Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận: Hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ và lục địa ÁÂu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 23 trang )


H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A. MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III. NHIỆM VỤ 2
IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Tổng quan về HST rừng Taiga trên thế giới 3
Một số hình ảnh các loài động thực vật rừng lá kim 7
1 2 3 8
4 5 6 8
7 8 9 8
10 11 12 8
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU 8
1. Xói xám 8
CHƯƠNG 2: HỆ SINH THÁI RỪNG TAIGA Ở BẮC MỸ VÀ LỤC ĐỊA Á-ÂU 9
2.1 Hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu 9
2.2 Giá trị của hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu 12
2.3 Các mối đe doạ đối với rừng taiga 15
CHƯƠNG 3 BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG TAIGA 17
3.1 Hành động của các nước trong việc bảo vệ HST rừng taiga 17
3.2 Một số giải pháp bảo vệ HST rừng taiga 19
C. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23


1

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rừng taiga (rừng lá kim hay rừng phương bắc), hệ sinh thái rừng lớn nhất thế
giới, trải dài từ Bắc Mỹ sang Châu Á có những giá trị sinh thái và kinh tế xã hội
hết sức to lớn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau: cháy rừng, chặt rừng,
khai thác bất hợp lí của con người… rừng Taiga đang đứng trước các mối đe doạ:
thu hẹp diện tích, suy giảm đa dạng sinh học, có nhiều loài đã bị tuyệt chủng…
Như nhận định của PGS Bradshaw, thuộc Viện Nghiên cứu Môi trường, Đại học
Adelaide “Trong khoảng ba thập kỷ qua, thế giới đã tập trung sự chú ý vào những
mất mát và sự xuống cấp của các cánh rừng nhiệt đới, nhưng tới giờ cả vùng rừng
phương bắc rồi cũng có nguy cơ trở thành một Amazon thứ hai”, Do những lí do
trên mà đề tài “HỆ SINH THÁI RỪNG TAIGA Ở BẮC MỸ VÀ LỤC ĐỊA Á-
ÂU” được chọn làm đề tài nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hệ sinh thái rừng Taiga ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu để thấy được
giá trị to lớn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi
trường. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái rừng này.
III. NHIỆM VỤ
Để đạt được những mục đích trên đề tài hướng đến việc giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái rừng taiga ở trên thế giới nói chung, ở Bắc
Mỹ và lục địa Á-Âu nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng taiga.
IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Đề tài về hệ sinh thái (HST) rừng Taiga đã được một số các tác giả nghiên cứu
trước đây, song vì HST rừng Taiga là một trong những hệ sinh thái rừng lớn bậc

nhất trên thế giới nên xét trên nhiều phương diện vẫn chưa được khai thác hết. Đề
tài lần này nhằm mục đích bổ sung những thông tin mới và đem đến cái nhìn toàn
diện hơn về HST rừng Taiga.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
2

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm
* Hệ sinh thái (HST) là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường
vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường
tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá của năng lượng.
Nói cách khác, HST bao gồm các sinh vật sống và các điều kiện tự nhiên (môi
trường vật lý) như ánh sáng, nhiệt độ, không khí,… Điều quan trọng là tất cả các
điều kiện hữu sinh và vô sinh tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy
ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin. Có thể minh hoạ HST bằng
công thức toán học như sau:
* HST rừng Taiga, thuộc HST trên cạn, là một quần xã sinh vật đặc trưng bởi
các rừng cây lá kim.
1.2 Tổng quan về HST rừng Taiga trên thế giới
Phân bố
Rừng taiga phân bố ở phía Nam của vùng đồng rêu thuộc khí hậu ôn đới lạnh
nửa cầu Bắc, chiếm khoảng 11% lục địa kéo dài từ Bắc Mỹ sang Châu Á.
Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần
Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của

Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản.
Sự phân bố rừng lá kim trên thế giới
Phân loại
3
Quần xã sinh vật + Môi trường xung quanh + Năng lượng mặt trời = Hệ sinh thái

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Tuỳ thành phần các loài cây, rừng lá kim chia làm hai loại: rừng lá kim tối và
rừng lá kim sáng
• Rừng lá kim tối gồm tổ hợp các loài cây lá kim thường xanh, tán
rậm chồng lên nhau che bóng râm như các loài vân sam, linh sam, tuyết
tùng. Dưới tán rừng thường thiếu ánh sáng, nên dưới chân rừng rêu nước
phủ đất gần như suốt năm, rừng thường chỉ có 2 tầng: cây thân gỗ và rêu.
Côn trùng sống trong đất rất nghèo nàn, còn côn trùng ở trên cây nhiều hơn,
chúng chủ yếu tìm thức ăn ở lá, quả của các cây lá kim giàu tinh bột và chất
béo.
• Rừng lá kim sáng phân bố chủ yếu ở Siberia, khí hậu rất lạnh giá,
băng kết vĩnh cửu phổ biến. Thực vật chủ yếu là tùng rụng lá và thông. Cây
thấp, thưa hơn rừng lá kim tối. Ánh sáng lọt xuống chân rừng nhiều nên
thực vật phát triển hơn chút ít như đỗ quyên, địa y. Côn trùng và thú ăn côn
trùng ở đất có số lượng nhiều hơn, đã thấy các loài thú lớn có móng guốc
như nai sừng dẹt.
Hệ sinh thái rừng Taiga trên thế giới
Quần xã sinh vật taiga có các đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật như
sau:
a. Khí hậu:
Quần xã sinh vật taiga có khí hậu lục địa khắc nghiệt với sự dao động biên độ
nhiệt giữa mùa hè và mùa đông rất lớn. Khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, ít nhất là
5-6 tháng, nhiệt độ trung bình tháng lạnh từ -10°C đến -40°C. Mùa hạ ấm áp, nhiệt

