Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN: KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH VÔ LỄ BẰNG BIỆN PHÁP QUAN TÂM, ĐỘNG VIÊN, GIÚP ĐỠ Ở LỚP 8A1, TRƯỜNG THCS HỒ ĐẮC KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.29 KB, 9 trang )

Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH VÔ LỄ
BẰNG BIỆN PHÁP QUAN TÂM, ĐỘNG VIÊN, GIÚP ĐỠ
Ở LỚP 8A
1
, TRƯỜNG THCS HỒ ĐẮC KIỆN
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ở bất cứ nhà trường nào cũng đều có hiện tượng học sinh chưa ngoan. Nó
không những ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường mà còn là nỗi
lo gia đình, xã hội. Nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân
học sinh đó trong hiện tại và tương lai. Cụ thể là ảnh hưởng đến việc tiếp thu
tri thức, nhận thức, làm hạn chế rất nhiều trong việc hòa nhập với tập thể lớp,
bạn bè xa lánh, bị giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm khiển trách, cảnh
cáo dẫn đến học sinh bị cô lập, mặc cảm, lạc lõng từ đó càng sống buông
thả hơn.Vì thế nếu không được giáo dục uốn nắn kịp thời, đúng lúc sẽ dẫn
đến những hậu quả nghiêm trọng.
Là giáo viên chủ nhiệm của một lớp với nhiều học sinh cá biệt, mỗi em có
những biểu hiện vi phạm khác nhau trong đó hiện tượng vô lễ thường xuyên
của một vài em đã gây ra những phản ứng mạnh với giáo viên bộ môn trong
giờ dạy như: giáo viên cáu gắt, tức giận ảnh hưởng đến việc truyền thụ tri
thức; kết quả thi đua của tập thể lớp giảm sút
Trước tình hình đó GVCN kết hợp với GVBM, Đoàn, Đội, Phụ huynh
quan tâm, giúp đỡ, động viên học sinh, để giáo dục học sinh khắc phục tình
trạng vô lễ.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai em học sinh lớp 8A
1
: Em Lâm Văn
Hiếu và em Phan Hải đấu. Hai em được thực hiện giải pháp thay thế từ ngày
04/10/2010 đến ngày 02/11/2010. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng
rõ rệt: hành vi vô lễ của em Hiếu và em Đấu đã giảm rất nhiều. Điều đó


__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 1
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
chứng tỏ rằng việc giáo dục học sinh vô lễ bằng biện pháp quan tâm, động
viên giúp đỡ là có hiệu quả.
2. GiỚI THIỆU
2. 1/ Hiện trạng
Bậc THCS luôn là bậc học quan trọng, là nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện con
người về: đức, trí, lao, thể, mĩ. Trong đó giáo dục đạo đức nhân cách là một
trong những hoạt động quan trọng của nhà trường để hình thành cho học sinh
có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết kính trên
nhường dưới, đoàn kết.
Giáo dục học sinh có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi
người, đối với cộng đồng và môi trường sống, tôn trọng và thực hiện đúng
pháp luật, các quy định của nhà trường…Tuy nhiên trong quá trình giáo dục
đi vào thực tiễn có những học sinh chúng ta xây dựng được đạo đức, nhân
cách một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng cũng còn một số ít hoặc đôi
ba em học sinh, chúng ta giáo dục rất khó khăn hoặc các em ấy không nghe
theo sự giáo dục của thầy cô. Đây là những học sinh “cá biệt” về đạo đức
( Lười học, không học bài, làm bài, lấy cắp đồ dùng học tập của bạn, thậm
chí còn vô lễ cả với GV) tình trạng này là nỗi lo của mỗi gia đình, nhà trường
và toàn xã hội, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, trước tình trạng đó, với những nỗi
băn khoăn, trăn trở, tôi nghiên cứu học sinh cá biệt ở lớp 8A1 trường THCS
Hồ Đắc Kiện. Nhằm đưa ra những phương pháp để cùng phối hợp với gia
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 2
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

___________________________________________________________________________
đình, nhà trường và xã hội giáo dục những học sinh cá biệt đạt kết quả cao và
đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu học sinh cá biệt trong quá trình giáo dục.
Để giáo dục một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực là một vấn
đề hết sức khó khăn và lâu dài, giáo dục học sinh cá biệt càng khó khăn và
phức tạp hơn, ở đây đòi hỏi nhà giáo dục nói chung và người giáo viên phải
có phương pháp giáo dục như thế nào? Đây là vấn đề nan giải vì nó tốn nhiều
thời gian và công sức, người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo,
kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em.
2.2/ Giải pháp thay thế:
- Dành nhiều thời gian để gần gũi, tâm tình, chia sẻ những khó khăn cùng
các em.
- Tìm hiểu hoàn cảnh sống: quan hệ gia đình, thành phần kinh tế.
- Nắm được đặc điểm thể chất, tâm lý lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ để có
định hướng giáo dục, phân công giao việc cho phù hợp .
- Phân tích tình trạng học tập hay thái độ biểu hiện của các em.
- Thường xuyên liên lạc, kiểm tra thái độ, ý thức, chất lượng học tập.
- Phối hợp với GVBM, Đoàn – Đội – Hội để kịp thời nắm rõ tình hình học
tập cũng như cùng có biện pháp phối hợp giáo dục hiệu quả.
2.3/ Vấn đề nghiên cứu
Việc giáo dục học sinh vô lễ ở lớp 8A
1
bằng biện pháp quan tâm, động
viên giúp đỡ tại trường THCS Hồ Đắc Kiện có hiệu quả không ?
2. 4/ Giả thuyết nghiên cứu
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 3
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
Giáo dục em Lâm Văn Hiếu và em Phan Hải Đấu lớp 8A

