
= 100% - 22,4% = 77,6%
Loại 2. Toán hỗn hợp giải bằng cách lập hệ phương trình
A. Nhận dạng:
- Cả 2 chất trong hỗn hợp đều tham gia phản ứng hóa học và số mol tìm được từ đề bài
không thể thay trực tiếp lên trên phương trình hóa học nào cả.
B. Các bước giải:
Bước 1. Viết phương trình hóa học, dưới mỗi phương trình ghi tỉ lệ mol, chừa 1 dòng để
thay số mol
Bước 2. Đặt x, y lần lượt là số mol của từng chất trong hỗn hợp ban đầu (n
1
= x mol,
n
2
= y mol)
Bước 3. Thay x, y lên phương trình thích hợp, từ đó suy ra số mol các chất khác trên
phương trình theo x, y bằng quy tắc tam suất
11
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
Bước 4. Từ dữ kiện của đề lập hệ phương trình
Thường gặp:

• m
1
+ m
2
= m
hh
 M
1
. n
1
+ M
2
. n
2
= m
hh
 xM
1
+ yM
2
= m
hh
Giả sử: từ dữ kiện 20g hỗn hợp gồm Zn và CuO ta lập được phương trình sau:
m
Zn
+ m
CuO
= 20  65x + 80y = 20
(Với x, y lần lượt là số mol Zn và CuO trong hỗn hợp)
• V

1
+ V
2
= V
hh
(các thể tích khí được đo ở đktc)
22,4. n
1
+ 22,4. n
2
= V
hh
Giả sử có 3 lít hỗn hợp gồm C
2
H
2
và CH
4
ở đktc ta lập được phương trình:
22,4x + 22,4y = 3 (x, y lần lượt là số mol của C
2
H
2
và CH
4
)
Từ 2 phương trình vừa lập, ta tổng hợp lại thành hệ phương trình.
Bước 5. Giải hệ phương trình vừa lập, tìm được x, y.
Bước 6. Từ x, y vừa tìm được, tính khối lượng, thể tích hoặc thành phần phần
trăm về khối lượng, thể tích các chất theo yêu cầu đề bài.

C. Ví dụ
Đốt cháy hoàn toàn 22 gam hỗn hợp gồm CH
4
và C
2
H
2
thì thu được
35,84 lít CO
2
đktc. Hãy xác định khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
Giải
CH
4
+ 2O
2
 CO
2
 + 2H
2
O (1)
1 2 1 2 (mol)
x 2x x 2x (mol)
2C
2
H
2
+ 5O
2
 4CO

2
+ 2H
2
O (2)
2 5 4 2 (mol)
y
2
5
y 2y y (mol)
12
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
t
o
t
o
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
Đặt x = n
CH4
y = n
C2H2
Theo đề ta có:
* m
CH4
+ m
C2H2
= 22
 16x + 26y = 22 (*)
* V
CO2 (1)
+ V

CO2 (2)
= 35,84
 22,4 x + 22,4 . (2y) = 35,84
 22,4x + 44,8y = 35,84 (**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:
16x + 26y = 22
22,4x + 44,8y = 35,84
 x = 0,4 = n
CH4
y = 0,6 = n
C2H2
m
CH4
= 0,4 . 16 = 6,4 g
m
C2H2
= 0,6 . 26 = 15,6 g
D. Lưu ý: Khi học sinh đã quen dần với cách lập hệ phương trình, có thể cho học
sinh làm ngắn gọn hơn bằng cách lượt bỏ bước lập từng phương trình riêng lẻ.
DẠNG 4. TOÁN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
Loại 1. Tìm khối lượng, thể tích, … khi đề cho hiệu suất phản ứng.
A. Nhận dạng: Đề thường cho khối lượng hoặc thể tích của 1 chất tham gia hoặc sản
phẩm, có kèm theo hiệu suất, yêu cầu tìm khối lượng hoặc thể tích của 1 chất khác trên
phương trình.
B. Các bước giải
Bước 1. Bỏ qua hiệu suất, giải bài toán theo các bước như bài tính theo phương trình
hóa học (dạng 1 hoặc dạng 2). Khối lượng hoặc thể tích vừa tính được xem là khối
lượng lí thuyết.
Bước 2. Áp dụng 1 trong các công thức sau để tìm khối lượng hoặc thể tích thực tế:
13

SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
m
sản phẩm thực tế
= m
sản phẩm lí thuyết
.
%100
%H
; m
chất tham gia thực tế
= m
chất tham gia lí thuyết
.
%
%100
H
V
sản phẩm thực tế
= V
sản phẩm lí thuyết
.
%100
%H
; V
chất tham gia thực tế
= V
chất tham gia lí thuyết
.
%

%100
H
Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ:
Bài toán có hiệu suất là bài toán mà trong đó lượng chất nào đó bị hao hụt trong
quá trình phản ứng. Giống như việc làm bánh, đáng lẽ 10 kg bột sẽ làm ra 100 cái bánh,
đằng này, thực tế 10 kg bột chỉ làm ra được 90 cái bánh thôi, đó là do trong quá trình
làm bánh, bánh bị khét phải bỏ đi hoặc do người làm bánh đói bụng ăn bớt. Nếu muốn
có đủ 100 cái bánh, thì ban đầu phải lấy nhiều hơn 10 kg bột. Ta có thể hiểu nôm na hiệu
suất tức là trước thì lấy nhiều, nhưng sau thì thu được ít. Muốn nhiều thì nhân 100 chia
H, ít thì chia 100 nhân H.
Trước - nhiều Sau - ít
m
chất tham gia lí thuyết
x
%
%100
H
m
sản phẩm lí thuyết
x
%100
%H

Có thể thay khối lượng (m) bằng thể tích (V)
C. Ví dụ
Cho benzen phản ứng với Br
2
lỏng ở nhiệt độ cao có mặt bột sắt làm xúc tác,
người ta thu được 125,6 gam brom benzen. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Hãy
tính khối lượng benzen đã phản ứng.

Giải
n
C6H5Br
=
157
6,125
= 0,8 mol
C
6
H
6
+ Br
2
C
6
H
5
Br + HBr
14
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Nhân 100
Chia 100
Fe
t
0
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
1 1 1 1 (mol)
0,8 0,8 (mol)
m
C6H6 lí thuyết

= 0,8 . 78 = 62,4 g
m
C6H6 thực tế
= 62,4 .
%80
%100
= 78 g
(Vì C
6
H
6
là chất trước phản ứng nên ta áp dụng công thức: m
lí thuyết
.
%
%100
H
)
D. Lưu ý:
Sau khi cho học sinh làm xong ví dụ, giáo viên cho học sinh bài tương tự, trong
đó có bài tính khối lượng thực tế của sản phẩm để học sinh vận dụng thành thạo các
công thức.
Loại 2. Tính hiệu suất phản ứng.
A. Nhận dạng: Đề thường cho 2 giá trị: khối lượng hoặc thể tích của 1 chất tham gia và
khối lượng hoặc thể tích của 1 sản phẩm, yêu cầu tính hiệu suất phản ứng.
B. Các bước giải
Bước 1. Chọn 1 giá trị đề cho để đổi số mol.
Bước 2. Viết phương trình, ghi tỉ lệ mol, thay số mol vừa tính vào đúng cột trên phương
trình, suy ra số mol của chất thứ hai mà đề đã cho khối lượng hoặc thể tích.
Bước 3. Tính khối lượng hoặc thể tích của chất thứ hai. (Đề cho khối lượng thì tính khối

lượng, cho thể tích thì tính thể tích). Lưu ý đây là lượng lí thuyết vì được tính toán dựa
trên phương trình.
Bước 4. Tính hiệu suất của phản ứng theo qui tắc:
H% = x 100% (Vì H% ≤ 100%)
Trong đó:
15
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
m
số nhỏ
m
số lớn
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
- m là khối lượng của cùng 1 chất (1 giá trị đề cho, 1 giá trị tính từ bước 3)
- Có thể thay khối lượng m bằng thể tích V hoặc số mol (tùy đề)
C. Ví dụ:
Lên men 18 g glucozo thu được 8,28 g rượu etylic. Tính hiệu suất của phản ứng.
Giải
n
C6H12O6
=
180
18
= 0,1 mol
C
6
H
12
O
6
2C