độ trung bình tháng nóng trên 10°C.
Lượng mưa trung bình 400-600mm/năm, chủ yếu là do các trận mưa trong các
tháng mùa hè, tuyết và sương cũng góp một phần đáng kể. Tuyết có thể tồn tại trên
Nhiệt độ vùng taiga (Taiga Temperatures)
s
Thấp Cao
Mùa đông -65 F (-54 C) 30 F (-1C)
Mùa hè 20 F (-7 C) 70 F(21C)
4

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

mặt đất tới 9 tháng ở phần xa nhất về phía bắc của khu vực sinh thái taiga. Tuy
lượng mưa ít nhưng tốc độ bay hơi thấp nên vẫn đủ ẩm để các thảm thực vật phát
triển rậm rạp.
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa rừng taiga
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa hàng năm ở vùng rừng taiga
thuộc núi Iron ( Michigan) và Alaska
5

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Phần lớn khu vực hiện nay được phân loại là taiga thì trong quá khứ đã từng bị
đóng băng. Khi các sông băng rút lui, chúng để lại các chỗ lún xuống trong địa
hình, sau đó nước chiếm chỗ, tạo ra các hồ và đầm lầy, đặc biệt là đất đầm lầy
được tìm thấy nhiều nơi trong rừng taiga.
b. Thổ nhưỡng:
Khí hậu lạnh làm cản trở khả năng phân huỷ thực vật, hạn chế quá trình hình
thành và phát triển lớp phủ thổ nhưỡng khu vực rừng Taiga. Vì vậy, đất ở đây chủ
yếu là đất trẻ và nghèo dinh dưỡng, không có phẫu diện giàu hữu cơ và dày như

các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Đất chua do các axit tiết ra từ xác lá kim nên trên
mặt đất chỉ có các loài địa y và một số loài rêu là có thể phát triển được.
c. Sinh vật:
Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng… Tuy
nhiên một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại, đáng chú ý là bạch dương,
dương rung, liễu và thanh hương trà (chi Sorbus). Nhiều loại thực vật thân thảo
nhỏ cũng mọc sát mặt đất.
Động vật rừng taiga nghèo về số lượng loài, nhưng đa dạng hơn so với đồng
rêu. Ngoài các loài côn trùng, các loài thú ăn thịt có gấu, cáo, chó sói, linh miêu…
các loài thú lớn có hươu, nai chuyên ăn mầm cây, vỏ cây và địa y; những loài thú
sống trên cây (sóc, nhím) có số lượng ít.
Các loài động thực vật trong HST rừng taiga đều có một loạt các cơ chế tự
thích nghi để có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Rụng lá sớm
(thông rụng lá), rễ ăn nông (các cây gỗ), biến đổi hóa sinh học theo mùa để chịu
đựng giá rét tốt hơn, lá có hình nón hẹp (các loài cây lá kim phương bắc), cùng với
các cành rủ xuống giúp cho tuyết được rơi xuống mặt đất nhanh hơn là các cơ chế
thích nghi của thực vật. Một số động vật ăn thịt lớn, như gấu, kiếm ăn về mùa hè
để tích lũy năng lượng và sau đó ngủ đông. Các động vật khác lại tạo ra một lớp
lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét. Trong khoảng 300 loài chim sinh sống
tại rừng taiga vào mùa hè thì chỉ có khoảng 30 loài ở lại đây khi mùa đông tới, đó
là các loài chim ăn thịt thối hay các loại chim ăn thịt lớn như đại bàng vàng
(Aquila chrysaetos), Buteo chân thô (Buteo lagopus), quạ (chi Corvus)… một số
loài chim ăn hạt, gồm vài loài gà gô (họ Tetraonidae) và mỏ chéo (chi Loxia).
6

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

M t s hình nh các loài đ ng th c v t r ng lá kimộ ố ả ộ ự ậ ừ

1 2 3

4 5 6 7
8 9 10
Các loài thực vật tiêu biểu:
1. Linh sam Balsam
2. Cây sơn thù du
3. Vân sam đen
4. Linh sam Douglas
5. Betula papyrifera
6. Tuyết tùng đỏ phương Đông
7. Populus Alba
8. Vân sam trắng
9. Linh sam trắng
10. Vân sam Siberian (Siberian spruce)
7

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU
1. Xói xám
2. Cáo tuyết Phần Lan
3. Gấu xám Bắc Mỹ
4. Gấu đen
5. Mèo bob
6. Cú tai dài
7. Đại bàng trắng
8. Linh miêu