1
bằng biện
pháp quan tâm, gần gũi, động viên, giúp đỡ tại trường THCS Hồ Đắc Kiện sẽ
khắc phục được tình trạng vô lễ với giáo viên.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1/ Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn lớp 8A
1
trường THCS Hồ Đắc Kiện để nghiên cứu vì lớp
có hai em học sinh là Lâm Văn Hiếu và Phan Hải Đấu thường xuyên có
những biểu hiện vô lễ với giáo viên.
3.2/ Thiết kế
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu tôi chọn thiết kế đa cơ sở AB. Trong đó:
+ A là giai đoạn cơ sở (hiện trạng chưa có tác động/ can thiệp).
+ B là giai đoạn tác động/ can thiệp
Trong đề tài này, giai đoạn cơ sở (A) đối với hai em Hiếu và Đấu là
khác nhau. Giai đoạn cơ sở (A) đối với Hiếu là 10 ngày nhưng đối với Đấu là
15 ngày.
Mô hình thiết kế đa cơ sở AB
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 4
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
3.3/ Quy trình nghiên cứu
Tôi ghi chép số lần vô lễ của em Hiếu trong 10 ngày trước khi bắt đầu
tác động thông qua việc quan sát trực tiếp, báo cáo của ban cán sự lớp và giáo
viên bộ môn; sau đó gần gũi, quan tâm, động viên giúp đỡ em Hiếu thay đổi
hành vi . Tôi tiếp tục ghi chép số lần vô lễ của Hiếu trong 16 ngày tiếp theo.
Tôi cũng áp dụng biện pháp tương tự đối với em Đấu nhưng thời gian quan
sát là 15 ngày.

3.4/ Đo lường và thu thập dữ liệu
Công cụ đo lường mà nghiên cứu này sử dụng là số lần vô lễ trong mỗi
ngày của học sinh được ghi nhận thông qua ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn
và đặc biệt là sự quan sát từ giáo viên chủ nhiệm được thể hiện ở phần phụ
lục.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 5
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
4.1/ Trình bày kết quả:
* Số lần vô lễ bình quân lúc trước và sau tác động
Họ và tên HS Trước tác động Sau tác động
Phan Hải Đấu Khoảng 3,1 lần Khoảng 1,18 lần
Lâm Vă Hiếu Khoảng 2,5 lần Khoảng 0,63 lần
4.2/ Phân tích dữ liệu
Số lần vô lễ của HS được biểu thị dưới dạng đồ thị thể hiện thái độ của
Hiếu và Đấu trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Nếu thái độ vô lễ
của học sinh được khắc phục thể hiện đường biểu diễn thấp hơn đường đồ thị
trong giai đoạn cơ sở
• Quan sát đường đồ thị cho thấy hai học sinh đã có những biểu hiện tích
cực, hạn chế được số lần vô lễ trong ngày.
• Chúng ta hãy nhìn vào đồ thị biểu thị số lần vô lễ của em Hiếu, giai
đoạn cơ sở kéo dài 10 ngày, Hiếu trung bình mỗi ngày có thái độ vô lễ
khoảng 3 lần.
Từ ngày thứ 10 trở đi số lần vi phạm của Hiếu đã giảm rất nhiều, có ngày em
còn không có vi phạm. Vậy chúng ta thấy bằng việc quan tâm, gần gũi, động
viên giúp đỡ trong thời gian ngắn đã có thể làm thay đổi hành vi vô lễ của
học sinh một cách đáng kể.
4.3/ Bàn luận

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1/ Kết luận:
Việc giáo dục học sinh khắc phục tình trạng vô lễ ở lớp 8A1 bằng biện
pháp quan tâm, gần gũi, động viên, giúp đỡ tại trường THCS Hồ Đắc Kiện là
có hiệu quả.
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 6
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
5.2/ Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần đẩy mạnh xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực, tổ chức nhiều phong trào vui chơi bổ ích thu
hút sự tham gia của các em để tạo cảm giác gần gũi và thân thiết khi
đến lớp từ đó giúp các em ngoan hơn.
- Đối với giáo viên: Khi giáo dục học sinh vô lễ nên chọn phương pháp
quan tâm, gần gũi, động viên, giúp đỡ để khắc phục tình trạng
Người thực hiện
Nguyễn Văn Chữ
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 7
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
• Tâm lí học lứa tuổi
PHỤ LỤC
• Bảng theo dõi học sinh vi phạm:(Thái độ vô lễ)
* Phan Hải Đấu
Ngày
tháng

Số lần
vi phạm
Thái độ vi phạm
Người cung
cấp thông tin
Ghi chú
04/10/2010
05/10/2010
06/10/2010
07/10/2010
08/10/2010
09/10/2010
11/10/2010
12/10/2010
13/10/2010
14/10/2010
15/10/2010
16/10/2010
18/10/2010
19/10/2010
20/10/2010
21/10/2010
22/10/2010
23/10/2010
25/10/2010
26/10/2010
27/10/2010
28/10/2010
29/10/2010
30/10/2010

01/11/2010
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 8
Trường THCS Hồ Đắc Kiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
___________________________________________________________________________
02/11/2010
* Lâm văn Hiếu
Ngày
tháng
Số lần
vi
phạm
Thái độ vi phạm
Người cung
cấp thông tin
Ghi chú
04/10/2010
05/10/2010
06/10/2010
07/10/2010
08/10/2010
09/10/2010
11/10/2010
12/10/2010
13/10/2010
14/10/2010
15/10/2010
16/10/2010
18/10/2010
19/10/2010

20/10/2010
21/10/2010
22/10/2010
23/10/2010
25/10/2010
26/10/2010
27/10/2010
28/10/2010
29/10/2010
30/10/2010
01/11/2010
02/11/2010
__________________________________________________________________________________
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chữ Trang 9

×