2
H
5
OH + 2CO
2
1 2 2 (mol)
0,1 0,2 (mol)
m
C2H5OH lí thuyết
= 0,2 . 46 = 9,2 g
H% =
2,9
28,8
. 100% = 90%
DẠNG 5. TOÁN TÌM NGUYÊN TỐ CHƯA BIẾT DỰA THEO PHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC.
A. Nhận dạng: Đề bài thường cho 2 giá trị (khối lượng, số mol hoặc thể tích) của 2 chất
trên phương trình hóa học, trong đó có 1 chất hoặc cả 2 chất đều không có công thức hóa
học cụ thể. Yêu cầu của đề là tìm tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố chưa biết, hoặc xác
định công thức hóa học của chất.
B. Các bước giải:
Dạng này có nhiều cách giải khác nhau: dựa theo tỉ lệ mol hoặc tỉ lệ về khối lượng.
Tôi xin giới thiệu cách giải dựa theo tỉ lệ về số mol, vì theo tôi cách này gần gũi với
các bước tính theo phương trình hóa học mà các em đã được học.
Bước 1. Đặt R là nguyên tố cần tìm
Bước 2. Đổi 1 trong 2 số đề cho về số mol. Nên ưu tiên chọn giá trị nào có thể tính được
số mol cụ thể như 22,4 lít H
2
, 3,2g O
2

, …. Trường hợp không thể tính số mol cụ thể thì
ta buộc phải tính số mol mà kết quả vẫn còn ẩn số. Ví dụ:
16
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Men rượu
30 – 32
0
C
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
+) Nếu đề cho 14 g kim loại R thì n
R
=
R
14
mol (Với R là khối lượng mol của R)
+) Nếu đề cho 26 g oxit R
2
O
3
thì n
R2O3
=
3.162
26
+R
=
482
26
+R
mol

Bước 3. Viết phương trình, ghi tỉ lệ mol, thay số mol vừa tính lên phương trình, tìm số
mol chất thứ hai mà đề cho khối lượng hoặc thể tích.
Bước 4. Tính khối lượng hoặc thể tích chất vừa tìm số mol ở bước 3 theo R.
Bước 5. Lập phương trình tìm R theo qui tắc sau:
m (tính theo phương trình)

= m (đề cho ban đầu)
Trong đó: m là khối lượng của cùng 1 chất, có thể thay khối lượng (m) bằng thể tích (V)
hoặc số mol (n).
C. Ví dụ:
Cho 10,8 g một kim loại hóa trị III tác dụng với Cl
2
có dư thì thu được 53, 4 g muối.
Hãy xác định kim loại đã dùng.
Giải
Đặt kim loại cần tìm là R
n
R
=
R
8,10
mol
2R + 3Cl
2
 2RCl
3
2 3 2 (mol)
R
8,10
R

8,10
(mol)
Từ phương trình ta có: m
RCl3
=
R
8,10
. ( R + 35,5 . 3) = 10,8 +
R
2,1150
g
Theo đề ta có: m
RCl3
= 53,4 g
 10,8 +
R
2,1150
= 53,4 
R
2,1150
= 42,6  R =
6,42
2,1150
= 27
Vậy R là nhôm (Al)
17
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
KẾT LUẬN
Tôi vừa trình bày xong một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh giải bài toán hóa học

dễ dàng hơn. Tuy đây chưa phải là kinh nghiệm tối ưu nhưng với tôi, nó đã bước đầu gặt
hái được một số kết quả khả quan. Một số học sinh khá giỏi chỉ cần xem hướng dẫn
là có thể tự tiến hành làm bài mà không cần sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh trung
bình dần lấy lại được một số kiến thức căn bản để giải toán. Với phương pháp này, học
sinh có thể phát huy được khả năng tự học, nhất là khi ở nhà. Tuy nhiên, để phát huy tối
đa lợi ích của cách này thì phải kết hợp với việc sử dụng phiếu học tập trên lớp để có
thêm thời gian rèn luyện, khi đó học sinh mới nhớ được bài lâu hơn. Và điều quan trọng
hơn hết là giáo viên chúng ta rất cần đến sự hợp tác, nỗ lực của học sinh trong học tập để
làm chìa khóa quyết định việc giảng dạy của chúng ta có thành công hay không.
Cuối cùng, xin cảm ơn thầy cô đã dành thời gian cho đề tài này. Đề tài này chắc
hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đánh giá và góp ý sửa chửa để đề
tài này được hoàn thiện hơn.
Bình Chánh, ngày 24 tháng 4 năm 2014
Giáo viên
Trần Thị Hồng Phương
18
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu
Trường THCS Bình Chánh GV Trần Thị Hồng Phương
MỤC LỤC
MỤC LỤC 19
19
SKKN 2013 - 2014 Một số phương pháp giải bài toán hóa học giúp học sinh dễ tiếp thu

×