9. Gà Gô tuyết
10. Mỏ Chéo (chi
Loxia)
11. Thỏ tuyết
12. Chồn Gulo
8

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

CHƯƠNG 2: HỆ SINH THÁI RỪNG TAIGA Ở BẮC MỸ VÀ LỤC
ĐỊA Á-ÂU
2.1 Hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu
Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Taiga phân bố
thành một vành đai gần như liên tục bao quanh cực Bắc (chỉ bị gián đoạn bởi các
eo biển Bering và Đại Tây Dương), rộng 12 000 km (7000 km ở lục đại Á-ÂU ,
5000 tại Bắc Mỹ ).
Do Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu trong quá khứ được nối liền qua Bering, nên một
loạt các loài động-thực vật (chủ yếu là động vật) xâm chiếm cả hai lục địa này và
được phân bổ trong quần xã sinh vật taiga. Các nhóm sinh vật khác thì khác biệt
theo khu vực, thông thường với mỗi chi có vài loài khác biệt, chúng chiếm các khu
vực khác nhau của rừng taiga.
2.1.1 Hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ
Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ ba trên thế giới, kéo dài theo chiều kinh tuyến với
các kiểu cảnh quan từ tundra đến rừng chí tuyến. Đới rừng lá kim thuộc vành đai
ôn đới trên lục địa Bắc Mỹ.
Đới rừng lá kim ở Bắc Mỹ phát triển trong điều kiện khí hậu lục địa với mùa
đông rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I từ -20°C đến -28°C, mùa hạ rất ấm,
nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng 20°C. Lượng mưa từ 500-600mm/năm,
lượng bốc hơi thấp nên có tầng đông kết vĩnh cửu dưới sâu, tầng đất hoạt động
không quá 2-2,5m. Trong đới taiga bốc hơi kém nên đầm lầy phát triển mạnh.

Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là các loại ưa lạnh có rễ nông, phổ biến là vân
sam đen (vùng Labrado vân sam đen chiếm 90% các loài) ở phía Đông, vân sam
trắng tập trung nhiều ở phía Tây, lãnh sam nhựa (Abies Balsamea), tùng rụng lá
châu Mỹ và thông- mọc trên các đất cao thoát nước tốt, là loại cây cho hỗ tốt dùng
trong xây dựng.
Rừng lá kim có sự phân hoá khi đi từ Đông sang Tây:
+ Vùng Đông Bắc Bắc Mỹ: khí hậu ít gay gắt, rừng lá kim mọc dày đặc tạo
nên kiểu lá kim tối. Càng sang phía tây tính lục địa của khí hậu càng tăng nên cây
mọc thấp, thưa hơn tạo thành rừng lá kim sáng. Thổ nhưỡng chính của đới lá kim
là đất Potzol nghèo mùn và khoáng chất.
+ Rừng lá kim ở bờ Tây lục địa phân bố thành dải từ nam Alaska đến 43°B với
các loài vân sam, lãnh sam Douglas, thiết sam Canada (Tsuga heterophylla), trắc
diệp đỏ (Thuja plicata) cây thường mọc cao, dày đặc có cây cao 60-80m. Trong
các vùng nội địa độ ẩm giảm chỉ còn phổ biến thông và lãnh sam. Thổ nhưỡng
chính của đới lá kim phía Tây là đất rừng xám rửa trôi, có phản ứng chua và tầng
rửa trôi khá rõ.
9

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Rừng taiga vân sam đen, sông Copper, Alaska
Động vật ở đới lá kim rất phong phú, với nhiều dạng sống khác nhau phổ biến
rộng rãi là nai châu Mỹ, hươu Vapiti (Cervus Canadenisis) loại này cao đến 1,5m
sống thành đàn, bò rừng Mỹ (Bison bison Athabascae). Hiện nay các loài này có
sự suy giảm về số lượng. Ngoài ra còn có thú ăn thịt và phần lớn là các đối tượng
săn bắn vì có bộ lông rất đẹp, quý như rái cá (Lutra Lutra), chồn Mỹ (Martes
Americana). Loài gặm nhấm có hải li (Castar canadiensis), chồn thối Mephitit,
chuột xạ (Ondatra zibethica), nhím cây, sóc, thỏ…
Vân sam trắng (Picea glauca) trong rừng taiga, quốc lộ Denali, dãy núi Alaska,
Alaska.

Đới rừng lá kim là vùng dự trữ gỗ quan trọng của Canada và Hoa Kỳ…

Đầm lầy phát triển mạnh ở rừng taiga
2.1.2 Hệ sinh thái rừng taiga ở lục địa Á-Âu
10

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Đới rừng lá kim thuộc vành đai ôn đới ở lục địa Á-Âu, với vĩ độ tương tự như
Bắc Mỹ, kéo dài từ Tây sang Đông hàng vạn km, từ Bắc xuống Nam cũng đến
hàng ngàn km.
Đới rừng lá kim ở lục địa Á-Âu có thành phần nghèo hơn, cấu trúc đơn giản
hơn rừng lá kim ở Bắc Mỹ, phổ biến là vân sam (Picea spp.), thông, thông rụng lá
Siberi (Larix sibirica). Ngoài ra còn có lãnh sam (Abies spp.) và thông Siberi
(Pinus sibirica). Tuỳ theo địa phương mà taiga có các dạng riêng (từ Uran trở về
phía Tây có các loài phổ biến ở Châu Âu, còn từ đó trở về phía Đông là các loài
của Siberia, Mông Cổ).
Ở lục địa Á-Âu thì Nga chiếm diện tích rừng taiga lớn nhất.
Biểu đồ thể hiện sự phân bố các loài thực vật tiêu biểu ở rừng taiga thuộc Nga
Rừng taiga lục địa Á-Âu được phân biệt thành hai kiểu chính là: "Rừng taiga
tối" và "Rừng taiga sáng". Rừng taiga tối phân bố ở chủ yếu ở vùng đồng bằng
Tây Siberi trở về phía Tây. Trong rừng cây mọc dày, vươn lên rất cao nên rừng
rậm, tối và ẩm ướt. Rừng taiga sáng phân bố chủ yếu ở Trung và Đông Siberi, là
những nơi có khí hậu giá lạnh gay gắt nhất. Ở đây chỉ có tùng rụng lá là loài chịu
được các điều kiện khắc nghiệt nói trên. Trong rừng, cây mọc thưa, thấp và rụng lá
về mùa đông. Phần Nam đới rừng taiga, về mùa hạ thời tiết khá ấm, mưa ít hơn,
phát triển rừng cây lá nhỏ gồm thùy dương và liễu.
Trong đới rừng lá kim do bốc hơi yếu nên đầm lầy phát triển mạnh, chiếm 50%
diện tích của đới. Mặt đất luôn ẩm ướt, đồng thời xác thực vật lá kim khi phân hủy
sẽ tạo thành các axít nên quá trình rửa trôi mạnh, hình thành đất potsol và đất đầm

lầy. Đất potsol là loại đất chua và nghèo chất dinh dưỡng.
11

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Trong đới rừng taiga, nhờ thức ăn phong phú và điều kiện khí hậu thuận lợi
hơn các đới phía Bắc nên giới động vật cũng phong phú hơn. Các loài điển hình là
nai sừng tấm, gấu nâu, mèo rừng, sóc và nhiều loài chim như gà rừng, gõ kiến, quạ
khoang, cú Rừng lá kim là nguồn dự trữ gỗ quan trọng cho các ngành kinh tế,
đồng thời cũng là khu bảo tồn động vật quan trọng.
2.2 Giá trị của hệ sinh thái rừng taiga ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu
Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Rừng taiga chiếm
diện tích lớn nhất trong hệ sinh thái rừng, là những cánh rừng nguyên thuỷ cuối
cùng còn lại trên thế giới. Dù đa dạng sinh học không cao bằng rừng nhiệt đới
nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trên nhiều mặt, cụ thể:
2.2.1 Giá trị sinh thái
Rừng taiga là môi trường cư trú của rất nhiều loài động thực vật, có ảnh hưởng
đến khí hậu, thuỷ văn, đất đai…
a) Rừng Taiga là môi trường sống tự nhiên của nhiều loài, là khu dự trữ sinh
khối quan trọng đồng thời chứa đựng nhiều nguồn gen quý hiếm
Tuy quần xã sinh vật taiga có sự đa dạng sinh học thấp, nghèo nàn về chủng
loại, môi trường sống khắc nghiệt nhưng đây là mái nhà cho các sinh vật chịu lạnh
lông dày đặc trưng như gấu cáo, chồn, chim… Rừng taiga là nơi sinh sống của
một loạt các động vật ăn cỏ lớn ( nai sừng tấm và tuần lộc) cũng như của các động
vật gặm nhấm nhỏ (bao gồm cả hải ly, sóc, thỏ rừng núi,…).
Các vùng đất ngập nước ở rừng phương bắc chiếm diện tích lớn hơn bất kỳ hệ
sinh thái nào của thế giới, có hơn 12 triệu gia cầm, hàng triệu loài chim đất và các
loài khác nhau như kền kền, diều hâu, chim bồ câu, chim cu cu, cú, yến, chim ruồi,
bói cá, chim gõ kiến, bộ Sẻ…
Riêng vùng rừng taiga của Canada đã có khoảng hơn 85 loài động vật có vú,

130 loài cá, 300 loài chim và ước tính khoảng 32.000 loài côn trùng.
Thực vật chủ yếu là các loại cây lá kim.
b) Có tác dụng điều hoà khí hậu, điều tiết chế độ thuỷ văn
Rừng lá kim là quần xã sinh vật rừng rộng lớn nhất thế giới, được xem như là
nhà máy bầu khí quyển của thế giới. Đặc biệt các loại cây có khả năng tiết ra các
chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông (Pinus sp), long não
(Cinnamomun camphora), bạch đàn (Eucalyptus sp), quế (Cinnamomun cassia).
Rừng lá kim có khả năng lọc khí rất tốt , tạo ra nhiều oxi và cả ozon. Các cánh
rừng lá kim ở Nga và Canada cung cấp 1 lượng oxi lớn cho cả thế giới. Rừng tai
ga điều hoà khí hậu bằng cách hấp thụ cacbon dioxit từ khí quyển. Thảm thực vật
rừng tai ga có vai trò che chở bức xạ mặt trời, làm giảm nhiệt độ nhất định trong
mùa nắng và che chở các hướng hoàn lưu khí áp, tạo nên từng vùng khí hậu ôn
hoà. Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy
( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Rừng tai ga điều tiết chế độ thuỷ văn thông qua quá trình duy trì vòng tuần
hoàn của nước. Rừng tai ga có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một
12

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

phần nước mưa rơi xuống đất, có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên
cứu cho thấy nước mưa được thực vật giữ lại la 25% tổng lượng mưa. Vai trò của
rừng tai ga trong vòng tuần hoàn của nước là đưa thêm nước vào không khí qua
quá trình bốc hơi( khi mà cây cối thả nước khỏi lá trong quá trình quang hợp. Hơi
nước góp phần vào sự hình thành của mây và mưa, khi mà nước đựơc quay trở lại
rừng tai ga. 50 -80% hơi nước được giữ lại trong vòng tuần hoàn của nước của hệ
thống sinh thái. Khi rừng bị đốn bỏ, ít hơi nước hơn được đưa vào không khí và
mưa giảm xuống đến mức hạn hán hoành hành.
c) Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật

có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và
có vai trò phân phối lại lượng nước này.
Thảm thực vật rừng taiga giúp giữ lại đất. Tán rừng có khả năng làm giảm sức
công phá của nước mưa đối với lớp đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và
giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng
giữ lại lượng nước bằng 100 - 900% trọng lượng của nó. Chính vì vậy đã làm
giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn.
2.2.2 Giá trị kinh tế
a) Cung cấp nguyên vật liệu
Rừng tai ga có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu giúp cho
con người xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở, cơ sở hạ tầng và các hoạt
động phát triển khác.
Rừng tai ga cung cấp chất đốt, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và
lao động sản xuất của con người. Toàn bộ rừng phương bắc chứa một phần ba
lượng carbon lưu trữ toàn thế giới.
b) Cung cấp nguồn dược liệu
Nhiều loài động thực vật rừng tai ga hay các sản phẩm của chúng dùng để bào
chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt một số thuốc chữa bệnh
hiểm nghèo không một công nghệ hiện đại nào có thể bào chế được mà phải thu
nhận từ tự nhiên. Trên thế giới, hiện nay người ta thông báo có trên hàng nghìn
loài cây dược liệu. Nhiều loài động vật được dùng làm nguyên liệu tham gia vào
sản xuất, chế biến dược liệu rất hiệu quả thuộc các ngành động vật không xương
sống, có xương sống hay bò sát…
c) Du lịch sinh thái
Hiện nay, các nứơc có xu thế thương mại hoá đa dạng sinh học, để xuất khẩu tại
chổ, làm tăng kim ngạch, giá trị ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Mục đích của
các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, du lịch là nhu cầu hưởng thụ của con người mà
không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như: thám
hiểm, quay phim, chụp ảnh, quan sát sinh cảnh, sinh vật hoang dã
13


H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị


Du lịch sinh thái rừng lá kim ở Canada
d) Cung cấp các loài sinh vật cảnh
Rừng tai ga là nơi cung cấp nhiều loài sinh vật cảnh để phục vụ giải trí, thương
mại hay mua bán tự nhiên. Động vật cảnh và cây cảnh là những mặt hàng có giá tri
trên thị trường quốc tế. việc phát hiện, thuần hoá và nuôi trống sinh vật cảnh đã có
lịch sử lâu dài so với sinh vật làm thực phẩm
2.2.3 Giá trị khoa học, giáo dục
Rừng taiga còn chứa những cánh rừng nguyên thuỷ cổ cuối cùng còn sót lại trên
thế giới. Cho đến nay, khu rừng này gần như vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị tác
động nào của con người do đặc điểm dân cư thưa thớt ở các vùng phương bắc. Bởi
các đặc điểm đó nên rừng taiga còn có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa
học. Một trong những khu vực còn nguyên vẹn lớn nhất của rừng phương bắc,
không có đường cố định, không bị khai thác mỏ, không có trồng rừng hay phát
triển thủy điện, có thể tìm thấy tại Manitoba và Ontario Canada. Sông Poplar và
sông Bloodvein là hai con sông chính chảy trong khu vực này, dọc theo phía đông
của hồ Winnipeg, hồ nước ngọt lớn thứ 11 trên Trái Đất. Khu vực rừng nguyên
sinh này đang được đề nghị đưa vào danh mục di sản thế giới.
Rừng taiga cung cấp thông tin cho con người thông qua những sinh vật chỉ thị
môi trường. Những loài nhạy cảm đặc biệt đối với chất độc có thể trở thành hệ
thống báo động sớm cho việc quan trắc hiện trạng môi trường (Phạm Bình Quyên
_ 1999) một số loài đã và sẽ được dùng như những công cụ thay thế cho máy móc
quan trắc đắt tiền. Chẳng hạn, địa y sống trên đá báo hiệu cho việc ô nhiễm môi
trường khí và nhiệt độ giảm thấp.
2.2.3 Giá trị tiềm ẩn khác
Cho đến nay nhiều giá trị đa dạng sinh học trong rừng nhiệt đới chưa được con
người nghiên cứu khám phá. Người ta ước tính mới chỉ có khoảng 5% giá trị dược

14

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

liệu của rừng nhiệt đới đã khai thác sử dụng. nhiều giá trị khác của rừng nhiệt đới
có khả năng sử dụng vào mục đích kinh tế trong phát triển sản xuất chưa được
nghiên cứu. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học đặc biệt là công
nghệ gen thì sinh vật trong các khu rừng nhiệt đới đang được đi sâu nghiên cứu…
2.3 Các mối đe doạ đối với rừng taiga
Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thế giới thì rừng taiga
đang ngày càng bị đe doạ nghiêm trọng. Các mối đe doạ đối với rừng Taiga đó là
cháy rừng, chặt đốn gỗ bừa bãi, khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường…
“Trong khoảng ba thập kỷ qua, thế giới đã tập trung sự chú ý vào những mất
mát và sự xuống cấp của các cánh rừng nhiệt đới, nhưng tới giờ cả vùng rừng
phương bắc rồi cũng có nguy cơ trở thành một Amazon thứ hai”, PGS Bradshaw,
thuộc Viện Nghiên cứu Môi trường, Đại học Adelaide, nhận định. “Về phương
diện lịch sử, cháy rừng và côn trùng đã tạo ra động lực tự nhiên cho hệ sinh thái”,
PGS Warkentin cho biết. “Nhưng, với nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn
tài nguyên, sự can thiệp đến mức xáo trộn của con người gây ra do các hoạt động
khai thác gỗ, khai thác mỏ, phát triển đô thị đã ngày càng tăng lên trong những
năm gần đây, gây ra thực tế mất diện tích rừng ở một số vùng, trong khi ở những
vùng khác các cánh rừng đang dần “lở loét” do phải chịu sự khai thác quá mức.
Cháy rừng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi đa dạng sinh học,
làm mất môi trường sinh sống của nhiều loại động thực vật. Cháy rừng làm cho
một loạt các loài hoang dã đang bị đe dọa hay đang nguy cấp bao gồm tuần lộc
(Rangifer tarandus), gấu nâu Bắc Mỹ (Ursus arctos horribilis), chồn gulô (Gulo
gulo). Hoạt động của con người ngày càng tăng lên ở các khu vực rừng Taiga gây
ra ngày càng nhiều vụ cháy. Ngoài ra cũng có những bằng chứng cho thấy biến đổi
khí hậu cũng đang làm tăng tần số và có thể là cả qui mô các vụ hỏa hoạn ở vùng
miền bắc này.

- Tại Canada, ít hơn 8% diện tích rừng phương bắc được bảo vệ và trên 50% đã
được giao cho các công ty để đốn hạ gỗ. Hình thức lâm nghiệp chính trong các
rừng phương bắc ở Canada là đốn hạ hết (sạch), trong đó phần lớn các cây to bị
đốn hạ từ khoảng rừng được khai thác. Việc đốn hạ hết tới 11.000 hecta đã được
ghi nhận tại Canada. Một số sản phẩm từ rừng phương bắc Canada như giấy vệ
sinh, giấy viết, giấy in báo và gỗ xẻ. Trên 80% sản phẩm của rừng phương bắc từ
Canada được xuất khẩu để chế biến và tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
15

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Bản đồ cảnh quan rừng cuối cùng còn nguyên vẹn trên thế giới
- Vùng rừng phương bắc của Nga là khu vực bị xuống cấp nhất, còn ít diện tích
rừng nguyên thủy nhất, và cũng chính là khu vực chịu sự suy tàn lớn nhất trong
vài thập kỷ qua. Năm 2005, chỉ trong vòng 24h tổng số 6.300 hecta rừng taiga tại
khu vực Viễn Đông của nước Nga đã bị thiêu trụi. Những năm gần đây nạn
cháy rừng taiga cũng xảy ra phổ biến với quy mô, mật độ ngày càng lớn. Bắt
đầu từ mùa khô năm 2011, cơ quan Bộ Tình trạng khẩn cấp LB Nga ở khu vực
Siberia cho biết, các cơ quan chức năng địa phương đã phát hiện được 65 đám
cháy rừng, trong đó 27 đám cháy trên diện tích 761,5 ha đã được khoanh vùng.

Cháy rừng lá kim Chặt phá rừng lá kim ở Nga
16

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

CHƯƠNG 3 BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG TAIGA
3.1 Hành động của các nước trong việc bảo vệ HST rừng taiga
Trước đây, chỉ một số rất ít các nước báo cáo về tình trạng thay đổi trong độ che
phủ rừng phương bắc trong khi mức độ tàn phá rừng thì tăng lên, và thực tế chỉ

còn khoảng 40 phần trăm tổng diện tích rừng là còn hoàn toàn nguyên thủy. Các
nước có rừng taiga chỉ bảo vệ được chưa đến 10 phần trăm diện tích rừng không bị
khai thác gỗ, ngoại trừ duy nhất ở Thụy Điển con số này là khoảng 20 phần trăm.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bảo vệ rừng Taiga đang ngày càng được chú trọng.
Chính phủ các nước đẩy mạnh hoạt động kinh tế bền vững và đưa ra nhiều biện
pháp, sáng kiến trên nhiều phương diện khác nhau để bảo tồn HST rừng taiga,
nhất là Canada và Nga, hai nước chiếm hầu hết diện tích rừng lá kim.
3.1.1 Quản lí và bảo vệ rừng taiga thuộc Canada
Các khu rừng lá kim tượng trưng cho thiên nhiên Canada. Rừng lá kim chiếm
diện tích 418.000.000 ha. Hầu hết các khu rừng của Canada được sở hữu bởi dân
chúng, với 71 phần trăm kiểm soát của các tỉnh. Trong tổng diện tích rừng,
27.500.000 ha là rừng phòng hộ, rừng thương mại có khả năng sản xuất gỗ cùng
với nhiều lợi ích khác chiếm 235.000.000 ha. Trong số này, chỉ 119 triệu ha (28,5
phần trăm tổng diện tích rừng) được quản lý để sản xuất gỗ, phần còn lại là rừng
mở bao gồm các khu vực tự nhiên với các cây nhỏ, cây bụi và vụng lầy.
Đối mặt với mối quan tâm của công chúng về khai thác gỗ, và hưởng ứng Chiến
lược Lâm nghiệp Quốc gia và Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển
(UNCED), Hội đồng Bộ trưởng Lâm nghiệp Canada (CCFM) đã phát triển một
khuôn khổ các tiêu chí và chỉ số để xác định và đo lường tiến độ quản lý rừng bền
vững, tham vấn với cộng đồng toàn bộ rừng. Trong tháng mười năm 1997, các
CCFM đưa ra báo cáo đầu tiên, trên dữ liệu sẵn có và khả năng báo cáo, tiêu
chuẩn và chỉ tiêu về quản lý rừng bền vững tại Canada. Trong tháng 7 năm 2008
của chính phủ Ontario đã công bố kế hoạch bảo vệ 225.000 km của vùng đất
phương Bắc. Trong tháng hai năm 2010, chính phủ Canada bảo vệ rừng phương
bắc bằng cách tạo ra một khu dự trữ sinh thái mới tại khu vực phía Đông Canada.
Canada đóng vai trò lãnh đạo quốc tế để xác định và đánh giá tính bền vững
rừng. Canada và 11 nước khác đã hợp tác trong việc phát triển các tiêu chí và chỉ
tiêu cho việc bảo tồn và quản lý bền vững rừng phương bắc và ôn đới bên ngoài
châu Âu. Các chiến lược được dùng để ảnh hưởng và bổ sung cho các sáng kiến về
phát triển kinh tế, môi trường và xã hội bao gồm các chính sách động vật hoang dã

ở Canada, Công ước Luật chim di cư, các Chiến lược Đa dạng sinh học của
Canada, các kế hoạch hành động để bảo vệ rừng lá kim
17

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị



Công viên quốc gia Jasper(Canada) nơi sinh sống và tập trung của rất nhiều loài động vật
hoang dã và quí hiếm…
3.1.2 Quản lí và bảo vệ rừng taiga thuộc Nga
Trải dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, Nga có 22% diện tích rừng trên thế
giới (theo FAO - Brazil với 16%, Canada 7 và Mỹ 6% rừng che phủ của thế giới).
Tổng diện tích rừng Nga là 763.500.000 ha (tương đương 1870000000 mẫu).
18

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Khu rừng rộng lớn của Nga là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan
trọng toàn cầu, cả về mặt sinh thái và kinh tế. Những khu rừng đã cung cấp cho
Nga và thế giới nguồn gỗ lớn, đồng thời cũng là biểu tượng cho vùng hoang dã và
góp phần quan trọng vào việc điều hoà sự ổn định của khí hậu toàn cầu. Theo ước
tính gần đây của Viện Tài nguyên Thế giới, khoảng 26% rừng cổ cuối cùng của
thế giới đang ở Nga. Khai thác rừng bất cẩn của Nga dẫn đến kiềm giữ nền kinh
tế đổi mới của Nga, thường xuyên xuống cấp môi trường địa phương và gây bất ổn
cho khí hậu toàn cầu.
Hơn 11.000 loài thực vật (trong đó 461 có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách
Đỏ, 2000-3000 loài đang bị đe dọa), 320 loài thú (64 loài nguy cấp), khoảng 730
loài chim (109 nguy cơ tuyệt chủng), 75 loài bò sát (11 nguy cơ tuyệt chủng),
khoảng 30 loài lưỡng cư (4 nguy cơ tuyệt chủng) và 270 loài cá nước ngọt (9 nguy

cơ tuyệt chủng) có thể được tìm thấy ở Nga.
Các Luật Lâm nghiệp cơ bản của Liên bang Nga đã được ban hành vào từ 1993,
được thay thế vào năm 1997 bởi luật rừng mới. Việc cải cách năm 1993 cho phép
một số tiến bộ được thực hiện theo hướng thiết lập quan hệ thị trường. Theo cơ
bản Luật Lâm nghiệp, cho thuê rừng và bán đấu giá gỗ được phép, cho thuê rừng
là yếu tố chính của quan hệ thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Nga đã đưa ra nhiều
sửa đổi luật rừng mới và có những nỗ lực hành động để bảo tồn tính đa dạng sinh
học và môi trường thiên nhiên của rừng taiga.
Các khu rừng của Nga đã được chia thành ba loại tuỳ vào chức năng về kinh tế
và sinh thái của chúng. Loại thứ nhất là r
ừng phòng hộ dọc theo lưu vực sông, loại rừng này được bảo vệ nghiêm ngặt,
theo tổ chức Hoà bình xanh của Nga (Greenpeace), 95% các khu rừng này được
theo dõi thường xuyên. Loại thứ hai bao gồm các khu rừng ở các khu vực dân cư
và các khu rừng với khả năng sản xuất gỗ thấp, chiếm 5,5% tổng diện tích. Loại
thứ ba chiếm 74,5% tổng diện tích, được sử dụng cho công nghiệp khai thác rừng.
Hiện nay, Nga có 34 công viên quốc gia, tổng diện tích của các vườn quốc gia là
6,8 triệu ha (0,40% của lãnh thổ Nga). Tất cả các công viên quốc gia được đặt tại
các khu vực vốn rừng và được quản lý bởi các cơ quan lâm nghiệp nhà nước.
3.2 Một số giải pháp bảo vệ HST rừng taiga
3.2.1 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể
những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công
nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra
hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên.
19

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

Vấn đề cháy rừng taiga hằng năm ở Nga dần trở nên báo động, số lượng hecta
rừng bị thiêu trụi ngày càng lớn. Bên cạnh đó nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác

rừng taiga nhằm mục đích kinh tế ngày càng lớn. Chính phủ các nước cần phải kịp
thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, các nhà doanh nghiệp khai
thác gỗ ở khu vực rừng taiga, thổ dân…
Phải cho thế giới nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ HST rừng taiga
nói riêng và các HST rừng nói chung
3.2.2 Giải pháp công nghệ
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học nhất là công nghệ gen đã mở ra
một cánh cửa mới cho việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của các loại sinh vật
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là các loài thú hoang dã đang bị đe
dọa hay đang nguy cấp trong các rừng phương bắc của Canada, bao gồm tuần lộc
(Rangifer tarandus), gấu nâu Bắc Mỹ (Ursus arctos horribilis), chồn gulô (Gulo
gulo)…
Bên cạnh đó ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ tin học, GIS,
lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác quản
lý bảo vệ rừng, thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành, xây
dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm
Luật bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát,
điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng.
Đối với nạn cháy rừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy
rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy,
chữa cháy rừng. Dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.
3.2.4 Giải pháp chính sách
Chính phủ cần có các chính sách phát triển kinh tế bền vững, kết hợp các hoạt
động khai thác với hoạt động bảo vệ môi trường cũng như HST rừng taiga. Cần
phải ban hành luật về rừng taiga, có những biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với
các trường hợp vi phạm. Đưa ra các chính sách đầu tư cho việc bảo tồn sự đa dạng
sinh học của các cánh rừng taiga như xây dựng các công viên thiên nhiên, đầu tư
cho việc phát triển công nghệ gen và ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen quí hiếm.
Các chính sách cụ thể đó là:

o Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng taiga
o Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng, quá trình khai thác luôn nằm trong
giới hạn cho phép của khả năng tái sinh của rừng taiga
o Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng taiga hiện có và trồng rừng mới
o Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
o Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng.
20

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

o Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường
băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra ) ở các khu rừng đặc
dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng
o Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần
mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và
phát triển rừng.
o Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở
o Nghiên cứu và xây dựng quy chế tăng cường nguồn lực tài chính và thu hút các
nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ rừng; ban hành cơ chế tài chính đầu tư cho các khu
rừng đặc dụng, phòng hộ.
o Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước; xây dựng định mức
chi phí thường xuyên về quản lý bảo vệ rừng tính theo quy mô diện tích và yêu
cầu thực tế.
o Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ
chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
21

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

C. KẾT LUẬN

Rừng Taiga là một bộ phận quan trọng tạo nên bộ mặt cảnh quan của lục địa Bắc
Mỹ và Á-Âu nói riêng và thế giới nói chung. Sau một thời gian nghiên cứu thì đề
tài rút ra được những kết luận sau:
1. Với vị trí đặc biệt nằm trong vành đai ôn đới, rừng Taiga có những đặc điểm
riêng về khí hậu, thổ nhưỡng với quần thể sinh vật đặc trưng cho đới ôn hoà, tất cả
tạo nên hệ sinh thái rừng Taiga, hệ sinh thái rừng lớn nhất trên thế giới.
2. Trải dài từ Bắc Mỹ sang Châu Á, rừng taiga là minh chứng cho sự nối liền của
Bắc Mỹ và Châu Á trong quá khứ. Mặc dù độ đa dạng sinh học của taiga Bắc Mỹ
cao hơn taiga lục địa Á-Âu nhưng cả hai lục địa đều có nhiều loài sinh vật chung,
nhất là các loài động vật.
3. Rừng taiga có tầm quan trọng với nhiều giá trị như: giá trị sinh thái, giá trị
khoa học, giáo dục vá các giá trị tiềm ẩn khác.
4. Nga và Canada là hai quốc gia chiếm diện tích rừng taiga lớn nhất và cũng đã
khai thác được nhiều lợi ích từ HST rừng Taiga. Nhưng ngày nay do sự tác động
mạnh mẽ của con người, thiên tai thì diện tích các khu rừng Taiga ngày càng thu
hẹp, độ đa dạng sinh học ngày càng suy giảm.
5. Cần có những giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng này trước khi các
khu rừng nguyên thuỷ cuối cùng trên thế giới bị biến mất.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do nguồn tài liệu hạn chế, quá trình thu thập,
phân tích tài liệu còn nhiều thiếu sót, kinh nghiệm chưa được tích luỹ nên không
thể tránh khỏi nội dung sơ sài, thiếu sinh động, chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu.
22

H sinh thái r ng taiga B c M và l c đ a Á-Âu ệ ừ ở ắ ỹ ụ ị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Vi Dân (chủ biên), Cơ sở địa lý tự nhiên, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
2. PGS.Nguyễn Phi Hạnh (2009, tái bản lần thứ nhất), Địa lý các lục địa tập 1, 2,
NXB Giáo dục.

3. Lê Văn Khoa (chủ biên) (2009, tái bản lần thứ 6), Khoa học môi trường, NXB
Giáo dục.
4. Ths. Trần Thị Tuyết Mai (2002), Giáo trình địa lý tự nhiên các lục địa, trường
Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
5. Ts. Lê Năm, Giáo trình sinh vật, học phần Địa lí tự nhiên đại cương 3, trường
Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Thuật ngữ địa lí dùng trong nhà trường,
NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Các hình ảnh, thông tin lấy từ wikipedia, một số trang báo mạng trong nước và
các trang từ nước ngoài.
23

×